Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Giao an lop 1 Tuan 1 Buoi sang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.18 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1 (Từ 18/08 đến ngày 22/8/2014) Thứ/ ngày. Tiết. Môn. PPCT. Tên bài dạy. 1 2 3 4 5. Chào cờ Học vần Học vần Thể dục Đạo đức. 1 1 2 1 1. Chào cờ đầu tuần Ổn định tổ chức Ổn định tổ chức Tổ chức lớp. Trò chơi vận động Em là học sinh lớp 1(T1) KNS. Ba 19/8. 1 2 3 4. Toán Học vần Học vần Âm nhạc. 1 3 4 1. Tiết học đầu tiên Các nét cơ bản (Tiết 1) Các nét cơ bản (Tiết 2) Quê hương tươi đẹp (T1). Tư 20/8. 1 2 3 4. Toán Học vần Học vần TNXH. 2 5 6 1. Nhiều hơn, ít hơn e e Cơ thể chúng ta. 1 2 3 4 5. Toán Học vần Học vần Mĩ thuật Thủ công. 3 7 8 1 1. Hình vuông, hình tròn b b Xem tranh thiếu nhi Giới thiệu một số loại giấy bìa. 1 2 3 4 5. Toán Tiếng việt Tiếng việt HĐTT KNS. 4 9 10 1 1. Hình tam giác Dấu sắc Dấu sắc Sinh hoạt cuối tuần Hòa nhập với môi trường mới (Tiết 1). Hai 18/8. Năm 21/8. Sáu 22/8.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thứ hai, ngày 18 tháng 08 năm 2014 Học vần Bài: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC (Tiết 1, 2) I. MỤC TIÊU: - GV ổn định tổ chức lớp, giới thiệu để HS làm quen với nhau. - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS và nhận xét sự chuẩn bị của HS. - GV giới thiệu cho HS biết quyển sách Tiếng Việt 1, tập 1. - GV hướng dẫn HS cách giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập: không làm quăn mép sách vở, không viết, vẽ vào sách vở, giở sách nhẹ nhàng, học xong cất sách vở, ĐDHT vào đúng nơi quy định. - GV hướng dẫn HS nhận biết các kí hiệu có trong sách và các kí hiệu GV sử dụng trong tiết học Học vần. - GV hướng dẫn HS cách cầm bảng con, các hiệu lệnh gõ thước của GV. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách Tiếng Việt 1, tập 1. - Bảng con, phấn, đồ lau bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. Hoạt động của giáo viên TIẾT 1 1. Ổn định: hát 2. Bài mới: - GV giới thiệu về mình cho HS biết và cho HS tự giới thiệu để làm quen với nhau. - Bầu ban cán sự lớp. hướng dẫn cụ thể của ban cán sự lớp như: xếp hàng ra vào lớp, hát đầu giờ, cách chào thầy cô…. Hoạt động của học sinh - HS hát. - Ổn định. - HS tự giới thiệu về bản thân mình.. - Lớp trưởng, lớp phó học tập, văn nghệ, lao động, 4 tổ trưởng. HS thực hiện các công việc của ban cán sự lớp theo sự hướng dẫn của Gv. - Giới thiệu sách vở, bộ thực hành và đồ dùng học - HS lấy sách vở và đò dùng học tập tập môn Tiếng Việt, cách sử dụng. theo sự hướng dẫn của GV: Sách Tiếng Việt, VBT Tiếng Việt, Tập viết, vở rèn chữ, vở ở nhà. - Hướng dẫn cách sử dụng bảng cài, cách cầm viết, - HS cài chữ, dơ bảng vuông góc, dở phấn, dơ bảng cài, bảng con, cầm sách, mở sách, sách nhẹ nhàng, tay trái cầm sách, giữ gìn sách vở sạch đẹp. tay phải chỉ đọc, để vở thẳng không nghiêng… Tiết 2 - GV quy định một số kí hiệu gõ thước: - HS làm theo kí hiệu và sự hướng + Thước 1: Viết dẫn của GV. + Thước 2: Giơ bảng + Thước 3: Bỏ bảng xuống và xóa bảng. - Gv hướng dẫn tư thế ngồi học, viết cho hs. - HS ngồi học thẳng đầu, lưng. - Yêu cầu HS tự kiểm tra lại sách vở, đồ dùng học - HS tự kiểm tra lại sách vở, đồ tập, sách vở, nêu lại cách sử dụng, nêu lại một số dùng học tập, nêu lại cách sử dụng;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> kí hiệu vừa học. 4. Cũng cố - Dặn dò: - Những em còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập về bổ sung, đi học đúng giờ, mặc đúng trang phục. - Gv nhận xét tiết học.. nêu các kí hiệu và thực hành.. Đạo đức Bài: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (T1) (KNS) I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Biết tên trường, lớp, thầy cô, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. * KNS: kĩ năng tự giới thiệu bản thân, kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bài hát Ngày đầu tiên đi học (Nhạc Nguyễn Ngọc Thiện); Đi tới trường (Nhạc Đức Bằng). - 4 bông hoa cho hoạt động 1. - Giấy A4, bút màu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1 I. Khám phá: - GV nêu câu hỏi: - HS trả lời các câu hỏi của GV. + Trong lớp mình, bạn nào đã biết hết tên các bạn trong tổ, trong lớp? + Các em đã bao giờ giới thiệu về bản thân mình với bạn khác không? Nếu đã có thì em giới thiệu như thế nào? - GV giới thiệu vào bài: Mới vào lớp Một, các em - HS lắng nghe. còn chưa biết nhiều về nhau, hôm nay chúng ta cùng làm quen với nhau và cùng tìm hiểu về trường mới, lớp mới qua bài học Em là học sinh lớp Một. - GV ghi tựa bài và gọi HS nhắc lại tựa bài. - HS lần lượt nhắc lại tựa bài. II. Kết nối: 1. Hoạt động 1: Trò chơi “Chuyền hoa” * Mục tiêu: giúp HS thể hiện sự tự tin trước đông người, có kĩ năng tự giới thiệu tên và sở thích của mình, nhớ tên và sở thích của một số bạn trong nhóm, biết trẻ em có quyền có họ tên, rèn cho HS kĩ năng lắng nghe tích cực. - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1 bông hoa và hướng dẫn cách chơi: Mỗi bạn trong nhóm ai nhận được bông hoa từ bạn khác thì phải giới thiệu tên và sở thích của mình, sau đó chuyền bông hoa cho bạn khác. - GV giới thiệu mẫu cho HS biết. Sau đó GV tổ chức cho HS chơi. GV chú ý giúp đỡ HS nói tròn câu. - Kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi cho HS: + Qua trò chơi, em biết được điều gì? + Em hãy kể tên, sở thích của một số bạn trong nhóm mà em nhớ? + Em thấy sở thích của các bạn có hoàn toàn giống nhau không? - GV kết luận: Trò chơi giúp các em được giới thiệu tên, sở thích của mình với các bạn và biết được tên, sở thích của các bạn trong nhóm, trong lớp. Khi giới thiệu về mình với người khác, em cần nói to, rõ ràng, mắt nhìn vào người đó. Khi bạn giới thiệu, em cần nhìn vào bạn và chăm chú lắng nghe. Mỗi người đều có một cái tên và có những sở thích riêng, số thích đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này với người khác. Chúng ta cần tôn trọng sở thích riêng của người khác. 2. Hoạt động 2: Kể về ngày đầu tiên đi học. * Mục tiêu: Giúp HS ý thức được mình đã là HS lớp Một, vui thích được đi học. HS có kĩ năng trình bày suy nghĩ, cảm xúc về ngày đầu tiên đi học. - GV cho HS nghe bài hát Ngày đầu tiên đi học và hỏi HS về cảm xúc của bạn nhỏ trong bài hát. - GV đặt câu hỏi cho HS nói về ngày đầu tiên đến trường của mình. + Ai đưa em đến trường vào ngày đầu tiên? + Em có vui khi đã là HS lớp Một không? Vì sao? + Em có thích trường mới, lớp mới của mình không? Vì sao? + Em đã chuẩn bị gì cho ngày đầu tiên đi học của mình? + Em có cảm nghĩ gì khi lần đầu tiên đặt chân vào trường mới, lớp mới?. - HS lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi. - HS thực hiện trò chơi theo tổ. - HS trả lời các câu hỏi của GV.. - HS lắng nghe.. - HS nghe bài hát Ngày đầu tiên đi học. - HS trả lời các câu hỏi của GV cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - GV gọi 2-3 HS lên nói về cảm nghĩ của mình trước lớp. - GV kết luận: Ngày đầu tiên đi học thật là vui. Mọi ngươi trong gia đình đều quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em. Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp Một. Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. III. Thực hành: 3. Hoạt động 3: Kể về trường lớp của em * Mục tiêu: HS biết tên trường, tên lớp, biết trẻ em có quyền được đi học. HS có kĩ năng trình bày suy nghĩ về trường, lớp. - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Trường em tên gì? Trường em có những gì? Em thích chơi ở chỗ nào trong trường? + Lớp em là lớp nào? Lớp em có những ai? Cô giáo em tên gì? + Hằng ngày em đến trường để làm gì? Em thích hoạt động nào ở trường? TIẾT 2 3. Hoạt động 3: Tiếp theo tiết 1 - GV cho HS nghe bài hát Đi tới trường. - GV cho HS kể về trường, lớp của mình theo nhóm 4. - GV gọi một vài HS lên kể về trường, lớp của em trước lớp. - GV kết luận: được đi học là quyền lợi của HS.. Đến trường các em được học tập và vui chơi, biết đọc, biết viết, biết làm toán và biết thêm nhiều điều mới lạ. Các em có thầy cô giáo mới và nhiều bạn mới. Các em cần cố gắng học thật giỏi và thật chăm ngoan. 4. Hoạt động 4: Vẽ tranh chủ đề trường, lớp em. * Mục tiêu: củng cố bài học. Rèn cho HS kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng. - GV chia HS thành nhóm 2 và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4. Yêu cầu HS vẽ tranh về chủ đề trường, lớp em. - GV chọn vài bài vẽ đẹp và cho trình bày trước lớp. - GV kết luận chung: Trẻ em có quyền có họ tên. Được đi học là. - 2-3 HS nói về cảm nghĩ của mình trước lớp. - HS lắng nghe.. - HS trả lời câu hỏi của GV cá nhân.. - HS nghe bài hát Đi tới trường. - HS kể về trường lớp của mình trong nhóm 4. - HS kể về trường lớp của mình trước lớp cá nhân. - HS lắng nghe,. - HS tiến hành vẽ tranh chủ đề trường, lớp em.. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> quyền lợi của các em. Chúng ta thật vui và tự hào vì đã trở thành học sinh lớp Một. Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là học sinh lớp Một. IIII. Vận dụng: - GV yêu cầu HS về nhà giới thiệu cho ba mẹ và - HS lắng nghe. những người thân biết về trường, lớp, thầy cô, bạn bè của mình. Thứ ba, ngày 19 tháng 8 năm 2014 Toán Bài: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU: - Tạo không khí vui vẻ trong lớp. - Bước đầu HS làm quen với sách Toán 1, ĐDHT và các hoạt động học tập trong giờ học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách Toán 1. - Bộ đồ dùng học toán của HS (que tính, con số, các hình cơ bản, …) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: Hát - HS hát 2.Bài mới: + GV giới thiệu bài: Tiết học đầu tiên - GV giới thiệu và hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1: gấp, mở, xem sách nhẹ nhàng. - GV cho HS xem sách Toán 1, VBT Toán, phiếu - HS lấy sách Toán, VBT Toán, phiếu học tập. học tập quan sát và gấp mở nhẹ nhàng. - Giới thiệu bộ học Toán và cách mở, đậy, cách - HS lấy hộp thực hành quan sát và sử dụng, cách bảo quản. nêu tên đồ dùng học Toán và cách sử - GV giới thiệu tên từng đồ dùng và cách sử dụng dụng trong hộp gồm; Hình vuông, đồ dùng. hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, que tính, thước, đồng hồ, bảng, số… Khi sử dụng xong HS phải cất gọn gàng và nhệ nhàng. - GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt - HS lắng nghe động học tập toán ở lớp 1. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và giới - HS quan sát và trả lời theo tranh thiệu những hoạt động học tập trong giờ học toán: học số bằng que tính, tập đo độ dài bằng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> thước, thảo luận nhóm để làm bài tập,… - GV giới thiệu cho HS biết các yêu cầu cần đạt - HS lắng nghe. sau khi học toán 1: biết đếm, biết số, biết so sánh hai số, biết làm tính cộng trừ, biết nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải bài toán, biết giải các bài toán, biết đo độ dài, biết xem lịch, xem đồng hồ. 3. Cũng cố - Dặn dò: - Yêu cầu Hs khá giỏi nêu lại cách sử dụng, bảo quản sách vở và đồ dùng học Toán. - Đi học phải mang đầy đủ đồ dùng, sách vở học Toán. - Nhận xét, tuyên dương. Học vần Bài: CÁC NÉT CƠ BẢN I. MỤC TIÊU: - Biết đọc tên và viết được các nét cơ bản - Biết sử dụng các nét cơ bản trong chữ cái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu các nét cơ bản. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. Hoạt động của giáo viên Tiết 1 1.Ổn định. 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: các nét cơ bản - GV cho HS quan sát mẫu và giới thiệu lần lượt các nét cơ bản. - GV dùng thước làm mẫu. - Nét ngang giống cái gì? - Nét dọc giống cái gì? - Nét xiên phải giống cái gì? - Nét xiên trái giống cái gì? - GV dùng dây làm mẫu. - Gv đọc mẫu, HS đọc tên nét cá nhân, lớp. - Gv nhận xét, sữa lỗi. Tiết 2 a. Luyện đọc: - Gv chỉ bảng từng nét - Hs đọc theo hình thức CN- tổ- dãy- ĐT - GV nhận xét, sửa,tuyên dương các bạn đọc tốt.. Hoạt động của học sinh - HS nhắc lại tựa bài - HS quan sát các nét cơ bản trên bảng phụ, lấy thước làm theo và trả lời theo cá nhân - Giống cây thước nằm ngang - Cây thước để đứng - Thước để xiên bên phải - Thước để xiên bên trái - HS quan sát gv làm mẫu. - HS đọc theo hình thức CN- tổ- dãyĐT.. - HS đọc theo yêu cầu của GV -Tổ nào đọc tốt sẽ được tuyên dương..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b. Luyện viết: - GV viết mẫu các nét cơ bản. Vừa viết vừa nêu quy trình và khoảng cách viết - Hướng dẫn hs viết bảng ,vở:  Nét ngang:  Nét thẳng (nét sổ):  Nét xiên trái:  Nét xiên phải:  Nét móc xuôi:  Nét móc ngược:  Nét móc hai đầu:  Nét cong hở -phải:  Nét cong hở- trái:  Nét cong kín:  Nét khuyết trên:  Nét khuyết dưới:  Nét thắt: - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm viết. - GV chấm nêu điểm và sửa lỗi HS viết sai. III. Củng cố - Dặn dò:. - HS theo dõi viết bảng con.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV đưa mẫu các nét cơ bản không theo thứ tự gọi lần lượt HS nêu tên nét và viết nét trên bảng - Thực hiện yêu cầu. lớp. - Dặn HS về nhà tập viết các nét cơ bản vào tập ở nhà. - Nhận xét tiết học. Thứ tư, ngày 20 tháng 8 năm 2014 Toán Bài: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN I. Mục tiêu: - Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật. - Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật. II. Đồ dùng dạy học: - 5 cái cốc, 4 cái thìa. 3 cái bình, 4 cái nắp - Hình 3 chú thỏ và 2 củ cà rốt; hình nồi và nắp nồi; hình phích cắm điện và các đồ vật lên khổ giấy to. - Phiếu học tập vẽ hình giống giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên 1.Ổn định: hát 2.Bài cũ: Tiết học đầu tiên - Yêu cầu HS giới thiệu và nêu cách sử dụng đồ dùng học tập của mình. - Gv nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: “Nhiều hơn, ít hơn” a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: * So sánh số lượng cốc và thìa: - GV đặt lên bàn 5 cái cốc và nói “Có một số cốc”. Cầm 4 cái thìa trên tay và nói “Có một số thìa, chúng ta sẽ so sánh số cốc và số thìa”. - Gọi 1 HS lên bảng đặt các thìa vào các cốc và hỏi: “Còn chiếc cốc nào không có thìa không?”. Hoạt động của học sinh -2-3 HS nêu. - HS quan sát và lắng nghe.. - 1 HS lên bảng đặt các thìa vào các cốc. HS trả lời: Còn 1 chiếc cốc không có thìa. - GV nêu: Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc - HS lắng nghe và nhắc lại cá nhân, thìa thì vẫn còn 1 chiếc cốc không có thìa, ta lớp: Số cốc nhiều hơn số thìa. nói số cốc nhiều hơn số thìa. Gọi HS nhắc lại. - GV nêu: Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc - HS lắng nghe và nhắc lại cá nhân, thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lớp: Số thìa ít hơn số cốc. lại, ta nói số thìa ít hơn số cốc. Gọi HS nhắc lại. * So sánh số bình và số nắp:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - GV đưa ra số bình và số nắp rồi gọi 1 HS lên - 1 HS lên bảng thực hành đậy nắp vào bảng thực hành so sánh số bình và số nắp. bình, quan sát và so sánh. - GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS so sánh: - HS thực hành đậy nắp vào bình trả lời: + Khi em đậy nắp vào bình em thấy điều gì? + Khi đậy nắp vào bình em thấy có 1 cái nắp không có bình để đậy. + Số nắp như thế nào so với số bình? + Số nắp nhiều hơn số bình. + Có đủ số bình để đậy chiếc nắp còn lại + Không đủ. không? + Số bình như thế nào với số nắp? + Số bình ít hơn số nắp. - GV nhận xét câu trả lời của HS và gọi vài HS - HS nêu cá nhân: Số nắp nhiều hơn số nêu lại phép so sánh. bình. Số bình ít hơn số nắp. 3. Luyện tập: - GV phát phiếu học tập cho HS. - GV treo tranh thỏ và cà rốt lên bảng, hướng - HS quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn HS so sánh số thỏ và số cà rốt bằng cách dẫn. nối một chú thỏ với một củ cà rốt (vừa nói vừa làm). GV đặt câu hỏi: - HS trả lời cá nhân: + Thỏ hay củ cà rốt thừa ra? + Thỏ còn thừa ra. + Số thỏ như thế nào với số cà rốt? + Số thỏ nhiều hơn số cà rốt. + Số cà rốt như thế nào với số thỏ? + Số cà rốt ít hơn số thỏ. - GV lần lượt treo 2 tranh còn lại và tiến hành tương tự. III. Củng cố - Dặn dò: - GV yêu cầu HS quan sát và so sánh các đồ vật - HS tiến hành so sánh tương tự. có trong lớp học như số cửa sổ với số cửa lớp, số quạt so với số bàn ghế. - Dặn HS về nhà so sánh các đồ vật trong nhà. - HS so sánh số đồ vật trong lớp với nhau. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. Học vần Bài: e I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được chữ và âm e. - Trả lời đươc 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ ghép chữ Học vần. - Tranh minh họa các tiếng bé, me, xe, ve. - Tranh minh họa phần luyện nói. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hoạt động của giáo viên TIẾT 1 I. Giới thiệu bài: II. Dạy bài mới: 1. Dạy chữ ghi âm e: a). Nhận diện chữ: - GV giơ chữ e lên và nói: Đây là chữ e. Chữ e được viết bởi 1 nét thắt. - GV yêu cầu HS tìm chữ e trong bộ Học vần. b) Đọc âm: - GV phát âm to, rõ ràng âm e. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc âm e: cá nhân, dãy, lớp. GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS (nếu có) c). Viết chữ e: - GV cho HS xem mẫu chữ e viết sẵn trong khung ô li. - GV hướng dẫn viết chữ e lên bảng có kẻ ô li và giới thiệu cho HS biết: Chữ e cao 2 ô li. Khi viết ta đặt phấn ở bên dưới của dòng kẻ thứ 2, kéo hơi lệch về phía bên phải một chút lên dòng kẻ thứ 1. Sau đó viết vòng xuống và dừng bút ở đường kẻ thứ 3. - GV đặt câu hỏi cho HS nắm cách viết chữ e: Độ cao của chữ? Điểm đặt bút? Điểm dừng bút? - GV cho HS viết bảng con chữ e. GV chú ý chỉnh sửa cho HS.. Hoạt động của học sinh. - HS quan sát. - HS tìm chữ e trong bộ Học vần. - HS nối tiếp nhau đọc âm e: cá nhân, dãy, lớp.. - HS quan sát, lắng nghe.. - HS trả lời các câu hỏi của GV. - HS viết bảng con chữ e.. TIẾT 2 2). Luyện tập: a). Luyện đọc: - GV cho HS tiếp nối nhau đọc lại âm e cá nhân, dãy, lớp. GV chỉnh sửa cho HS phát âm chưa đúng. b). Luyện viết: - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết và cho HS tập tô chữ e trong vở Tập viết 1, tập 1. - GV chấm một số tập và nhận xét bài viết của HS. c). Luyện nói: - GV lần lượt treo từng tranh lên bảng và đặt câu hỏi cho HS trả lời về nội dung bức tranh: + Tranh vẽ cảnh gì?. - HS nối tiếp nhau đọc âm e cá nhân, dãy, lớp. - HS tập tô chữ e vào Tập viết.. - HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV phù hợp với từng tranh: + T1: Chim mẹ dạy con tập hót. T2:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đàn ve đang học đàn. T3: Đàn ếch đang học bài. T4: Thầy giáo gấu đang dạy chữ e. T5: HS đang tập đọc chữ e. + Trong tranh mọi người, mọi vật đang làm gì? +1HS. Mọi người đang học. + Những bài học đó là gì? +1HS. Những bài học đó là: học hót, học đánh đàn, học đọc học viết. + Lớp học nào giống với lớp học của chúng ta? + 1HS. Lớp học của bạn gấu. - GV kết luận: Học tập là một công việc rất quan - HS lắng nghe. trọng. Đi học giúp chúng ta có hiểu biết và có nhiều bạn bè. Vì vậy chúng ta cần phải chăm chỉ học tập thì mới nhanh biết đọc, biết viết. III. Củng cố - Dặn dò: - GV yêu cầu HS tìm những tiếng khác có chứa - HS thi nhau tìm tiếng có chứa âm e: âm e. mẹ, nghe, xé,…. - Nhận xét tiết học. Tự Nhiên và Xã Hội Bài: CƠ THỂ CHÚNG TA I. MỤC TIÊU: - Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa như trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Giới thiệu bài: GV nói sơ lược về mục tiêu - HS lắng nghe. của môn học cho HS biết và giới thiệu vào bài. II. Dạy bài mới: 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh * Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoai của cơ thể. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát - HS thảo luận nhóm đôi (2 phút) tranh ở trang 4: Chỉ và nói tên các bộ phận bên quan sát tranh trang 4. ngoài của cơ thể. - GV đính tranh trang 4 lên bảng và gọi HS lên - HS chỉ và nói tên bộ phận bên ngoài chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. cơ thể trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ GV khuyến khích HS nói tên càng nhiều bộ phận sung. càng tốt. - GV kết luận: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể - HS lắng nghe. gồm đầu, mình, tay chân và một số bộ phận khác như mắt, mũi, miệng, tai, tóc. 2. Hoạt động 2: Quan sát tranh..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Mục tiêu: HS quan sát tranh vê hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm ba phần là đầu, mình và tay chân. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh ở trang 5: Chỉ và nói xem các bạn trong hình đang làm gì? Các bạn nhỏ sử dụng bộ phận nào của cơ thể để làm những việc đó? - GV đính từng tranh lên bảng và gọi HS nói tên hành động và bộ phận dùng để làm hành động đó. Sau mỗi tranh, GV có thể cho cả lớp thực hành động tác. - GV hỏi: + Cơ thể chúng ta gồm có mấy phần?. - HS thảo luận nhóm đôi (4 phút) quan sát tranh trang 5. - HS lên bảng thực hiện, nói tên động tác và bộ phận cơ thể dùng để thực hiện động tác đó.. - HS trả lời: + Cơ thể chúng ta gồm 3 phần đầu, mình và tay chân. + Ba bạn nhỏ cuối trang thường xuyên tập thể + Thường xuyên tập thể dục giúp cơ dục sẽ có tác dụng gì? thể luôn khỏe mạnh. - GV kết luận: Cơ thể chúng ta gồm ba phần - HS lắng nghe. chính: đầu, mình, tay chân. Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngôi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh và nhanh nhẹn. 3. Hoạt động 3: Tập thể dục. * Mục tiêu: gây hứng thú rèn luyện thân thể cho HS. - GV dạy HS học bài hát: Cúi mãi mỏi lưng. Viết - HS học hát và thực hiện động tác mãi mỏi tay. Thể dục thế này là hết mỏi mệt. GV theo GV. lưu ý làm động tác phù hợp với từng câu. - GV cho 1 HS lên trước lớp thực hiện một số - HS thực hành tập thể dục. động tác thể dục đơn giản cho cả lớp làm theo. - GV kết luận: Muốn cơ thể phát triển tốt và khỏe - HS lắng nghe. mạnh cần tập thể dục hằng ngày. III. Củng cố - Dặn dò: - GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. - HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai Yêu cầu HS chỉ vào đúng bộ phận mà GV nêu, đúng”. không làm theo GV. - Dặn HS về nhà phải thường xuyên tập thể dục. - HS lắng nghe. - Nhận xét tiết học.. Thứ năm, ngày 21 tháng 8 năm 2014.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Toán Bài: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu vật cho phần kiểm tra bài cũ (ly, thìa, hoa, …) - Một số hình vuông, hình tròn bằng giấy bìa. - Mẫu vật có hình vuông, hình tròn (hộp bánh, ly, …) - Phiếu học tập cho HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi lại tựa bài cũ và cho HS so sánh một số - 2 HS so sánh nhóm đồ vật GV nêu. nhóm đồ vật. - GV nhận xét, ghi điểm cho HS. II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa bài - HS lần lượt nhắc lại tựa bài Hình lên bảng. Gọi HS nhắc lại tựa bài. vuông, hình tròn. 2. Giới thiệu hình vuông: - GV đưa tấm bìa có hình vuông cho HS xem và - HS quan sát. giới thiệu: Đây là hình vuông. - GV giơ những tấm bìa hình vuông khác, hỏi HS - HS trả lời cá nhân: Đây là hình “Đây là hình gì?” và gọi HS trả lời. vuông. - GV yêu cầu HS tìm hình vuông trong bộ đồ - HS tìm hình vuông trong bộ đồ dùng học toán. dùng học toán đặt lên bàn. - GV yêu cầu HS tìm một số đồ vật có mặt là - HS tìm đồ vật có hình vuông: đá lát hình vuông. nền, khăn tay,… 3. Giới thiệu hình tròn: Tiến hành tương tự như giới thiệu hình vuông. 4. Thực hành: * Bài 1: Tô màu hình vuông. - Y/c HS dùng bút chì màu tô màu hình vuông. - HS tô màu hình vuông. * Bài 2: Tô màu hình tròn. - Tiến hành tương tự như bài 1. Riêng hình cuối - HS tô màu hình tròn. hướng dẫn HS tô những màu khác nhau. * Bài 3: Tô màu. - Tiến hành tương tự như bài 1. GV lưu ý HS tô - HS tô màu hình vuông và hình tròn màu hình vuông và hình tròn phải khác nhau. khác nhau. III. Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS kể tên những vật có hình vuông, - HS lần lượt kể tên những vật có hình tròn có trong lớp, ở nhà. hình vuông, hình tròn. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. Môn: Học vần.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bài: b I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được chữ và âm b. - Đọc được be. - Trả lời đươc 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ ghép chữ Học vần. - Tranh minh họa các tiếng bé, bà, bong, bê. - Tranh minh họa phần luyện nói. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1 I. Kiểm tra bài cũ: - GV viết bảng một số từ có chữ e: khe, đèn, kem - HS thực hiện yêu cầu và lần lượt gọi 3 HS lên bảng chỉ vào chữ e. - GV nhận xét, ghi điểm cho HS. II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV dùng tranh minh họa để giới thiệu bài. 2. Dạy chữ ghi âm b: a). Nhận diện chữ: - GV giơ chữ b lên và nói: Đây là chữ b. Chữ b - HS quan sát. được viết bởi 2 nét là nét dọc và nét cong phải. - GV yêu cầu HS tìm chữ b trong bộ Học vần. - HS tìm chữ b trong bộ Học vần. b) Đọc âm: - GV phát âm to, rõ ràng âm b. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc âm b: cá nhân, dãy, - HS nối tiếp nhau đọc âm b: cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS (nếu có) dãy, lớp. c). Ghép chữ và đọc: - GV lấy âm e, vừa ghép vừa nói: Âm b ghép với - HS quan sát, lắng nghe. âm e ta được tiếng be. GV chú ý HS âm b luôn đứng trước âm e. - GV đánh vần mẫu bờ - e – be – be. - HS lắng nghe. - GV yêu cầu HS lấy âm e, ghép và đánh vần - HS lấy thêm âm e, ghép và đánh tiếng cá nhân, dãy, lớp. vần tiếng cá nhân, dãy, lớp. d). Viết chữ b: - GV cho HS xem mẫu chữ b viết sẵn trong - HS quan sát, lắng nghe. khung ô li. - GV hướng dẫn viết chữ b lên bảng có kẻ ô li và giới thiệu cho HS biết: Chữ b cao 5 ô li. Khi viết ta đặt bút ở đường kẻ thứ 5 viết nét khuyết dưới cao 5 ô li. Sau đó viết nét thắt cao 2 ô li sao cho điểm dừng bút ngay dòng kẻ thứ 4..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - GV đặt câu hỏi cho HS nắm cách viết chữ b: Độ - HS trả lời các câu hỏi của GV. cao của chữ? Điểm đặt bút? Điểm dừng bút? - GV cho HS viết bảng con chữ b. GV chú ý - HS viết bảng con chữ b. chỉnh sửa cho HS.. - GV hướng dẫn HS viết tiếng be. Sau đó cho HS - HS quan sát GV hướng dẫn viết tiếng viết bảng con tiếng be. GV lưu ý HS khoảng cách be. Sau đó HS viết bảng con tiếng be. giữa chữ b và chữ e là nửa ô li.. TIẾT 2 2). Luyện tập: a). Luyện đọc: - GV cho HS tiếp nối nhau đọc lại âm b, tiếng be cá nhân, dãy, lớp. GV chỉnh sửa cho HS phát âm chưa đúng. b). Luyện viết: - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết và cho HS tập tô chữ b, be trong vở Tập viết 1, tập 1. - GV chấm một số tập và nhận xét bài viết của HS. c). Luyện nói: - GV lần lượt treo từng tranh lên bảng và đặt câu hỏi cho HS trả lời về nội dung bức tranh: + Tranh vẽ cảnh gì?. - HS nối tiếp nhau đọc âm b, tiếng be cá nhân, dãy, lớp. - HS tập tô chữ b, be vào Tập viết.. - HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV phù hợp với từng tranh: + T1: Chim non đang học bài. T2: Gấu đang tập viết. T3: Voi đang đọc sách. T4: Bé đang tập kẻ. T5: hai bạn đang chơi trò xếp hình. +1HS. Mọi người đang học. + Trong tranh mọi người, mọi vật đang làm gì? +1HS. Bạn Voi cầm sách ngược. + Em thấy bạn voi cầm sách học như thế nào? + 1HS. Vì bạn Voi chưa biết chữ. + Vì sao bạn Voi lại cầm sách ngược? +1HS. Bạn Gấu đang viết chữ e. + Bạn Gấu đang viết chữ gì? - GV kết luận: Khi học, khi chơi các em phải - HS lắng nghe. chăm chỉ, tập trung thì mới đạt được kết quả tốt. III. Củng cố - Dặn dò: - GV yêu cầu HS tìm những tiếng khác có chứa - HS thi nhau tìm tiếng có chứa âm b: bàn, bình, bó, bi,…. âm b - Nhận xét tiết học. Thủ công Bài: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA (NL).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> I. Mục tiêu - Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công. * SDNLTK: biết tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán, gấp hình, cắt, dán giấy. Biết tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ để dùng trong các bài học thủ công. Hiểu được đặc điểm, tác dụng của vật liệu, dụng cụ dùng trong cuộc sống lao động của con người, từ đó hình thành cho HS ý thức tiết kiệm giấy. II. Đồ dùng dạy học: - Các loại giấy, bìa, giấy thủ công, giấy báo, lịch cũ,… - Các dụng cụ học thủ công. - Quy trình sản xuất giấy. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Giới thiệu bài: II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu các loại giấy bìa (NL) - GV dùng quyển sách hoặc tâp giới thiệu cho HS - HS quan sát, lắng nghe GV giới biết thế nào là giấy? (là phần bên trong mỏng) thế thiệu. nào là bìa? (là phần bên ngoài dày hơn giấy). - GV giới thiệu HS các loại giấy màu để học thủ công: mặt trước là các màu xanh, đỏ, tím,….mặt sau có kẻ ô. + Chúng ta phải làm gì để tiết kiệm giấy? - HS trả lời. - GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: Sản xuất giấy phải làm từ gỗ và qua nhiều bước. Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng giấy tiết kiệm và hiệu quả. 2. Giới thiệu dụng cụ học thủ công: - GV lần lượt giới thiệu tên và cách sử dụng các - HS lắng nghe và làm theo yêu cầu dụng cụ học thủ công cho HS biết. Sau mỗi lần của GV. giới thiệu dụng cụ, yêu cầu HS đặt dụng cụ trước mặt. + Thước kẻ: làm bằng gỗ hay nhựa, dùng để đo độ dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số. + Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng. + Kéo: dùng để cắt giấy, bìa. + Hồ dán: dùng để dán giấy thành sản phẩm và dán sản phẩm vào vở. - GV gọi HS nhắc lại tên và cách sử dụng các - HS nhắc lại tên và cách sử dụng các dụng cụ. dụng cụ cá nhân. III. Củng cố - Dặn dò: - Dặn HS chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> để học bài “Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác”. - Nhận xét tiết học. Thứ sáu, ngàu 22 tháng 8 năm 2014 Toán Bài: HÌNH TAM GIÁC I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số hình vuông, hình tròn bằng giấy bìa cho phần kiểm tra bài cũ và phần thi ghép hình. - Mẫu vật có hình tam giác. - Phiếu học tập cho HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi lại tựa bài cũ và cho HS nêu tên các đồ - 2 HS nêu. vật có hình vuông, tròn. - GV nhận xét, ghi điểm cho HS. II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa bài - HS lần lượt nhắc lại tựa bài Hình lên bảng. Gọi HS nhắc lại tựa bài. tam giác. 2. Giới thiệu hình tam giác: - GV đưa tấm bìa có hình tam giác cho HS xem - HS quan sát. và giới thiệu: Đây là hình tam giác. - GV giơ những tấm bìa hình tam giác khác, hỏi - HS trả lời cá nhân: Đây là hình tam HS “Đây là hình gì?” và gọi HS trả lời. giác. - GV yêu cầu HS tìm hình tam giác trong bộ đồ - HS tìm hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán. dùng học toán đặt lên bàn. 3. Thực hành xếp hình: - GV lần lượt xếp từng hình cho HS quan sát. - HS quan sát. - GV yêu cầu HS lấy hình vuông, hình tròn, hình - HS thực hành xếp hình theo yêu cầu tam giác trong bộ học toán và xếp các hình như của GV. yêu cầu của GV. - GV tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh giữa - HS thi ghép hình giữa các tổ. các tổ.. III. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. Học vần Bài: DẤU SẮC.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc. - Đọc được bé. - Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ ghép chữ Học vần. - Tranh minh họa các tiếng bé, cá, lá chuối, chó, khế. - Tranh minh họa phần luyện nói. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1 I. Kiểm tra bài cũ: - GV cho HS viết chữ b và từ be vào bảng con. - HS viết bảng. - GV nhận xét. II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV dùng tranh minh họa để giới thiệu bài. 2. Dạy dấu thanh: a). Nhận diện dấu thanh: - GV giơ dấu sắc lên và nói: Đây là dấu sắc. - HS quan sát. - GV hỏi: Dấu sắc gần giống nét nào? - HS trả lời: Giống nét xiên trái. - GV yêu cầu HS tìm dấu sắc trong bộ Học vần. - HS tìm dấu sắc trong bộ Học vần. b). Ghép chữ và đọc: - GV yêu cầu HS ghép và đánh vần tiếng be cá - HS ghép và đánh vần tiếng be cá nhân, lớp. nhân, lớp. - GV ghép mẫu tiếng bé và đánh vần bờ - e – be - HS quan sát, lắng nghe. – sắc – bé – bé. GV lưu ý HS dấu sắc nằm trên âm e. - GV yêu cầu HS lấy thêm dấu sắc, ghép tiếng bé - HS lấy thêm dấu sắc, ghép và đánh và đánh vần tiếng bé cá nhân, dãy, lớp. vần tiếng bé cá nhân, dãy, lớp. - GV phân tích tiếng bé cho HS biết: Tiếng bé - HS quan sát, lắng nghe. gồm âm b ghép với âm e và dấu sắc. Âm b đứng trước, âm e đứng sau và dấu sắc nằm trên âm e. - GV gọi vài HS phân tích lại tiếng bé cá nhân. - Vài HS phân tích tiếng bé cá nhân. c). Viết dấu thanh và chữ: - GV cho HS xem mẫu dấu sắc viết sẵn trong - HS lắng nghe. khung ô li. - GV hướng dẫn viết dấu sắc lên bảng có kẻ ô li và giới thiệu cho HS biết: Dấu sắc được viết trên đường kẻ thứ 3. - GV cho HS viết bảng con dấu sắc. GV chú ý - HS viết bảng con dấu sắc. chỉnh sửa cho HS. - GV hướng dẫn HS viết tiếng bé. Sau đó cho HS - HS quan sát GV hướng dẫn viết tiếng.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> viết bảng con tiếng bé. GV lưu ý dấu sắc nằm bé. Sau đó HS viết bảng con tiếng bé. trên đường kẻ thứ 3 ngay trên chữ e.. TIẾT 2 2). Luyện tập: a). Luyện đọc: - GV cho HS tiếp nối nhau đọc lại dấu sắc, tiếng bé cá nhân, dãy, lớp. GV chỉnh sửa cho HS phát âm chưa đúng. - GV yêu cầu HS phân tích lại tiếng bé. b). Luyện viết: - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết và cho HS tập tô be, bé trong vở Tập viết 1, tập 1. - GV chấm một số tập và nhận xét bài viết của HS. c). Luyện nói: - GV lần lượt treo từng tranh lên bảng và đặt câu hỏi cho HS trả lời về nội dung bức tranh: + Tranh vẽ cảnh gì?. - HS nối tiếp nhau đọc dấu sắc, tiếng bé cá nhân, dãy, lớp. - HS phân tích tiếng bé. - HS tập tô be, bé vào Tập viết.. - HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV phù hợp với từng tranh: + T1: Các bạn đang học bài trong lớp. T2: Các bạn gái đang chơi nhảy dây. T3: Bạn gái đang cầm hoa. T4: Bạn gái đang tưới rau. +1HS. Diễn ra ở trong giờ học, giờ ra + Hoạt động của các bạn diễn ra ở đâu? chơi và ở nhà. + Ngoài giờ học, em thường làm gì để phụ giúp + HS tự trả lời. gia đình? - GV kết luận: Ở trường, trong giờ ra chơi các em - HS lắng nghe. nên chơi cho thoải mái, chơi những trò chơi phù hợp với lứa tuổi, khi về nhà các em có thể làm những công việc phù hợp với sức của mình để phụ giúp ba mẹ. III. Củng cố - Dặn dò: - GV yêu cầu HS tìm những tiếng khác có chứa - HS thi nhau tìm tiếng có chứa dấu sắc: núi, nước, thước, bút, phấn,… dấu sắc. - Nhận xét tiết học.. THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG BÀI 1: HÒA NHẬP VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI (2 Tiết).

<span class='text_page_counter'>(21)</span> I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết cách dễ dàng để hòa nhập vào môi trường mới. - Tự tin thể hiện bản thân trong môi trường mới, không rụt rè. - Giáo dục học sinh biết hòa nhập vào môi trường sống mới là cần thiết và giúp ích cho các em. II. Phương tiện dạy học - Sách thực hành kĩ năng sống lớp 1 III. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/Khám phá: - Mỗi em đều có ước mơ của mình vậy các em - HS lắng nghe hãy cho cô biết ước mơ của các em là gì nào? Các em có biết không để thực hiện được ước mơ đó các em phải đến trường đến lớp để học nhiểu bài học quý giá là hành trang cho tương lai mai sau. 2/Kết nối a/ Làm quen với ngôi trường mới Hoạt động 1: Các em thấy ngôi trường của mình - HS quan sát ngôi trường có những gì mới lạ? Hãy đánh dấu x vào trước sự lựa chọn của em.  Sân trường, phòng học  Bàn ghế, sách vở, đồ dùng  Đồ chơi  Các bạn  Cô giáo  Các con vật - Cả lớp hát - Sau khi hoàn thành bài tập giáo viên chốt ý đúng và hướng dẫn học sinh hát Bài “ Em yêu trường em” Hoạt động 2: Những việc cần làm để làm quen với ngôi trường mới. - HS đưa ra ý kiến - Vây để nhanh chóng làm quen với môi trường học tập mới em cần phải làm gì?  Hòa đồng, chơi với bạn  Quan sát các lớp học  Ở nhà chơi đồ chơi  Chăm chú nghe thầy cô giảng bài  Hăng hái phát biểu ý kiến  Ghi chép, làm bài đầy đủ  Khóc nhè, buồn bã  Mặc đồng phục - HS lắng nghe - GV chốt ý.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 2.2/ Cùng hát - Em và các bạn cùng nắm tay nhau hát bài: - Cả lớp hát “Làm quen” 3/ Thực hành: - Em đến làm quen và nhớ tên năm bạn trong lớp. - HS làm quen bạn 4/ Vận dụng - Kể cho ba mẹ nghe về các bạn trong lớp đã làm quen. - Kể cho ba mẹ những gì em thấy thú vị trong chuyến tham quan ngôi trường. - Thực hành khi chúng ta tham gia vào môi trường sống mới. Tích hợp: Bài 1: Tiết học đầu tiên môn toán – Tuần 1 Bài 1: Em là học sinh lớp 1 Môn Đạo đức – Tuần 1 Bài 6: nghiêm trang khi chào cờ - Môn Đạo đức– Tuần 6 Bài 3. Nhận biết các vật xung quanh - Môn TNXH - Tuần 3 Bài 15: Lớp học - Môn TNXH –Tuần 15 Bài 16: Hoạt động ở lớp - Môn TNXH– Tuần 16 Bài 17: Giữ gìn lớp học– Môn TNXH – Tuần 17 Bài 18: Cuộc sống xung quanh– Môn TNXH – Tuần 18 Bài 19: Cuộc sống xung quanh ( tt ) – Môn tự nhiên xã hội – Tuần 9 Bài 21: Ôn tập: xã hội– Môn tự nhiên xã hội – Tuần 21 Bài 1: Tiết học đầu tiên – môn Tiếng việt (Tập 1) – Tuần 1 Bài tập đọc: Trường em – môn Tiếng việt (Tập 2) Bài Chính tả: Trường em - môn Tiếng việt (Tập 2) Bài tập đọc: Chuyện ở lớp -mônTiếng việt (Tập 2) Bài Chính tả: Chuyện ở lớp- mônTiếng việt (Tập 2) Bài tập đọc: Mèo con đi học-mônTiếng việt Bài Chính tả : Mèo con đi học-mônTiếng việt.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Bài tập đọc: Đi học-mônTiếng việt Bài chính tả: Đi học-mônTiếng việt Bài ôn tập: Gửi lời chào lớp 1-mônTiếng việt Soạn xong tuần 1. Người soạn. Khối trưởng kí duyệt ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… …………………………………………………. Hoàng Thị Lệ Trinh. Nguyễn Thị Thanh Tuyết.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×