Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Giáo án văn 8 tuần 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.73 KB, 32 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 22/10/2020 Tiết 29 TLV: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức + Nhận biết được sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. + Vận dụng thực hành biết cách sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết đoạn văn tự sự. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh: - Kĩ năng bài học + Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm vưn kể chuyện. + Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ. - Kĩ năng sống + Giao tiếp: Trình bày ý tưởng, trao đổi để xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm; Sự kết hợp, mục đích, ý nghĩa của việc kết hợp hai yếu tố đó trong văn tự sự. + Ra quyết định: Sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự. 3. Thái độ - GD HS ý thức dùng từ đặt câu, xây dựng đoạn văn. 4.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực so sánh các vấn đề trong đời sống xã hội, năng lực tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, máy tính, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu. - Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Phân tích mẫu, vấn đáp, gợi mở, quy nạp... - Kt: động não, thực hành. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 28/10/2020 8B 36 2. Kiểm tra bài cũ (3’) ? Tìm và đọc một đoạn văn tự sự (trong các văn bản đã học) có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. Chỉ ra các yếu tố ấy trong đoạn văn? Phân tích sự kết hợp ấy. Đáp án – biểu điểm: - Học sinh đọc và tìm đúng (5 điểm). - Học sinh phân tích tốt (5 điểm).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG : KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý * Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. * Kĩ thuật: Động não. * Thời gian: 1 phút Hoạt động của thầy và trò Chuẩn KTKN cần đạt * Nêu yêu cầu: Hình thành kĩ năng q/sát nhận xét, - Nếu trong 1 VB tự sự mà chỉ có các sự thuyết trình việc thì văn bản đó sẽ ntn? - Suy nghĩ, trao đổi - Ngoài sự việc thì trong văn tự sự cần - 1 HS trình bày, dẫn vào bài mới có thêm yếu tố nào nữa? -> Cần có yếu tố miêu tả và biểu cảm để - Từ phần trình bày của HS, dẫn vào bài bài văn sinh động, hấp dẫn mới. Giới thiệu bài (1’) Từ nội dung phân tích của bạn chúng ta đã thấy được tác dụng của việc kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ rèn luyện khả năng xây dựng đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. 3.2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức. Hoạt động 1: tìm hiểu sự việc và nhân vật trong đoạn văn tự sự - Mục tiêu : Nhận biết được sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. - Thời gian : 15 phút. - Phương pháp : phân tích, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật : động não, tranh luận. - Gv cho HS quan sát VD trên phông chiếu, h/s đọc và cho biết. ? Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự ? (Đối tượng HSTB) ( Sự việc & NV chính) Gv yêu cầu HS tìm hiểu sự việc thứ nhất ? Người kể ở ngôi thứ mấy? Xưng là gì ? (Đối tượng HSTB) ? Em hãy xác định thứ tự kể ? (Đối tượng HSTB) ? Câu chuyện bắt đầu từ đâu ? (Đối tượng HSTB) - Lời kể của h/s: Có thể đưa ra tình huống. ? Sự việc diễn ra như thế nào ? (Đối tượng HS khá) ? Kết thúc ra sao ? (Đối tượng HSTB) ? XĐ các yếu tố miêu tả và biểu cảm như thế nào ? (Đối tượng HS khá) (? Lọ hoa đẹp như thế nào? Khi làm vỡ em có thái độ. I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm 1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu - Sự việc : chẳng may em làm vỡ lọ hoa - Người kể ở ngôi thứ nhất-> Xưng em. - Thứ tự kể: *Tình huống em làm vỡ lọ hoa: quét nhà, nô đùa * Từ khi lọ hoa bị vỡ * Bố , mẹ , anh chị ... về và chứng kiến . - Yếu tố miêu tả: hình dáng, màu sắc, chất liệu, vẻ đẹp, hoa văn.. - yếu tố biểu cảm: suy.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> gì ? Cảm xúc của em với sự việc đã diễn ra ?) Ví dụ - Em ngồi thẫn thờ trước lọ hoa đẹp vừa bị vỡ tan . - Chỉ vì một chút vội vàng mà em phải trả giá bằng sự nuối tiếc ân hận . - Lọ hoa vỡ thành từng mảnh . - Ngắm nghía mân mê vì mảnh vỡ có hoa văn rất đẹp * Tích hợp kĩ năng sống: - Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp với phương thức miêu tả và biểu cảm. - Tư duy sáng tạo: xác định và lựa chọn ngôi kể và tạo lập văn bản có ý nghĩa giáo dục, mang tính nhân văn, tính hướng thiện. - Gv yêu cầu HS viết 1 đoạn văn có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Mẫu: “Huỵch 1 cái, em bị vấp ngã cái lọ hoa đẹp ở trên tay bị vỡ tan thành nhiều mảnh lớn. Em thẫn thờ ngắm ngiá, mân mê những mảnh vỡ có hoa văn rất đẹp. Rồi nhặn nhạnh ghép các mảnh vỡ lại bằng keo dán. Em nuối tiếc cái lọ hoa mà bấy lâu nay em vấn nâng niu trân trọng, Chỉ vì một chút vội vàng mà em đã phải trả giá bằng sự ân hận”. ? Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước ? Nêu nhiệm vụ của mỗi bước là gì ? (Đối tượng HSTB) a. Ngôi kể thứ nhất số ít : tôi , mình , tớ , em , anh .... b. Ngôi kể thứ nhất số nhiều : chúng tôi , chúng ta , bọn mình c. Ngôi kể thứ nhất ( số ít , nhiều ) gián tiếp thường do tác giả hư cấu , nhân hóa . VD : Cái bàn tự truyện .. nghĩ khi cầm lọ hoa trên tay, thái độ tâm trạng khi lọ hoa bị vỡ (hoảng sợ, lo lắng, ân hận, nuối tiếc...). - Viết thành đoạn văn. 2. Các bước xây dựng đoạn văn - Bước 1 : Lựa chọn sự việc chính (đồ vật , con người ...) - Bước 2 : Lựa chọn ngôi kể - Bước 3 : Xác định thứ tự kể ( khởi đầu , diễn biến , kết thúc) . - Bước 4 : Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ dùng trong đoạn văn tự sự . Hoạt động 2: Luyện tập tìm hiểu sự việc và nhân - Bước 5 : Viết thành vật trong đoạn văn tự sự đoạn văn - Mục tiêu : Vận dụng thực hành biết cách sự kết hợp II. Luyện tập các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết đoạn văn tự 1. Bài tập1 sự. - Thời gian : 20 phút. - Phương pháp : phân tích, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật : động não, tranh luận..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> *Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng yêu thương, sự khoan dung, giản dị khi viết và tạo dựng các câu chuyện trong văn tự sự. Mẫu: '' Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những người hàng xóm đang sống quanh tôi , trong đó có lão Hạc . Lão sống âm thầm trong cảnh túng quẫn và trong cả sự chờ đợi vô vọng đứa con trai duy nhất đã đi xa . Bỗng lão Hạc bước vào nhà tôi , lạng lẽ ngồi xuống cái ghế gỗ ọp ẹp của nhà tôi buồn bã nói : - Cậu Vàng đi đời rồi , ông giáo ạ ! Tôi ngạc nhiên hỏi lại : - Lão yêu qúy con Vàng lắm kia mà ? - Thì vẫn yêu nhưng phải bán ! Cãi số kiếp nó và cả tôi nữa thì có gì khác nhau đâu hả ông giáo ? Tôi lẩm bẩm : - Không thể nào tin được ! - Tôi bán thật rồi . Họ vừa bắt nó và mang đi ............ Lão Hạc bỏ lửng câu nói , cười mà miệng méo xệch đi , nước mắt lưng tròng .... Tôi cảm thấy nghẹn ngào và chỉ muốn ôm chầm lấy lão để khóc ào lên cho vơi bớt những day dứt, bức bối trong lòng . Tôi chợt nghĩ đến cái việc tôi bán đi 5 quyển sách.... ? Tìm đoạn văn tương ứng nội dung trên trong tác phẩm '' Lão Hạc '' của Nam Cao ? (Đối tượng HSTB) ? Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì ? (Đối tượng HSTB). Điều chỉnh, bổ sung giáo án……………………… ………………………………………………………………. . ………………………………………………………………. 2. Bài tập 2 '' Hôm sau lão Hạc ...... Lão hu hu khóc '' . - Miêu tả : Cười như mếu , mắt lão ầng ậng nước , mặt lão đột nhiên co rúm lại , những vết nhăn xô lại , cái đầu ngoẹo về một bên , miệng móm mém như con nít . Lão hu hu khóc . - Biểu cảm : không xót xa ... hỏi cho có chuyện . => Khắc sâu vào lòng người đọc một hình ảnh lão Hạc khốn khổ về hành dáng bên ngoài và đặc biệt thể hiện rất sinh động sự đau đớn , quằn quại về tinh thần một con người trong giây phút ân hận , xót xa '' già bằng ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó => gợi nỗi xót xa trong lòng người đọc.. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 10 phút. * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... * Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.....

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động của thầy và trò 5. Nêu yêu cầu BT1/ 84: Cho sự vệc và nhân vật: Sau khi bán chú, lão Hạc sang bỏo để ông giáo biết. Hãy viết một đoạn văn kể lại giây phút đó ? - Hãy xây dựng theo quy trình 5 bước - Viết bài. Chuẩn KTKN cần đạt Bài 1 Viết đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang bỏo tin bán chú víi vẻ mặt và tôi trạng đau khổ ? - Sự việc chính: lão Hạc sang báo cho ông giáo việc bán chó. - Ngôi kể: ngôi thứ nhất của ông giáo, xưng tôi - Thứ tự kể: theo diễn biến các sự việc: + Trước khi sang báo tin bán cậu Vàng + Sau khi báo tin mình bán cậu vàng + Sau khi ra về - Yếu tố miêu tả và biểu cảm + Miêu tả: Vẻ mặt, miệng, đầu.... + Biểu cảm: Những suy nghĩ, nhận xét về lão Hạc: thương cảm, xót xa... Bài 2.So sánh, nhận xét. Tìm trong VB Lão Hạc đoạn có nội dung tương tự, so sánh với đoạn viết vừa hoàn thành ? GV bổ sung thêm - Sự việc trong đoạn văn của Nam Cao rất đơn giản, chỉ là việc lão Hạc bỏo tin đó bán cậu Vàng cho ông giáo biết, nhưng Nam Cao đó lồng vào đó các yếu tố miêu tả và biểu cảm rất đậm nét: Đó là việc ông tập trung tả lại chân dung đau khổ của lão Hạc với những chi tiết rất độc đáo: nụ cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại, cái đầu lão ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít. Lão hu hu khóc. - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đó khắc sâu vào lòng bạn đọc một lão Hạc khốn khổ về hình dỏng bờn ngoài và đặc biệt là thể hiện được rất sinh động sự đau đớn, quằn quại về tinh thần của một người trong giây phút ân hận, xót xa “già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của hs - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo * Phương pháp: Dự án * Kỹ thuật: Giao việc * Thời gian: 2 phút Hoạt động của thầy và trò Chuẩn KTKN cần đạt Tìm hiểu “Dế Mốn phưu lưu kí” của nhà - Học sinh viết đoạn văn rồi trình bày. Tô Hoài: Đóng vai nhân vật Dế Mèn kể về giõy.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> phút cuối cùng của Dế Choắt kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: 1. Bài cũ - Ôn lại kiến thức về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự - Tiếp tục hoàn chỉnh bài tập 2 ( 84 ) - Đọc phần : “Đọc thêm” 2. Bài mới - Đọc kĩ văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” và chuẩn bị bài học theo hệ thống câu hỏi trong phần “ Đọc - hiểu văn bản” . PHIẾU HỌC TẬP ? Tìm hiểu tác giả O Hen-ri và tác phẩm Chiếc lá cuối cùng? ? Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, tóm tắt và phân chia bố cục văn bản? ? Theo dõi đoạn đầu văn bản, em hãy cho biết Giôn xi làm nghề gì và Giôn-xi đang ở trong tình trạng như thế nào? ? Em hãy tìm các chi tiết thể hiện tâm trạng của Giôn-xi? ? Qua những chi tiết ấy, em thấy trạng thái tinh thần của Giôn-xi là gì? ? Theo em, tại sao Giôn-xi lại tuyệt vọng như vậy? ? Hình ảnh chiếc lá rụng dần trên cây thường xuân gắn với sinh mệnh của Giôn-xi gợi cho em suy nghĩ gì? GV yêu cầu HS theo dõi phần tiếp theo của văn bản. ? Sau đêm mưa gió dữ dội, khi chiếc mành được kéo lên lúc trời vừa hửng sáng Giôn-xi đã phát hiện ra điều gì? ?Khi thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn kiên cường bám trụ trên cành, Giônxi có tâm trạng như thế nào? ? Qua những hành động, cử chỉ, lời nói của Giôn-xi, em thấy tâm trạng cô thay đổi như thế nào? Thảo luận: 2’ – theo bàn – hs cử đại diện trình bày, hs bổ sung, GV chuẩn kiến thức ? Theo em, nguyên nhân gì khiến cho Giôn-xi hồi sinh kì diệu như vậy?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày soạn: 22/10/2020 Tiết 30 Văn bản CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Trích) -O Hen-riI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- giúp HS 1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. - Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo. - Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống con người. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy + Rèn kĩ năng đọc, kể và tóm tắt tác phẩm. + Vận dụng các kiến thức đã học về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc hiểu tác phẩm. + Phát hiện, phân tích những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. + Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. - Kĩ năng sống: + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ/ý tưởng về tình huống truyện và cách ứng xử của các nhân vật trong truyện. + Xác định giá trị bản thân: sống có tình yêu thương và trách nhiệm đối với mọi người xung quan 3. Thái độ - Học sinh biết rung động trước cái đẹp, có lòng cảm thông với những số phận nghèo khổ, bất hạnh. -Trân trọng ,yêu thương những người nghèo nói chung, nghệ sĩ nghèo nói riêng. * Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, ĐOÀN KẾT. *Tích hợp kĩ năng sống - Giao tiếp: thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp sống nghèo khổ, cảm thông, trân trọng những ước mong của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn, hạnh phúc. - Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp giản dị mà đặc sắc của “chiếc lá” đã đánh lừa được con mắt nghệ thuật của 2 nữ họa sĩ, đã là tác nhân cứu cuộc sống của Giôn –xi nhưng cũng lấy đi cuộc đời của cụ Bơ-men; nét tinh tế trong nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần; - Tự nhận thức, xác định giá trị, bài học cho bản thân về tình thương yêu, sự quan tâm giữa con người với con người; Biết trân trọng cuộc đời, không được có những ý nghĩ không đúng như Giôn-xi phó thác cuộc đời vào một chiếc lá. *Tích hợp giáo dục đạo đức - Giáo dục lòng nhân ái, sự bao dung biết thương yêu, sẻ chia, giúp đỡ những số phận bất hạnh trong xã hội; - Có khát vọng về cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. II. CHUẨN BỊ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu, máy tính, sưu tầm tranh ảnh chân dung O Hen-ri, tranh minh họa nhân vật Xiu, Giôn-xi, họa sĩ Bơ-men, hình ảnh một số tác phẩm của O Hen-ri. - Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút” IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 29/10/2020 8B 36 2. Kiểm tra bài cũ (4’) ? Tóm tắt văn bản Đánh nhau với cối xay gió. ? Qua hai nhận vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa em rút ra cho bản thân bài học gì? Đáp án – biểu điểm: - Học sinh tóm tắt được văn bản. - Bài học: trong cuộc sống cần sống có lí tưởng nhưng không nên quá hoang tưởng, mê muội. Cần sống tỉnh táo, thực tế nhưng không nên quá thực dụng. 3. Bài mới3.1. HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý * Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. * Kĩ thuật: Động não. * Thời gian: 1 phút Hoạt động của thầy và trò Chuẩn KTKN cần đạt * GV chiếu 1 số hình ảnh về nước Mĩ và Hình thành kĩ năng q/sát nhận xét, nêu câu hỏi : Những hình ảnh vừa rồi thuyết trình gợi cho em nghĩ đến quốc gia nào ? - Quan sát, trao đổi - Từ phần trình bày của HS, dẫn vào bài - 1 HS trình bày, dẫn vào bài mới mới. Nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là một cường quốc về kinh tế. Chính điều đó đó tạo nờn một xã hội Mĩ phồn hoa nhưng ẩn chứa vô vàn những mâu thuẫn mà những người nghèo trong xã hội ấy phải gánh chịu. Và cũng chính trong cảnh nghèo khổ đó họ đó biết yêu thương, chia sẻ, tương thân tương ái. Tình người đó tìm cho con người có niềm tin và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống. Hôm nay, cô và các em cùng đi đọc và suy ngẫm về một đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O’ Hen- ri.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> để hiểu thêm một câu chuyện về tình người cao quý ấy. 3.2. Hình thành kiến thức Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 - Thời gian : 8 phút. - Mục tiêu : HDHS tìm hiểu chung, nhận biết và hiểu được 1 vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của tg và truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. - Phương pháp : nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, tái hiện, thuyết trình. - Kĩ thuật : động não. I.Tìm hiểu chung ? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn O Hen1.Tác giả ri? (Đối tượng HSTB) - O Hen-ri (1862-1910). - Hs trả lời, nhận xét. - Là nhà văn Mĩ, sở - GV chốt kiến thức. trường viết truyện ngắn. GV mở rộng: O Hen-ri sinh ra trong một gia đình có cha - Truyện của ông thường là thầy thuốc, mẹ mất khi ông mới lên 3. Thuở nhỏ, ông nhẹ nhàng, thấm đẫm không được học hành nhiều, từ năm 15 tuổi ông đã phải tinh thần nhân văn cao làm nhiều nghề để kiếm sống như: bán thuốc, kế toán, vẽ cả, thể hiện tình yêu tranh, thủ quỹ ngân hàng...Các truyện ngắn của ông rất thương con người. phong phú và đa dạng về đề tài nhưng phần lớn hướng - Ông để lại khoảng 600 vào cuộc sống đau khổ, bất hạnh của người dân Mĩ. truyện ngắn. Truyện của ông thường được dàn dựng chu đáo với tình tiết sắp xếp khéo léo, lôi cuốn sự hứng thú của người đọc. ? Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm? (Đối tượng HSTB) 2.Tác phẩm – Đoạn ? Tác phẩm thuộc thể loại nào? (Đối tượng HSTB) trích HS trả lời, nhận xét. - Trích trong phần cuối GV chuẩn kiến thức. tác phẩm. GV mở rộng: Văn bản trong SGK chỉ là đoạn trích chiếm - Thể loại: truyện ngắn. ¼ phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. GV tóm tắt phần được lược bỏ của tác phẩm. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Hoạt động 2 - Thời gian : 16 phút. - Mục tiêu : HDHS đọc – hiểu văn bản - Phương pháp : Đọc diễn cảm, vấn đáp. - Kĩ thuật : động não, trình bày 1 phút GV hướng dẫn cách đọc: chú ý phân biệt lời kể, tả của II. Đọc – hiểu văn bản tác giả với những câu, đoạn đặt trong dấu ngoặc kép – lời 1.Đọc, tóm tắt – tìm nói trực tiếp của các nhân vật. Đoạn cuối truyện, lời kể hiểu chú thích: SGK của nhân vật Xiu về cái chết của cụ Bơ-men cần đọc với giọng rưng rưng, cảm động nghẹn ngào..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> GV đọc mẫu một đoạn, gọi 2 - 3 HS đọc tiếp. HS nhận xét cách đọc của bạn. Gv nhận xét. GV yêu cầu 1 HS tóm tắt văn bản: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men cùng là họa sĩ và sống trong khu phố nghèo. Giôn-xi bị viêm phổi nặng và cô tin khi chiếc là thường xuân cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu nói về suy nghĩ ấy với cụ Bơ-men. Cả hai đều rất lo lắng cho Giôn-xi. Sau một đêm mưa gió, chiếc lá cuối cùng cũng vẫn không rụng xuống và Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm. Hóa ra chiếc lá cuối cùng đó chính là kiệt tác mà cụ Bơ-men phải đánh đổi bằng mạng sống của mình. GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích khó: 2,3,4,6,7. ? Em hãy chia bố cục văn bản cho hợp lí ? (Đối tượng HSTB) 3 phần: Phần 1: đầu – Hà Lan: Giôn-xi đợi cái chết. Phần 2: tiếp – Vịnh Na-plơ: Giôn-xi vượt qua cái chết. Phần 3: còn lại: Bí mật của chiếc lá. ? Hãy nêu đại ý của văn bản ? (Đối tượng HSTB) Câu chuyện là bài ca cảm động về tình bạn, tình yêu thương cao cả của những người nghèo khổ dành cho nhau ? Chúng ta sẽ phân tích văn bản theo bố cục hay theo tuyến nhấn vật?(Đối tượng HSTB) - Theo tuyến nhân vật. ? Văn bản có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? (Đối tượng HSTB) - Có 3 nhân vật: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men. - Giôn-xi là nhân vật chính. GV: chúng ta sẽ phân tích văn bản theo tuyến nhân vật, trước hết là nhân vật Giôn-xi.. 2.Bố cục – kết cấu - 3 phần. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Hoạt động 3 Thời gian: 10’ Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản. Phương pháp : gợi mở, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, tái hiện, giảng bình. Kĩ thuật : động não. 3.Phân tích ? Theo dõi đoạn đầu văn bản, em hãy cho biết Giôn xi a.Diễn biến tâm trạng làm nghề gì và Giôn-xi đang ở trong tình trạng như thế của Giôn-xi.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> nào? (Đối tượng HSTB) - Giôn-xi là một họa sĩ trẻ, nghèo khó, đang bị bệnh sưng phổi nặng, bệnh tật và nghèo túng khiến cô không muốn sống nữa. Cô chán nản, tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào sự sống. ? Em hãy tìm các chi tiết thể hiện tâm trạng của Giôn-xi? (Đối tượng HSTB) - Mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống. - Thều thào ra lệnh. - Nói: “Đó là chiếc lá cuối cùng...Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. - Im lặng trước lời an ủi của Xiu, chuẩn bị cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. ? Qua những chi tiết ấy, em thấy trạng thái tinh thần của Giôn-xi là gì? (Đối tượng HSTB) - Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng, mất hết nghị lực và niềm tin vào sự sống. - Tâm lí buông xuôi, đầu hàng số phận. => Giôn-xi là cô gái yếu đuối, tuyệt vọng. ? Theo em, tại sao Giôn-xi lại tuyệt vọng như vậy? (Đối tượng HS khá, giỏi) - Lúc đó, mắc căn bệnh sưng phổi là nắm chắc cái chết trong tay, không có thuốc chữa được. - Giôn-xi và Xiu lại đang rất khó khăn, không có tiền để thuốc men, chữa trị. - Giôn-xi cũng là một cô gái yếu đuối, thiếu nghị lực nên dễ buông xuôi, chán nản, tuyệt vọng. ? Hình ảnh chiếc lá rụng dần trên cây thường xuân gắn với sinh mệnh của Giôn-xi gợi cho em suy nghĩ gì? (Đối tượng HSTB) GV bình: Với chúng ta hiện tượng cây chút lá khi đổi mùa không phải là hiện tượng lạ. Cái lạ là chiếc lá mỏng manh trên cây thường xuân kia lại gắn với sinh mệnh nhỏ nhoi yếu ớt của của Giôn-xi. Hình ảnh những chiếc lá trên cây dây leo già cỗi ,héo hắt rụng dần khiến người ta nghĩ đến sự tàn lụi, sự kết thúc. Giôn-xi cũng vậy, cô hoạ sĩ yếu ớt như chiếc lá đơn độc đang bị khó khăn của sự sống đe doạ. Sự sống của Giôn-xi thật mong manh, nó chỉ là sự níu kéo của sợi dây vô hình nào đó ->sự liên tưởng thật độc đáo . GV yêu cầu HS theo dõi phần tiếp theo của văn bản. ? Sau đêm mưa gió dữ dội, khi chiếc mành được kéo lên lúc trời vừa hửng sáng Giôn-xi đã phát hiện ra điều gì? (Đối tượng HSTB) - Qua đêm mưa gió, chiếc lá vẫn kiên cường bám lại trên. *Giôn-xi đợi cái chết. Giôn-xi là một cô gái yếu đuối. Bệnh tật và nghèo khó khiến cô chán nản, tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào cuộc sống.. *Giôn-xi vượt qua cái chết.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> cành. ?Khi thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn kiên cường bám trụ trên cành, Giôn-xi có tâm trạng như thế nào? (Đối tượng HSTB) - Ân hận, tự trách mình: thấy mình muốn chết là một tội. - Vui vẻ, hoạt bát trở lại. - Muốn ăn: tí cháo và chút sữa. - Muốn làm đẹp: cho em chiêc gương tay trước đã. - Quan tâm đến người khác: để em xem chị nấu nướng. - Có ước mơ trở lại: em muốn vẽ vịnh Na-plơ. ? Qua những hành động, cử chỉ, lời nói của Giôn-xi, em thấy tâm trạng cô thay đổi như thế nào? (Đối tượng HSTB) - Tâm trạng cô thay đổi tích cực: vui vẻ, lạc quan trở lại. Cô đã hồi sinh. Lòng cô đã trào dâng tình yêu cuộc sống và khao khát được sáng tạo nghệ thuật. Thảo luận: 2’ – theo bàn – hs cử đại diện trình bày, hs bổ sung, GV chuẩn kiến thức ? Theo em, nguyên nhân gì khiến cho Giôn-xi hồi sinh kì diệu như vậy? (Đối tượng HS khá) - Do sự tận tình của bác sĩ. - Do sự chăm sóc, quan tâm tận tình, chu đáo, đầy yêu thương của Xiu. - Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu nhất: do sự gan góc của chiếc lá, chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám trụ lấy cuộc sống, đã khơi dậy trong Giôn-xi niềm tin, tình yêu sự sống. - Do chính Giôn-xi: khát vọng tình yêu cuộc sống, trong cô như đám tro tàn bị vùi dập bởi cuộc sống nghèo khó, căn bệnh hiểm nghèo, song trong sâu thẳm tâm hồn cô, ngọn lửa của lòng khao khát sống vẫn âm ỉ cháy, vì vậy, khi chứng kiến sự bám trụ kiên cường của chiếc lá mỏng manh, nó đã trào dâng mãnh liệt. GV: Giôn-xi khỏi bệnh không phải vì tác dụng của thuốc men hay sự chăm sóc tận tình của bạn mà chính từ tâm trạng hồi sinh, cái ý định muốn sống cứ mạnh dần, ấm dần trong cơ thể và tâm hồn cô. Nhưng cái quyết định cho sự thay đổi tâm trạng đó là sự khâm phục sự gan góc, kiên cường của chiếc lá. Chiếc lá mong manh kiên cường chống chọi với gió tuyết, với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy dây leo, bám lấy cuộc sống, nhất định không chịu rụng thật khác xa với ý định buông xuôi, chán sống, muốn chết của Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng ấy đã đem lại nhiệt tình tuổi trẻ của cô về lại cho cô. Chính là cô tự chữa bệnh cho mình bằng chiếc lá, bằng chính sự thay đổi tinh thần, tâm trạng của mình.. Sự gan góc, kiên cường của chiếc lá cuối cùng đã khơi lại nguồn động lực sống cho Giônxi..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ? Bài học sâu sắc mà em rút ra từ sự hồi sinh của Giônxi? (Đối tượng HSTB) - HS tự bộc lộ. (Tự chữa bệnh bằng nghị lực, bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự đấu tranh và chiến thắng bệnh tật kết hợp với thuốc men, nghỉ ngơi, điều dưỡng...) Điều chỉnh, bổ sung giáo án ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 3.3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 7- 10 phút. * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... * Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... Hoạt động của thầy và trò Chuẩn KTKN cần đạt H: Giả sử em rơi vào hoàn cảnh như Giôn- HS tự bộc lộ: xi em sẽ xử sự như thế nào? HS làm vào vbt H: Em có suy nghĩ gì về sức mạnh của GV nhận xét nghệ thuật chân chính? 3.4. HOẠT ĐỘNG 4: MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác. * Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc * Kỹ thuật: Động não, hợp tác * Thời gian: 2 phút Hoạt động của thầy và trò Chuẩn KTKN cần đạt Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em - Viết đoạn văn về kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng”? 3. 5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’) - Học bài, nắm kiến thức về tác giả, tác phẩm và phần đầu văn bản. - Chuẩn bị bài: “Chiếc lá cuối cùng” tiết 2: PHIẾU HỌC TẬP ?Qua đoạn truyện và phần tóm tắt tác phẩm ,em biết gì về cụ Bơ-men? ? Khi nghe Xiu kể về bệnh tình của và nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi thì thái độ của cụ Bơ-men ra sao? ? Theo em cụ Bơ- men vẽ chiếc lá trong hoàn cảnh nào? Với mục đích gì? ? Người họa sĩ già ấy đã phải trả giá như thế nào với bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng của mình? - Cụ bị viêm phổi nặng và đã qua đời. ? Tại sao tác giả không kể và tả cảnh cụ Bơ-men vẽ tranh?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ? Em có suy nghĩ gì về hành động của cụ Bơ-men ? Từ đó em cảm nhận được đức tính cao đẹp nào của cụ ? Thảo luận theo bàn: 3’ ? Có thể gọi bức tranh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men là kiệt tác được không? Vì sao? ? Tình yêu thương của Giôn-xi được thể hiện qua những chi tiết nào? ? Tại sao tác giả lại để cho Xiu kể lại chuyện về cái chết và nguyên nhân cái chết của cụ Bơ-men? Qua đó người đọc có thể thấy được phẩm chất gì của cô họa sĩ trẻ này? ? Em học được điều gì từ cụ Bơ-men và Xiu?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ngày soạn: 23/10/2020 Tiết 31 Văn bản CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Tiếp theo) (Trích) -O Hen-riI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT (như tiết 30) II. CHUẨN BỊ III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 8B 36 2. Kiểm tra bài cũ (3’) ? Em hãy tóm tắt văn bản “Chiếc lá cuối cùng”. 3. Bài mới3.1. HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý * Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. * Kĩ thuật: Động não. * Thời gian: 1 phút Hoạt động của thầy và trò Chuẩn KTKN cần đạt * GV chiếu 1 số hình ảnh về nước Mĩ và Hình thành kĩ năng q/sát nhận xét, nêu câu hỏi : Những hình ảnh vừa rồi thuyết trình gợi cho em nghĩ đến quốc gia nào ? - Quan sát, trao đổi - Từ phần trình bày của HS, dẫn vào bài - 1 HS trình bày, dẫn vào bài mới mới. Nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là một cường quốc về kinh tế. Chính điều đó đó tạo nờn một xã hội Mĩ phồn hoa nhưng ẩn chứa vô vàn những mâu thuẫn mà những người nghèo trong xã hội ấy phải gánh chịu. Và cũng chính trong cảnh nghèo khổ đó họ đó biết yêu thương, chia sẻ, tương thân tương ái. Tình người đó tìm cho con người có niềm tin và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống. Hôm nay, cô và các em cùng đi đọc và suy ngẫm về một đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O’ Hen- ri để hiểu thêm một câu chuyện về tình người cao quý ấy..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3.2. Hình thành kiến thức Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Thời gian 20’ Mục tiêu: HDHS đọc- tìm hiểu văn bản Phương pháp: Bình giảng, vấn đáp, thuyết trình, gợi mở. Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi và trả lời II.Đọc – hiểu văn bản ?Qua đoạn truyện và phần tóm tắt tác phẩm ,em biết 3.Phân tích gì về cụ Bơ-men?(Đối tượng HSTB) a.Diễn biến tâm trạng của - Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo ở cùng khu trọ với Giôn-xi Xiu và Giôn-xi. Cụ mong vẽ được một kiệt tác nghệ thuật. b.Cụ Bơ-men và kiệt tác ? Khi nghe Xiu kể về bệnh tình của và nỗi tuyệt vọng chiếc lá cuối cùng của Giôn-xi thì thái độ của cụ Bơ-men ra sao?(Đối tượng HSTB) - Cụ sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn những chiếc lá cuối cùng sắp rụng, nhìn Xiu, nhìn Giôn-xi, chẳng nói gì. GV: có thế ngay từ lúc này, cụ đã có ý định vẽ tranh chiếc lá để cứu Giôn-xi. ? Theo em cụ Bơ- men vẽ chiếc lá trong hoàn cảnh nào? Với mục đích gì?(Đối tượng HSTB) - Cụ vẽ âm thầm, bí mật, trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời “Người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn.” - Cụ vẽ tranh chiếc lá để cứu Giôn-xi , trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho một tâm hồn yếu đuối của cô họa sĩ trẻ. ? Người họa sĩ già ấy đã phải trả giá như thế nào với bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng của mình?(Đối tượng HSTB) - Cụ bị viêm phổi nặng và đã qua đời. ? Tại sao tác giả không kể và tả cảnh cụ Bơ-men vẽ tranh?(Đối tượng HS khá, giỏi) - Làm tăng kịch tính của truyện. - Tạo bất ngờ và lôi cuốn người đọc… ? Em có suy nghĩ gì về hành động của cụ Bơ-men ? Từ đó em cảm nhận được đức tính cao đẹp nào của cụ ?(Đối tượng HSTB) - Hành động âm thầm nhưng cao cả. Chiếc lá cuối cùng là kiệt - Bản chất tốt đẹp, cao thượng, giàu tình yêu tác của cụ Bơ-men. Nó vừa thương con người, sẵn sàng hy sinh mạng sống có giá trị nghệ thuật, vừa có của mình để cứu người khác. giá trị nhân sinh và còn.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> GV: Cụ Bơ-men suốt đời không thành đạt, suốt đời là một họa sĩ mượn rượu giải khuây, tính tình nóng nẩy, vẫn không thôi ước mơ vẽ một bức tranh kiệt tác nhưng lại là một ông già tốt bụng, bản tính cương cường mạnh mẽ, giàu tình yêu thương con người. Cụ lẳng lặng vẽ bức tranh trong đêm gió tuyết hoàn toàn chỉ nhằm mục đích duy nhất là cứu Giôn-xi, trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô họa sĩ trẻ. *Tích hợp kĩ năng sống - Giao tiếp: thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp sống nghèo khổ, cảm thông,trân trọng những ước mong của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn, hạnh phúc. - Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp giản dị mà đặc sắc của “chiếc lá” đã đánh lừa được con mắt nghệ thuật của 2 nữ họa sĩ, đã là tác nhân cứu cuộc sống của Giôn –xi nhưng cũng lấy đi cuộc đời của cụ Bơ-men; nét tinh tế trong nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần; Thảo luận theo bàn: 3’ ? Có thể gọi bức tranh chiếc lá cuối cùngcủa cụ Bơmen là kiệt tác được không? Vì sao?(Đối tượng HS khá, giỏi) -Đây có thể coi là kiệt tác của cụ Bơ-men vì: + Nó rất đẹp, sinh động, giống thật đến nỗi hai cô họa sĩ trẻ cũng không phân biệt được là lá thật hay giả. + Có giá trị nhân sinh cao: góp phần tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người. + Phải trả giá bằng sinh mạng của người vẽ, nó không phải chỉ được vẽ bằng cây bút lông mag bằng cả tình yêu thương và đức hi sinh thầm lặng, cao quý của cụ Bơ-men. GV bình : Bức vẽ được coi là kiệt tác của cụ Bơ-men vì nó sống động như thật, đánh lừa cặp mắt nhà nghề của các cô hoạ sĩ, nó được đặt đúng chỗ,vẽ đúng thời điểm cần thiết và được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được vẽ bằng tấm lòng yêu thương, sự hiến dâng cao cả của người nghệ sĩ cho nghệ thuật, cho sự sống của con người .Chính tự nó đã trở thành bất tử. Chiếc lá là mảnh hồn của người nghệ sĩ, nó có sức mạnh tiếp thêm nghị lực cứu sống con người. Nó chính là hiện thân của cái gọi là “nghệ thuật vị nhân sinh” và cho người đọc hiểu rằng nghệ thuật không chỉ vì cái đẹp mà nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống con người và vì con người. ? Tình yêu thương của Xiu được thể hiện qua những. chứa đựng trong đó sự hi sinh cao cả, thầm lặng của người nghệ sĩ chân chính.. c.Nhân vật Xiu.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> chi tiết nào?(Đối tượng HSTB) -Xiu rất quan tâm, yêu thương Giôn-xi: “Em thân yêu, thân yêu....chị sẽ làm gì đây”. -Lo sợ khi thấy những chiếc lá thường xuân rụng dần. Xiu là cô gái giàu tình - Sự động viên chăm sóc của Xiu với Giôn-xi. yêu thương, biết quan tâm, GV bình: Tuy chỉ là chị em kết nghĩa nhưng Xiu đã chia sẻ khó khăn với những thương yêu chăm sóc cho Giôn-xi như đối với đứa em người quanh mình. ruột thịt .Cô luôn lo lắng thấp thỏm trước tình trạng sức khoẻ và tâm trạng bi quan của em...Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn, vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng và có một trái tim nhân hậu mênh mông. ? Tại sao tác giả lại để cho Xiu kể lại chuyện về cái chết và nguyên nhân cái chết của cụ Bơ-men? Qua đó, người đọc có thể thấy rõ hơn phẩm chất gì của cô họa sĩ trẻ này?(Đối tượng HS khá, giỏi) -Làm cho câu truyện diễn ra một cách tự nhiên mà còn góp phần bộc lộ thêm tính cách của Xiu: kính phục, nhớ tiếc cụ họa sĩ và hết lòng với bạn. - Nhà văn kết thúc truyện bằng lời văn của Giôn-xi mà không cần để cô phản ứng gì thêm, vì như vậy truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và dự đoán. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. Hoạt động 2 Thời gian : 10 phút. Mục tiêu : HDHD tổng kết, nhận biết và rút ra được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Vận dụng để tìm ra được mục đích sống chân chính của bản thân. Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình, tái hiện. Kĩ thuật : động não. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản?(Đối 4.Tổng kết tượng HSTB) a.Nội dung - Tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ HS trả lời, GV chốt kiến thức với nhau. - Sức mạnh của tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật. - Sức mạnh và giá trị nhân sinh, ? Văn bản có nét nghệ thuật nào đặc sắc?(Đối nhân bản của nghệ thuật. tượng HSTB) b.Nghệ thuật HS trả lời, GV chốt kiến thức - Đảo ngược tình huống 2 lần,.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> *Tích hợp kĩ năng sống xoay quanh chiếc lá. - Tự nhận thức, xác định giá trị, bài học cho bản - Kết thúc bất ngờ, hấp dẫn, kết thân về tình thương yêu, sự quan tâm giữa con cấu chặt chẽ. người với con người; Biết trân trọng cuộc đời, không được có những ý nghĩ không đúng như Giôn-xi phó thác cuộc đời vào một chiếc lá. ? Nghệ thuật đặc sắc của truyện là gì? Hãy làm rõ điều này qua kết thúc truyện?(Đối tượng HSTB) - Nghệ thuật đảo ngược tình huống gây bất ngờ và hấp dẫn: + Lần bất ngờ và đảo ngược thứ nhất: đối với Giôn-xi, ai cũng tưởng cô gái này sẽ chết vì bệnh tật, nghèo túng, nhất là vì chán đời và còn vì, tất nhiên, chiếc lá cuối cùng nhất định sẽ phải rụng trong đêm gió rét ấy. Nhưng vừa đột ngột, vừa dần dần rất hợp lí chiếc lá đã không rụng. Giôn-xi dần khỏi bệnh, ngoài sự tiên liệu của người đọc. + Lần đảo ngược bất ngờ thứ 2: Cụ già Bơ-men tuy nghiện rượu nhưng vẫn còn đang khỏe mạnh lại bỗng dưng cảm lạnh, sưng phổi và qua đời sau có 2 ngày, sau khi đã hoàn thành kiệt tác chiếc lá cuối cùng. Điều thú vị là ở chỗ hai sự bất ngờ đều gắn với c.Ghi nhớ- SGK bệnh sưng phổi và chiếc lá. Bệnh sưng phổi không quật ngã được Giôn-xi nhưng làm cụ Bơ-men lìa cõi thế. Chiếc lá cứu người cũng là chiếc lá hại người. GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. Hoạt động 3 - Mục tiêu : HDHS luyện tập.Vận dụng để tìm ra được mục đích sống chân chính của bản thân. - Thời gian : 5 phút. - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật : động não,trình bày 1 phút. * Tích hợp giáo dục đạo đức III. Luyện tập - Giáo dục lòng nhân ái, sự bao dung biết thương Qua văn bản” Chiếc lá cuối yêu, sẻ chia, giúp đỡ những số phận bất hạnh trong cùng”, Em học được điều gì xã hội; từ cụ Bơ-men và Xiu? - Có khát vọng về cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng ? Em học được điều gì từ cụ Bơ-men và Xiu?(Đối tượng HSTB) -Tấm lòng thương người dù đó không phải là người.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> thân của mình. Liên hệ: ca dao, tục ngữ Việt Nam: Thương người như thể thương thân. Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. GV: sự cao thượng, quên mình vì người khác của cụ Bơ-men đã cứu sống được một con người. Đó chính là tấm lòng nhân đạo mà O Hen-ri muốn thể hiện. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. 3.3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 7- 10 phút. * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... * Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... Hoạt động của thầy và trò Chuẩn KTKN cần đạt H: Giả sử em rơi vào hoàn cảnh như Giôn- HS tự bộc lộ: xi em sẽ xử sự như thế nào? HS làm vào vbt H: Em có suy nghĩ gì về sức mạnh của GV nhận xét nghệ thuật chân chính? 3.4. HOẠT ĐỘNG 4: MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác. * Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc * Kỹ thuật: Động não, hợp tác * Thời gian: 2 phút Hoạt động của thầy và trò Chuẩn KTKN cần đạt Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em - Viết đoạn văn về kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng”? 5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’) - Học bài, nắm kiến thức về tác giả, tác phẩm và nội dung văn bản. - Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật cụ Bơ-men (Viết thành đoạn văn) - Chuẩn bị bài: Ngữ văn địa phương, phần Tiếng Việt: PHIẾU HỌC TẬP ? Thống kê những từ địa phương chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương nơi em sống?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ?Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương nơi em sống?.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Ngày soạn: 22/10/2020 Tiết 32 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- giúp HS 1. Kiến thức - Hiểu được từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương nơi em sống. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy + Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt một cách phù hợp. + Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ nào không trùng với từ ngữ toàn dân. - Kĩ năng sống: + Ra quyết định: sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt phù hợp. 3. Thái độ - Bồi dưỡng tình cảm quê hương thông qua cách sử dụng từ ngữ địa phương. 4.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực so sánh các vấn đề trong đời sống xã hội, năng lực tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, Ngữ văn địa phương, thiết kế, đọc tư liệu, sưu tầm một số từ ngữ địa phương, ca dao, phiếu học tập... - Hs: chuẩn bị bảng điều tra, sưu tầm, tìm hiểu một số đoạn thơ, ca dao, hò, vè có sử dụng từ địa phương chỉ người có quan hệ thân thích, ruột thịt. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Vấn đáp. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 30/10/2020 8B 36 2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra 15’) Câu 1: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Mỗi loại cho 3 ví dụ. ( 3,0 điểm) Câu 2: Dựa vào văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, hãy trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng. (7,0 điểm). Đáp án : Câu 1 : - Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người. VD: lộp bộp, tí tách, róc rách... - Từ tượng hình là những từ gợi tả hình dáng, đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự việc. VD: lom khom, thưa thớt, vàng chóe... Câu 2 :.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Tình yêu mẹ thể hện: + Thái độ và phản ứng trước lời nói cảu bà cô (im lặng và tin tưởng). + Khi gặp lại mẹ (sung sướng và hạnh phúc) 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý * Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. * Kĩ thuật: Động não. * Thời gian: 1 phút Hoạt động của thầy và trò Chuẩn KTKN cần đạt Tiếng việt của chúng ta rất giàu và Hình thành kĩ năng q/sát nhận xét, thuyết đẹp, ngày một phát triển và hiện đại trình hóa theo đà đổi mới của XH. Ngoài - Nghe, suy nghĩ, trao đổi từ ngữ toàn dân, mỗi một vùng quê, - 1 HS trình bày, dẫn vào bài mới mỗi một địa phương lại có những từ ngữ mang đậm sắc thái vùng quê mình. Các em cần phân biệt được từ ngữ toàn dân với từ ngữ địa phương để sử dụng phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp 3.2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Thời gian:10 Mục tiêu: Tìm những từ ngữ địa phương Quảng Ninh chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích. Phương pháp: vấn đáp, tái hiện Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi và trả lời Các tổ trình bày bảng điều tra tìm các từ địa 1.Tìm từ ngữ chỉ người có phương tương ứng với từ ngữ toàn dân cho sẵn. quan hệ thân thích, ruột thịt Gạch chân các từ ngữ địa phương không trùng với được dùng ở địa phương từ ngữ toàn dân (nếu có) GV nhận xét, sửa chữa và yêu cầu học sinh tự giải thích nghĩa của mỗi từ. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9. Từ ngữ toàn dân Cha Mẹ Ông nội Bà nội Ông ngoại Bà ngoại Bác (anh trai của cha) Bác (vợ anh trai của cha) Chú (em trai của cha). Từ ngữ địa phương Bố Mẹ Ông nội Bà nội Ông ngoại Bà ngoại Bác Bác Chú.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 32. Thím (vợ em trai của cha) Bác (chị gái của cha) Bác (chồng chị gái của cha) Cô (em gái của cha) Chú (chồng em gái của cha) Bác (anh trai của mẹ) Bác (vợ anh trai của mẹ) Cậu (em trai của mẹ) Mợ (vợ em trai của mẹ) Bác (chị gái của mẹ) Bác (chồng chị gái của mẹ) Dì (em gái của mẹ) Chú (chồng em gái của mẹ) Anh trai Chị dâu (vợ anh trai) Em trai Em dâu (vợ của em trai) Chị gái Anh rể (chồng của chị gái) Em gái Em rể (chồng của em gái) Con Con dâu (vợ của con trai) Con rể (chồng của con gái) Cháu (con của con). Thím Bác Bác Cô Chú Bác Bác Cậu Mợ Bá Bác dì Chú Anh trai Chị dâu Em trai Em dâu Chị gái Anh rể Em gái Em rể Con Con dâu Con rể cháu. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Hoạt động 2 Thời gian: 5’ Mục tiêu:Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương khác Phương pháp: vấn đáp, thảo luận. KT: Động não, đặt câu hỏi và trả lời HS thảo luận theo bàn và trình 2.Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ bày ý kiến cá nhân. ruột thịt, thân thích ở địa phương khác -Bắc Ninh, Bắc Giang: + Mẹ: u, bầm, bủ. + Bác: bá. + Cha: thầy - Nam Bộ: + Cha: ba, tía. + Mẹ: má. + Anh cả: anh hai..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> + Chị cả: chị hai. + Chú: dượng Điều chỉnh, bổ sung giáo án ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Hoạt động 3 Thời gian: 8 phút Mục tiêu: sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ thân thích, ruột thịt ở địa phương em. Phương pháp: vấn đáp. KT: Động não HS sưu tầm một số câu, đoạn 3.Sưu tầm thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người trong tác phẩm văn học, ca dao có quan hệ thân thích, ruột thịt ở địa phương nói về địa phương có sử dụng từ em chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở VD: địa phương Quảng Ninh. [...] Mẹ Sáng cảm động, lắc đầu, nắm lấy tay HS trình bày, nhận xét. con: GV chuẩn kiến thức. - Bu thấy tình cảnh nhà thế này, bu chả muốn thuốc thang tí nào cả. Uống chén nào vào mồm, đeo nợ chén ấy, thì uống làm gì. (Nguyễn Công Hoan, Sáng, chị phu mỏ) Điều chỉnh, bổ sung giáo án ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 7- 10 phút. * Phương pháp: cá nhân * Kỹ thuật: Động não, Hoạt động của thầy và trò Giáo viờn chiếu và gọi học sinh đọc bài tập 1.. Chuẩn KTKN cần đạt Bài tập 1. Dùng kĩ thuật các mảnh ghép hướng dẫn h.s làm bài tập. Nhận xét. Gọi học sinh đọc bài tập 2. Bài tập 2.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Hướng dẫn học sinh sưu tầm và trình bày. - Ba ( cha ). Nhận xét, bổ sung. - Dượng ( chồng của dì ). Gọi học sinh đọc bài tập 3. Bài tập 3:. Hướng dẫn học sinh sưu tầm rồi trình bày.. Cậu chết mợ ra người dưng. Nhận xét, bổ sung. (ca dao cũ). - Má ( mẹ ). Chú tôi có chết thím đừng lấy ai. HOẠT ĐỘNG 4: MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác. * Phương pháp: Nêu vấn đề, * Kỹ thuật: Động não, * Thời gian: 10 phút Hoạt động của thầy và trò. Chuẩn KTKN cần đạt. GV yêu cầu tìm từ ngữ toàn dõn tương ứng với từ “bầm”trong hai câu thơ sau: “Bầm ơi! Có rét không bầm? Heo heo gió nói lâm thâm mưa phùn…” (Tố Hữu) 3. 5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’) - Chuẩn bị bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm: PHIẾU HỌC TẬP HS đọc văn bản: Món quà sinh nhật trong SGK. ?Em hãy xác định chủ đề của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản và nội dung của từng phần? GV: hướng dẫn học sinh chia làm 4 nhóm và thảo luận: HS chia nhóm thảo luận (5’) và trình bày ý kiến Nhóm 1: Truyện kể về việc gì? Ai là người kể truyện(ở ngôi thứ mấy?) Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? Nhóm 2: Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao? Nhóm 3:.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Câu chuyện diễn ra như thế nào? - Mở đầu nêu vấn đề gì? - Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? - Kết thúc ở chỗ nào? - Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ? Nhóm 4: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này? ? Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào? Từ việc tìm hiểu văn bản trên, em hãy rút ra dàn ý chung cho bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. ? Khi lập dàn ý cần chú ý điều gì?.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Ngày soạn: 09/10/2019 Tiết 32 Tập làm văn: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- giúp HS 1. Kiến thức - Giúp HS biết cách lập dàn ý cho bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Nhận diện được bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bào của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy + Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm dài khoảng 450 từ. + Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Kĩ năng sống: + Giao tiếp: chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. + Ra quyết định: cách lập dàn bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 3. Thái độ - Vận dụng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm vào tập làm văn tốt hơn. -Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. *Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị KHOAN DUNG, YÊU THUƠNG, GIẢN DỊ. *Tích hợp kĩ năng sống: - Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp với phương thức miêu tả và biểu cảm. - Tư duy sáng tạo: xác định và lựa chọn ngôi kể và tạo lập văn bản có ý nghĩa giáo dục, mang tính nhân văn, tính hướng thiện. *Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa hướng tới việc tạo tình huống bảo vệ môi trường. * Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng yêu thương, sự khoan dung, giản dị khi viết và tạo dựng các câu chuyện trong văn tự sự. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. II. CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu, phiếu học tập. - HS: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Phân tích mẫu, vấn đáp, gợi mở, quy nạp... - Kt: động não, thực hành. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’).

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Ngày giảng. Lớp Sĩ số HS vắng 8A 44 8B 43 2. Kiểm tra bài cũ (3’) ? Em hãy nêu các bước tạo lập văn bản? Trả lời: - Có 5 bước để tạo lập văn bản: định hướng chính xác, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và kiểm tra sửa chữa. 3. Bài mới- Giới thiệu bài (1’) Lập dàn bài là một bước rất quan trọng của khâu tạo lập văn bản. Hôm nay, cô trò chúng ta cùng luyện tập lập dàn ý cho bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Thời gian 20’ Mục tiêu: HDHS tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự Phương pháp: phân tích mẫu, vấn đáp, quy nạp, thảo luận nhóm. KT: Động não, gợi mở GV yêu cầu HS đọc văn bản: Món quà sinh nhật I.Dàn ý của bài văn tự sự trong SGK. 1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu Ví dụ: văn bản “Món quà sinh ?Em hãy xác định chủ đề của văn bản? (Đối nhật”/ SGK - 92 tượng HSTB) - HS trả lời, nhận xét. Mở bài: từ đầu – bày la liệt trên Kể về món quà sinh nhật cảm động của tình bạn. bàn: kể lại quang cảnh của buổi ? Xác định bố cục của văn bản và nội dung của sinh nhật. từng phần? (Đối tượng HSTB) Thân bài: Tiếp – không nói: kể HS trả lời, nhận xét. về món quà độc đáo của bạn. GV chuẩn kiến thức. Kết bài: Còn lại: cảm nghĩ của GV: hướng dẫn học sinh chia làm 4 nhóm và người viết về món quà sinh thảo luận: nhật. HS chia nhóm thảo luận (5’) và trình bày ý kiến Nhóm 1: Truyện kể về việc gì? Ai là người kể truyện(ở ngôi thứ mấy?) Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? (Đối tượng HSTB) - Câu chuyện kể về món quà sinh nhật, do Trang kể ở ngôi thứ nhất. - Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào buổi sáng, trong hoàn cảnh bạn bè họp mặt kỉ niệm sinh nhật của Trang. Nhóm 2: Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao? (Đối tượng HSTB) -Chuyện xảy ra với 2 nhân vật: nhân vật chính là Trinh (người tạo ra sự bất ngờ trong câu chuyện)..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Mỗi nhân vật mang một tính cách: Trang thì sôi nổi, vội vàng còn Trinh thì vui vẻ, điềm đạm... Nhóm 3: Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Đối tượng HSTB) - Mở đầu nêu vấn đề gì? - Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? - Kết thúc ở chỗ nào? - Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ? -Mở đầu: buổi mừng sinh nhật Trang. - Đỉnh điểm: Trang chờ đợi, trách móc bạn. Trinh đến mang theo món quà bất ngờ. - Kết thúc: Khi trang hiểu món quà sinh nhật của Trinh hết sức bất ngờ vì nó là kỉ niệm của hai người về cây ổi. - Điều tạo nên sự bất ngờ: Tình huống truyện -> tâm trạng chờ đợi, trách bạn vì sự chậm trễ -> nhận ra tấm lòng của bạn và món quà sinh nhật đầy ý nghĩa. Nhóm 4: các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này? -Yếu tố miêu tả: tả buổi sinh nhật, tả Trinh, tả cành ổi, hoa ổi, quả ổi. - Yếu tố biểu cảm: Tâm trạng và suy nghĩ của Trang. -> Tác dụng: diễn tả được sự vui vẻ của buổi sinh nhật, nâng cao ý nghĩa món quà sinh nhật trở thành một kỉ niệm đầy ấn tượng. *Tích hợp kĩ năng sống: - Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp với phƣơng thức miêu tả và biểu cảm. - Tư duy sáng tạo: xác định và lựa chọn ngôi kể và tạo lập văn bản có ý nghĩa giáo dục, mang tính nhân văn, tính hướng thiện. ? Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào? (Đối tượng HSTB) HS trình bày. GV: từ việc tìm hiểu văn bản trên, em hãy rút ra dàn ý chung cho bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. HS Trả lời, nhận xét. GV chốt ý.. - Kể theo trình tự thời gian, trong khi kể dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra. 1.Dàn ý của bài văn tự sự a.Mở bài Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện, cũng có thể nêu kết quả trước. b.Thân bài Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, hợp lí. c.Kết bài Nêu kết cục, cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể hay một nhân vật nào đó).

<span class='text_page_counter'>(31)</span> ? Khi lập dàn ý cần chú ý điều gì? (Đối tượng 3. Ghi nhớ: SGK – 95 HSTB) HS trả lời, nhận xét GV chốt. - Trong từng phần cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn. GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Hoạt động 2 Thời gian: 15 phút. Mục tiêu: HDHS luyện tập Phương pháp: thực hành, động não, thảo luận nhóm. KT: Động não, trình bày 1’ II.Luyện tập GV yêu cầu HS đọc bài tập trong SGK Bài tập 1 HS thảo luận nhóm, thực hiện bài tập ra - Dàn ý văn bản “Cô bé bán diêm”: giấy nhám và trình bày (nhóm theo bàn) Mở bài GV nhận xét, sửa chữa. Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện. Thân bài Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả, em vẫn bị gió rét hành hạ. Sau đó, em bé đành liều quẹt các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần một que diêm, em lại thấy một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Nhưng khi diêm tắt thì hiện thực đau buồn lại trở về với em. Kết bài Em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Bài tập 2 Lập dàn ý với đề bài : '' Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ '' . - MB : Người bạn của em là ai? Kỉ Bài tập 2: GV yêu cầu HS về nhà làm, niệm khiến em xúc động là ai kỉ niệm kiểm tra vào giờ sau. gì ? ( Nêu khái quát) Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ - TB : Tập trung kể về kỉ niệm xúc minh họa hướng tới việc tạo tình huống động ấy ..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> bảo vệ môi trường. Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng yêu thương, sự khoan dung, giản dị khi viết và tạo dựng các câu chuyện trong văn tự sự. GV có thể hướng dẫn HS 1 số ý: Mở bài: giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động nhất là gì? (nêu khái quát) Thân bài: tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy: - Nó xảy ra ở đâu, vào lúc nào? (thời gian, hoàn cảnh...) với ai? (nhân vật) - Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả) - Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện thể hiện sự xúc động) Kết bài: Em có suy nghĩ gì về việc đó?. - Xảy ra ở đâu , lúc nào , với ai? - Chuyện xảy ra ntn ? ( Mở đầu, diễn biến , kết qủa ) . - Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động ntn ? ( Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động ) . - KB : Nêu cảm nghĩ về kỉ niệm đó .. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 4. Củng cố (2’) ? Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài học. 5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’) - Học bài, nắm kiến thức bài học. - Hoàn thiện bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài: Hai cây phong: PHIẾU HỌC TẬP ? Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Đọc văn bản, tìm từ khó và chia bố cục văn bản cho hợp lí? ? Qua việc chuẩn bị và soạn bài ở nhà, em có nhận xét gì về ngôi kể của văn bản? ? Trình tự kể chuyện có gì đặc biệt? - Mạch kể thứ nhất: - Mạch kể thứ hai:? Theo em, 2 mạch kể này, mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao? ? Tác dụng của cách kể này là gì? ? Căn cứ vào mạch kể các ý đan xen trong các phần em hãy chia bố cục của văn bản, nêu nội dung của từng phần. ? Theo dõi đoạn văn từ đầu – “phía tây”, em hãy cho biết đoạn văn đã giới thiệu điều gì? ? Làng Ku-ku-rêu được miêu tả qua những từ ngữ và hình ảnh nào? ? Từ những từ ngữ và hình ảnh đó, em hình dung đây là một làng quê như thế nào? ? Qua đoạn văn, em thấy tình cảm của “tôi” với quê hương của mình như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(33)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×