Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

VĂN 6 TUẦN 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.23 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 3/12/2020 Tập làm văn. Tiết 53 ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ. I. Mục tiêu cần đạt- giúp HS 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm thể loại văn tự sự. - Xác định các thao tác làm bài văn tự sự. - Biết cách viết, trình bày một văn bản tự sự. 2. Kĩ năng - Tuân thủ được các bước và bố cục một bài văn tự sự. Từ đó có kĩ năng viết bài văn tự sự. 3. Thái độ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập; yêu mến ,tự hào về nền văn học dân gian. 4. Phát triển năng lực: rèn HS - Năng lực tự học : Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học. - Năng lực giải quyết vấn đề : phát hiện và phân tích được ngữ liệu. - Năng lực sáng tạo : có hứng thú, chủ động nêu ý kiến. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ : khi nói, khi tạo lập đoạn văn - Năng lực hợp tác : khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm - Năng lực giao tiếp : trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo. - Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III. Phương pháp- kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu – giải quyết vấn đề, luyện tập, thuyết trình, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, trình bày một phút IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục 1. Ổn định.( 1') Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 07/12/2020 40.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Kiểm tra bài cũ(1p) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới 3.1. Khởi động: - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: Thuyết trình - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 1p GV vào bài mới: hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành viết bài kể chuyện đời thường. 3.2. Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh viết bài văn tự sự. - Phương pháp: phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát. - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi và trả lời. - Thời gian: 35 phút Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: III. Thực hành - Mục tiêu: Hướng dẫn HS thực hành viết bài văn tự sự - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật: động não, trình bày 1p - Thời gian: 35p GV: yêu cầu học sinh nhắc lại dàn bài HS: nhắc lại theo yêu cầu và thực hiện việc viết bài trên lớp. 1. Viết bài theo dàn ý a. Mở bài: giới thiệu tình huống và người bạn mới quen. b. Thân bài - Lý do - Tình huống làm quen với bạn - Kết bạn thân với bạn đó: giới thiệu tên mình, qua đó hỏi tên bạn để kết thân. + Người bạn đó tên ..., ở ..., đang học lớp ... + ...rất dịu dàng, giọng nói nghe rất ấm... + Đôi môi lúc nào cũng nở nụ cười.... - ...nhanh nhẹn trong mọi lĩnh vực...nhất là trong học tập: Bài khó hỏi ..., bạn ấy giảng nhanh mà lại dễ hiểu... càng gắn bó hơn....

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Điều chỉnh, bổ sung ............................................................... ............................................................... Hoạt động 2 - Mục tiêu: kiểm tra việc viết bài văn tự sự của HS - Phương pháp: thuyết trình. c. Kết bài. Tôi rất vui khi được làm bạn với…. Tôi học từ bạn ấy bao nhiêu điều. Tôi và .. mãi mãi là bạn thân của nhau…. 2. Luyện nói trước lớp. - Kĩ thuật: trình bày 1p - Thời gian: 5p GV: Gọi học sinh lên trình bày bài viết trước lớp HS: trình bày theo yêu cầu GV: nhận xét Điều chỉnh, bổ sung ............................................................... ............................................................... 3.3. Luyện tập - Vận dụng - Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành kiến thức đã học - Phương pháp: luyện tập, thuyết trình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: - Thời gian: về nhà Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoàn thành bài văn. HS: thực hiện theo nhóm và nộp lại sản phẩm Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: ở nhà Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: giao bài tập Đọc thêm các bài tham khảo cho đề bài: kể về một người bạn mà em mới quen ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … 3.5. Hướng dẫn về nhà(3’) - Học bài: học ghi nhớ,hoàn thiện các BT + Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập GV phát phiếu học tập cho HS. - Chuẩn bị: soạn bài “ Kể chuyện tưởng tượng” . Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập.GV phát phiếu học tập cho HS. PHIẾU HỌC TẬP GV hướng dẫn HS tìm hiểu 1 HS tóm tăt truyện “Chân ,Tay, Tai, Mắt, Miệng” ?) Trong truyện này người ta tưởng tượng những gì? - Các bộ phận của cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão ?) Trong thực tế chuyện chân, tay, tai mắt chống lại miệng có diễn ra không? - Là hoàn toàn tưởng tượng, không thể có ?) Tác dụng của sự tưởng tượng trên là gì? - Truyện Chân,Tay,Tai,Mắt, Miệng là truyện tưởng tượng dựa trên cơ sở có thật về mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ thể. ?) Tưởng tượng trong tự sự có phải tùy tiện không? Nhằm mục đích gì? *HS đọc truyện “Lục súc tranh công” -> HS tóm tắt, chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo ?) Trong câu chuyện người ta tưởng những gì? ?) Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào? - Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật ?) Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? - Thể hiện TT: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người -> không nên so bì Đọc truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” ? Tìm yếu tố tưởng tượng? ?Yếu tố ấy được kể dựa trên sự thật nào? Tác dụng? * Tác dụng: giúp hiểu sâu hơn về truyền thuyết về Lang Liêu ?) Qua 3 câu chuyện em hãy đánh giá về tưởng tượng trong tự sự? Đặc điểm của kiểu bài kể chuyện tưởng tượng? ?) Truyện tưởng tượng khác truyện đời thường ở chỗ nào? - Cách xây dựng nhân vật, các chi tiết chủ yếu bằng tưởng tượng, nhân hóa, so sánh của người kể.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ?) Bài học cần ghi nhớ gì? Ngày soạn:03/12/2020. Tiết 54. TẬP LÀM VĂN: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. Mục tiêu cần đạt- giúp HS hiểu được 1.Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự. - Vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài học : Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản. - Kĩ năng sống cần giáo dục : nhận thức, sáng tạo, giao tiếp 3. Thái độ : giáo dục HS niềm say mê sáng tạo. 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( có kế hoạch để soạn bài ; hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các yêu cầu trong tiết học), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. II. Chuẩn bị - GV : Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, soạn giáo án, phiếu học tập - HS : Học bài cũ và soạn mục I- bài học III. Phương pháp/ KT - Phương pháp đàm thoại, vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm, KT đặt câu hỏi IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. ổn định lớp(1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 09/12/2020 40 2. Kiểm tra bài cũ (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới 3.1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: Thuyết trình - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 1p GV giới thiệu bài: ( Dựa vào khái niệm bài văn tự sự, GV vào bài mới) Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Vậy thế nào là nhân vật, sự kiện,.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> cốt truyện trong tác phẩm tự sự, vai trò của tưởng tượng trong tự sự như thế nào tiết học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh HS Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng - Phương pháp: đàm thoại, phương pháp làm mẫu. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút - Thời gian: 15’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1 HS tóm tăt truyện “Chân ,Tay, Tai, Mắt, Miệng” ?) Trong truyện này người ta tưởng tượng những gì? (HS TB) - Các bộ phận của cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão - Mỗi nhân vật có nhà riêng - Chân, tay, tai, mắt chống lại cái miệng -> hiểu ra lại hòa thuận ?) Trong thực tế chuyện chân, tay, tai mắt chống lại miệng có diễn ra không? (HS TB) - Là hoàn toàn tưởng tượng, không thể có ?) Tác dụng của sự tưởng tượng trên là gì? (HS TB) - Truyện Chân,Tay,Tai,Mắt, Miệng là truyện tưởng tượng dựa trên cơ sở có thật về mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ thể. - Câu chuyện được kể như một giả thiết -> Thừa nhận chân lí: cơ thể là một thể thống nhất -> bịa đặt, tưởng tượng để làm nổi bật một sự thật: trong xó hội phải nương tựa vào nhau... ?) Tưởng tượng trong tự sự có phải tùy tiện không? Nhằm mục đích gì? (HS khá- giỏi) - Tưởng tượng không được tùy tiện mà dựa vào lôgic tự nhiên -> thể hiện một tư tưởng (chủ đề) *HS đọc truyện “Lục súc tranh công” -> 2 HS tóm tắt, chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo ?) Trong câu chuyện người ta tưởng những gì? (HS TB) - 6 con gia súc nói được tiếng người - 6 con gia súc kể công và kể khổ ?) Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào? (HS TB) - Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật. I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu: SGK.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ?) Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? (HS TB) - Thể hiện TT: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người -> không nên so bì Đọc truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” ? Tìm yếu tố tưởng tượng? (HS TB) a. Tưởng tượng: giấc mơ gặp Lang Liêu, Lang Liêu đi thăm dân nấu bánh chưng, trò chuyện với Lang Liêu ?Yếu tố ấy được kể dựa trên sự thật nào? Tác dụng? (HS khá) * Tác dụng: giúp hiểu sâu hơn về truyền thuyết về - Câu chuyện được nghĩ ra Lang Liêu bằng trí tưởng tượng ?) Qua 3 câu chuyện em hãy đánh giá về tưởng không có sẵn nhưng phải tượng trong tự sự? Đặc điểm của kiểu bài kể chuyện có ý nghĩa. tưởng tượng? (HS TB) - Tưởng tượng càng lôgic, Hs trình bày 1 phút tự nhiên, phong phú thì sự - Tưởng tượng đóng vai trò quan trọng hàng đầu sáng tạo càng cao. nhưng tưởng tượng phải có cơ sở, có căn cứ vào - Tưởng tượng phải dựa cuộc sống trên thực tế hay câu - Thường sử dụng biện pháp nhân hoá, xác định chủ chuyện có sẵn. đề, mục đích của truyện để sáng tạo nhân vật, cốt truyện.. ?) Truyện tưởng tượng khác truyện đời thường ở chỗ nào? (HS TB) - Cách xây dựng nhân vật, các chi tiết chủ yếu bằng tưởng tượng, nhân hóa, so sánh của người kể ?) Bài học cần ghi nhớ gì? (HS TB) - 1 HS phát biểu -> GV cho HS đọc ghi nhớ/ SGK 2. Ghi nhớ: sgk(133) HS đọc ghi nhớ/SGK Điều chỉnh, bổ sung giáo án…............................. …………………………………………………….. . ……………………………………………………… 3.3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành kiến thức đã học - Phương pháp: luyện tập, thuyết trình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ - Thời gian: 20’ Hoạt động của thầy và trò GV nêu yêu cầu, giao nhiệm vụ cho các nhóm (Thời gian 10 phút) - Nhóm 1( Tổ 1): đề 1. Nội dung II. Luyện tập Lập dàn ý 4 đề trong SGK.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Nhóm 2:(Tổ 2) đề 2 - Nhóm 3:( Tổ 3) đề 3 - Nhóm 4:(Tổ 4) đề 4 thảo luận lập dàn ý – treo bảng nhóm, thuyết trình, HS nhận xét, bổ sung GV nhận xét, khái quát Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: ở nhà Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: giao bài tập Sưu tập các đề văn tưởng tượng hay. Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … 3.5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Học ghi nhớ – viết bài kể chuyện theo dàn ý đã lập - Chuẩn bị: Phó từ ( Soạn mục I, II). Ngày soạn: 3/12/ 2020. Tiết 55 Tiếng việt PHÓ TỪ. I. Mục tiêu cần đạt- giúp HS hiểu được 1. Kiến thức - Khái niệm phó từ + Ý nghĩa khái quát của phó từ. + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Các loại phó từ. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài học: Nhận biết phó từ trong văn bản. Phân biệt cấc loại phó từ. Sử dụng phó từ để đặt câu. - Kĩ năng sống: ra quyết định, nhận thức, lắng nghe, giao tiếp/ phản hồi về nội dung bài học. 3. Thái độ: yêu mến tiếng mẹ đẻ. 4. Phát triển năng lực: Giúp học sinh năng lực tự học ,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết đề bài trong tiết học), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm, năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện việc tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học, năng lực tự quản lí được thời gian khi làm bài và trình bày bài. II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu bộ chuẩn kiến thức,SGK, SGV, soạn giáo án, tài liệu tham khảo Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập. - HS: sọan mục I,II III. Phương pháp/ KT: đàm thoại, thực hành có hướng dẫn, động não ,nhóm IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. ổn định lớp(1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 9/12/2020 40 2. Kiểm tra bài cũ (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3.1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: Thuyết trình - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 1p GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài từ việc gợi nhắc HS về các từ loại đã học 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1(10’) - Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm phó từ - Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình hoạt động nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia nhóm. I. Phó từ là gì? 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu. * GV treo bảng phụ chép BT 1 (12) ?) Những từ gạch chân bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Những a. Bổ sung: từ đó thuộc từ loại nào đã học? (HS TB) - đi, ra, thấy ->ĐT - lỗi lạc -> TT a. Bổ sung: đi, ra, thấy -> ĐT b. Bổ sung:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> lỗi lạc -> TT b. Bổ sung: soi (gương) -> ĐT ưa nhìn, to, bướng -> TT *GV: Không có danh từ nào được các từ đó bổ sung ý nghĩa ?) Các từ gạch chân là phó từ. Vậy phó từ là gì? (HS TB) - Đi kèm ĐT, TT - GV Gọi HS đọc ghi nhớ 1 (12) HS đọc ghi nhớ 1/SGK ?) Em thử so sánh ý nghĩa của các từ gạch chân với các thực từ? (DT, ĐT, TT) (HS khá) - Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động, tính chất hay quan hệ -> chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng ?) Hãy tìm các cụm ĐT, cụm TT trong BT 1? (HS TB) - Đã đi... cũng ra những câu đố oái ăm - Vẫn chưa thấy, thật lỗi lạc.. ?) Các phó từ trên đứng ở vị trí nào trong cụm? Đứng trước hay đứng sau ĐT, TT mà nó bổ sung ý nghĩa? (HS TB) - GV treo bảng phụ kẻ sẵn. - HS chép các cụm từ vào bảng. Đứng trước ĐT - TT Đứng sau đã đi cũng ra vẫn, chưa thấy thật lỗi lạc soi(gương) được to ra -> rút ra kết luận. - Đứng trước: đã (đi), cũng(ra), vẫn chưa(thấy), thật(lỗi lạc), rất(ưa nhìn), rất(bướng) - Đứng sau: (soi) được, (to) ra ?) Phó từ có đặc điểm gì? (HS TB) Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................................... ……………………………………………………………. Hoạt động 2 (7) Tìm hiểu các loại phó từ (Vấn đáp, phân tích ngữ liệu) - Mục tiêu: Học sinh khái quát nội dung bài học. - Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình hoạt động nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia nhóm * GV treo bảng phụ chép BT 1 (13) ?) Tìm các phó từ bổ sung cho ĐT, TT gạch chân? (HS TB) a) lắm. - soi (gương) >ĐT - ưa nhìn, to,bướng -> TT 2.Ghi SGK.. nhớ. 1/. - Phó từ là những hư từ đứng trước hoặc sau động từ, tính từ.. II. Các loại phó từ 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> b) đang, vào c) không, đã, đang ?) Hãy so sánh ý nghĩa của các cụm từ có và không có phó từ? (HS TB) - Có phó từ: chỉ rõ a) mức độ b) kết quả và hướng c) thời gian cho các hành động, trạng thái, tính chất của ĐT, TT ?) Hãy xếp các phó từ ở BT 1 (12) và BT 1 (13) vào bảng phân loại cho phù hợp với ý nghĩa? (HS TB) - GV treo bảng phân loại phó từ -> 1 HS lên điền -> HS nhận xét -> GV đánh giá Ý nghĩa Đứng trước Đứng sau - Chỉ quan hệ thời gian. đã, đang - Chỉ mức độ. thật, rất - Chỉ sự tiếp diễn tương tự. cũng, vẫn - Chỉ sự phủ định. không, chưa - Chỉ sự cầu khiến. đừng - Chỉ kết quả và hướng. vào, ra - Chỉ khả năng. được ?) Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên? (HS khá) - Thời gian: từng, mới, sắp, vừa... - Mức độ: quá, hơi, cực kì, khí , khá... - Tiếp diễn: cũng, vẫn, còn, cứ, đều - Phủ định, khẳng định: không, chưa, chẳng, có... - Cầuu khiến: hãy, đừng, chớ... - Kết quả và hướng: mắt, được, ra, đi, xong, rồi, lên.. - Khả năng: được ?) Hãy đặt một câu có phó từ? (HS TB) – 4 HS *GV Gọi một HS đọc ghi nhớ 2 (14) 2.Ghi nhớ 2: SGK HS đọc ghi nhớ 2/ SGK Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................................... …………………………………………………………….. 3.3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành kiến thức đã học - Phương pháp: luyện tập, thuyết trình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Thời gian: 20’ Hoạt động của thầy và trò. Nội dung III. Luyện tập. - HS trả lời miệng 1. 2.. - HS viết ra phiếu học tập -> GV thu chữa HS nhận xét, bổ sung GV nhận xét, khái quát. 3. 4. 5.. Bài tập 1(14) a) Phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, sắp b) Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: còn, đều, lại, cũng c) Phó từ chỉ kết quả và hướng: ra, được d) Phó từ chỉ phủ định: không Bài tập 2(15) Mẫu: Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn đọc bài ca dao để trêu chị rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kẻ dám trêu mình. Không thấy Dế Mèn, chị Cốc trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang nên đã trút cơn giận lên đầu Dế Choắt.. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………… …………………………………… 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: ở nhà Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: giao bài tập Tập viết đoạn văn ngắn (5 câu) có dùng các phó từ Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … 3.5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Học bài, hoàn chỉnh BT 2 - Làm bài tập: SBT - Chuẩn bị: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng – lập dàn ý đề : Nhóm 1: Tưởng tượng mười năm sau em về trường cũ, nhóm 2 - 3: thay ngôi kể cho một nhân vật truyện dân gian. + Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> GV phát phiếu học tập cho HS. PHIẾU HỌC TẬP GV hướng dẫn HS tìm hiểu VD/ SGK ? Đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự? Đề bài Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hôm nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. ? Xây dựng dàn bài? - HS thực hiện theo nhóm mỗi tổ 2 nhóm bằng bảng nhóm, trong thời gian 5 phút treo hai nhóm nhanh nhất lên- nhóm khác nhận xét, bổ sung- Gv nhận xét đánh giá * Lưu ý: phải dựa vào những điều có thật để tưởng tượng ?) 10 năm sau em bao nhiêu tuổi? Đang học hay đã làm gì? ?) Nêu những đổi thay của trường? Quang cảnh? Thầy cô? Bạn bè? Kỉ niệm? HS viết đoạn theo dàn ý - tập nói theo đoạn văn đã chuẩn bị. Ngày soạn:3/12/2020. Tiết 56 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG. I. Mục tiêu cần đạt- giúp HS 1. Kiến thức Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài học: Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng. Kể chuyện tưởng tượng. - Kĩ năng sống : Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện tưởng tượng ; giao tiếp, ứng xử : trình bày suy nghĩ, ý tưởng 3. Thái độ : có ý thức rèn luyện tư duy, trí tưởng tượng. 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. II. Chuẩn bị.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án. Bảng phụ, bảng nhóm, phấn màu, phiếu học tập. -HS: Thực hiện lập dàn ý đề SGK III. Phương pháp/KT - Phương pháp, thực hành có hướng dẫn, hoạt động nhóm, vấn đáp . - KT đặt câu hỏi, động não. IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. ổn định lớp(1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 10/12/2020 40 2. Kiểm tra bài cũ (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: Thuyết trình - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 1p Giới thiệu bài ( Dựa vào khái niệm bài văn tự sự, GV vào bài mới) Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Vậy để hiểu rõ hơn về thế nào là nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự, vai trò của tưởng tượng trong tự sự như thế nào tiết học hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào luyện tập. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV-HS. Nội dung. Hoạt động 2 – 5’ I . Củng cố kiến thức - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức - Phương pháp: đàm thoại, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: đặt câu hỏi ? Đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự? (HS TB) - HS phát biểu - GV khái quát Điều chỉnh, bổ sung giáo án.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ……………………………… ……………………………… ……………………………… 3.3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học. - Phương pháp: đàm thoại, trực quan, nhóm - Kĩ thuật: kĩ thuật đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, nhóm, viết tích cực - Thời gian: 30’ Hoạt động của thầy và trò * GV chép đề lên bảng. - HS phân tích đề. ? Xây dựng dàn bài? - HS thực hiện theo nhóm mỗi tổ 2 nhóm bằng bảng nhóm, trong thời gian 5 phút - treo bảng của hai nhóm nhanh nhất lên- nhóm khác nhận xét, bổ sung- Gv nhận xét đánh giá * Lưu ý: phải dựa vào những điều có thật để tưởng tượng ?) 10 năm sau em bao nhiêu tuổi? Đang học hay đã làm gì? ?) Nêu những đổi thay của trường? Quang cảnh? Thầy cô? Bạn bè? Kỉ niệm? HS viết đoạn theo dàn ý - tập nói theo đoạn đã chuẩn bị GV gọi 3 HS dãy bàn lên bảng tập nói. Lưu ý cho HS: - Chọn vị trí kể chuyện - Lựa chọn hình thức biểu đạt -Lắng nghe và nhận xét bài của bạn. Nội dung II . Luyện tập Đề bài Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hôm nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. A. Phân tích đề 1.Thể loại: tự sự 2. Nội dung: Thăm lại trường THCS của em 3. Phạm vi: 10 năm sau B. Dàn bài 1. Mở bài: Giới thiệu lí do về thăm trường cũ (Hội trường, họp lớp, nhân ngày 20/11) 2. Thân bài - Kể những đổi thay của trường (cơ sở vật chất, quang cảnh...), thầy cô giáo, bạn bè + Thầy cô: Thầy cô cũ: tuổi tác, dáng vẻ... Thầy cô mới + Các bạn cùng lớp: Đã lớn, đã trưởng thành (làm bác sĩ, kĩ sư...) - Nhắc lại những kỉ niệm cũ 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về mái trường..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Lắng nghe lời góp ý để sửa chữa bài của mình C . Luyện viết - nói theo dàn bài đã chuẩn bị Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………… …………………………………… 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: tự học, thuyết trình, làm việc theo nhóm - Thời gian: 2’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Em hãy trình bày những lưu ý khi làm bài văn kể chuyện tưởng tượng? HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung GV khái quát nội dung bài học về bài văn tự sự tưởng tượng, yêu cầu viết bài văn, yêu cầu của yếu tố tưởng tượng. Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … 3.5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Lập dàn ý cho một đề, tập nói ở nhà - Ôn lại kiểu bài kể chuyện tưởng tượng - Soạn bài tiết sau: Tiếng việt: “ Động từ ”. + Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập GV phát phiếu học tập cho HS. PHIẾU HỌC TẬP GV hướng dẫn HS tìm hiểu - 1HS đọc ví dụ (VD d: Em yêu mẹ vô cùng.) ?) Nêu hiểu biết của em về từ loại động từ mà em đã học ở Tiểu học? ?) Dựa vào khái niệm đó, hãy tìm động từ trong các VD? a) Đi, đến, ra, hỏi b) Lấy, làm lễ c) Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề d) Yêu.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ?) Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm? - Chỉ hành động, trạng thái của sự vật ?) Nêu sự khác biệt giữa danh từ và động từ? - Danh từ: - Động từ: ?) Từ so sánh trên, hãy nêu khái quát đặc điểm của động ?) Xếp động từ vào bảng phân loại cho phù hợp? - Trả lời câu hỏi làm gì, không đòi hỏi có động từ khác đi kèm: đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng (chỉ hành động của sự vật) - Trả lời câu hỏi làm sao, thế nào: + Đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau: dám, toan, định (chỉ tình thái) + Không đòi hỏi động từ khác đi kèm: buồn,, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu (chỉ trạng thái) ?) Hãy tìm thêm những từ cú động từ tương tự? - Làm gì? - ăn, uống, học... - Làm sao? Thế nào? – Thương, vì, ngủ, thức.. ? Khái quát về các loại động từ.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×