Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.83 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 26/10/2020. Tiết 9. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VĂN BẢN KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Ghi nhớ, hệ thống lại những kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy: + Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại. + Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. + Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. - Kĩ năng sống: giao tiếp, tư duy phê phán ... 3. Thái độ - Tự hào về tác phẩm kiệt tác của văn học dân tộc. - Cảm thông với những nỗi buồn đau của con người. - Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người. 4. Năng lực hình thành - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực tự quản bản thân. - Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ. II.CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu,... - Hs: xem lại kiến thức trong SGK, xem lại bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Vấn đáp tái hiện, nêu vấn đề, thuyết trình, gợi mở... - KT: động não, viết tích cực, thực hành... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Lớ Ngày giảng Sĩ số Vắng p 9B 44 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới: (1’) Giới thiệu bài Hôm nay cô trò chúng ta sẽ củng cố kiến thức và luyện tập văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: (35’) Mục tiêu: HDHS nhăc lại kiến thức và luyện tập PP-KT: thuyết trình, vấn đáp, trình bày 1 phút.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV yêu cầu 2, 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ HS nhận xét, bổ sung GV nhận xét Bài tập 2 Câu 1: Chép chính xác đoạn thơ: “Tưởng người..... vừa người ôm”. Câu 2: Giải nghĩa từ và cụm từ sau: “chén đồng”, “quạt nồng ấp lạnh”. Câu 3: Viết khoảng 10 câu văn nối tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp cụ thể: “Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều hiện lên là người con gái thuỷ chung, hiếu thảo, vị tha.”. Bài 1: Học sinh đọc thuộc lòng. Bài tập 2 Câu 1: Chép chính xác đoạn thơ Câu 2: Giải nghĩa từ Câu 3: Viết đoạn văn diễn dịch - Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. - Trước hết, nàng đau đớn nhớ tới chàng Kim, điều này phù hợp với quy luật tâm lý, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. - Nhớ người tình là nhớ đến tình yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ tới lời thề đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Vừa mới hôm nào, nàng và chàng cùng uống chén rượu thề nguyền son sắt, hẹn ước trăm năm dưới trời trăng vằng vặc, mà nay mỗi người mỗi ngả, mối duyên tình ấy đã bị cắt đứt một cách đột ngột. - Nàng xót xa ân hận như một kẻ phụ tình, đau đớn và xót xa khi hình dung cảnh người yêu hướng về mình, đêm ngày đau đớn chờ tin mà uổng công vô ích “tin sương luống những rày trông mai chờ”. Lời thơ như có nhịp thổn thức của một trái tim yêu thương nhỏ máu. - Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có thể hiểu là tấm lòng son trong trắng của Kiều đã bị dập vùi, hoen ố, biết bao giờ mới gột rửa cho được, có thể hiểu là tấm lòng nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi quên. Đối với Kim Trọng, Kiều thật sâu sắc, thủy chung, thiết tha, day dứt . Tiếp đó, Kiều xót xa khi nhớ tới cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm mai”. - Nghĩ tới song thân, nàng thương và xót. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần; nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không được gần gũi chăm sóc và báo hiếu cho cha mẹ. - Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”,điển cố “Gốc tử đã vừa người ôm”, cụm từ “biết mấy nắng mưa” nói lên tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ đang ngày càng già nua đau yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng nhớ chín chữ cao sâu và luôn đau xót mình đã bất hiếu không thể chăm sóc được cha mẹ. Bài tập 3 Bài tập 3 Phân tích 8 câu thơ cuối - Mỗi cảnh vật trước lầu Ngưng Bích gợi của đoạn trích “Kiều ở lầu cho Kiều một nỗi buồn khác nhau. Từ cảnh mà Ngưng Bích”. Kiều nghĩ đến thân phận mình. (Làm bài kiểm tra 15p) + Ngắm “cánh buồm thấp thoáng” ẩn hiện ngoài khơi xa, Kiều tự hỏi “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”, nỗi buồn tha hương, nhớ quê trào dâng,Kiều hiểu ngày trở về của mình là vô vọng. + Ngắm dòng nước với “cánh hoa trôi”,Kiều cũng tự hỏi “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”, buồn cho thân phận chìm nổi lênh đênh của mình, không biết tương lai rồi sẽ ra sao. + Nội cỏ “rầu rầu” là cảm nhận bằng tâm trạng buồn rầu rĩ của con người. Sắc cỏ xanh xanh dần tàn úa cũng là tâm trạng buồn bởi cuộc sống héo hắt bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích của nàng. + Tiếng sóng biển từ xa vọng vào ầm ầm vây quanh lầu Ngưng Bích là sự bàng hoàng, lo sợ, dự cảm buồn về những bất trắc của cuộc đời đang đến, vùi dập, xô đẩy cuộc đời Kiều. - Điệp ngữ “buồn trông” đứng đầu 4 câu diễn tả nỗi buồn dằng dặc, triền miên như những lớp sóng trào đang dồn dập, tới tấp xô đến cuộc đời Kiều. Cảnh lầu Ngưng Bích được cảm nhận bằng tâm trạng Kiều nên người buồn cảnh cũng buồn. - Đoạn thơ như một dự báo về chuỗi ngày khủng khiếp, đau thương đang chờ đợi Kiều ở phía trước. Chỉnh sửa, bổ sung.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 4. Củng cố: (2’) - Gv đánh giá tiết học 5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (5’) - Yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập. - Xem lại kiến thức về văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. - Chuẩn bị bài sau: Đồng chí.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>