Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.86 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN LỨC. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH NHỰT. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Số:.../KH.THBN. Nhựt Chánh, ngày 17 tháng 9 năm 2016. KẾ HOẠCH Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm học 2016 – 2017 Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-PGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Bến Lức Kế hoạch về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Huyện Bến Lức năm 2016; Trường Tiểu học Bình Nhựt xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm học 2016 – 2017 với nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU. 1. Mục đích: Tiếp tục phát huy vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của trường và được thực hiện liên tục với sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận, đoàn thể trong đơn vị. Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong đơn vị, góp phần đưa các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến các đối tượng một cách thường xuyên, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và học sinh; góp phần phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội. 2. Yêu cầu: - Phổ biến, giáo dục pháp luật phải kịp thời, thường xuyên, đảm bảo sự liên tục và tính hệ thống của các văn bản quy phạm pháp luật. Thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật mới đến cán bộ, nhà giáo và học sinh trong đơn vị. - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường được thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của ngành; từng bước hoàn thiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách đầy đủ. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; Sử dụng tài liệu băng đĩa, phim ảnh... trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật. - Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, giáo dục công dân. Kết hợp giáo dục chính khóa với giáo dục ngoại khóa; Kết hợp giáo dục pháp luật thông qua các môn học với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ. 3. Mục tiêu..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đến hết năm 2016, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt các mục tiêu sau: - 100% CB -GV-NV được tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống, công tác; được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các quy định khác liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ. Không có cán bộ GV và NV vi phạm các tệ nạn xã hội, vi phạm chính sách pháp luật của nhà nước của ngành. - 100% học sinh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi) liên quan trực tiếp đến bản thân. Không có học sinh vi phạm các điều cấm quy định tại Điều lệ trường Tiểu học và thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội. II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM Phổ biến những chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật do HĐND, UBND huyện ban hành. Đồng thời phổ biến giáo dục pháp luật cần gắn với nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 1. PBGDPL cho 02 nhóm đối tượng chủ yếu: a) Đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: Tập trung phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các chuyên đề pháp luật có liên quan chuyên ngành, lĩnh vực công tác: - Luật chuyên ngành: Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Luật liên quan chuyên ngành: Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011; Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi)…; - Phổ biến các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Tỉnh liên quan đến hoạt động quản lý, giáo dục tại đơn vị: Điều lệ trường Tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đạo đức nhà giáo; Các quy định về chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. b) Đối với học sinh: Tập trung phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các chuyên đề pháp luật có liên quan chuyên ngành, lĩnh vực công tác: - Các văn bản quy phạm về công tác quản lý, đánh giá xếp loại người học. - Vấn đề phòng chống bạo hành, buôn bán, xâm hại trẻ em, các quy định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến trẻ em trong giao thông đường bộ, trong lĩnh vực an ninh - trật tự an toàn xã hội và một số văn bản khác có liên quan đến đối tượng này; - Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Đường sắt năm 2005, Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004. 2. Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL của đơn vị:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đối với cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới và tham dự đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ, phổ biến pháp luật do cấp trên tổ chức. Từng bước nâng chuẩn chuyên môn cán bộ làm công tác pháp chế, đặc biệt sử dụng tốt các phương tiện thông tin nhằm tuyên truyền, phổ biến hiệu quả. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao, đưa những thông tin pháp luật đến các đối tượng một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, đảm bảo nâng cao ý thức pháp luật để từ đó mọi người tuân thủ một cách tự giác. Tủ sách pháp luật của đơn vị phải trưng bày các văn bản quy phạm pháp luật mới, có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, giáo dục tại đơn vị,… các văn bản này được thường xuyên cập nhật theo quy định; bố trí Tủ sách pháp luật đảm bảo cán bộ công chức, viên chức và học sinh tiện tham khảo, nghiên cứu. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: củng cố Ban giáo dục chính trị, tư tưởng trong Nhà trường; khuyến khích, tạo điều kiện cho CB, GV, NV thường xuyên trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Đề nghị với cấp trên mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu và các điều kiện cần thiết để nâng cao đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. 2. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật: - Tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng. Tuyên truyền, giới thiệu văn bản pháp luật mới và văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến đại bộ phận CB, GV, NV và học sinh. - Phối hợp với các giáo viên trong trường nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường, phù hợp với từng đối tượng; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của người học, tính thực tiễn trong bài giảng. Chú ý việc cho điểm học sinh trên cơ sở bài kiểm tra và kết hợp với nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm về những hành vi ứng xử hàng ngày của học sinh. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc triển khai, thi hành các văn bản quy phạm pháp luật tại đơn vị; đảm bảo hoạt động quản lý của nhà trường đúng quy định của pháp luật 2. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai các văn bản pháp luật tới viên chức, nhân viên trong đơn vị. 3. Nhân viên thư viện thường xuyên mở cửa thư viện, giới thiệu và theo dõi việc đọc, mượn sách pháp luật..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Thực hiện báo cáo định kỳ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về Phòng GD&ĐT Bến Lức. - Tham gia các đợt tập huấn về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành theo quy định. Trên đây là kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm học 2016 – 2017 của đơn vị trường tiểu học Bình Nhựt./. Nơi nhận:. HIỆU TRƯỞNG. - Giáo viên, nhân viên; - Lưu: VT.. Phan Văn Ê.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> LỊCH TRIỂN KHAI VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRONG NĂM 2016 Tháng Tên văn bản pháp luật 2 Luật PCCC; Luật xử lý vi phạm hành chính 3 Luật bình đẳng giới, Luật người khuyết tật Thông tư 30/2014/TT-BGD ĐT của Bộ GD&ĐT v/v Ban hành Quy chế đánh giá 4 học sinh tiểu học. - QĐ số 14/2007 của Bộ GD&ĐT v/v Chuẩn nghề nghiệp GV TH; - Thông tư 14/2010 của Bộ GD&ĐT v/v Chuẩn hiệu trưởng trường TH. 5 - Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh. - Nghị định 56/2015 của Chính phủ về đánh giá xếp loại công chức, viên chức 6 7 - Luật viên chức ( một số điều có liên quan) - Luật GD năm 2005, sửa đổi năm 2009. 8. 9. 10 11 12. - Thông tư 41/2010 của Bộ GD&ĐT v/v ...Điều lệ trường Tiểu học . - Thông tư 09/2009 của Bộ GD&&ĐT T/v Thực hiện công khai trong cơ sở GD. - Luật dân số 2011 và các chỉ thị của các cấp, công văn liên tịch số 19/CVLT của Phòng và CĐ GD HV ngày 27/12/2011 v/v tăng cường chỉ đạo công tác DSKHHGĐ - Luật khiếu nại, Luật tố cáo; - Luật hôn nhân và gia đình; Luật phòng chống bạo lực gia đình; - Thông tư 22/2016/TTBGD ngày 22/9/2016 Thông tư bổ sung đánh giá học sinh tiểu học. Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. - Luật Biển Việt Nam; - Luật giao thông;.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>