Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Lichu 7 tap 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.59 MB, 68 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 20 Ngày soạn : 27/12/2014 Tiết 37, Bài dạy : LỊCH SỬ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ SỰ THÀNH LẬP CÁC CHI BỘ CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN Ở BÌNH THUẬN (1858 -1930) I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS : -Trình bày những nét chính của phong trào yêu nước của nhân dân Bình Thuận từ khi thành lập tỉnh đến đầu thế kỉ XX. -Biết được sự ra đời của các chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bình Thuận. -Biết được các tấm gương chống Pháp tiêu biểu ở Bình Thuận. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS : -Lòng yêu nước, niềm tự hào và lòng biết ơn những anh hùng ở địa phương. -Có ý thức học tập, tìm hiểu lịch sử địa phương. 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng so sánh, nhận xét sự kiện lịch sử. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Tài liệu lịch sử địa phương có liên quan. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Tìm hiểu thêm ở các tài liệu lịch sử địa phương có liên quan. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : Sửa bài kiểm tra học kì cho HS. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Lớp 6, chúng ta đã tìm hiểu về quá trình thành lập và con người Bình Thuận. Cùng với quá trình chống ngoại xâm của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Bình Thuận cũng nêu cao tinh thần yêu nước và góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung của dân tộc từ khi thành lập tỉnh. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : (Cá nhân) I/ Phong trào yêu nước của *GV sơ lược về thời gian thành lập tỉnh và con người nhân dân Bình Thuận. Bình Thuận. 1/ Phong trào yêu nước theo *Hoạt động 1a : ngọn cờ phong kiến (Từ khi ?Trình bày những nét chính về phong trào yêu nước của thành lập tỉnh đến cuối thế kỉ nhân dân Bình Thuận từ năm 1697 đến cuối thế kỉ XIX. XIX) (HS trình bày đoạn 1 SGK/ 13, 14) -Từ năm 1773, nhân dân Bình ?Nêu những tấm gương tiêu biểu của phong trào yêu Thuận đã hướng theo nghĩa quân nước nhân dân Bình Thuận trong giai đoạn này. (Phan Tây Sơn thống nhất nước nhà. Chính, Phùng Hàn, Phùng Tố, Nguyễn Thông…) -Năm 1864, nghĩa quân Phan.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ?Em có nhận xét gì về phong trào yêu nước của nhân dân Bình Thuận trong giai đoạn từ năm 1697 đến cuối thế kỉ XIX. (Diễn ra khắp nơi, mạnh mẽ nhưng còn lẻ tẻ rời rạc, còn thiếu sự chuẩn bị chu đáo…). Chính phối hợp với nghĩa quân Trương Định chống Pháp. -Năm 1885, nhân dân Bình Thuận đã xây dựng căn cứ chống Pháp ở phía Tây Bắc Phan Thiết. *Hoạt động 1b : 2/ Phong trào yêu nước theo tư ?Khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân Bình tưởng dân chủ Tư sản. (Từ đầu Thuận từ đầu thế kỉ XX đến năm 1925. thế kỉ XX đến năm 1926) (HS trình bày phần 2 SGK/ 15) -Từ năm 1906 - 1908 thành lập ?Tại sao nói : “Phong trào dân chủ Tư sản không cứu các thương quán như : Phong nổi dân tộc”. (Vì để chống được Pháp cần phải kết hợp Thạnh, Đồng Thạnh… cả đấu tranh chính trị và vũ trang….) -Năm 1925 – 1926, tầng lớp trí ?Tuy thất bại nhưng theo em phong trào chống Pháng thức ở Bình Thuận đã tiến hành theo xu hướng dân chủ Tư sản của nhân dân Bình Thuận bãi khóa. có ý nghĩa như thế nào. (Khơi dậy, nuôi dưỡng lòng yêu nước của nhân dân Bình Thuận) *Hoạt động 1c : 3/ Phong trào yêu nước theo ?Những chi tiết chứng tỏ ở Bình Thuận đã bắt đầu xuất con đường Vô Sản. (1926-1930) hiện phong trảo đấu tranh theo xu hướng Vô Sản. (HS Năm 1928, hoạt động yêu nước trình bày phần 3 SGK/ 16) của nhân dân Bình Thuận theo *GV giới thiệu H.4 SGK/ 17 và khẳng định việc con đường của Tân Việt cách Nguyễn Tất Thành đã đến Phan Thiết, bắt đầu cho sự mạng Đảng. xuất hiện xu hướng chống Pháp mới của nhân dân Bình Thuận. *GV sơ kết phần I. 2/ Hoạt động 2 : (Cá nhân, nhóm cặp) II/ Sự thành lập các chi bộ ?Các Chi bộ Cộng sản đã ra đời ở Bình Thuận như thế cộng sản đầu tiên ở Bình nào. (HS trình bày phần II SGK/ 17) Thuận. *Thảo luận cặp : -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 2 phút. -Đầu năm 1930, một số nhóm, -GV nêu chủ đề : Ý nghĩa của sự ra đời các Chi bộ Cộng tổ, Chi bộ của Đảng Cộng Sản sản đối với phong trào cách mạng của nhân dân Bình Việt Nam được thành lập tại Thuận ? Tam Tân, Phan Thiết…. -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Đã đưa phong trào yêu nước của nhân dân -Năm 1931, xuất hiện nhiều quần Bình Thuận sang một thời kì mới, thời kì đấu tranh chúng tiên tiến của Đảng như : giành độc lập theo con đường cách mạng Vô sản. Gia Tú, Trần Hoành…. 4/ Củng cố : (Vấn đáp, bài tập trắc nghiệm) -Vấn đáp : ?Trình bày những nét chính của phong trào yêu nước của nhân dân Bình Thuận từ khi thành lập tỉnh đến đầu thế kỉ XX. (Phần I).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ?Nêu sự ra đời của các chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bình Thuận. (Phần II) -Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng Câu 1 : Địa điểm ở Bình Thuận mà Nguyễn Tất Thành đã dạy học A/ Trường Dục Thanh. C/ Trường Chu Văn An B/ Trường Quốc học Huế D/ Trường Lý Thường Kiệt Câu 2 : Nơi Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Bình Thuận A/ Làng Tam Tân C/ Tuy Phong B/ Đại Nẫm D/ Hàm Thuận Nam -Đáp án : 1-A, 2-A. 5/Dặn dò : -Học bài. -Soạn bài 18, chú ý trình bày âm mưu xâm lược của nhà Minh, cuộc kháng chiến của nhà Hồ, chính sách cai trị của nhà Hồ đối với nước ta và những nét chính về diễn biến của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần. ♠♠♠♠♠. Tuần 20 Ngày soạn : 27/12/2014 Tiết 38, Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) I/ THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418 – 1423).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS hiểu : -Biết được những nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. -Lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên lược đồ từ lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét và mở rộng hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS : -Tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Tây Sơn. Từ đó có tinh thần quyết tâm vượt khó trong học tập. -Lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai. →Tích hợp : 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Sử dụng bản đồ trình bày diễn biến và lập niên biểu. -Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. -Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Tìm hiểu về Lê Lợi, Nguyễn Trãi, lập niên biểu và tường thuật diễn biến những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Trình bày những nét chính diễn biến các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của quý tộc nhà Trần trên lược đồ. ?Phân tích nguyên nhân dẫn đến thất bại của những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Sau thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần, Hồ và nhân dân diễn ra. Trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh 1/ Hoạt động 1 : (Cá nhân, nhóm cặp) ?Những nhân vật lịch sử nào tham gia chủ yếu trong cuộc khởi nghĩa này. (Lê Lợi, Nguyễn Trãi). Nội dung chính 1/ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> *Thảo luận cặp : -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 2 phút. -GV nêu chủ đề : Dựa vào phần 1 SGK/ 84, 85 và bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu những nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV bổ sung thêm về những chuẩn bị của hai ông cho cuộc khởi nghĩa, gợi ý làm rõ phẩm chất cao đẹp của hai ông : *GV dẫn câu nói của Lê Lợi : “ Ta dấy quân đánh giặc không vì ham phú quý mà vì muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc tàn ngược” và câu nói SGK/ 85. ?Câu nói của ông thể hiện điều gì. (Ý thức tự chủ của người dân Đại Việt, quyết tâm đánh ngoại xâm….) ?Qua tiểu sử, nêu nhận xét của em về Nguyễn Trãi. (Là người thông minh, yêu nước, dũng cảm…) *GV treo lược đồ xác định vị trí Lam Sơn – nơi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. →Tích hợp : Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa ? (Là quê hương của ông và là căn cứ hiểm trở) ?Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn khởi nghĩa. (Uy tín của Lê Lợi và vì họ có lòng yêu nước) *GV kết luận và chuyển ý. 2/ Hoạt động 2 : (Nhóm bàn, cá nhân) *GV sử dụng lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn giới thiệu các kí hiệu, địa danh liên quan. *Thảo luận bàn : -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 2 phút. -GV nêu chủ đề : Dựa vào phần 2 SGK/ 85, 86 + lược đồ, tường thuật diễn biến của khởi nghĩa Lam Sơn những năm đầu hoạt động ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV trình bày lại, cho ghi bài, gợi ý làm rõ kiến thức : ?Những năm đầu hoạt động, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những khó khăn nào. (Quân Minh bao vây, thiếu lương thực, đói rét…) *GV dẫn câu nói của Nguyễn Trãi : “Cơm ăn thì sớm tối không được 2 bữa, áo mặc đông hè chỉ có 1 manh, quân lính độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không”. -Ngày 7/ 2/ 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương. 2/ Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn. -Quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng, tiêu biểu là Lê Lai. -Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, được quân Minh chấp nhận, nghĩa quân trở về Lam Sơn tiếp tục hoạt động. -Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ?Trước những khó khăn trên, quân ta đã có những kế sách gì. (Lê Lai cải trang liều chết cứu Lê Lợi, Lê Lợi tạm hòa quân Minh…) ?Em có có nhận xét gì về hành động trên của Lê Lai. (Anh dũng, yêu nước, vì lợi ích chung) *GV : Để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi phong cho Lê Lai làm công thần hạng nhất và dặn con cháu nhà Lê làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ Lê Lợi : “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi” ?Tại sao lực lượng quân Minh mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi. (Dụ dỗ Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân) *GV sơ kết bài và chuyển ý : Khi quân Minh trở mặt tấn công quân Lam Sơn thì quân Lam Sơn đã đối phó ra sao ? 4/ Củng cố : (Vấn đáp, bài tập trắc nghiệm) -Vấn đáp : ?Tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn những năm đầu hoạt động trên lược đồ. (Phần 2) -Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng Câu 1 : Người thủ lĩnh của nghĩa quân Lam Sơn là A/ Trần Thủ Độ C/ Lê Lai B/ Lê Lợi D/ Nguyễn Trãi Câu 2 : Trước sự bao vây của giặc, quân ta đã có kế sách A/ Giết giặc C/ Xây dựng bãi cọc. B/ Đầu hàng D/ Tạm hòa -Đáp án : 1-C, 2-D. 5/Dặn dò : -Học bài, lập niên biểu diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn những năm đầu hoạt động. -Soạn phần II bài 19, chú ý lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa giai đoạn II trên lược đồ. ♠♠♠♠♠. Tuần 21 Ngày soạn: 3/1/2015 Tiết 39, Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) (Tiếp theo) II/ GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426) I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS hiểu :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Lập niên biểu và tường thuật diễn biến của khởi nghĩa Lam Sơn trên lược đồ ở giai đoạn chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng vào Tân Bình, Thuận Hóa. -Nhớ tên một số nhân vật và địa danh lịch sử cùng với những chiến công tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn ở giai đọan này. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS : -Tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Tây Sơn. Từ đó có tinh thần quyết tâm vượt khó trong học tập. -Lòng yêu nước, niềm tự hào, tự cường dân tộc và biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích. * Tích hợp: Mục 1 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Sử dụng bản đồ trình bày diễn biến và lập niên biểu. -Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn và lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Chú ý lập niên biểu, tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa từ cuối năm 1414 đến cuối năm 1416 trên lược đồ. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động trên lược đồ. ?Nêu hiểu biết của em về Lê Lợi và Nguyễn Trãi. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Quân Minh tạm hòa hoãn với nghĩa quân Lam Sơn hòng mua chuộc và dụ dỗ Lê Lợi nhưng không thành. Chúng đã trở mặt tấn công nghĩa quân. Trước tình hình đó, nghĩa quân Lam Sơn đã đối phó với quân Minh như thế nào ? Hoạt động của Giáo viên và Học sinh 1/ Hoạt động 1 : (Cá nhân) *GV sử dụng lược đồ xác định lại nơi đóng quân của nghĩa quân và trình bày : Trước tình hình quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An. →Tích hợp : Tại sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển. Nội dung chính 1/ Giải phóng Nghệ An (năm 1424) -Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, ngày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân tập kích đồn Đa Căng (Thanh Hóa), hạ thành.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> quân vào Nghệ An ? (Thoát khỏi thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn…) ?Hãy cho biết vài nét về Nguyễn Chích. (HS trình bày đoạn in nghiêng SGK/ 87) ?Dựa vào lược đồ + phần 1 SGK/ 87, tường thuật diễn biến quá trình giải phóng Nghệ An năm 1424 của nghĩa quân Lam Sơn. (HS trình bày trên lược đồ) *GV dùng lược đồ vừa trình bày vừa dùng kí hiệu xác định đường tiến quân và những trận thắnglớn : Đa Căng, Trà Lân, Khả Lưu, phạm vi giải phóng từ Nghệ An, Diễn Châu đến Thanh Hóa. ?Em hãy nhận xét về kế hoạch của Nguyễn Chích. (Đúng đắn, chủ động, mở rộng được địa bàn) *GV kết luận và chuyển ý. 2/ Hoạt động 2 : (Cá nhân) ?Dựa vào lược đồ + phần 2 SGK/ 87, tường thuật diễn biến quá trình tiến quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa năm 1425 của nghĩa quân Lam Sơn. (HS trình bày trên lược đồ) *GV dùng lược đồ vừa trình bày vừa dùng kí hiệu xác định đường tiến quân và những trận thắng lớn : Tân Bình, Thuận Hóa, phạm vi giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. 3/ Hoạt động 3 : (Cá nhân, 6 nhóm) ?Dựa vào lược đồ H. 41 + phần 3 SGK/ 88, tường thuật diễn biến quá trình tiến quân tiến quân ra Bắc của Lê Lợi vào cuối năm 1416. (HS trình bày trên lược đồ) ?Nêu nhận xét của em về kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. (Theo ba hướng nhằm siết chặt vòng vây giặc, tiêu diệt giặc) *Thảo luận nhóm : -GV phân nhóm (6 nhóm – 1 chủ đề), quy định thời gian 3 phút. -GV nêu chủ đề : Dựa kiến thức phần II SGK/ 87, 88 vừa học, em hãy lập niên biểu diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1414 đến cuối năm 1416 ? -HS thảo luận ghi vào bảng phụ, GV chỉ định 2 nhóm treo bảng phụ, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.. Trà Lân. Sau đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu.. -Phần lớn Nghệ An được giải phóng.. 2/ Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425) -Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. -Trong 10 tháng, nghĩa quân giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. 3/ Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426) -Tháng 9/1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc : +Đạo thứ nhất, giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. +Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị, chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan.. -GV dùng bảng phụ chuẩn xác kiến thức :. Thời gian Sự kiện chính Ngày 12/ Nghĩa quân tập kích đồn Đa Căng, hạ. +Đạo thứ ba tiến thẳng về.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đông Quan. thành Trà Lân, đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An Tháng Nghĩa quân giải phóng Tân Bình, Thuận -Nghĩa quân chiến thắng 8/1425 Hóa. Tháng Nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc, nhiều trận lớn, quân Minh cố thủ thành Đông Quan. Cuộc 9/1426 quân Minh cố thủ thành Đông Quan khởi nghĩa chuyển sang giai ?Quá trình tiến quân giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn đoạn phản công. thu được nhiều thắng lợi là nhờ vào đâu. (Sự ủng hộ của nhân dân, sự đóng góp tích cực của nhiều tấm gương) *HS đọc đoạn in nghiêng để thấy được sự đóng góp nhiệt tình của nhân dân và một số tấm gương tiêu biểu trong giai đoạn này. *GV trình bày lại toàn bộ diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426. 4/ Củng cố : (Vấn đáp, bài tập trắc nghiệm) -Vấn đáp : ?Tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426 trên lược đồ. (Phần 1,2,3) -Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng Câu 1 : Trước tình hình quân Minh tấn công, Nguyễn Chích đã đưa ra kế hoạch A/ Cố thủ C/ Chuyển hướng ra Thanh Hóa B/ Chuyển hướng ra Nghệ An D/ Đầu hàng Câu 2 : Người chỉ huy quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc là A/ Nguyễn Chích C/ Nguyễn Trãi B/ Lê Lợi D/ Lê Lai -Đáp án : 1-B, 2-B. 5/Dặn dò : -Học bài. -Soạn phần III, chú ý lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1426 – cuối năm 1427 trên lược đồ và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. ♠♠♠♠♠ Tuần 21 : Ngày soan : 3/1/2015 Tiết 40, Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) (Tiếp theo) III/ KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (Cuối năm 1426 - cuối 1427) I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS : -Lập niên biểu và tường thuật diễn biến chiến thắng Tốt Động-Chúc Động, Chi Lăng-Xương Giang trên lược đồ. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS : 10/ 1424.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -Tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Tây Sơn. Từ đó có tinh thần quyết tâm vượt khó trong học tập. -Lòng yêu nước, niềm tự hào, tự cường dân tộc và biết ơn những người có công với đất nước. →Tích hợp : Phần 3 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Sử dụng bản đồ trình bày diễn biến và lập niên biểu. -Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ trận Tốt Động-Chúc Động, Chi Lăng-Xương Giang. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Chú ý lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1426 – cuối năm 1427 trên lược đồ và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : 1. Vì sao Nguyễn Chích lại đề nghị chuyển quân vào Nghệ An ? A/Để thoát khỏi thế bị bao vây tiêu diệt B/Vì quân Minh quá mạnh nên quân ta trốn chạy C/Để mở rộng địa bàn hoạt động của nghĩa quân D/Nghệ An là nơi đất rộng người đông có địa thế hiểm yếu.. 2.Hãy nối mũi tên chỉ đúng các hướng tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. 1.Đạo thứ nhất A.Tiến thẳng ra Đông Quan 2.Đạo quân thứ hai 3.Đạo quân thứ ba. B.Tiến quân giải phóng vùng Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> C.Giải phóng vùng hạ lưu sông Hồng...ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang 3/ Bài mới : Sau khi giải phóng được vùng đất Tân Bình thuận Hóa và tiến quân ra Bắc quân Minh phải rút vế cố thủ thành Đông Quan .Nghĩa quân Lam Sơn quyết phẩn công quân Minh bằng những trận chiến ác liệt Tốt –Động –Chúc Động –Chi Lăng –Xương Giang băng cuộc khởi nghĩa Lam sơn toàn thắng cuối năm 1426 cuối 1427 Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : (Cá nhân) 1/ Trận Tốt Động – Chúc Động Vương Thông mở cuộc phản công lớn ở Cao Bộ (cuối năm 1426) nhằm âm mưu gì ? Trước tình hình đó nghĩa quân đối phó như thế a.Hoàn cảnh: nào ? *Địch :10-1426 Vương thông đem 5 vạn viện binh kéo đến *GV sử dụng lược đồ giới thiệu các kí hiệu và nhấn Đông Quan. mạnh : Với mong muốn giành thế chủ động, Vương b) Diễn biến:-7-11-1426 Vương Thông đem 10 vạn quân tiến đánh Cao Bộ. Trước Thông tiến về Cao Bộ tình hình đó, quân ta đặt phục binh tại Tốt Động, - Ta : Đặt phục binh ở Tốt ĐộngChúc Động. Chúc Động ?Kết hợp với H.42 SGK/ 90 + Phần 1 SGK/ 89, 90, - Ta tấn công địch từ mọi phía GV:Tường thuật diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động. c) Kết quả: ? Kết quả trận Tốt Động- Chúc Động ? - 5 vạn quân địch tử *GV trình bày lại trên lược đồ, cho HS ghi bài. thương, bắt sống trên 1 ?Vì sao nói chiến thắng ở trận Tốt Động - Chúc vạn, Vương Thông bị Động có ý nghĩa chiến lược. (Làm thay đổi tương thương chạy về Đông quan lực lượng, ý đồ phản công của giặc bị thất bại) Quan. Ý nghĩa của câu thơ muốn nói lên điều gì? - Nhiều tướng bị giết tại Ninh Kiều máu chảy thành sông ,tanh trôi vạn dặm trận Tốt Động thây chất đầy nội ,nhơ để ngàn năm. , nhiều châu, huyện được giải (Bình ngô đại cáo )Nguyễn Trãi phóng. *GV :câu thơ trong bài Bình Ngô đại cáo cho thấy thất bại thảm hại của quân Minh trong trận này và chuyển ý *Mặc dù thất bại nặng trong trận Tốt động –Chúc Động nhưng quân Minh vẫn ngoan cố tăng thêm viện binh từ TQ sang để mong sớm giành lại những gì chúng đã mất trên chiến trường bộ chỉ huy quyết định tuyên chiến với giặc trận đánh.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Chi Lăng –Xương Giang 2/ Hoạt động 2 : • Sau thất bại trận Trận Tốt Động –Chúc Động quân minh đã làm gì ?. 2/ Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10- 1427) a/Hoàn cảnh :Tháng 12/1427 , 15 vạn viện binh TQ=>nước ta 2 đạo *GV dùng lược đồ dùng trận Chi Lăng-Xương Giang Đạo 1:Liễu thăng -_Lạng Sơn giới thiệu kí hiệu và trình bày : Tháng 10/1427, 15 Đạo 2:Mộc Thạch –>Hà Giang vạn viện binh từ Trung Quốc do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy chia làm 2 đạo kéo vào nước ta. Trước b/Diễn biến :-8-10 -1427 Liễu tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đã tập Thăng dẫn quân vào nước ta bị trung tiêu diệt viện binh trước. phục kích ở ải Chi Lăng ?Tại sao quân ta lại tập trung lực lượng tiêu diệt đạo - Quân Minh tiếp tục tiến quân của Liễu Thăng trước mà không tập trung lực xuống bị phục kích ở Cần lượng giải phóng Đông Quan. (Vì diệt hơn 10 vạn Trạm, Phố cát quân chi viện buộc Vương Thông phải đầu hàng còn - Biết Liễu Thăng tử trận, nếu tập trung hạ thành Đông Quan lực lượng quân Mộc Thạnh vội vã rút Minh còn đông, ra sức cố thủ không thể hạ nhanh quân về nước chóng được…) c/ Kết quả: ?Kết hợp với H.43 SGK/ 91+ Phần 2 SGK/ 91, 92, 12- 1427 Vương Thông xin hoà tường thuật diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang mở hội thề Đông Quan rút khỏi trên lược đồ. (HS tóm tắt phần 2 SGK/ 91 trình bày) nước *GV trình bày lại trên lược đồ, cho HS ghi bài. Thảo luận nhóm 2 phút theo bàn -Ngày 3 – 1 – 1428, đất nước GV:Trong không đầy 1 tháng ta tiêu diệt 10 vạn sạch bóng quân thù. quân tiếp viện cả chiến dịch là 1 đợt tấn công liên tục chủ động lối đánh cực kì mưu trí sáng tạo của nghệ thuật quân sự ‘’Lấy yếu chống mạnh ,lấy ít đánh nhiều của nghĩa quân 4/ Củng cố : (Vấn đáp, bài tập trắc nghiệm).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ?Tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1426 đến cuối năm 1427. trên lược đồ. (Phần 1, 2) Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng Bài tập2:Trong trận Chi Lăng –Xương Giang viên tướng của quân Minh bị tiêu diệt ở ải Chi Lăng là? A.Lý Khánh B.Lương Minh C.Liễu Thăng D.Vương Thông Bài tập2:Trong trận Chi Lăng –Xương Giang viên tướng của quân Minh bị tiêu diệt ở ải Chi Lăng là? A.Lý Khánh B.Lương Minh C.Liễu Thăng D.Vương Thông 2. Ông là ai ? • Tham gia khởi nghĩa từ những ngày đầu • Dâng “Bình Ngô đại cáo “ • Là quân sư của Lê Lợi DẶN DÒ:Về nhà học bài phần diễn biến trận Tốt Động –Chúc Động -Trận Chi Lăng -Xương Giang Soạn bài Phần 3.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc KHỞI NGHĨA LAM SƠN ♣♣♣♣♣. Tuần 22 :. Ngày soan :10/1/2015.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Tiết 41, Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) (Tiếp theo) III/ 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS : -Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS : -Tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Tây Sơn. Từ đó có tinh thần quyết tâm vượt khó trong học tập. -Lòng yêu nước, niềm tự hào, tự cường dân tộc và biết ơn những người có công với đất nước. →Tích hợp : Phần 3 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. 2/ Học sinh : - Soạn bài. - Chú ý lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1418 – cuối năm 1427 trên lược đồ. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : - Kiểm ta 15 ph: - Nêu hoàn cảnh, diễn biến, kết quả của chiến thắng Chúc Động- Tốt Động và Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang 3/ Bài mới : Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Qua diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn các em hãy tìm nguyên nhân thắng lợi ? 1. Nguyên nhân thắng lợi ; - Kể tên 19 người trong Hội thề Lũng Nhai ? - Lòng yêu nước - Vai trò của Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Tinh thần đoàn kết - Tài lãnh đạo của bộ tham mưu. - Vai trò của nhân dân trong cuộc Khỏi nghĩa Lam Sơn ? - Tại sao nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi ? - Hoạt động 2: cá nhân 2. Ý nghĩa lịch sử: - Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? - Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Kể tên những ciến tắng của quân và dân ta từ thời Minh Ngô – Đinh – Lê – Lý – Trần – Lê - Giành độc lập cho Tổ quốc - Thế nào là kháng chiến, thế nào là khởi nghĩa ? - Liên hệ các chiến thắng của dân ta mà em đã được học. - Từ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn em rút ra bài học lịch sử gì ? ( lòng yêu nước , tinh thần đoàn kết...) 4/ Củng cố : (Vấn đáp, bài tập trắc nghiệm) - Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn ? Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng nhất Bài tập 1: Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn có ý nghĩa ? A. Đất nước ta được độc lập B. Đất nước ta được mở rộng C. Quân Minh bị tiêu diệt 2. Ông là ai ? • Tham gia khởi nghĩa từ những ngày đầu • Dâng “Bình Ngô đại cáo “ • Là quân sư của Lê Lợi DẶN DÒ:Về nhà học bài Soạn bài 20 phần I. ♣♣♣♣♣. Tuần 22 :. Ngày soạn : 10/01/2015. Tiết 42, Bài 20 : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) I/ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS : -Trình bày sơ lược tổ chức nhà nước thời Lê Sơ. -Biết được về tổ chức quân đội thời Lê Sơ. -Nêu những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ, hùng mạnh. 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Quan sát, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử. -Biết rút ra nhận xét, kết luận. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Sơ đồ tổ chức bộ máy thời Lê Sơ. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền, quân đội và luật pháp thời Lê Sơ và tìm hiểu về bộ luật Hồng Đức. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : Sau khi đánh dẹp quân Minh đem lại độc lập cho dân tộc, Lê lợi lên ngôi Hoàng đế mở ra một thời kì phát triển mới cho dân tộc - thời Lê Sơ. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : 1/ Tổ chức bộ máy chính ?Sau khi đánh đuổi quân Minh đem lại độc lập cho dân quyền. tộc, Lê Lợi đã làm gì. (Lên ngôi Hoàng đế, khôi phục -Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lại quốc hiệu Đại Việt, xây dựng bộ máy nhà nước khôi phục lại quốc hiệu Đại mới) Việt. ?Dựa vào phần 1 SGK/ 94, em hãy trình bày tổ chức -Tổ chức bộ máy chính quyền : chính quyền thời Lê Sơ. (Sơ đồ phần phụ lục) *GV treo sơ đồ trống tổ chức bộ máy chính quyền Lê Sơ, hướng dẫn HS điền vào : ?Đứng đầu nhà nước là ai. (Vua) ?Giúp việc cho vua có những bộ và cơ quan nào. (Lễ, Lại, Hộ, Binh, Hình, Công) ?Giải thích chức năng của 6 Bộ và các cơ quan chuyên môn thời Lê Sơ. (Lễ là thi cử, nghi lễ ; Công là xây.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> dựng đền đài, cung điện ; Hình là soạn luật, xử án ; Binh là tuyển chọn binh lính ; Lại là tuyển chọn quan lại, phong chức tước) ?Cả nước chia thành mấy đạo, dưới đạo là gì. (13 đạo, phủ, huyện, châu, xã) ?Nói rõ công việc mỗi ti. (Đô ti phụ trách quân sự, Hiến ti phụ trách pháp luật, Thừa ti phụ trách thuế ) *Thảo luận bàn : -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 3 phút. -GV nêu chủ đề : +Dãy phải : Qua tổ chức nhà nước thời Lê Sơ, em hãy so sánh với tổ chức nhà nước thời Trần ? +Dãy trái : Quan sát lược đồ H.44 SGK/ 95 và danh sách 13 đạo thừa tuyên, em thấy có gì khác với nước Đại Việt thời Trần ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : +Vua nắm mọi quyền hành, tổng chỉ huy quân đội, quyền lực được củng cố, các cơ quan ngày càng được xắp xếp quy củ, bổ sung đầy đủ→ dễ dàng quản lí, nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh) +Đất nước chia nhỏ thành các khu vực hành chính, mở rộng, dễ kiểm soát. Đó là kết quả của cuộc khẩn hoang, cải tạo đất. *GV kết luận và chuyển ý. 2/ Hoạt động 2 : (Cá nhân) ?Dựa vào phần 2 SGK/ 96, em hãy nêu việc tổ chức quân đội của thời Lê Sơ. (HS tóm tắt trả lời) ?Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó chế độ “Ngụ binh ư nông” là tối ưu. (Thường xuyên có giặc ngoại xâm vừa kết hợp sản xuất với quốc phòng) ?Em có nhận xét gì về việc tổ chức quân đội thời Lê Sơ và so sánh với quân đội thời Trần. (Rất chú trọng, tương đối giống nhau nhưng thời Lê Sơ được trang bị đầy đủ hơn, đề cao trách nhiệm bảo vệ tổ quốc thể hiện qua đoạn in nghiêng) *GV kết luận, chuyển ý. 3/ Hoạt động 3 : (Cá nhân, nhóm cặp) *GV : Thời Lê rất chú ý đến việc xây dựng luật pháp. Vua Lê thánh Tông ban hành bộ luật Hồng Đức. ?Dựa vào phần 3 SGK/ 96, nêu những điểm chính của. 2/ Tổ chức quân đội. -Tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”. -Quân đội gồm hai bộ phận -Quân triều đình và quân ở địa phương -Quân đội được tập luyện võ nghệ, bố trí canh phòng khắp nơi và trang bị vũ khí như : Đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. 3/ Luật pháp. -Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành luật Hồng Đức..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> bộ luật Hồng Đức. (HS tóm tắt trả lời) *Thảo luận cặp : -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 2 phút. -GV nêu chủ đề : Qua nội dung của bộ luật, em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa bộ luật Hồng Đức với các bộ luật thời kì trước ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : +Giống : Bảo vệ vua, giai cấp thống trị, giữ gìn trật tự xã hội. +Khác : Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích sản xuất và bảo vệ một số quyền lợi người phụ nữ. ?Em hãy nhận xét và đánh giá về bộ luật Hồng Đức. (Là bộ luật lớn nhất, tiến bộ nhất của nước ta thời phong kiến, giúp đảm bảo trật tự xã hội, đảm bảo quyền lợi của giai cấp thống trị, ràng buộc nhân dân với chế độ phong kiến và phần nào thỏa mãn được yêu cầu của nhân dân, quyền lợi địa vị của người phụ nữ được tôn trọng) ?Từ đó nêu trách nhiệm của mình với pháp luật của nhà nước. (HS tự nêu) *GV sơ kết bài.. -Nội dung chính : +Bảo vệ quyền lợi vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.. +Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. +Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.. Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ. Huyện Xã.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Vua. Trung ương Các quan đại thần Địa phương Bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài. 13 đạo thừa tuyên (Đô ti, Thừa ti, Hiến ti) Phủ. Châu. Xã 4/ Củng cố : (Vấn đáp, bài tập trắc nghiệm) -Vấn đáp : ?Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ. (Phần 1) -Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng Câu 1 : Nhận xét về tổ chức chính quyền thời Lê Sơ A/ Đơn giản, sơ khai. C/ Là nhà nước quân chủ chuyên chế. B/ Chặt chẽ và hoàn thiện hơn. D/ Vua không có quyền hành gì cả. Câu 2 : Điểm tiến bộ nhất trong bộ luật Hồng Đức là A/ Bảo vệ một số quyền lợi của người phụ nữ. C/ Bảo vệ sức kéo. B/ Bảo vệ quyền lợi vua quan. D/ Nhân dân được tự do. -Đáp án : 1-B, 2-A..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 5/Dặn dò : -Học bài. -Soạn phần II bài 20, chú ý tìm hiểu về tình hình nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, các giai cấp, tầng lớp thời Lê Sơ và xem lại bài 15. ♠♠♠♠♠. Tuần 23 :. Ngày soan : 17/01/2015.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tiết 43, Bài 20 : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) (Tiếp theo) II/ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS biết được về tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS tinh thần lao động cần cù của cha ông, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ, hùng mạnh. 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -So sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử. -Biết rút ra nhận xét, kết luận. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Tư liệu phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội thời Lê Sơ. -Tranh ảnh một số làng nghề thủ công nước ta thời Lê Sơ. -Sơ đồ trống các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Tìm hiểu về tình hình nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, các giai cấp, tầng lớp thời Lê Sơ và xem lại bài 15. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ và nhận xét về bộ máy này. ?Nêu những điểm chính của bộ luật Hồng Đức và đánh giá về bộ luật. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Cùng với việc xây dựng, tổ chức lại chính quyền, các vua thời Lê còn ra sức chăm lo phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy kinh tế, xã hội thời Lê đã có nhiều biến chuyển. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : (Cá nhân, nhóm cặp) 1/ Kinh tế : ?Dựa vào phần 1 SGK/ 97, 98, nêu những nét chính về a/ Nông nghiệp : tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương -Tình hình : Ruộng đất bỏ nghiệp nước ta thời Lê Sơ, gợi ý : hoang, đời sống nhân dân ?Tình hình nông nghiệp nước ta dưới ách đô hộ nhà Minh cực khổ, phiêu tán. và nhà Lê Sơ đã có biện pháp gì để khôi phục nền nông -Biện pháp : nghiệp đó. (Đoạn đầu phần 1 SGK/ 97) +Cho lính luân phiên về quê ?Giải thích lại nhiệm vụ của các chức quan chuyên lo về sản xuất. nông nghiệp và phép quân điền. (HS tự nêu) +Kêu gọi dân phiêu tán về ?Biện pháp được chú trọng nhất của nhà nước Lê Sơ với quê làm ruộng..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> nông nghiệp là gì. (Bảo vệ đê điều) *GV nói thêm về “đê Hồng Đức” ?Em có nhận xét gì về những biện pháp của nhà nước thời Lê Sơ đối với nông nghiệp. (Quan tâm đến nông nghiệp, nhiều điểm tiến bộ, đảm bảo sự công bằng xã hội…) ?Thời Lê Sơ có những ngành nghề, phường thủ công nào tiêu biểu. (Kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt, đúc vũ khí…) *GV giới thiệu hình ảnh một số làng nghề thủ công nước ta thời Lê Sơ. ?Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Lê Sơ. (Xuất hiện nhiều ngành nghề, phường thủ công ra đời, phát triển mạnh, các công xưởng mới…) ?Để phát triển buôn bán trong nước và ngoài nước, nhà Lê đã có những biện pháp gì. (Lập chợ và quy định cách hợp chợ, duy trì và kiểm soát việc buôn bán nước ngoài) ?Em có nhận xét gì về kinh tế thời Lê Sơ. (Ổn định, ngày càng phát triển, các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau) *Thảo luận cặp : -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 2 phút. -GV nêu chủ đề : Qua tình hình kinh tế trên, theo em nhờ vào đâu nền kinh tế nước ta thời Lê Sơ được phục hồi và phát triển ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Chính sách đúng đắn của nhà nước như chính sách khuyến nông, sự nổ lực của nhân dân… *GV giáo dục HS tinh thần lao động cần cù của cha ông và chốt phần 1, chuyển ý. 2/ Hoạt động 2 : (Cá nhân, nhóm bàn) ?Dựa vào phần 2 SGK/ 98, nêu những nét chính về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ, gợi ý : *GV treo bảng phụ sơ đồ trống giai cấp, tầng lớp xã hội thời Lê Sơ. (Phần phụ lục sau bài) ?Điền vào sơ đồ trống cho phù hợp để thể hiện các giai cấp, tầng lớp thời Lê Sơ. (HS điền, GV chốt từng phần) ?Quyền lợi, địa vị của các giai cấp, tầng lớp trên ra sao. (Phần ghi bảng) ?Nhắc lại các giai cấp, tầng lớp thời Trần. (HS dựa vào phần 2 bài 15 trả lời) *Thảo luận bàn :. +Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp. +Thi hành chính sách quân điền. +Cấm giết trâu bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy. →Phục hồi và phát triển. b/ Thủ công nghiệp : -Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. -Công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền…. c/ Thương nghiệp : -Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. -Buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.. 2/ Xã hội : -Nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, có rất ít hoặc không có ruộng đất, cày thuê cho địa chủ và nộp thuế.. -Thương nhân, thợ thủ công.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 3 phút. ngày càng đông, nộp thuế -GV nêu chủ đề : So với thời Trần, các giai cấp, tầng lớp cho nhà nước. trong xã hội thời Lê Sơ có gì khác ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Thời Lê Sơ hình thành các giai cấp, tầng lớp nhiều hơn, nô tì giảm dần rồi bị xóa bỏ. ?Em có nhận xét về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của thời Lê Sơ. (Tiến bộ, thỏa mãn phần nào yêu cầu của nhân d6an, giảm bớt bất công) -Nô tì là tầng lớp thấp kém *GV sơ kết bài và kết luận : Nhờ những biện pháp tích nhất, số lượng giảm. cực mà quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. 4/ Củng cố : (Vấn đáp, bài tập trắc nghiệm) -Vấn đáp : ?Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lê Sơ. (Phần 1) ?Tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ như thế nào. (Phần 2) -Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng Câu 1 : Biện pháp chủ yếu để nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh của nhà nước Lê Sơ A/ Đặt chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp. C/ Ban chiếu khuyến nông. B/ Cho lính luân phiên nhau về quê làm ruộng. D/ Cấm giết mổ trâu bò. Câu 2 : Chủ trương tiến bộ trong các chủ trương về giai cấp, tầng lớp của thời Lê Sơ A/ Cấm giết mổ trâu bò. C/ Hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì. B/ Cho lính về quê sản xuất. D/ Lập nhiều chợ mới. -Đáp án : 1-B, 2-C. 5/Dặn dò : -Học bài. -Soạn phần III bài 20, chú ý trình bày những chính sách của nhà nước và sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học, khoa học và nghệ thuật thời Lê Sơ và khai thác kênh hình SGK.. Sơ đồ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ Xã hội.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Giai cấp. Địa chủ phong kiến Vua. Quan. Nông dân. Tầng lớp. Thị dân. Thương nhân. Thợ thủ công. Nô tì. Địa chủ. ♠♠♠♠♠. Tuần 23 : Ngày soạn: 17/01/2015 Tiết 44, Bài 20 : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) (Tiếp theo) III/ TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC IV/ MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC I/ Mục tiêu bài học :.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 1/ Kiến thức : Giúp HS trình bày được những chính sách của nhà nước và sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học, khoa học và nghệ thuật thời Lê Sơ. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ, hùng mạnh. →Tích hợp : Phần 2 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -So sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử. -Biết rút ra nhận xét, kết luận. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Tài liệu tham khảo về tình hình văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Khai thác kênh hình SGK, trình bày những chính sách của nhà nước và sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học, khoa học và nghệ thuật thời Lê Sơ. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lê Sơ. ?Tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ như thế nào. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Bên cạnh sự phát triển của kinh tế, xã hội, thời Lê Sơ nền văn hóa và giáo dục phát triển hơn thời Trần. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : (Cá nhân, nhóm bàn) III/ TÌNH HÌNH VĂN HÓA, ?Dựa vào phần 1 SGK/ 99, trình bày những chính sách GIÁO DỤC của nhà nước Lê Sơ với giáo dục. (HS tóm tắt phần 1 1/Tình hình giáo dục và trong thời gian 2 phút trình bày) khoa cử. *GV chốt phần ghi bảng, gợi ý làm rõ kiến thức : -Dựng lại Quốc tử giám ở ?Vì sao thời Lê Sơ hạn chế Phật giáo và Đạo giáo, tôn kinh thành Thăng Long, ở các sùng Nho giáo. (Nho giáo phù hợp với giai cấp thống đạo, phủ đều có trường công, trị : Đề cao chữ trung hiếu, tất cả quyền lợi nằm trong hằng năm mở khoa thi để tay vua) tuyển chọn quan lại. Đa số *GV nói thêm nội dung “Tứ thư” và “Ngũ kinh” dân đều có thể đi học trừ kẻ *Thảo luận bàn : phạm tội và làm nghề ca hát. -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 3 phút. -GV nêu chủ đề : So với thời Trần, giáo dục thời Lê Sơ.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> phát triển hơn thể hiện qua những chi tiết nào ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Đa số dân đều được đi học, mở nhiều khoa thi, thi cử qui cũ chặt chẽ qua 3 kì : Hương, Hội, Đình, phải trải qua 4 môn thi là kinh nghĩa, chiếu-chế-biểu, thơ-phú và văn sách, có chính sách khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài. → Đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài đóng góp cho đất nước, gợi ý thêm : ?Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp gì. (Ban mũ áo, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá) ?Quan sát H.45 SGK/ 99, miêu tả và nêu vài hiểu biết về các bia tiến sĩ trong hình. (Hiện nay còn 81 bia, trở thành tư liêu lịch sử Thế giới) *GV kết luận và chuyển ý. 2/ Hoạt động 2 : (Cá nhân, nhóm cặp) ?Dựa vào phần 2 SGK/ 100, 101, trình bày sự phát triển của văn học, khoa học, nghệ thuật thời Lê Sơ. (HS tóm tắt phần 1 trong thời gian 2 phút trình bày) *GV chốt phần ghi bảng, gợi ý làm rõ kiến thức : ?Các tác phẩm văn học thời kì này tập trung phản ánh nội dung gì. (Lòng yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc) ?Đọc một vài đoạn trong các tác phẩm đó. (HS đọc) ?Quan sát H.46 SGK/ 101, miêu tả và nêu hiểu biết của em về hình ảnh trong hình. →Tích hợp : Qua H. 45, H.46, GV giáo dục HS ý thức bảo vệ di sản văn hóa. *Thảo luận cặp : -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 2 phút. -GV nêu chủ đề : Theo em nhờ vào đâu mà quốc gia Đại Việt đã đạt được những thành tựu trên ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Công lao đóng góp của nhân dân, cách cai trị của triều đình đúng đắn…và sơ kết bài. *GV sơ kết toàn bài. -- GV: Giới thiệu một số danh nhân văn hóa xuất sắc. -Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho.. -Tổ chức được 26 khoa thi, đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.. 2/ Văn học, khoa học, nghệ thuật. -Văn học : +Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. +Nội dung : Chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc. -Sử học có : “Đại Việt sử kí”, “Đại Việt sử kí toàn thư”…. -Địa lí có “Hồng Đức bản đồ”, “Dư địa chí”… -Y học có “Bản thảo thực vật toát yếu”…. -Toán học có “Đại thành toán pháp”… -Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng….đều phát triển. -Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> luyện. IV/ MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC 1. Nguyễn Trãi 2. Lê Thánh Tông. 3. Ngô Sĩ Liên. 4. Lương Thế Vinh 4/ Củng cố : Vấn đáp, bài tập trắc nghiệm) -Vấn đáp : ?Trình bày sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học, khoa học và nghệ thuật thời Lê Sơ. (Phần 1, 2) -Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng Câu 1 : Việc làm có ý nghĩa nhất đối với sự phát triển giáo dục thời Lê Sơ A/ Mở nhiều trường học công ở đạo, phủ để mọi người có thể đi học. B/ Dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long. C/ Tuyển chọn người tài giỏi, có đạo đức làm thầy giáo. D/ Người đỗ đạt được vinh qui bái tổ. Câu 2 : Nét mới trong sự phát triển khoa học thời Lê Sơ so với các triều đại trước A/ Nhiều thành tựu khoa học được ứng dụng. B/ Sự ra đời ngành khoa học tự nhiên. C/ Có sự du nhập các thành tựu khoa học tự nhiên. D/ Sự xuất hiện của khoa học vũ trụ. -Đáp án : 1-C, 2-B. 5/Dặn dò : -Học bài. ♠♠♠♠♠. Tuần 24 - Ngày soạn : 24/01/2015 Tiết 45, Bài 21 : ÔN TẬP CHƯƠNG IV. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS : -Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV, đầu thế kỉ VXI. -So sánh điểm giống, khác nhau giữa thời thịnh trị nhất thời Lê Sơ - thời Lý -Trần. 2/ Tư tưởng :.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Giáo dục HS lòng tự hào, tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI. 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng hệ thống hoá các thành tựu lịch sử của một thời đại. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Sơ đồ tổ chức bộ máy thời Lý - Trần và Lê Sơ. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Chú ý ôn lại kiến thức chương IV. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Hãy kể những danh nhân văn hóa dân tộc xuất sắc ở thế kỉ XV ? Nêu những cống hiến của nguyễn Trãi đối với đất nước Đại Việt. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hóa toàn bộ kiến thức về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa nghệ thuật của thời Lê Sơ. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : (Thảo luận nhóm) 1/ Chính trị. *GV dùng bảng phụ nêu lại sơ đồ hai bộ máy nhà nước thời Lý Trần và Lê Sơ. *Thảo luận nhóm : -GV phân nhóm (1,2 -chủ đề 1 ; nhóm 3,4- chủ đề 2), quy định thời gian 3 phút. -GV nêu chủ đề : Nêu điểm giống và khác nhau giữa hai tổ chức bộ máy đó về : +Chủ đề 1 : Triều đình và các đơn vị hành chính ? +Chủ đề 2 : Các đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại và Bộ máy nhà nước ngày thể chế nhà nước ? càng hoàn chỉnh, chặt chẽ. -HS thảo luận, ghi vào phiếu học tập nhóm, đại diện 1 nhóm – 1 chủ đề trình bày, HS còn lại nhận xét. -GV chốt : +Giống nhau : Đều xây dựng nhà nước tập quyền, đều chú trọng đến giáo dục. +Khác nhau : Thời Lê Sơ bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn, lấy học tập thi cử làm phương thức chủ yếu để bổ nhiệm quan lại, là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.. ?Lấy một số dẫn chứng để thấy sự khác nhau đó..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> (HS tự nêu) *GV hệ thống lại và chuyển ý. 2/ Hoạt động 2 :. (Vấn đáp) ?Ở nước ta pháp luật có từ bao giờ. (Thời nhà Lý) ?Ý nghĩa của pháp luật. (Đảm bảo trật tự, kỉ cương trong xã hội) ?Nêu khái quát nội dung các bộ luật đã học. (HS tự nêu) ?Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác luật pháp thời Lý - Trần. (Giống : Bảo vệ nhà vua, bảo vệ trật tự xã hội. Khác là thời Lê Sơ tiến bộ hơn như bảo vệ quyền lợi người phụ nữ…) *GV kết luận và chuyển ý. 3/ Hoạt động 3 : (Thảo luận cặp) *Thảo luận cặp : -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 3 phút. -GV nêu chủ đề : Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có gì giống và khác so với thời Lý Trần? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Phần ghi bảng và khẳng định kinh tế thời Lê Sơ phát triển hơn.. 4/ Hoạt động 4 :: (Vấn đáp) ?Xã hội thời Lý Trần và Lê Sơ có điểm gì giống và khác nhau. (HS tự nêu, GV hướng dẫn : Số lượng giai cấp, giai cấp nào giảm, giai cấp nào tăng) 5/ Hoạt động 5 : (Vấn đáp) ?Giáo dục thời Lê Sơ có điểm gì giống và khác thời Lý Trần. (Đều được chú trọng nhưng thời Lê Sơ nhiều trường học và khoa thi hơn…) ?Văn học thời Lê Sơ tập trung phản ánh điều gì. (lòng yêu nước) ?Nhận xét về những thành tựu khoa học, nghệ thuật thời Lê Sơ. (Rất phát triển) ?Em nghĩ gì về những thành tựu đạt được của cha ông ta. Từ đó nêu trách nhiệm của mình. (HS tự nêu) *GV sơ kết bài học.. 2/ Luật pháp : Luật pháp ngày càng hoàn chỉnh, có niều điểm tiến bộ.. 3/ Kinh tế : a/ Nông nghiệp : -Mở rộng diện tích đất trồng. -Xây dựng đê điều. -Sự phân hóa chiếm hữu ruộng đất ngày càng sâu sắc. b/ Thủ công nghiệp : Phát triển ngành nghề truyền thống. c/ Thương nghiệp : Chợ phát triển. 4/ Xã hội : Phân chia giai cấp ngày càng sâu sắc. 5/ Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật. -Quan tâm phát triển giáo dục. -Văn học thể hiện lòng yêu nước. -Nhiều công trình khoa học, nghệ thuật có giá trị..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 4/ Củng cố : (Làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ) -Nội dung : Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng. +Câu 1 : Bộ luật tiến bộ nhất thời phong kiến là a/ Hồng Đức c/ Luật Hình sự. b/ Quốc triều hình luật. d/ Hình Thư +Câu 2 : Cách tuyển chọn quan lại thời Lê Sơ a/ Người giàu mới được làm quan. c/ Qua các kì thi. b/ Người có học. d/ Con em quan lại quý tộc. -Đáp án : 1-a, 2-ac 5/Dặn dò : -Học bài. -Ôn lại kiến thức đã ôn tập tiết sau làm bài tập. ♠♠♠♠♠. Tuần 24 - Ngày soạn : 24/01/2015 Tiết 46 : BÀI TẬP LỊCH SỬ. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS củng cố lại những kiến thức cơ bản của chương IV. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS : -Lòng yêu nước và căm thù quân xâm lược. Tự hào về truyền thống đấu tranh và xây dựng đất nước của tổ tiên thời Lê Sơ. -Ý thức tự học và làm các bài tập khác nhau. 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng :.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> -Sử dụng Lược đồ trình bày diễn biến. -Làm một số bài tập trắc nghiệm II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn, trận Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang, các dạng bài tập khác nhau. 2/ Học sinh : Học lại các kiến thức đã ôn tập. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Nêu các điểm giống nhau và khác nhau về kinh tề, văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ so với thời Lý - Trần. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hóa toàn bộ kiến thức về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa nghệ thuật của thời Lê Sơ dưới dang các bài tập.. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh 1/ Hoạt động 1 : Làm bài tập khoanh tròn, nối, điền. (Cá nhân) -GV giới thiệu bài tập trên bảng phụ, HS ghi vào vở làm nhanh. GV chấm 2 bài nhanh nhất, nhận xét và cho điểm. -Nội dung : +Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng. Câu 1 : Vị vua đầu tiên đã lập ra triều Lê Sơ là a/ Lê Thái Tông c/ Lê Thánh Tông b/ Lê Lợi d/ Lê Nhân Tông Câu 2 : Điểm tiến bộ nhất trong Bộ luật Hồng Đức là. Nội dung chính 1/ Dạng bài tập khoanh tròn, nối, điền.. -Khoanh tròn : +Câu 1 : b +Câu 2 : a.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> a/ Bảo vệ một số quyền lợi của người phụ nữ. b/ Bảo vệ quyền lợi vua quan c/ Quan tâm triệt để đến đời sống nhân dân. d/ Đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp. Câu 3 : Hai vị vua có công lớn nhất trong thời Lê Sơ a/ Lê Thánh Tông - Lê Nhân Tông b/ Lê Thánh Tông – Lê Nhân Tông c/ Lê Thái Tổ - Lê Thái Tông d/ Lê Thái Tổ - Lê Thánh Tông Câu 4 : Điểm tiến bộ trong giáo dục thời Lê Sơ so với thời Lý - Trần a/ Mở Quốc tử giám. b/ Chú trọng dạy tiếng nước ngoài. c/ Trường học được mở rộng, các khoa thi được tổ chức nhiều hơn. d/ Giao lưu văn hóa với nhiều nước. Câu 5 : Ai là người đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn từ căn cứ lam Sơn vào Nghệ An a/ Lê Lợi c/ Lê Ngân b/ Nguyễn Chích d/ Quang Trung +Nối nội dung kiến thức ở hai cột cho phù hợp ? Tác giả. Tác phẩm. 1/ Lê Thánh Tông 2/ Nguyễn Trãi 3/ Lương Thế Vinh 4/ Ngô Sĩ Liên. a/ Đại thành toán pháp b/ Hồng Đức quốc âm thi tập c/ Bình Ngô đại cáo d/ Đại Việt sử kí toàn thư e/ Hịch Tướng sĩ. +Câu 3 : d. +Câu 4 : c. +Câu 5 : b. -Nối đúng : 1-c, 2-a, 3-b.. Nối đúng. -Điền đúng : Quốc gia, dân tộc, sản xuất, phụ nữ.. +Lựa chọn từ, cụm sau điền vào chỗ trống cho thích hợp để thể hiện nội dung cơ bản Bộ luật Hồng Đức thời lê Sơ (Phụ nữ, dân tộc, sản xuất, quốc gia, giai cấp) Bảo vệ quyền lợi vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị, bảo vệ chủ quyền…………., khuyến khích phát triển……………, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của………………, bảo vệ một số quyền lợi của……………….. 2/ Vẽ sơ đồ. -GV chốt, cho HS sửa vào. Học sinh vẽ sơ đồ bộ máy 2/ Hoạt động 2 : Làm bài tập vẽ sơ đồ. (Thảo luận cặp) thời Trần. -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 3 phút. -GV nêu chủ đề : Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê Sơ ? -HS vẽ vào vở, GV chỉ định vài cặp nộp bài..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> -GV nhận xét. ?Nêu nhận xét của em về bộ máy nhà nước này. (HS tự nêu) *GV nhấn mạnh : Tổ chức bộ máy ngày càng hoàn thiện và 3/ Trình bày diễn biến chặt chẽ hơn. trên lược đồ. 3/ Hoạt động 3 : Rèn luyện kĩ năng chỉ lược đồ. (Vấn đáp) -GV sử dụng lược đồ Khởi nghĩa Lam Sơn. -Gọi vài HS lên xác định các địa danh tiến quân của quân ta, trình bày nét chính về diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang. -2 HS trình bày, HS còn lại nhận xét, GV bổ sung. *GV chốt các dạng bài tập cần chú ý ki làm bài. 4/ Củng cố : (Vấn đáp) ?Nêu những kiến thức cơ bản cần nắm trong chương IV. ?Trong các bài đó, em cần học tập tấm gương những ai ? Vì sao. ?Nêu cách làm những dạng bài tập vừa làm. 5/Dặn dò : -Hoàn thành các bài tập vào vở. -Soạn phần I, bài 22, chú ý tìm đọc các tài liệu liên quan đến sự suy yếu của triều đình Lê Sơ. ♠♠♠♠♠. Tuần 25. - Ngày soạn : 31/01/2015 Chương V : ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII. Bài 22 : SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỈ XVI – XVIII) Tiết 47 : I/ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS hiểu : -Biết được tình hình triều đình nhà Lê. -Biết được nguyên nhân, trình bày được diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI.. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS : -Sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc và sự căm phẫn của các tầng lớp nhân dân, làm bùng nổ những cuộc khởi nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> -Ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ. →Tích hợp : Phần 2 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Vẽ lược đồ hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo -Xác định các vị trí địa danh, trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử trên bản đồ. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Tìm đọc các tài liệu liên quan đến sự suy yếu của triều đình Lê Sơ. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ :GV chấm vở bài tập 2 HS. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Ở thế kỉ XV, nhà Lê Sơ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về nhiều mặt nhưng từ thế kỉ XVI trở đi lại trở nên suy yếu. Vì sao lại xảy ra tình trạng như vậy ? Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : (Thảo luận cặp) 1/ Triều đình nhà Lê. *HS đọc phần 1 SGK/ 105. *Thảo luận cặp : -Tầng lớp phong kiến thống trị -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 3 phút. đã thoái hóa. -GV nêu chủ đề : Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI so với thế kỉ XV ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. +Nhà Lê suy yếu, nội bộ chia bè kéo cánh. +Vua kém năng lực, nhân cách. ?Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên. (Vua quan -Triều đình rối loạn. ăn chơi xa xỉ, hoang dâm vô độ, nội bộ tranh giành quyền lực…) *GV kể thêm về các hoạt động ăn chơi của vua Uy Mục và Tương Dực để thấy được sự suy thoái của nàh Lê trong thời kì này. 2/ Hoạt động 2 : (Thảo luận bàn) ?Sự suy yếu của nhà Lê dẫn đến hậu quả gì. (Nhân dân 2/ Phong trào khởi nghĩa của cực khổ, mâu thuẫn xã hội gây gắt…) nông dân ở đầu thế kỉ XVI. *GV nói thêm về tổng quát bức tranh xã hội lúc bấy a/ Nguyên nhân : giờ và khẳng định đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các -Đời sống nhân dân cực khổ. cuộc khởi nghĩa của nông dân thế kỉ XVI. -Mâu thuẫn giai cấp lên cao..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> *GV treo lược đồ các cuộc khởi nghĩa của nông dân thế kỉ XVI. ?Em hãy kể tên và xác định trên lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI. (HS dựa vào SGK/ 106 trình bày) ?Em hãy vẽ mũi tên trên lược đồ thể hiện hoạt động của quân Trần Cảo. (HS vẽ mũi tên ba lần tấn công vào Thăng Long, nhà Lê bỏ chạy vàoThanh Hóa) *Thảo luận bàn GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 3 phút. * Tích hợp: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân thế kỉ XVI ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Quy mô rộng lớn nhưng nổ ra lẻ tẻ, chưa đồng loạt nên thất bại. ?Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa trên có ý nghĩa như thế nào. (HS tự nêu) *GV giáo dục cho HS tinh thần đoàn kết, ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước và sơ kết bài.. b/ Diễn biến : Học SGK/ 106.. c/ Kết quả : Thất bại.. d/ Ý nghĩa : Góp phần làm cho chính quyền nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.. 4/ Củng cố : (Làm bài tập trắc nghiệm) -Xác định lại trên lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI. -Bài tập : Nối thời gian và sự kiện cho phù hợp để thể hiện các cuộc khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVI. Thời gian Cuộc khởi nghĩa Nối đúng 1/ Năm 1511 a/ Lê Hy 1–b 2/ Năm 1512 b/ Trần Tuân 2–a 3/ Năm 1515 c/ Trần Cảo 3–d 4/ Năm 1516 d/ Phùng Chương 4– c e/ Lê Lợi 5/Dặn dò : -Học bài -Soạn phần II, bài 22, chú ý tìm phân biệt được Đàng Trong – Đàng Ngoài, Nam triều - Bắc triều, đọc tài liệu liên quan đến cuộc chiến tranh Nam triều và Bắc triều. ♠♠♠♠♠ Tuần 25. - Ngày soạn : 31/01/2015 Chương V : ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII. Bài 22 : SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỈ XVI – XVIII) (Tiếp theo).

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Tiết 48 : II/ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH NGUYỄN. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS biết được nguyên nhân hình thành Nam Bắc triều, diễn biến hậu quả của cuộc chiến tranh. Biết được nguyên nhân dẫn đến sự phân tranh Trịnh Nguyễn, diễn biến hậu quả của cuộc chiến tranh. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ. →Tích hợp : Phần 1 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Khai thác các kênh hình. -Xác định các vị trí địa danh, trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử trên bản đồ. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Phân biệt được Đàng Trong – Đàng Ngoài, Nam triều - Bắc triều, đọc tài liệu liên quan đến cuộc chiến tranh Nam triều và Bắc triều. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI như thế nào. ?Kế tên và xác định các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI trên lược đồ ? Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Từ sự suy yếu của nhà Lê ở thế kỉ XVI dẫn đến sự chia cắt kéo dài và chiến tranh liên miên gây bao đau thương cho nhân dân. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : Thảo luận cặp 1/ Chiến tranh Nam - Bắc triều. *HS đọc phần 1 SGK/ 105. *Thảo luận cặp : -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian -Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi 2 phút. nhà Lê, lập ra nhà Mạc→Bắc triều -GV nêu chủ đề : Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành Nam - Bắc triều ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Triều đình suy yếu→Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc… ?Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh phong kiến giữa Nam triều - Bắc triều. (Do mâu thuẫn giữa nhà Lê và nhà Mạc) *GV treo lược đồ chiến tranh Nam - Bắc triều xác định vị trí lãnh thổ của Nam triều và Bắc triều và tường thuật sơ lược cuộc chiến tranh Nam triều - Bắc triều. ?Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta. (Tổn thất lớn về người và của) *GV dẫn các đọan trích nói về các tổn thất do cuộc chiến tranh này gây ra. ?Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh Nam triều - Bắc triều. (Chiến tranh phi nghĩa, tập đoàn phong kiến tranh chấp, nhân dân cực khổ) ?Quan sát H.49 SGK/ 107, miêu tả về Di tích thành nhà Mạc. (HS tự miêu tả) →Tích hợp : GV giáo dục HS ý thức bảo vệ di tích lịch sử của tổ tiên. *GV kết luận : Chiến tranh kết thúc nhưng hậu quả của nó để lại nặng nề, liệu Nam triều có giữ vững được độc lập hay không ? Từ đó giáo dục HS ý thức phê phán tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ. 2/ Hoạt động 2 : Thảo luận bàn ?Sau chiến tranh Nam - Bắc triều tình hình nước ta có gì thay đổi. (HS trả lời đoạn đầu phần 2 SGK/ 108) *GV vừa trình bày vừa xác định trên bản đồ : Họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau 7 lần, từ Quảng Bình đến Nghệ An trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng lấy sông Gianh làm ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. ?Đàng Trong và Đàng Ngoài do ai cai quản. (Đàng Trong do Chúa Nguyễn còn Đàng Ngoài là vua Lê, Chúa Trịnh) ?Quan sát H.50 SGK/ 108, miêu tả về phủ Chúa Trịnh. (Rộng, nhiều cung điện đồ sộ….). -Năm 1533, Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hóa →Nam triều.. -Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, nhà Mạc rút lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt.. 2/ Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài.. -Chiến tranh diễn ra hơn 50 năm, 7 lần không phân thắng bại.. -Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong (Sông Gianh trở vào) và Đàng Ngoài (Sông Gianh trở ra) .. -Hậu quả : Chia cắt đất nước, gây đau thương cho dân tộc và cản trở sự phát.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> *GV : Sự lộng hành của thế lực họ Trịnh ở triển đất nước. Đàng Ngoài càng làm cho nhân dân cực khổ. ?Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào. (Sự chia cắt kéo dài 200 năm, cản trở sự phát triển đất nước……..) *GV dẫn chứng về hậu quả của sự chia cắt ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước. ?Tính chất cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. (Phi nghĩa, giành quyền lợi, phân chia đất nước) *GV giáo dục ý thức phê phán các thế lực phong kiến, bảo vệ sự thống nhất đất nước. *Thảo luận bàn : -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 2 phút. -GV nêu chủ đề : Em có nhận xét gì về tình hình chính trị -xã hội nước ta thế kỉ XVI – XVIII ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Không ổn định, nhân dân cực khổ, chiến tranh liên miên. 4/ Củng cố : (Làm bài tập trắc nghiệm) -Xác định lại ranh giới Nam triều - Bắc triều, Đàng Trong – Đàng Ngoài trên lược đồ. -Bài tập : Khoanh tròn vào ý đúng. +Câu 1 : Nguyên nhân hình thành Nam triều - Bắc triều a/ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. c/ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến. b/ Đất nước bị chia cắt. d/ Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hóa. +Câu 2 : Ranh giới Đàng Trong – Đàng Ngoài được chia cắt bởi a/ Sông Gianh (Quảng Bình) c/ Sông Hồng (Hà Nội) b/ Sông Gianh (Quảng Ninh) d/ Sông Dinh (Bình Thuận) -Đáp án : 1-c, 2-a. 5/Dặn dò : -Học bài. -Soạn phần I, bài 23, chú ý tìm đọc tài liệu liên quan về tình hình kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVI – XVIII. ♠♠♠♠♠. Tuần 26. - Ngày soạn :07 /2/2015 Bài 23 : KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI – XVIII..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Tiết 49 I/ KINH TẾ. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS hiểu : -Trình bày tổng quát bức tranh kinh tế cả nước, về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS ý thức tôn trọng và giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật của cha ông, thể hiện sức sống tinh thần của dân tộc. 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Nhận biết các địa danh trên bản đồ Việt Nam. -Nhận xét trình độ phát triển của lịch sử dân tộc từ thế XVI – XVIII. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ Việt Nam. 2/ Học sinh : -Tài liệu liên quan về tình hình kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVI – XVIII. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Trình bày diễn biến chính các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn. ?Phân tích hậu quả của hai cuộc chiến tranh đó. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : Thảo luận bàn 1/ Nông nghiệp. *HS đọc phần 1 SGK/ 110. *Thảo luận bàn : -Đàng Ngoài : Ruộng -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 3 phút. đất bỏ hoang, mất mùa, -GV nêu chủ đề : Hãy so sánh nền kinh tế nông nghiệp giữa đói kém→Nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài ? Từ đó nêu nguyên nhân của sự giảm sút. khác nhau đó ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Đàng Trong phát triển hơn vì nhờ Chúa Nguyễn có nhiều biện pháp tích cực như tổ chức khai hoang, khuyến khích phát triển sản xuất còn Chúa Trịnh không quan tâm sản xuất. →Gợi ý làm rõ nông nghiệp Đàng Trong phát triển hơn : ?Ở Đàng Ngoài, việc các cường hào đem bán ruộng đất công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân -Đàng Trong : Khuyến.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> như thế nào. (Nông dân không có ruộng cày cấy dẫn đến mất mùa, đói kém, lưu vong…) ?Nêu một số biểu hiện cho thấy kinh tế nông nghiệp Đàng Trong phát triển. (HS trả lời các đoạn in nghiêng SGK/ 110) *GV sử dụng bản đồ Việt Nam. ?Em hãy xác định trên bản đồ vị trí các địa danh một số vùng gặp khó khăn ở Đàng Ngoài và vị trí các tỉnh thành hiện nay thuộc phủ Gia Định lúc trước. (HS xác định : Sơn Nam, Thanh - Nghệ ; Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, thành phố HCM, Long An, Tây Ninh) *GV sơ kết phần 1 và nhấn mạnh : Chính sự phát triển khác nhau đó đã ảnh hưởng đến tình hình xã hội. Ở Đàng Trong đã hình thành nên tầng lớp địa chủ lớn nhưng nhìn chung đời sống nhân dân vẫn ổn định không bần cùng như Đàng Ngoài. 2/ Hoạt động 2. Thảo luận cặp *Thảo luận cặp : -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 3 phút. -GV nêu chủ đề : Dựa vào SGK/ 110, 111, 112, em hãy nêu những đặc điểm nổi bật nhất về thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI – XVIII ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt từng phần cho HS ghi bài và gợi ý thêm : ?Kể tên một số làng thủ công nổi tiếng của nước ta và hãy xác định vị trí trên bản đồ Việt Nam. (HS tự xác định : Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam)…) ?Quan sát H.51, miêu tả và nhận xét về sản phẩm gốm Bát Tràng nói riêng cũng như sản phẩm thủ công nói chung của nước ta ở thời kì này. (Đẹp, men trắng ngà, hình khối, đường nét hài hòa, có giá trị cao) ?Em hãy kể tên và xác định trên bản đồ vị trí một số đô thị lớn thời kì này. (HS tự xác định : Thanh Hà, Hội An, Gia Định, Thăng Long) *HS đọc đoạn in nghiêng SGK/ 111, 112. ?Em có nhận xét gì về phố phường Thăng Long và phố cổ Hội An. (HS tự nhận xét) ?Theo em, tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong. Vì đây là trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa, gần biển nên thuận lợi cho thuyền buôn nước ngoài) ?Em cần có trách nhiệm gì trước những di sản văn hóa ở Hội An cũng như những thành tựu mà ông cha ta đạt được trong. khích khai hoang, lập làng ấp mới, đặt phủ Gia Định→Nông nghiệp phát triển.. 2/ Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán. a/ Thủ công nghiệp : Xuất hiện thêm nhiều làng thủ công nổi tiếng với nhiều sản phẩm có chất lượng cao.. b/ Thương nghiệp : -Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> thời kì này. (HS tự nêu) -Hạn chế ngoại thương. *GV sơ kết bài. 4/ Củng cố : (Làm bài tập trắc nghiệm) -Nội dung : Khoanh tròn vào ý đúng. +Câu 1 : Kinh tế nông nghiệp Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài là nhờ a/ Chúa Trịnh quan tâm đến thủy lợi, giảm thuế cho nhân dân. b/ Chúa Nguyễn không quan tâm phát triển sản xuất. c/ Chúa Trịnh khuyến khích khai hoang, lập làng ấp mới, giảm tô thuế. d/ Chúa Nguyễn khuyến khích khai hoang, lập làng ấp mới, giảm tô thuế. +Câu 2 : Gia Định là tên khác của thành phố nước ta hiện nay a/ Hà Nội c/ Thành phố Hồ Chí Minh b/ Thừa Thiên Huế d/ Hải Phòng -Đáp án : 1-d, 2-c. 5/Dặn dò : -Học bài. -Soạn phần II, bài 23, chú ý tìm những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo, văn học, nghệ thuật của nước ta thế kỉ XVI – XVIII. ♠♠♠♠♠ Tuần 26. - Ngày soạn : 07/2/2015 Bài 23 : KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ K Ỉ XVI – XVIII. (Tiếp theo) Tiết 50: II/ VĂN HÓA. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : -Trình bày những nét chính về tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI – XVII -Nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo, văn học nghệ thuật. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS ý thức tôn trọng và giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật của cha ông, thể hiện sức sống tinh thần của dân tộc. 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Quan sát, nhận xét tranh ảnh. -Nhận xét trình độ phát triển của lịch sử dân tộc từ thế XVI – XVIII. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ Việt Nam. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Tài liệu liên quan về văn hóa nước ta thế kỉ XVI – XVIII. III/ Tiến trình lên lớp :.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Nêu tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI – XVIII. ?Vì sao nền kinh tế nông nghiệp Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Bên cạnh một số thành tựu đạt được về kinh tế, nền văn hóa tinh thần của nhân dân ta thế kỉ XVI – XVIII cũng có nhiều điểm mới.. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh 1/ Hoạt động 1 : (Thảo luận cặp) ?Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo nào. (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo) ?Em hãy nêu những biểu hiện của sự phát triển các tôn giáo đó. (HS dựa vào phần 1 SGK/ 113, 114 trả lời) ?Quan sát H.53 SGK/ 113, hãy nêu và nhận xét về những hình thức sinh hoạt dân gian trong lễ hội làng qua tranh. (Bắn cung, đấu kiếm, đua ngựa→ vui tươi, lạc quan yêu đời) ?Ở quê em, có những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian và có những tín ngưỡng nào. (HS tự nêu) ?Theo em, những hình thức sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng trên có tác dụng gì. (Thắt chặt tinh thần đoàn kết, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương…..) *Thảo luận cặp : -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 2 phút. -GV nêu chủ đề : Dựa vào SGK/ 114, em hãy cho biết vì sao xuất hiện Đạo Thiên Chúa giáo ở nước ta ? Bắt nguồn từ đâu ?Nêu sự phát triển của tôn giáo đó ở nước ta ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung.. Nội dung chính 1/ Tôn giáo. -Nho giáo vẫn đề cao, phổ biến. -Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.. -Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian và tín ngưỡng cổ truyền được duy trì.. -Cuối thế kỉ XVI, Đạo.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> -GV chốt : Thế kỉ XVII, các giáo sĩ phương Tây theo thuyền buôn vào nước ta truyền đạo. Do không hợp với cách cai trị dân nên các Chúa đã cấm đạo. *GV sơ kết phần 1. 2/ Hoạt động 2 : (Thảo luận bàn) ?Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào. (Các giáo sĩ phương Tây dùng dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để truyền đạo) ?Vì sao trong một thời gian dài chữ Quốc ngữ không được sử dụng. (Giai cấp phong kiến bảo thủ không sử dụng) *Thảo luận bàn : -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 2 phút. -GV nêu chủ đề : Theo em, chữ Quốc ngữ ra đời đã đóng vai trò gì trong quá trình phát triển văn hóa Việt Nam ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến là công cụ thông tin, có vai trò quan trọng trong văn học viết. *GV sơ kết phần 2. 3/ Hoạt động 3 : (Vấn đáp) ?Văn học nước ta thế kỉ XVI – XVII có những bộ phận văn học nào. (Chữ Hán, chữ Nôm, văn học dân gian) ?Kể tên những thành tựu văn học nổi bật thời kì này. (HS dựa vào SGK/ 114, 115 trả lời) *GV kể thêm một số tác phẩm văn học chữ Nôm và truyện cười, nhấn mạnh về hai nhà thơ Nôm nổi tiếng là Đào Duy Từ và Nguyễn Bỉnh Khiêm. ?Các tác phẩm văn học trong thời kì này tập trung phản ánh nội dung gì. (Ca ngợi hạnh phúc cong nười, tố cáo những bất công trong xã hội…) ?Em có nhận xét gì về nần văn học nước ta thời kì này. (Rất phát triển) ?Thơ Nôm xuầt hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc. (Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình, thể hiện ý chí tự lập tự cường của dân tộc) ?Nêu một số thành tựu nổi bật về nghệ thuật văn hóa dân gian thời kì này. (Điêu khắc, sân khấu) ?Quan sát H.54 SGK/ 115, em hãy miêu tả và nêu nhận xét về nghệ thuật điêu khắc qua tranh. (Cao 3m7, rộng 2m1, cân đối, hài hòa, giữa mỗi tay là một con mắt, đầu đội mũ hoa sen….). Thiên Chúa xuất hiện.. 2/ Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ. Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để truyền đạo.. 3/ Văn học và nghệ thuật dân gian. a/ Văn học : -Phát triển cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng ưu thế hơn là chữ Nôm. -Văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại như : Truyện tiếu lâm, thể thơ lục bát, song thất lục bát….. b/ Nghệ thuật dân gian : -Nghệ thuật điêu khắc rất điêu luyện với các loại hình như : Điêu khắc gỗ, tượng Phật...

<span class='text_page_counter'>(44)</span> ?Theo em, nội dung chính của các loại hình nghệ thuật s6an -Nghệ thuật sân khấu cũng khấu thời kì này là gì. (Phản ánh đời sống lao động cần cù tất đa dạng và phong phú của người dân, lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương như : chèo, tuồng, ảo con người) thuật… 4/ Củng cố : (Làm bài tập trắc nghiệm) -Nội dung : Khoanh tròn vào ý đúng. +Câu 1 : Đạo Thiên Chúa giáo bắt nguồn từ a/ Châu Âu c/ Châu Mĩ b/ Châu Á d/ Châu Phi +Câu 2 : Chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta là vì a/ Không hợp với cách cai trị của giai cấp phong kiến. b/ Là chữ viết truyền thống. c/ Là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến. d/ Là chữ viết từ phương Tây. -Đáp án : 1-a, 2-c. 5/Dặn dò : -Học bài. -Ôn chương IV,V theo phần trọng tâm ở mỗi bài tiết sau ôn tập. Tuần 27 - Ngày soạn : 14/02/2015 Tiết 51 : ÔN TẬP I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS : -Hệ thống lại kiến thức cơ bản đã học ở chương IV,V. -So sánh nước Đại Việt thời Lê Sơ thế kỉ XV và thế kỉ XVI-XVIII. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS có thái độ đúng đắn đối với mỗi giai đoạn khác nhau của thời kì Lê sơ. 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Xác định vị trí trên bản đồ, lập niên biểu các sự kiện lịch sử. -Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, thành tựu lịch sử của một thời đại. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Bản đồ Việt Nam và lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1418 -1427. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Chú ý ôn lại kiến thức chương IV và V. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Nêu những nét chính về tình hình văn hóa thời Lê Sơ. ?Theo em, vì sao văn học và nghệ thuật dân gian thời kì này lại phát triển cao..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Ở chương IV và V, chúng ta chủ yếu tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân Minh và tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa nước ta dưới thời Lê sơ. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh 1/ Hoạt động 1 : (Thảo luận bàn) *Thảo luận bàn : -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 3 phút. -GV nêu chủ đề : Dựa vào kiến thức bài 19, lập niên biểu khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1418 – 1427 ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Phần ghi bảng. ?Xác định trên lược đồ Lam Sơn, một số địa danh mà quân ta giành được thắng lợi quan trọng. ( 1 HS xác định : Lam Sơn, Tân Bình, Thuận Hóa, Nghệ An, Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang…) ?Nêu tên một số nhân vật lịch sử đã có công đóng góp lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. (HS tự nêu) ?Kể một số công lao của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. (HS tự kể) ?Nhờ vào đâu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi. (HS tự nêu) *GV sơ kết phần khởi nghĩa Lam Sơn. 2/ Hoạt động 2 : (Vấn đáp) ?Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Đại Việt thế kỉ XV. (HS tự nêu) ?Nêu nội dung chính của Bộ luật Hồng Đức. (HS tự nêu) ?Kể tên một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ. (HS tự nêu) ?Thời Lê Sơ có những công trình văn hóa tiêu biểu nào. (Cung điện Lam Kinh , các lăng tẩm….) *GV sơ kết phần kinh tế, chính trị, văn hóa thời Lê Sơ. 3/ Hoạt động 3 : (Vấn đáp) ?Khái quát về tình hình chính trị, xã hội Việt Nam ở thế kỉ XVI – XVIII. (HS trình bày về triều đình nhà Lê, chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn) ?Kể tên và xác định địa danh nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân trên lược đồ. (HS dựa vào H.48 SGK/ 106 trình bày) *GV sơ kết phần tình hình chính trị, xã hội Việt Nam ở. Nội dung chính I/ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 1/ Diễn biến : -Từ năm 1418 – 1423 : Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa. -Từ năm 1424 – 1426 : Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa, tiến quân ra Bắc. -Cuối năm 1426 - cuối 1427 : Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. 2/ Một số nhân vật có công lao lớn : Lê Lai, Nguyễn Trãi, Lê Lợi…. 3/ Nguyên nhân thắng lợi. II/ Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thời Lê Sơ. 1/ Nét chính về tình hình kinh tế. 2/ Nội dung Bộ luật Hồng Đức. 3/ Một số danh nhân văn hóa và công trình văn hóa tiêu biểu. III/ Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thế kỉ XVI – XVIII. 1/ Tình hình chính trị, xã hội thế kỉ XVI – XVIII. 2/ Các cuộc khởi nghĩa nông dân. IV/ Kinh tế, văn hóa thế kỉ.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> thế kỉ XVI – XVIII. XVI – XVIII. 4/ Hoạt động 4 : (Vấn đáp) 1/ Tình hình kinh tế. ?Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI – XVIII. (HS tự nêu) ?Theo em vì sao kinh tế nông nghiệp Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài. (HS nêu những chính sách của Chúa Nguyễn) 2/ Nét mới về văn hóa. ?Em hãy nêu những điểm mới về văn hóa nước ta thế kỉ XVI – XVIII. (HS tự nêu) ?Nêu điểm khác nhau cơ bản về kinh tế, xã hội nước ta ở thế kỉ XV với thế kỉ XVI – XVIII. (Nông nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp, triều đình, văn hóa) *GV chốt kiến thức trọng tâm. 4/ Củng cố : (Làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ) -Nội dung : Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng. +Câu 1 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong thời gian a/ Từ năm 1418 – 1426. c/ Từ năm 1418 – 1423. b/ Từ năm 1418 – 1427. d/ Từ năm 1426 – 1427. +Câu 2 : So với thế kỉ XV nền kinh tế, xã hội nước ta ở thế kỉ XVI – XVIII a/ Phát triển, ổn định hơn. b/ Không phát triển cũng không ổn định. c/ Có bước phát triển nhưng xã hội không ổn định chiến tranh triền miên. d/ Có bước lùi. -Đáp án : 1-b, 2-c 5/Dặn dò : -Học bài theo đề cương. -Chuẩn bị giấy tiết sau kiểm tra 1 tiết. ♠♠♠♠♠.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Ngày soạn : 14/02/2015 Tuần 27:. Tiết 52:. KIỂM TRA 1 TIẾT. I/MỤC TIÊU KIỂM TRA : -Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung ,phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời - Kiểm tra kĩ năng cơ bản ở 2 chủ đề: + Chủ đề 1: -Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) 4 tiết -Chế độ phong kiến tập quyền buổi đầu thời Lê Sơ (thế kỉ VI) ( 4 tiết) +Chủ đề 2: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI-XVIII) 4 tiết. II/HÌNH THỨC KIỂM TRA : -Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan III/XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là 12 tiết =100%.Vì vậy nội dung kiểm tra được phân phối như sau : + Chủ đề 1: -Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) 4 tiết 35% -Chế độ phong kiến tập quyền buổi đầu thời Lê Sơ (thế kỉ VI) ( 4 tiết) 35% +Chủ đề 2: -Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI-XVIII) 4 tiết 30%. Trên cơ sở phân phối số tiết như trên ,kết hợp việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau VI/ THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG :. BÁO CÁO ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT :MÔN :Sử 7 HỌC KÌ II(2013-2014).

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Lớp/SS 03,4 7/1(32) 7/2(35) 7/3(33) 7/4(32) 7/5(29) Tổng: 171. T L. 3,54,9. TL. 5-6,4 TL. 6,5-7,9 TL. 810. T L. 5 trở lên TL. Nhận xét : ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….. 1/ Ổn định lớp. 2/ Phát đề. 3/ HS làm bài. 4/ GV thu bài. 5/ Dặn dò : Soạn bài 24, chú ý nêu những biểu hiện về đời sống nông dân , kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân và nguyên nhân bùng nổ, thất bại của nó. ♠♠♠♠♠.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Tuần 28 - Ngày soạn : 28/2/2015 Tiết 53, Bài 24 : KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS hiểu : -Biết đựơc những biểu hiện về đời sống khổ cực của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của hiện trạng đó. -Dùng lược đồ Việt Nam ở thế kỉ XVIII, để xác định những nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân và trình bày diễn biết chính. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta. 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Trình bày diễn biến trên lược đồ. -Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Nêu những biểu hiện về đời sống nông dân, kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân và nguyên nhân bùng nổ, thất bại của nó. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : Sửa bài kiểm tra 1 tiết. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình).

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Khi đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài thì Đàng Ngoài thuộc sự cai trị của vua Lê – Chúa Trịnh. Vua Lê chỉ là bù nhìn còn mọi quyền hành thuộc về Chúa Trịnh. Chính sự lộng hành này đã làm cho kinh tế, xã hội Đàng Ngoài điêu đứng. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : (Thảo luận cặp) *Thảo luận cặp : -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 3 phút. -GV nêu chủ đề : Dựa vào SGK/ 116, 117, nêu những biểu hiện về đời sống cực khổ của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII và nguyên nhân chính của hiện trạng đó ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Hạn hán, lụt lội xảy ra, công thương nghiệp giảm sút, tô thuế nặng nề, nạn đói thường xuyên do chính quyền phong kiến không quan tâm sản xuất, vua quan đục khoét nhân dân. *HS đọc các đoạn in nghiêng để thấy được sự suy yếu của chính quyền họ Trịnh và sự cực khổ của nhân dân lúc bấy giờ. ?Từ đó nêu nhận xét của em về xã hội Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. (Sự giàu sang của vua quan - Sự bần cùng của nhân dân, bức tranh đen tối…..) *GV nhấn mạnh : Chính cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy người dân đứng lên đấu tranh. 2/ Hoạt động 2 : (Thảo luận nhóm) *GV dùng lược đồ khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài giới thiệu các kí hiệu trên lược đồ. ?Dựa vào H.55 + kiến thức SGK/ 118, em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. (HS tự kể vừa xác định trên lược đồ tương ứng tên cuộc khởi nghĩa với tên địa danh) *GV trình bày diễn biến một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu : Nguyễn Dương Hưng, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất trên lược đồ. ?Nhận xét về địa bàn nổ ra các cuộc khởi nghĩa đó. (Lan rộng khắp đồng bào và miền núi) *Thảo luận nhóm : -GV phân nhóm (Nhóm 1,2,3 - chủ đề 1 ; Nhóm 4,5,6 - chủ đề 2), quy định thời gian 3 phút. -GV nêu chủ đề : +Chủ đề 1 : Dựa trên lược đồ và bằng hiểu biết của em, nêu. 1/ Tình hình chính trị. -Chính quyền phong kiến mục nát đến cực độ.. -Hậu quả : +Sản xuất sa sút. +Đời sống nhân dân cực khổ, nạn đói diễn ra thường xuyên. => K/n nông dân. 2/ Những cuộc khởi nghĩa lớn. a/ Diễn biến : -Giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng nổ khắp đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ. -Tiêu biểu : Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ở Sơn Tây, Nguyễn Hữu Cầu ở Hải Phòng, Hoàng Công Chất ở Lai Châu, Lê Duy Mật ở Thanh Hóa, Vũ Đình Dung ở Sơn Nam…...

<span class='text_page_counter'>(51)</span> nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa đều thất bại ? +Chủ đề 2 : Các cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng nó đã có ý nghĩa như thế nào ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : +Diễn ra rời rạc, không liên kết, hạn chế ở vũ khí, mục tiêu đấu tranh. +Góp phần làm cho chính quyền họ Trịnh lung lay. thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân… ?Qua quá trình đấu tranh của các cuộc khởi nghĩa này, em rút ra được bài học gì trong công cuộc đấu tranh chống áp bức. bảo vệ hòa bình. (HS tự nêu) *GV sơ kết bài.. b/ Ý nghĩa : -Góp phần làm cho chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lay. -Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc. -Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.. 4/ Củng cố : (Làm bài tập trắc nghiệm) -Nội dung : Khoanh tròn vào ý đúng. +Câu 1 : Ở thế kỉ XVI – XVIII, Đàng Ngoài lại diễn ra nhiều cuộc nổi dậy của nông dân a/ Vì nông nghiệp mất mùa. b/ Vì công thương nghiệp đình đốn. c/ Chính quyền phong kiến thối nát, nông nghiệp đình đốn, nạn đói xảy ra thường xuyên. d/Chúa Trịnh không có chính sách hợp lí. +Câu 2 : Cuộc khởi nghĩa mở đầu cho phong trào khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài là a/ Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng. c/ Khởi nghĩa Hoàng Công Chất. b/ Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. d/ Khởi nghĩa Lê Duy Mật. -Đáp án : 1-c, 2-a. 5/Dặn dò : -Học bài. -Soạn phần I, bài 25, chú ý tìm hiểu về tiểu sử anh em nhà Tây Sơn.. ♣♣♣.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Tuần 28 - Ngày soạn : 28/2/2015 Bài 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN. Tiết 54, I/ KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS Biết được nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột. →Tích hợp : Phần 2 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Tìm hiểu về tiểu sử anh em nhà Tây Sơn. 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Nêu nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Đầu thế kỉ XVI, với một số biện pháp tích cực của Chúa Nguyễn nền kinh tế Đàng Trong có nhiều bước phát triển. Nhưng đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn lại rơi vào tình trạng suy yếu. Vì sao lại có tình trạng như vậy và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do đâu lại nổ ra ?.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Hoạt động của Giáo viên và Học sinh 1/ Hoạt động 1 Lớp, cá nhân ?Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu và mục nát. (Quan lại tăng, mua quan bán tước, đục khoét nhân dân, ăn chơi xa xỉ….) *HS đọc đoạn in nghiêng SGK/ 120. ?Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về bọn. Nội dung chính 1/ Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII. a/ Tình hình xã hội. -Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát. -Đời sống nông dân cơ cực.. quan lại thống trị. (HS tự nêu) *GV nói thêm về sự lộng hành của Trương Phúc Loan. ?Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác. (Nhân cực khổ, nổi bất bình dâng cao,họ vùng lên đấu tranh…) *GV : Có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Đàng Trong như cuộc khởi nghĩa của Lành ở Quảng Ngãi 1695, Lý Văn Quang ở Gia Định 1747….tiêu biểu là khởi nghĩa chàng Lía. ?Nêu vài hiểu biết của em về Chàng Lía cũng như cuộc khởi nghĩa này. (Chàng Lía xuất thân là người nghèo khổ ở Bình Định….) *GV nói sơ về cuộc khởi nghĩa thông qua bài vè, câu ca ca ngợi Càng Lía SGK/ 120, 121. ?Qua bài vè trên, em hãy nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Chàng Lía. (Nêu bật tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn…) *GV sơ kết phần 1. 2/ Hoạt động 2 : . Lớp, thảo luận cặp ?Nêu hiểu biết của em về lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn. (HS dựa vào đoạn in nghiêng phần 2 SGK/ 121) *GV nói thêm về ba anh em nhà Tây Sơn và việc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. *Thảo luận cặp -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 3 phút. * Tích hợp: Dựa vào phần 2 SGK/ 121+ H.56, em hãy xác định trên lược đồ căn cứ của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và nhận xét về căn cứ này ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Tây Sơn thượng đạo là vùng rừng núi, sau mở rộng xuống vùng Tây Sơn hạ đạo gần đồng bằng. Địa thế hiểm yếu.. b/ Cuộc khởi nghĩa Chàng Lía. Nổ ra ở Truông Mây (Bình Định) -Chủ trương : “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”.. 2/ Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. a/ Lãnh đạo : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.. b/ Căn cứ : Tây Sơn thượng đạo, Tây Sơn hạ đạo..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> ?Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. (Dân nghèo, đồng bào dân tộc) *HS đọc đoạn in nghiêng SGK/ 122. ?Em có nhận xét gì về nghĩa quân Tây Sơn trong những ngày đầu hoạt động. (Lực lượng đông, được trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi dân nghèo…) GV: Chốt lại. c/ Lực lượng : Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc.. ?Xác định lại căn cứ khởi nghĩa Tây Sơn trên lược đồ. ? Bài tập : Khoanh tròn vào ý đúng. +Câu 1 : Khởi nghĩa Tây Sơn xuất phát từ tên gọi a/ Quê hương thủ lĩnh phong trào ở Tây Sơn. b/ Tây Sơn là vùng đất xây dựng căn cứ. c/ Tên một ngọn núi ở căn cứ nghĩa quân. d/ Đây là nơi có địa thế thuận lợi. +Câu 2 : Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi a/ Chính quyền họ Trịnh suy yếu. b/ Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, lòng dân căm phẫn. c/ Căn cứ là đồng bằng rộng lớn. d/ Tài chỉ huy của Nguyễn Huệ. -Đáp án : 1-b, 2-b. 5/Dặn dò : -Học bài. -Soạn phần II, bài 25, Tóm tắt khởi nghĩa Tây Sơn từ việc chiếm thành Quy Nhơn (1773), lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777) đến tiêu diệt quân Xiêm xâm lược (1785), trình bày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ.. ♣♣♣.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Tuần 29. - Ngày soạn : 7/3/2015 Bài 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN. (Tiếp theo) Tiết 55, II/ TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS : Lập niên biểu và trình bày tiến trình của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong và Vua Lê - Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chống ngoại xâm 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn. * Tích hợp: Phần 2 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Lập niên biểu tiến trình khởi nghĩa Tây Sơn trong giai đoạn này. -Trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài. -Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Tóm tắt khởi nghĩa Tây Sơn từ việc chiếm thành Quy Nhơn (1773), lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777) đến tiêu diệt quân Xiêm xâm lược (1785), trình bày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Trình bày hiểu biết của em về nghĩa quân Tây Sơn trong những ngày đầu khởi nghĩa. (Lãnh đạo, căn cứ, lực lượng tham gia) ?Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) GV vừa xác định trên lược đồ vừa trình bày : Sau khi xây dựng căn cứ ở Tây Sơn thượng đạo và mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo, lực lượng nghĩa quân lớn mạnh, ba anh em quyết định lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân Xiêm bảo vệ đất nước. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : Lớp, thảo luận bàn 1/ Lật đổ chính quyền họ *HS đọc phần 1 SGK/ 122. Nguyễn. Dựa vào phần 1 SGK/ 122, lập niên biểu khởi -Tháng 9/ 17773, nghĩa quân hạ nghĩa Lam Sơn từ năm 1773 đến năm 1783 ? thành Quy Nhơn. -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -Năm 1774, nghĩa quân kiểm soát -GV vừa trình bày vừa gắn niên đại và địa danh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. trên lược đồ. Sau đó chốt lại bằng bảng phụ, cho HS ghi bài. -Chúa Trịnh chiếm phú xuân ,chúa nguyễn vượt biển chạy vào Gia Thời gian Sự kiện Định -Tháng 9/ 1773 -Nghĩa quân hạ thành -Năm 1777, nghĩa quân đã giết Quy Nhơn. Chúa Nguyễn. -Năm 1774 -Nghĩa quân kiểm soát từ Quảng Ngãi đến -Năm 1783, chính quyền họ Bình Thuận. Nguyễn bị lật đổ. -Từ 1776 -1783 -Nghĩa quân 4 lần đánh vào Gia Định. -Năm 1777 -Nghĩa quân đã giết Chúa Nguyễn. -Năm 1783. -Chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ. . →Gợi mở : *GV kể về chiến thuật hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc. ?Nhận xét của em về cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc. (Táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ, uy thế chính trị của quân địch suy sụp, nghĩa quân tăng lên) ?Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hòa hoãn với quân Trịnh khi quân Trịnh tiến đánh Phú Xuân? (Quân Tây Sơn ở thế bất lợi, hiểm nghèo : Quân Trịnh mạnh nên hòa Trịnh để tiêu diệt Nguyễn) *GV sơ kết phần 1. 2/ Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài 2/ Hoạt động 2 (Thảo luận cặp) Mút (1785).

<span class='text_page_counter'>(57)</span> ?Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta. (Nguyễn a/ Nguyên nhân : Nguyễn ánh sang Ánh cầu cứu) cầu cứu quân Xiêm. *GV dùng lược đồ H.57 SGK/ 123 xác định đường tiến quân của quân Xiêm vào Gia Định theo 2 hướng : Rạch Giá và Cần Thơ. ?Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi vào nước ta. (Hung hăng, bạo ngược nên nhân dân rất căm ghét) *GV xác định vị trí Mĩ Tho là đại bản doanh của nghĩa quân và khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến b/ Diễn biến : Xoài Mút. Học SGK/ 124, 125 theo hướng *Thảo luận cặp (Tích hợp) dẫn của GV. -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 2 phút. c/ Kết quả : -GV nêu chủ đề : Dựa vào đoạn in nghiêng phần -Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, số 2 SGK/ 124 + H.58, em hãy cho biết tại sao còn lại chạy về nước. Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông Tiền từ Rạch -Nguyễn Ánh sang Xiêm lưu vong. Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. d/ Ý nghĩa : -GV chốt : Để đánh Mĩ Tho giặc phải qua nơi này, -Là một trong những trận thủy địa thế đây thuận lợi cho việc đặc phục binh. chiến lớn nhất trong lịch sử chống →GV nói thêm về việc bày thế trận của Nguyễn ngoại xâm của dân tộc ta. Huệ trên lược đố chiến thắng Rạch Gầm – Xoài -Đập tan âm mưu xâm lược của Mút dựa trên địa thế của nơi đây : Thủy quân giấu phong kiến Xiêm. ở Rạch Gầm – Xoài Mút và sau các ngách cù lao, -Khẳng định sức mạnh của nghĩa bộ binh mai phục trên bờ và trên cù lao giữa sông. quân. ?Trình bày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đố. (HS dựa vào SGK/ 124, 125 trình bày) ?Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào. (HS trả lời đoạn cuối SGK/ 125) ?Trận thủy chiến này làm em liên tưởng đến những trận thủy chiến nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. (HS tự nêu) *GV sơ kết bài và giáo dục cho HS truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta và tài trí của nghĩa quân Tây Sơn. 4/ Củng cố : (Làm bài tập trắc nghiệm) ?Gắn các niên đại cùng các địa danh trên lược đồ để thể hiện tiến trình khởi nghĩa Tây Sơn từ việc chiếm thành Quy Nhơn (1773), lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777) đến tiêu diệt quân Xiêm xâm lược (1785).

<span class='text_page_counter'>(58)</span> ?Bài tập : Khoanh tròn vào ý đúng. +Câu 1 : Người đưa ra chiến thuật hạ thành Quy Nhơn a/ Nguyễn Nhạc c/ Nguyễn Lữ b/ Nguyễn Huệ d/ Nguyễn Chích +Câu 2 : Năm 1776 khi nghĩa quân Tây Sơn ở thế bất lợi Nguyễn Nhạc đề ra kế hoạch a/ Hòa với Tưởng đánh Nguyễn. c/ Hòa với Trịnh đánh Nguyễn. b/ Hòa với Trịnh đầu hàng Nguyễn. d/ Hòa với Nguyễn đánh Trịnh. -Đáp án : 1-a, 2-d. 5/Dặn dò : -Học bài. -Soạn phần III, bài 25, chú ý lập niên biểu tiến trình tiến quân lật đổ chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.. ♣♣♣. Tuần 29 - Ngày soạn : 7/3/2015 Bài 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN. (Tiếp theo) Tiết 56, III/ TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TR ỊNH. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS : -Nắm tiến trình khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền vua Lê – Chúa Trịnh. -Đóng góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của khởi nghĩa Tây Sơn trong giai đoạn này. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn. * Tích hợp: phần 2 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Lập niên biểu tiến trình khởi nghĩa Tây Sơn trong giai đoạn này. -Trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài. 2/ Học sinh : -Soạn bài..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> -Lập niên biểu tiến trình tiến quân lật đổ chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Dựa trên lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút. ?Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn quyết định tiêu diệt nốt họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : Thảo luận cặp 1/ Hạ thành Phú Xuân *HS đọc phần 1 SGK/ 122. Tiến ra Bắc Hà diệt họ *Thảo luận bàn : Trịnh. -GV phân nhóm theo cặp, quy định thời gian 2 phút. -Tháng 6/ 1786, hạ thành -GV nêu chủ đề : Dựa vào phần 1 SGK/ 125, nêu hoạt động Phú Xuân, giải phóng của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quân ra Bắc Hà lần thứ toàn bộ Đàng Trong. nhất (1786) ? -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV vừa trình bày vừa gắn niên đại và địa danh trên lược đồ. Sau đó chốt lại cho HS ghi bài. →Gợi mở : *GV kể về chiến thuật hạ thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ. ?Nhận xét của em về cách hạ thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ. (Táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ) ?Vì sao khi tiến quân ra Bắc Hà, Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”. (Nhằm tập hợp dân chúng ủng -Giữa năm 1786, Nguyễn hộ mình) Huệ đánh vào Thăng ?Tại sao nghĩa quân Tây Sơn lại tiêu diệt họ Trịnh nhanh Long, lật đổ chính quyền chóng như vậy ? (Nhân dân chán ghét nhà Trịnh, ủng hộ họ Trịnh. Tây Sơn, thế lực Tây Sơn đang mạnh) *GV sơ kết phần 1. 2/ Hoạt động 2 : (Thảo luận bàn) *GV vừa trình bày vừa xác định trên lược đồ 3 vùng anh em Tây Sơn chiếm giữ sau khi lật đồ họ Trịnh giao chính 2/ Nguyễn Hữu Chỉnh quyền cho họ Lê : Nguyễn Nhạc – Quy Nhơn, Nguyễn Huệ mưu phản - Nguyễn - Phú Xuân, Nguyễn Lữ - Gia Định. Huệ thu phục Bắc Hà. ?Tình hình Bắc Hà sau khi quân tây Sơn rút về Nam. (Con cháu họ Trịnh nổi loạn, Lê Chiêu Thống bạc nhược, -Năm 1788, Nguyễn Hữu.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Nguyễn Hữu Chỉnh lộng hành) ?Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã có biện pháp gì. (Cử Vũ Văn Nhậm tiêu diệt Chỉnh…..) *Thảo luận bàn (Tích hợp) -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 2 phút. * Tích hợp: Bằng sự hiểu biết của em, hãy cho biết nhờ vào đâu Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà ?. Chỉnh lộng quyền, Vũ Văn Nhậm tiến ra Bắc trị tội Chỉnh.. -HS thảo luận, GV chỉ định trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Được nhân dân ủng hộ, các sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ, lực lượng Tây Sơn mạnh, chính quyền Trịnh – Lê thối nát… ?Việc lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh có ý nghĩa như thế nào. (Thống nhất đất nước) *GV sơ kết bài.. -Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long diệt Nhậm, thu phục Bắc Hà, chính quyền Lê Trịnh bị lật đổ.. 4/ Củng cố : (Làm bài tập trắc nghiệm) ?Xác định các địa danh trên lược đồ tương ứng với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn khi tiến quân ra Bắc lật đổ chính quyền họ Trịnh. ?Bài tập : Khoanh tròn vào ý đúng. +Câu 1 : Vai trò của Nguyễn Huệ trong hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn khi tiến quân ra Bắc lật đổ chính quyền họ Trịnh. a/ Là vị tướng dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Nhạc. b/ Là người chỉ huy, vạch ra các kế hoạch thống nhất lãnh thổ. c/ Liên kết với các vị chỉ huy của các nghĩa quân khác. d/ Có lòng yêu nước. +Câu 2 : Yếu tố giúp quân Tây Sơn lật đổ chính quyền Lê - Trịnh a/ Chính quyền họ Nguyễn thối nát. b/ Chính quyền họ Nguyễn sụp đổ. c/ Thời cơ đến. d/ Sự ủng hộ của nhân dân, các sĩ phu và chính quyền Lê - Trịnh thối nát. -Đáp án : 1-b, 2-d. 5/Dặn dò : -Học bài. -Soạn phần IV, bài 25, chú ý trình bày trận Ngọc Hồi - Đống Đa trên lược đồ.. ♣♣♣.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Tuần 30 - Ngày soạn : 14/3/2015 Bài 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN. (Tiếp theo) Tiết 57, IV/ TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS : -Thuật lại trận Ngọc Hồi - Đống Đa trên lược đồ. -Đóng góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của khởi nghĩa Tây Sơn trong giai đoạn này như Nguyễn Huệ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở… 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS : -Lòng yêu nước và tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong cuộc đại phá quân Thanh xâm lược. -Cảm phục thiên tài quân sự Nguyễn Huệ. * Tích hợp: Phần 2 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng : -Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc đại phá quân Thanh. -Đánh giá tầm vóc lịch sử của sự kiện mùa xuân Kỉ Dậu năm 1789. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài. -Lược đồ diễn biến trận Ngọc Hồi - Đống Đa. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Trình bày trận Ngọc Hồi - Đống Đa trên lược đồ. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Dựa trên lược đồ, em hãy trình bày tiến trình khởi nghĩa Tây Sơn từ năm 1773 – 1788. ?Theo em, yếu tố nào giúp nghĩa quân Tây Sơn lật đổ các chính quyền Lê - Trịnh, thống nhất đất nước..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Sau khi nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài thì bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc và sai người sang cấu cứu quân Thanh. Nhân cơ hội đó, quân Thanh thực hiện mưu đồ xâm chiếm nước ta. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính 1/ Hoạt động 1 : Lớp, cá nhân 1/ Quân Thanh xâm lược *GV : Sau khi Tây Sơn thu phục được Bắc Hà, nước ta. quân a/ Nguyên nhân : Thanh sang xâm lược nước ta. Lê Chiêu Thống sai người ?Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta và chúng sang cầu cứu nhàThanh. đã chuẫn bị kế hoạch xâm lược như thế nào. (Lê Chiêu Thống sai người cầu cứu, Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm bốn đạo tiến vào nước ta) ?Nêu đánh gái của em về hành động của bè lũ Lê Chiêu Thống. (Vua bán nước, hèn hạ, nhục nhã) b/ Diễn biến : *GV xác định trên lược đồ hướng tiến công của -Cuối năm 1788, 29 vạn bốn đạo quân Thanh tiến vào nước ta. quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị ?Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị và thái độ của chỉ huy chia làm bốn đạo tiến quân Thanh cho cuộc xâm lược nước ta. (Chu đáo, vào nước ta. lực lượng mạnh gồm bộ binh, kị binh, thủy binh, -Quân ta rút khỏi Thăng tướng giặc giỏi, hiếu chiến, có tay sai dẫn đường…) Long và lập phòng tuyến ?Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn đã đối phó Tam Điệp - Biện Sơn để như thế nào. (Rút khỏi Thăng Long, lập phòng tuyến chặn giặc. Tam Điệp - Biện Sơn) *GV giới thiệu trên lược đồ về vị trí, đặc điểm của phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. ?Theo em, vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long và chọn Tam Điệp - Biện Sơn để lập phòng tuyến. (Để bảo toàn lực lượng, làm kiêu căng lòng địch, chọn thời cơ ; Phòng tuyến có chiều sâu, liên kết được thủy bộ, là bàn đạp tấn công Thăng Long) *GV nói thêm về thái độ kiêu căng, chủ quan của quân Thanh khi vào Thăng Long càng gia tăng lòng căm thù của nhân dân, sự ủng hộ của nhân dân với nghĩa quân Tây Sơn. 2/ Hoạt động 2 : Thảo luận bàn 2/ Quang Trung đại phá ?Nguyễn Huệ đã chuẩn bị cho cuộc đại phá quân quân Thanh (1789) Thanh như thế nào. (Năm 1788 lên ngôi Hoàng đế, a/ Diễn biến : thực hiện cụôc duyệt binh, tuyễn thêm quân, , chọn thời gian tiêu diện quân Thanh vào Tết Kỉ Dậu, chia -Tháng 11/ 1788, Nguyễn quân làm 5 đạo tấn công quân Thanh) Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> →Gợi mở : ?Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế trong thời gian này có ý nghĩa như thế nào. (Vua Lê bán nước, Nguyễn Huệ lên ngôi là hợp lòng người, tập hợp được lòng dân, tạo ra sức mạnh dân tộc, khẳng định chủ quyền dân tộc, nước ta có chủ) ?Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu. (Quân Thanh mới chiếm được Thăng Long nên kiêu căng, vào dịp Tết nên chủ quan, lơ là) *HS đọc lời dụ tướng sĩ của Quang Trung để thấy được khí thế của nghĩa quân trước khi thực hiện cuộc đại phá quân Thanh. *Thảo luận bàn (Tích hợp) -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 2 phút. -GV nêu chủ đề : Dựa vào lược đồ H.59 SGK/ 129, trình bày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa ? -HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV trình bày lại trên lược đồ nhấn mạnh : Tây Long là nơi quân Thanh đang mở yến tiệc, địa thế của các nơi quân ta tấn công, đặc biệt là cách tạo tấm lá chắn bằng gỗ quấn rơm tẩm nước để bảo vệ bộ binh, cách kết hợp đánh hai đồn. ?Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa có ý nghĩa như thế nào. (Đây là vị trí quan trọng của giặc ở phía nam Thăng Long, cách đánh bất ngờ làm giặc hoảng loạn, trở tay không kịp, tăng khí thế cho quân ta) *GV sơ kết phần 2. 3/ Hoạt động 3 : Lớp, cá nhân ?Nêu những cống hiến to lớn của nghĩa quân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789. (Lật đổ tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê ; Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đánh tan xâm lược Xiêm, Thanh) ?Những thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn có ý nghĩa như thế nào. (Lập lại thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc…) ?Theo em, nhờ vào đâu mà nghĩa quân Tây Sơn đạt nhiều thắng lợi như vậy. (Sự ủng hộ nhân dân, tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy…) ?Kể tên một số nhân vật lịch sử có công đóng góp. hiệu là Quang Trung. -Tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh. (Học SGK/ 130). b/ Kết quả : -Trong 5 ngày đêm, ta quét sạch 29 vạn quân Thanh. -Sầm Nghi Đống thắt cổ tử tự, Tôn Sĩ Nghị trốn thoát.. 3/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. a/ Ý nghĩa : -Xóa bỏ ranh giới chia cắt, thống nhất đất nước. -Đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập. b/ Nguyên nhân : -Ý chí đấu tranh và tinh thần yêu nước của nhân dân. -Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> lớn trong phong trào Tây Sơn. (Quang Trung, Ngô chỉ huy. Thì Nhậm, Ngô Văn Sở…) ?Nêu công lao của Quang Trung với phong trào Tây Sơn và dân tộc. (Chỉ huy, chỉ đạo cuộc kháng chiến thần tốc, táo bạo, bất ngờ, cơ động, tiên đoán đúng ngày kết thúc kháng chiến …) *GV sơ kết bài. 4/ Củng cố : (Làm bài tập trắc nghiệm) ?Trình bày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa trên lược đồ. ?Bài tập : Khoanh tròn vào ý đúng. +Câu 1 : Tướng giặc chỉ huy quân Thanh sang xâm lược nước ta a/ Tôn Sĩ Nghị c/ Vũ Văn Nhậm b/ Sầm Nghi Đống d/ Liễu Thăng +Câu 2 : Quang Trung quyết định chọn thời gian nào để tiêu diệt quân Thanh a/ Tết Kỉ Dậu c/ Tết Dương lịch b/ Tết Canh Dần d/ Tết Quý Hợi. -Đáp án : 1-a, 2-a. 5/Dặn dò : -Học bài. -Soạn bài 26, chú ý trình bày những việc làm chính của Quang Trung về kinh tế, chính trị, văn hóa và tác dụng của chính sách đó, tóm tắt những công lao chính của Quang Trung đối với sự nghiệp giữ nước chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.. ♣♣♣.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Tuần 30 - Ngày soạn : 14/3/2015 Tiết 58, Bài 26 : QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Giúp HS : -Trình bày những việc làm chính của Quang Trung về kinh tế, chính trị, văn hóa. -Trình bày chính sách quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung. 2/ Tư tưởng : Giáo dục HS lòng biết ơn người anh hùng áo vải Quang Trung. *Tích hợp: Phần 1 3/ Kĩ năng : Rèn luyện HS kĩ năng đánh giá nhân vật lịch sử. II/ Đồ dùng dạy học : 1/ Giáo viên : -Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên. -Ảnh tượng đài Quang Trung. -Các câu chuyện lịch sử về người anh hùng Quang Trung. 2/ Học sinh : -Soạn bài. -Trình bày những việc làm chính của Quang Trung về kinh tế, chính trị, văn hóa và tác dụng của chính sách đó, tóm tắt những công lao chính của Quang Trung đối với sự nghiệp giữ nước chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ?Dựa trên lược đồ, em hãy trình bày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa của Quang Trung. ?Vì sao Quang trung đánh tan được quân Thanh. 3/ Bài mới : *Giới thiệu bài : (Thuyết trình) Sau chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới. Ông đã đề ra nhiều chính sách rất hữu hiệu và được đánh giá là nhà kinh tế, chính trị tài ba...

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Hoạt động của Giáo viên và Học sinh 1/ Hoạt động 1 : Thảo luận bàn ?Vì sao sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm, vua Quang trung lại chăm lo xây dựng kinh tế văn hóa. (Do chiến tranh liên miên, đất nước bị tàn phá, nhân dân cực khổ) *Thảo luận bàn -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 2 phút. -GV nêu chủ đề : Dựa vào SGK/ 131, 132, trình bày những việc làm chính của Quang Trung về kinh tế, văn hóa, giáo dục ? -HS thảo luận, GV chỉ định HS trình bày, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt từng ý cho ghi bảng và gợi ý thêm : →Tích hợp : GV giới thiệu nội dung “Chiếu khuyến nông”. ?Nêu ý nghĩa của Chiếu khuyến nông với sản xuất nông nghiệp. (Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang, nạn lưu vong…) ?Em có nhận xét gì về chính sách phát triển nông nghiệp của Quang Trung. (Chăm lo quyền lợi nông dân, khuyến khích họ sản xuất, chia ruộng công bằng) ?Tại sao “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp lại phát triển. (Lưu thông hàng hóa, đápứng nhu cầu tiêu dùng của người dân) ?Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của Quang Trung. (Bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài xây dựng đất nước) ?Việc sử dụng chữ Nôm có ý nghĩa như thế nào. (Thể hiện ý thức, tinh thần dân tộc sâu sắc của Quang Trung) *GV nhấn mạnh : Trong lịch sử phong kiến nước ta chỉ có triều Hồ và Quang Trung là sử dụng Chữ Nôm, Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng Viện Sùng chính. →Những việc làm trên của Quang trung có tác dụng gì ? (Kinh tế phục hồi nhanh chóng, xã hội ổn định) 2/ Hoạt động 2 : Lớp, Thảo luận bàn ?Đất nước thống nhất, song vua Quang Trung gặp phải những khó khăn gì. (Phía Bắc : Lê Duy Chỉ quấy rối, phía Nam : Nguyễn Ánh cầu viện Pháp…) ?Trước tình hình đó, vua Quang Trung đã có những chính sách gì? (Thi hành chế độ quân dịch, củng cố quân đội, quan hệ mềm dẻo nhưng cương quyết với nhà Thanh, dẹp. Nội dung chính 1/ Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc. * Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. a/ Nông nghiệp :. - Ban hành Chiếu khuyến nông. -Giảm tô thuế. → Nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng b/ Công thương nghiệp. -Bãi bỏ, giảm nhẹ nhiều loại thuế. → nghề thủ công và buon bán được phục hồi. c/ Văn hóa, giáo dục. -Ban hành “Chiếu lập học”. - Khuyến khích mở trường học. - Chữ Nôm làm chữ viết chính thức. -Lập Viện Sùng chính. 2/ Chính sách quốc phòng, ngoại giao. a / Quốc phòng : -Thi hành chế độ quân dịch. - Tổ chức quân đội gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh, thuyền chiến lớn....

<span class='text_page_counter'>(67)</span> loạn bọn Duy Chỉ, tiêu diệt Nguyễn Ánh, lấy lại Gia Định) *GV : Quang Trung đã viết lời hịch kêu gọi nhân dân Quảng Ngãi, Quy Nhơn đồng lồng hiệp sức tiêu diệt Nguyễn Ánh nhưng kế hoạch không thành ngày 16/ 9/ 1792, Quang trung đột ngột qua đời là tổn thât to lớn của đất nước. Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần. ? Tác dụng của các chính sách về quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung. (Bảo vệ đất nước, chống thù trong, giặc ngoài, giữ được mối quan hệ giao bang giữa hai nước…) *Thảo luận bàn -GV phân nhóm theo bàn, quy định thời gian 3 phút. -GV nêu chủ đề : Lập bảng tóm tắt những công lao chính của Quang Trung đối với sự nghiệp giữ nước chống ngoại xâm và xây dựng đất nước ? -HS thảo luận, GV chỉ định HS trình bày, HS còn lại nhận xét, bổ sung. -GV chốt : Thống nhất đất nước, đánh đuổi quân Xiêm, Thanh, củng cố, ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa. ?Quan sát H.60 SGK/ 132, nêu nhận xét của em về hình ảnh Quang trung qua tượng. (Hiên ngang, dũng cảm) ? Để ghi nhớ công lao của Quang Trung, ông cha ta còn có những hoạt động nào khác. (Tên Quang Trung đặt cho tên, phố, lập tương đài…) *GV sơ kết bài.. b/ Ngoại giao : -Mềm dẻo nhưng kiên quyết với nhà Thanh. -Tiêu diệt nội phản.. 4/ Củng cố : (Làm bài tập trắc nghiệm) -Nội dung : Khoanh tròn vào ý đúng. +Câu 1 : Chính sách nổi bật của Quang Trung về nông nghiệp là a/ Chiếu khuyến nông. c/ Vừa kiên quyết vừa mềm dẻo. b/ Chiếu lập học. d/ Giảm tô thuế. +Câu 2 : Đánh giá đúng nhất về Quang Trung a/ Là một tướng giỏi có tài. b/ Là một anh hùng dân tộc có công thống nhất, giữ nước và xây dựng đât nước. c/ Là một danh nhân văn hóa dân tộc. d/ Là một anh hùng áo vải chỉ huy quân ta đánh thắng quân Thanh. -Đáp án : 1-a, 2-b. 5/Dặn dò : -Học bài. -Ôn lại kiến thức chương V, tiết sau làm bài tập lịch sử.. ♣♣♣.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Tiết 59 BÀI TẬP Tiết 60 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG.

<span class='text_page_counter'>(69)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×