Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

VĂN 7 - TUẦN 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.09 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 3 / 12/ 2020 Tiết 53 - Văn bản TIẾNG GÀ TRƯA (Xuân Quỳnh) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày được những thông tin cơ bản về tác giả Xuân Quỳnh. - Hiểu được cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng tình nghĩa. - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - KNBH: Đọc hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự. - KNS: + Kĩ năng ra quyết định. + Kĩ năng giao tiếp, nhận thức được giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ 3. Thái độ: Yêu cuộc sống, yêu kỉ niệm tuổi thơ, yêu gia đình, yêu đất nước. 4. Năng lực cần hình thành và phát triển - Năng lực tự học: thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà - Năng lực giải quyết vấn đề:(phân tích tình huống - Năng lực sáng tạo: áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các BT trong tiết học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: khi nói, khi tạo lập đoạn văn - Năng lực hợp tác: khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm - Năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. - Năng lực thẩm mĩ: khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm * Tích hợp giáo dục đạo đức: gắn bó với thiên nhiên; yêu thương, trân trọng con người, gia đình; bồi đắp tình cảm và lối sống yêu thương tình nghĩa. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức, soạn bài, TLTK, máy chiếu… + “Xuân Quỳnh thơ và đời”, ảnh Xuân Quỳnh ( Nguồn Internet) - Giáo viên : Chuẩn bị bài, tìm tài liệu về tác giả… III. Phương pháp/KT: - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, đọc sáng tạo, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: động não, trình bày 1p, hỏi và trả lời, chia nhóm. IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’): Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7C 7/12/2020 2. Kiểm tra bài cũ: (5p). 32.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Em hãy đọc thuộc diễn cảm bà thơ: Cảnh Khuya và phần dịch thơ bài: rằm tháng giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh của Bác qua hai bài thơ? - HS lên bảng: đọc thuộc, diễn cảm hai bài thơ - Hình ảnh của Bác: Gần gũi, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên, tâm hồn lạc quan yêu đời, phong thái ung dung tự tại... + Một vị lãnh tụ hết lòng vì dân, vì nước, vì sự nghiệp cách mạng. 3. Bài mới 3.1. Khởi động: - Phương pháp: : thuyết trình. - Thời gian: 3p - Gv cho Hs nghe giai điệu bài hát: Bà ơi bà - GV dẫn dắt HS vào bài: ? Các em có biết tên bài hát các em vừa nghe là gì không? ( Cháu yêu bà – Nhạc sĩ: Xuân Giao) - HS trả lời Những câu hát thân thương về bà ấy, không một em bé Việt Nam nào lại không thuộc. Tình cảm bà cháu là nguồn cảm hứng vô tận cho rất nhiều sáng tác nghệ thuật. Cũng với lòng kính yêu ấy, với bài thơ: Tiếng gà trưa => Xuân Quỳnh đã làm sống dậy những tình cảm yêu thương vô bờ bến mà bà dành cho cháu. Để phần nào cảm nhận được điều đó. Tiết học hôm nay ta cùng tìm hiểu. 3.2. Hình thành kiến thức: Hoạt động của Gv và HS Hoạt động 1: - Mục tiêu: học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. - Hình thức: Hoạt động cá nhân - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Thời gian: 5p - Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút. GV chiếu chân dung Xuân Quỳnh GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà lên trình bày về tác giả, tác phẩm trong 1’ ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? HS: Cử đại diện thuyết trình bằng SĐTD. HS: nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung: Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên. Nội dung bài học I. Giới thiệu chung:. 1. Tác giả (1942– 1988) - Là nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ. - Thơ XQ giản dị tinh tế mà sâu sắc thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong cuộc sống gia đình, biểu lộ những tình cảm chân thành, những khát vọng cao đẹp..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thế giới năm 1959 tại Viena (Áo). Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam. Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi. - Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. - Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968),Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh... Các bài thơ Sóng, Truyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam. Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểuđã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh.. 2. Tác phẩm ? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? - Viết thời gian đầu của cuộc - Viết thời gian đầu của cuộc kháng chiến kháng chiến chống Mĩ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> chống Mĩ - In trong tập thơ “ Hoa dọc - In trong tập thơ “ Hoa dọc chiến hào” (1968) – chiến hào” (1968) – tập thơ tập thơ đầu tay của tác giả đầu tay của tác giả Hoạt động 2: - Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận những giá trị của VB. - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, đọc sáng tạo,phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm. - Thời gian: 22p - Kĩ thuật: động não, trình bày 1p, chia nhóm GV hướng dẫn HS đọc với giọng: Vui, bồi hồi, nhấn mạnh ở cụm từ “Tiếng gà trưa” - GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc nối tiếp. H: Nghe, đoc, nhận xét. G: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích. ? Hiểu như thế nào là “lang mặt” “gà toi” ? H: TL cá nhân ? Bài thơ về hình thức giống kiểu bài thơ nào đã học ở lớp 6? H: Thơ 5 chữ giống bài “Đêm nay... ngủ” GV: Tuy nhiên bài thơ có khác ở chỗ: + Câu 3 tiếng xen câu 5 tiếng. + Vần gieo cuối câu nhưng không cố định bắt nguồn từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian. => Thơ ngũ ngôn, một thể thơ gốc VN. ? Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ? ? Em hãy xác định bố cục của bài thơ? Nội dung từng phần? H: 3 phần: + P1: Từ đầu -> nghe gọi về tuổi thơ (k1): Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê + P2: Tiếp -> sột soạt (k2- k6): Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ. + P3: Còn lại (k7 -k8): Những suy nghĩ từ tiếng gà trưa. GV: Nhấn, sd bảng phụ.. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc - tìm hiểu chú thích a) Đọc. b) Chú thích. 2. Kết cấu - bố cục + Thể loại : Thơ 5 chữ. - PTBĐ : Biểu cảm kết hợp tự sự và mieu tả. - Bố cục: 3 phần. ? Theo em lời bài thơ là lời của nhân vật nào trong bài? - Lời người cháu, người chiến sĩ, chính là tác giả. 3. Phân tích - GV chuyển ý : Để hiểu rõ hơn giá trị của bài.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thơ. Cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản the oba mục trên. Bai thơ sẽ được tìm hiểu trong hai tiết. Ở tiết học này cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu phần 1 của bài thơ. * Gọi HS đọc P1 ? Tiếng gà vọng vào tâm trí người lính trong thời điểm cụ thể nào? Ở đâu? Trong hoàn cảnh nào ? - Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân. ? Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí con người chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa? HS : Thảo luận nhóm bàn(2’) GV gọi đại diện 1-2 nhóm nhanh nhất trả lời. HS : nhận xét GV đánh giá và chốt : - Tiếng gà là âm thanh tiêu biểu của chốn làng quê - Tiếng gà của làng quê dự báo điều tốt lành, âm thanh bình dị và thân thuộc. - Tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng hồng tạo niềm vui cho người nông dân -> Do đó tiếng gà trưa dễ tạo thành kỉ niệm khó quên của con người. * GV : Trong khói lửa của chiến tranh, bỗng dưng người lính nghe thấy tiếng gà trưa -> hiện lên bức tranh làng quê với tiếng gà trưa vang vọng trong không gian tạo sự lắng đọng làm hồn ta xao xuyến, bồi hồi... ? Với người lính ra trận, tiếng gà trưa gợi những cảm giác nào? - Cảm giác nắng trưa xao động - Cảm thấy chân đỡ mỏ chuyển - Cảm thấy tuổi thơ hiện về đổi cảm giác ? Điệp từ “nghe” nói lên điều gì ? - Không chỉ nghe = thính giác, mà còn nghe cả = cảm giác, = tâm tưởng, = sự nhớ lại, = hồi ức tràn về => tiếng gà trưa như là nút khởi động được bất ngờ chạm vào, điệp từ « nghe » trở nên trừu tượng và lan toả trong tâm hồn người lính. Tiếng gà như ngưng lại làm xao động không gian và lòng người... ? Tại sao tiếng gà trưa có thể gợi nhiều cảm giác cho người lính ?. a) Cảm nhận đầu tiên của người chiens sĩ với tiếng gà trưa. - Hoàn cảnh : trên đường hành quân dừng chân bên xóm nhỏ.. - Người lính nghe tiếng gà trưa bằng cảm xúc tâm hồn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Bởi. buổi trưa yên tĩnh, tiếng gà khua động không gian tiếng gà đem lại niềm vui tiếng gà gợi kỉ niệm ? Qua những cảm xúc của người lính khi nghe tiếng gà trưa, em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người lính đối với quê hương? - Tiếng gà trưa gợi tình làng quê thắm thiết, sâu nặng trong người lính. *GV: Đoạn thơ kể về một chuyện đời thường nhưng thơ mộng làm dịu bớt nắng hè gay gắt và không khí nóng bức của chúng ta. Tiếng gà gợi niềm vui cho con người, con người có thể vơi đi nỗi vất vả -> mở ra một khoảng không gian thanh bình tiếp thêm sức mạnh cho người ra trận. GV chốt kiến thức :. - Bằng phép ẩn dụ đặc sắc đoạn thơ dội lên âm thanh tiếng gà trưa gợi tình làng quê thắm thiết, sâu nặng để từ đó người chiến sĩ nhớ về kỉ niệm không thể nào quên của mình.. 3.3. Luyện tập - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não - Thời gian 5p Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh ? - GV gọi HS lên bảng đọc - Lớp nhận xét - GV đánh giá, cho điểm 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: Dự án - Kỹ thuật: Giao việc - Thời gian: 2 phút GV giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm đọc các tài liệu về tác giả Xuân Quỳnh, các bài thơ của Xuân Quỳnh 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau (2’) * Đối với tiết học này : - Học thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. - Phân tích nội dung phần I.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> * Đối với tiết học sau : - Chuẩn bị phân tích P2 + P3 ? Tiếng gà trưa đã khơi dậy những hình ảnh thân thương nào trong đoạn thơ này? ? Hình ảnh những con gà mái và những quả trứng được miêu tả như thế nào? Nghệ thuật ? ? Điệp từ “này” biểu hiện như thế nào tình cảm con người với làng quê? ? Nghe tiếng gà trưa, người lính nhớ lại những kỉ niệm nào của tình bà cháu? ? Em nhận xét gì về những kỉ niệm của người cháu ? ? Tại sao những kỉ niệm về người bà lại không phai mờ trong tâm hồn của người cháu? ? Vì sao con người có thể nghĩ rằng “Tiếng gà trưa mang bao nhiêu hạnh phúc”? ? Phân tích tác dụng của điệp từ “vì” ở khổ thơ cuối cùng? ? Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa? ____________________________________ Ngày soạn : 3 / 12 / 2020 Tiết 54- Văn bản TIẾNG GÀ TRƯA (Xuân Quỳnh) I. Mục tiêu: Như tiết 54 II. Chuẩn bị - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức, soạn bài, TLTK, máy chiếu, … - Học sinh: Học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV. III. Phương pháp: - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: động não, trình bày 1p, chia nhóm, sơ đồ tư duy IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7C 7/12/2020 32 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Đọc thuộc lòng diễn cảm và phân tích phần 1 của bài thơ: Tiếng gà trưa? Giới thiệu vài nét về tác giả Xuân Quỳnh? - H đọc thuộc lòng, diễn cảm khổ 1 bài thơ. - Nội dung: Người lính nghe tiếng gà trưa bằng cảm xúc tâm hồn -> Tiếng gà trưa gợi tình làng quê thắm thiết, sâu nặng. 3- Bài mới 3.1. Khởi động: - Phương pháp:: thuyết trình. - Thời gian: 2p Tiếng gà gợi niềm vui cho con người, khiến cho con người có thể vơi đi nỗi vất vả -> mở ra một khoảng không gian thanh bình tiếp thêm sức mạnh cho.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> người ra trận. Vậy tiếng gà trưa đã khơi gợi những kỉ niệm gì ? Suy tưởng của tác giả như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài thơ… 3.2. Hình thành kiến thức : Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1 - Mục tiêu: Giúp hs cảm nhận những giá trị của VB - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: động não, trình bày 1p, chia nhóm. - Thời gian: 20p * Gọi HS đọc phần 2? Nêu nội dung?. Nội dung bài học 3. Phân tích (tiếp). b) Tiếng gà trưa với những kỉ ? Tiếng gà trưa đã khơi dậy những hình niệm ấu thơ - Kỉ niệm tuổi ấu thơ: ảnh thân thương nào trong đoạn thơ này? - Hình ảnh những con gà mái, những quả + Về ổ trứng và đàn gà + Những lần bà mắng trứng hồng + Bà nuôi gà - Hình ảnh người bà với những lo toan... + Những bộ quần áo mới ? Nêu phương thức biểu đạt ở khổ 2 ? - 1 câu kể - 1 câu tả ? Hình ảnh những con gà mái và những quả - Nghệ thuật: Điệp từ, so sánh trứng được miêu tả như thế nào? Nghệ thuật ? - Ổ rơm hồng những trứng - Đảo ngữ: khắp mình -> hoa - Khắp mình hoa đốm trắng - So sánh: lông óng như màu nắng => bức tranh gà mái đẹp rực rỡ, lộng lẫy * GV bình: Nghệ thuật phối sắc của XQ rất tài tình, có màu hồng của trứng gà, có “đốm trắng” của gà mái hoa mơ, có lông óng như màu nắng của gà mái vàng. Ta có thể hình dung ra hình ảnh đứa cháu nhỏ chạy lon ton bên bà, cùng bà cho gà ăn rồi ngắm chúng. Ta như được ngắm một bức tranh gà thật đẹp của tyranh dân gian Đông Hồ. ? Những sắc màu trên gợi tả vẻ đẹp riêng nào trong cuộc sống làng quê? - Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hoà, bình dị ? Điệp từ “này” biểu hiện như thế nào tình cảm con người với làng quê?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tình cảm nồng hậu, gắn bó con người, gia đình, làng quê. - Điệp từ “này” chính là sự giới thiệu đầy hồ hởi, vui sướng hân hoan của tg. ? Nghe tiếng gà trưa, người lính nhớ lại những kỉ niệm nào của tình bà cháu? - Lời bà mắng cháu (Khổ 3) - Cách bà chăm chút từng quả trứng(K4) - Nỗi lo của bà sợ sương muối, bà không bán được gà: (K5) - Tết đến cháu có quần áo mới ( K6) ? Hình ảnh em bé (người cháu) nông thôn, có quần áo mới nhờ tiền bán gà gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì ? - Trẻ em thời chiến tranh chịu nhiều thiệt thòi. - Tâm trạng người cháu: vui, niềm vui thật đơn sơ, giản dị. -> Đó là những kỉ niệm về tuổi thơ nghèo ở VN những năm chống Mỹ cứu nước. ? Em nhận xét gì về những kỉ niệm của người cháu ? - Kỉ niệm thể hiện tình cảm giản dị, sâu sắc. Những kỉ niệm luôn gắn bó với tình yêu thương, sự chăm sóc, đùm bọc của bà dành cho cháu ? Cảm nhận của em về hình ảnh người bà? -> Bà luôn hi sinh lặng thầm, luôn yêu thương, chăm sóc, đùm bọc cháu. ? Nhận xét gì về nhịp điệu của K5 +K6? Tác dụng? - Cách ngắt nhịp khác nhau -> nhịp điệu chậm rãi, độc thoại đầy chất suy tưởng * GV: Qua 4 khổ thơ đặc biệt là câu cuối khổ 6 giúp ta cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc, vô bờ của bà. ? Tại sao những kỉ niệm về người bà lại không phai mờ trong tâm hồn của người cháu? - Vì đó là tình cảm chân thật, ấm áp của tình ruột thịt - Vì đó là tình cảm gia đình, quê hương, cội nguồn không thể thiếu trong mỗi con người. Bà nội - bà ngoại chính là những bà tiên trong hiện tại của các cháu.. = > Những kỉ niệm tuổi thơ làm. sống dậy hình ảnh người bà yêu thương đã hi sinh lặng thầm cho cháu -> Đó là bức tranh tình cảm ruột thịt nồng ấm và thiêng liêng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> * GV: Tình thương cháu của bà đã tạo nên hạnh phúc tuổi thơ. Nữ sĩ XQ đã đi vào mạch sống đời thường một cách dung dị, hồn nhiên. Thơ với đời, hiện tại và quá khứ cứ đan xen, tự nhiên trong veo như nắng trưa và gió hè mát rượi... GV chuyển ý: Tạm xa quá khứ với bao kỉ niệm êm đẹp tác giả trở lại với cuộc sống và cương vị của con người hiện tại. Từ liên tưởng nữ sĩ chuyển sang suy tưởng * HS đọc phần 3 c) Tiếng gà trưa gợi lên ? Vì sao con người có thể nghĩ rằng “Tiếng những suy tưởng gà trưa mang bao nhiêu hạnh phúc” ? HS: Trao đổi nhóm bàn(2’) - HS cử đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét. - GV đánh giá, bổ sung: - Là hình ảnh của cuộc sống chân thật bình yên, no ấm - Là tình cảm bà cháu, gia đình, quê hương - Là cuộc sống bình dị của làng quê => Niềm yêu thương con người ? Em hiểu như thế nào về “giấc ngủ hồng sắc trứng”? - Đó là mơ ước tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ, đẹp như 1 giấc hồng. Mơ những điều tốt lành, mơ niềm vui và HP ? Phân tích tác dụng của điệp từ “vì” ở khổ thơ cuối cùng? - Biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì tổ quốc, nhân dân, gia đình. - Khẳng định niềm tin chân thật và mục đích chiến đấu hết sức cao cả nhưng cũng hết sức bình thường, bình dị. - Thể hiện tình yêu quê hương của con người * GV: Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người lính ra trận...Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu cảm hứng thơ mở rộng tới tình yêu đất nước... ? Màu sắc nào trong bài thơ có giá trị gợi cảm cao nhất? - Màu hồng (ổ rơm hồng, giấc ngủ hồng,... ổ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> trứng hồng..) => Tính từ “hồng” tạo nên một hình tượng thơ vừa đẹp, vừa biểu cảm, lung linh trong tâm tưởng mỗi người ? Vậy qua phân tích em cảm nhận được tiếng gà trưa trong bài thơ có sức gợi ntn đối với người chiến sĩ? HS: * GV bình: Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “ổ trứng hồng tuổi thơ” cho chúng ta thấy: tình yêu quê hương đất nước ko có gì xa lạ, nhiều khi nó được bắt đầu từ tình cảm gia đình, từ tình bà cháu,có khi nó bắt đầu từ tiếng gà trưa, từ hình ảnh những quả trứng hồng. Hoạt động 2: - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị của văn bản - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật: động não, trình bày 1p - Thời gian: 3p ? Trình bày nội dung ý nghĩa của VB?Nghệ thuật đặc sắc của VB? - HS trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt.. - GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Bằng điệp từ đặc sắc đoạn thơ thể hiên tâm niệm của người chiến sĩ trẻ trên đường ra trận về nghĩa vụ, trách nhiệm chiến đấu cao cả.. 4. Tổng kết. a. Ý nghĩa: - Những kỉ niệm về người bà trần ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ them vững bước trên đường ra trận b. Nghệ thuật: - Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về. - Viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình. c. Ghi nhớ (151). 3.3. Luyện tập - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: trình bày 1’, động não’ - thời gian: 8p ? Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> * Tích hợp giáo dục đạo đức: gắn bó với thiên nhiên; yêu thương, trân trọng con người, gia đình; bồi đắp tình cảm và lối sống yêu thương tình nghĩa. - HS chuẩn bị bài ( 3-4p) trình bày cá nhân 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Lớp nhận xét, Gv đánh giá cho điểm. - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: Dự án - Kỹ thuật: Giao việc - Thời gian: 2 phút GV giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm đọc các tài liệu về tác giả Xuân Quỳnh, các bài thơ của Xuân Quỳnh - Sưu tầm một số bài hát được phổ thành nhac từ thơ của Xuân Quỳnh. 4. Hướng dẫn về nhà ( 2’) * Đối với tiết học này: - Học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích hiệu quả nghệ thuật của điệp từ, điệp ngữ. - Viết đoạn văn ngắn ghi lại một kỉ niệm về bà. * Đối với tiết học sau: - Soạn: Điệp ngữ. + Đọc kĩ phần ngữ liệu + Trả lời các câu hỏi SGK + Nghiên cứu trước các BT Ngày soạn: 3/ 12 / 2020 Tiết 55 ĐIỆP NGỮ I. Mục tiêu cần đạt 1.Về kiến thức - Hiểu được thế nào là điệp ngữ, các loại điệp ngữ, tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.. - Trình bày được khái niệm chơi chữ; Hiểu được các lối chơi chữ; Trình bày được tác dụng của phép chơi chữ. 2. Về kĩ năng - Nhận biết phép điệp ngữ, chơi chữ - Phân tích tác dụng của phép điệp ngữ, chơi chữ. * KNS: + Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các thành ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp bản thân..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân về cách sử dụng phép tu từ chơi chữ, điệp ngữ. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng điệp ngữ, chơi chữ trong nói viết. - Yêu tiếng Việt, sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. 4. Phát triển năng lực: Các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… II. Chuẩn bị - Giáo viên: Nghiên cứu SGK,chuẩn kiến thức, SGV, bài soạn, TLTK, máy chiếu - Học sinh: soạn bài theo hướng dẫn của GV III. Phương pháp/KT: - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, quy nạp, thảo luận nhóm, thực hành có hướng dẫn. - Kĩ thuật: Động não, chia nhóm, trình bày 1p. IV. Tiến trình giờ dạy và giáodục 1- Ổn định tổ chức (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7C 9/12/2020 32 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là thành ngữ? Nêu cách hiểu nghĩa của thành ngữ? Giải nghĩa thành ngữ? 3- Bài mới 3.1. Khởi động: - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Kĩ thuật: động não - Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 2p Trong các phép tu từ TV có phép điệp ngữ, Điệp ngữ là gì? tác dụng của điệp ngữ như thế nào ta cùng tìm hiểu bài học 3.2. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: I. Điệp ngữ và tác dụng của - Mục tiêu: học sinh tìm hiểu khái niệm thành điệp ngữ ngữ, tcs dụng của điệp ngữ 1. Khảo sát phân tích ngữ - Phương pháp: vấn đá, thuyết trình, phân liệu: tích, quy nạp. + Khổ 1: Nghe -> nhấn mạnh - Thời gian: 8p cảm giác khi nghe tiếng gà - Kĩ thuật: động não. trưa Y/c HS theo dõi khổ thơ 1 và khổ cuối của + Khổ 2: Vì -> nhấn mạnh bài “Tiếng gà trưa” nguyên nhân chiến đấu của - Gọi HS đọc 2 khổ thơ này người chiến sĩ ?)Hai khổ thơ trên có những từ nào được lặp.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> đi lặp lại nhiều lần? Tác dụng? + Khổ 1: Nghe -> nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa + Khổ 2: Vì -> nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ *GV treo bảng phụ chép đv: “Tre xung ...phong...chiến đấu” ? Từ nào được lặp lại trong đoạn văn? Tác dụng? + Tre -> nhấn mạnh, khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tre trong cuộc sống chiến đấu, lao động của nhân dân VN ?Những từ được lặp lại như trên -> gọi là điệp ngữ ? Thế nào là điệp ngữ? - 3 HS trả lời Lưu ý: Điệp ngữ có tác dụng nghệ thuật nhưng cách viết lặp lại TN do thiếu vốn từ -> lỗi lặp Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................... ........................................................ Hoạt động 2: - Mục tiêu: Giúp HS biết cách sử dụng điệp ngữ - PP: Vấn đáp, phân tích, thuyết trình. - Thời gian: 7p - KT : động não, chia nhóm, trình bày 1p GV treo VD chép khổ 1 bài” Tiếng gà trưa” và 2 VD a, b (152) ? Nhận xét gì về vị trí các từ gạch chân ở VD (a) - Nối tiếp nhau, liền nhau VD: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết=> Điệp ngữ nối tiếp ? Vị trí các từ lặp lại ở VD (b) có gì khác VD (a)? - Từ cuối câu trước lặp lại ở đầu câu sau => Điệp ngữ chuyển tiếp -> Điệp vòng ?Từ “nghe” lặp lại ở những vị trí nào? - Đầu các câu thơ -> Điệp ngữ cách quãng ?Thử lấy 1 VD kiểu này? “Những cánh đồng thơm ngát/ Những ngả đường bát ngát..phù sa *GV: Ngoài ra còn có điệp kiểu câu như. Tác dụng: Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.  phép điệp ngữ 2. Ghi nhớ: SGK. II. Các dạng điệp ngữ 1. Khảo sát phân tích ngữ liệu: - ĐN nối tiếp - ĐN vòng - ĐN cách quãng. 2.Ghi nhớ 2: sgk(152).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> đọan trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Điệp ngữ có thể là 1 từ, 1 cụm từ ?Vậy ĐN là gì? Có mấy kiểu điệp ngữ - HS phát biểu – Nhận xét -1 HS đọc 2 ghi nhớ Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................... ........................................................ 3.3. Luyện tập - Muc tiêu: Giúp HS thực hành kiến thức đã học - PP: thuyết trình, thảo luận nhóm, thực hành có hướng dẫn. - KT: động não, trình bày 1p, chia nhóm - Thời gian: 18p Hoạt động 2 (18’) - HS chia nhóm -> Đại diện trình bày hoặc kiểm tra chéo. III. Luyện tập Bài 1 (153) a) – Một dân tộc đã gan góc -> khẳng định tinh thần đấu tranh của dân tộc - Dân tộc đó -> khẳng định, nhấn mạnh ý chí, - HS trả lời miệng niềm tin vào chiến thắng - HS làm ra phiếu học - Dân tộc (lặp lại 4 lần): niềm tự hào dân tộc tập -> KT chéo -> GV b) Trông (9 lần): Thể hiện tâm trạng lo lắng bộn bề về thời chấm chữa một số bài tiết, mùa màng...của người nông dân Bài 2( 153) - HS làm ra phiếu. Gọi - Xa nhau -> Điệp ngữ cách quãng - Một giấc mơ -> Điệp ngữ chuyển tiếp một số em trình bày Bài 3( 153) VD: Phía sau nhà em có một mảnh vườn trồng rất nhiều loài hoa. ở đó, em trồng hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày 8/3, em... Bài 4( 153) Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Phương pháp: Dự án - Kỹ thuật: Giao việc - Thời gian: 2 phút + GV giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm các câu thơ, câu văn có sử dụng điệp ngữ cho biết tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ ấy là gì? 4. Hướng dẫn về nhà: ( 2’) * Đối với tiết học này: - Học và làm bài tập 2 * Đối với tiết học sau: - Chuẩn bị: Luyện nói, phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngày soạn: 3/ 12 / 2020 Tiết 56 LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. - Nắm được những yêu cầu về trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học. - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng: - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. - Biết cách bộc lộ tình cảm về một TPVH trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng nhg t/c của bản thân về một TPVH bằng ngôn ngữ nói. - Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định, xác định đối tượng và nội dung biểu cảm; trình bày suy nghĩ, cảm xúc, ý tưởng về đối tượng biểu cảm. 3.Thái độ: - Ý thức tự giác, tích cực, mạnh dạn khi phát biểu trước tập thể với tình cảm chân thật, trong sáng. - Giáo dục đạo đức: quan tâm sâu sắc tới cuộc sống, con người; thể nghiệm với thái độ trân trọng, yêu thương, trách nhiệm trước cuộc sống, con người; làm giàu thêm hiểu biết, tình cảm, thái độ, kỹ năng sống cho bản thân. - GD các giá trị song: hòa bình, tôn trọng, yêu thương, trung thực, trách nhiệm, hợp tác. 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học (thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài và luyện nói ở nhà,), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích đề, lập dàn ý chi tiết cho đề bài), năng lực sáng tạo (áp dụng kiến thức đã học để giải quyết đề bài trong tiết học), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sgk, sgv, tài liệu tham khảo; dàn ý bài phát biểu cảm nghĩ. - Học sinh: Chuẩn bị dàn ý phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng ) III. Phương pháp – Kĩ thuật: - Phương pháp: Nhóm, thuyết trình. - Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1.Ổn định tổ chức: (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7C. 9/12/2020. 32. 2. Kiểm tra bài cũ(5’): ? Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học? (Ghi nhớ /sgk/147) ? Kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài : Phát biểu cảm nghĩ về một trong 2 bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng) 3. Bài mới: 3.1. Khởi động - Phương pháp:: thuyết trình. - Thời gian: 2p Mỗi bài văn, bài thơ, mỗi tác phẩm văn học thường đọng lại trong ta những cảm xúc, suy tư sâu lắng, những bài học sâu sắc về lẽ sống, về cuộc đời, về con người... Trước một bài thơ hay ta có những cảm nghĩ ntn ? Để giúp các em tự tin, trình bày cảm xúc của mình trước một tập thể lớp về 1 bài thơ, hôm nay chúng ta cùng luyện nói PBCN về 1 bài thơ mà chúng ta đã học. 3.2. hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1 - Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài - Phương pháp: thuyết trình - Phương tiện: SGK, bảng phụ. - Kĩ thuật: động não. - Thời gian:3p ? Hs đọc yêu cầu của đề ? Hoạt động 2: - Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài - Phương pháp:Vấn đáp, phân tích, nhóm - Kĩ thuật: động não, giao nhiệm. Nội dung bài học I. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.. II. Yêu cầu.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> vụ, chia nhóm. - Thời gian: 10p ? Khi luyện nói phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học ta - HS chuẩn bị dàn ý dựa trên mẫu ở SGK - Khi nói: phải thưa gửi, dùng câu ngắn cần lưu ý điều gì? gọn, kèm theo ánh mắt, giọng nói, cử chỉ để biểu hiện cảm xúc - HS phải bạo dạn, tự tin, biết tạo không khí thân mật + Phải có thưa gửi, cảm ơn. + Không nhất thiết phải câu dài. ? Mở bài nêu được những gì? + Có nêu câu hỏi rồi tự trả lời hoặc dùng ? Phần thân bài ta phải làm hình thức kể, đàm thoại. được những gì? Bày tỏ cảm xúc * Dàn ý: Bài Cảnh khuya. như thế nào ở 2 câu đầu? a) Mở bài: ? Cảm xúc của ta như thế nào - Giới thiệu bài thơ và cảm xúc chung (Bài trước tấm lòng của Bác với dân Cảnh khuya được sáng tác 1947 thời kì đầu với nước? của cuộc khánh chiến chống Pháp. Đọc bài ? Kết bài thể hiện tình cảm nào thơ em thật sự cảm phục và xúc động trước của Bác? tình yêu quê hương đất nước, yêu cảnh đẹp HS: Làm việc nhóm bàn thiên nhiên của Bác) Các nhóm treo sản phẩm – dàn ý b) Thân bài: – lên bảng - Cảm xúc về đêm trăng rừng Việt Bắc ở 2 Cử một bạn thuyết trình câu thơ đầu: HS nhận xét + Âm thanh trong trẻo, trẻ trung. GV nhận xét – khái quát + Hình ảnh so sánh. - Liên tưởng tới bài thơ tả tiếng suối của Nguyễn Trãi-> Cảm xúc: Tiếng suối gần gũi , thân thiết với con người , với tiếng lòng của nhà thơ. Cảnh trăng rừng với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, hoà quyện cùng vạn vật. - Cảm xúc của bản thân trước tấm lòng của Bác với dân với nước: + Lời ca ngợi của Bác về cảnh. + Lí do Bác giải thích cho việc mất ngủ. -> Cảm động, yêu kính, biết ơn. c) Kết bài: - Bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác với dân với nước. - Bác là người nghệ sĩ biết yêu cái đẹp của thiên nhiên, biết sáng tạo cái đẹp cho đời. Cho HS chuẩn bị và lên trình bày trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3.3. Thực hành - Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện nói - Phương pháp: trao đổi nhóm - thuyết trình - Kĩ thuật: động não. - HÌnh thức: cá nhân, nhóm - Thời gian 20p - Mỗi tổ một nhóm (hoặc 2 bàn 1 nhóm) - Lần lượt từng HS trong nhóm trình bày trước nhóm của mình (có thể mỗi HS trình bày một phần) - Nhóm trưởng nhận xét, báo cáo -> chọn bạn đại diện nói trước tập thể - Mỗi nhóm một HS trình bày -> HS nhóm khác nhận xét, góp ý về nội dung, hình thức, tác phong nói. - GV nhận xét, đánh giá, cho điểm những HS nói tốt - GV chốt các kĩ năng làm bài PBCN về tác phẩm văn học 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: Dự án - Kỹ thuật: Giao việc - Thời gian: 2 phút GV giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm xem các kênh thời sự, youtube, các chương trình truyền hình để học hỏi các MC về cách thuyết trình trước đám đông, các kĩ năng nói, thuyết trình, cử chỉ, phong thái... 4. Hướng dẫn về nhà (2’) * Đối với tiết này: - Tiếp tục luyện nói PBCN về một tác phẩm VH * Đối với tiết sau: - Chuẩn bị: Làm thơ lục bát.

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×