Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tuan 12 lop 45

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.99 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 12 Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2016 Tập đọc: “ VUA TÀU THUỶ ”BẠCH THÁI BƯỞI A.Mục tiêu: - Biết đọc trôi chảy ,rành mạch bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK). */KNS:-Xác định giá trị -Tự nhận thức về bản thân -Đặt mục tiêu B. Đồ dùng dạy học : + Gv: SGK , tranh, ảnh, bảng phụ + HS:SGK C .Các hoạt động dạy học: 1 KTBC (Có chí thì nên) -Gọi 3 hs kiểm tra bài cũ:Có chí thì nên. +HS1:Đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi 1. +HS2: Đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi 2. +HS3: Đọc thuộc lòng bài và nêu ý chính của bài. -Gv nhận xét. 2. Bài mới: GTB (Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi). a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. *. Mục tiêu: Hs đọc trôi chảy toàn bài, hiểu nghĩa một số từ mới. - Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 4 đoạn. -Yêu cầu hs luyện đọc trong nhóm. +Lượt 1:HS luyện đọc và tìm các từ khó đọc:Xi-ôn-cốp-xki,rủi ro,non nớt,suông,nản chí. +Lượt 2:HS luyện đọc và rút từ cần giải thích:dại dột,Sa hoàng,pháo thăng thiên,tôn thờ, chinh phục. +Lượt 3: HS luyện đọc và rút từ chú giải SGK:Khí cầu,Sa hoàng,thiết kế,tâm niệm,tôn thờ. - Gọi 1 Hs đọc toàn bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài *. Mục tiêu: Hs hiểu bài, đúng nội dung bài và trả lời được các câu hỏi . + Câu 1:Gọi 1 hs đọc câu hỏi 1:Xi-ô-cốp-xki mơ ước điều gì? -Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi. -Gọi đại diện nhóm trình bày. (Làm thư ký cho một hãng buôn, buôn gỗ, buôn ngô…) + Câu 2: hs thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi 2:Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào? (Ông cho người đến các tàu diễn thuyết kêu gọi…) + Câu 3: -HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi 3:Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? (Nhờ có ý chí vươn lên, thất bại không nản lòng, khơi dậy lòng tự hào…) -Gv rút nội dung chính- Gọi hs đọc lại.: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng */ Các em cần có ý chí trong học tập - Gv nhận xét và yêu cầu Hs nhắc lại. c. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. *. Mục tiêu: - Biết đọc trôi chảy ,rành mạch bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn - Giáo viên gọi 4 HS đọc nối tiếp toàn bài(Mỗi em đọc một đoạn). - Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Bưởi mồ côi cha từ nhỏ…vẫn không nản chí” */Bản thân em phải kiểm lại và loại bỏ những thói hư - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phân vai đoạn trên -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét –tuyên dương nhóm đọc hay. */Các em phải biết giữ mục tiêu đã chọn 3 Củng cố - Dặn dò:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Về nhà học bài và xem bài mới. D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Tiết 56. Toán: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG ( SGK/ 66) - Tgdk: 35 phút. A.Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - Bài 1, bài 2 a) 1 ý; b) 1 ý, bài 3 B Đồ dùng dạy học : + Gv: sgk ,bảng phụ . + Hs: Vở làm bài C .Các hoạt động dạy học 1 .KTBC (Mét vuông) - Hs làm bài tập: 3220m2 = …dm2 ; 4500dm2 = …m2 -BTVN: bài 2 (cột 2), bài 4/65 - Gv nhận xét. 2. Bài mới: GTB (Nhân một số với một tổng) a. Hoạt động 1: Giới thiệu *. Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng - Gv giới thiệu: 4 x (3 + 5) =4x3+4x5 = 4 x 8 = 12 + 20 = 32 = 32 - Cho HS nhận xét giá trị của 2 biểu thức - Gv chốt ý: Sgk/66. b. Hoạt động 2: Thực hành *. Bài 1: Học sinh biết thực hiện phép nhân một sốvới 1 tổng. Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô trống - Tổ chức hs thực hiện theo nhóm 4i. -Gọi đại diện nhóm trình bày. a b c a x ( b + c) a xb + b x c 4 5 2 4 x (5 + 2)=28 4 x 5 + 4 x 2=28 3 4 5 6 2 3 - Cả lớp nhận xét, sửa sai. -GV nhận xét,HS đổi vở kiểm tra. *. Bài 2a: ( ý 1) Học sinh biết thực hiện phép nhân một sốvới 1 tổng -Gọi hs đọc yêu cầu,yêu cầu hs thực hiện cá nhân. -Gọi 2 hs làm bảng lớp. - 36 x (7 + 3)= 36 x10 = 360 , 36 x 7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360 - Cả lớp nhận xét, sửa sai Bài 2b (ý1) Tính bằng 2 cách -Hướng dẫn hs thực hiện theo nhóm 6. -Gọi đại diện nhóm trình bày. -GV nhận xét, sửa sai. C1 :5 x38 + 5 x62 = 190 + 310 = 500 , C2 :5 x 38 + 5 x62 = 5 x (38 + 62 )= 5 x100=500 *. Bài 3 Học sinh biết thực hiện phép nhân một sốvới 1 tổng Tính và so sánh giá trị của 2 biẻu thức: -Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm đôi. -Gọi đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận được. -GV nhận xét. ( 3 + 5 )x4 và 3 x 4 + 5x 4 3 x 4 + 5x 4 = 8 x4 = 12 + 20 = 32 = 32 3 Củng cố - Dặn dò: BTVN: Bài 2 (còn lại); Bài 4/66,67 - Cho HS chơi trò chơi :Ai nhanh hơn. -GV phổ biến cách chơi, luật chơi. -HS tham gia chơi..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. - Về nhà làm bài tập và xem trước bài mới. D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ………………………… Tiết 12 Chính tả: (Nghe - viết) NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC (SGK/ 116) -Tgdk: 35 phút A. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn. Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a . B. Đồ dùng dạy học : + Gv: bảng phụ, sgk +HS : VBT ,sgk C .Các hoạt động dạy học: 1 KTBC (Nếu chúng mình có phép lạ) -Gọi 2 hs lên bảng viết bảng con: 2 từ có âm S, 2 từ có âm X - Gv nhận xét. 2. Bài mới: GTB (Người chiến sĩ giàu nghị lực). a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết. *. Mục tiêu: Hs nghe và viết đúng chính tả bài: “Người chiến sĩ giàu nghị lực” - Giáo viên đọc bài viết. - Gọi 1 Hs đọc lại bài viết. - Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi gợi ý.. - Gv phân tích từ khó, yêu cầu Hs đọc các từ khó: tháng 4 năm 1975, trân trọng,quệt, bức chân dung,triển lãm tranh,trân trọng,… - Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con. - Gv đọc bài, Hs viết bài vào vở. - Giáo viên cho Hs đổi vở sửa lỗi. - Giáo viên thu vở một số học sinh nhận xét. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 2a: Học sinh điền đúng những từ có phụ âm đầu tr / ch , vần ươn ,ương .. -1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Cả lớp làm bài tập. - Gọi một em học sinh nêu kết quả: + Trung Quốc, chín mươi tuổi, hai trái, chắn ngang, chê người, chết, cháu, chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi. - Gv hướng dẫn Hs làm bài tập, sửa sai cho Hs. 3 Củng cố-dặn dò: - Giáo viên gọi học sinh nêu lên các từ thường viết sai và viết lại. - Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. - Về nhà xem bài mới. D.Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………. Tiết 12. Đạo đức: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (Sgk / 17) -Tgdk: 35 phút. A .Mục tiêu: - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. */KNS:- Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu - Kĩ năng lắng nghe lời dạy của ông bà cha mẹ B. Đồ dùng dạy học : - Gv: SGK, bảng phụ thẻ từ - Hs: SGK C .Cáchoạt động dạy học 1. KTBC (Thực hành kỷ năng GKI) 2. Bài mới: GTB (Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ) a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 6..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> *. Mục tiêu: Hs tham gia đóng vai - Học sinh thảo luận nhóm 6, đóng vai: + Đối với vai Hưng, vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng? + Đối với vai bà, cảm thấy thế nào trước việc làm của cháu? - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét, bổ sung. *. KLuận: Gv nhận xét và chốt lại ý: Hưng yêu, kính bà,chăm sóc bà, Hưng là đứa cháu hiếu thảo. */ Trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4. *. Mục tiêu: Hs thực hành các tình huống về lòng hiếu thảo. - Gv đặt câu hỏi gợi ý, các nhóm thảo luận, trình bày bằng cách khi nghe câu hỏi các nhóm giơ bảng. + Những tình huống nào thể hiện lòng hiếu thảo? Những tình huống nào chưa biết quan tâm? - Các nhóm nhận xét, bổ sung *. Kết luận: Gv nhận xét chung, giáo dục Hs: + Tình huống thể hiện lòng hiếu thảo: b, d, đ + Tình huống chưa biết quan tâm: a, c */ Các em phải biết lắng nghe ông bà,cha mẹ dạy dỗ . 3 Củng cố-dặn dò - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ. - Về nhà học bài và xem bài mới. - Giáo viên nhận xét tiết học. D.Phầnbổsung:……………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………..…. Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2016 Tiết 23 Thể dục ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG-TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI” (Sgv/ 80) - Tgdk:35 phút A.Mục tiêu: - Bước đầu biết cách thực hiện động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung - Biết cách chơi và tham gia chơi được B. Địa điểm – phương tiện: + Gv: còi + Hs: quần áo thể dục C. Các hoạt động dạy học: I.Phần mở đầu * Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học. * Học sinh khởi động, xoay các khớp. * Hs chạy nhẹ nhàng trên sân. II.Phần cơ bản 1.Hoạt động1: Động tác thăng bằng. * Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác. * Gv hướng dẫn Hs tập động tác. + Lớp trưởng điều khiển theo sự hướng dẫn của giáo viên. * Chia tổ luyện tập. Gv theo dõi sửa sai cho Hs. * Các tổ trình diễn. * Giáo viên nhận xét, đánh giá và hướng dẫn học sinh sửa sai.. 2. Hoạt động 2: Trò chơi. * Giáo viên nêu tên trò chơi. * Giáo viên phổ biến luật chơi. * Giáo viên cho học sinh tập chơi thử. * Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức. * Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ. * Cả lớp nhận xét, tuyên dương tổ nào thắng cuộc. III. Phần kết thúc: * Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. * Động tác hồi tỉnh. * Học sinh thả lỏng, hít thở sâu..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………. Tiết 23. Luyện từ & Câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC (SGK / 118) -Tgdk: 35 phút. A. Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hàn Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4). B. Đồ dùng dạy học : - Gv: sgk,Bảng phụ, bút dạ. - Hs:VBT,sgk C .Các hoạt động dạy học: 1.KTBC (Tính từ) - Hs trả lời câu hỏi: Tính từ là gì? Cho ví dụ - Gv nhận xét. 2. Bài mới: GTB (Mở rộng vốn từ: Ý chí - nghị lực) a. Hoạt động 1: Thực hành Bài 1: Biết thêm 1số từ ngữ nói về ý chí nghị lực của con người 1Hs đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp làm bài tập theo nhóm 4. - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả của BT: + Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất): chí phải, chí lý, chí thân, chí tình, chí công… + Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí… - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, sửa sai cho Hs. Bài 2 HS hiểu được nghĩa của từ nghị lực -1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS thực hiện theo nhóm đôi. - Gọi một số em nêu kết quả: Dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực - Gv nhận xét, sửa sai cho Hs Bài 3: Điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn Điền đúng 1 số từ nói về ý chí ,nghị lực vào chỗ trống -Cho HS hoạt động nhóm – Đại diện nhóm báo cáo kết quả . - Gv thống nhất kết quả, nhận xét: Thứ tự (nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng) Bài 4: Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học -1 hs nêu y/c bài học - Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm đôi -Đại diện nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét . 3. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài và xem trước bài mới. D. Phần bổ sung:. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Tiết 57 Toán: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU (Sgk / 67) -Tgdk: 35 phút A.Mục tiêu: - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - Bài 1, bài 3, bài 4 B. Đồ dùng dạy học : + Gv: Bảng phụ ,sgk + Hs: Vở làm bài ,sgk C .Các hoạt động dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -. 1. KTBC (Nhận một số với một tổng) -Gọi 2 hs tính bằng hai cách: 45 x (30 + 20) -1 HS làm BT 2;4/66-67 - Gv nhận xét. 2. Bài mới: GTB (Nhân một số với một hiệu) a. Hoạt động 1: Giới thiệu *. Mục tiêu: Hs hiểu được cách nhân một số với một hiệu - Gv giới thiệu: 3 x (7 - 5) =3x7-3x5 3x 2 = 21 - 15 6 = 6 - Gv chốt ý: Sgk/67. b. Hoạt động 2: Thực hành *. Bài 1 Biết nhân 1số với 1 hiệu -Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm đôi:Tính giá trị biểu thức : -Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận được. a b c a x( b –c ) a x b–axc 3 7 3 3 x ( 7-3 )=12 3 x 7 - 3 x 3=12 6 9 5 6 x (9 -5)= 24 6 x 9 – 6 x 5 =24 8 5 2 8 x (5 – 2 )=24 8 x5 - 8 x 2 = 24 - Cả lớp nhận xét, sửa sai. - HS đổi vở kiểm tra. *. Bài 3- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số -Yêu cầu hs thực hiện cá nhân. 1 HS giải bảng phụ Số quả trứng 40 giá có là : 175 x 40 = 7000 (quả ) Sốquả trúng 10 giá có là : 175 x 10 = 1750 (quả) Số quả trứng còn lại: 7000 – 1750 =5250 ( quả ) Đáp số : 5250 quả -Các nhóm nhận xét. Nhận xét - tuyên dương *. Bài 4 - Biết tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số Tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - Cho HS hoạt động nhóm đôi tìm ra kết quả . (7 – 5 ) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3 (7 – 5) x 3= 2 x 3 = 6 7 x 3 – 5 x 3 = 21 – 15 = 6 - Hs nêu cách nhân 1 hiệu với một số . 3 Củng cố-dặn dò : BTVN : Bài 2/68 - Học sinh nhắc lại lý thuyết. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà xem bài cũ và bài mới.,: D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Tiết 12. Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌ (Sgk / 119) -Tgdk: 35 phút. A. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. B. Đồ dùng dạy học : + Gv: SGK sách báo ,truyện nói về người có ý ,nghị lực , vươn lên trong cuộc sống + Hs:câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí C .Các hoạt động dạy học: 1 KTBC (Bàn chân kỳ diệu) - Hs kể lại câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện - Gv nhận xét. 2. Bài mới: GTB (Kể chuyện đã nghe, đã đọc) a. Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện. *. Mục tiêu: Hs hiểu và nhớ được nội dung câu chuyện. - Giáo viên gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài, Gv gạch dưới những từ ngữ quan trọng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4. - Hs tìm một số câu chuyện hợp với chủ đề. - Hs nối tiếp nhau nêu những câu chuyện. Giới thiệu về câu chuyện. *. Kết luận: Gv chốt lại, giúp Hs hiểu yêu cầu của đề bài và nội dung của câu chuyện. b Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể chuyện. *. Mục tiêu: Hs nhớ lại câu chuyện và kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. + Học sinh kể theo nhóm 4, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. + Học sinh tập kể từng đoạn, cả bài. + Thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp nhận xét. -GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay. *. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý. Cả lớp bình chọn giọng kể hay, tuyên dương 3 Củng cố - dặn dò *T/H:TTHCM: GDHS tấm gương về ý chí nghị lực ,vượt qua mọi khó khăn để đạt mục đích của Bác Hồ . - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết dạy. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tập kể chuyện. D.Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………... Tiết 12. Kĩ thuật KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (SGK / 24) - Tgdk: 35 phút. A. Mục tiêu: - Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. B. Đồ dùng dạy học : + Giáo viên: Bộ đồ dùng. + Học sinh : Bộ đồ dùng. C .Các hoạt động dạy học: 1.KTBC (Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột). - Hs nêu sơ lược các bước khâu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: GTB (Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột) a. Hoạt động 1: Thực hành. *. Mục tiêu: Hs thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - Giáo viên gọi Hs nhắc lại quy trình khâu viền đương gấp mép vải: + Bước 1: Gấp mép vải + Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột - Cả lớp thực hành khâu. - Gv nhận xét và hướng dẫn chung. b. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả *. Mục tiêu: Học sinh biết cách khâu ghép hai mép vải. - Giáo viên nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Gấp được mép vải. Đường gấp tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, ít bị dúm + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - Hs đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn trên. - Gv nhận xét, đánh giá chung *NGLL: Tổ chức cho học sinh thi khâu. 3 Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung tiết dạy. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài. D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2016 Mĩ thuật: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI SINH HOẠT ( SgK/ 30) -TGDK: 35 phút A. Mục tiêu: Tập vẽ tranh đề tài sinh hoạt. . B. Đồ dùng dạy học : + Gv: Tranh mẫu (Sgk) + Hs: Bút chì, màu… C .Các hoạt động dạy học: 1 KTBC (Thường thức mỹ thuật: Xem tranh…) - Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: GTB (Vẽ tranh: Đề tài sinh hoạt) a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. *. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu, nhận biết về đề tài. - Gv giới thiệu tranh mẫu về đề tài sinh hoạt. - Hướng dẫn Hs nhận xét tranh mẫu. - Gv gợi ý cho Hs một số câu hỏi: + Em đã được tham gia vào các hoạt động tập thể nào? + Em thích hoạt động nào nhất? + Tả lại cảnh sinh hoạt mà em thích. - Gv chốt lại ý, hướng cho Hs lựa chọn cảnh định vẽ. *T/H: BVMT: GDHS yêu quý cảnh đẹp và có thức giữ gìn cảnh quan. b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp *. Mục tiêu: Học sinh biết cách vẽ tranh phong cảnh. - Gv hướng dẫn học sinh cách vẽ đề tài sinh hoạt: + Vẽ tranh nhìn từ góc độ nào? Gồm có những chi tiết gì? + Các chi tiết nào chính thì vẽ trước, phụ vẽ sau. + Màu sắc của từng chi tiết cụ thể. - Giáo viên chốt lại, hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh. c. Hoạt động 3: Thực hành *. Mục tiêu: Hs hiểu bài và vẽ được tranh về đề tài sinh hoạt. - Cả lớp thực hành: Vẽ cảnh sinh hoạt.- Có thể vẽ bức tranh đề tài “ Em làm kế hoạch nhỏ” – HS có thể vẽ theo nhóm –Mỗi nhóm vẽ một đề tài -các nhóm trao đổi - Từ bức tranh GV hướng dẩn cho HS lập công tác kế hoạch nhỏ của lớp . - Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh. - Gv nhận xét và sửa sai cho Hs. 3 Củng cố - dặn dò: *T/H:NGLL: Lập công tác kế hoạch nhỏ. - Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh - .Dặn dò: Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới.. D. Phần bổ sung:. ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Tiết 24 Tập đọc: VẼ TRỨNG ( SGK/ 120) -Tgdk: 35 phút A. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy ,rành mạch, đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu biết đọc diễn cảm lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần). - Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài (trả lời được các câu hỏi trong SGK). B. Đồ dùng dạy học : + Gv: Đoạn văn đọc diễn cảm. + Hs: SGK C .Các hoạt động dạy học 1. KTBC (Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi) - Gv yêu cầu Hs đọc bài, trả lời một số câu hỏi.SGK + Nêu ý nghĩa của bài học. - Giáo viên nhận xét, đánh giá . 2 Bài mới: GTB (Vẽ trứng) a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc bài. *. Mục tiêu: Hs đọc trôi chảy toàn bài, giúp Hs hiểu nghĩa một số từ mới..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Gv hướng dẫn Hs chia bài thành 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu … vẽ được như ý + Đoạn 2: Còn lại - Giáo viên hướng dẫn hs luyện đọc theo nhóm 3 lượt. - Lượt 1:: Hs đọc - rút từ khó - luyện đọc từ khó: Lê-ô-nac-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô, quan sát, khổ công,kiệt xuất,trân trọng,trưng bày, kiến trúc sư,… - Lượt 2: Hs đọc – rút từ cần giải thích:tỉ mỉ,miệt mài,kiệt xuất,bảo tàng, điêu khắc,kiến trúc sư, kĩ sư. - Lần 3: Hs đọc - rút từ cần giải thích SGK:Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi,khổ luyện,kiệt xuất,thời đại Phục Hưng. - Gọi 1 Hs đọc toàn bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài. b.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. *. Mục tiêu: Hs nắm được nội dung bài học và trả lời đúng các câu hỏi Sgk Câu 1: Gọi hs đọc câu hỏi 1:Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-dô đa Vin-xi cảm thấy chán ngán? (Vì suốt mười mấy ngày cậu phải vẽ rất nhiều trứng). Câu 2: Hướng dẫn hs thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi 2:Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì? (Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác) Câu 3:Yêu cầu hs đọc thầm và trả lời câu hỏi 3: Lê-ô-nác-dô đa Vin-xi thành đạt như thế nào? (Lê-ô-nác-đô trở thành danh hoạ kiệt xuất, …là niềm tự hào của dân tộc…) Câu 4:HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi 4. (Lê-ô-nác-đô có tài bẩm sinh, gặp thầy giỏi và nhờ khổ luyện nhiều năm. Sự khổ luyện của bản thân là nguyên nhân quan trọng nhất) *Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài - Gv chốt lại, nhận xét và sửa sai cho Hs. c. Hoạt động 3: Học sinh đọc diễn cảm. *. Mục tiêu: Đọc trôi chảy ,rành mạch, đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rôki-ô); bước đầu biết đọc diễn cảm lời thầy giáo - Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp nhau toàn bài. - Gv cho học sinh luyện đọc theo cặp đoạn: “Thầy Vê-rô-ki-ô…vẽ được như ý” - Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp. - Cả lớp nhận xét 3 Củng cố - Dặn dò: - Hs nêu nội dung bài ý nghĩa - Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới. D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. Tiết 58. Toán: LUYỆN TẬP ( Sgk /68) -Tgdk: 35 phút. A. Mục tiêu: Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh. - Bài 1 (dòng 1), bài 2: a; b (dòng 1), bài 4 (chỉ tính chu vi) B. Đồ dùng dạy học : + Gv: sgk ,bảng phụ . + Hs: Vở làm bài C .Các hoạt động dạy học -Gọi 2 hs kiểm tra - Hs1: lên bảng làm bài tập: Tính bằng hai cách 45 x ( 90 - 10) -HS2:làm bài 2/68. -Gv nhận xét bài làm của Hs. 2. Bài mới: GTB (Luyện tập) a. Hoạt động 1: Thực hành * Bài 1(dòng 1) Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh. : Hs đọc yêu cầu bài tập. - HS thực hiện theo nhóm đôi. -Đại diện nhóm trình bày. -GV nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -HS đổi vở kiểm tra. 135 x ( 20 + 3 ) =135 x20 + 135 x 3 = 2700 + 405 =3105 642 x (30 – 6) = 642 x 30 – 642 x 6 = 19260 – 3852 = 15408 * Bài 2 (a /b )(dòng 1 ) : Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh. Hs biết vận dụng tính chất kết hợp tính kết quả bài toán -Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm 4. -Đại diện nhóm trình bày bảng phụ. -Các nhóm khác nhận xét, gv nhận xét. a.134 x 4 x 5 = 134 x (4 x 5) = 134 x 20= 2680 5 x 36 x2 =( 5 x 2)x 36 = 10 x 36 = 360 , 42 x 2x 7 x 5 = (42 x 7 )x (2 x 5) =294 x 10 = 2940 b. 137 x3 + 137 x 97 = 137 x ( 3 + 97) = 137 x 100 = 13700 428 x12 – 428 x2 = 428 x (12 – 2 ) = 428 x 10 = 4280 Bài 4 (chỉ tính chu vi): Hs biết giải toán – tính được chu vi của hình chữ nhật - Gọi 1 hs đọc đề toán. -HS thực hiện cá nhân. -Gọi 1 hs xung phong lên bảng giải bài toán. - Giáo viên nhận xét, sửa sai 3 Củng cố -dặn dò: BTVN : Bài 1(dòng 2); bài 2: a;b(dòng 2), bài 3, bài 4 (chỉ tính d tích) /68 - Hs nhắc lại lý thuyết - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà xem bài mới. D. Phần bổ sung:…………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………... Tiết 23. Khoa học: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (SGK / 48) -Tgdk:35 phút. A. Mục tiêu: - Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. B. Đồ dùng dạy học : - Gv: Bảng phụ, bút dạ. - Hs: SGK . C .Các hoạt động dạy học: 1. KTBC (Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?) - Hs nêu nội dung bài học - Gv nhận xét. 2 Bài mới: GTB (Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên) a. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân *. Mục tiêu: Hoàn thành sơ đồ về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - Hs làm việc theo nhóm 4., TLCH: + Các đám mây như thế nào? + Giọt nước từ đám mây nào rơi xuống? + Dòng nước chảy ra sông, biển lớn. + Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà -Gọi đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét, gv nhận xét. *. Kết luận: Gv nhận xét, chốt ý: phân tích sơ đồ b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Phương pháp BTNB). *. Mục tiêu.- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.. Bước1:Gv phát phiếu học sinh tìm hiểu về mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình tuần hoàn Bước 2:Hs thảo luận nhóm ghi vào phiếu BT.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bước3: Trình bày mối quan hệ giữa các cơ quan + Điều gì sẽ xảy ra khi cơ quan trên ngừng hoạt động? + Đại diện các nhóm trình bày. -Bước4: Các nhóm nhận xét bổ sung. + Gv nhận xét và giải thích thêm cho học sinh. - Bước 5: Gv chốt ý *T/H:BVMT: Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên 3. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà học bài và xem trước bài mới cho tiết học sau. D. Phần bổ sung:. ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. Tiết 12 Lịch sử: CHÙA THỜI LÝ Sgk/ 32 - Tgdk: 35 phút A. Mục tiêu: Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý. - Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật. - Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. - Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. B. Đồ dùng dạy học : + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs:SGK , tai liệu tranh ,ảnh chùa mà em sưu tầm C .Các hoạt động dạy học: 1. KTBC (Nhà Lý dời đô ra Thăng Long) - Hs nêu bài học, trả lời câu hỏi: + Vì sao Lý Thái Tổ quyết định dời đô ra Thăng Long? - Gv nhận xét. 2. Bài mới: GTB (Chùa thời Lý) a. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 4. *. Mục tiêu: Đạo phật du nhập vào nước ta - Gv giới thiệu và gợi ý một số câu hỏi, Hs thảo luận. + Đạo phật dạy người ta phải làm gì? + Đạo phật du nhập vào Việt Nam thời gian nào? -Đại diện nhóm trình bày. - Gv nhận xét, chốt lại ý.: Sgk/32 b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 6. *. Mục tiêu: Đạo phật thịnh đạt vào thời Lý. - Hs thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: + Vì sao đến thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt? - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Gv chốt lại ý c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi. *. Mục tiêu: Vai trò của chùa thời Lý - Hs thảo luận nhóm, ghi vào phiếu bài tập Đ, S vào cuối câu: + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư + Chùa là nơi tế lễ của đạo Phật + Chàu là trung tâm văn hoá của làng, xã + Chùa là nơi tổ chức văn nghệ + Vì sao đến thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt? -GV hướng dẫn hs giơ bảng(Câu nào Đúng thì giơ bảng mặt cười,câu không đúng giơ bảng mặt khóc) -HS nhận biết được vẻ đẹp của chùa –Giáo dục HS ý thức trân trọng di sản văn hoá của cha ông ,biết giữ gìn sạch sẽ cảnh quan của chùa khi được bố mẹ hoặc thầy cô đưa đi tham quan - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Gv chốt lại ý d.Hoạt động 4: HS mô tả lại được các ngôi chùa mà em đã gặp -Y/c hs báo cáo – hs khác lắng nghe 3 Củng cố - Dặn dò.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> */T/H:BVMT: Vẽ đẹp của chùa, GD về ý thức trân trọng di sản văn hóa của cha ông, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ của cảnh quan môi trường - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới. D.Phầnbổ sung:…………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 201 6 THỂ DỤC ĐỘNG TÁC NHẢY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT (Sgv / 82) -Tgdk: 35 phút AMục tiêu: - Thực hiện được động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. B. Địa điểm – phương tiện: + Gv: Chuẩn bị sân trường sạch , dụng cụ học tập + HS: quần áo TD C .Hoạt động dạy học: 1 Phần mở đầu - Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học. - Học sinh khởi động, xoay các khớp. - Hs chạy nhẹ nhàng trên 2 Phần cơ bản a.Hoạt động1: Động tác nhảy. *. Mục tiêu: Học sinh học động tác nhảy - Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác - Gv hướng dẫn Hs tập động tác. + Lớp trưởng điều khiển theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Chia tổ luyện tập. Gv theo dõi sửa sai cho Hs. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và hướng dẫn học sinh sửa sai. b. Hoạt động 2: Trò chơi. *. Mục tiêu: Học sinh tham gia trò chơi “Mèo đuổi chuột” -Cho HS tìm hiểu môi trường sống của loài mèo và chuột. * Giáo viên nêu tên trò chơi. - Giáo viên phổ biến luật chơi. - Giáo viên cho học sinh tập chơi thử. - Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức. - Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ. - Cả lớp nhận xét, tuyên dương tổ nào thắng cuộc trình diễn 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. - Động tác hồi tỉnh. - Học sinh thả lỏng, hít thở sâu. - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. D. Phần bổ sung:………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết 23. Tập làm văn KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN (SGK/ 122) -Tgdk: 35 phút. A. Mục tiêu: - Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục I và BT1, BT2 mục III). - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3, mục III). B. Đồ dùng dạy học : + Gv: SGK , bảng phụ + Hs: SGK , VBT C .Các hoạt động dạy học: 1.KTBC (Mở bài trong bài văn kể chuyện) - Hs nêu 2 cách mở bài trong bài văn kể chuyện.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Gv nhận xét. 2. Bài mới: GTB (Kết bài trong bài văn kể chuyện). a. Hoạt động 1: Nhận xét *. Mục tiêu: Hs nhận biết 2 cách kết bài trong bài văn kể chuyện. - Hs đọc thầm, tìm phần kết của truyện: “Thế rồi…nước Nam ta” - Bài 3: Hs đọc thầm bài tập, viết vào đoạn cuối của câu chuyện: + Câu chuyện này làm em càng thấm thía lời của cha ông: Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững + Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã nêu một tấm gương sáng về nghị lực cho chúng em *. Kết luận: Rút ghi nhớ -Trao đối với người thânvề một vài câu chuyện về những người bị nhiễm ma tuý nói được tác hại của chất gây nghiện đối với trẻ em. b. Hoạt động 2: Thực hành Bài 2: Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện -Hướng dẫn hs thảo luận theo nhóm 4. -Đại diện nhóm trình bày. + Câu a, b: là kết bài không mở rộng - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai Bài 3: Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng -Gv yêu cầu hs thực hiện theo nhóm 6. -Đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét -gv nhận xét 3 Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết dạy. - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới. D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………. Tiết 59. Toán : NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (SGK/ 69) -Tgdk: 35 phút. A. Mục tiêu: - Biết cách nhân với số có hai chữ số. - Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. - Bài 1 (a, b, c), bài 3 B. Đồ dùng dạy học : + Gv: sgk , Bảng phụ + Hs: SGK ,Vở làm bài C .Các hoạt động dạy học: 1. KTBC (Luyện tập) - Gv gọi 3 Hs lên bảng kiểm tra: + HS 1:Tính bằng cách thuận tiện nhất :85 x15 + 85 x85 = ? +HS2: 358 x 65 – 358 x 25 = +HS3:Tính : 35 x 24 = ? - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: GTB (Nhân với số có hai chữ số) A. Hoạt động 1: Giới thiệu *. Mục tiêu: Hs nhận biết cách nhân với số có hai chữ số - Gv giới thiệu: Cho phép nhân sau : 35 x 24 = ? - Y/C HS nêu cách tính - Gv: GVgắn bài làm của hs lên bảng và hỏi : vậy 35 x24 = ? - GVhỏi : Ngoài cách tính trên các em còn có cách tính nào cũng tính ra được kết quả trên. - Yêu cầu hs thực hiện vào bảng phụ. -Gọi hs xung phong lên bảng trình bày bảng lớp . - Cho cả lớp nhận xét kết quả- so sánh kết quả phép tính nhân trên - Gọi 1 hs nêu lại cách tính - GV hỏi: vì sao tích 35 x 2 đặt không thẳng cột với tích 35x4 Vì 35x 2 ( nghĩa là nhân vói 2chục nên tích của nó phải viết dưới hàng chục .) - Vậy 35 x. 24 = ?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - ChoHS so sánh 2KQ .Vậy cách tính nào nhanh hơn . - Vậy trong phép tính trên ta có số 140 gọi là tích riêng thứ nhất , 70 gọi là tích riêng thứ hai - Em có nhận xét gì cách viết vị trí của tích riêng thứ hai so với tích riêng thú nhất . - (Tích riêng thứ hai viết lùi sang bên trái một cột ) - GV rút ý chính : Khi nhân chữ số ở hàng chục ta sẽ viết tích đó lùi sang bên trái 1 chữ số - Sau đó cộng 2 tích lại với nhau . - Đây chính là phép nhân với số có 2 chữ số . Vậy muốn nhân với số có 2chữ số ta làm như thế nào? - Cho HS tính :26 x.15 =? . (1 HS tính bảng ,hs lớp tính bảng con ) -Gv hướng dẫn tương tự. b. Hoạt động 2: Thực hành. *. Bài 1(a,b,c): Học sinh hiểu bài, làm được các bài tập - Hs thực hiện cá nhân. -Đặt tính và tính: a. 86 x 53 . b .33 x 44 , c . 157 x 24 - Gọi 3 em nêu miệng kết quả, - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét . * Bài 3 Học sinh hiểu bài, Giải toán - 1 HS đọc y/c đề ra -1 HS ghi tóm tắt đề : 1vé : 15000 đồng 96 vé : ? đồng - Gọi 1 hs lên bảng trình bày – HS lớp làm VBT nhận xét . + Rạp thu về số tiền là: 15000 x 96 = 1.440.000 (đồng) Đáp số: 1.440.000 đồng - Giáo viên thu vở một số học sinh chấm điểm và sửa sai cho cả lớp 3 Củng cố - dặn dò: BTVN: 1d,2/69 - Cho Hs chơi trò chơi:Rung chuông vàng. -Gv phổ biến cách chơi, luật chơi. -HS tham gia chơi. -Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết dạy. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập, D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………... Tiết 24. Luyện từ & Câu: TÍNH TỪ (TT) (Sgk /123) - Tgdk: 35 phút. A. Mục tiêu: - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III). B.Đồ dùng dạy học : + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs: VBT. C .Các hoạt động dạy học: 1 KTBC (Tính từ). + Đặt câu trong đó có tính từ - Giáo viên nhận xét . 2.Bài mới: GTB (Tính từ - TT). a. Hoạt động1: Nhận xét *. Mục tiêu: Hs nhận biết về mức độ, tính chất - Hs thảo luận nhóm 4, đưa ra kết quả: + Tờ giấy này trắng → mức độ trung bình → tính từ trắng + Tờ giấy này trăng trắng → mức độ thấp → tính từ trăng trắng + Tờ giấy này trắng tinh → mức độ cao → tính từ trắng tinh + Thêm từ rất vào tính từ trắng → rất trắng + Thêm từ nhất váo tính từ trắng → trắng nhất - Gv chốt ý: Ghi nhớ sgk b. Hoạt động 2: Thực hành.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bài 1: - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất -1Hs đọc yêu cầu của bài tập. -HS thực hiện theo nhóm. - Gv đại diện nhóm nêu kết quả bài tập: + Đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc hơn, hơn, hơn - Gv nhận xét, cả lớp sửa sai. Bài 2: Bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được -1Học sinh đọc yêu cầu bài tập: -Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm đôi. -Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận được. + Tạo từ ghép, từ láy có tính từ đỏ: Đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói + Thêm các từ rất, lắm, quá: Đỏ lắm, rất đỏ, đỏ quá, quá đỏ - Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập -Gv nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai. Bài 3: Bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được -1HS nêu y/c bài tâp .Tạo ra phép so sánh. -HS thực hiện theo nhóm. -GV hướng dẫn hs tạo nhóm mới thực hiện. -Gọi đại diện nhóm đọc bài làm của mình. - Cao quá, cao lắm, quá cao…đỏ hơn, đỏ nhất, cao nhất, cao nhất, cao hơn - Gv nhận xét, sửa sai cho Hs 3 Củng cố - Dặn dò: - Hs nhắc lại ghi nhớ. - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học kĩ bài và chuẩn bị tiết học sau. D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. Tiết 12. Địa lí: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Sgk/ 98) - Tgdk: 35 phút.. A.Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ: + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta. + Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. + Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ. - Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình. B. Đồ dùng dạy học : - Gv: Bản đồ ,bảng phụ - Hs: SGK C .Các hoạt động dạy học: 1 KTBC (Ôn tập) -Hs nêu nội dung một số bài học - Gv nhận xét. 2 Bài mới: GTB (Đồng bằng Bắc Bộ) a. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân *. Mục tiêu: Giúp Hs biết được đặc điểm đồng bằng Bắc Bộ - Hs dựa vào lược đồ, xác định vị trí của đồng bằng Bắc Bộ - Hs trình bày -Cả lớp nhận xét. *. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý: Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy ở bờ biển. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4. *. Mục tiêu: Hs hiểu được hệ thống sông ngòi và đê ngăn lũ ở đồng bằng Bắc Bộ - Các nhóm thảo luận, TLCH: + Đồng bằng Bắc bộ do phù sa song nào bồi đắp?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta? + Địa hình ở đống bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? - Đại diện các nhóm báo cáo. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt lại ý c. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm đôi. *. Mục tiêu: Hs biết được người dân đã làm gì để ngăn lũ. - Hs làm việc theo nhóm đôi, TLCH: + Nười dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ở ven sông để làm gì? + Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? + Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước cho sản xuất -Con người ở ĐBBB biết đắp đê ven sông ,sử dụng nước để tưới tiêu Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB . -Đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, gv nhận xét, chốt ý. 3 Củng cố-dặn dò: *T/H:BVMT: -Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng +Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu +Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB +Cải tạo đất chua mặn ở ĐBBB - Hs nêu nội dung của một số bài học - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và xem bài mới. D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................... …………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………. Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2016 ÂM NHẠC Tiết 12 HỌC HÁT BÀI: CÒ LẢ (DÂN CA ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ) Sgk / 20 - Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - Biết đây là bài dân ca. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. B. Phương tiện dạy học : + Gv: Nhạc cụ quen dùng , bài hát + Hs: Thanh phách C .Tiến trình dạy học: 1. KTBC (Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em - Tập đọc nhạc số 3) - Hs hát lại bài hát. - Gv nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: GTB (Học hát bài: Cò lả - Dân ca đồng bằng Bắc Bộ) a. Hoạt động 1: Học hát bài Cò lả. *. Mục tiêu: Giúp học sinh học hát - Gv hát mẫu bài hát (3 lần) - Hs đọc lời bài hát - Gv hướng dẫn Hs hát từng câu, kết hợp cả bài - Giáo viên hướng dẫn Hs sửa sai (nếu có) - Tổ chức cho Hs trình diễn, thi đua - Gv nhận xét, sửa sai cho Hs. b. Hoạt động 2: Nghe nhạc bài Trống cơm *. Mục tiêu: Hs nghe nhạc bài Trống cơm, dân ca đồng bằng Bắc Bộ - Gv giải thích cái trống cơm - Hs nghe nhạc - Giáo viên hướng dẫn Hs hiểu nội dung bài hát 3 Củng cố - Dặn dò: - Hs cảm nhận nội dung bài hát.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Giáo viên nhận xét chung tiết học. - Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới. D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………… Tiết 24 Tập làm văn: KỂ CHUYỆN (KIỂM TRA VIẾT) (SGK / 124) - Tgdk: 35 phút A.Mục tiêu: - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu). B. Đồ dùng dạy học :: + Gv: SGK , Bảng phụ ghi các bước của bài văn kể chuyện + Hs: SGK ,vbt C .Các hoạt động dạy học: 1. KTBC (Kết bài trong bài văn kể chuyện) - Giáo viên nhận xét chung bài làm của Hs. 2. Bài mới: GTB (Kể chuyện - Kiểm tra vi) a. Hoạt động 1: Xác định đề bài *. Mục tiêu: Hs tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv hướng dẫn Hs xác định đề bài -GV hướng dẫn hs thực hiện theo nhóm 6. -Mỗi nhóm thảo luận và tự chọn 1 đề bài + Tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và bà tiên + Kể lại chuyện Ông trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền… + Kể chuyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-nác đô đa Vin-xi…. -Gọi đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm. -GV nhận xét, bổ sung. b. Hoạt động 2: Thực hành *. Mục tiêu: Hs thực hành viết bài văn kể chuyện - Gv nhắc nhở Hs cách trình bày bài, cách mở bài và kết bài đã học - Hs làm bài vào nháp, kiểm tra lại và chép vào giấy làm bài - Gv nhận xét chung về cách làm bài của Hs 3 Củng cố - Dặn dò *T/H:TTHCM: GDHS học tập Bác Hồ là vị lãnh tụ giàu lòng nhân ái ,nhân hậu ,hết lòng vì dân vì nước - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới. - Giáo viên nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. Tiết 60. Toán: LUYỆN TẬP (Sgk/ 69) - Tgdk:35 phút. A. Mục tiêu: - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. - Bài 1, bài 2 (cột 1, 2), bài 3 B. Đồ dùng dạy học : + Gv: sgk ,bảng phụ + Hs: Vở làm bài C .Các hoạt động dạy học: 1. KTBC (Nhân với số có 2 chữ số) - Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập: 33 x 44 ; 1122 x 29 - Giáo viên nhận xét 2. Bài mới: GTB (Luyện tập) a. Hoạt động 1: Thực hành *. Bài 1: Học sinh. thực hiện được nhân với số có hai chữ số.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> -Đặt tính rồi tính: HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm bài tập theo nhóm đôi , Đại diện nhóm lên bảng trình bày. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. *Bài 2 (cột 1, 2),: Viết số thích hợp vào ô trống: -Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm đôi. -Gọi đại diện nhóm nêu miệng phép tính - Cả lớp nhận xét, bổ sung. *. Bài 3 Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số -Cho hs thực hiện theo nhóm đôi cách giải -Đại diện nhóm báo cáo kết quả -Gv nhận xét. 3 Củng cố - Dặn dò: BTVN: Bài 2 (cột 3,4), Bài 4;Bài 5/70 - Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài D. Phần bổ sung:………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………... Tiết 24. Khoa học: NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG ( Sgk/ 50) - Tgdk: 35 phút. A.Mục tiêu: Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt: - Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại. - Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. B. Đồ dùng dạy học : + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs:SGK C .Các hoạt động dạy học: 1. KTBC (Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên) - Giáo viên gọi học sinh trả lời một số câu hỏi: + Nêu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên + Hs nêu nội dung bài học. - Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: GTB (Nước cần cho sự sống) a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm *. Mục tiêu: Hs nhận biết vai trò của nước đối với sự sống - Gv chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận, TLCH: + Tìm hiểu vai trò của nước đối với đời sống con người + Vai trò của nước đối với đời sống động, thực vật - Các nhóm dựa vào thông tin Sgk, thảo luận và trình bày kết quả. -Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét và sửa sai. - Giáo viên chốt lại ý b Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 6. * Mục tiêu: Vai trò của nước trong đời sống sản xuất và vui chơi giải trí - Hs thảo luận nhóm, TLCH: + Con người sử dụng nước vào mục đích nào nữa? + Thảo luận để phân loại vào các nhóm: + Con người sử dụng nước trong công nghiệp ,trong nông nghiệp - Các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét. - HS biết cách giữ gìn nguồn nuớc trong sạch , biết tiết kiệm nước cho gia đình . -Giáo viên nhận xét, chốt lại ý và tuyên dương các nhóm 3 Củng cố-dặn dò: - Gọi học sinh nêu lại mục bạn cần biết. - Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò. - Về nhà học bài và xem bài mới. D.Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Tiết 12. Sinh hoạt tập thể: TỔNG KẾT THI ĐUATUẦN. A. Mục tiêu: - Nhằm đánh giá, nhận xét tình hình hoạt động trong tuần vừa qua. - Đồng thời đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới. - Giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động. B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động: 1. Ưu điểm: Trong tuần vừa qua, nhìn chung các em Hs luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ, tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Các em Hs đều chịu khó, chăm chỉ, trong học tập. Có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. 2. Khuyết điểm: Bên cạnh đó, vẫn còn một số Hs chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng, còn làm việc riêng trong giờ học. Chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tham gia công tác lao động chưa tốt. Tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. C Phương hướng tuần tới: Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên GD, nhắc nhở Hs trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. *. Các hoạt động khác: Đồng thời, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức, nhất là thể dục giữa giờ. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học..

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×