Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 12 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Mức độ nhận thức Chủ đề. Mức 1 TN. TL. Mức 2 TN. TL. Mức 3 TN. Tổng. Mức 4. TL. TN. cộng. TL. 1. Đọc. Số câu. 2. 2. 1. 1. 6. hiểu văn. Số điểm. 1. 1. 1. 1. 4. bản.. Câu số. 1,2. 3,4. 5. 6. 2. Kiến. Số câu. 1. 1. 1. 1. 4. thức Tiếng. Số điểm. 0,5. 0,5. 1. 1. 3. Việt.. Câu số. 7. 8. 9. 10. 3. 3. 2. 2. 10. 1,5. 1,5. 2. 2. 7. Tổng số Tổng. câu. cộng:. Số điểm Tỷ lệ %. 20%. UBND HUYỆN THUẬN CHÂU TRƯỜNG TIỂU HỌC NONG LAY. 20%. 30%. 30%. 100%. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II – LỚP 4 MÔN: TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2016 – 2017. ĐỀ BÀI.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3đ): Đường đi Sa Pa Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi trên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. TLCH: Những cảnh đẹp của Sa Pa được thể hiện bằng những hình ảnh nào trong đoạn văn trên?. Ăng-co Vát Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách. TLCH: Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?. Tiếng cười là liều thuốc bổ Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu. TLCH: Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?. II. Đọc thầm và làm bài tập (7đ) CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. NGUYỄN THẾ HỘI Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. (0,5đ). Bài văn miêu tả con gì ? (M1) a. Con chim b. Con chuồn chuồn c. Con chuồn chuồn nước d. Con cá 2. (0,5đ). Cách miêu tả chú chuồn chuồn nước bay là:(M1) a. Bay là là b. Bay vọt lên c. Bay lượn xuống d. Bay lượn lên 3. (0,5đ). Trong đoạn 1 của bài, tác giả miêu tả đặc điểm gì của chú chuồn nước?(M2) a. Ngoại hình. b. Hình dáng. c. Thói quen hoạt động d. Đặc điểm 4. (0,5đ). Trong câu: “Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.” Tác giả đã sử dụng hình ảnh nào? (M2) a. Hình ảnh nhân hóa. b. Hình ảnh trực quan c. Hình ảnh hoán dụ d. Hình ảnh so sánh. 5. (1đ). Cảm nhận của em khi học bài « Chú chuồn chuồn nước » (M3).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 6. (1đ). Sử dụng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hóa viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu tả về ngoại hình con vật mà em yêu thích. (M4). 7. (0,5đ). Câu : « Ôi chao ! chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! là câu: (M1) a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu khiến d. Câu hỏi 8. (0,5đ). Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: (M2) a. Cô gái có một vẻ đẹp thật ……………………… (tráng lệ, rực rỡ). b. Núi non ………………………………(xinh tươi, kì vĩ) làm say đắm lòng người. c. Mùa xuân ………………………………... (xinh xắn, tươi đẹp) đã về. d. Nàng xuân ………………………… (yêu kiều, huy hoàng) đã gõ cửa mỗi nhà. 9. (1đ) Đặt một câu có trạng ngữ chỉ thời gian (M3). 10. (1đ) Trong trường hợp nào, câu “Cô mời Cường lên bảng”. Là câu khiến? Vì sao? (M4) a. Việt nói với Cường. b. Việt nới với Nam. c. Nam nói với Cường..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> d. Cô giáo nói với Cường.. B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả: Nghe- viết (2điểm) - (khoảng 15 phút). Vương quốc vắng nụ cười. Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà. Theo TRẦN ĐỨC TIẾN II. Viết bài văn (8 điểm) - (khoảng 35 phút) Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.. UBND HUYỆN THUẬN CHÂU TRƯỜNG TIỂU HỌC NONG LAY. Họ và tên:........................................ Lớp 4......... Điểm. BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN: TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2016 – 2017 (Thời gian: 40 phút không kể phát đề). Lời phê của thầy cô giáo.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> ĐỀ BÀI A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3đ): Bốc thăm phiếu. Đọc 1 đoạn và trả lởi câu hỏi theo yêu cầu. II. Đọc thầm và làm bài tập (7đ) CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. NGUYỄN THẾ HỘI Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. (0,5đ). Bài văn miêu tả con gì? a. Con chim b. Con chuồn chuồn c. Con chuồn chuồn nước d. Con cá 2. (0,5đ). Cách miêu tả chú chuồn chuồn nước bay là: a. Bay là là b. Bay vọt lên c. Bay lượn xuống d. Bay lượn lên 3. (0,5đ). Trong đoạn 1 của bài, tác giả miêu tả đặc điểm gì của chú chuồn nước? a. Ngoại hình. b. Hình dáng. c. Thói quen hoạt động d. Đặc điểm.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4. (0,5đ). Trong câu: “Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.” Tác giả đã sử dụng hình ảnh nào? a. Hình ảnh nhân hóa. b. Hình ảnh trực quan c. Hình ảnh hoán dụ d. Hình ảnh so sánh. 5. (1đ). Cảm nhận của em khi học bài « Chú chuồn chuồn nước ».. 6. (1đ). Sử dụng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hóa viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu tả về ngoại hình con vật mà em yêu thích.. 7. (0,5đ). Câu : « Ôi chao ! chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! là câu: a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu khiến d. Câu hỏi 8. (0,5đ). Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: a. Cô gái có một vẻ đẹp thật ……………………… (tráng lệ, rực rỡ). b. Núi non ………………………………(xinh tươi, kì vĩ) làm say đắm lòng người. c. Mùa xuân ………………………………... (xinh xắn, tươi đẹp) đã về. d. Nàng xuân ………………………… (yêu kiều, huy hoàng) đã gõ cửa mỗi nhà..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> 9. (1đ) Đặt một câu có trạng ngữ chỉ thời gian. 10. (1đ) Trong trường hợp nào, câu “Cô mời Cường lên bảng”. Là câu khiến? Vì sao? a. Việt nói với Cường. b. Việt nới với Nam. c. Nam nói với Cường. d. Cô giáo nói với Cường.. UBND HUYỆN THUẬN CHÂU TRƯỜNG TIỂU HỌC NONG LAY. Họ và tên:........................................ Lớp 4......... Điểm. BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN: TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2016 – 2017 (Thời gian: 40 phút không kể phát đề). Lời phê của thầy cô giáo.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> ĐỀ BÀI B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả: (2điểm). II. Viết bài văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích. Bài làm.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3đ): - Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô giáo. - Cách đánh giá cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Đọc thầm và làm bài tập(7đ). Câu 1 (0,5đ): ý c Câu 2(0,5đ): ý b Câu 3 (0,5đ): ý a Câu 4 (0,5đ): ý d Câu 5(1đ): Cảm nhận của em khi học bài “Chú chuồn chuồn nước ”.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả đối với đất nước, quê hương. Câu 6: (1đ). Sử dụng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hóa viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu tả về ngoại hình con vật mà em yêu thích. Nhà em có một chú gà trống rất đẹp. Chú có thân hình chắc nịch trông thật cường tráng. Bộ lông màu đỏ nâu óng ánh. Nổi bật nhất là cái đầu có chiếc mào đỏ rực, đôi mắt như hạt cườm. Đuôi của chú là một túm lông gồm các màu đen và xanh pha trộn, cao vống lên rồi uốn cong xuống nom vừa mĩ miều vừa kiêu hãnh làm em liên tưởng đến chiếc cầu vồng với đủ các màu sắc. Đôi chân chú cao, to, nom thật khỏe với cựa và những mòng nhọn là vũ khí tự vệ thật lợi hại. Câu 7(0,5đ): ý b Câu 8 (0,5đ): (rực rỡ, kì vĩ, tươi đẹp, yêu kiều). Câu 9 (1đ): Đặt một câu có trạng ngữ chỉ thời gian VD: Buổi sáng, em cùng bố tập thể dục trên sân thượng. Câu10. (1đ) Trong trường hợp nào, câu “Cô mời Cường lên bảng”. Là câu khiến? Vì sao? Câu d, vì câu a, b là hai câu Việt thông báo cho Cường và Việt biết, câu c là câu Nam thông báo với Cường. Còn câu d là câu cô giáo đề nghị Cường thực hiện hành động lên bảng. B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả: Nghe- viết (2điểm) - (khoảng 15 phút). Vương quốc vắng nụ cười. “Ngày xửa ngày xưa .... tiếng gió thở dài trên những mái nhà” - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1điểm II. Viết bài văn (8 điểm) - (khoảng 35 phút) Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích. + Mở bài: Giới thiệu được con vật định tả: (1 điểm) + Thân bài: (4 điểm) - Tả hình dáng bên ngoài của con vật (1,5 điểm) - Tả chi tiết các bộ phận của con vật: (1,5 điểm) - Tả một số thói quen và hoạt động của con vật. (1 điểm) + Kết bài (1 điểm): Nêu được cảm nghĩ đối với con vật đó (hoặc ích lợi của nó) - Chữ viết, chính tả: Chữ viết rõ ràng (0,5 điểm) - Dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm).
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Sáng tạo: (1 điểm) * Lưu ý: Chữ viết không rõ ràng, trình bày không khoa học trừ 0,25 điểm toàn bài..
<span class='text_page_counter'>(13)</span>