Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Nang cao chat luong mon Ngu van lop 7a2 Truong THCS Nguyen Van Linh thong qua viec giup hoc sinh ren ki nang lam van bieu cam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.06 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC MỤC LỤC....................................................................................................Trang 01 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHSPƯD ................................................... Trang 02 1. TÓM TẮT ĐỀTÀI.................................................................................. Trang 03 2. GIỚI THIỆU............................................................................................Trang 04 2.1. Hiện trạng .........................................................................................Trang 04 2.2. Nguyên nhân ....................................................................................Trang 04 2.3. Giải pháp thay thế:.......................................................................Trang 05-06 2.4. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:...............................Trang 07 2.5. Vấn đề nghiên cứu:.............................................................................Trang08 2.6. Giả thuyết nghiên cứu: .....................................................................Trang 08 3. PHƯƠNG PHÁP..................................................................................... Trang 08 3.1. Khách thể nghiên cứu: ......................................................................Trang 08 3.2. Thiết kế nghiên cứu:......................................................................... Trang 08 3.3. Quy trình nghiên cứu: .......................................................................Trang 09 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu: ...........................................................Trang 10 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:.......................... Trang 10 4.1. Phân tích dữ liệu:........................................................................... Trang 10 4.2. Bàn luận kết quả: ...........................................................................Trang 11 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:........................................................ Trang 11 5.1. Kết luận:............................................................................................Trang12 5.2. Khuyến nghị: ....................................................................................Trang 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... Trang 13 PHỤ LỤC............................................................................................Trang 14-25.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: “Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 7a2 Trường THCS Nguyễn Văn Linh thông qua việc giúp học sinh rèn kĩ năng làm văn biểu cảm” Người nghiên cứu: ĐẶNG THUỲ TRANG Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Văn Linh – Thành phố Tây Ninh. Bước 1.Hiện trạng. Hoạt động - Kĩ năng làm bài tập làm văn của học sinh lớp 7A2 Trường THCS Nguyễn Văn Linh còn hạn chế. Nguyên nhân: - Học sinh mất căn bản, phụ huynh ít quan tâm. - Vốn từ nghèo nàn; diễn đạt lủng củng, - Nội dung chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng “khá nặng”. 2. Giải pháp thay - Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh, thực hành các bài tập trên thế lớp.Tăng cường cho bài tập về nhà sau đó kiểm tra, sửa chữa. 3.Vấn đề nghiên - Liệu việc rèn kĩ năng làm bài trên lớp và tăng cường bài tập cứu: về nhà cho học sinh, có giúp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 7a2 hay không? - Dữ liệu có thể thu - Điểm số bài kiểm tra . thập được: - Giả thuyết nghiên - Có. Việc làm trên sẽ giúp nâng cao chất lượng phân môn Tập cứu: làm văn lớp 7a2 . 4. Thiết kế: - Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Nhóm NTN (7a2) NĐC (7a3) 5. Đo lường: 6. Phân tích dữ liệu: 7. Kết quả. Kiểm tra trước tác động. Tác động. Kiểm tra sau tác động. O1. X. O3. O2. ---. O4. - Đo lường bằng điểm số các bài kiểm tra: Bài kiểm tra trước tác động là bài viết số 1, bài kiểm tra sau tác động là bài viết số 2. - Dùng phép kiểm chứng T- Test phụ thuộc. - Đo mức độ ảnh hưởng SMD. Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không? Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào?. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đề tài: “ Nâng cao chất lượng môn ngữ văn lớp 7a2 Trường THCS Nguyễn Văn Linh thông qua việc giúp học sinh rèn kĩ năng làm văn biểu cảm” Người nghiên cứu: ĐẶNG THUỲ TRANG Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Văn Linh – Thành phố Tây Ninh. 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: “Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Hơn bất cứ hoạt động tinh thần nào, văn học có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu và vô tận của đời sống tâm linh tính cách của con người. Chất nhân văn đó không phải là thứ lòng tốt ngây thơ mà là sự hiểu biết tinh tế, hiểu mình, hiểu người dạy con người rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp, đem đến cho họ sự sáng suốt trong tinh thần, sự phong phú tâm hồn. Văn học dạy con người biết nhận thức bản thân mình, dạy con người biết yêu cuộc sống, biết tận hưởng cuộc sống và biết sống. Sống như thế nào? Suy nghĩ ra sao? Phương hướng hành động… của mỗi học sinh được tập trung thể hiện nhiều nhất trong bài tập làm văn. Phân môn tập làm văn liên kết tự nhiên và chặt chẽ với các phân môn khác của môn ngữ văn nhằm giúp các em có năng lực tự tạo lập văn bản bằng hình thức ngôn ngữ. Phân môn này là khâu trau dồi và rèn luyện ngôn ngữ giúp học sinh có khả năng bộc lộ vốn hiểu biết và cảm xúc cá nhân một cách trong sáng, chân thực. Mỗi bài tập làm văn của các em là sản phẩm sáng tạo thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của bản thân. Thành ngữ Hán Việt có câu: “Danh sư xuất cao đồ” (Thầy giỏi sẽ đào tạo ra trò giỏi). Quả là như vậy, nhưng Mạnh Tử nói: “Giáo diệc đa thuật hĩ ”(Giáo dục cũng có nhiều phương pháp); Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thì đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói.”… (Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện. Nghiên cứu giáo dục, số 28. 11/1973). Từ đó, mà bản thân người thầy chúng ta càng thấm thía hơn, vì muốn các em có được những sản phẩm tinh thần thật tốt thì người giáo viên, khi dạy văn THCS nói chung, dạy văn biểu cảm nói riêng, ngoài nắm kiến thức cùng với một tâm hồn, một trái tim sống cùng tác giả, tác phẩm thì còn cần phải có một phương pháp phù hợp, phải biết giúp các em có kĩ năng làm bài . Bởi, “Có bột mới gột nên hồ” mà! Nhiều năm liền, tôi được phân công giảng dạy môn ngữ văn khối 7. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy: mặc dù, như chúng ta đều biết, trẻ em rất giàu khả năng sáng tạo vì trí tưởng tượng của các em hồn nhiên, ngây thơ, ngộ nghĩnh, không bị ràng buộc bởi những luật lệ định kiến …Khả năng sáng tạo của trẻ em là khả năng lĩnh hội tri thức của loài người đã tích luỹ. Khi nắm vững tri thức thì sáng tạo bắt đầu, đó là cả một quá trình hoạt động vận hành các thao tác tư duy để tạo ra một sản phẩm có tính mới mẻ với các em. Những sản phẩm này đơn giản ngắn gọn hơn, thể hiện những sắc thái biểu cảm khác nhau. Như vậy mọi trẻ em đều có khả năng sáng tạo ở những mức độ khác nhau, trong lĩnh vực khác nhau. Nên nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc là điều hiển nhiên. Nhưng thể hiện cảm xúc như thế nào? Diễn đạt ra làm sao?... Đó cũng chính là những câu hỏi đặt ra với những người giáo viên dạy văn biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là gì? “Văn biểu cảm là loại văn trữ tình, được viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc và sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh đồng thời khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc”(Tạ Đức Hiền -Tư liệu bồi dưỡng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> thường xuyên, quyển II). Như vậy có thể nói, văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông lung không có ý nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm có hồn. Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, ngắn ngủn hoặc giả tạo, vay từ mượn ý. Nhưng điều đáng nói ở đây là: Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa các thể loại văn bản, nắm không chắc cách làm bài; Ngại luyện rèn các thao tác để có được kĩ năng làm văn sau khi học xong lí thuyết. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn văn của các em còn thấp. Thực tế đó, quả là đáng lo ngại. Thực trạng vấn đề này ra sao ? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học làm văn nói chung và làm văn biểu cảm nói riêng cho học sinh lớp 7 THCS nguyễn văn Linh? Đó là những vấn đề tôi trăn trở, day dứt, muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong bài viết này. Để khắc phục tình trạng trên, tôi nghiên cứu chọn giải pháp: “Nâng cao chất lượng môn ngữ văn lớp 7a2 Trường THCS Nguyễn Văn Linh thông qua việc giúp học sinh rèn kĩ năng làm văn biểu cảm”. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Linh. Lớp 7a2 (39 học sinh) được chọn làm lớp thực nghiệm; Lớp 7A3 (40 học sinh) làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm, trong những giờ lí thuyết, luyện tập của phân môn Tập làm văn chính khóa và những tiết phụ đạo buổi chiều, tôi đặc biệt chú trọng rèn kĩ năng làm bài cho các em bằng phương pháp dạy học tích cực; kết hợp nhịp nhàng các phương pháp đặc trưng bộ môn. Phần hướng dẫn tự học ở nhà cũng là một khâu được tôi lập kế hoạch một cách kĩ càng: Các bài tập giao về nhà, tôi kiểm tra, sửa chữa uốn nắn, động viên, nhắc nhở nhẹ nhàng, tình cảm thật kịp thời cho các em. Đặc biệt, ứng dụng CNTT vào giảng dạy một cách hợp lí. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm là 7.11 còn lớp đối chứng là 6.25 và kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,00027 chứng tỏ tác động là có ý nghĩa. Điều này chứng minh rằng : “Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm” đã góp phần nâng cao chất lượng cho học sinh. 2. GIỚI THIỆU: 2.1. Hiện trạng: - Học sinh lớp 7A2 Trường THCS Nguyễn Văn Linh làm chưa tốt bài tập làm văn (theo kết quả bàì viết số 1) - Kĩ năng nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng tạo lập văn bản, hành văn, bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn của một số học sinh là một vấn đề nan giải. - Một số em, bài làm có tình cảm hời hợt, thiếu chân thực, chưa xuất phát từ trái tim mình. 2.2. Nguyên nhân: Như chúng ta đã nói ở trên, văn học dạy con người biết nhận thức bản thân mình, dạy con người biết yêu cuộc sống, biết tận hưởng cuộc sống và biết sống. Hơn thế, lại là văn biểu cảm. Loại văn trữ tình, được viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc và sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh đồng thời khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc. Thế nhưng! + Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc rèn kĩ năng đọc sách cho học sinh, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc, ẩn sau mỗi trái tim người học. + Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Thực trạng việc dạy học thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh. + Do sĩ số lớp đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp từng học sinh trong mỗi tiết dạy . + Một số phụ huynh và học sinh chưa nhận thức rõ được vai trò của môn học này. Hoặc do vấn đề về hoàn cảnh. + Chương trình Ngữ văn 7 khó hiểu, nhất là các tác phẩm trữ tình Trung đại, trong khi đó tiết Tìm hiểu chung về văn biểu cảm (Tiết 20) lại không có sự tích hợp chặt chẽ với các văn bản biểu cảm đã học. + Học sinh mất căn bản, nghèo nàn về vốn từ, rất ngại đọc sách để thưởng thức được những văn bản biểu cảm hay. Ham chơi hơn ham học, chưa có hứng thú với môn học nên rất ngại khâu luyện tập, rèn kĩ năng làm bài cho bản thân. Thử hỏi làm sao có được kĩ năng làm bài. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này đưa ra giải pháp thay thế: rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài văn biểu cảm. Có như vậy, bài viết của các em mới có chất lượng cao hơn. 2.3. Giải pháp thay thế: Ngoài lòng yêu trẻ, yêu nghề, thái độ cư xử công bằng đầy tình thương, biết tự kiềm chế bản thân, gương mẫu để học sinh noi theo, tôn trọng nhân cách trẻ, biết hợp tác với trẻ trong quá trình dạy học và giáo dục, biết tạo dựng bầu không khí dân chủ trong lớp học. Còn phải biết vận dụng một số phương pháp phù hợp đặc trưng bộ môn một cách sáng tạo để các em nắm vững lí thuyết về văn biểu cảm, về yếu tố biểu cảm, về phương thức biểu cảm - Một phương thức cũng biểu đạt bằng ngôn từ như tự sự, miêu tả,… phản ánh tình cảm của con người với thế giới xung quanh. Hiểu bài văn biểu cảm là sự thể hiện nội tâm của con người nên dù trực tiếp, hay gián tiếp (thông qua hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, một câu chuyện hoặc một phong cảnh… để giãi bày suy nghĩ, cảm xúc), người viết cũng phải thường sử dụng các biện pháp kết hợp giữa quan sát và trải nghiệm bản thân với quá trình liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, suy ngẫm. Dù dạy văn biểu cảm về sự vật và con người hay văn biểu cảm về tác phẩm văn học, giáo viên luôn phải định hướng cho các em biết biểu đạt tình cảm đẹp, trong sáng, chân thật, và hướng dẫn các em nắm vững quy trình để làm một bài văn biểu cảm tốt. Quy trình đó bao gồm : 1. Các bước làm bài văn biểu cảm: a.Tìm hiểu đề và tìm ý: * Tìm hiểu đề : - Một đề bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả đối tượng học sinh. Do đó, quá trình tìm hiểu đề bài sẽ diễn ra như một hoạt động nhằm cá thể hóa đề bài cho từng học sinh. Kết quả của quá trình này là mỗi học sinh có một đề bài cho riêng mình. Trong đề bài văn biểu cảm, giáo viên cần định hướng cho các em tìm hiểu đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi sau : + Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật, loài cây, cảnh vật . . .) nào? về người nào? về tác phẩm nào? + Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì? (giãi bày cảm xúc, tình cảm nào?) + Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc? (cô giáo, thầy giáo, bố mẹ, bạn bè. . .) - Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ quyết định nội dung bài viết (đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện?); giọng điệu bài viết (viết cho bạn bè phải là giọng văn thân mật, có thể suồng sã; còn viết cho thầy cô hoặc bố mẹ phải thân thiết nhưng nghiêm túc, trang trọng) * Tìm ý:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Tìm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý nghĩ, tìm những rung động để diễn đạt thành nội dung của bài. Ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm thì muôn màu muôn vẻ. Như đã nói ở trên, ở bài văn biểu cảm, sự rung động của người viết đều bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống xung quanh, từ những gì người viết đó sống và trải qua, hoặc tiếp xúc với tác phẩm. Vì thế, muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm không phải cứ ngồi một chỗ mà đợi ý nghĩ, cảm xúc đến mà phải lục lọi trong trí nhớ, trong kỉ niệm những gì mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết; Phải biết suy nghĩ để tìm ra ý và cách nào đó để có thể bày tỏ cảm xúc, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách chân thật và tế nhị (Lập ý). Khi có một đề bàì, hãy quan sát kĩ đối tượng đề bài nêu ra, hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm (cảnh vật, vật, sự việc, con người…) trong thời gian và không gian. Bởi tình cảm con người thường được gợi lên từ đấy. Phải biết lắng nghe tiếng lòng mình khi giao hòa cùng đối tượng, để từ đó nói lên cảm xúc ý nghĩ của chính mình. Cũng như thao tác tìm ý truyền thống là cách đặt câu hỏi và trả lời cho câu hỏi mà mình đặt ra. Trong kiểu bài này, cần hướng các em hệ thống câu hỏi tập trung quanh các dạng như sau: - Tình cảm, cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ sâu sắc nhất của em về đối tượng là gì? - Những đặc điểm, tính chất gì của đối tượng tác động nhiều nhất tới cảm xúc và suy nghĩ của em? - Đối tượng làm em nghĩ đến, liên tưởng đến những gì? - Em có kỉ niệm gắn bó sâu sắc nào với đối tượng? - Đối tượng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của em? - Giúp các em biết được một số phương pháp lập ý thường gặp bằng cách cung cấp địa chỉ những đoạn văn mẫu cho các em tham khảo để bài làm giàu cảm xúc và có độ sâu, độ rộng. Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về tác phẩm văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm. Tìm ý trong trường hợp này chính là đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm, ngẫm nghĩ tìm ra vẻ đẹp, tìm nội dung chính của tác phẩm, phương thức chủ yếu sử dụng trong tác phẩm, (tả hay kể, giãi bày cảm xúc hay suy nghĩ), tìm ra cái mới, cái độc đáo của các yếu tố hình thức nghệ thuật. Bước này, có thể hoạt động theo nhóm để thu thập được nhiều ý hay hoặc giáo viên chọn những học sinh khá giỏi phát biểu trước, sau đó đến các em có học lực trung bình, yếu để các em có sự rút kinh nghiệm từ các bạn của mình. (nếu là giờ dạy phụ đạo buổi chiều, thì giáo viên nên dành nhiều thời gian cho việc cung cấp thêm từ ngữ, uốn nắn cách diễn đạt, cách dùng từ, những ý mà các em tìm được: Dùng những từ ngữ chứa đựng cảm xúc: “ Nhớ, biết ơn, không thể nào quên, cảm động, yêu mến, ân hận, thương,…”; Dùng lời kêu, lời gọi,…). b. Lập dàn ý: Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) như các kiểu văn bản khác. Mở bài nhằm giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về đối tượng. Phần thân bài là sự phát triển các cảm xúc chính đã nêu ra ở phần mở bài. Phần kết bài khép lại các ý đã trình bày .Gv cần hướng dẫn cho các em kĩ năng lập dàn ý, sao cho bố cục phải rõ ràng, hợp lí. - Mở bài: Nêu rõ đối tượng biểu cảm (Em định bày tỏ cảm nghĩ về ai? Cái gì? Con gì? Chuyện gì?...) - Thân bài:Trình bày cảm xúc chính. VD: + Về thầy cô: Ngoại hình, tính cách, tài năng, kỉ niệm, cảm xúc hiện tại. +Về loài cây: Vẻ đẹp, phẩm chất, kỉ niệm, ý nghĩa. +Về món quà em thích nhất: Hoàn cảnh nhận, vẻ đẹp, công dụng, kỉ niệm vui, buồn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -. Kết bài: Nêu cảm xúc chung, cảm xúc cuối cùng đọng lại: Suy ngẫm, bài học, lời hứa, hy vọng,… c. Viết bài Viết bài văn biểu cảm là việc viết các đoạn văn và nối chúng với nhau, tạo thành chỉnh thể thống nhất. Khi viết bài cần thực hành thành thạo kĩ năng hành văn, đặt câu, sử dụng từ, chọn giọng điệu, cách xưng hô, cách bộc lộ cảm xúc. Khi kết nối các đoạn trong bài văn biểu cảm cần chú ý đến lôgíc phát triển của cảm xúc, của tình cảm .Theo lôgic này, mỗi đoạn trong bài đều phải hướng vào làm nổi rõ lên cảm xúc chính, tình cảm chính. Và tình cảm đó phải chân thật (tiếng nói xuất phát tận đáy lòng, của riêng mình), cảm xúc phải sâu sắc. Bởi, sự sâu sắc sẽ chứng tỏ người viết đã đạt đến độ chín trong giao cảm, nó sẽ càng có sức rung cảm người đọc. Chưa đủ, cảm xúc phải phong phú nữa, vì cái gì phong phú cũng gợi thích thú. Sự phong phú trong văn chương nghệ thuật sẽ góp phần rất lớn trong việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm thẩm mĩ của con người.Văn biểu cảm cũng đòi hỏi phải đạt đến sự phong phú nghệ thuật ấy. Điều đáng lưu ý là các em phải biết cách diễn ý: Dùng biện pháp tu từ ẩn dụ hoặc tượng trưng để gởi gắm tình cảm, tư tưởng (biểu cảm gián tiếp); Dùng những động từ chỉ cảm xúc để diễn tả những cung bậc trong trạng thái tình cảm của con người. Dùng từ có tính biểu cảm, đặc biệt là những từ láy. Dùng từ cảm thán, câu cảm thán. Dùng câu hỏi tu từ. (Biểu cảm trực tiếp). Song cũng cần nhắc nhở các em, cách biểu cảm này nếu không khéo thì rất dễ rơi vào giả tạo, gượng ép, chữ nghĩa và cảm xúc chẳng ăn nhập gì với nhau; Phải bày tỏ cảm xúc, chứ không được miêu tả tự sự đơn thuần mà lạc sang kiểu văn khác; Sau khi miêu tả, tự sự, chèn một vài câu văn có yếu tố tình cảm vào cuối đoạn. Còn nếu là tác phẩm văn học, cần có kĩ năng trình bày cảm xúc, ý nghĩ trên cơ sở hiểu biết nhất định về kĩ năng phân tích tác phẩm, cảm, hiểu sâu sắc những khía cạnh, những chi tiết thú vị, đặc sắc của tác phẩm có ảnh hưởng nhiều nhất tới tư tưởng, tình cảm của mình. Nói cách khác, các em phải hiểu rằng: đây là hướng cảm thụ tác phẩm làm cơ sở để bày tỏ cảm nghĩ của mình một cách thuyết phục chứ không phải là tự do, tùy tiện. Nếu người giáo viên rèn được cho các em viết tốt kiểu bài này sẽ tạo cơ sở bước đầu rất hữu ích để sau này các em có thể làm tốt kiểu bài phân tích, bình giảng tác phẩm văn học. d. Đọc lại bài và sửa bài Đa số học sinh khi làm bài không biết cách phân phối thời gian hợp lí nên vừa viết xong là đã hết giờ, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong bài. Do đó, khâu tự sửa bài sau khi viết không được coi trọng. Giáo viên cần nhắc nhở các em chú trọng hơn đến việc đọc, rà soát lại lỗi chính tả, lỗi dùng từ, dấu câu,…của bài trước khi nộp. Qua các tiết lý thuyết và luyện tập ở trên lớp cùng với các bài tập mà các em được thực hành ở nhà dưới sự kiểm tra, rèn giũa tận tình của giáo viên. Các em sẽ quen dần và trở nên thành thạo hơn trong việc tạo lập một văn bản biểu cảm. Nếu khi đã có được kĩ năng làm bài, các em sẽ không còn e ngại khi đứng trước một đề văn, sẽ cảm thấy tự tin hơn, yêu thích hơn, hứng thú đối với môn học này. 2.4. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến tài: -Kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự trong phân môn Tập làm văn lớp 6 THCS. -Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) trong chương trình Ngữ văn lớp 9 của giáo viên Phan Thị Vân Trường THCS Xuân Trường - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định - Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng môn Ngữ văn: “Nâng cao chất lượng môn Tập làm văn lớp 8A1 Trường THCS Nguyễn Văn Linh thông qua việc giúp học.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> sinh rèn kĩ năng lập dàn ý” của cô Nguyễn Thị Thanh Hòa Trường THCS Nguyễn Văn Linh. Các đề tài, tài liệu trên chủ yếu bàn về: + Việc giúp học sinh biết cách mở bài ở các dạng văn. + Giúp học sinh hiểu rõ tính chất tổng hợp của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); Trình bày những cảm nhận, đánh giá phải có lí lẽ, lập luận, đồng thời phải qua phân tích, chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể; Kết hợp đồng thời, linh hoạt nhiều phép lập luận (giải thích, chứng minh, phân tích,...). + Giúp học sinh thấy rõ được tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi làm bài. Bản thân tôi là mong muốn có một nghiên cứu cụ thể và đánh giá được hiệu quả của việc vận dụng đề tài vào thực tiễn. Vì nó không chỉ góp phần tích cực vào việc đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh thành thục về kĩ năng mà còn góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS: bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng nhân cách con người Việt nam mới cho học sinh, giáo dục cho các em tình yêu quê hương, đất nước, thái độ lao động mới và những đức tính tốt đẹp khác như lòng nhân ái, tinh thần dũng cảm, tinh thần nhân văn, ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống và khát vọng vươn tới những giá trị của Chân - Thiện - Mĩ. 2.5.Vấn đề nghiên cứu: Việc rèn cho học sinh có được kĩ năng làm bài văn biểu cảm ở các phần bài tập, các tiết luyện tập và việc cho bài tập về nhà sau đó kiểm tra, uốn nắn có làm nâng cao chất lượng học tập môn Tập làm văn của học sinh lớp 7A2 Trường THCS Nguyễn Văn Linh không? 2.6. Giả thuyết nghiên cứu: Có! Việc rèn cho học sinh có được kĩ năng làm bài văn biểu cảm ở các phần bài tập, các tiết luyện tập và việc cho bài tập về nhà sau đó kiểm tra, uốn nắn đã nâng cao được chất lượng học tập môn Tập làm văn của học sinh lớp 7A2 Trường THCS Nguyễn Văn Linh . 3. PHƯƠNG PHÁP: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn hai lớp 7A3 và 7A2 để thực hiện nghiên cứu vì đó là hai lớp có sự tương đương về trình độ và sĩ số lớp, đầu năm đã được ban giám hiệu xếp lớp dựa vào học lực và hạnh kiểm của các lớp tương đồng nhau. Cụ thể như sau: Bảng1 : Các nhóm HS: Số HS các nhóm Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Dân tộc khác Lớp 7A3 Lớp 7A2. 40 39. 14 12. 16 17. 40 39. 0 0. Hơn nữa, đây là hai lớp tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trong năm học này. Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi. 3.2. Thiết kế nghiên cứu: Chọn tất cả học sinh của hai lớp 7A3 và 7A2 để thực hiện nghiên cứu. Lớp 7A3 được chọn làm nhóm đối chứng, lớp 7A2 là nhóm thực nghiệm. Tôi dùng bài kiểm tra (Bài viết số 1- Tiết12) làm bài kiểm tra trước tác động so sánh với bài kiểm tra sau tác động (Bài viết số 2- Tiết 31,32) do tôi trực tiếp biên soạn và tổ chức kiểm tra. (Vì hai bài kiểm tra trên tương đương nhau về thời điểm đầu học kỳ và thời lượng kiểm tra)..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Kết quả kiểm tra trước tác động, điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm, thu được kết quả sau: Bảng 2: Giá trị trung bình Điểm trung bình. Nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng. 5.84 Giá trị cuả T-Test. 6.18 0.1675. P = 0,1675 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa. Do đó, hai nhóm được xem là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu : KT sau KT trước Nhóm Tác động tác động tác động Thực nghiệm (7A2) Đối chứng (7A3). O1. Rèn cho học sinh có được kĩ năng làm văn biểu cảm thông qua phương pháp dạy học tích cực trên lớp, cùng với sự kiểm tra uốn nắn kịp thời cho các em sau đó.. O3. O2. Sử dụng kế hoạch bài học theo các tiến trình lên lớp với các hoạt động bình thường.. O4. Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3.3. Quy trình nghiên cứu: + Chuẩn bị bài của giáo viên: Trực tiếp dạy lớp 7A3: (Nhóm trước tác động ) Thiết kế bài học theo các tiến trình lên lớp với các hoạt động bình thường. Trực tiếp dạy lớp 7A2: (nhóm sau tác động) Thiết kế bài học bằng cách phối hợp nhịp nhàng các phương pháp như : Vấn đáp, thảo luận nhóm, phân tích ngữ liệu,… Giáo viên đầu tư cho việc soạn giảng nhiều hơn, chuẩn bị đèn chiếu, phiếu học tập cho các em. Chú trọng rèn kĩ năng thực hành trên lớp, giao thêm bài tập vừa sức (cho học sinh yếu) bài tập nâng cao (cho học sinh khá giỏi) về nhà. Sau đó sửa chữa, uốn nắn kịp thời cho các em. Tiến hành thực hiện: Thời gian tôi tiến hành thực nghiệm theo như kế hoạch dạy học đã lên ở lịch báo giảng.. Thứ/ Ngày. Lớp. Tiết theo lịch báo. Tiết theo phân phối. Tên bài dạy.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> giảng. chương trình. Ba/24-09-2014. 7A 3. 1. 23. Đặc điểm văn bản biểu cảm.. Năm/25-09-2014. 7A 2. 2. 23. Đặc điểm văn bản biểu cảm.. Năm/25-09-2014. 7A 2. 3. 24. Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.. 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu : Dữ liệu thu thập đó là kết quả bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Bài kiểm tra trước tác động là bài viết số 1. Bài kiểm tra sau tác động là bài viết số 2 do tôi trực tiếp ra đề. (Nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục) Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN: 4.1. Phân tích dữ liệu : Dữ liệu thu thập được mô tả ở Bảng thang đo ( xem phụ lục ) Bảng 5: Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Thực nghiệm Đối chứng Điểm trung bình 7.11 6.27 Độ lệch chuẩn 1.26 0.96 Giá trị P của T-test 0.00084 Chênh lệch giá trị 0.87 TB chuẩn (SMD) Mức độ ảnh hưởng Lớn Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0.00084 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.87. Theo tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.87 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc rèn kĩ năng làm văn biểu cảm trong quá trình học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài “Nâng cao chất lượng môn ngữ văn lớp 7a2 Trường THCS Nguyễn Văn Linh thông qua việc giúp học sinh rèn kĩ năng làm văn biểu cảm đã được kiểm chứng..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 4.2. Bàn luận kết quả: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động đối với nhóm thực nghiệm điểm trung bình là 7.11, đối với nhóm đối chứng điểm trung bình là 6.27. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0.84. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Phép kiểm chứng T-test giá trị trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0.00084 < 0.05. Như vậy sự chênh lệch là có ý nghĩa giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Điều này đã chứng tỏ rằng việc rèn cho học sinh có được kĩ năng làm văn biểu cảm thông qua phương pháp dạy học tích cực trên lớp, cùng với sự kiểm tra uốn nắn kịp thời cho các em sau đó là có ý nghĩa. Hay nói cách khác điểm trung bình sau khi tác động của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng không phải là ngẫu nhiên mà đó chính là kết quả của quá trình tác động mang lại, nghiêng về nhóm thực nghiệm. Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0.87 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc rèn cho học kĩ năng làm văn biểu cảm là có ảnh hưởng và kết quả mà nó mang lại là lớn. Như vậy giả thiết của đề tài là “Rèn cho học sinh có được kĩ năng làm bài văn biểu cảm ở các phần bài tập, các tiết luyện tập và việc cho bài tập về nhà sau đó kiểm tra, uốn nắn có làm nâng cao chất lượng học tập môn Tập làm văn của học sinh lớp 7A2 Trường THCS Nguyễn Văn Linh không” thì giờ đây đã được kiểm chứng trong thực tế và cho thấy rằng việc rèn cho học sinh có được kĩ năng làm bài văn biểu cảm ở các phần bài tập, các tiết luyện tập và việc cho bài tập về nhà sau đó kiểm tra, uốn nắn có làm tăng kết quả học tập của học sinh mà mức độ ảnh hưởng của nó là lớn. * Hạn chế: Rèn cho học sinh có được kĩ năng làm bài văn biểu cảm ở các phần bài tập, các tiết luyện tập và việc cho bài tập về nhà sau đó kiểm tra, uốn nắn trong dạy học phân môn tập làm văn 7 là một giải pháp rất tốt, nhưng để áp dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải đầu tư rất nhiều vào kế hoạch bài học; Phải biết phối hợp tốt với các phương pháp tích cực như vấn đáp, thảo luận nhóm, phân tích, rèn luyện theo mẫu, luyện tập… để tổ chức cho học sinh hoạt động theo định hướng của giáo viên. Trong quá trình nghiên cứu, học sinh lớp thực nghiệm khá đông đòi hỏi giáo viên phải bao quát học sinh tốt hơn, quan tâm đến đối tượng học sinh yếu nhiều hơn, phải rèn kỹ năng cơ bản về cách dùng từ, diễn ý, thì học sinh yếu mới tiếp thu tốt. Đặc biệt, là phải bồi đắp tình cảm để làm trỗi dậy tấm lòng vị tha, nhân hậu, bao dung nơi các em..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI : 5.1. Kết luận: Trên cơ sở thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT: Đổi mới phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học hiện đại “lấy học sinh làm trung tâm”. Đặc biệt dạy học văn lí thuyết song song với thực hành, từ lý thuyết áp dụng vào thực hành. Với tinh thần ấy, đề tài “Nâng cao chất lượng môn ngữ văn lớp 7a2 Trường THCS Nguyễn Văn Linh thông qua việc giúp học sinh rèn kĩ năng làm văn biểu cảm” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: Tìm hiểu điểm khái quát nhất về lí luận dạy học môn ngữ văn nói chung, môn Tập làm văn nói riêng trường THCS Nguyễn Văn Linh, mục tiêu, chương trình khung của môn tập làm văn 7 và những điểm chủ yếu nhất về lí luận của việc vận dụng phương pháp rèn kỹ năng làm văn biểu cảm khi tạo lập văn bản vào các hoạt động dạy học môn tập làm văn sao cho phù hợp nhằm đạt tới mục tiêu, yêu cầu và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, ứng dụng từ lý thuyết vào thực tế bài làm. Tôi tiến hành khảo sát, thiết kế các bài học môn Ngữ văn 7 có sử dụng phương pháp rèn kĩ năng làm văn biểu cảm và đã tiến hành giảng dạy ở lớp trước tác động và sau tác động. Sau đó tiến hành kiểm tra và thu thập dữ liệu. Dùng phép kiểm chứng TTest để kiểm chứng sự chênh lệch và kiểm tra mức độ ảnh hưởng bằng bảng tiêu chí Cohen thì cho thấy rằng việc vận dụng rèn kĩ năng làm văn biểu cảm vào dạy học môn Ngữ văn đã tạo ra giá trị trung bình chuẩn của nhóm với mức độ ảnh hưởng của nó là lớn. Như vậy, việc vận dụng phương pháp rèn kĩ năng làm văn biểu cảm vào dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS Nguyễn Văn Linh đã làm nâng cao kết quả học tập của học sinh. 5.2. Khuyến nghị: Đối với lãnh đạo nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đối với môn Ngữ văn. Đối với giáo viên: - Trong tiết dạy giáo viên cần đầu tư nhiều công sức để chuẩn bị bài giảng chu đáo, tích hợp, liên hệ thực tế, hướng dẫn làm bài tập để học sinh có những kiến thức đúng đắn và biết quy trình làm bài, diễn đạt hành văn. Khi dạy phải có sự linh hoạt. Đặc biệt, cần hướng dẫn, khuyến khích học sinh đọc sách, bắt đầu từ việc đọc các văn bản trong SGK. Thực tế cho thấy học sinh rất lười đọc sách dẫn đến đọc yếu, gây khó khăn cho việc cảm thụ văn bản. Chính vì thế, giáo viên cần khơi nguồn và nuôi dưỡng thói quen đọc sách của học sinh bằng cách: trong mỗi tiết dạy giáo viên lấy dẫn chứng, ví dụ, trích các câu nói, đoạn thơ, đoạn văn hay từ các sách tham khảo, sách nâng cao, các tác phẩm văn học và cho các em trực tiếp nhìn thấy. Khi làm được như thế, thì tự các em sẽ tìm đến với sách, làm bạn với sách. - Một học sinh muốn học tốt văn biểu cảm cần phải có kĩ năng diễn đạt trôi chảy, hấp dẫn .Chúng ta nên giao các bài tập rèn viết ở nhà cho học sinh sau mỗi tiết học; Nên hướng dẫn các em cách viết nhật kí để giúp các em nuôi dưỡng tình cảm đẹp khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để từ việc học sinh biết làm các dạng văn, biết diễn đạt những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, biết nhận thức, biết yêu, ghét..., mà hình thành nhân cách sống tốt hơn; Biết yêu quí và giữ gìn trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống và yêu thích môn học hơn. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt có thể ứng dụng trong quá trình dạy học môn ngữ văn của toàn khối để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 7. (NXB giáo dục - Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa – Đinh Chí Sáng) 2. Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Ngữ văn 7 (Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm – Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn, Hồ Giao Linh, Ngô Thị Kiều Linh) 3. Phương pháp dạy học môn Ngữ Văn “Tập làm văn” thể loại văn biểu cảm 7. (Tác giả: Hoàng Đức Huy – Nhà xuất bản Đà Nẵng) 4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS - NXB giáo dục 5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 7 - NXB giáo dục 6. Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Bộ giáo dục và đào tạo) 7. Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 tập 1 - (Bộ giáo dục và đào tạo - NXB giáo dục) 8. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 - (Bộ giáo dục và đào tạo - NXB giáo dục) 9. Sách giáo viên Ngữ văn lớp 7 tập 1 - (Bộ giáo dục và đào tạo - NXB giáo dục).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> PHỤ LỤC I Trường THCS Nguyễn Văn Linh 9. Bài… Tiết: 24 Tuần: 6 Ngày dạy:. Kế hoạch bài học Ngữ văn. TẬP LÀM VĂN. ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI BÀI VĂN BIỂU CẢM 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức : - HS biết: Đặc điểm cấu tạo của đề văn biểu cảm. - HS hiểu: Cách làm bài văn biểu cảm. 1.2. Kĩ năng : - Bước đầu rèn luyện các bước làm văn biểu cảm. - Nhận biết đề văn biểu cảm. 1.3. Thái độ : Tình yêu con người, yêu thiên nhiên. 1. TRỌNG TÂM: Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm 2. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên : Đèn chiếu –Soạn giảng. 3.2.Học sinh: Học bài cũ- Đọc kĩ nội dung bài mới, trả lời các câu hỏi. Xem trước phẩn luyện tập. Tìm đọc những đoạn văn biểu cảm. 3. TIẾN TRÌNH : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Nêu sự hiểu biết của em về đặc điểm của bài văn biểu cảm? (8đ) - Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. có thể biểu cảm trực tiếp những cảm xúc hoặc gián tiếp qua những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ; Tình cảm thể hiện phải trong sáng chân thực những nỗi niềm cảm xúc trong lòng. - Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác. -Kiểm tra và sửa chữa nhanh câu b bài tập cho về nhà bằng đèn chiếu. (SGK/ 87)  b. Mạch ý của bài văn : + Đoạn đầu : Phượng nở, phượng rơi báo hiệu mùa hè đến gợi cảm giác xao xuyến, buồn nhớ. + Đoạn thứ 2: Miêu tả cảnh hoa phượng ở lại một mình trong sân trường khi học sinh đã xa trường thể hiện cảm xúc trống trải. + Đoạn thứ ba: Miêu tả hình ảnh hoa phượng rơi như khóc càng tô đậm nỗi buồn, nhớ, cô đơn. Câu 2: Em hãy đọc thử vài đề văn biểu cảm mà em biết? (2đ) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ; Loài cây em yêu. 4.3. Bài mới: Giới thiệu bài: Mỗi thể loại văn đều có dạng đề và cách làm bài phù hợp với đặc trưng của kiểu bài đó. Vậy muốn làm văn tốt thì việc đầu tiên là chúng ta phải nhận diện đúng dạng bài sau đó cần vận dụng các kĩ năng, các bước tạo lập văn bản để bài đạt kết quả cao, và đó cũng là mục đích của tiết 24. Vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu: Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS * Hoạt động 1: Tổ chức cho các em tìm hiểu bài  Gv chiếu các đề bài SGK/87-88 Gọi các em đọc lại các đề văn. ? Em hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề bài ? * Hs thảo luận nhóm cùng bàn (3-5’) - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung, gv chốt ý :  Mỗi đề bài đều có từ ngữ giúp xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện. a. Cảnh vật quê hương- tình cảm yêu mến, gắn bó. b. Đêm Trung thu- Yêu thích- biết ơn. c. Nụ cười của mẹ- tình cảm yêu thương, biết ơn. d. Kỉ niệm tuổi thơ- niềm vui, nỗi buồn. e. Một loài cây- tình cảm yêu mến, gắn bó. ? Qua quan sát, tìm hiểu năm đề trên, em thấy đề văn biểu cảm thường có những đặc điểm gì? (Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm) ? Về hình thức các đề trên có gì giống nhau và khác nhau? -Hai yếu tố đó được khái quát qua từ cảm nghĩ hoặc được thể hiện trực tiếp bằng các từ chỉ rõ tình cảm, cảm xúc. => Muốn tìm hiểu đề trong văn biểu cảm phải hiểu được ý nghĩa các từ trong đề bài để xác định nội dung. - Gv chiếu một đoạn văn: chuyển ý Mẹ - đó là người tôi yêu nhất, vì đời mẹ chỉ dành cho chúng tôi mà thôi. Mỗi khi nhắc đến tiếng mẹ, lòng tôi lại trào dâng một cảm xúc bồi hồi kì lạ. Nghĩ về mẹ, tôi đã tập tành sáng tác những vần thơ trong sáng nhất để nói về mẹ, với tình yêu chân thành nhất. Và tôi cũng thấy nhiều tác giả viết về mẹ với tấm lòng kính yêu đặc biệt. Và tôi …cảm thấy tim mình thổn thức, mắt nhòa đi, khi nghe : “ Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con đà mồ côi” GV hướng dẫn học sinh cách làm bài văn cụ thể Cho đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ a. Tìm hiểu đề và tìm ý: ? Nhắc lại các bước làm một bài văn nói chung. -Hs: 4 bước( …). NỘI DUNG BÀI HỌC I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm: 1. Đề văn biểu cảm: - Đối tượng biểu cảm: Dòng sông, đêm trăng trung thu, nụ cười của mẹ, tuổi thơ, loài cây. - Tình cảm biểu hiện: + Yêu mến, nhớ thương, tự hào dòng sông. + Đêm trăng vui vẻ, đẹp, đáng nhớ. + Nụ cười chia sẻ, động viên, an ủi. + Kỉ niệm vui buồn. +..... 2. Các bước làm bài làm văn biểu cảm: Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ? Nêu rõ các bước? -Gv chiếu sơ đồ ? Em sẽ thực hiện bước đầu tiên thế nào? -HS đọc lại đề: ? Vậy bước tìm hiểu đề của bài này là phải xác định những điều gì? (Thể loại, nội dung) ? Đối tượng phải cảm nghĩ mà đề văn nêu là ai? Tình cảm của em dành cho đối tượng ấy như thế nào? +Nụ cười của mẹ. +Cần bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc về nụ cười ấy. ? Làm cách nào để tìm ý cho bài văn biểu cảm? -Hình dung đối tượng biểu cảm trong mọi hoàn cảnh => Nêu cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng đó. ?. Vậy em sẽ lập ý cho bài văn biểu cảm này như thế nào? * Gv cho các em thảo luận trên phiếu học tập. - Gọi đại diện từng nhóm trình bày những ý tìm được, những câu hỏi mà các em nêu ra. Có thể cho nhóm có học sinh giỏi trả lời trước. Các nhóm bạn nhận xét, rút kinh nghiệm. -Gv chiếu một số câu hỏi tìm ý để học sinh tham khảo: - Tình cảm, cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ sâu sắc nhất của em về nụ cười của mẹ thế nào? - Những đặc điểm, phẩm chất nào của mẹ tác động nhiều nhất tới cảm xúc và suy nghĩ của em? - Nghĩ về mẹ, có làm em liên tưởng đến những đối tượng nào khác trong văn thơ không? - Những kỉ niệm gắn bó sâu sắc nào đối với mẹ mà em không thể nào quên được? - Mẹ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của em? Hoặc: ? Từ thuở ấu thơ, có ai mà không nhìn thấy nụ cười của mẹ? ? Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không? Đó là những lúc nào? ? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ , em cảm thấy thế nào? ? Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ? ? Dựa vào các ý vừa tìm được, em hãy sắp xếp các ý sao cho có một bố cục hợp lý?.  Sắp xếp các ý theo bố cục ba phần Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần biểu cảm. Thân bài: Trình bày cảm nghĩ. - Kết bài: Cảm xúc về đối tượng biểu cảm.. -Sau khi học sinh trình bày, Gv chiếu cho các em quan sát dàn bài gợi ý Nhận xét dàn bài.. a) Tìm hiểu đề, tìm ý: - Thể loại: Văn biểu cảm. - Nội dung: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. - Tình cảm thể hiện: Cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ: -Hình dung đối tượng biểu cảm trong mọi hoàn cảnh . Nêu cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng đó. + Lúc còn nhỏ, khi lớn lên. + Vui, yêu thương, khuyến khích, động viên, an ủi, buồn khi em mắc lỗi. + Làm sao để nụ cười vui luôn rạng rỡ trên khuôn mặt mẹ.. b. Lập dàn bài.  Mở bài : Giới thiệu nụ cười của mẹ và nêu khái quát cảm nghĩ của mình.  Thân bài : Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ và cảm xúc, suy nghĩ của người viết về tửng sắc thái đó. + Nụ cười vui vẻ, hạnh phúc khi.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> con chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời . + Nụ cười chan chứa yêu thương khi chăm sóc con. + Nụ cười khích lệ, động viên, an ủi, khi con gặp khó khăn , thất bại. + Nỗi nhớ, sự trống vắng khi thiếu nụ cười của mẹ.  Kết bài : - Lòng yêu thương và kính trọng mẹ. c. Viết bài. ? Bước tiếp theo chúng ta sẽ làm thế nào? -Viết các đoạn văn và nối chúng với nhau, tạo thành chỉnh thể thống nhất. ? Em cần quan tâm điều gì khi viết các đoạn văn này ? -GV yêu cầu các em thảo luận nhóm đôi bạn cùng tiến lần lượt trình bày ý kiến, các bạn nhận xét, góp ý. -Gv Chốt, diễn giảng, lưu ý thêm cho hs. ( Kết hợp trình chiếu một đoạn văn còn hạn chế để các em phân tích) VD : “Bà nội hay thức khuya dậy sớm để làm việc mà tối nội chưa làm. Bà thường đi làm thuê để kiếm tiền nuôi chúng em. Em thấy vậy bảo bà nội hay là nội đừng đi làm thuê nữa, nội chuyển sang nấu xôi đi. Nội suy nghĩ một hồi lâu rồi nói, đó cũng là một ý kiến hay” (Cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà thân yêu của mình)  Dựa vào dàn ý, viết đoạn phần mở bài, các đoạn phần thân bài và đoạn phần kết bài. Cách diễn ý: Dùng biện pháp tu từ ẩn dụ hoặc tượng trưng để gởi gắm tình cảm, tư tưởng (biểu cảm gián tiếp); Dùng những động từ chỉ cảm xúc để diễn tả những cung bậc trong trạng thái tình cảm của mình. Dùng từ có tính biểu cảm, đặc biệt là những từ láy. Dùng từ cảm thán, câu cảm thán. Dùng câu hỏi tu từ. (Biểu cảm trực tiếp). Song cách biểu cảm này nếu không khéo thì rất dễ rơi vào giả tạo, gượng ép, chữ nghĩa và cảm xúc chẳng ăn nhập gì với nhau. Đặc biệt giữa các ý cần có sự liên kết chặt chẽ. -Cần nhấn mạnh lại để các em nhớ: Cảm xúc d. Đọc lại và sửa bài: phải chân thật, phải sâu sắc và phong phú nữa. -Gv chiếu đoạn văn mẫu để học sinh, phát hiện cách biểu cảm đặc sắc của tác giả..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ? Bước cuối cùng, em sẽ làm gì? Nó có vai trò ra sao?  Sau khi hoàn chỉnh bài viết cần có thời gian đọc lại, sửa lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, chấm câu,…) và bổ sung những ý còn thiếu. Tóm lại, khi tiếp nhận đề bài, ta cần làm những gì? - Hs đọc ghi nhớ SGK/ 88 Hoạt động 2: Hướng dẫn các em luyện tập : -Bài tập SGK/ 89-90 -Gv đọc diễn cảm một đoạn của bài văn ( Mai Văn Tạo). Gọi học sinh đọc khá, đọc tốt, đọc phần còn lại. ?Yêu cầu bài tập là gì? -Gv giao cho bốn nhóm thực hành + Nhóm 1,2: câu a + Nhóm 3: câu b + Nhóm 4: câu c Các nhóm trình bày. Nhóm bạn nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chốt..  Bài tập nâng cao: ? Dựa vào dàn ý đã lập ở phần lý thuyết, các em hãy viết đoạn mở bài, đoạn một của đoạn thân bài. Đề: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. - Các nhóm thực hành trên bảng phụ. + Nhóm 1,2: Đoạn mở bài. + Nhóm 3,4: Đoạn thân bài - Đại diện nhóm trình bày, Giáo viên uốn nắn sửa chữa, khuyến khích, động viên, coi trọng tính cá biệt , sự độc đáo trong suy nghĩ, rung động có trong nội dung hơn là độ dài của đoạn . Nếu đoạn văn của các em có được sự cảm nhận sắc thái tình cảm riêng , nên trân trọng, biểu dương và tỏ thái độ đánh giá cao qua cách bình điểm .. 2. Ghi nhớ:SGK/ 88 II. luyện tập : Bài tập Sgk/ 89-90 - Bài văn biểu đạt tình yêu quê hương tha thiết của tác giả -Đề văn: 1. Quê hương trong trái tim tôi. 2.Cảm xúc về quê hương em. b. Dàn ý của bài văn : Mở bài : Tác giả giới thiệu tình yêu quê hương của mình. Thân bài : Biểu hiện về tình yêu quê hương . + Tình yêu quê hương trong kí ức tuổi thơ với những vẻ đẹp cụ thể của cảnh vật quê hương. + Tình yêu quê hương trong niềm tự hào về lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và những tấm gương hy sinh vì quê hương. Kết bài : Tình yêu quê càng sâu đậm khi đã từng trãi, trưởng thành. c. Phương thức biểu cảm: Biểu cảm trực tiếp qua các từ ngữ được lặp lại nhiều lần: tôi yêu, tôi nhớ, tôi tha thiết,…  Bài tập nâng cao: Đề: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. Dựa vào dàn ý đã lập ở phần lý thuyết, các em hãy viết đoạn mở bài, đoạn một của đoạn thân bài..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1: Em nắm được những gì trong bài học hôm nay?  Ghi nhớ bài học Câu 2: Bài ca dao Ngó lên nuộc lạc mái nhà Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu. Em thử đặt một đề văn từ bài ca dao trên.  Cảm nghĩ về người bà kính yêu. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Đối với bài học ở tiết này: - Nắm vững nội dung bài học . Học thuộc ghi nhớ sgk + Làm vào VBT cho hoàn chỉnh. - Tiếp tục rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm từ một đề văn cụ thể; Tìm đọc (thuộc lòng càng tốt) những đoạn văn biểu cảm hay - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: * Chuẩn bị bài : “Luyện tập cách làm văn biểu cảm”. + Chuẩn bị phần I. sgk/99 + Chuẩn bị đề bài : « Cây tre em yêu » * Tìm hiểu đề , tìm ý * lập dàn bài * Viết đoạn văn. 5. Rút kinh nghiệm: Nộidung: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …… Phươngpháp……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………………… … SDĐDTBDH:: …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………….…………………………….. …………………………………………………………………………………………… ….

<span class='text_page_counter'>(20)</span> PHỤ LỤC II ĐỀ & ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG BÀI VIẾT SỐ 1 Đề: Em hãy thay mặt En-ri-cô viết thư cho bố, nói lên nỗi ân hận của mình sau khi đọc xong thư bố gửi.. ĐÁP ÁN: Mở bài. Thân bài. Kết bài. -Giới thiệu được hoàn cảnh, lí do viết thư một cách chân thành, cảm động. 2 điểm - Đúng hình thức một bức thư. - Viết theo trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm trạng, theo dòng hồi tưởng, … - Bộc lộ được tình cảm chân thành: 6 điểm + Hiểu được ân tình sâu nặng của mẹ dành cho mình. + Thấu hiểu tấm lòng, lời răn dạy tinh tế của bố. + Nỗi xót xa , ân hận khi trót lỗi lầm. - Hô ứng với phần mở bài. - Khẳng định nỗi day dứt, ân hận của mình. - Mong được sự tha thứ của bố- lời hứa.. 2 điểm. - Bài làm đúng hình thức một bức thư. Đầy đủ các nội dung, chữ viết rõ ràng, đúng ngữ pháp, diễn tả được tâm trạng cảm xúc chân thành, lời văn trau chuốt, thanh thoát. Biết kết hợp với các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm. Bố cục rõ ràng, hợp lí. Một văn bản thể hiện sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc. - Bài làm rõ 3 phần, khá đầy đủ nội dung, chữ viết đúng ngữ pháp, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Lời văn gợi cảm. Đúng hình thức một bức thư với cảm xúc chân thành . - Thể hiện rõ 3 phần, đạt ¾ nội dung, diễn đạt đôi chỗ lủng củng, sai một số lỗi chính tả. Có các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.. - Đạt điểm 9-10 (tối đa). - Đạt dưới trung bình khi bài làm còn nhiều thiếu sót, bố cục chưa rõ, câu chữ chưa rõ ràng, diễn đạt lủng củng,…. - Đạt điểm 7-8 - Đạt điểm 5-6.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> PHỤ LỤC II. ĐỀ & ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG BÀI VIẾT SỐ 2 ĐỀ: Cảm xúc của em về cây phượng vĩ trong sân trường.. ĐÁP ÁN: Mở bài. Thân bài. Kết bài. - Giới thiệu chung về cây phượng. - Lý do yêu thích, gắn bó với tuổi học trò, những suy nghĩ về cuộc sống. - Đặc điểm của cây phượng vĩ qua 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. (Đặc biệt là mùa hè). - Cây phượng trong cuộc sống mỗi con người, đã từng cắp sách đến trường. + Lúc bình thường: Như ngủ yên. + Lúc hè sang: Bừng tỉnh (Hoa lá, màu sắc…) - Cây phượng vĩ trong đời học sinh của em: + Hái hoa ép vào trang vở. + Phượng nở bồi hồi, lưu luyến khi phải xa bạn, xa trường, thầy cô…nỗi nhớ, nỗi buồn phải chia tay. - Tình cảm của em đối với loài cây đó. - Nêu cảm xúc chung, cảm xúc cuối cùng đọng lại: Suy ngẫm, lời hứa, hy vọng,… -Bài làm đúng thể loại. Đầy đủ các nội dung, chữ viết rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả , diễn tả được tâm trạng cảm xúc chân thành, lời văn trau chuốt, thanh thoát. Biết kết hợp với các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự . Bố cục rõ ràng, hợp lí. Một văn bản thể hiện sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc.. 2 điểm. 6 điểm. 2 điểm -Đạt điểm 9-10 ( tối đa) -Đạt điểm 7-8. - Bài làm rõ 3 phần, đúng thể loại, khá đầy đủ nội dung, chữ - Đạt viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả, kết hợp các yếu tố miêu điểm 5-6 tả, tự sự. Lời văn gợi cảm. Cảm xúc chân thành, liên kết, mạch lạc. - Thể hiện rõ 3 phần, đạt ¾ nội dung, diễn đạt đôi chỗ lủng củng, sai một số lỗi chính tả. Có các yếu tố miêu tả, tự sự khá phù hợp. - Đạt dưới trung bình khi bài làm còn nhiều thiếu sót, bố cục chưa rõ, câu chữ chưa rõ ràng, diễn đạt lủng củng,….

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Phụ lục 4: Bảng điểm – Bảng thang đo – Bảng kiểm chứng Bảng điểm lớp thực nghiệm (Lớp 7A2) BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM STT Họ và tên Trước tác động 1 Phạm Hoàng Anh 5 2 Nguyễn Trần Hải Âu 5.5 3 Nguyễn Thị Kim Cương 5.5 4 Thái Văn Duy 5.5 5 Nguyễn Thị Minh Duyên 9.5 6 Đỗ Thành Đạt 5 7 Huỳnh Việt Đức 6 8 Nguyễn Thanh Nhựt Hào 8 9 Trần Kiều Hoa 7 10 Nguyễn Minh Hoài 2.5 11 Lâm Phát Huy 6.5 12 Tạ Hoàng Minh Kha 5 13 Phan Thị Lan 7.5 14 Mai Ánh Linh 5 15 Võ Trường Linh 3.5 16 Phan Thanh Ly 5 17 Lê Thị Tuyết Mai 7.5 18 Phạm Công Minh 7 19 Nguyễn ThịThảo Ngân 6.5 20 Nguyễn Thị Ngọc 6 21 Lê Hoàng Ngọc 3.5 22 Lê Trần Quỳnh Như 5 23 Nguyễn Huỳnh Như 7 24 Phan Văn Nhường 7 25 Nguyễn Minh Phát 5 26 Phạm Thành Phát 6.5 27 Cao Thị Như Quỳnh 5 28 Nguyễn Thanh Sang 5.5 29 Trần NguyễnThanh Tâm 7 30 Đặng Nguyễn Thông 10 31 Đỗ Chí Thuận 5.5 32 Nguyễn Minh Thư 5.5 33 Thái Tân Tiến 7 34 Nguyễn Thu Trang 5 35 Nguyễn Thị Thuỳ Trang 2 36 Ngô Kế Tùng 6 37 Lê Thị Bích Tuyền 6.5 38 Đặng Ngọc Phương Uyên 4 39 Nguyễn Phương Vũ 7 Điểm trung bình 5.84. Sau tác động 6.5 6.3 6.8 7 10 8 7 8.8 7 5 8.3 6 8 7 7.8 6.5 8.5 7 7 7.3 5.5 5 7 8.5 6 8.3 5.5 5.5 8.5 10 6.5 7.3 7.5 6 5 8.3 7.3 6 7.5 7.11.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Bảng điểm lớp đối chứng BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG (Lớp 7A3) STT Họ và tên Trước tác động Sau tác động Cườn Nguyễn Chí g 1 6 6.3 Trần Thanh Hải 2 5 5.5 Phạm Thanh Hiền 3 5 5.8 Hoàng Trung Hiếu 4 7 6.5 Võ Hồ Khánh Huy 5 6 5 Lê Thanh Kiều 6 4 5 Phạm Thị Ngọc Lan 7 5 5 Lê Hoàng Linh 8 8.5 7.3 Nguyễn Thị Trúc Linh 9 6 7 Lộc 10 Nguyễn Hữu 2.5 4.5 Minh 11 Phạm Vũ 7.5 8 Nam 12 Lê Trần Hồng 8 7.8 Bùi Ngọc Mi 13 4 5 Nam 14 Hà Nhật 6 6.3 Nghĩa 15 Huỳnh Trọng 7.5 7.3 Ngọc 16 Nguyễn Hoài 7.5 7.8 Nguy Nguyễn Hoàng ên 17 6 6.3 Nguy Lê Thị Thảo ên 18 8 7.5 Nhân 19 Nguyễn Minh 5.5 5.5 Nhi 20 Nguyễn Thị 5.5 5.8 Nhi 21 Nguyễn ThịTrúc 3.5 5.5 Như 22 Trần Thị Quỳnh 7 7 Niên 23 Huỳnh Bá 6.5 5.8 Phi 24 Nguyễn Nhật 5 4.5 Phú 25 Võ Hưng 7.5 7 Phượn Hồ Thị Kim g 26 6.5 6.8 Quân 27 Tiêu Hồng 7 7 Tâm 28 Lí Hoài 7 7.5 Tấn 29 Nguyễn Minh 5.5 5.3 Thảo 30 Bùi Minh 8 7 Thắm 31 Lê Kim 7 6.5 Thắng 32 Nguyễn Đức 6.5 6 Thuận 33 Trần Phú 7.5 6.8 Thuý 34 Nguyễn Thị Cẩm 7.5 7.3 Trân 35 Võ Hoàng Ngọc 5.5 6 Trâm 36 Trương Thị Bích 4 5.8 Trườn Nguyễn Nhật g 37 7 6 Trườn Lê Vũ g 38 5 5.8.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Nguyễn Thị kim. Lê Thị Thu Điểm trung bình. 39 40. Tuyến Vân. 6 7 6.18. 5 7 6.27. Bảng: Thang đo STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Mốt Trung vị. TRƯỚC TÁC ĐỘNG NHÓM TN NHÓM ĐC. 5 5.5 5.5 5.5 9.5 5 6 8 7 2.5 6.5 5 7.5 5 3.5 5 7.5 7 6.5 6 5 3.5 5 7 7 5 6.5 5 5.5 7 10 5.5 5.5 7 5 2 6 6.5 4 7. 6 5 5 7 6 4 5 8.5 6 2.5 7.5 8 4 6 7.5 7.5 6 8 5.5 5.5 3.5 7 6.5 5 7.5 6.5 7 7 5.5 8 7 6.5 7.5 7.5 5.5 4 7 5 6 7. 5 5.5. 7 6.25. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39. SAU TÁC ĐỘNG NHÓM TN NHÓM ĐC. 6.5 6.3 6.8 7 10 8 7 8.8 7 5 8.3 6 8 7 7.8 6.5 8.5 7 7 7.3 5.5 5 7 8.5 6 8.3 5.5 5.5 8.5 10 6.5 7.3 7.5 6 5 8.3 7.3 6 7.5. 6.3 5.5 5.8 6.5 5 5 5 7.3 7 4.5 8 7.8 5 6.3 7.3 7.8 6.3 7.5 5.5 5.8 7 5.8 4.5 7 6.8 7 7.5 5.3 7 6.5 6 6.8 7.3 6 5.8 6 5.8 5 7. 7 7. 7 6.3. 40.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Giá trị TB Độ lệch chuẩn p. 5.84. 6.18. 7.11. 6.27. 1.63 0.16752. 1.38. 1.26 0.000835. 0.96. Bảng: Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị P của T-test Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) Mức độ ảnh hưởng. Thực nghiệm 7.11 1.26. Đối chứng 6.27 0.96 0.00084 0.87 Lớn. Thành phố, ngày 06 tháng 02 năm 2015 Giáo viên thực hiện đề tài Đặng Thuỳ Trang.

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

×