Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.8 KB, 37 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG HÒA TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC GẤU MISA. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON. Giáo viên: Lê Thị Hạnh Lớp: Mẫu giáo lớn. Năm học: 2016 - 2017.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỞ CHỦ ĐỀ - Cô mở nhạc bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non - Cho trẻ hát và khuyến khích trẻ vận động. - Đàm thoại với trẻ: + Cô đố các bạn biết bài hát này tên gì không? + Bài hát nói về gì? + Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn những gì mình biết về trường lớp mẫu giáo? - Cô giới thiệu chủ đề: Trường mầm non + Lớp học của bé + Trường mẫu giáo Gấu Misa của em - Cô khái quát lại những gì sẽ truyền đạt trong chủ đề. - Cô và trẻ sắp xếp đồ dùng, trang trí tranh ảnh về chủ đề..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON Thời gian thực hiện: 3 tuần. Từ ngày 05/09 đến 23/09/2016 I.. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:. MỤC TIÊU 1. Dinh dưỡng sức khỏe: - Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày(CS19). NỘI DUNG - Tên gọi một số thức ăn cần có trong trường. - Thức ăn nằm trong món ăn nào ở trường. HOẠT ĐỘNG HỌC - Quan sát, trò chuyện về một số thức ăn cần có trong trường. HOẠT ĐỘNG KHÁC - Trò chuyện về một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày. - HĐ ăn: Quan sát các món ăn ở trường thông qua giờ ăn của trẻ. - Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.( CS23). - Nhận biết và phòng tránh những nơi không an toàn.( Ao, hồ, sông suối, cấm điện…) - Nhân biệt nơi nguy hiểm và không nguy hiểm - Chơi nơi sạch và an toàn. TC Sáng : Trò chuyện về những nơi bẩn, nơi sạch, nơi nguy hiểm. - Hoạt động chơi: + Góc học tập: tô màu, gạch những nơi không an toàn. + Trò chơi: Chọn hành vi đúng, hành vi sai, đúng sai - HĐNT: Quan sát 1 số nơi sạch và an toàn xung quanh lớp.. - Trẻ nhận biết đúng ký hiệu và sử dụng đúng đồ dùng của mình. - Nhận ra kí hiệu của mình - Lấy kí hiệu của mình - Sử dụng đúng đồ dùng của mình. - HĐVS: Hướng dẫn, tổ chức trẻ nhận biết ký hiệu trên đồ dùng cá nhân. - Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng(CS18). Chải hoặc vuốt lại tóc khi bù rối Chỉnh lại quần áo khi bị xộc xệch hoặc phủi bụi đất khi bị dính bẩn - Bé gái tự buột tóc. - HĐVS: Thực hành giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng - HĐChơi: Bé chơi ở tiệm làm đẹp.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Phát triển vận động: - Trẻ biết tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hệ hô hấp. - Đội hình, đội ngũ: xếp hàng ra vào lớp, khi tập thể dục sáng… - Thể dục sáng, BTPTC gồm các động tác: Hô hấp, lườn, chân, bật. - Đi thăng bằng trên ghế thể dục (2m x 0,25 x 0,35m)( CS11). - Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối. - Đi trên sàn (Dây đặt trên sàn), đi trên ván dốc. - HĐ Thể dục sáng: Hướng dẫn, thực hành cho trẻ về đội hình, đội ngũ * Tập BTPTC, Thể dục sáng theo nhạc, theo nhịp hô: + Hô hấp: Ngửi hoa, thổi kèn +Tay: Đưa 2 tay ra phía trước lên cao, tay đưa ra trước về phía sau + Bụng: Nghiêng người sang bên, cúi gập người về phía trước. + Chân: ngồi xổm đứng lên, khụyu- gập gối. + Bật: Bật tách khép chân, bật liên tục về phía trước. - Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối - Đi trên ván kê dốc - Đi nối bàn chân tiến lùi.. - HĐChơi: ném bóng - HĐNT: Đi dạo sân trường. + Ai đi khéo, Trời nắng trời mưa. - HĐChơi: “ chuyền bóng qua tay”, tung cao hơn nữa. - HĐChơi: “ lộn cầu vồng” - HĐChơi: Trò chơi vận động: Chạy tiếp sức, Kéo co, mèo đuổi chuột, chuyền bóng qua đầu qua chân, tìm bạn thân, đá bóng, ai nhanh nhất.Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, rồng rắn, cặp kè.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Trẻ biết tô đồ - Cách cầm bút theo nét chấm in - Cách ngồi tô mờ - Tô đồ tô đồ theo nét chấm in mờ. * TCTV: - Trẻ nói đúng, rõ ký hiệu, tên các đồ dùng cá nhân của mình - Trẻ nói rõ ràng tên một số thức ăn cần có ở trường II.. - Tô nét thẳng đứng và nét ngang - Tô nét xiên phải và nét xiên trái - Tô nét cong kín. * TCTV: - Ký hiệu số: 1- 22 - Tên đồ dùng: Ca, khăn, nệm, gối… - Tên thực phẩm: Rau cải, cá, bí đỏ…. - HĐNT: vẽ theo yêu cầu của cô - HĐ chơi: Vẽ bóng bay. * TCTV: - Tăng cường cho trẻ nói ký hiệu, tên đồ dùng cá nhân thông qua mọi lúc mọi nơi. - Tăng cường cho trẻ gọi tên các món ăn ở trường thông qua hoạt động ăn trưa, ăn xế.. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:. 1. Khám phá khoa học: - Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng (CS96). - So sánh sự giống nhau và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng. - Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2- 3 dấu hiệu.. - So sánh, phân loại đồ dùng, đồ chơi. - HĐ chơi:đội nào nhanh hơn, Chơi nhóm gia đình, góc xây dựng, góc học tập. - HĐchiều: - So sánh một số đồ dùng đồ chơi. 2. Khám phá xã hội: - Trẻ biết tên cô giáo, tên bạn, tên lớp, tên trường, địa chỉ của trường và biết 1 số công việc của các thành viên khác trong trường.. - Tên cô: Cô Hạnh, cô Bích. - Tên bạn: Hưng, An Trường,…. - Tìm hiểu về trường mẫu giáo Gấu Misa - Khám phá lớp học của bé. - HĐNT: Quan sát lớp mẫu giáo lớn - HĐ chơi: Tìm bạn thân, mô tả về cô giáo và các bạn trong lớp, Ai đoán đúng - HĐchiều: Xem tranh và trò chuyện về trường mẫu giáo Gấu Misa - HĐNT: Quan sát quang cảnh khu phố Phú Thọ 2.. - Trẻ biết các hoạt động của lớp trong 1 ngày, ngày hội đến trường của bé.. - Các hoạt động: Trò chuyện sáng – thể dục – hoạt động học – hoạt động ngoài trời – chơi, hoạt động ở các góc – vệ sinh ăn ngủ uống (ăn) xế - hoạt động chiều - trả trẻ.. - Tên lớp: MG lớn - Tên trường: MG Gấu Misa - Địa chỉ trường: Phú Thọ 2- Hòa Hiệp Trung- Đông HòaPhú Yên. - HĐchiều: Xem tranh, trò chuyện về một ngày hoạt động của bé ở trường.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Bé đến trường: Ngày 5/9, biếu diễn văn nghệ… - Trẻ biết ngày 15/08 ÂL là ngày tết trung thu và một số hoạt động diễn ra trong ngày này. - Ý nghĩa : ngày 15/08 ÂL là ngày tết trung thu - Một số hoạt động: Rước đèn, múa lân… - Món ăn, bánh: Bánh nướng, bánh dẻo…. - Tìm hiểu về ngày tết trung thu. 3. Làm quen với toán: - Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10(CS104). - Đếm đến 3 - Nhận biết các nhóm có số lượng 3 - Xếp tương ứng 1:1 - Chọn thẻ chữ số tương ứng với số lượng đã đếm được trong phạm vi 3. - Đếm đến 3, nhận biết các nhóm có số lượng 3, nhận biết số 3. - Xếp tương ứng 1:1. * TCTV: - Trẻ biết trả lời 1 số câu hỏi theo sự gợi ý của cô. * TCTV: - Câu hỏi: Một ngày hoạt động của bé là gì?, ngày 15/8 âl là ngày gì?... - Tên đồ chơi: Búp bê, nồi, chén.. - Tên các bạn: Quyên, Trường.. - Tên cô:Thảo,Thúy.. - Trẻ nói đúng tên các đồ dùng đồ chơi, tên các bạn, cô giáo trong lớp.. - Hđchiều: Xem tranh ảnh, băng hình và trò chuyện về cảnh vui hội trăng rằm. - Trò chuyện về món ăn, bánh trong ngày tết trung thu - HĐchơi: xếp mâm ngũ quả, gói bánh cho ngày tết trung thu, làm bánh trung thu.. III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: - Nghe hiểu và - Hiểu và làm theo thực hiện được được 2 – 3 yêu cầu các chỉ dẫn liên liên tiếp quan đến 2-3 hành động(CS62). - HĐChiều:+ Làm vở tập toán + Chơi “đếm các bộ phận cơ thể” - HĐChơi: bé học đếm góc học tập, Về đúng nhà, nối hình tương ứng * TCTV: - Tổ chức trả lời một số câu hỏi của cô thông qua tất cả các hoạt động trong ngày. - Tổ chức gọi tên thông qua hoạt động khám phá xã hội, khám phá khoa học, mọi lúc mọi nơi. - HĐ chơi: Nghe và làm theo yêu cầu Chơi các góc.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ dành cho lứa tuổi của trẻ(CS64). - Một số bài thơ, câu chuyện + Bài thơ: Trung thu cùng bé, tình bạn. + Truyện: Sự tích Chú cuội cung trăng, bạn mới.. + Đọc thơ: tình bạn + Nghe kể chuyện: Sự tích Chú cuội cung trăng, bạn mới. - HĐ chiều: đọc thơ Trung thu cùng bé, tình bạn.. 2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày: - Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống(CS77). Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. - Trò chuyện, thực hành một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống - Hoạt động góc: Góc phân vai, xây dựng, nghệ thuật, học tập. - Không nói tục chửi bậy(CS78). Không nói tục, chửi bậy. - Trò chuyện về hành vi văn minh trong giao tiếp - HĐ chơi: làm quen nhóm chữ o, ô, ơ góc học tập - HĐ chơi: về đúng nhà, Thi xem đội nào nhanh. - HĐ chơi: bé làm quen, “đọc” thơ truyện ở góc học tập.. 3. Làm quen với - Nhận biết, phân biệt đọc – viết: và phát âm chính xác - Nhận dạng chữ cái o, ô, ơ được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt(CS91). - Làm quen nhóm chữ o, ô, ơ.. - Trẻ biết “tô” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. ( CS90). - Cách cầm bút. - Thể hiện sự thích thú với sách(CS80). - Thích thể hiện trong góc sách - Tìm sách truyện để xem - Nhận ra tên một số cuốn sách truyện trong chủ đề. - Tập tô nhóm chữ o, ô, - HĐ chơi: tập tô nhóm ơ. chữ o, ô, ơ góc học tập - HĐ chơi: khoanh tròn chữ cái - HĐ chiều: làm vở tập tô bài o, ô, ơ - HĐ chơi: Xem, “đọc” sách ở góc học tập - HĐ chơi: Ai nhanh nhận ra tên cuốn sách. - Cách ngồi - Cách tô chữ cái.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> * TCTV: - Trẻ đọc thơ rõ ràng, kể chuyện được theo sự gợi ý của cô, phát âm rõ các từ khó - Trẻ phát âm chính xác , to, rõ các chữ cái.. * TCTV: - Đọc theo cô - Đọc thuộc bài thơ - Kể được truyện. * TCTV: - Thơ: Bài thơ: Trung thu cùng bé, tình bạn. - Truyện: Bạn mới, Sự tích chú cuội - Thông qua các bài thơ, câu chuyện cho trẻ đọc các từ khó. - Tổ chức cho trẻ thông qua hoạt động làm quen, tập tô với nhóm chữ cái o, ô, ơ, và ở mọi lúc mọi nơi. - Nhóm chữ: o, ô, ơ.. IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ: 1. Tạo hình: - Giấy màu - Biết sử dụng - giấy gói quà các vật liệu khác - Hạt đậu nhau để làm 1 sản phẩm đơn giản(CS102). - Vẽ trường mầm non của bé - Cắt dán đồ dùng đồ chơi trong sân trường.. - HĐ chơi: bé chơi ở góc tạo hình. - HĐ chiều: trang trí lồng đèn. 2. Âm nhạc: - Nhận ra giai điệu ( vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc. (CS 99). Nghe các thể loại âm nhạc khác nhau và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc (nhạc thiếu nhi, dân ca..). - Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học, trường chúng cháu là trường mầm non, Rước đèn tháng tám, Chú cuội chơi trăng, em đi mẫu giáo.. HĐ chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát, Nốt nhạc may mắn. - Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em trong chủ đề(CS100). - Hát đúng giai điệu bài hát - Thuộc bài hát. - Hát: trường chúng cháu là trường MN.Đêm trung thu,. - HĐ chơi: góc âm nhạc. - Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc của bản nhạc(CS101). Sử dụng các dụng cụ gõ, đệm theo nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp).. - VĐTN: trường chúng cháu là trường mầm non - VĐMH: Em đi mẫu giáo. - HĐ chơi: góc âm nhạc. - HĐ chiều: Chơi với các dụng cụ âm nhạc. - Trẻ biết chơi một số trò chơi. - Tên trò chơi - Luật chơi, cách chơi. - HĐ chơi: Tai ai tinh, Ai nhanh nhất, nghe.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> âm nhạc. giai điệu đoán tên bài hát.. V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI: 1. Phát triển Chủ động và động và tình cảm: độc lập trong một số - Chủ động làm hoạt động. một số công việc đơn giản hàng ngày(CS33). - HĐ chơi :Thu dọn đồ dùng khi chơi xong, lau dọn các góc.. - Thể hiện sự an ủi và chia vui với bạn bè(CS37). Nhận ra tâm trạng của bạn, người thân. Biết chia sẻ phù hợp với họ. - Trò chuyện: về cách thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. - HĐ chơi: bạn vui hay buồn, HĐgóc: chơi nhóm Bác sĩ.. - Có nhóm bạn chơi thường xuyên (CS46). Yêu mến, quan tâm đến các bạn. - Hoạt động chơi: Chơi các góc: : Góc phân vai, góc xây dựng, góc âm nhạc ... - Hoạt động ngoài trời: Chơi tự do. 2. Kỹ năng xã hội: - Trẻ biết một số quy định ở lớp - Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản (CS52). - Một số quy định ở lớp như: để đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, trật tự khi ăn ngủ… Thực hiện công việc được giao( trực nhật, xếp dọn đồ chơi,,) Chủ động và độc lập trong một số hoạt động. - Trẻ biết thể hiện một số vai chơi thông qua các trò chơi ở góc. - Chơi ở các góc: Phân vai, xây dựng, học tập – thư viện, nghệ thuật, thiên nhiên.. - HĐ chơi: sắp xếp đồ dùng ở các góc. - Hoạt động chơi: Chơi các góc: Xây dựng, phân vai, góc thiên nhiên….. - Hoạt động ngoài trời: Nhặt lá, nhặt rác trong sân trường, - Hoạt động vệ sinh, ăn, ngủ. - Góc phân vai: chơi các trò chơi gia đình, cô giáo, bán hàng. - Góc xây dựng: xây lớp học, xây trường học của bé… - Góc học tập, thư viện: Xếp chữ số trong phạm vi 5 bằng hột hạt, xem tranh về lớp mẫu giáo,.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> đọc truyện, sách về chủ đề - Cho trẻ xem tranh về trường lớp mẫu giáo, tô, vẽ, cắt dán chữ cái, chữ số, chơi lô tô đồ dùng đồ chơi, tập phân loại theo yêu cầu của cô quy định… - Góc thiên nhiên: Nhặt lá, nhổ cỏ, tưới hoa, chơi với cát, nước, đong nước vào lọ… - Góc nghệ thuật: hát những bài hát về chủ đề; nghe hát + vận động theo nhạc các bài hát về chủ đề; Vẽ theo ý thích, dùng các nguyên vật liệu mở làm đồ chơi, vẽ trường mẫu giáo của bé…. TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC 1. Chung cho các tuần: - Các đồ dùng đồ chơi phục vụ các góc: Góc bác sỹ, gia đình, bán hang, học tập, thư viện, thiên nhiên, nghệ thuật - Các đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động ngoài trời: chong chóng, - Đồ dùng cá nhân trẻ: Ca, khăn, bàn chải… - Tranh chủ đề: Trường mầm non + tết trung thu. - Vở tạo hình, vở toán, vở tập tô - Giấy A4, màu tô, bút chì 2. Tuần 1: - Các đồ dùng đồ chơi trong lớp - Các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động: các dụng cụ âm nhạc: Thanh gõ, xăc xô, trống lắc; tranh liên hoàn thơ: Tình bạn, đĩa nhạc “ngày đầu tiên đi học”, “trường chúng cháu là trường mầm non”, thẻ số từ 1 đến 5, các ngôi nhà có chưa các số, … 3. Tuần 2: - Các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động: Tranh ảnh, băng hình vui hội trăng rằm, các bài hát trong tết trung thu, lồng đèn, giấy màu, keo, đĩa nhạc trăng thu, tranh hướng dẫn tập tô o, ô, ơ, các đồ dùng đồ chơi cho hoạt động xác định các hướng trong không gian….
<span class='text_page_counter'>(11)</span> 4. Tuần 3: - Các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động: Tranh mẫu vẽ trường mẫu giáo, tranh ảnh về ngày hội đến trường của bé, những quả bóng, rổ, tranh cô giáo của em, các thẻ chữ o, ô, ơ, tranh liên hoàn truyện: Bạn mới, các đồ dùng làm búp bê, đĩa nhạc múa em đi mẫu giáo, đi học….
<span class='text_page_counter'>(12)</span> KẾ HOẠCH TUẦN 1: LỚP MẪU GIÁO CỦA BÉ Từ ngày 05/ 09 đến ngày 09/ 09/ 2016 NỘI DUNG Trò chuyện sáng Thể dục sáng. Hoạt động học. Hoạt động ngoài trời. Hoạt động góc. Hoạt động chiều. Trả trẻ. THỨ HAI. THỨ BA. THỨ TƯ. THỨ NĂM. THỨ SÁU. - Trò chuyện về tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn trong lớp - Trò chuyện về buổi lễ ngày hội đến trường của bé - Sắp xếp đồ dùng, cho trẻ chọn các góc chơi 1. Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang 2. Trọng động: - Hô hấp: Ngửi hoa. (4 lần) - Tay: Đưa 2 tay ra phía trước lên cao (2lx8n) - Lườn: Nghiêng người sang bên (2lx8n) - Chân: khụyu- gập gối. (2lx8n) - Bật: bật liên tục về phía trước (Bật theo tiếng vỗ xăcxô) 3. Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng (Tập theo nhịp hô của cô) - Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối - TC: Chuyền bóng qua đầu. - Khám phá lớp học của bé - TC: đối mặt - Hát + vđmh “trường chúng cháu là trường mầm non”. - Đếm đến 3, nhận biết các nhóm có số lượng 3, nhận biết số 3. - TC: Về đúng nhà.. - Thơ: Tình bạn - TC: tai ai tinh, mô tả về cô giáo và các bạn trong lớp.. - Vẽ trường mầm non của bé - Hát và vận động: Em đi mẫu giáo. - Quan sát lớp - TC: đá bóng, mẫu giáo A Lộn cầu vồng - TC: Bật qua suối nhỏ. - Dạo chơi quanh sân trường. - TC: Chạy tiếp sức Chuyền bóng. - Quan sát bầu trời. - TC: Tìm bạn thân. - Vẽ theo ý thích - TC: Kéo co. - Chơi tự do. - Chơi tự do. - Chơi tự do. - Chơi tự do. - Chơi tự do. * Góc phân vai: - Gia đình: Ba mẹ, con cái… - Bán hàng: Bán đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học- chơi. Cô giáo: Dạy học, dạy múa, dạy thơ. Bác sỹ: Khám tay, khám răng * Góc xây dựng: - Lắp ráp hàng rào - Xây lớp học. * Góc học tập- thư viện: - Xếp chữ số trong phạm vi 3 bằng hột hạt, ghép số tương ứng. - Đọc truyện, sách về chủ đề * Góc nghệ thuật: - Tạo hình: + Vẽ đồ chơi trong lớp tặng bạn + Vẽ theo ý thích. - Âm nhạc: + Hát, múa các bài trong chủ đề + Chơi với các nhạc cụ âm nhạc * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, lau lá cho cây, Chơi đong nước vào chai - Thực hành - So sánh, phân - Làm vở toán: - Hát: trường - Tổ chức phân loại lấy đúng và loại đồ dùng, đồ Trong phạm vi 3 chúng cháu là đồ dùng đồ chơi cách sử dụng chơi - TC: đội + Chơi “ đếm các trường MN - Tổ chức sắp xếp đồ dùng cá nào nhanh hơn bộ phận cơ thể - Nghe hát: ngày đồ dùng đồ chơi lên nhân. - Xem tranh, trò - Tô nét thẳng đứng đầu tiên đi học. kệ vào hoạt động chuyện về một và nét ngang - TC: nghe giai góc ngày hoạt động điệu đoán tên bài của bé ở trường - Chơi tự do ở các hát. - Chơi tự do ở các - Chơi tự do ở - Chơi tự do ở các góc góc góc - Chơi tự do ở các các góc góc - Cô giáo nêu gương. Kiểm tra vệ sinh trước khi trẻ về - Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân trước khi đến lớp - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> KẾ HOẠCH SOẠN GIẢNG TUẦN 1 Thứ hai, ngày 05 tháng 09 năm 2016 ĐI BẰNG MÉP NGOÀI BÀN CHÂN, ĐI KHỤY GỐI I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thực hiện được đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối theo sự hướng dẫn của cô. - Rèn kỹ năng đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối - Trẻ thực hiện BTPTC theo nhịp hô của cô - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật trong hoạt động II. Chuẩn bị: - Vạch chuẩn bị, 3 quả bóng III. Cách tiến hành: 1. Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang 2. Trọng động: a. BTPTC: - Tay: Đưa 2 tay ra phía trước lên cao (2lx8n) - Lườn: Nghiêng người sang bên (2lx8n) - Chân: khụyu- gập gối. (2lx8n) - Bật: bật liên tục về phía trước (Bật theo tiếng vỗ xăcxô) b. VĐCB: Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối - Cho trẻ chuyển thành 2 hàng ngang đứng đối diện nhau. - Cô giới thiệu VĐCB: Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối - Cô làm mẫu: + Lần 1: Toàn phần + Lần 2: Giải thích * TH: Từ hàng cô buớc ra đến vạch chuẩn bị, đứng chân tự nhiên. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu thì đi bằng mép ngòai bàn chân, sau đó nghe hiệu lệnh đổi sang đi khụy gối. Sau đó đứng về cuối hàng. - Mời trẻ lên làm thử - Cho cả lớp thực hiện. Cô bao quát sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ - Nhận xét, tuyên dương c. TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu - Cô nêu tên trò chơi, nêu luật chơi, cách chơi - Tiến hành cho trẻ chơi - Nhận xét – tuyên dương 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng xung quanh lớp học NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……….……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Thứ ba, ngày 06 tháng 09 năm 2016 KHÁM PHÁ LỚP HỌC CỦA BÉ I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên lớp, tên các bạn, tên cô giáo và địa chỉ của lớp mình, công việc của cô và hoạt động của lớp trong 1 ngày - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của cô, mạnh dạn khi nói - Giáo dục trẻ biết lễ phép, vâng lời cô, thường xuyên đi học, yêu cô, mến bạn, và biết quan tâm giúp đỡ bạn. II. Chuẩn bị: - Các slide về hình ảnh giờ đón trẻ, vui chơi ở lớp của trẻ III. Tiến hành: 1.Hoạt động 1: Chơi TC: “đối mặt” - Cô tập trẻ, giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Tổ chức trẻ chơi - Dẫn dắt vào hoạt động. 2.Hoạt động 2: Trò chuyên – đàm thoại về lớp học của bé. - Thu hút cho trẻ quan sát trong lớp học: + Tên lớp là gì? Nằm ở thôn nào, xã nào? + Trong lớp gồm có những bạn nào? + Lớp mình có mấy cô? + Cô giáo các bạn tên gì? - Đến lớp, cô và các bạn thường làm gì? - Cô cho trẻ quan sát lớp học và nhận xét về đặc điểm của lớp học + Lớp mình có những đặc điểm gì? + Có tất cả bao nhiêu góc học? Đó là những góc nào? - Các bạn được tham gia các hoạt động nào ở lớp? - Cô khái quát - Trong quá trình trẻ trả lời, cô chú ý cho trẻ nói tên các bạn và tên các góc rõ ràng, chính xác *Giáo dục: biết lễ phép, vâng lời cô, thường xuyên đi học, yêu cô, mến bạn, và biết quan tâm giúp đỡ bạn. 3. Hoạt động 3: Hát+ vđmh “ trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Cô mở nhạc và khuyến khích trẻ vận động, nhún nhảy (1- 2 lần) - Nhận xét – tuyên dương, kết thúc hoạt động. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……….……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(15)</span> SO SÁNH, PHÂN LOẠI ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên, công dụng, chất liệu, so sánh và phân loại 1 số ĐDĐC trong lớp. - Rèn kỹ năng nói rõ ràng, trả lời câu hỏi của cô theo sự hướng dẫn của cô - Giáo dục trẻ biết cách giữ gìn và bảo vệ ĐDĐC II. Chuẩn bị: - Lớp học có đầy đủ ĐDĐC các loại khác nhau về chất liệu III. Tiến hành: 1.Hoạt động 1: Giải câu đố về đồ chơi - Cô thu hút trẻ vào hoạt động, đọc lần lượt các câu đố về đồ dùng đồ chơi + Đố các bạn đó là cái gì ? dùng để làm gì? + Trong lớp có những ĐDĐC nào? - Cô dẫn dắt vào bài. 2.Hoạt động 2: So sánh phân loại đồ dùng đồ chơi. - Cô cho trẻ kể tên 1 số đồ dùng nào mà trẻ biết - Cô cho trẻ lần lượt quan sát các đồ dùng và nhận xét về màu sắc, chất liệu, công dụng và cho trẻ so sánh, phân loại + Tên gọi tên đồ dùng? + Đồ dùng có màu gì? + Chất liệu là gì? + Dùng để làm gì? + Các bạn thấy những đồ dùng này có ở đâu? - Cô chia trẻ thành 5 nhóm chơi “ đội nào nhanh nhất” về các góc và phân loại ĐDĐC ở góc đó - Cô quan sát, động viên trẻ - Cho trẻ từng nhóm đứng lên trình bày về cách phânloại của nhóm mình - Cô khái quát, nhận xét về cách phân loại của từng nhóm. *Giáo dục: trẻ biết cách giữ gìn và bảo vệ ĐDĐC 3. Hoạt động 3: TC: đi siêu thị - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nêu luật chơi, cách chơi. - Tiến hành cho trẻ chơi.. - Nhận xét tuyên dương NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……….……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Thứ tư, ngày 07 tháng 09 năm 2016 ĐẾM ĐẾN 3 NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ SỐ LƯỢNG, NHẬN BIẾT SỐ 3 I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết các nhóm có 3 đồ vật.Nhận biết số 3 - Rèn kỹ năng đếm đến 3, tạo nhóm 3, so sánh đối tượng trong phạm vi 3 - Giáo dục trẻ ý thức, nề nếp học tập, tích cực tham gia hoạt động . II. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 3 để xung quanh lớp. - Số 6,thước chỉ. Thẻ số từ 1 đến 3, rổ đựng đồ dùng. II. Cách tiến hành: 1.Hoạt động 1: TC: “ Những ngón tay lúc lắc”. - Tập trung trẻ, cô cùng trẻ chơi trò chơi “ những ngón tay lúc lắc” - Cô hỏi trẻ: + Lớp mình vừa chơi trò gì? + Các bạn lúc lắc bao nhiêu ngón tay? - Cô cho trẻ làm lại đến 3 và khái quát dẫn dắt chuyển hoạt động 2.Hoạt động 2: Đếm đến 3. Nhận biết các nhóm có số luợng 3, nhận biết số 3. - Cô lấy 3 quyển vở xếp thành 01 hàng ngang. - Cô xếp 2 cây bút theo tương ứng 1:1 - Cô hỏi trẻ số vở như thế nào với số bút? - Muốn số vở và số bút bằng nhau thì ta phải làm gì? ( Thêm 1 cây bút ) - Cô bớt số bút lần lượt ( 1,2) Sau mỗi lần bớt cô cho trẻ đếm cùng cô) - Cô cho trẻ đếm lại số vở - Cô giới thiệu số 3. Cô phát âm mẫu. Mời tổ, nhóm cá nhân phát âm nhiều lần. - Cô bớt lần lượt số vở cho đến hết. - Chú ý cô cho trẻ lên bớt * Luyện tập: - Cô cho trẻ lấy đồ dùng và , làm theo yêu cầu của cô - Cô quan sát sửa sai cho trẻ kịp thời. - Nhận xét – Tuyên dương. 3.Hoạt động 3: TC: Về đúng nhà - Cô nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Nhận xét và tuyên dương. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……….……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Thứ năm, ngày 08 tháng 09 năm 2016 THƠ: TÌNH BẠN I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả,hiểu nội dung và đọc thơ theo cô. - Rèn cách đọc thơ rõ ràng, trả lời câu hỏi của cô theo sự hướng dẫn của cô - Giáo dục trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn và vâng lời cô giáo. II. Chuẩn bị: - Tranh liên hoàn thơ: Tình bạn - Mũ chóp kín III. Cách tiến hành: 1.Hoạt động 1: Chơi trò chơi: “tai ai tinh” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần - Dẫn dắt vào bài. 2.Hoạt động2: Thơ: Tình bạn a.Cô đọc thơ cho trẻ nghe: - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả - Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm - Cô đọc thơ lần 2 kèm tranh minh họa b.Giảng giải trích dẫn: - Bạn Thỏ bị ốm nên không đi học được nên các bạn cùng nhau mua quà đến thăm và chúc Thỏ nhanh hết bệnh để cùng nhau đi học xứng đáng con ngoan, trò giỏi. Các bạn trong lớp lúc nào cũng đoàn kết và thương yêu quan tâm nhau. c.Đàm thoại: - Bài thơ tên là gì? - Trong bài thơ nói về gì? - Khi biết bạn Thỏ bị ốm thì các bạn trong lớp đã như thế nào? Mua những gì? - Các bạn trong lớp mong muốn điều gì? * Giáo dục: trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn và vâng lời cô giáo. d.Dạy trẻ đọc thơ: - Cô đọc từng câu cho trẻ đọc theo - Cho cả lớp đọc hết bài, mời nhóm, tổ, cá nhân đọc thơ - Cô quan sát sửa sai từng trẻ, nhất là những trẻ ngọng, yếu tiếng kinh 3. Hoạt động 3: Chơi mô tả về cô giáo và các bạn trong lớp - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi,luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần - Nhận xét tuyên dương NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……….……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(18)</span> DẠY HÁT: TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MẦM NON I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát và hát được bài hát - Trẻ thể hiện được cảm xúc khi nghe hát: Ngày đầu tiên đi học - Rèn kỹ năng hát rõ lời, đúng giai điệu - Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp mẫu giáo. II. Chuẩn bị: - Máy caset, đĩa nhạc: Ngày đầu tiên đi học III. Cách tiến hành: 1.Hoạt động 1: Dạy hát :Trường chúng cháu là trường mầm non - Cô thu hút, hỏi trẻ: + Sáng các bạn thường được ba mẹ dắt đi đâu? + Đến trường có ai? + Các bạn làm gì ở đó? - Cô dẫn dắt vào bài. - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát mẫu: + Lần 1: Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả và giới thiệu nội dung bài hát. + Lần 2 và đàm thoại nội dung bài hát: - Cô vừa hát bài hát tên là gì? Do ai sáng tác? - Trong bài hát nói về điều gì? *Giáo dục: Trẻ yêu quý trường lớp và mong muốn được đến trường. - Lần 3: Hát diễn cảm - Cô tập hát từng câu cho trẻ hát theo. - Cho cả lớp hát hết bài. Mời tổ, nhóm, cá nhân. - Trong quá trình trẻ hát cô động viên sửa sai cho trẻ. 2.Hoạt động 2: Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học. - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 và đàm thoại với trẻ: + Cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác? - Cô mở nhạc không lời, cô hát và vận động minh họa. Khuyến khích trẻ nhún nhảy theo cô. 3.Hoạt động 3: TCAN: Nghe giai điệu đoán tên bài hát. - Cô giới thiệu tên trò chơi: nghe giai điệu đoán tên bài hát. - Cô nêu luật chơi, cách chơi. - Cho trẻ chơi. - Cô nhận xét - tuyên dương. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……….……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Thứ sáu, ngày 09 tháng 09 năm 2016 VẼ TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình đã học để vẽ trường mầm non của bé - Rèn kỹ năng cầm bút, tô màu và trả lời câu hỏi rõ ràng theo sự gợi ý của cô - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ trường mầm non của bé - Giấy A4, bút chì, bút màu cho trẻ. III. Cách tiến hành: 1.Hoạt động 1: Hát và vận động: Em đi mẫu giáo - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát và vận động bài: Em đi mẫu giáo - Đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ + Các cháu vừa hát bài hát gì? + Đến lớp cháu được chơi và học cùng ai? + Cháu thích chơi bạn nào nhất? Vì sao? + Cháu có thích tặng quà cho bạn không? - Cô dẫn dắt vào bài. 2.Hoạt động 2: Vẽ trường mầm non của bé a.Quan sát và đàm thoại: - Cô cho trẻ quan sát tranh và hỏi: + Trong tranh vẽ ở đâu vậy các bạn? + Ở trường mầm non có những gì? - Mỗi bức tranh vẽ về những gì? - Màu sắc phối hợp như thế nào? - Bố cục bức tranh ra sao? Cô khái quát lại toàn bộ. b.Cô hỏi ý định trẻ: - Con định vẽ trường mầm non của mình như thế nào? - Trẻ nêu cách vẽ, cách bố trí bố cục và mà sắc c.Cho trẻ vẽ: - Cho trẻ vào bàn và tiến hành cho trẻ vẽ. - Cô bao quát trẻ vẽ, chú ý nhắc trẻ cách ngồi và cách cầm bút. Cô chú ý những trẻ yếu kém và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. 3.Hoạt đông 3: Nhận xét sản phẩm: - Cho trẻ đem sản phẩm lên giá treo - Cho trẻ nhận xét theo sự gợi ý của cô - Cô nhận xét cách vẽ hoạ tiết, cách tô màu. - Tuyên dương trẻ, kết thúc hoạt động. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……….……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(20)</span> KẾ HOẠCH TUẦN 2: VUI HỘI TRĂNG RẰM Từ ngày 12/09 đến ngày 16/09/2016 NỘI DUNG Trò chuyện sáng Thể dục sáng. Hoạt động học. Hoạt động ngoài trời. Hoạt động góc. Hoạt động chiều. Trả trẻ. THỨ HAI. THỨ BA. THỨ TƯ. THỨ NĂM. THỨ SÁU. - Trò chuyện về món ăn, bánh trong ngày tết trung thu - Trò chuyện, thực hành một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống - Sắp xếp đồ dùng, cho trẻ chọn các góc chơi 1. Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang 2. Trọng động: - Hô hấp: thổi kèn. (4 lần) - Tay: Tay đưa ra trước về phía sau (2lx8n) - Lườn: Cúi gập người về phía trước (2lx8n) - Chân: ngồi xổm đứng lên (2lx8n) - Bật: Bật tách khép chân (Bật theo tiếng vỗ xăcxô) 3. Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng (Tập theo nhịp hô của cô) - Đi trên ván kê dốc - Chơi: “ chuyền bóng qua tay”. - Tìm hiểu về ngày tết trung thu - Nghe hát: Rước đèn tháng 8. - TC: xếp mâm ngũ quả, gói bánh cho ngày tết trung thu. - Xếp tương ứng 1: 1 - TC: tìm bạn, nối tranh tương ứng. - Truyện: Sự tích Chú cuội cung trăng - TC: ghép tranh. - Làm quen nhóm chữ: O, Ô, Ơ - TC: về đúng nhà, Thi xem đội nào nhanh. - Quan sát thời tiết - TC: Thỏ thi tài, cặp kè - Chơi tự do. - TC chuyền bóng qua đầu qua chân, tìm bạn thân - Chơi tự do. - TC: cáo và thỏ, Trời nắng trời mưa.. - vẽ theo yêu cầu của cô - TC: Ai nhanh nhất. - Nhặt rác, lá cây xung quanh lớp học. - TC: Kéo co - Chơi tự do. - Chơi tự do - Chơi tự do * Góc phân vai: - Gia đình: Làm bánh trung thu, đi chợ mua đồ dùng, đò chơi trung thu - Bán hàng: Bán đồ dùng đồ chơi trung thu - Bác sỹ: Khám mắt, khám răng * Góc xây dựng: - Xây dụng trường MG có bồn hoa, có hàng rào, có khu vui chơi.. * Góc học tập- sách: - Xếp chữ bằng hột hạt, xếp số bằng que tăm, tô nét chấm mờ trong vở chữ cái, hoàn thành các bài đã học trong vở tạo toán - Cho trẻ xem tranh truyện sự tích chú cuội, xem tranh ảnh đêm trung thu * Góc nghệ thuật: - Trang trí lồng đèn.- Hát + vận động: Chiếc đèn ông sao, Đêm trung thu - Nghe hát: Rước đèn tháng 8 * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, lau lá cho cây, Làm bánh - Xem băng - Dạy hát: Đêm - Trang trí lồng - Chơi: Làm - Nêu gương bé ngoan hình, trò trung thu đèn bánh trung thu cuối tuần chuyện vui hội - Nghe hát: Chú - Nghe đọc thơ: - Biểu diễn - Đọc diễn cảm các bài trăng rằm cuội chơi trăng ‘Trung thu cùng văn nghệ vui thơ đã học: tình ban, - TCAN Tai ai bé” hội trăng rằm trung thu cùng bé. tinh - Tô nét xiên phải và nét xiên trái - Chơi tự do ở - Chơi tự do ở - Chơi tự do ở - Chơi tự do ở - Chơi ở các góc các góc các góc các góc các góc - Cô giáo nêu gương. Kiểm tra vệ sinh trước khi trẻ về - Trao đổi với phụ huynh cho trẻ đi học đúng giờ và vệ sinh cá nhân trẻ khi đến lớp.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> KẾ HOẠCH SOẠN GIẢNG TUẦN 2 Thứ hai, ngày 12 tháng 09 năm 2016 ĐI TRÊN VÁN KÊ DỐC I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thực hiện được đi trên ván kê dốc - Rèn kỹ năng đi trên ván kê dốc một cách khéo léo - Trẻ thực hiện BTPTC theo nhịp hô của cô - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật trong hoạt động II. Chuẩn bị: - Vạch chuẩn bị, ván kê, 3 quả bóng III. Cách tiến hành: 1. Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang 2. Trọng động: a. BTPTC: - Tay: Tay đưa ra trước về phía sau (2lx8n) - Lườn: Cúi gập người về phía trước (2lx8n) - Chân: ngồi xổm đứng lên (2lx8n) - Bật: Bật tách khép chân (Bật theo tiếng vỗ xăcxô) b. VĐCB: Đi trên ván kê dốc - Cho trẻ chuyển thành 2 hàng ngang đứng đối diện nhau. - Cô giới thiệu VĐCB: Đi trên ván kê dốc - Cô làm mẫu: + Lần 1: Toàn phần + Lần 2: Giải thích * TH: Từ hàng cô buớc ra đến vạch chuẩn bị, đứng chân tự nhiên. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu thì đi từ từ lên ván kê dốc 2tay đưa sang ngang giữ thăng bằng, Sau đó đứng về cuối hàng. - Mời trẻ lên làm thử - Cho cả lớp thực hiện. Cô bao quát sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ - Nhận xét, tuyên dương c. TCVĐ: Chuyền bóng qua tay - Cô nêu tên trò chơi, nêu luật chơi, cách chơi - Tiến hành cho trẻ chơi - Nhận xét – tuyên dương 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng xung quanh lớp học NHẬN XÉT CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……….…………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Thứ ba, ngày 13 tháng 09 năm 2016 TÌM HIỂU VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được ngày 15/8 âm lịch là ngày tết trung thu, biết cảnh vật, các hoạt động, món bánh đặc trưng, trò chơi trong ngày tết trung thu. - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi của cô đưa ra. - Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu, trân trọng và lưu giữ truyền thống tốt đẹp đó. II. Chuẩn bị: - 1 đoạn phim ngày tết trung thu. - Đĩa nhạc: Rước đèn tháng 8 - Giấy màu, xốp, trái cây nhựa.. III. Tiến hành: 1.Hoạt động 1: Nghe hát “Rước đèn tháng 8” - Cô cho trẻ nghe “Rước đèn tháng 8”. - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát: + Các bạn vừa hát bài gì? Bài hát nói về ngày hội gì? + Các bạn nhỏ đang làm gì? Dẫn dắt vào hoạt động. 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngày tết trung thu - Cô mở 1 đoạn phim về tết trung thu cho trẻ xem - Đặt câu hỏi đàm thoại: + Đoạn phim chiếu về ngày gì?Các bạn nhìn thấy những gì qua phim? + Cảnh vật ngày tết trung thu như thế nào? + Ngày tết trung thu có những hoạt động nào? + Con thích hoạt động nào nhất? Vì sao? - Cho trẻ xem chiếc bánh trung thu và hỏi trẻ: + Đây là bánh gì? + Đặc trưng cho ngày nào? + Bánh trung thu có đặc điểm gì? + Có những loại bánh trung thu nào? - Bạn nào biết ngày tết trung thu có những trò chơi nào? Vì sao con biết? Con đã chơi chưa? Cách chơi như thế nào? - Cô khái quát lại về ngày tết trung thu. * Giáo dục: Giáo dục trẻ biết giữ gìn và lưu giữ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 3. Hoạt động 3: Xếp mâm ngũ quả, gói bánh cho ngày tết trung thu - Cho trẻ về nhóm chơi xếp mâm ngũ quả, gói bánh - Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ gói. Nhận xét, tuyên dương. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……….…………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(23)</span> DẠY HÁT: ĐÊM TRUNG THU I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, thuộc bài hát, hiểu được nội dung chính của bài hát: Đêm trung thu. - Trẻ biết thể hiện cảm xúc khi nghe hát bài chú cuội chơi trăng và biết chơi trò chơi âm nhạc hứng thú. - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi của cô, hát đúng giai điệu, rõ ràng - Giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm dành cho ngày tết trung thu II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài hát, xắc xô, - Máy caset III. Tiến hành: 1.Hoạt động 1: Dạy hát : Đêm trung thu - Cô và trẻ cùng đàm thoại về đêm trung thu - Cô cho trẻ xem tranh về đêm trung thu. - Cô dẫn dắt vào bài: - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. + Hát lần 1 + Hát lần 2 - Đàm thoại nội dung bài hát +Bài hát tên gì? Của tác giả nào? +Bài hát nói về sự kiện gì? Nói về điều gì? - Cô dạy trẻ hát từng câu và chú ý sữa sai cho trẻ - Mời tổ, nhóm, cá nhan hát. - Mời cả lớp hát lại 2.Hoạt động 2: Nghe hát: Chú cuội chơi trăng - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 1 - Lần 2: Mở máy cho trẻ nghe + Múa minh họa - Cô đàm thoại về nội dung bài hát. - Cô hát lần 3 khuyến khích trẻ múa cùng cô. 3. Hoạt động 3: TCAN: Tai ai tinh. - Cô nêu tên trò chơi, nêu luật chơi, cách chơi -. Tiến hành cho trẻ chơi. - Nhận xét tuyên dương NHẬN XÉT CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……….…………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Thứ tư, ngày 14 tháng 09 năm 2016 XẾP TƯƠNG ỨNG 1:1 I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết xếp tương ứng 1:1 - Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1:1 - Giáo dục trẻ ý thức, nề nếp trong học tập. II. Chuẩn bị: - Tranh các đồ vật tương ứng - Vở, bút III. Cách tiến hành: 1. Hoạt động 1: Chơi TC: Tìm bạn” - Cô nêu tên trò chơi,cách chơi, luật chơi. - Tiến hành cho trẻ chơi - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ - Cô dẫn dắt vào hoạt động 2. Hoạt động 2: Xếp tương ứng 1:1 - Cô cho trẻ ngồi theo đội hình chữ U. - Cô xuất hiện lần lượt vở và tạo tình huống xuất hiện số bút và cho trẻ lên gắn tương ứng: một quyển vở là một cây bút - Cô hỏi trẻ : +Các bạn đặt bút như thế nào với vở? + Đó là cách xếp gì? - Cô khái quát và cho trẻ luyện tập xếp tương ứng với các đồ dùng trong lớp 3. Hoạt động 3: TC: Nối tranh tương ứng. - Cô nêu tên trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi - Nhận xét – tuyên dương NHẬN XÉT CUỐI NGÀY. ………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(25)</span> TRANG TRÍ LỒNG ĐÈN I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cách trang trí lồng đèn bằng nhiều cách khác nhau. - Rèn kỹ năng phếch hồ, xếp chồng và dán. - Giáo dục trẻ biết họp tác theo nhóm, tôn trong sản phẩm của mình và của bạn II. Chuẩn bị: - Chiếc đèn mẫu, Giấy bút cho cô. - Chiếc đèn ông sao chưa trang trí, bút chì, bút màu cho cháu. III. Cách tiến hành: 1.Hoạt động 1: Trò chuyện - Xem tranh ảnh về ngày trung thu - Cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ + Trong đêm trung thu các con có đi chơi không? + Khi đi chơi các con mang theo gì? + Các con đã từng thấy lồng đèn ở đâu? - Cô mở máy cho trẻ xem các hình ảnh về đêm trung thu - Cho trẻ xem các kiểu lồng đèn khác nhau - Cô dẫn dắt vào bài. 2.Hoạt động 2: Trang trí lồng đèn a.Quan sát và đàm thoại: - Cô cho trẻ quan sát 1 số lồng đèn được trang trí khác nhau về màu sắc, hình dạng - Đặt câu hỏi đàm thoại: + Lồng đèn có dạng hình gì? + Được trang trí như thế nào? + Lồng đèn làm bằng chất liệu gì? - Cô khái quát cho cháu thấy rõ cách trang trí b.Cô hỏi ý định trẻ. - Cô cho trẻ về chỗ ngồi. - Cô hỏi 1 vài trẻ ý định sẽ trang trí như thế nào? Sẽ dung chất liệu gì để trang trí? c.Cho trẻ thực hiện - Cho trẻ về nhóm và tiến hành cho trẻ làm - Nhắc trẻ thao tác thực hiện, Cô hướng dẫn những trẻ yếu - Cô bao quát trẻ chú ý nhắc trẻ hợp tác theo nhóm. 3.Hoạt đông 3: Nhận xét sản phẩm: - Cho trẻ đem sản phẩm lên giá treo - Cho trẻ nhận xét - Cô nhận xét cách vẽ hoạ tiết, cách phếch hồ - Cô cho trẻ hát và vận động bài: Đêm trung thu. - Tuyên dương trẻ..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Thứ năm, ngày 15 tháng 09 năm 2016 TRUYỆN “SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG” I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên truyện, hiểu nội dung truyện - Rèn kỹ năng trả lời một số câu hỏi trọn câu - Giáo dục trẻ biết vâng lời, luôn giúp đỡ người gặp khó khăn. II. Chuẩn bị: - Tranh và slide truyện “Sự tích Chú cuội cung trăng” III. Cách tiến hành: 1. Họat động 1: TC: Lật miếng ghép” - Cô tập thu hút trẻ vào hoạt động - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cho trẻ lật lần lượt từng bức tranh và đoán hình trong miếng ghép. - Dẫn dắt vào hoạt động 2. 2. Hoạt động 2: Truyện “Sự tích Chú cuội cung trăng” - Cô giới thiệu tên truyện: Sự tích Chú cuội cung trăng a. Cô kể trẻ nghe: - Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kết hợp dùng tranh - Cô kể lần 2: Kể diễn cảm kết hợp chiếu slide b. Trích dẫn, giảng giải: - Cô kể từng đoạn truyện và giảng giải cho trẻ hiểu: + Đoạn 1: “Từ đầu…đào gốc vác về”: Cuội phát hiện được cây thuốc quý + Đoạn 2: “Dọc đường.... bay vút lên cung trăng”: Cuội dùng lá cứu giúp người, vợ cuội không nhớ lời cuội dặn nên cuội và cây đa bay vút lên cung trăng. + Đoạn 3: Còn lại: Từ đó cuội ngồi gốc cây đa trên cung trăng. c. Đàm thoại: - Câu chuyện tên là gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Cuội phát hiện cây đa như thế nào? - Cuội dùng lá đa làm những việc gì? Cứu giúp những ai? - Chuyện gì đã xảy ra khi vợ cuội không nhớ lời cuội dặn? - Và từ đó cuội như thế nào? * Giáo dục: trẻ biết vâng lời, luôn giúp đỡ người gặp khó khăn. 3. Hoạt động 3: Ghép tranh - Cô nêu cách chơi và luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét, tuyên dương NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ..................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Thứ sáu, ngày 16 tháng 09 năm 2016 LÀM QUEN NHÓM CHỮ: O, Ô, Ơ I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết, phân biệt, phát âm đúng chữ cái: O, Ô , Ơ và biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa 3 chữ cái - Rèn kỹ năng phát âm rõ ràng, chính xác, trả lời câu hỏi của cô đưa ra. - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo. II. Chuẩn bị: - Thẻ chữ cái: O, Ô ,Ơ, 1 đoạn thơ: Cô giáo của em. - Thẻ chữ rời: Cô giáo của em. Tranh vẽ cái nơ - Thẻ chữ rời cái nơ. Tranh lô tô thẻ chữ III. Cách tiến hành: 1.Hoạt động 1: Thơ: Cô giáo của em - Cô đọc thơ cho trẻ nghe: Cô giáo của em - Đàm thoại nội dung bài thơ + Bài thơ tên gì? Trong bài thơ nói về ai? + Ở lớp cô thường làm những công việc gì? + Cháu có yêu cô giáo không? Vì sao? - Dẫn dắt vào bài. 2.Hoạt động 2: Làm quen nhóm chữ: O, Ô, Ơ a. Làm quen chữ cái: O, Ô - Cô cho 3 tổ khép từ: Cô giáo của em. - Cô cho trẻ tìm chữ giống như quả trứng gà. - Cô giới thiệu chữ cái O - Cô phát âm mẫu. Cô mời lớp, tổ, cá nhân phát âm. - Cô phân tích nét chữ cái O. Cô cho trẻ phát âm nhiều lần. - Cô giới thiệu chữ cái Ô. Cô phát âm mẫu. - Cô mời lớp tổ cá nhân phát âm. - Cô phân tích nét chữ cái Ô. - Tổ, lớp, nhóm cá nhân phát âm b. So sánh: O, Ô - Tìm điểm giống, khác chữ O , Ô c.Làm quen chữ cái: Ơ - Cô cho trẻ quan sát tranh cái nơ. - Cô giơi thiệu chữ cái Ơ - Các bước tiến hành tương tự như trên * Luyện tập: Làm theo yêu cầu - Trẻ lấy thẻ số và thực hiện theo yêu cầu của cô. Khi trẻ giơ thẻ chữ cái, cô cho trẻ phát âm chữ cái đó 3. Hoạt động 3: TC: Về đúng nhà - Cô nêu tên trò chơi, nêu luật chơi cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi - Nhận xét tuyên dương NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(28)</span> KẾ HOẠCH TUẦN 3: TRƯỜNG MẪU GIÁO GẤU MISA CỦA BÉ Từ ngày 19/09 đến ngày 23/09/2016 NỘI DUNG Trò chuyện sáng Thể dục sáng. Hoạt động học. Hoạt động ngoài trời. Hoạt động góc. Hoạt động chiều. Trả trẻ. THỨ HAI. THỨ BA. THỨ TƯ. THỨ NĂM. THỨ SÁU. - Trò chuyện về một số thức ăn, món ăn trong trường mầm non - Trò chuyện về hành vi văn minh trong giao tiếp - Sắp xếp đồ dùng, cho trẻ chọn các góc chơi 1. Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang 2. Trọng động: - Hô hấp : Ngửi hoa (4 lần) - Tay : Đưa hai tay lên cao, ra phía trước (2lx8n) - Bụng, lườn: Cúi gập người về phía trước (2lx8n) - Chân : Ngồi xổm, đứng lên (2lx8n) - Bật : Bật tách khép chân (bật theo nhịp vỗ xắc xô của cô) 3. Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng (Tập theo nhịp hô của cô) - Tìm hiểu về trường mẫu giáo Sơn Ca - TC: Ai đoán đúng. - Đi nối bàn chân tiến lùi TC: Cặp kè. - Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 3 - TC: làm theo yêu cầu của cô.. - Tập tô nhóm chữ: O, Ô, Ơ - TC: khoanh tròn chữ cái bài thơ “ tình bạn”.. - Quan sát quang cảnh thôn Nước Nhĩ. - TC: mèo đuổi chuột. - Quan sát thời tiết. - TC: Ai nhanh nhất! tập tầm vông. - Quan sát 1 số - Vẽ theo ý nơi sạch và an thích toàn xung quanh - TC: Đá bóng lớp. - Chơi: rồng rắn, đúng- sai. - Hát + VĐMH: Em đi mẫu giáo - Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học. - TCAN: nốt nhạc may mắn - Lao động vệ sinh xung quanh lớp. - TC: Chuyền bóng qua đầu qua chân. - Chơi tự do. - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do * Góc phân vai: - Gia đình: Ba mẹ,đưa con đi học, đi khám bệnh… - Bán hàng: Bán đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học- chơi - Cô giáo: Dạy học, dạy đọc thơ, kể chuyện… - Bác sỹ: Khám chữa bệnh cho mọi người. * Góc xây dựng: - Xây trường mẫu giáo, khu vui chơi của trường. Xây cổng, hàng rào. * Góc học tập- thư viện - Cho trẻ xem tranh về trường lớp mẫu giáo.Đọc truyện, sách về chủ đề. - Tô, vẽ, cắt dán chữ cái o, ô, ơ, chữ số từ 1 đến 3. * Góc nghệ thuật: - Tạo hình: + Vẽ theo ý thích. Dùng các nguyên vật liệu mở làm đồ chơi. + Vẽ trường mẫu giáo của bé - Âm nhạc: + Hát, múa các bài trong chủ đề + Chơi với các nhạc cụ âm nhạc. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc, tưới hoa, Chơi với cát nước - Xem tranh và - Chơi: Ai - Tô nét cong - Truyện: Bạn - Nêu gương trò chuyện về nhanh nhận ra kín mới bé ngoan cuối trường mẫu tên cuốn sách - Chơi: Vẽ bóng làm vở tập tô tuần. giáo Sơn Ca. bay bài o, ô, ơ - Chơi tự do ở - Chơi tự do ở các góc các góc - Chơi tự do ở - Chơi tự do ở - Chơi tự do ở các góc các góc các góc - Cô giáo nêu gương. Kiểm tra vệ sinh trước khi trẻ về - Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân trước khi đến lớp - Trao đổi với phụ huynh về tình hình cân đo sức khỏe trẻ đầu năm.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> KẾ HOẠCH SOẠN GIẢNG TUẦN 3 Thứ hai, ngày 19 tháng 09 năm 2016. BÉ TÌM HIỂU VỀ TRƯỜNG MẪU GIÁO GẤU MISA I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên, địa chỉ của trường, tên các cô trong trường, các khu vực của trường và mộ số hoạt động của các bạn học ở trường. - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng - Giáo dục trẻ biết kính trọng các cô trong trường và biết bảo vệ giữ gìn trường lớp sạch đẹp. II. Chuẩn bị: - Slide về trường Gấu Misa, về các khu vực trong trường, hình ảnh các cô cấp dưỡng, chú bảo vệ trong trường. III. Tiến hành: 1.Hoạt động 1: Hát và vận động: Trường chúng cháu là trường mầm non - Cô và trẻ vừa hát vừa vận động bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát. Dẫn dắt vào hoạt động. 2.Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về trường mẫu giáo Gấu Misa - Cho trẻ quan sát slide về trường mẫu giáo Gấu Misa, về các khu vực trong trường, hình ảnh các cô cấp dưỡng, chú bảo vệ trong trường.. Đàm thoại với trẻ: + Tên trường là gì? + Có phải ngôi trường của các bạn không? + Trường có các khu vực nào? Dùng để làm gì? + Trong trường gồm những ai? + Làm những công việc gì? + Bạn nào biết tên của các cô trong trường? + Công việc của các cô chú trong trường? - Cô khái quát lại về trường mẫu giáo cho trẻ hiểu thêm và giáo dục trẻ. *Giáo dục: Giáo dục trẻ biết kính trọng các cô chú trong trường và biết bảo vệ giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 3. Hoạt động 3: TC: Ai đoán đúng - Cô nêu tên trò chơi, nêu luật chơi, cách chơi. - Tiến hành cho trẻ chơi.. Nhận xét tuyên dương NHẬN XÉT CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……….…………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Thứ ba, ngày 20 tháng 09 năm 2016 ĐI NỐI BÀN CHÂN TIẾN LÙI I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thực hiện được đi nối bàn chân tiến lùi theo sự hướng dẫn của cô - Rèn kỹ năng bật liên tục về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng hai chân (từ mũi chân đến bàn chân) - Trẻ thực hiện BTPTC theo nhịp hô của cô - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật trong hoạt động II. Chuẩn bị: - Vạch chuẩn bị 5 vòng, vạch xuất phát. III. Cách tiến hành: 1. Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang 2. Trọng động: a. BTPTC: - Tay: Đưa hai tay lên cao, ra phía trước (2lx8n) - Bụng, lườn: Cúi gập người về phía trước (2lx8n) - Chân : Ngồi xổm, đứng lên (2lx8n) - Bật : Bật tách khép chân (bật theo nhịp vỗ xắc xô của cô) b. VĐCB: Đi nối bàn chân tiến lùi - Cho trẻ chuyển thành 2 hàng ngang đứng đối diện nhau. - Cô giới thiệu VĐCB: Đi nối bàn chân tiến lùi - Cô làm mẫu: + Lần 1: Toàn phần + Lần 2: Giải thích * TH: Từ hàng cô buớc ra đến vạch chuẩn bị, đứng chân tự nhiên hai tay chống hông. Khi nghe hiệu lệnh đi chuyển chân trước chân sau; mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. Khi đi tiến hoặc lùi đều từng bước, 2 bàn chân luôn luôn đặt thẳng nhau theo hàng dọc, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. Đi tiến thì bàn chân trước bước rồi thu bàn chân sau lên, ngược lại khi đi lùi thì chân sau bước lùi trước. Thực hiện xong đi về đứng cuối hàng. - Mời trẻ lên làm thử - Cho cả lớp thực hiện. Cô bao quát sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ - Nhận xét, tuyên dương c. TCVĐ: Cặp kè - Cô nêu tên trò chơi, nêu luật chơi, cách chơi - Tiến hành cho trẻ chơi - Nhận xét – tuyên dương 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng xung quanh lớp học NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………................... ……….……………………………………………………………………………....... ……………………………………………………………………………………........ …………………………………………………………………………………............
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Thứ tư, ngày 21 tháng 09 năm 2016 ÔN NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 3 I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết so sánh, thêm bớt trong phạm vi 5 dưới sự hướng dẫn của cô - Rèn kỹ năng so sánh, thêm bớt - Giáo dục trẻ ý thức học tập, giữ gìn và bảo quản đồ dùng. II. Chuẩn bị: - Các loại đồ dùng có số lượng từ 1 đến 3, và nhóm đồ dùng có số lượng 3. Thẻ số1,2,3 - Mỗi trẻ có đồ dùng có số lượng 3. Thẻ số 1,2,3 III. Cách tiến hành: 1.Họat động1: Đi siêu thị - Cô chia trẻ làm 3 đội, giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cô nêu cách chơi, luật chơi - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả tranh của 3 đội - Cô nhận xét, chuyển hoạt động 2.Hoạt động2: Luyện nhận biết nhóm có số lượng trong phạm vi 3 * TC1: “ Làm theo yêu cầu của cô” - Cô cho trẻ lấy đồ dùng theo yêu cầu và đặt số tương ứng vào mỗi nhóm đồ dung. - Sau mỗi lần cô cho trẻ cùng đếm lại và đọc chữ số tương ứng. - Cô quan sát và hướng dẫn những trẻ yếu hơn. * TC2: “ Tìm và gắn số nhóm có số lượng tương ứng” - Cô cho trẻ cầm các chữ số 1,2,3 đi xung quanh lớp tìm và gắn số thích hợp với nhóm đồ vật tương ứng. - Nhận xét tuyên dương trẻ. - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng về góc. - Chuyển hoạt động 3.Họat động 3: Làm vở tập toán - Cô cho trẻ vào bàn - Cô phát vở, màu tô - Tổ chức cho trẻ làm vở. - Nhận xét – tương dương. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> TẬP TÔ NÉT CONG KÍN I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cách cầm bút, cách ngồi tô và biết tô theo nét cong kín chấm in mờ - Rèn kỹ năng cầm bút viết cách ngồi - Giáo dục trẻ nề nếp và ý thức trong học tập. II. Chuẩn bị: - Tranh hướng dẫn tập tô nét cong kín cho cô. Bút chì, màu tô và vở tập tô đủ cho trẻ. III. Cách tiến hành: 1.Hoạt động 1: TC: Vẽ bóng bay - Cô nêu tên trò chơi. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi - Dẫn dắt vào bài. 2.Hoạt động 2: Tập tô nét cong kín - Cô xuất hiện tranh hướng dẫn tập tô nét cong kín, và hỏi trẻ: Tranh vẽ gì? - Cô giới thiệu nét con kín và hướng dẫn cách tô - Cô tô mẫu nét cong kín theo chiều mũi tên, vừa tô cô giải thích cách tô - Cho trẻ tô và cô quan sát giúp đỡ trẻ yếu hơn. - Cho trẻ tô tranh. - Cô vỗ xăc xô cho trẻ dừng bút. 3. Hoạt động 3: Đánh giá nhận xét trẻ tô nét cong kín - Chọn vài trẻ tô nhanh, đẹp cầm đứng lên. - Cho cả lớp nhận xét. Cô nhận xét cách tô, cách cầm bút, cách ngồi tô - Cô động viên trẻ yếu và tuyên dương trẻ. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(33)</span> Thứ năm, ngày 22 tháng 09 năm 2016 TẬP TÔ NHÓM CHỮ O,Ô, Ơ I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cách cầm bút, cách ngồi tô, viết và biết tô theo chấm in mờ các chữ cái o, ô, ơ - Rèn kỹ năng cầm bút viết cách ngồi - Giáo dục trẻ nề nếp và ý thức trong học tập. - Tăng cường rèn cho trẻ phát âm chính xác các chữ cái o ,ô, ơ II. Chuẩn bị: - Tranh hướng dẫn tập tô chữ o, ô, ơ cho cô. Bút chì, màu tô và vở tập tô. - Mỗi trẻ có các thẻ chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â. III. Cách tiến hành: 1.Hoạt động 1: TC: Khoanh tròn chữ cái trong bài thơ, thi xem đội nào nhanh - Cô nêu tên trò chơi. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi - Dẫn dắt vào bài. 2.Hoạt động 2: Tập tô chữ cái o, ô, ơ. a.Hướng dẫn tập tô chữ “o”: - Cô xuất hiện tranh hướng dẫn tập tô chữ “o”. Và hỏi trẻ: Tranh có gì? - Cho trẻ đọc to từ dưới tranh. - Cô giới thiệu chữ “o” viết thường và chữ “o” in thường, in hoa. Cô chỉ từng chữ cho trẻ đọc. - Cô tô mẫu chữ o theo chiều mũi tên, vừa tô cô giải thích cách tô - Cho trẻ tô và cô quan sát giúp đỡ trẻ yếu hơn. - Cho trẻ tô tranh. - Cô vỗ xăc xô cho trẻ dừng bút. b.Hướng dẫn tập tô chữ “ô”: Các bước tương tự như tô chữ “o c.Hướng dẫn tập tô chữ “ơ”: Các bước tương tự như tô chữ “o” 3. Hoạt động 3:Đánh giá nhận xét trẻ tô chữ o, ô, ơ: - Chọn vài trẻ tô nhanh, đẹp cầm đứng lên. - Cho cả lớp nhận xét. Cô nhận xét cách tô chữ, cách cầm bút, cách ngồi tô - Cô động viên trẻ yếu và tuyên dương trẻ. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(34)</span> TRUYỆN: BẠN MỚI I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên truyện, hiểu nội dung của truyện và biết kể chuyện theo sự hướng dẫn của cô - Phát triển vốn từ: xì xào, quắp, bé tẹo, mếu máo,… - Giáo dục trẻ đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn và hoà nhập với bạn khuyết tật - Tăng cường rèn cho trẻ phát âm chính xác các từ, kể chuyện được theo sự gợi ý của cô II. Chuẩn bị: - Tranh liên hoàn truyện“Bạn mới”, giấy A4, bút chì, màu tô, 1 số đồ dùng cho đóng vai. III. Tiến hành: 1.Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại về bức tranh - Cô xuất hiện tranh và cho trẻ quan sát, đàm thoại với trẻ: + Bạn nào kể cho cô xem trong tranh cô vẽ những gì? - Cô dẫn dắt vào bài. 2.Hoạt động 2: Truyện: Bạn mới. a.Kể chuyện cho trẻ nghe: - Cô kể lần 1: Diễn cảm - Cô kể lần 2: Kể diễn cảm và kết hợp dùng tranh b.Giải thích - trích dẫn: - Cô kể lần 3 kết hợp giải thích các từ: xì xào, quắp, bé tẹo, mếu máo - Cho trẻ đoc các từ khó đó - Trích dẫn từng đoạn hội thoại của các nhân vật. c.Đàm thoại: - Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có những ai? - Vì sao các bạn trong lớp lại xì xào, bàn tán về bạn Hoa? - Ai là người nằm ngủ trưa gần bạn Hoa? Bạn Hà nhìn thấy gì ở Hoa? - Tại sao bạn Hoa lại khóc? - Các bạn nhận ra và đã làm gì giúp đỡ Hoa? * Giáo dục: Giáo dục trẻ đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn và hoà nhập với bạn khuyết tật. d.Trẻ kể chuyện theo cô: - Trẻ kể chuyện theo cô - Cá nhân kể chuyện. 3.Hoạt động 3: Làm đồ chơi tặng bạn - Cô hướng dẫn cách làm một số đồ chơi đơn giản tặng bạn - Cho trẻ vào bàn và cùng làm đồ chơi tặng bạn - Nhận xét – tuyên dương NHẬN XÉT CUỐI NGÀY. ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(35)</span> Thứ sáu, ngày 23 tháng 09 năm 2016 HÁT+ VĐMH: EM ĐI MẪU GIÁO I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ động tác minh họa theo lời bài hát. - Rèn sự khéo léo của cơ thể. - Giáo dục trẻ nề nếp trong học tập và biết yêu quý trường II. Chuẩn bị: - Máy catset, đĩa nhạc có các bài hát về đi học, em đi mẫu giáo - Đĩa nhạc có mùa xuân đến rồi và mùa xuân ơi III. Cách tiến hành: 1. Hoạt động 1: Hát+ vđmh “Em đi mẫu giáo” - Cô hát bằng âm “la” và cho trẻ đoán xem đó là bài hát gì? - Mời một trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả. - Cô cho cả lớp cùng hát bài “Em đi mẫu giáo”. - Thu hút sự tập trung của trẻ cô làm mẫu trọn vẹn chính xác hát múa - Cô hỏi trẻ: Tên bài hát cô vừa vđmh? - Cô hát + vđmhlại một lần nữa. - Cô dạy trẻ vận động từng câu một cho đến hết bài. - Bắt nhịp cho cả lớp hát + vđmh 2-3 lần. - Cho cả lớp luyện tập dưới hình thức tổ, nhóm, cá nhân * Giáo dục: Trẻ nề nếp trong học tập và biết yêu quý trường 2. Hoạt động 2: Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả? - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 và đàm thoại với trẻ: + Cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác? + Bài hát nói về điều gì? - Cô mở nhạc hát khuyến khích trẻ cùng thể hiện cảm xúc của bài hát ( nhún nhảy…) 3. Hoạt động 3: TC: Nốt nhạc may mắn. - Cô nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi. - Cô nhận xét-tuyên dương trẻ. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……….…………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(36)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON ĐỀ TÀI: LÀM QUEN NHÓM CHỮ CÁI O, Ô, Ơ” GV : Lê Thị Hạnh NGÀY DẠY: 23/09/2016 I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết, phân biệt, phát âm đúng chữ cái: O, Ô , Ơ và biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa 3 chữ cái - Rèn kỹ năng phát âm rõ ràng, chính xác, trả lời câu hỏi của cô đưa ra. - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo. II. Chuẩn bị: - Thẻ chữ cái: O, Ô ,Ơ, đoạn thơ: Cô giáo của em. - Thẻ chữ rời: Cô giáo của em. Tranh vẽ cái nơ - Thẻ chữ rời cái nơ. Tranh lô tô thẻ chữ III. Cách tiến hành: 1.Hoạt động 1: Thơ: Cô giáo của em - Cô đọc thơ cho trẻ nghe: Cô giáo của em - Đàm thoại nội dung bài thơ + Bài thơ tên gì? Trong bài thơ nói về ai? + Ở lớp cô thường làm những công việc gì? + Cháu có yêu cô giáo không? Vì sao? - Dẫn dắt vào bài. 2.Hoạt động 2: Làm quen nhóm chữ: O, Ô, Ơ a. Làm quen chữ cái: O, Ô - Cô cho 3 tổ khép từ: Cô giáo của em. - Cô cho trẻ tìm chữ giống như quả trứng gà. - Cô giới thiệu chữ cái O - Cô phát âm mẫu. Cô mời lớp, tổ, cá nhân phát âm. - Cô phân tích nét chữ cái O. Cô cho trẻ phát âm nhiều lần. - Cô giới thiệu chữ cái Ô. Cô phát âm mẫu. - Cô mời lớp tổ cá nhân phát âm. - Cô phân tích nét chữ cái Ô. - Tổ, lớp, nhóm cá nhân phát âm b. So sánh: O, Ô - Tìm điểm giống, khác chữ O , Ô c.Làm quen chữ cái: Ơ - Cô cho trẻ quan sát tranh cái nơ. - Cô giơi thiệu chữ cái Ơ - Các bước tiến hành tương tự như trên * Luyện tập: Làm theo yêu cầu - Trẻ lấy thẻ chữ và thực hiện theo yêu cầu của cô. Khi trẻ giơ thẻ chữ cái, cô cho trẻ phát âm chữ cái đó 3. Hoạt động 3: TC: Về đúng nhà - Cô nêu tên trò chơi, nêu luật chơi cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi - Nhận xét tuyên dương.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> ĐÓNG CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON MỞ CHỦ ĐỀ BẢN THÂN I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được ở chủ đề trường mầm non đã được học những vấn đề gì, được học những bài thơ, câu chuyện, câu đố nào… - Trẻ biết sơ lược vài nét về chủ đề bản thân - Rèn kỹ năng đọc thơ, hát, kể chuyện, trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của cô - Giáo dục trẻ ý thức học tập, thu dọn đồ dùng với cô II. Chuẩn bị: - Đĩa nhạc về chủ đề trường mầm non, các sản phẩm tạo hình của trẻ ở chủ đề trường mầm non, tranh ảnh về chủ đề bản thân III. Cách tiến hành: 1. Hoạt động 1: Đóng chủ đề trường mầm non - Cô mở nhạc cho trẻ vận động bài: Trường chúng cháu là trường mầm non. - Đàm thoại với trẻ: + Các bạn vừa vận động bài gì? + Trong bài hát nói về điều gì? - Bài hát nằm trong chủ đề nào? - Trong chủ đề trường mầm non, các bạn được cô giáo dạy những gì? - Trong chủ đề, cô dạy các bạn những bài hát, bài thơ, câu chuyện nào? - Các bạn hãy đọc bài thơ, bài hát, kể câu chuyện đã được học trong chủ đề vừa học? * Giáo dục: Trẻ yêu quý cô, bạn, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, ý thức học tập, biết thu dọn đồ dùng với cô 2. Hoạt động 2: Mở chủ đề bản thân - Cô dẫn dắt trẻ để trẻ thu hút. Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi “ Hãy chỉ nhanh” - Cô trò chuyện với trẻ: + Trong trò chơi nói đến những bộ phận cơ thể nào? - Cô dẫn dắt vào chủ đề và giới thiệu sơ qua về chủ đề bản thân sẽ học có: + Bé là ai + cơ thể bé + Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh 3. Hoạt động 3: Trang trí cho chủ đề mới “bản thân” - Cô và trẻ thu dọn cất đồ dùng, tranh ảnh chủ đề trường mầm non và trang trí cho chủ đề mới bản thân NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(38)</span>
<span class='text_page_counter'>(39)</span>