Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.7 KB, 35 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 08 Sáng thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2015 TOÁN (T.36 ) 36 + 15 I.Mục tiêu: - Giúp HS: + Biết cách thực hiện phép cộng dạng 36+15(cộng có nhớ dưới dạng tính viết) củng cố phép cộng dạng 6+5; 36+5. + Củng cố việc tính cộng các số hạng đã biết và giải toán đơn về phép cộng. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác,yêu thích môn học và có ý thức học tập tốt. II.Đồ dùng dạy học: - 4 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời. III. Các HĐ dạy học chủ yếu: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ:5’ -Yêu cầu HS làm bài tập Tính: 18 27 66 26 + 9 + 6 + 8 +4 -1em lên bảng làm BT5. -Nhận xét và ghi điểm. B.Bài mới 30’ 1/ Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài trực tiếp. 2/ Giới thiệu phép cộng 36+15 -GV nêu bài toán:Có 36 que tính thêm 15 que tính nưã. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? -Yêu cầu HS thao tác trên que tính tìm kết quả. -GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện : +. HĐ của HS -2HS lên bảng, lớp làm bảng con +. 18 9 27. 27 6 33. 66 26 8 4 74 30 Bài giải Tháng này tổ em được số điểm mười là: 16 + 5 = 21 (điểm mười) Đáp số: 21 điểm mười. -Theo dõi nhắc lại đầu bài. -Nghe và phân tích bài toán. -HS thao tác trên que tính tìm ra kết quả. -HS lên trình bày 6 que tính rời, cộng 5 que tính (bằng 1 bó 10 que tính và 1 que tính rời), 3 chục cộng 1 chục bằng 4 chục thêm 1 chục là 5 chục và 1 que tính rơì là 51 que tính -HS làm vào bảng nêu cách thực hiện. 36 15 51. 3/ Thực hành -HS nêu yêu cầu Bài 1: Tính Yêu cầu HS thực hiện từng phép tính (cộng -HS làm vào bảng con, 3 HS lên làm. 16 26 17 từ phải sang trái) + + + 29 38 16 45 64 33… -Nhận xét chung. -Nhận xét nêu cách thực hiện Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số -HS nêu yêu cầu. hạng: -Lớp làm bảng con. a) 36 và18, b) 24 và 19,.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> c) 35 và 26. a. 36 b. 24 c. 35 18 19 26 tổng của 2 số hạng đã biết từ đó đặt tính 54 43 61 cộng và thực hiện. Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Yêu cầu HS đọc bài toán và nêu dữ kiện -1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm của bài -HS đặt đề toán theo tóm tắt và giải vào vở. Tóm tắt Bài giải Bao ngô: 46kg Cả hai bao cân nặng là: Bao gạo: 27 kg 46+27 = 73(kg) Tất cả 2 bao: .. Kg? Đápsố: 73 kg -HS làm bài xong đổi vở kiểm tra chéo -Chấm và nhận xét Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu -1HS đọc, lớp đọc thầm Trò chơi -Biểu quyết đúng sai. -Quả bóng nào ghi phép tính có kết quả là -HS giơ tay biểu quyết 45? -GV yêu cầu HS nhẩm trong 1 phút HS giơ tay. -Nhận xét tuyên dương 3.Củng cố-dặn dò: 3’ -Tuyên dương những bạn học tốt -Nhận xét tiết học -Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. +Củng cố “tổng” + và “Các số+ hạng” cách tìm. ----- ----TẬP ĐỌC (T22,23) NGƯỜI MẸ HIỀN I.Mục đích yêu cầu: 1.Rèn kĩ năng đọc: +Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu đọc rõ lời người kể với lời các nhân vật trong bài (Minh, bác bảo vệ, cô giáo…) 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : +Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : Gánh xiếc, tò mò,cố lách,vùng vẫy,khóc toáng,lấm lem… +Hiểu nội dung bài: . Cô như người mẹ hiền vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người. -Giáo dục học sinh kính yêu, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. II. Đồ dùng dạy học : -Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: HĐ Của GV HĐ của HS A/ Kiểm tra bài cũ: 5’ -Yêu cầu HS lên đọc bài “Thời khóa biểu” và - 3 học sinh đọc bài . trả lời câu hỏi. -Tác dụng của thời khoá biểu dùng để làm gì? -Chuẩn bị bài học, soạn sách vở và đồ dùng học -Nhận xét – ghi điểm. tập đầy đủ.: ’ B.Bài mới:30 1/ Giơí thiệu bài: GV dùng tranh minh họa giới thiệu bài..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2/Luyện đọc : -HS theo dõi 1.GV đọc mẫu. 2.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải -HS chú ý lắng nghe. nghĩa từ . a.Đọc từng câu - Giáo viên theo dõi uốn nắn những từ khó đọc. -HS tiếp nối nhau đọc từng câu b.Đọc từng đoạn trước lớp : -HS đọc cá nhân,đồng thanh các từ sau: -Luyện đọc câu dài gánh xiếc,lách,nghiêm giọng… -4HS tiếp nối nhau đọc các đoạn . -Giờ ra chơi,/ Minh thầm thì với Nam; // “Ngoài phố có gánh xiếc,// Bọn mình ra xem đi!”// -Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ tới,/ nắm chặt hai chân em// “Cậu nào đây?// Trốn học hả?”// -Cô xoa đầu Nam/ và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào,/ nghiêm giọng hỏi:// “Từ nay/ các em có trốn học đi chơi nữa không?”// -Giải nghĩa một số từ khó. - Học sinh đọc phần chú giải. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. -HS đọc nối tiếp đoạn( N4). -Theo dõi giúp HS yếu. d. Thi đọc giữa các nhóm -Đại diện các nhóm đọc . -Theo dõi nhận xét e. Đọc đồng thanh - Học sinh đọc đồng thanh đoạn 4. -1HS đọc lại toàn bài -Lớp theo dõi. Nhận xét chuyển tiết TIẾT 2 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10’) -Yêu cầu HS đọc bài. -HS đọc thầm và tìm hiểu -Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu? - Trốn học ra phố xem xiếc. -Các bạn ấy định ra phố bằng cách - Chui qua chỗ tường thủng. nào ? -Khi Nam bị Bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm -Cô giáo nói bác bảo vệ “Bác nhẹ tay kẻo cháu gì? đau.Cháu này là HS lớp tôi”;cô đỡ em ngồi dậy,phủi đất cát dính trên người em, cô đưa em về lớp” -Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ như thế -Cô rất dịu dàng thương học trò . nào? -Cô giáo làm gì khi Nam khóc ? -Cô xoa đầu Nam an ủi. -Lần trước bị bác bảo vệ giữ lại vì sợ, lần này -Vì đau và xấu hổ. vì sao Nam bật khóc ? -Người mẹ hiền trong bài la ai ? -Là cô giáo. 4/ Luyện đọc lại : 20’ -Thi đọc phân vai đoan 4:Nam, Minh, cô giáo -Thi đọc giữa các nhóm , người dẫn chuyện. -Nhận xét ghi điểm. -Nhận xét ’ 5.Củng cố-dặn dò: 5 - Vì sao cô giáo trong baì được gọi là mẹ -Cô vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy hiền? bảo, cô như người mẹ hiền của các em..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> -HS hát đồng thanh. -Cả lớp hát bài :Cô và mẹ. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về đọc trước tiết kể chuyện. ----- ----LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT (T15) LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI MẸ HIỀN I/Mục tiêu: -Đọc đúng, rõ ràng: nén, lách, lấm lem, khóc toáng, thập thò. -Đọc biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu / và dấu //, biết thay đổi giọng đọc để phân biệt lời kể và lời nhân vật. -Biết chọn câu trả lời thích hợp -Viết được vào ô trống 1 chi tiết trong bài cho thấy cô giáo của Nam rất hiền II/Đồ dùng dạy học Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học Các hoạt động của giáo viên A.Kiểm tra bài cũ B.Bài mới 1)Giới thiệu bài 2)Luyên đọc a/GV hướng dẫn hs đọc các từ: nén, lách, lấm lem, khóc toáng, thập thò. -GV nhận xét các bạn. b/Luyện đọc - GV đọc mẫu 1 lần, hd cách đọc -YC đọc nhóm -GV quan sát các nhóm, giúp đỡ 1 số em đọc yếu -GV nhận xét c/Bài tập: B3: Chọn những dòng dưới đây ghi việc làm của cô giáo khi cô thấy Nam khóc: A – Cô nói bác bảo vệ nhẹ tay với Nam để em khỏi đau. B – Cô xoa đầu nam. C – Cô nghiêm giong phê bình Nam và Minh. D – Cô kéo Nam lùi lại, đỡ em dậy, phủi đất cát trên người em. B4. Viết vào chỗ trống 1 chi tiết trong bài cho thấy cô giáo của Nam rất hiền 3.Củng cố, dặn dò -Nhắc lại nội dung bài học. -Nhận xét tiết học. Các hoạt động của học sinh. -HS nối tiếp nhau đọc -Cả lớp đọc đồng thanh -Cả lớp chú ý -1 em đọc khá đọc cho cả lớp nghe -Thực hiện đọc nhóm 4 -Nhóm trưởng của ccacs nhóm nhận xét giong đọc của của các bạn trong nhóm -HS thảo luận nhóm 2 và trả lời. Câu A – Cô nói bác bảo vệ nhẹ tay với Nam để em khỏi đau. -HS làm vào vở -HS viết vào vở Cô kéo Nam lùi lại, đỡ em dậy, phủi đất cát trên người em. ----- -----.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ĐẠO ĐỨC(T.8) CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (T2) (Tích hợpGDBVMT) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: -HS hiểu cần tự giác làm những công việc nhà phù hợp để giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị. 2.Kỹ năng: Tham gia làm những việc làm phù hợp. 3.Thái độ: Yêu thích tham gia làm việc nhà, phê phán hành vi lười nhác việc nhà. *(Tíh hợp GDBVMT):Giáo dục HS chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng là góp phần làm sạch đẹp MT,bảo vệ MT. II. Chuẩn bị - GV : SGK, tranh, phiếu thảo luận. III.Các hoạt động dạy học: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ: 5’ -2 HS lên bảng. -Khi mẹ vắng nhà bạn nhỏ giúp mẹ làm gì? -Việc làm như thế thể hiện thái độ ntn với mẹ? -GV nhận xét-ghi điểm. A.Bài mới: 30’’ 1/ Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài trực tiếp. *Hoạt động1: Tự liên hệ -Ở nhà em đã tham gia làm những việc gì? -Kết quả của các công việc đó? -GV mời 1 số HS trình bày trước lớp. GV khen những HS chăm làm việc nhà. +GVKL: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng là thể hiện tình yêu thương đối với cha mẹ. *Hoạt động 2: Đóng vai -Cách tiến hành: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận, đóng vai Tình huống 1: Hoà đang quét nhà thì bạn rủ đi chơi, Hoà sẽ …. Tình huống2: anh chị Hoà nhờ Hoà gánh nước, Hoà sẽ … -Thảo luận lớp. -Em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn không ? Vì sao? -Nếu vào tình huống đó thì em sẽ làm gì? *Hoạt động 3: trò chơi “nếu … thì” -Cách tiến hành 1.GV chia lớp thành 3 nhóm: Chăm và Ngoan, 1 nhóm nêu ,1 nhóm đáp. HĐ của HS -Luộc khoai, giã gạo, nhổ cỏ… -Bạn nhỏ thương mẹ và chia sẻ nỗi vất vả với mẹ.. -Theo dõi nhắc lại đầu bài. -HS suy nghĩ và tự trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. -HS nêu -Lắng nghe và nhắc lại.. -Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. -Cần làm xong việc nhà rồi mới đi chơi. -Cần phải giải thích rõ em còn quá nhỏ chưa làm được việc đấy. -HS nêu:đồng tình -HS nêu. -GV cử mấy HS làm trọng tài -Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng thì N đó -HS chơi trò chơi “Nếu … thì” thắng cuộc. a.Nếu mẹ đi làm về /thì em rót nước cho mẹ -GV đánh giá trò chơi. Khen các em đã xử lý uống..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> đúng tình huống đã cho. b.Nếu em bé khóc /thì em sẽ dỗ em nín. *Tíh hợp GDBVMT: Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em,góp phần làm sạch đẹp MT, bảo vệ MT -HS lắng nghe. C.Củng cố-dặn dò:5’ -Nhận xét tiết học. -Về nhà làm lại bài. -Thực hiện ----- ----Chiều thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015 KỂ CHUYỆN:(T8) NGƯỜI MẸ HIỀN I.Mục đích yêu cầu : -Rèn ki năng nói: +Dựa vào các tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện người mẹ hiền bằng lời kể của mình. +Biết tham gia dựng lại câu chuyện theo vai. -Rèn ki năng lắng nghe : Lắng nghe bạn kể, đánh giá được lời kể của bạn. - Giáo dục học sinh yêu kính thầy cô giáo. -Chú ý hướng dẫn những kiến thức và kĩ năng cơ bản cho HS khuyết tật. II.Đồ dùng dạy học: -4 tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to). -Vật dùng cho HS “Hoá trang” làm bác bảo vệ và cô giáo. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ: 5’ - 3 HS kể lại từng đoạn của câu chuyện Người thầy cũ. -Nhận xét-ghi điểm. B.Bài mới:30’’ 1/ Giới thiệu bài : -GV giới thiệu bài trực tiếp 2/Hướng dẫn HS kể chuyện a)Dựa theo tranh vẽ, kể lại từng đoạn. -GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh, đọc lời nhân vật trong tranh nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. -Hướng dẫn HS kể mẫu trước lớp. Đoạn1: Dựa vào tranh 1 -Hai nhân vật trong tranh là ai? -Hai cậu trò chuyện với nhau những gì?. HĐ của HS -HS kể chuyện lại từng đoạn câu chuyện.. -HS chú ý lắng nghe. -1HS đọc yêu cầu của bài. -HS quan sát tranh.. -Là Minh và Nam, Minh mặc áo hoa không đội mũ …. -Minh thì thầm bảo Nam “Ngoài phố có gánh xiếc” … Hai đứa có thể trốn ra. -1,2 HS kể lại đoạn 1.. -GV nhắc các em chú ý bằng lời kể của mình, không phải nhớ lại toàn bộ câu văn. -Kể trong nhóm -HS tập kể từng đoạn dựa theo từng tranh..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Các nhóm kể thi -Lớp nhận xét. -Thi kể giữa các nhóm. b).Dựng lại câu chuyện theo vai -GV nêu yêu cầu của bài - HS đóng vai. +Bước1:GV làm người dẫn chuyện, 4HS đóng vai Minh ,Nam, cô giáo, bác bảo vệ. -Yêu cầu HS kể tự nhiên, tập làm động tác điệu bộ. + Bước 2: HS chia thành các nhóm (mỗi -HS kể nhóm 5 em tự phân vai, dựng chuyện.) -Các nhóm kể thi kể trước lớp. -Nhận xét chung, bình chọn nhóm và cá -Nhận xét bạn kể.Tuyên dương những bạn đóng nhân kể chuyện hấp dẫn, sinh động, tự nhiên vai tốt. nhất. C.Củng cố-dặn dò:5’ -GV nhận xét tiết học. -Lắng nghe -Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người -Thực hiện thân nghe. ----- ----CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP) :(T.15) NGƯỜI MẸ HIỀN I.Mục đích yêu cầu : -Chép lại chính xác 1 đoạn trong bài Người mẹ hiền; trình bày bài chính tả đúng quy định: Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. -Làm đúng các bài tập phân biệt ao / au ; r/ d / gi; uôn / uông. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học và có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học: -GV:Bảng lớp viết bài tập chép theo mẫu chữ quy định. -Bảng phụ viết nội dung bài tập 2,3. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ:5’ - GV cho 2,3 HS viết lên bảng lớp. - Cả lớp viết bảng con. - Nhận xét-ghi điểm. B.Bài mới:30’ 1/Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2/Hướng dẫn tập chép. a.Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc bài chính tả. - Hướng dẫn HS hiểu nội dung bài viết. - Vì sao Nam khóc? - Cô giáo nghiêm giọng hỏi hai bạn thế nào? - Hướng dẫn HS nhận xét.. HĐ của HS - HS viết: nguy hiểm, ngắn ngủi, luỹ tre,cái miệng, kiên nhẫn.. - HS lắng nghe. - Theo dõi lắng nghe. - 1-2HS đọc bài chép lên bảng. Cả lớp đọc thầm. - Vì đau và xấu hổ. - Từ nay các em trốn học đi chơi nữa không ?.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Trong bài chính tả có những dấu câu nào?. - Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch đầu dòng, dấu chấm hỏi. - Dấu gạch ngang ở đầu câu, dấu chấm hỏi ở cuối câu. - HS viết :Xấu hổ, bật khóc, xoa đầu, thập thò, nghiêm giọng, trốn học.. - HS tập viết chữ khó vào bảng con. b. HS chép bài vào vở - GV nhắc nhở HS chú ý : viết tên bài giữa trang vở, chữ cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa. c.Chấm chữa bài. - GV chấm 5-7 bài, nhận xét. 3/ Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Điền ao hay au vào ô trống? - GV hướng dẫn cả lớp làm bảng con. - HS lắng nghe - HS chép bài vào vở. - HS đổi vở soát bài. - HS nộp vở - 1HS đọc yêu cầu . - HS ghi những tiếng cần điền vần. - HS giơ bảng: a.Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. b.Trèo cao ngã đau. - 3-4 HS nhìn bảng đọc 2 câu tục ngữ.. Bài 3: (lựa chọn) - Yêu cầu HS làm vở b. Điền uôn hay uông vào chỗ trống? - HS làm VBT. - GV phát cho 3 em ở 3 tổ làm vào giấy khổ to - HS đọc yêu cầu để chữa bài, cả lớp làm vào VBT. + Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. + Không phải bò Không phải trâu Uống nước ao sâu Lên cày ruộng cạn. - Yêu cầu HS giải đáp câu đố: đó là cái gì? - Là cái bút mực, bút máy. - Lớp nhận xét - HSKT đọc lại bài. - GV nhận xét, giáo dục HS: Muốn giỏi phải - Cả lớp sửa chữa bài vào vở chăm chỉ học, điều gì không biết phải học hỏi để mau tiến bộ. 4.Củng cố-dặn dò:5’’ - Tổ chức trò chơi tiếp sức:(3’) - 3 tổ chơi thi, phân thắng, thua. - Thi tìm từ có tiếng mang vần uôn hoặc uông. - GV nhận xét tiết học,dặn dò - Yêu cầu HS về nhà soát lại bài chính tả và làm tiếp phần bài tập còn lại. ----- ----ÂM NHẠC (T.8) GV BỘ MÔN ----- ----THỂ DỤC (T.15) GV BỘ MÔN ----- ----MỸ THUẬT (T.8) GV BỘ MÔN.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> ----- ----Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2015 TOÁN: (T37) LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS: + Củng cố các công thức cộng qua 10 (trong phạm vi 20) đã học, dạng 9+5,8+5,7+5 + Rèn ki năng cộng qua 10 (có nhớ) các số trong phạm vi 100. + Củng cố kiến thức về giải toán, nhận dạng hình - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác,yêu thích môn học và có ý thức học tập tốt. II.Các hoạt động dạy học: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ: (5) -Yêu cầu HS làm bài tập Tính: 36 24 20 + 18 +19 + 30. HĐ của HS -2HS lên bảng làm lớp làm bảng con 36 24 20 18 19 30 54 43 50 Bài giải Cả hai bao cân nặng là: 46+27=73 (kg) Đáp số: 73kg. -1HS làm bài 3. -Nhận xét-ghi điểm. B.Bài mới:30’ 1/Giới thiệu thiệu bài: -GV giới thiệu bài trực tiếp 2/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tính nhẩm. -Theo dõi nhắc lại đầu bài.. 6+5= 6+6 = 6 +7 = 5+6= 6 +10 = 7 +6= -Nhận xét Bài 2: Viết số thích hợp vào ôtrống: Số hạng Số hạng. 26 17 36. 38 16. 26 9. 15 36. -1HS đọc yêu cầu -HS tự nhẩm sau đó nối tiếp nêu kết quả . 6 + 5 =11 6 + 6 =12 6 +7 =13 5 + 6=11 6 +10 =16 7 + 6=13… -1HS đọc yêu cầu - Học sinh làm vở. Số hạng 26 17 Số hạng 5 36 Tổng 31 53. 38 16 54. 26 9 35. 15 36 51. Tổng -Củng cố “Tính tổng 2 số hạng đã biết”. HS thực hiện tính để ghi kết quả tính tổng ở dòng dưới. -HS đổi chéo kiểm tra vở . -HS tự nêu đề toán rồi giải vào vở Bài 4: Yêu cầu đọc bài toán và nêu dự kiện của bài rồi giải. Bài giải Tóm tắt: Số cây đội hai trồng được là: 46 cây 46 + 5= 51 (cây) Đội 1: Đáp số: 51 cây 5 cây Đội 2: *HSKT đọc lại bài giải..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> ? cây -Nhận xét. -Có 3 hình tam giác, 3 hình tứ giác Bài 5:GV gợi ý HS nên đánh số vào hình rồi đếm. -Nhận xét tuyên dương .Củng cố-dặn dò:3’ -GV nhận xét tiết học. -Về nhà làm BT. -Xem bài sau.. -Tuyên dương những bạn học tốt.. ----- ----LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (T8) TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI - DẤU PHẨY I.Mục đích yêu cầu : -Nhận biết được từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu. Biết chọn từ chỉ HĐ thích hợp điền vào chỗ trống trong bài đồng dao. -Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm một chức vụ trong câu - Giáo dục học sinh yêu thích môn học và có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết BT1,2. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ: 5’ -Gvkiểm tra : 2 HS lên bảng điền từ chỉ hoạt động vào chỗ trống . -Nhận xét-ghi điểm. B.Bài mới:30’ 1/Giới thiệu bài : -Nêu yêu cầu của bài. 2/Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: (miệng) +GV mở bảng phụ đã viết 3 câu văn -GV gạch những từ chỉ HĐ, trạng thái của loài vật trong câu.. HĐ của HS -Mỗi HS điền 1 câu. a.Thầy Thái dạy môn toán. b.Tổ trực nhật quét lớp. -HS chú ý. -1 HS đọc yêu cầu. - Thảo luận nhóm 2, sau đó đại diện các nhóm trình bày a) ăn c) tỏa b) uống Bài 2: (miệng ): Điền từ vào chỗ trống cho đúng -HS làm cá nhân , đọc bài nội dung bài đồng dao . -Cả lớp đọc thầm lại bài đồng dao, suy nghĩ, điền từ thích hợp vào vở bài tập các từ lần lượt là:. -Đuôi, giơ, nhe, chạy, luồn -Chữa bài-đọc ĐT bài. -Nhận xét tuyên dương. Bài 3: (viết) -1HS đọc yêu cầu bài. -GV gắn băng giấy đã viết câu (a) hỏi HS. -Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người? -Các từ ấy trả lời câu hỏi gì? -2 từ: học tập, lao động.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> -Để tách rõ 2 từ cùng trả lời câu hỏi“làm gì” -Làm gì? trong câu, ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào? -Yêu cầu HS tự làm câu b,c. - học tập, lao động -HS tự làm bài. b.Cô giáo chúng em rất yêu thương,, quý mến học sinh. c. Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.. -Chấm điểm, nhận xét 3.Củng cố-dặn dò:4’ -GV chốt lại hệ thống bài học. -Dặn HS tìm thêm các từ chỉ hoạt động , trạng thái. -Về nhà thực hiện theo lới dặn. ----- ----TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT (T8) LUYỆN VIẾT: NGƯỜI MẸ HIỀN. I/Mục tiêu: -Nghe viết chính các bài Người mẹ hiền ( Từ Hết giờ ra chơi… đến khóc toáng lên) - Làm đúng bài tập II/Đồ dùng dạy học Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học Các hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng đọc các từ khó, từ cần chú ý phân biệt của tiết trước cho HS viết. Cả lớp viết vào giấy nháp. - Nhận xét HS. 2. Bài mới Giáo viên giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết bài Người mẹ hiền từ Hết giờ ra chơi… đến khóc toáng lên. Sau đó cùng làm các bài tập chính tả Hoạt động 1: a)Hướng dẫn nghe – viết - GV đọc đoạn văn Từ Hết giờ ra chơi… đến khóc toáng lên + Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào? + Nam và Minh chui qua đâu? + Vì sao Nam khóc? - GV đọc các từ khó yc viết vào bảng con b) Viết bài -GV nhắc từ thế viết bài - GV đọc cho hs viết - Nhận xét và chữa bài viết cho HS Hoạt động 2 Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Gv gọi1 HS đọc đề bài và cho HS lên bảng. Các hoạt động của học sinh - Viết từ theo lời đọc của GV. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - Bài “Người mẹ hiền” - Nam và Minh chui qua bức tường - Vì bác bảo vệ nắm vào cổ chân Nam -HS viết vào bảng con: bức tường, lách, khóc toáng. -Viết bài -Soát lỗi.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> làm bài.. Bài 2: - HS đọc: Điền từ vào chỗ trống. - HS làm, cả lớp làm bài vào vở. a) Trèo cao ngã đau b) Rau nào sâu nấy c) Ăn cây nào rào cây nấy d) Con hiền cháu thảo. - GV kết luận về bài làm. YC làm b3. Bài 3: a)điền r, d hoặc gi vào từng chỗ trống thích hợp dè dặt, tắm giặt, hờn dỗi, rỗi rãi b)Điền vần uôn hoặc uông vào chỗ trống cho phù hợp: -Uống nước nhớ nguồn -Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học -Buồn như chấu cắn -Lên thác xuống ghềnh. -GV chữa bài 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Bàn tay dịu dàng.. ----- ----TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:(T8) ĂN UỐNG SẠCH SẼ I.Mục tiêu: -Sau bài học: +Hiểu được phải làm gì để thực hiện ăn uống sạch sẽ. +An uống sạch sẽ để phòng được nhiều bệnh đường ruột. - Giáo dục học sinh co thói quen ăn uống sạch sẽ để có sức khoẻ tốt. II.Đồ dùng dạy học: -Hình vẽ trong SGK/18,19. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ: 5’ - Hàng ngày em ăn mấy bữa? -Nên ăn nhiều vào buổi nào? -Vì sao lại ăn nhiều vào buổi sáng và buổi trưa? -Nhận xét – đánh giá. B.Bài mới: 30’ -Khởi động: GV cho HS hát bài “Thật đáng chê”. -GV giới thiệu bài *Hoạt động1: Làm việc với SGK và thảo luận phải làm gì để ăn sach? -GV đưa ra câu hỏi : -Để ăn uống sạch sẽ chúng ta phải làm gì? -GV ghi nhanh ý kiến của các em lên bảng. -GV chốt nhanh ý kiến vừa nêu ra.. HĐ của HS - 3bữa. - sáng và trưa. -Vì ban ngày chúng ta hoạt động nhiều .. -HS hát. -HS chú ý lắng nghe. -HS nêu nhanh mỗi bạn 1 ý. - Rửa tay trước khi ăn, rửa quả sạch.An chín uống sôi….
<span class='text_page_counter'>(13)</span> *Làm việc với SGK theo nhóm H1:HS rửa tay như thế nào là sạch, hợp vệ sinh? H2:Rửa quả như thế nào là đúng? H3:Bạn gái trong hình đang làm gì? H4:Tại sao thức ăn phải để trong trạn bát sạch …đậy lồng bàn? H5:Để bát đũa sạch ta phải làm gì? *Làm việc cả lớp -GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi tổng quát SGK. *Hoạt động 2: Làm việc với SGK và thảo luận.Phải làm gì để uống sạch? -Từng nhóm thảo luận đưa ra những đồ uống hàng ngày. -Loại nào nên uống loại nào không nên uống? -Hoạt động cả lớp. -HS quan sát hình vẽ trong SGK -Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng. -Rửa dưới vòi nước chảy. -Bạn gái đang gọt vỏ quả -Vì nếu không đậy … thì mất vệ sinh. -Bát đũa thì phải phơi ráo sạch sẽ. -Đại diện nhóm trình bày kết quảcác nhóm bổ sung. -Làm việc SGK. - Trao đổi N2. -Đại diện các nhóm nêu - Nước mưa, kem là không sạch. -Nước máy, nước đun sôi là sạch. -Làm việc với SGK -HS quan sát -Quan sát từ hình 6,7, 8 và cho biết bạn nào uống hợp vệ sinh … không hợp vệ sinh ? vì -HS phát biểu ý kiến sao? GV chốt lại: nước uống đảm bảo vệ sinh đun sôi trước khi uống. *Hoạt động 3: Thảo luận về lợi ích của ăn uống sạch sẽ. -Cách tiến hành. + Làm việc theo nhóm Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi cuối bài. -Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ?. - Làm việc cả lớp GV kết luận: An uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như đau bụng…. C.Củng cố-dặn dò: 3’ -Nhận xét tiết học. -Về nhà ôn lại bài.. -Phòng tránh được nhiều bệnh đường ruột -Đại diện các nhóm trình bày. -Nghe và nhắc lại kết luận. -Thực hiện. ----- -----. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (T 8) BÀI: HƯỚNG DẪN CHỦ ĐỀ THÁNG 10 VÀ Ý NGHĨA CÁC NGÀY LỄ Trò chơi: “ Tôi yêu các bạn” I- Yêu cầu giáo dục: - HS biết chủ đề tháng 10: “ Truyền thống nhà trường” và ý nghĩa các ngày lễ: 15/10/1968, 20/10/1930. - Các em hiểu và thực hiện tốt việc học tập của mình.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - HS biết thêm một trò chơi tập thể. Qua đó rèn các em khả năng quan sát nhanh, linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn II- Nội dung và hình thức: - GV giáo dục chủ đề tháng và tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ theo qui mô lớp III- Chuẩn bị: - Tài liệu ngày 15/10 và 20/10 - Mỗi HS một chiếc ghế và khoảng sân rộng IV- Tiến hành hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY * HĐ 1: Hướng dẫn chủ đề tháng 10 và ý nghĩa các ngày lễ - GV nhận lớp, phổ biến nội dung - GV nêu chủ đề tháng 10: “ Truyền thống nhà trường ” và giải thích cho các em hiểu. + Tuyên truyền ngày 15/10/1968: Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành giáo dục. + Tuyên truyền ngày 20/10/1930: Thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. * HĐ 2: Trò chơi - GV Hướng dẫn cách chơi, luật chơi + Cho HS ngồi ghế theo một vòng tròn + Quản trò đứng giữa vòng tròn + Bắt đầu chơi - Cho chơi thử - Cho chơi thật - Nhận xét ý thức tham gia trò chơi của HS * HĐ 2: Nhận xét – đánh giá - Khen ngợi khả năng quan sát nhanh, quyết định đúng của các em khi chơi - GV kết luận. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Lắng nghe - Quan sát lắng nghe. - Lắng nghe - HS thực hiện - HS chơi thử - Chơi thật - Lắng nghe - Lắng nghe - Vỗ tay. Sáng thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2015 THỂ DỤC (T.16) GV BỘ MÔN ----- ----LUYỆN TẬP TOÁN (T15) I/ MỤC TIÊU: - Củng cố phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15 -Biết giải bài toán có nhớ trong phạm vi 100 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Que tính, bảng gài - Hình vẽ, bài tập 3 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV 1.KIỂM TRA BÀI CŨ : 5’ .BÀI MỚI 30’. HS.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Luyện tập – Thực hành Bài 1 :Đặt tính rồi tính tổng a)46 và 25 b) 76 và 14 c)36 và 36 -Hướng dẫn đặt tính rồi tính. -1em đọc yêu cầu bài -HS làm bảng, lớp bảng con. 46 76 36 + + + 25 14 36 71 90 72. -Nhận xét , chữa bài -1em đọc yêu cầu bài Bài 2 :Tính -2 HS lên bảng tính , lớp tính vào nháp -Muốn tính tổng các số hạng đã biết ta 26 46 19 36 làm gì? 9 7 9 6 - Gọi HS làm bài 35 53 28 42 - Nhận xét ghi điểm. Bài 3: -Tóm tắt lên bảng Nhà Tâm có : 36 cây đào Nhà Trí có ít hơn nhà Tâm : 14 cây đào Nhà Trí có : … cây đào? - Hướng dẫn giải bài toán. - Chấm bài nhận xét. 3.CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Về làm bài tập ở vở bài tập. - Nhận xét tiết học.. -1 HS làm bảng – lớp làm vào vở. Bài giải : Số cây đào nhà Trí có là: 36 -14 = 22 (cây) Đáp số : 22 cây đào. ----- ----TẬP ĐỌC ( T24) BÀN TAY DỊU DÀNG I.Mục đích yêu cầu : 1-Rèn ki năng đọc thành tiếng: +Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ :Lòng nặng trĩu, nỗi buồn, lặng lẽ. +Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. +Biết đọc bài với lời kể chậm, buồn, nhẹ nhàng. 2-Rèn ki năng đọc hiểu: +Nắm được nghĩa của từ mới: âu yếm, thì thào +Hiểu ý nghĩa của bài : Thái độ dịu dàng, đầy thương yêu của thầy giáo đã động viên an uỉ bạn HS đang đau buồn vì bà mới mất làm bạn càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy. -Giáo dục học sinh kính yêu thầy cô giáo. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ:5’ -Gọi 3 HS đọc bài “Người mẹ hiền” -Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?. HĐ của HS -HS đọc TLCH. - Minh rủ Nam trốn học ra phố xem xiếc..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> -Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? -Người mẹ hiền trong bài là ai? -Nhận xét-ghi điểm. B.Bài mới: 30’ 1: Giới thiệu bài bằng tranh Bài đọc “Bàn tay dịu dàng là một câu chuyện cảm động về tình thầy trò.Tấm lòng yêu thương, cảm thông với học trò của thầy, bàn tay dịu dàng của thầy đã xoa dịu nỗi buồn của bạn HS, giúp bạn ấy vượt qua khó khăn để học tập tốt. 2: Luyện đọc 1.GV đọc diễn cảm bài văn. 2.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. a.Đọc từng câu: -Chú ý các từ ngữ khó b. Đọc từng đoạn - GV chia bài thành 3 đoạn - Đoạn 1 : Từ đầu …….. vuốt ve. - Đoạn 2 : Nhớ bà … chưa làm bài tập. - Đoạn 3 : Phần còn lại *Luyện đọc câu dài:. -Chui qua chỗ tường thủng. -Là cô giáo. -HS quan sát tranh.. -HS theo dõi -HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. *HS đọc: Dịu dàng, trở lại lớp, khẽ nói.. -3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.. * Ngắt câu dài -Thế là / chẳng bao giờ / An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích , chẳng bao giờ/ An còn được bà âu yếm , vuốt ve. -HS đọc các từ chú giải sau bài.. GV giảng thêm: mới mất (mới chết) - Học sinh đọc nối tiếp trong nhóm(N3) c.Đọc từng đoạn trong nhóm -Theo dõi giúp HS yếu. - Đại diện các nhóm đọc d.Thi đọc giữa các nhóm -Nhận xét tuyên dương. - HS đọc thầm, trả lời -GV nhận xét 3:Tìm hiểu bài - HS đọc đoạn 1 + Đoạn 1 : - Lòng An nặng trĩu nỗi buồn.Nhớ bà An ngồi - Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi lặng lẽ. bà mới mất ? - An yêu bà,tiếc nhớ bà. Bà mất, An không - Vì sao An buồn như vậy ? còn được nghe bà kể chuyện cổ tích , được bà âu yếm, vuốt ve . - Đọc đoạn 2,3 + Đoạn 2, 3: -Thầy không trách , chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An - Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy bằng bàn tay dịu dàng , đầy trìu mến , thương như thế nào ? yêu. - Thầy cảm thông với nỗi buồn của An, thầy -Vì sao thầy giáo không trách An khi biết em hiểu An buồn nhớ bà nên chưa làm bài tập… . chưa làm bài tập? -Vì An cảm động trước tình thương yêu của thầy. -Vì sao An nói tiếp với thầy: sáng mai em sẽ -Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An ,bàn tay dịu.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> làm bài tập? - Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của thầy đối với An ?. dàng đầy trìu mến , thương yêu.Thầy khen quyết định của An… -Mỗi nhóm 3 HS đọc: người dẫn chuyện, thầy giáo ,An - Đại diện các nhóm đọc thi. - Lớp nhận xét. 4.Luyện đọc phân vai đoạn 3 .-GV hướng dẫn cách đọc cho HS. - GV nhận xét . 3. Củng cố – Dặn dò (5’) -Qua bài học hôm nay, em thấy thầy giáo là người như thế nào ? -Nếu em là An em sẽ làm gì để thầy vui lòng ? -Nhận xét tiết học ,dặn dò. .. - Thầy quan tâm đến HS, an ủi động viên khi HS có chuyện buồn. - Em sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng thầy. .. ----- ----Chiều thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2015 TOÁN:(T38) BẢNG CỘNG I.Mục tiêu: -Giúp HS: +Củng cố việc ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng có nhớ (trong phạm vi 20) để vận dụng khi cộng nhẩm, cộng các số hai chữ số (có nhớ) giải toán có lời văn. -Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác,yêu thích môn học và có ý thức học tập tốt. II.Các HĐ dạy học chủ yếu: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ: 5’ -2HS đọc bảng 6 cộng với 1 số. -1 HS làm bài 3.. -Nhận xét-ghi điểm. B.Bài mới :30’ 1/ Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài trực tiếp. 2/ GVhướng dẫn HS lập bảng cộng Bài 1: a)Tính nhẩm GV viết lên bảng 9+2 = 6+5= 9+3 = 6+6 = …… …… 9+9 = 6+9= -GV gọi HS luyện đọc thuộc. (b): Tính nhẩm 2+ 9 = 3+8= 4 +7= 3 +8 = 3+9 = 4 +8 =…. HĐ của HS -2HS đọc bảng cộng. -1HS làm bài 3. Bài giải Số cây đội hai trồng được là: 46 + 5= 51(cây) Đáp số: 51 cây. -Theo dõi nhắc lại đầu bài. -1HS đọc yêu cầu. -HS tự nhẩm sau đó nối tiếp nêu kết quả 9+2 = 11 6+5=11 9+3 = 12 6+6 =12 …… …… 9+9 = 18 6+9=15 -Đọc cá nhân – đồng thanh -HS nối tiếp nêu kết quả 2+ 9 =11 3+8=11 4 +7=11 3 +8 =11 3+9 =12 4 +8 =12….
<span class='text_page_counter'>(18)</span> -Nhận xét. Bài 2: Tính: -Hướng dẫn thêm cách đặt tính, cách cộng. -Theo dõi giúp HS yếu +. +. +. -Nhận xét tuyên dương Bài 3:Gọi HS đọc bài toán 1 HS làm trên bảng, lớp làm vở. -1HS đọc yêu cầu. -HS làm bài vào bảng con: 15 26 36 9 17 8 24 43 44 -1HS đọc ,lớp đọc thầm. -HS tóm tắt bài toán và trình bày bài giải. 28 kg Hoa: 3kg Mai: ? kg Bài giải Mai cân nặng là: 28 +3=31(kg) Đáp số:31 kg. -GV hướng dẫn thêm cho những HS yếu.. - Nhận xét. C.Củng cố-dặn dò: 3’ -Yêu cầu HS đọc lại các bảng cộng -3 HS đọc. -Nhận xét tiết học tuyên dương những HS đã thuộc các bảng cộng. -Về nhà làm BT trong VBT. -Chuẩn bị bài sau. -Thực hiện ----- -----. LUYỆN TẬP TOÁN (T16) PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 I/Mục tiêu: -Biết thực phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. -Biết làm bài giải có một lời văn II/ Các hoạt động dạy học GIÁO VIÊN 1.Kiểm tra bài cũ -2 em lên bảng làm đọc bảng cộng 9 -GV nhận xét và ghi điểm 2.Bài mới a)Giới thiệu bài b)Luyên tập Bài 1: Tính nhẩm: 9+5= 6+7= 3+8= 4+9= 7+6= 5+8= 2+9= 8+6= -GV quan sát sửa chữa cho HS Bài 2: Tính nhẩm:. -GV chấm và chũa bài cho HS. HỌC SINH -2 em lên bảng làm -Cả lớp đọc đồng thanh -Cả lớp lắng nghe -Cả lớp đứng tại chỗ nêu kết quả -HS nối tiếp nhau đọc kết quả 60 + 40 = 100 50 + 50 =100 90 + 10 =100 70 + 30 =100 20 + 80 = 100 20+30+50=100 -HS làm vào phiếu bài tập.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bài 3: Tính -GV: chữa bài Bài 4: Yc giải vào vở. Chữa bài 3.Củng cố, dặn dò -Nhắc lại nội dung bài học. -Nhận xét tiết học. Làm vào bảng con -HS: giải vào vở 1 em làm vào bảng phụ Bài giải Dưới ao có số vịt là: 35 + 65 = 100 (con) Đáp số: 100 con. ----- ----TẬP VIẾT:( T.8) CHỮ HOA G I.Mục đích yêu cầu -Rèn kĩ năng viết chữ: +Viết chữ G theo cỡ vừa và nhỏ +.Biết ứng dụng của từ : Góp sức chung tay, theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. -Giáo dục học sinh :Cùng nhau đoàn kết làm việc.Cẩn thận khi viết bài. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu chữ G đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ Góp – Góp sức chung tay. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV HS 1.KIỂM TRA BÀI CŨ : 5’ * Cho HS viết chữ E Ê - Em - Lớp viết bảng con: E, Em - - Nhận xét ghi điểm. 2. BÀI MỚI 30’ Viết chữ G – Góp sức chung tay. -GV ghi đề bài. - HS đọc đề bài : Chữ hoa G HD HS quan sát và nhận xét - Giới thiệu khung chữ và cấu tạo. - HS quan sát nhận xét. - Chữ G cao ? li ? - 8 li (9 dòng kẻ ngang) - Chữ G gồm mấy nét? -Gồm 2 nét, nét 1 là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ ( Giống chữ C viết hoa ) và nét 2 là nét khuyết ngược. - GV chỉ dẫn cách viết hoa G - HS theo dõi. * Nét 1 giống chữ C hoa, đặt bút ở đường kẻ 3 ( trên). * Nét 2 từ điểm đặt bút của nét 1 chuyển hướng xuống, viết nét khuyết ngược, dừng bút ở đường kẻ 2 ( trên). * GV vừa viết vừa nhắc lại cách viết.. G G. Hướng dẫn HS viết bảng con. - HS viết bảng con 2 lần: G.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> -GV nhận xét uốn nắn sửa sai. *Giới thiệu cụm từ : Góp sức chung tay -Góp sức chung tay có nghĩa như thế nào? ( Cùng nhau đoàn kết làm việc) -Chữ nao cao 4li? - Những chữ nào cao 1 li? - Chữ cao 1,25 li? - Chữ cao 1,5 li? - Chữ cao 2 li? - Những chữ cái cao 2,5 li? - Dấu thanh đặt như thế nào? - Khoảng cách các chữ được như thế nào? + GV viết mẫu lên bảng.. -Viết chữ Góp vào bảng con :2 lần -Nhắc lại cụm từ ứng dụng: Góp sức chung tay - G hoa - Chữ o , ư , c , n , a - Chữ s - Chữ t - Chữ p - Chữ h , g – y -Dấu sắc đặt trên o ở chữ góp trên ư chữ sức. - Chữ cách chữ 1 con chữ o.. Góp sức chung tay. - Yêu cầu hs viết bảng con -Nhận xét và sửa sai * Hướng dẫn viết bài vào vở: -Nêu yêu cầu viết bài -Yêu cầu hs viết vào vở - GV quan sát nhắc nhở HS viết. - Thu bài chấm, nhận xét. 3.CỦNG CỐ 3’ - Chữ G cỡ vừa cao mấy li? - Chữ G hoa viết mấy nét? * GV nhắc lại cách viết chữ G . - Khen một số em viết đẹp . 4. DẶN DÒ 1’ - Về nhà viết bài ở nhà cho đẹp. - Nhận xét tiết học.. -. HS viết bảng con chữ Góp :2 lần.. -Lắng nghe -. HS viết bài vào vở.. -. Chữ G cao 5 li. Chữ G hoa viết 2 nét.. ----- ----Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2015 . TOÁN: (T39) LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: -Giúp HS củng cố về: +Cộng nhẩm trong bảng con. +Ki năng tính (nhẩm và viết) và giải bài toán. +So sánh các số có 2 chữ số. -Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác,yêu thích môn học và có ý thức học tập tốt. II.Các HĐ dạy học chủ yếu: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ:5’ -Yêu cầu HS đọc bảng cộng. - HS lên bảng làm bài 3.. HĐ của HS -2HS đọc bảng cộng. -1 HS làm bảng, lớp làm bảng con Bài giải Mai cân nặng là: 28 + 3 = 31 (kg).
<span class='text_page_counter'>(21)</span> -Nhận xét- ghi điểm. Đáp số: 31 kg ’ B.Bài mới: 30 1/Giới thiệu bài. -GV giới thiệu bài trực tiếp -Theo dõi nhắc lại đầu bài. 2/.Hướng dẫn luyện tập - HS làm lần lượt các BT và chữa bài. Bài 1:Tính nhẩm: - Cho HS thi đua nêu k/q nhẩm trong từng cột -HS thi đua nêu kết quả tính nhẩm trong từng tính. cột tính và giải thích. 9+ 6=15 9+3=12 6 +9=15 3+9=12… Bài 2: Cho HS tính rồi chữa bài từng cột, khi -Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì chữa bài Gv giúp HS hiểu chẳng hạn 8+ 4 +1 tổng không thay đổi. cũng bằng 8+5. 8 + 4 + 1=13 8 + 5 =13…. Bài 3:Tính -Làm vào vở rồi chữa. -Lớp làm bài vào bảng con. -Theo dõi giúp HS yếu 36 27 69 9 + + + + 36 18 8 57 72 45 77 66 Bài 4: Cho HS nêu tóm tắt rồi giải bài toán -HS giải bài toán sau đó chữa bài. Tóm tắt -Theo dõi giúp HS yếu Mẹ hái : 38 quả bưởi Chị hái : 16 quả bưởi Mẹ và chị hái: … quả ? Bài giải Mẹ và chị hái được số quả bưởi là: 38+16 = 54 (quả ) -Chấm điểm, nhận xét. Đáp số: 54 quả bưởi ’ C.Củng cố-dặn dò: 3 -Nhận xét tiết hoc. -Tuyên dương những HS tốt. -Về nhà làm BT. -Về nhà làm BT. ----- ----CHÍNH TẢ: (NGHE VIẾT): (T16) BÀN TAY DỊU DÀNG I.Mục đích yêu cầu : -Nghe viết đúng một đoạn của bài Bàn tay dịu dàng, biết viết hoa chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng của người …. -Luyện viết đúng các tiếng có vần ao/ au; r/ d hay gi -Rèn tính cẩn thận viết đúng đẹp. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học và có ý thức học tập tốt. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết nội dung bài 3a -VBT III.Các hoạt động dạy học: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ: 5’ -2 HS lên bảng làm BT 3b, cả lớp làm bảng -HS thực hiện.. HĐ của HS.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> con. -Nhận xét-ghi điểm. B.Bài mới:30’ 1/ Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2/Hướng dẫn nghe – viết. *Hướng dẫn HS chuẩn bị. -GV đọc 1 lần bài chính tả trong SGK.. Bài 3b: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học…. -Theo dõi lắng nghe. -Lắng nghe. -2HS đọc lại.. -Giúp HS nắm được nội dung bài. -An buồn đã nói điều gì?. -Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập. -Thầy không trách chỉ nhẹ xoa đầu An, bàn -Khi biết An chưa làm bài thái độ của thầy giáo tay thầy đầy trìu mến thương yêu. như thế nào? -Chữ đầu dòng, tên của bạn An. -Hướng dẫn HS nhận xét. -Viết lùi 1 ô, gạch ngang ở đầu câu. -Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? -HS viết: thì thào, buồn bã, nhẹ nhàng… -Khi xuống dòng chữ đầu câu viết ntn? -HS viết vào vở. -GV đọc những chữ khó cho HS viết vào bảng con. *GV đọc bài. -Đổi vở soát lỗi chéo -Theo dõi giúp HS yếu. -HS nộp vở *Chấm chữa bài. -Soát lỗi. -Chấm điểm một số vở. -Nhận xét tuyên dương bạn viết tốt -HS đọc yêu cầu của bài. 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. -Bài 2: (miệng) +Bao(nhiêu), báo(tin), dạo (chơi) Tìm 3 tiếng có vần ao, 3 tiếng có vần au. +Báu (vật), màu(nâu). +Khuyến khích các em nhiều hơn 3 từ. +Chia bảng lớp thành 3 cột 3 nhóm thi tiếp sức. -1HS đọc yêu cầu của bài. -GV nhận xét tuyên dương. -HS làm bài sau đó chữa bài. Bài 3: HS làm bài (3b.) *Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt. -Điền vần uôn hay uông? Nước từ trên nguồn đổ xuống,chảy cuồn cuộn. -HS làm vào VBT. -Tuyên dương những bài viết đẹp. -GV nhận xét HS chữa bài. -Thực hiện ’ 3.Củng cố-dặn dò:4 -GV nhận xét tiết học. -Về nhà viết lại lỗi sai. ----- ----TĂNG CƯỜNG TOÁN (T8) PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 I/Mục tiêu: -Biết thực phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. -Biết làm bài giải theo hình thức cho sẵn tóm tắt. -Biết tìm hình tứ giác II/ Các hoạt động dạy học Các hoạt động của giáo viên. Các hoạt động của học sinh.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> 1.Kiểm tra bài cũ -2 em lên bảng làm bài -GV nhận xét và ghi điểm 2.Bài mới a)Giới thiệu bài b)Luyên tập Bài 1: Tính -GV quan sát sửa chữa cho HS Bài 2: YC đọc nối tiếp Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là: a) 46 và 27 b) 56 và 18 c) 26 và 19 -GV chấm và chũa bài cho HS Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt GV hướng dần HS cách thực hiện. -GV: chữa bài Bài 4: Số? -GV: hd hs cách tìm hình tứ giác 3.Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. -2 em lên bảng làm -Các bạn nhận xét bài làm của bạn -Cả lớp lắng nghe -Cả lớp làm vào bảng con -HS nối tiếp nhau đọc đề bài -HS làm vào phiếu bài tập. -HS: giải vào vở 1 em làm vào bảng phụ Bài giải Đội hai có số cây là: 56 + 9 = 65 (cây) Đáp số: 65 cây -HS làm vào vở. ----- ----THỦ CÔNG: (T8) GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (T2) (Tích hợp GDSDNLTK&HQ) I.Mục tiêu: - HS tự gấp được thuyền phẳng đáy không mui đều, các đường gấp, đẹp theo đúng quy trình. - Hoàn thành sản phẩm tại lớp. - HS có hứng thú khi tự mình làm được đồ chơi. *Tích hợp GDSDNLTKHQ:Muốn di chuyển được thuyền có thể dùng sức gió(gắn thêm buồm cho thuyền hoặc thuyền phải chèo). Thuyền máy dùng nhiên liệuxăng, dầu để chạy.Khi sử dụng thuyền máy cần TK nhiên liệu(Chạy thuyền theo dòng chảy của nước) II. Chuẩn bị: - Mẫu thuyền phẳng đáy không mui. - Quy trình gấp thuyền có hình vẽ minh họa gấp từng bước. - Giấy thủ công tương đương khổ A4 để hướng dẫn. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV A. Kiểm tra bài cũ: 4’ -Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng môn học. -Nhận xét.. HĐ của HS -HS lấy đồ dùng để lên bàn..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> B.Bài mới: 30’ 1/ Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài trực tiếp. 2/ Hướng dẫn HS thực hành: -Gấp thuyền phẳng đáy không mui. +GV treo quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui lên bảng. +GV yêu cầu 2 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp. Bước1: Gấp các nếp gấp cách đều. Bước 2: Gấp tạo thân thuyền và mui thuyền. Bước3:Tạo thuyền phẳng đáy không mui. +GV tổ chức HS gấp theo nhóm. -GVđến từng nhóm để quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng. - GV tổ chức cho HS trang trí. -GV chọn ra sản phẩm đẹp cá nhân, nhóm để tuyên dương trước lớp. -GV đánh giá kết quả sản phẩm thực hành. *Tích hợpGDSDNLTKHQ:Muốn di chuyển được thuyền có thể dùng sức gió(gắn thêm buồm cho thuyền hoặc thuyền phải chèo). Thuyền máy dùng nhiên liệuxăng, dầu để chạy.Khi sử dụng thuyền máy cần TK nhiên liệu(Chạy thuyền theo dòng chảy của nước 3/ Củng cố ,dặn dò:4’ -Nhận xét tiết học -GV nhận xét sự chuẩn bị ,tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. -Dặn HS chuẩn bị cho giờ học sau.. -Theo dõi nhắc lại đầu bài:. -2 HS thao tác . -Lớp quan sát.. -HS gấp theo N2 -HS trang trí. -HS giơ sản phẩm lên. -HS lắng nghe.. -Thực hiện. ----- ----HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (T15) SINH HOẠT LỚP: NHẬN XÉT CUỐI TUẦN (LỒNG GHÉP ĐỘNG ĐẤT) I. MỤC TIÊU : - Đánh giá các hoạt động trong tuần. - Nêu ra phương hướng hoạt động tuần tới. -HS nắm được quan niệm về thiên tai - Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt. II/ CHUẨN BỊ : *Học sinh : Các báo cáo, sổ tay ghi chép. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Hoạt động 1 : (10phút) *Quan niệm về thiên tai: -Thiên tai là những thảm họa bất ngờ do thiên tai -HS lắng nghe. gây ra cho con người…..ô nhiểm môi trường sống của con người. Hoạt động 2(10 phút).
<span class='text_page_counter'>(25)</span> *Kiểm điểm công tác. 1-Nề nếp :. -Các tổ trưởng báo cáo. + Đã ổn định. +Truy bài tốt trật tự ra vào lớp, xếp hàng nhanh, đi học đúng giờ, đầy đủ, giữ vệ sinh lớp, sân trường +Học và làm bài tốt + Tham gia tốt các phong trào . *Lớp trưởng tổng kết. -Lớp trưởng thực hiện bình bầu. Chọn tổ xuất sắc, cá nhân xuất sắc.. 2-Học tập : 3- Công tác phong trào: -Giáo viên đề nghi các tổ bầu thi đua. -Nhận xét. Hoạt động 3 :(5phút) GV nhận xét chung: + Ưu điểm : …………………………………………………… …………………………………………………… ………………....................................................… +Tồn tại …………………………………………………… ……………………………………………………. *Đưa ra phương hướng tuần tới: *Nề nếp: * Học tập: * Các hoạt động khác: Hoạt động:4(1phút) * Phương hướng hoạt động tuần sau: -Thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng. -Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những tồn tại.. -Học sinh lắng nghe.. *Học sinh nghe và thực hiện theo phương hướng tuần tới. -Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, xếp hàng nhanh, giữ vệ sinh lớp. -Thi đua dành nhiều điểm tốt.. ----- ----Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2015 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (T16) SINH HOẠT DƯỚI CỜ I/ MỤC TIÊU: -Học sinh nắm được những ưu điểm,khuyết điểm thông qua các mặt hoạt động,học tập văn thể mĩ,lao động và các hoạt động khác. -Rèn luyện thói quen tự giác nhận lỗi và sửa lỗi. -Giáo dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và 5 nhiệm vụ của HS. II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Lớp trực nhận xét các hoạt động trong tuần. - Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần - Xếp loại các lớp trong tuần - Ban giám hiệu nhận xét và nêu phương hướng hoạt động trong tuần - Liên đội phổ biến kế hoạch trong tuần. ----- -----.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> TOÁN: (T40) PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100 I/Mục tiêu: -Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100. -Biết cộng nhẩm các số tròn chục. -Biết giải bài toán với một phép cộng có tổng bằng 100 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học và có ý thức học tập tốt. II/Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG GV A.Kiểm tra bài cũ:5’ -Yêu cầu HS làm bài tập Tính: + + 36 69 27 + + + 36 8 18 +. HOẠT ĐỘNG HS -2HS lên bảng làm-cả lớp làm bảng con. 36 69 27 36 8 18 72 77 45 -1HS giải Bài giải Số quả bưởi mẹ và chị hái là: 38 +16 =54 (quả) Đáp số: 54 quả bưởi. -Yêu cầu HS giải bài toán theo tóm tắt sau: Mẹ hái: 38 quả bưởi Chị hái: 16 quả bưởi Mẹ và chị:…quả bưởi? -Nhận xét –ghi điểm. B.Bài mói: 30’ 1/Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài trực tiếp. Nêu mục tiêu bài học. -HS theo dõi nhắc lại đầu bài. -Ghi đầu bài lên bảng 2/Giới thiệu phép cộng 83 +17 -Nêu bài toán: Có 83 que tính, thêm 17 que tính. -Nghe và phân tích bài toán. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? -Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm -Ta thực hiện phép tính cộng 83 +17 như thế nào? -Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép tính -Lớp làm bảng con. 83 + 17 100 -Em đặt tính như thế nào? -Viết 83 rồi viết 17 dưới 83 sao cho 7 thẳng cột với 3, 1 thẳng 8,viết dấu + kẻ vạch ngang. -Nêu cách thực hiện phép tính? - 3 cộng 7 bằng 10 viết 0 nhớ 1; 8 cộng 1 -Yêu cầu HS kiểm tra cách đặt tính và viết kết bằng 9, thêm 1 bằng 10 ,viết 10 quả (đơn vị thẳng đơn vị, chục thẳng chục) 3/ Thực hành : Bài 1: Tính 99. + 1 +. 75. + 25 +. 64 + 36 +. 48 + 52 +. -Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách tính.. -1HS đọc yêu cầu.Lớp đọc thầm -2HS lên bảng làm bài ,lớp làm bảng con. 99 75 64 48 1 25 36 52 100 100 100 100.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Bài 2. Tính nhẩm(Theo mẫu) -Hướng dẫn cách nhẩm tròn chục: -60 là mấy chục? -40 là mấy chục? -6 chục cộng 4 chục là mấy chục? -10 chục là bao nhiêu? -Vậy 60 cộng 40 bằng bao nhiêu? -Yêu cầu HS nhẩm lại.. -HS nhắc lại cách tính. -1HS đọc yêu cầu và mẫu,lớp đọc thầm. -6 chục - 4 chục -10 chục -Là 100 -40 cộng 60 bằng 100 -1HS nhẩm: 6 chục cộng 4 chục bằng 10 chục;10 chục bằng 100.Vậy 60 + 40 bằng 100 -HS tự nhẩm sau đó nối tiếp nêu kết quả. 60 + 40 =100 30 + 70 =100 80 + 20 =100 90 + 10 = 100 50 + 50 =100. -Nhận xét tuyên dương Bài 4: (Làm vở) -1HS đọc bài toán , lớp đọc thầm. -GV yêu cầu HS nêu dữ kiện , tóm tắt đề rồi giải. -Theo dõi giúp HS yếu. -HS làm vở. Tóm tắt 85kg Buổi sáng : 15kg Buổi chiều: ?kg Bài giải Buổi chiều cửa hàng bán được là : 85+15= 100 (kg) Đáp số: 100 kg -HS làm xong đổi vở kiểm tra chéo -HS nộp vở.. -Chấm điểm . -Nhận xét chung. C.Củng cố-dặn dò: 5’ *Đúng ghi Đ, sai ghi S ? 39. 65. +51. +35. 100. 100. 78 ++ 12 100. -Nhận xét tuyên dương. -Hôm nay các em học bài gì? -Nhận xét tiết học. -Xem trước bài sau.. -Đại diện 3 bạn lên bảng làm bài ,lớp theo dõi nhận xét. 39 65 78 51 35 12 100 100 100 -1HS nêu. - Thực hiện. ----- -----. TẬP LÀM VĂN: (T8) MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> I.Mục đích yêu cầu : -Rèn kĩ năng nghe và nói. +Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. +Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo, (cô giáo) lớp 1. -Rèn kĩ năng viết : Dựa các câu trả lời, viết được 1 đoạn văn 4-5 câu về thầy giáo, cô giáo. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học và có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi ở BT 2. -Viết vài tình huống vào bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV A.Kiểm tra bài cũ:5’ -GV kiểm tra lại bài trong vở HS. -Ngày mai có mấy tiết? -Đó là những tiết nào? -Nhận xét-ghi điểm. B.Bài mới: 30’ 1/ Giới thiệu bài -GV nêu mục đích yêu cầu bài học. 2/ Hướng dẫn làm bài tập: -Bài1: (miệng) -GV giúp HS nắm được yêu cầu của bài học. -GV hướng dẫn 2 HS thực hành theo tình huống a.Bạn đến thăm nhà em, em mở cửa mời bạn vào chơi.. -Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: miệng -GV mở bảng phụ đã viết 4 câu hỏi (a,b,c,d) -Cô giáo (thầy giáo) lớp 1 em tên làgì? -Tình cảm của cô giáo (thầy giáo) đối với HS như thế nào? -GV nhận xét và khen những ý kiến hay. Bài 3: (Viết) -GV nêu yêu cầu viết lại những điều đã kể ở bài 2 thành một đoạn văn khoảng 4-5 câu. -GV nhận xét rút kinh nghiệm chung về cách dùng từ , đặt câu của một vài em chấm điểm những bài viết tốt. -GV đọc bài văn mẫu cho HS nghe.. HĐ của HS -1 HS viết thời khoá biểu ngày hôm sau. -HS nêu. -HS chú ý lắng nghe. -Nêu yêu cầu bài 1 -HS đóng vai. HS1: Đóng vai đến nhà chơi. HS2: Nói lời mời bạn vào nhà. (HS2 chú ý nói lời mời bạn vào nhà với thái độ vui vẻ, niềm nở, lịch sự. a. HS1: chào cậu! Chào Nga! Nhà bạn nhiều cây quá. b. HS2: A Nam! Bạn vào nhà chơi/Ôi, Thuận đấy à? Bạn vào đây! -Từng cặp HS trao đổi (1HS nêu tình huống, em kia nói câu mời. -1HS đọc yêu cầu của bài. -Cả lớp đọc thầm lại suy nghĩ. -4 HS đọc câu hỏi -Nhiều HS nối tiếp nhau trả lời -HS thi trả lời cả 4 câu trước lớp . -Cả lớp nhận xét góp ý kiến, bình chọn người trả lời hay nhất. -HS viết bài -Nhiều HS đọc bài trước lớp . -HS theo dõi..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> 3.Củng cố-Dặn dò:4’ -GV hệ thống bài học. -Nhận xét bài học. -HS theo dõi.. LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT LUYỆN ĐỌC: BÀN TAY DỊU DÀNG I/ Mục tiêu: -Biết đọc rõ ràng: nặng trĩu, âu yếm, trìu mến -Biết ngắt nghỉ đúng những câu văn trong bài. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ câu để luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu. Hoạt động của giáo viên A.Kiểm tra bài cũ. B. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Luyện đọc: a. Hướng dẫn đọc đúng: nặng trĩu, âu yếm, trìu mến -Gv nhận xét, sửa sai b. G/v hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ Bà của An mới mất/neenAn xin nghỉ học mấy ngày liến.// Sau đám tang bà,/An tở lại lớp,/lòng nặng trĩu nỗi buồn.// Thế là chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích,/ chẳng bao giờ An còn được âu yếm,/vuốt ve..// -Nhận xét, sửa sai c/Hướng dẫn đọc theo vai -Khi thầy đến gần, anh thì thào buồn bã -Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An. Bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến thương yêu .An nói tiếp. -Nhưng sáng mai em sẽ làm gì? -Tốt lắm!Thầy biết em nhất định sẽ làm! Thầy khẽ nói với An. 4.Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn chưa làm bài tập? Chọn câu trả lời đúng. -Hướng dẫn làm bài vào phiếu BT a- Vì thầy biết đây là đầu An mắc lỗi. b-Vì thầy biết An có chuyện buồn, chưa thể tập trung học tập. c- Vì thầy hiền, không trách phạt học sinh mắc lỗi. -Chấm. Chữa bài 5. Củng cố – dặn dò:. Hoạt động của học sinh - Lắng nghe. Nhắc lại. - Đọc CN,ĐT: nặng trĩu, âu yếm, trìu mến. - Hs đọc theo cặp, nhóm -Đọc tiếp nối câu. -Đọc cá nhân, cặp ,nhóm -Khi thầy đến gần, anh thì thào buồn bã -Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An. Bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến thương yêu .An nói tiếp. -Nhưng sáng mai em sẽ làm gì? -Tốt lắm!Thầy biết em nhất định sẽ làm! Thầy khẽ nói với An -1em đọc yêu cầu -Làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm +ý b.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Nhận xét tiết học – Tuyên dương. - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị học bài sau..
<span class='text_page_counter'>(31)</span>
<span class='text_page_counter'>(32)</span> THỂ DỤC: (T15) ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ-TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ” I.Mục tiêu: -Ôn 7 ĐT TD phát triển chung đã học. Yêu cầu thực hiện ĐT tương đối chính xác, đẹp. -Học ĐT điều hoà. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng với nhịp độ chậm và thả lỏng. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học và có ý thức học tập tốt. II. Địa điểm và phương tiện: ND và yêu cầu 1.Phần mở đầu: 5’ -Phổ biến yêu cầu ngiờ học. -Chạy nhẹ nhàng. -Đi thường hít thở sâu.. Phương pháp tổ chức giảng dạy. + + + + + + + + + + + + + + + *. Trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”. +. 2.Phần cơ bản : 27’ - Hoc ĐT điều hoà. -GV nêu tên ĐT, ý nghĩa của động tác. Sau đó vừa giải thích vừa làm mẫu. Cán sự lớp điều khiển GV uốn nắn sửa sai. -Ôn tập 7 ĐT: 2 lần x 8 nhịp +GV điều khiển lớp 1 lần ,cán sự lớp điều khiển. +Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. -GV nêu trò chơi, nhắc cách chơi, chọn 2 HS đóng vai “Dê bị lạc đàn” và người tìm.. +. + + + +. +. + + + + + + + + + + + + + + + *. +. +. + + +. 3.Phần kết thúc: 3’ -Đi đều và hát, cán sự lớp điều khiển. -Cúi người thả lỏng.. + + +. *. * +. + + + + + + + + + + * + + + + + Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011 CHÀO CỜ: (T8 ) ………………………………………………….. TẬP VIẾT:( T.8) CHỮ HOA G. + + + +.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> I.Mục đích yêu cầu -Rèn kĩ năng viết chữ: +Viết chữ G theo cỡ vừa và nhỏ +.Biết ứng dụng của từ : Góp sức chung tay, theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. -Giáo dục học sinh :Cùng nhau đoàn kết làm việc.Cẩn thận khi viết bài. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu chữ G đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ Góp – Góp sức chung tay. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV HS 1.KIỂM TRA BÀI CŨ : 5’ * Cho HS viết chữ E Ê - Em - Lớp viết bảng con: E, Em - - Nhận xét ghi điểm. 2. BÀI MỚI 30’ Viết chữ G – Góp sức chung tay. -GV ghi đề bài. - HS đọc đề bài : Chữ hoa G HD HS quan sát và nhận xét - Giới thiệu khung chữ và cấu tạo. - HS quan sát nhận xét. - Chữ G cao ? li ? - 8 li (9 dòng kẻ ngang) - Chữ G gồm mấy nét? -Gồm 2 nét, nét 1 là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ ( Giống chữ C viết hoa ) và nét 2 là nét khuyết ngược. - GV chỉ dẫn cách viết hoa G - HS theo dõi. * Nét 1 giống chữ C hoa, đặt bút ở đường kẻ 3 ( trên). * Nét 2 từ điểm đặt bút của nét 1 chuyển hướng xuống, viết nét khuyết ngược, dừng bút ở đường kẻ 2 ( trên). * GV vừa viết vừa nhắc lại cách viết. G G Hướng dẫn HS viết bảng con -GV nhận xét uốn nắn sửa sai. *Giới thiệu cụm từ : Góp sức chung tay -Góp sức chung tay có nghĩa như thế nào? ( Cùng nhau đoàn kết làm việc) -Chữ nao cao 4li? - Những chữ nào cao 1 li? - Chữ cao 1,25 li? - Chữ cao 1,5 li? - Chữ cao 2 li? - Những chữ cái cao 2,5 li? - Dấu thanh đặt như thế nào? - Khoảng cách các chữ được như thế nào? + GV viết mẫu lên bảng. Góp sức chung tay. - HS viết bảng con 2 lần: G -Viết chữ Góp vào bảng con :2 lần -Nhắc lại cụm từ ứng dụng: Góp sức chung tay. -G hoa - Chữ o , ư , c , n , a - Chữ s - Chữ t - Chữ p - Chữ h , g – y -Dấu sắc đặt trên o ở chữ góp trên ư chữ sức. - Chữ cách chữ 1 con chữ o..
<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Yêu cầu hs viết bảng con -Nhận xét và sửa sai * Hướng dẫn viết bài vào vở: -Nêu yêu cầu viết bài -Yêu cầu hs viết vào vở - GV quan sát nhắc nhở HS viết. - Thu bài chấm, nhận xét. 3.CỦNG CỐ 3’ - Chữ G cỡ vừa cao mấy li? - Chữ G hoa viết mấy nét? * GV nhắc lại cách viết chữ G . - Khen một số em viết đẹp . 4. DẶN DÒ 1’ - Về nhà viết bài ở nhà cho đẹp.. -. HS viết bảng con chữ Góp :2 lần.. -Lắng nghe - HS viết bài vào vở.. -. Chữ G cao 5 li. Chữ G hoa viết 2 nét.. - Nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011 Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011. Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010 THỂ DỤC: (T16) ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I.Mục tiêu: -Ôn bài TD PT chung. Yêu cầu thuộc động tác và thực hiện tương đối chính xác - Giáo dục học sinh yêu thích môn học và có ý thức học tập tốt. II. Địa điểm, phương tiện: -Vệ sinh an toàn nơi tập. - 2 chiếc khăn để chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê” III.Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung và yêu cầu 1.Phần mở đầu. 8’ -Phổ biến nội dung giờ học. -Đứng vỗ tay, hát. -Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường.. Phương pháp tổ chức giảng dạy + + + + + + + + + + + + * + + + +. + + + + * chạy.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> -Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.. + + + +. + *. + 2.Phần cơ bản: 22’ Ôn bài TD PT chung 2-3 lần Lần 1: GV làm mẫu. Lần 2: Cán sự lớp điều khiển. Lần 3: Tổ chức thi đua có xếp loại-xem tổ nào đúng, đẹp. -Các lần tập Gv nhận xét tuyên dương -Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” +GV chọn 2 HS đóng vai người đi tìm” và 3-4 “dê” lạc đàn. 3.Phần kết thúc: 5’ -Trò chơi tự chọn +Cúi người thả lỏng. +Nhảy thả lỏng. +GV hệ thống nội dung bài. +GV nhận xét giao bài tập về nhà.. ----------. + + + +. +. +. + + +. + + +. * +. + + + + + + + + + + + + + + + *. +. Đi.
<span class='text_page_counter'>(36)</span>