Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tai lieu tu hoc chuong 5 6 7 theo chuan kien thuc ki nang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 114 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. Tài liệu tự học chương 5 “Nhóm halogen” .............................................................. 3 PHẦN 1: LÝ THUYẾT ................................................................................................................. 3 Câu hỏi tự học .......................................................................................................................... 3 Tóm tắt lí thuyết ....................................................................................................................... 4 Câu hỏi trắc nghiệm ................................................................................................................. 8 PHẦN 2: BÀI TẬP ...................................................................................................................... 11 Dạng 1: Viết phản ứng ............................................................................................................. 12 Dạng 2: Bài tập giải thích hiện tượng ..................................................................................... 15 Dạng 3: Bài tập nhận biết ...................................................................................................... 18 Dạng 4: Xác định tên nguyên tố............................................................................................... 22 Dạng 5: Bài toán có tính đến hiệu suất.................................................................................... 26 Dạng 6: Trộn hai dung dịch có nồng độ khác nhau................................................................. 29 Dạng 7: Hỗn hợp các kim loại, kim loại và oxit kim loại, các muối,… tác dụng với axit HCl. .................................................................................................................................................. 31 Dạng 8: Halogen mạnh đẩy halogen yếu hơn ra khỏi muối của nó. ....................................... 38 Dạng 9: Bài tập có sử dụng hình vẽ ......................................................................................... 42 PHẦN 3: TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ....................................................................................... 46 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ........................................................................................................... 46 ĐỀ 1 ......................................................................................................................................... 46 ĐỂ 2 ......................................................................................................................................... 49. Tài liệu tự học chương 6: Oxi – lưu huỳnh ............................................................ 52 PHẦN 1: LÝ THUYẾT ............................................................................................................... 52 Câu hỏi tự học .......................................................................................................................... 52 Tóm tắt lí thuyết ....................................................................................................................... 53 Câu hỏi trắc nghiệm ................................................................................................................. 58 PHẦN II: BÀI TẬP...................................................................................................................... 60 Dạng 1: Viết Phản ứng hóa học ............................................................................................... 61 Dạng 2: Bài tập giải thích hiện tượng ..................................................................................... 64 Dạng 3: Nhận biết hóa chất ..................................................................................................... 65 Dạng 4: Bài toán về tỉ khối ...................................................................................................... 66 Dạng 5: Bài tập kim loại tác dụng với lưu huỳnh .................................................................... 68 Dạng 6: Bài tập H2S, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm .......................................................... 73.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Dạng 7: Bài tập về sản xuất, điều chế ..................................................................................... 77 Dạng 8: Bài tập về H2SO4 và muối sunfat ............................................................................... 79 ......................................................................................... 85 Dạng 9: Bài tập có sử dụng hình vẽ PHẦN III: TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ..................................................................................... 92 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ........................................................................................................... 92 ĐỀ 1 ......................................................................................................................................... 92 ĐỂ 2 ......................................................................................................................................... 94. Tài liệu tự học chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học........................ 98 PHẦN 1: LÝ THUYẾT ............................................................................................................... 98 Câu hỏi tự học .......................................................................................................................... 98 Tóm tắt lý thuyết ...................................................................................................................... 98 PHẦN 2: BÀI TẬP .................................................................................................................... 100 Dạng 1: Bài tập về tốc độ phản ứng ...................................................................................... 100 Dạng 2: Bài tập về cân bằng hóa học .................................................................................... 102 PHẦN 3: TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ .................................................................................. 106. MỘT VÀI CÔNG THỨC THƯỜNG GẶP ........................................................111 NHẬN BIẾT MỘT SỐ CATION ........................................................................112 NHẬN BIẾT MỘT SỐ ANION ...........................................................................113 NHẬN BIẾT MỘT SỐ KHÍ .................................................................................114.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Tài liệu tự học chương 5 “Nhóm halogen” PHẦN 1: LÝ THUYẾT Câu hỏi tự học I. Khái quát về nhóm halogen 1. Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? Cấu hình electron lớp ngoài cùng chung. 2. Tính chất hóa học đặc trưng của các nguyên tố nhóm halogen. Sự biến đổi tính chất này khi đi từ flo đến iot. 3. Số oxi hóa có thể có của các nguyên tố flo, clo, brom, iot. 4. Tại sao trong hợp chất flo chỉ có một số oxi hóa duy nhất còn các halogen khác lại có nhiều số oxi hóa? II. Clo 1. Trình bày tính chất vật lí của clo. 2. Trình bày tính chất hóa học của clo. Viết phản ứng minh họa. 3. Một số ứng dụng quan trọng của clo. 4. Phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. III. Hidro clorua và axit clohidric 1. Trình bày công thức electron, công thức cấu tạo, đặc điểm liên kết trong phân tử HCl. 2. Trình bày tính chất vật lí của hidro clorua. 3. Trình bày tính chất hóa học của axit clohidric. Viết phản ứng minh họa. 4. Phương pháp và phản ứng điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. IV. Hợp chất có oxi của clo 1. Nước Gia –ven: Công thức hóa học, số oxi hóa của clo trong hợp chất, cách điều chế, ứng dụng và nguyên nhân của ứng dụng đó. 2. Clorua vôi: Công thức hóa học, số oxi hóa của clo trong hợp chất, cách điều chế, ứng dụng và nguyên nhân của ứng dụng đó. V. Flo – brom – iot.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4. Hướng dẫn: Sau khi học xong bài clo thì việc tìm hiểu 3 nguyên tố còn lại: flo, brom, iot trở nên dễ dàng hơn do tính chất hóa học của chúng đều tương tự nhau. Để dễ học, dễ nhớ và dễ theo dõi, HS nên kẻ bảng so sánh tính chất của 3 nguyên tố này với nhau và với clo. Tham khảo bảng 11 trang 95 và các bảng trang 116 – 117. 1. Trình bày tính chất vật lí, tính chất hóa học của flo, brom, iot. 2. Ứng dụng quan trọng của flo, brom, iot. 3. Thuốc thử để nhận biết các ion F-, Br-. I-.. Tóm tắt lí thuyết I. Khái quát về nhóm halogen - Nhóm halogen (nhóm VIIA) gồm: flo, clo, brom, iot, atatin. - Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np5. - Có tính oxi hóa mạnh, giảm dần từ flo đến iot. - Số oxi hóa: + Flo: -1, 0. + Clo, brom, iot: -1, 0, +1, +3, +5, +7. (Do flo có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn nên trong hợp chất nó chỉ có một số oxi hóa duy nhất, còn các halogen khác thì không). II. Clo: Cl2 1. Tính chất vật lí Clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, độc, tan được trong nước. 2. Tính chất hóa học Tính oxi hóa mạnh. a. Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt) 0. -1. 0. t 2Na + Cl2   2 Na Cl. 0. -1. 0. t 2Fe + 3 Cl2   2 Fe Cl3. 0. 0. -1. t Zn + Cl2   Zn Cl2.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 5. b. Tác dụng với hidro -1 0 as  2 H Cl Cl2 + H2 . c. Tác dụng với nước -1 0   H Cl Cl2 + H2O . +1 H Cl O. +. axit clohiđric. axit hipoclorơ.  Clo vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. HClO: có tính oxi hóa mạnh nên nước clo có tính tẩy màu. d. Điều chế  Phòng thí nghiệm Phương pháp: Dùng axit HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh: KMnO4, MnO2, KClO3. 0. t MnO2 + 4HCl   MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 2KMnO4 + 16HCl  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O KClO3 + 6HCl  KCl + 3H2O + 3Cl2  Công nghiệp: Điện phân dd muối ăn, có màng ngăn. dpdd 2NaCl + 2H2O  2NaOH + H2  + Cl2  mn. III.. Hidro clorua và axit clohidric. 1. Hidro clorua a. Cấu tạo phân tử .. CTe: H :Cl: .. => CTCT: H – Cl Liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hóa trị có cực, cực lệch về phía Cl. b. Tính chất vật lí -. Chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí.. -. Tan rất nhiều trong nước: +H O 2  dd HCl HCl(K) . Hiđro clorua 2. Axit clohidric HCl. axit clohiđric.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 6. a. Tính chất hóa học  Axit clohiđric là một axit mạnh có đầy đủ tính chất hóa học của axit. -. Làm quì tím hóa đỏ.. -. Tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối (các phản ứng minh họa: học sinh tự viết)..  Tính khử: 0. t MnO2 + 4HCl   MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 2KMnO4 + 16HCl  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O Do trong phân tử HCl, nguyên tố clo có số oxi hóa thấp nhất -1. Nên khi dd HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4 thì HCl bị oxi hóa thành Cl2. b. Điều chế  Phòng thí nghiệm:(phương pháp sunfat) NaClr + H2SO4đậm đặc. < 2500C.  . 2NaClr + H2SO4đậm đặc.  4000C.  . NaHSO4 + HCl Na2SO4 + 2HCl.  Công nghiệp 0. t H2 + Cl2   2HClk. HClk IV.. +H2O. . dd HCl. Hợp chất có oxi của clo 1. Nước Gia – ven -1. +1. -. Công thức hóa học: Là dd hỗn hợp muối Na Cl và NaClO .. -. Điều chế: Điện phân muối ăn (15 -20%), không có màng ngăn. 2NaCl + 2H2O  2NaOH + H2 + Cl2 Cl2 + NaOH  NaCl + NaClO + H2O - Ứng dụng: Dùng tẩy màu, sát trùng, tẩy trắng. Do: + NaClO: Có tính oxi hóa mạnh. + Trong không khí có phản ứng:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 7. NaClO + CO2 + H2O.  . NaHCO3 + HClO. → Cả NaClO và HClO đều có tính oxi hóa mạnh. 2. Clorua vôi. -1. Cl -. CTPT CaOCl2. CTCT: Ca O. +1 Cl. 0. -. 30 C Điều chế: Cl2 + Ca(OH)2   CaOCl2 + H2O. -. Ứng dụng: Tẩy trắng vải, giấy, tẩy uế. Do: Trong không khí có phản ứng: CaOCl2 + CO2 + H2O. V..  . CaCO3 + CaCl2 + 2HClO. Flo – brom – iot. F2. Br2. I2. 1. Tính chất vật lí Chất khí màu lục nhạt, Chất lỏng màu nâu đỏ, Chất rắn, dạng tinh thể rất độc.. dễ bay hơi, hơi độc.. màu đen tím, bị thăng hoa khi đun nóng. 0. t I2rắn   I2hơi. 2. Tính chất hóa học Với. Oxi hóa được tất cả Oxi hóa được nhiều Oxi hóa được nhiều. kim. các kim loại tạo muối kim loại. loại. clorua.. tạo. muối kim loại. bromua, cần đun nóng.. tạo. muối. iotua. Pư phải đun nóng hoặc có chất xúc tác.. 2Al + 3Br2  2AlBr3 Với khí Trong bóng tối, ở nhiệt Cần nhiệt độ cao: hidro. độ rất thấp, nổ mạnh F2 + H2 →2HF(k) (hiđro florua). 0. t Br2 + H2   2HBr(k). Hiđrobromua H O. 2 HBr(k)  dd HBr. H O. 2 2Al +3 I2  2AlI3. Cần nhiệt độ cao hơn 0. t C   2HI(k) I2 + H2  Pt. Hiđro iotua H O. 2 HI(k)  ddHI.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 8. H O. Axit bromhiđric. 2 HF(k)  dd HF. Axit iothiđric. Tính axit:. Axit flohiđric. HI > HBr > HCl > HF.. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O → Không đựng dd HF trong lọ bằng thủy tinh Với. Phân hủy mãnh liệt Ở nhiệt độ thường, Hầu như không tác. nước. H2O ở ngay nhiệt độ chậm hơn so với Cl2:. dụng..   HBr Br2 + H2O . thường: 2F2 + 2H2O.  . 4HF + HBrO. +O2 3. Điều chế Điện phân hỗn hợp KF Cl2 + 2NaBr → 2NaCl Sản xuất từ rong biển. và HF.. + Br2. Tính oxi hóa giảm: F2 > Cl2 > Br2 > I2. VI.. Thuốc thử để nhận biết các ion F-, Cl-, Br-, I-. Dùng dung dịch AgNO3 làm thuốc thử NaF + AgNO3  không tác dụng NaCl + AgNO3.  . NaNO3 + AgCl↓ trắng. NaBr + AgNO3.  . NaNO3 + AgBr↓ vàng nhạt. NaI + AgNO3.  . NaNO3 + AgI↓vàng Câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1:. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là A. ns2np3.. Câu 2:. Câu 3:. B. ns2np4.. C. ns2np5.. D. ns2np6.. Trong hợp chất, clo có thể có các số oxi hóa: A. -1, 0, +1, +3, +5, +7.. B. -1, +3, +5, +7.. C. -1, 0, +3, +5, +7.. D. -1, +1, +3, +5, +7.. Số oxi hóa của clo trong clorua vôi lần lượt là.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 9. A. -1, +1. Câu 4:. C. KBr.. D. KI.. B. HNO3.. C. HCl.. D. HF.. B. NaCl.. C. MnO2.. D. AgNO3.. C. AgCl.. D. HCl.. Chất được dùng để tráng phim là A. HBr.. Câu 8:. B. KCl.. Trong công nghiệp clo được điều chế từ A. KMnO4.. Câu 7:. D. +1, +3.. Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh? A. H2SO4.. Câu 6:. C. 0, +1.. Dung dịch AgNO3 không phản ứng với dung dịch A. KF.. Câu 5:. B. 0, -1.. B. AgBr.. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch axit clohiđric là: A. CuO, Cu, AgNO3, MnO2, Fe(OH)3. B. Zn, KMnO4, NaOH, CaCO3, CuO. C. AgNO3, Ag, Mg(OH)2, H2SO4, Fe. D. KMnO4, Cu, NaCl, CuO, Cu(OH)2.. Câu 9:. Thuốc thử để nhận ra iot là A. phenolphtalein.. B. hồ tinh bột.. C. quì tím.. D. HBr.. Câu 10: Nước Gia – ven là hỗn hợp của A. NaCl, H2O, Cl2.. B. NaClO, H2O, HCl.. C. NaCl, NaClO, H2O.. D. NaCl, NaClO3, H2O.. Câu 11: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 không cho cùng một loại muối clorua? A. Cu.. B. Fe.. C. Zn.. D. Ag.. Câu 12: Clorua vôi được điều chế bằng phương trình phản ứng với điều kiện nào sau đây? A. Cl2 + NaOH →. B. Cl2 + KOH →. C. Cl2 + Ca(OH)2 sữa vôi →. D. Cl2 + Ba(OH)2 →. Câu 13: Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn giữa hai điện cực sẽ thu được sản phẩm là A. NaOH, Cl2, H2.. B. nước Gia – ven, H2..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 10. C. Na, Cl2, H2.. D. Na, Cl2.. Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen? A. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất. B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hidro. C. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron. D. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1 electron. Câu 15: Cho các phản ứng sau: (1) 3Cl2 + 6KOH → KClO3 + 5KCl + 3H2O (2) 3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3 (3) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (4) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O (5) 3Cl2 + 2P → 2PCl3 (6) Cl2 + H2O.    . HCl + HClO. Phản ứng chứng tỏ clo vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là A. (1), (2), (4).. B. (2), (3), (5).. C. (3), (4), (6).. D. (1), (4), (6).. Câu 16: Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O) và bột đá vôi (CaCO3). Chỉ dùng một chất nào trong các chất cho dưới đây là có thể nhận biết ngay được bột gạo? A. Dd HCl.. B. Dd H2SO4.. C. Dd Br2.. D. Dd I2.. Câu 17: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử? 0. t C  MnCl2 + Cl2 + 2H2O. A. 4HCl + MnO2 . B. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O. C. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O. D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2. Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2)? A. Ở điều kiện thường là chất khí..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 11. B. Có tính oxi hóa mạnh. C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. Tác dụng mạnh với nước. Câu 19: Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí hiđro clorua? A. P2O5.. B. NaOH rắn.. C. H2SO4 đậm đặc.. D. CaCl2 khan.. Câu 20: Phản ứng của khí clo với khí hiđro xảy ra ở điều kiện A. nhiệt độ thấp dưới 00C. B. trong bóng tối, nhiệt độ thường 250C. C. trong bóng tối. D. có chiếu sáng. Đáp án 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. C. A. A. D. B. B. B. B. C. C. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. B. C. B. A. D. D. A. B. B. D. PHẦN 2: BÀI TẬP Bảng phân chia bài tập Bài. Bài tập cần hoàn thành  Dạng 1: bài 3  Dạng 4: bài 1,2,3.. Clo.  Dạng 5: bài 1,2,3.  Dạng 6: bài 1,2.  Dạng 9: bài 1,2.  Dạng 1: bài 1a, .. Hidroclorua, axit clohidric.  Dạng 2: bài 1.  Dạng 4: 4,5,6,7.  Dạng 7: tất cả các bài..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 12.  Dạng 9: bài 3.  Dạng 1: bài 1c, 1d, 6.. Hợp chất có oxi của.  Dạng 2: bài 5.. clo Flo, brom, iot. Các bài còn lại.. Dạng 1: Viết phản ứng Nhận xét Yêu cầu HS nắm vững tính chất hóa học, phương pháp điều chế, điều kiện để phản ứng xảy ra. Bài mẫu 1. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng biểu diễn các chuyển đổi sau, ghi rõ điều kiện (nếu có). H2. (1)  . (2)  . HCl. Cl2. (3). (4) (5)  . FeCl2. FeCl3. (6)  . Fe(NO3)3. (7)  . Fe(OH)3. Với dạng chuỗi phản ứng, có một số lưu ý sau: -. Mỗi mũi tên chỉ viết một phản ứng.. -. Nhớ ghi điều kiện phản ứng và cân bằng.. -. Các chất cho dưới dạng tên thì phải chuyển thành công thức.. (1) Cl2 + H2. as. . 2HCl 0. t (2) MnO2 + 4HCl   MnCl2 + Cl2 + 2H2O. (3) 2HCl + Fe  FeCl2 + H2 0. t (4) 2Fe + 3Cl2   2FeCl3. (5) 2FeCl2 + Cl2  2FeCl3 (6) FeCl3 + AgNO3  Fe(NO3)3 + AgCl↓ (7) Fe(NO3)3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaNO3 0. t (8) 4Fe(OH)3   2Fe2O3 +6H2O. (8)  . Fe2O3.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 13. 2. Bổ túc các phản ứng sau, thêm điều kiện (nếu có): KMnO4 + A  B + C + Cl2 + D đpnc. B . E + Cl2. E + D  F + H2 t0 MnO2 + A   C + Cl2 + D. Với bài tập mà các chất cho dưới dạng kí hiệu A, B, C, D, …(không cho sẵn công thức hóa học) ta cần dựa vào số lượng sản phẩm, chất cho biết trước, tính chất hóa học để dự đoán. 2KMnO4 + 16HCl  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O đpnc. 2KCl . 2K + Cl2. 2 K + 2H2O  2KOH + H2 0. MnO2 + 4HCl t MnCl2 + Cl2 + 2H2O Bài tập tự giải 1. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng biểu diễn các chuyển đổi sau, ghi rõ điều kiện (nếu có). a. MnO2  Cl2.  .  . NaCl. Cl2.  . sắt (III)clorua. HCl.  . sắt (II)clorua. FeCl2 b. KMnO4.  . Cl2.  . HCl.  .  Cl2   Br2 FeCl3  NaCl .   ZnI2. c. Cl2.  . clorua vôi. d. NaCl → HCl. e. I2.  . HI. KI.  .  .  .  . Cl2. CaCO3.  . FeCl3.    . CO2.  . NaCl.  . Clorua vôi.  . HClO.  .  . NaBr. KBr. AgI. Br2 HBr.  .    . NaHCO3 NaOH. Nước Gia-ven NaCl.  .  Ag AgBr . 2. Bổ túc các phản ứng sau, thêm điều kiện (nếu có): t0. Cl2.  . I2.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 14. (1) MnO2 + A  B↑ + MnCl2 + C B + D  E + NaClO + C B + NaBr  E + G đpdd mn. E + C  H + B + U (2) F2 + A  B + O2 B + SiO2  C + A đpdd mn. D + A  E + F + G   X+Y Br2 + A . E + X  NaBr + A 3. Sục khí clo qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. 4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các cặp chất sau tác dụng với nhau: (1) KCl + I2. (7) Fe + Cl2. (2) KF + AgNO3. (8) FeO + HCl. (3) Na2S + HCl. (9) Fe2O3 + HCl. (4) KI + Cl2. (10) Fe3O4 + HCl. (5) KBr + I2. (11) NaHCO3 + HCl. (6) Fe + HCl. (12) CaCO3 + HCl. 5. Cho một luồng khí clo qua dung dịch KBr một thời gian dài. Có thể có những phản ứng hóa học nào xảy ra? Viết phương trình hóa học các phản ứng đó. 6. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất clorua vôi từ đá vôi và muối ăn. Hướng dẫn giải: 2. (1) A: HCl, B: Cl2, C: H2O, D: NaOH, E: NaCl, G: Br2, H: NaOH, U: H2. (3) A: H2O, B: HF, C: SiF4, D: NaCl, E: NaOH, F: Cl2, G: H2, X: HBr, Y: HBrO. 4. (6) Fe + 2HCl  FeCl2 + H2.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 15. t (7) 2Fe + 3Cl2   2FeCl3 0. (8) FeO + 2HCl  FeCl2 + H2O (9) Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 +3H2O (10) Fe3O4 + 8HCl  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O 5. Clo đẩy brom ra khỏi muối: Cl2 + 2KBr  2KCl + Br2   HCl + HClO Một phần clo tác dụng với nước: Cl2 + H2O . Một phần brom sinh ra cũng tác dụng với nước:   HBr + HBrO Br2 + H2O . Một phần clo đẩy brom ra khỏi HBr: Cl2 + 2HBr  2HCl + Br2 Dưới tác dụng của ánh sáng các axit HClO và HBrO bị phân hủy: 2HClO  2HCl + O2 2HBrO  2HBr + O2 0. 6.. t  CaO + CO2 CaCO3 . CaO + H2O  Ca(OH)2 ñpdd  2NaOH + Cl2 + H2 2NaCl + 2H2O  mn 0. 30 C  CaOCl2 + H2O Ca(OH)2 + Cl2 . Dạng 2: Bài tập giải thích hiện tượng Nhận xét: Yêu cầu nắm vững tính chất vật lí, tính chất hóa học của các đơn chất và hợp chất của các halogen. Bài mẫu 1. Sục khí clo đến dư vào dung dịch KI có chứa hồ tinh bột. Nêu hiện tượng xảy ra. Viết phản ứng minh họa. Hướng dẫn: -. Clo có tính oxi hóa mạnh hơn iot, nên khi Cl2 gặp dd KI có phản ứng gì xảy ra? Clo đẩy iot ra khỏi muối KI:. -. Cl2 + 2KI  2KCl + I2.. I2 bị đẩy ra gặp hồ tinh bột sẽ có hiện tượng gì? – Hóa xanh..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 16. -. Khí Cl2 dư sẽ có hiện tượng gì? Cl2 dư: I2 + 5Cl2 + 6H2O  2HIO3 + 10HCl  Do I2 bị mất đi nên không còn màu xanh nữa.. Giải: Đầu tiên: Cl2 + 2KI  2KCl + I2 (I2 sinh ra gặp hồ tinh bột sẽ hóa xanh). Cl2 dư: I2 + 5Cl2 + 6H2O  2HIO3 + 10HCl (do I2 bị mất đi nên không còn màu xanh nữa). 2. Tại sao nước clo có tính tẩy màu và sát trùng nhưng để lâu lại mất đi tính chất này? Giải: Dựa vào tính chất hóa học của clo: Khi tan trong nước một phần clo tác dụng với nước theo phản ứng:   HCl + HClO Cl2 + H2O . HClO có tính oxi hóa mạnh nên nước clo có tính tẩy màu sát trùng. Khi để lâu trong không khí, axit HClO bị phân hủy: 2HClO  2HCl + O2 nên mất đi tính tẩy màu, sát trùng. 3. Sục khí A vào dd B chứa muối của Na thấy dd B hóa nâu. Cho tiếp một ít hồ tinh bột vào thì dd chuyển sang màu xanh. Xác định tên khí A và muối chứa trong dd B. Tóm tắt đề: Khí A Hoàtinh boä t Dd B  dd B hóa nâu   màu xanh.. Hướng dẫn: -. Cho hồ tinh bột vào dd B thì hóa xanh. Chứng tỏ trong dd B có chứa chất gì? Iot ( phù hợp với màu nâu của dd B sau khi sục khí A).. -. Vậy dd B ban đầu chứa muối gì? – NaI.. -. Khí A đẩy được iot ra khỏi muối NaI. Vậy A là khí gì?.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 17. Đẩy được iot nên A phải là halogen đứng trên iot. A là clo, không thể là brom vì brom là chất lỏng. Giải: Cho hồ tinh bột vào dd B thì hóa xanh → trong B chứa iot → dd B ban đầu là NaI. Khí A đẩy được iot ra khỏi NaI → A là Cl2. PTHH: Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2. Bài tập tự giải 1. Tại sao có thể dùng bình thép đựng khí clo khô mà không được dùng bình thép đựng khí clo ẩm? 2. Vì sao có thể điều chế Cl2, Br2, I2 bằng cách cho hỗn hợp H2SO4 đặc và MnO2 tác dụng với muối clorua, bromua, iotua nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế F2? Bằng cách nào có thể điều chế được F2? Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. 3. Tại sao có thể điều chế được nước clo nhưng không thể điều chế được nước flo? 4. Tại sao trong phòng thí nghiệm, dung dịch axit HF được chứa trong bình bằng nhựa trong khi các dung dịch axit khác lại được chứa trong bình bằng thủy tinh? 5. Tại sao clorua vôi và nước Gia – ven đều có tính tẩy màu và sát trùng nhưng clorua vôi lại được sử dụng rộng rãi hơn? 6. Có hai nguyên tố halogen khi ở dạng đơn chất đều độc hại với cơ thể người nhưng ở dạng hợp chất muối natri lại cần thiết với cơ thể con người. Cho biết tên hai nguyên tố đó và hợp chất muối natri của chúng. Hướng dẫn giải: 1. Trong thành phần của thép có sắt. Điều kiện thường clo khô không tác dụng với sắt. Nếu có nước, clo tác dụng với nước sinh ra axit sẽ ăn mòn thép. 2. Người ta có thể điều chế Cl2, Br2, I2 bằng cách cho hỗn hợp H2SO4 đặc và MnO2 tác dụng với muối clorua, bromua, iotua. Các sản phẩm trung gian là HCl, HBr, HI bị hỗn hợp (MnO2 + H2SO4) oxi hóa thành Cl2, Br2, I2. PTHH: NaCl + H2SO4  NaHSO4 + HCl.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 18. MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O Các phản ứng cũng xảy ra tương tự với muối bromua và iotua. Không thể áp dụng phương pháp này để điều chế F2 vì hỗn hợp (MnO2 + H2SO4) không đủ mạnh để oxi hóa HF thành F2. Cách duy nhất để điều chế F2 là điện phân KF tan trong HF lỏng khan (không có mặt nước), dùng dòng điện một chiều 8-12 V, 4000-6000A, bình điện phân có catot làm bằng thép đặc biệt hoặc bằng đồng và anot làm bằng than chì. Ở catot: 2H+ + 2e → H2 Ở anot: 2F- → F2 + 2e 3. Flo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa cả nước theo phản ứng: 2F2 + 2H2O  4HF + O2 nên không thể điều chế được nước flo. 4. Thành phần chính của thủy tinh là SiO2. Các axit thông thường không có phản ứng với oxit này, riêng axit HF có khả năng hòa tan SiO2: 4HF + SiO2  SiF4 + 2H2O. 5. Do clorua vôi rẻ hơn và hàm lượng hipoclorit cao hơn nước Gia – ven. 6. Clo và iot. Muối NaCl và NaI. Dạng 3: Bài tập nhận biết Phương pháp Lưu ý xem đề bài yêu cầu dùng phương pháp vật lí hay hóa học để nhận biết. Nếu đề bài không nói dùng phương pháp gì thì dùng được cả 2 phương pháp. Phương pháp nhận biết: -. Quan sát màu sắc các chất.. -. Chất rắn thì thử tính tan trong nước.. -. Chất lỏng hoặc dung dịch thì thử các trường hợp: + Nếu các chất cần nhận biết là các chất khác loại: axit, bazơ và muối thì dùng quì tím để phân biệt ra các nhóm axit, bazơ,…. Rồi dùng phản ứng đặc trưng để nhận ra từng chất trong nhóm. + Nếu các chất đều thuộc cùng một loại thì dùng các phản ứng đặc trưng để nhận ra từng chất..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 19. -. Cần nắm vững bảng tính tan..  Một số dấu hiệu nhận biết các chất trong chương halogen: -. Cl2: + Quì ẩm → mất màu. + Hỗn hợp KI + hồ tinh bột → xanh. + Khí màu vàng lục.. -. Khí HCl : + Quì ẩm hóa đỏ. + Sục HCl vào dd AgNO3 → kết tủa trắng.. -. Br2:. + Bị mất màu bởi khí SO2. + dd AgNO3 : kết tủa vàng nhạt.. -. I2 :. + Hồ tinh bột : hóa xanh. 0. t + Chất rắn, tím đen, có ánh kim   thăng hoa.. Một số chất khác, xem bảng nhận biết cuối tài liệu. Bài mẫu:  Trường hợp 1: Không giới hạn thuốc thử Nhận biết các lọ hóa chất mất nhãn chứa lần lượt các dung dịch sau: NaCl, HI, HCl, NaOH. Hướng dẫn: -. Đây là 4 dd khác loại nhau, gồm: Axit: HI, HCl Bazo: NaOH Muối: NaCl. -. Dùng chất gì để nhận biết đầu tiên?. Quì tím: HI, HCl: hóa đỏ, NaOH: hóa xanh, NaCl: không đổi màu. -. HCl, HI: Ta dùng phản ứng đặc trưng nào để nhận biết? - dd AgNO3.. Giải: Có thể trình bày lời giải bằng lời hoặc bằng sơ đồ. Cách 1: Trình bày bằng lời Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử. -. Dùng quì tím thử các mẫu thử: + Mẫu thử nào quì hóa xanh là NaOH. + Mẫu thử nào quì hóa đỏ là HCl và HI..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 20. + Mẫu thử mà quì không đổi màu là NaCl. -. Dùng dd AgNO3 lần lượt nhỏ vào hai mẫu chưa nhận ra được: HCl, HI + Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là HCl: HCl + AgNO3  HNO3 + AgCl↓trắng + Mẫu xuất hiện kết tủa vàng là HI: HI + AgNO3  HNO3 + AgI↓vàng. Cách 2: Trình bày bằng sơ đồ Không đổi màu. NaCl, HI,. Hóa xanh Quì tím. NaCl NaOH. ↓ Trắng. HCl, NaOH. HCl Hóa đỏ. HCl, HI. Dd AgNO3. ↓Vàng. HI. PTHH: HCl + AgNO3  HNO3 + AgCl↓trắng HI + AgNO3  HNO3 + AgI↓vàng  Trường hợp 2: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất Nhận biết các lọ hóa chất mất nhãn chứa lần lượt các dung dịch sau: KNO3, CuCl2, AgNO3, Na2CO3. Hướng dẫn: Với đề bài chỉ yêu cầu dùng một thuốc thử duy nhất, ta phải lựa chọn hóa chất nào để có thể nhận ra được ít nhất là một chất. Rồi dùng chính hóa chất đã nhận biết được để nhận biết các chất còn lại. Bốn dd trên đều thuộc cùng một loại là muối → nên ta phải dùng các phản ứng đặc trưng để nhận biết: -. Với muối clorua: CuCl2 dùng AgNO3 → kết tủa trắng AgCl.. -. Với muối AgNO3 dùng HCl (hoặc một muối clorua) → kết tủa trắng AgCl.. -. Với muối cacbonat: Na2CO3 dùng dd HCl → khí CO2 thoát ra.. -. Muối KNO3 còn lại sau cùng. Do chỉ dùng được 1 hóa chất duy nhất nên ở đây ta chọn dd HCl là hợp lí vì sẽ. nhận ra được 2 chất: AgNO3 và Na2CO3..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 21. Lưu ý: Ta không dùng AgNO3 đầu tiên vì: cả CuCl2 và Na2CO3 đều cho kết tủa trắng, không phân biệt được. Mặt khác, AgNO3 lại là một trong số các dd đề bài yêu cầu nhận biết. Giải Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử. -. Dùng dung dịch HCl nhỏ vào các mẫu thử: + Mẫu thử có kết tủa trắng là AgNO3: HCl + AgNO3  AgCl↓ + HNO3 + Mẫu thử có khí bay lên là Na2CO3: HCl + Na2CO3  NaCl + CO2↑ + H2O + Hai mẫu thử không có hiện tượng gì là KNO3 và CuCl2.. -. Lấy một ít dung dịch AgNO3 đã nhận biết được ở trên nhỏ vào hai mẫu thử KNO3 và CuCl2: + Mẫu thử có kết tủa trắng xuất hiện là CuCl2 AgNO3 + CuCl2  AgCl↓ + Cu(NO3)2 + Còn lại là KNO3..  Trường hợp 3: Không dùng thêm hóa chất Nhận biết các lọ hóa chất mất nhãn chứa lần lượt các dung dịch sau: NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH, H2S. Với dạng không dùng thêm hóa chất buộc phải kẻ bảng. NaCl NaCl. H2SO4. CuSO4. BaCl2. NaOH. H2 S. -. -. -. -. -. -. ↓ trắng. -. -. ↓ trắng. ↓ xanh. ↓ đen. H2SO4. -. CuSO4. -. -. BaCl2. -. ↓ trắng. ↓ trắng. NaOH. -. -. ↓ xanh. -. H2 S. -. -. ↓ đen. -. Mẫu thử nào sau các lần thử :. -.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 22. -. Không có hiện tượng gì, là NaCl.. -. Có một lần kết tủa trắng là H2SO4, một lần kết tủa đen là H2S, một lần kết tủa xanh là NaOH.. -. Hai lần kết tủa trắng là NaOH.. -. Một lần cho kết tủa trắng, một lần xanh và một lần kết tủa đen là CuSO4. HS tự viết các phản ứng xảy ra.. Bài tập tự giải Nhận biết các hóa chất đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn sau: 1. Không giới hạn thuốc thử a. KOH, HCl, NaCl, NaNO3. b. NaOH, NaCl, CuSO4, AgNO3. c. KF, NaCl, AlBr3, CaI2. 2. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất: CuCl2, MgCl2, FeCl2, AlCl3, FeCl3, HCl. 3. Không dùng thêm thuốc thử nào: MgCl2, HCl, K2CO3, Pb(NO3)2. Dạng 4: Xác định tên nguyên tố Phương pháp Dạng này có 2 loại: -. Loại 1: Biết hóa trị hoặc vị trí trong bảng tuần hoàn của một nguyên tố. Bước 1: Đặt kí hiệu cho nguyên tố hoặc hợp chất chứa nguyên tố cần tìm. Bước 2: Viết các phản ứng hóa học xảy ra. Bước 3: Tính toán theo giả thuyết để lập được phương trình với ẩn số là nguyên tử khối của nguyên tố cần tìm. Bước 4: Giải phương trình vừa lập được và kết luận. -. Loại 2: Không biết hóa trị hay vị trí của nguyên tố cần tìm. Bước 1,2: Làm như trên. Bước 3: Từ giả thuyết thiết lập phương trình toán học với nguyên tử khối và hóa trị của nguyên tố cần tìm là ẩn số, dạng: M =k.n (M: NTK, n: hóa trị, k: tỷ suất tự nhiên trong quá trình giải)..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 23. Bước 4: Dựa vào điều kiện của M và n phải thỏa, biện luận tìm cặp nghiệm M và n hợp lí, từ đó suy ra tên nguyên tố. Bài mẫu 1. Cho 1,8 (g) một kim loại M nhóm IIA không đổi tác dụng vừa đủ với 1,68(l) khí Cl2 (đktc). Xác định tên kim loại. Tóm tắt đề:. + Cl 2 . M 1,8 g. MCl2 1,68(l). Đề bài cho kim loại M nhóm IIA nên ta có công thức muối là MCl2. Hướng dẫn: -. Để xác định được tên kim loại cần phải biết được đại lượng nào? Nguyên tử khối (giá trị M).. -. Đề bài cho m = 1,8g, ta cần tìm M. Công thức nào thể hiện mối liên hệ giữa m và M?. M= -. m n. Vậy số mol của kim loại tính bằng cách nào? Theo số mol Cl2 thông qua phản ứng với kim loại M. Giải:. n. 1,68 =0,075 mol Cl 22,4 2 =. M + Cl2   MCl2. Ptpư:. 0,075. . 0,075 (mol). m. M . M  1,8  24 → Mg. n 0,075 M. 2. Cho 7,6 g hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 5,6 (l) khí (đktc). Xác định tên hai kim loại. Hướng dẫn:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 24. Đối với dạng bài hai chất cùng nhóm trong bảng tuần hoàn, ta gọi công thức chung của hai kim loại là M . Lúc đó bài toán trở về dạng một kim loại nhóm IIA tác dụng với dd HCl như bài 1. Tóm tắt đề: + HCl M   MCl2 + H2. 7,6 g. 5,6(l). Giải:. n. H = 0,25 mol 2.  M Cl2 + H2 M +2 HCl . 0,25. 0,25. M=. 7,6 =30,4 0,25. M1 < 30,4 < M2 M1 : Mg. M2 : Ca. Bài tập tự giải 1. Cho 5,4 (g) một kim loại nhóm IIIA tác dụng hết với 21,3 (g) Cl2. Xác định tên kim loại. 2. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 (g) một kim loại trong 6,72 (l) khí Cl2 (đktc) thu được một muối duy nhất. Xác định tên kim loại. 3. Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19 g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 g nhôm halogenua. Xác định tên và khối lượng đơn chất halogen nói trên. 4. Cho 29,7 g hai muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng với HCl dư thấy có 4,48 (l) khí thoát ra (đktc). Xác định tên hai muối. 5. Cho 7,52 g một oxit của kim loại nhóm IA vào nước dư thu được dd kiềm. Chia dd thành 2 phần bằng nhau:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 25. Phần I: Cho tác dụng với 200 ml dd HCl 1M, sau phản ứng dd làm quì tím hóa đỏ. Phần II: Cho tác dụng với V(ml) dd HCl 1M, sau phản ứng dd không làm quì tím đổi màu. a. Xác định CTPT của oxit. b. Tìm V. 6*.Cho 2,8 g một kim loại tác dụng với lượng clo dư thu được 8,125 g muối. Cũng lượng kim loại này cho tác dụng với dd HCl dư thu được 1,12(l) khí (đktc). Xác định tên kim loại. 7. Cho 7,17 g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại M (hóa trị II không đổi) tác dụng với dd HCl dư thu được 2,688 (l) khí (đktc). Cũng lượng kim loại M này cho tác dụng hoàn toàn với khí clo thu được 6,8 g muối. Xác định tên kim loại. 8. Cho 1,03 gam muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 g bạc. Xác định tên của muối A. Hướng dẫn giải: 1. Al. 2. Ở đây đề bài không cho hóa trị hay vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn (thuộc loại 2).. n. Cl 2. = 0,3mol. Gọi tên kim loại là M 2M. + nCl2. 0,6/n. MM =. → 2MCln. 0,3. mM nM. =. 11,2 =18,67n 0,6/n. (Với kim loại ta chỉ lựa chọn hóa trị n từ 1 đến 3) n. 1. 2. 3. M. 18,67. 37,34. 56 Phù hợp.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 26. Vậy M là Fe. 3. Cl2. 4. CaCO3 và SrCO3. 5. a. K2O, b. 160ml. 6. Ở đây đề bài không cho hóa trị hay vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn nên HS cẩn thận công thức muối tạo ra trong 2 pư trên có thể khác nhau (trường hợp là Fe thì 2 muối này sẽ khác nhau). Ta có các pư như sau: 2M + aCl2 → 2MCla 0,1/b. 0,1/b mol. 2M + 2bHCl → 2MClb + bH2 0,1/b. 0,05 mol. Khối lượng kim loại:. 0,1M = 4,2 b. Khối lượng muối MCla:. (M+35,5a)0,1 = 8,125 (2) b. (1). (2) (M+35,5a) 8,125 56 = a →M= (1) M 4,2 3 Chọn a = 3, M = 56 → b = 2 → M là Fe. 7. Zn. 8. NaBr: natribromua. Dạng 5: Bài toán có tính đến hiệu suất Phương pháp Đối với dạng bài hiệu suất có 2 kiểu: -. Cho hiệu suất phản ứng, tính lượng chất tham gia hoặc sản phẩm tạo thành.. -. Cho lượng chất tham gia và sản phẩm, tính hiệu suất.. Các bước giải: -. Bước 1: Qui các số liệu đề bài cho như khối lượng, thể tích,… về số mol.. -. Bước 2: Viết phản ứng và cân bằng..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 27. -. Bước 3: Điền số mol ban đầu, mol phản ứng, mol sau phản ứng vào phương trình. A + BC + D nbđ npu nspu. (Trên thực tế, do một số nguyên nhân nên chất tham gia phản ứng không phản ứng hết nên npu luôn nhỏ hơn nbđ). -. Bước 4: Dựa vào các số liệu đã biết để tính toán theo yêu cầu của đề bài..  Công thức tính hiệu suất:. H=. n pu. n. bd. .100% (áp dụng cho chất tham gia). Nếu đề bài cho lượng sản phẩm ta phải qui ra chất tham gia để tính hiệu suất. Bài mẫu 1. Cho 2,875 g Na tác dụng với khí clo dư thu được 6,435 (g) muối. Tính hiệu suất của phản ứng. Tóm tắt đề: + Cl 2  NaCl Na . 2,875g. 6,435g. Giải: Thực hiện các bước giải như phần phương pháp. Bước 1: n. Na. =. Bước 2: Bước 3:. 2,875 = 0,125mol 23 2Na. nbd. 0,125. npu. 0,11. nspu. +. Cl2. n →. NaCl. =. 6,435 =0,11mol 58,5. 2NaCl. 0,11 0,11.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 28. Lưu ý: NaCl là sản phẩm tạo thành nên không có lượng dùng ban đầu. 0,11 mol là số mol sau phản ứng nên cũng được điền vào dòng phản ứng. Bước 4: H =. n pu. n. .100% =. bd. 0,11 .100%=88% 0,125. 2. Tính khối lượng natri và thể tích khí clo (đktc) cần dùng để điều chế được 11,7 g muối. Biết hiệu suất là 75%. Tóm tắt đề: Na. +. Cl2. ?(g). H = 75%. ?(l). NaCl 11,7 (g). Giải: Thực hiện các bước giải như phần phương pháp nNaCl = 0,2 mol 2Na. +. Cl2. →. 2NaCl. nbd npu. H=. n. 0,2. nNapu. n. Nabd. Nabd. n. =. Cl bd 2. 0,1. n .100%=. nNapu H. =. n. 0,2. Cl pu 2 .100%= 75%. Cl bd 2. .100%=. 0,2 .100= 0,27mol 75. 0,1 .100= 0,13mol 75. mNabd = 23 . 0,27 = 6,21 g. V =0,13.22,4=2,912(l). Cl bd 2 Bài tập tự giải 1. Cho 0,336 (l) khí hidro tác dụng với 2,24 (l) khí clo. Hòa tan sản phẩm vào nước được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 2,87 (g) kết tủa. Tính hiệu suất tổng hợp HCl. Biết thể tích các khí đo ở đktc..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 29. 2. Tính khối lượng MnO2 và axit HCl cần dùng để điều chế được 3,36 (l) khí clo. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. 3. Cho 11,2 g Fe tác dụng với 7,84 (l) khí clo (đktc) thu được 27,625 g muối. Tính hiệu suất phản ứng. Đáp số: 1. 66,67%. 2. MnO2: 13,05 g HCl: 21,9 g. 3. 85%. Dạng 6: Trộn hai dung dịch có nồng độ khác nhau Phương pháp Ta dùng sơ đồ đường chéo:  Khi pha m1 gam dung dịch 1 nồng độ C1% với m2 g dung dịch 2 có nồng độ C2%, ta thu được dung dịch mới có nồng độ C % ( C1 < C < C2). Ta có sơ đồ đường chéo: C2 - C. m1 C. C - C1. m2 Lập tỉ lệ:. m1 C2 -C = m 2 C-C 1.  Khi pha V1 (l) dd 1 có nồng độ mol C1 với V2 (l) dd 2 có nồng độ mol là C2, ta thu được dd mới có nồng độ mol là C ( C1 < C < C2). Ta có sơ đồ đường chéo: C2 - C. V1 C. C - C1. V2 Lập tỉ lệ:. V1 C2 - C = V2 C - C1. ..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 30. Bài mẫu Trộn 50 g dung dịch HCl 10% với 80 g dung dịch HCl 15%. Xác định nồng độ của dung dịch mới thu được. Tóm tắt đề: 50g dd HCl 10% +. 80g dd HCl 15% => ? g dd HCl ?%..  Cách 1: Áp dụng sơ đồ đường chéo như hướng dẫn ở trên 15% - C %. 50 g dd 10% C%. C % - 10%. 80 g dd 15%. 50 15% - C% → C = 13,08%. = 80 C% - 10%.  Cách 2:Làm theo cách thông thường Hướng dẫn: -. Muốn xác định được nồng độ % của dung dịch mới phải biết những giá trị nào? Theo công thức C%=. m ct. m. dd. .100%. Vì thế cần phải biết khối lượng dung dịch mới và khối lượng chất tan mới. -. Khối lượng dd mới và khối lượng của chất tan mới tính như thế nào? mdd mới = mdd1 + mdd2 mct mới = mct1 + mct2 Lưu ý: Không được cộng tổng nồng độ của các dung dịch đầu thành nồng độ. của dung dịch mới. Giải: Đặt dung dịch HCl 10% là dd1 mHCl = 50.0,1 = 5(g) Dung dịch HCl 15% là dd 2 mHCl = 80. 0,15 = 12 (g) Khối lượng dung dịch mới: mdd mới = mdd1 + mdd2 = 50 + 80 = 130 (g).

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 31. Khối lượng HCl có trong dung dịch mới là: mct mới = mct1 + mct2 = 5+ 12 = 17 (g) Nồng độ % của dung dịch mới là:. 17 .100%  13, 08%. 130. Bài tập tự giải 1. Trộn 200 ml dung dịch HCl 2M với 300 ml dung dịch HCl 1,5M. Tính nồng độ của dung dịch HCl thu được. ĐS: 1,7M. 2. Trộn 100 g dung dịch HCl (dung dịch 1) với 150 g dung dịch HCl 20% (dung dịch 2) thu được dung dịch mới có nồng độ 16,8%. Xác định nồng độ của dung dịch 1. ĐS: 12%.. Dạng 7: Hỗn hợp các kim loại, kim loại và oxit kim loại, các muối,… tác dụng với axit HCl. Phương pháp -. Bước 1: Qui các số liệu đề cho như khối lượng, thể tích,… về số mol.. -. Bước 2: Viết phản ứng và cân bằng. Một số lưu ý khi viết phản ứng: + Xét xem trong hỗn hợp đó có chất nào không tác dụng với dd HCl không? (ví dụ: kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học: Cu, Ag, Au,….) + Chất nào tác dụng với HCl thì sinh ra khí? Và đó là khí gì? ( Tác dụng với kim loại sinh ra khí H2, Tác dụng với muối cacbonat, hidrocacbonat thì sinh ra khí CO2) + Fe tác dụng với HCl thì sinh ra FeCl2: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Fe tác dụng với Cl2 sinh ra FeCl3: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3. Khi Fe dư, sẽ có. phản ứng: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2. -. Bước 3: Gọi x, y,… là số mol chất cần tìm.. -. Bước 4: Dựa vào dữ liệu để lập hệ, giải hệ.. -. Bước 5: Từ kết quả giải hệ (x, y,…) tính các giá trị đề bài yêu cầu..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 32. Bài mẫu 1. Cho 10,55 g hỗn hợp hai kim loại Zn và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 7,28 (l) khí H2 (đktc). Tính khối lượng muối clorua tạo thành trong phản ứng. Tóm tắt đề:  Zn HCl dö   muoá i + H2 Al. 10,55g. ?g. 7,28(l). Hướng dẫn: 7, 28. -. n. = = 0,325mol H 22,4 2. -. Nhận xét thấy: Zn và Al đều đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên đều phản ứng với HCl và sinh ra khí H2.  ZnCl2 + H2 (1) Zn + 2HCl   2AlCl3 + 3H2 (2) 2Al + 6HCl . n. Lưu ý HS:. Không được hiểu sai là : n. H (1) 2. H (1) 2. +n =n. H (2) 2. H (2) 2. =0,325. =0,325 .. Giải:  Cách 1. n. =. 7, 28. H 22,4 2. = 0,325mol. Gọi x và y lần lượt là số mol của Zn và Al  ZnCl2 + H2 (1) Zn + 2HCl . x. 2x. x. x mol.  2AlCl3 + 3H2 (2) 2Al + 6HCl .

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 33. y. 3y. y. 1,5y mol. mZn + mAl = 65x +27y =10,55. x = 0,1. n H2 =x+1,5y=0,325. y = 0,15. Khối lượng muối clorua tạo thành. m. ZnCl 2. +m. AlCl 3. =136.0,1+133,5.0,15 = 33,625g..  Cách 2: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mKL + mHCl = mmuối + m H 2  mmuối = mKL + mHCl - m H 2. Khối lượng kim loại và H2 đã có, mHCl tính như thế nào? Theo pư (1) và (2), ta nhận thấy: n HCl =2n H = 2. 0,325 = 0,65 mol 2  mmuối = mKL + mHCl - m H = 10,55 + 36,5. 0,65 – 0,325.2 = 33,625 g. 2.  Cách 3: HS ghi nhớ: mmuối = mKL + mgốc axit mmuối = mKL + mCl= mAl + mZn + mClMà mCl- =MCl- .nCl- =35,5.nClnCl = nHCl = 2nH2 = 0,65 Vậy: mmuối= 10,55 + 35,5. 0,65 = 33,625 g. 2. Cho 3,28 g hỗn hợp Cu và CuO tác dụng với 100 ml dd HCl aM (dư). Sau phản ứng thu được 1,28 g chất rắn không tan. a. Tính khối lượng muối thu được. b. Để trung hòa hết lượng axit dư ở trên cần phải dùng 150 ml dd KOH 1M. Tính a. Hướng dẫn: -. Cu và CuO có tác dụng được với dd HCl không?.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 34. Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không có pư. CuO pư được và  CuCl2 + H2O PTHH: CuO + 2HCl . -. Vậy chất rắn thu được sau pư là gì? - Cu không pư lúc đầu.. -. Muối thu được ở đây là muối nào? - CuCl2 thu được do pư trên.. Tóm tắt đề: Cu HCl 3,28g   CuO.  chaá t raé n Cu:1,28g CuCl :?g   2. Giải: Chất rắn không tan là Cu : 1,28 g => mCuO = 3,28 – 1,28 = 2g => nCuO = 0,025 mol  CuCl2 + H2O (1) CuO + 2HCl . 0,025. 0,05. n. =2n. HCl. 0,025 mol. CO 2. = 0,4mol. Khối lượng muối thu được: m. CuCl 2. =135.0,025=3,375g. nKOH = 0,15 mol  KCl + H2O (2) KOH + HCl . 0,15. 0,15 mol.  nHCl =0,05+ 0,15=0,2mol. Vậy a = 0,2/0,1 = 2M. Bài tập tự giải 1. Cho 20 g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1(g) khí H2 bay ra. Xác định khối lượng muối clorua tạo thành trong dung dịch. 2. Cho 17,2 (g) hỗn hợp Cu và Fe vào dd HCl dư thu được 5,6 (l) khí H2 (đktc). a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Cho a(g) hỗn hợp hai kim loại trên tác dụng với khí clo dư thu được 32,215 g muối. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%. Tính a..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 35. 3. Hòa tan hoàn toàn 6,34 g hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn vào dung dịch HCl dư thu được 4,592(l) khí (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. 4. Hòa tan 8,4 g hỗn hợp gồm Mg và MgO vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thì thu được 2,24 (l) khí (đktc). a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng. 5. Hòa tan 8 g hỗn hợp gồm Fe và Mg cần vừa đủ V (ml) dung dịch HCl 25% (d=1,12g/ml) thu được 4,48 (l) H2 (đktc) và dung dịch A. a. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. b. Xác định V. c. Tính nồng độ % của muối trong dung dịch A. 6*. Cho 23,2 g hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4, với số mol của FeO bằng Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl a M. Tính a. 7. Chia 9,52 g hỗn hợp gồm Mg, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau: Phần I: Cho tác dụng hoàn toàn với dd HCl dư thu được 3,808(l) khí (đktc). Phần II: Cho tác dụng vừa đủ với 5,712(l) khí clo(đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 8*. Hòa tan 18,3 g hỗn hợp muối gồm muối cacbonat của kim loại nhóm IA và muối cacbonat của kim loại nhóm IIA trong dd HCl dư thu được 8,8 g khí. Cô cạn dd sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan. 9*. Khử hoàn toàn 12 g oxit của một kim loại cần vừa đủ 5,04 (l) khí hidro. Hòa tan hết lượng kim loại thu được vào dd HCl thấy thoát ra 3,36 (l) khí hidro. Xác định CTPT của oxit kim loại. Biết các khí đều đo ở đktc. 10. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe3O4 bằng dd HCl thu được dd X và một khí thoát ra. a. Tính khối lượng muối thu được. b. Toàn bộ lượng khí này khử hoàn toàn và vừa đủ 12 g hỗn hợp Fe2O3 và CuO. Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 36. 11. Cho 16,8 g hỗn hợp Mg, Fe, Cu tác dụng với V(ml) dd HCl 2M. Phản ứng kết thúc thu được 6,72 (l) khí (đktc) và 6,4 g chất rắn. a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Tính V, biết thể tích dd dùng dư 20% so với lý thuyết. 12*. Cho 14 g Fe tác dụng với 23,43 g khí clo. Tính khối lượng muối thu được. Hướng dẫn giải: 1. 55,5 g. 2. Chỉ có Fe tác dụng với HCl và sinh ra muối FeCl2, Cu đứng sau H nên không phản ứng. Do đó, toàn bộ số mol H2 sinh ra là do Fe tác dụng với HCl tạo thành 5,6 nH   0,25 mol 2 22,4. Fe + 2HCl. →. FeCl2 + H2. nFe =nH = 0,25  m  56.0,25  14 g. Fe 2. 3. Áp dụng đinh luật bảo toàn khối lượng, giải như cách 2 bài mẫu 1 4,592 nH   0,205 mol 22,4 2. n. HCl. = 2nH = 0,41mol 2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mKL + mHCl = mmuối + m H 2  mmuối = mKL + mHCl - m H = 6,34 + 36,5.0,41 – 0,205.2=20,895 g. 2. 4. Mg : 2,4 g MgO : 6g. mddHCl = 182,5 g. 5.. a. Fe: 5,6 g ; Mg : 2,4 g. b.52,14 ml. c. %FeCl2: 19,24%. %MgCl2: 14,4%. mddsaupu= 66 g..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 37. 6. Nhận xét : FeO.Fe2O3  Fe3O4. Nên hỗn hợp 3 oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4 (với số mol FeO bằng số mol của Fe2O3) ta có thể coi chỉ là một oxit Fe3O4. 23,2 nFe O = = 0,1mol 3 4 232  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O Fe3O4 +8 HCl . 0,1. 0,8 mol. a = 0,8/0,4=2M. 7.. Mg: 2,4g. Fe: 3,92g. Cu: 3,2 g.. 8. M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O (1) NCO3 + 2HCl → NCl2 + CO2 + H2O Theo phản ứng (1) và (2): n. n. HCl. H O 2. =2n. (2). =n = 0,2mol CO 2. CO 2. = 0,4mol. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mmuối cacbonat + mHCl = mmuối clorua + mCO2 + mH2O  mmuối clorua = mmuối cacbonat + mHCl - mCO2 - mH2O = 18,3 + 36,5.0,4 – 8,8 – 18.0,2 = 20,5 g. 9. Gọi công thức oxi kim loại là MxOy MxOy + yH2 → xM + yH2O (1) 0,225. 0,225 mol. 2M + 2aHCl → 2MCla + aH2 (2) 0,3/a. 0,15 mol. nH2(1) = 0,225 mol. nH2(2) = 0,15 mol. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho pư (1):. mM =m. + mH + m =12+2.0,225-18.0,225=8,4g H O 2 2 mM =m + mH + m =12+2.0,225-18.0,225=8,4g MxOy H O 2 2 MxOy.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 38. M = 8,4 : 0,3/a = 28a a. 1. 2. 3. M. 28. 56. 84. Fe 0,225x 0,3 0,3 = = = 0,15 y a 2 x 2  = y 3 nM =. Công thức oxit sắt: Fe2O3. 10. FeCl2 38,1 g. FeCl3 32,5 g. Fe2O3 8g. CuO 4g.. Lưu ý pư: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O. 11. Mg 28,57%. Fe 33,33% n. 12. nFe = 0,25 mol. Cl 2. Cu 38,10%. V= 360 ml.. = 0,33mol. 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 0,22. 0,33. 0,22 mol. Do Fe dư, nên sẽ có pư: Fe + 2FeCl3  3FeCl2 0,03 m. muoá i. =m. FeCl 2. 0,06 +m. FeCl 3. 0,09 mol = 0,09.127+ 0,16.162,5=37,43g.. Dạng 8: Halogen mạnh đẩy halogen yếu hơn ra khỏi muối của nó. Nhận xét -. Tính oxi hóa: F2 > Cl2 > Br2 > I2.. -. Halogen có khối lượng phân tử nhỏ hơn có thể đẩy được halogen có khối lượng phân tử lớn hơn ra khỏi muối của nó (trừ F2).. -. PTHH:. X2 + 2NaY → 2NaX + Y2. (X là halogen có khối lượng phân tử nhỏ hơn Y).

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 39. Cô cạn dd sau phản ứng thu được muối NaX và có thể có muối NaY dư. Do Y có khối lượng phân tử lớn hơn X nên khối lượng muối khan thu được luôn nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu. ∆m = mhỗn hợp đầu –mmuối khan =2n X pu (MY -MX )=nNaX (MY -MX ) 2 Bài mẫu Cho brom dư tác dụng với 16,095 g hỗn hợp NaCl và NaI. Cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 12,335 g muối khan. Hòa tan lượng muối khan trên vào nước rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3. Tìm khối lượng kết tủa thu được. Hướng dẫn: -. Brom cho tác dụng với hỗn hợp NaCl và NaI thì sẽ có phản ứng nào xảy ra? Vì sao?. Do tính oxi hóa của clo > brom > iot nên: Br2 chỉ phản ứng với NaI, không phản ứng được với NaCl. NaCl + Br2 dö NaCl    NaI NaBr. Như vậy, bài toán trở về dạng Br2 tác dụng với dd NaI. -. Vậy 12,335 g muối khan là những muối nào?. NaCl ban đầu và NaBr. -. Khi cho tác dụng với AgNO3, kết tủa thu được là những chất nào?. Do NaCl và NaBr đều tác dụng với AgNO3 cho kết tủa, nên kết tủa gồm: AgCl và AgBr. 1)+ H O NaCl AgCl 2      2)+ AgNO 3 NaBr AgBr. Tóm tắt đề: + Br dö 1)+ H O NaCl NaCl AgCl 2  coâ caï n 12,335g  2   16,095g      2)+ AgNO 3 NaI NaBr AgBr m=?.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 40. Giải: Cách 1: Giải theo phần nhận xét. Br2 + 2NaI. → 2NaBr + Br2. Do NaCl không phản ứng nên: m (hỗn hợp đầu) – m (muối khan) = mNaI – mNaBr = nNaI(127 – 80) = 16,095 – 12,335 ( vì nNaI = nNaBr theo phản ứng(1)). → nNaI = 0,08 → nNaCl =. 16,095-150.0,08 = 0,07 mol 58,5. m↓= mAgCl + mAgBr = 143,5x + 188y = 25,085 g. Cách 2: Giải theo cách thông thường. Gọi nNaCl = x mol nNaI = y mol 58,5x + 150y = 16,095(*) Pư: Br2 + 2NaI. → 2NaBr + Br2 (1). y. y mol. 58,5x + 103y = 12,335 (**) Giải (*) và (**) ta được: x = 0,07, y = 0,08 NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl (2) x NaBr + AgNO3. x mol → NaNO3 + AgBr (3). y. y mol. m↓= mAgCl + mAgBr = 143,5x + 188y = 25,085 g. Bài tập tự giải 1. Xác định nồng độ mol của dung dịch KI. Biết rằng 200 ml dung dịch đó tác dụng hết với khí Cl2 thì giải phóng 76,2 g I2. 2. Sục clo dư vào dd chứa 19,525 g hỗn hợp 3 muối NaF, NaCl, NaBr đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dd thu được thu được 15,075 g muối khan. Tính khối lượng của NaBr trong hỗn hợp đầu..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 41. 3. Sục khí clo dư vào 12,335 g hồn hợp gồm NaCl và NaBr. Cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 8,775 g muối khan. Hòa tan ½ lượng muối khan trên vào nước rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3. Tính khối lượng kết tủa thu được. 4*. 4. Cho 86,2 g dd T gồm NaI và NaBr tác dụng với 9,23 g khí clo. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 62,41(g) muối khan. a. Chứng minh rằng chỉ có mỗi NaI phản ứng. b. Cho dd T trên tác dụng với clo, để thu được hai muối thì lượng clo phải dùng tối thiểu là 10,65 g. Tính khối lượng mỗi muối trong dd T. Đáp số: 1. 0,3M. 2. 10,3 g. 3. 10,7625g. 4. a. Do tính khử I- > Br-. Thứ tự phản ứng như sau: Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 0,13. 0,26. (1). 0,26. NaI hết thì NaBr mới phản ứng: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (2). n. Cl 2. = 0,13mol.  Nếu chỉ xảy ra phản ứng (1) thì độ giảm khối lượng: ∆m = 2 n. Cl 2. (MI – MCl) = 2. 0,13 (127 – 35,5) = 23,79 g. Theo giả thiết độ giảm khối lượng là: Khối lượng muối giảm: ∆m = 86,2 – 62,4 = 23,79 g (phù hợp). Chỉ có NaI phản ứng.  Nếu xảy ra cả phản ứng (2) thì độ giảm khối lượng sẽ nhỏ hơn trường hợp trên. Để dd thu được chỉ chứa hai muối ( là muối NaCl (pư 1) và NaBr). Nếu lượng clo chỉ dùng tối thiểu thì NaI phản ứng vừa hết, NaBr chưa phản ứng. n. Cl 2. =. 10,65 = 0,15mol 71.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 42. Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 0,15. 0,3. mol. mNaI = 0,3 . 150 = 45 g mNaBr = 86,2 – 45 = 41,2 g. Dạng 9: Bài tập có sử dụng hình vẽ Nhận xét Yêu cầu HS cần nắm vững tính chất vật lí, tính chất hóa học của các chất; kết hợp với kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ. Bài mẫu 1. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng cách thu khí HCl trong phòng thí nghiệm? Giải thích. Bông tẩm dd NaOH. Dd NaCl bão hòa H2O. Hình a. Hình b. Hình c. Hình d. Hướng dẫn: Để xác định được cách thu khí cần nắm được một số tính chất vật lí và hóa học của khí cần thu như sau: -. Nặng hay nhẹ hơn không khí?. -. Có tác dụng với không khí không?. -. Có tan được trong nước không?/ Có tác dụng với nước không?. Từ đó suy ra phương pháp thu khí. Giải: Khí HCl : - Nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí. - Tan nhiều trong nước, tạo dung dịch có tính axit. Phương pháp thu khí HCl: phương pháp đẩy không khí. Chọn hình a..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 43. 2. Tìm chỗ sai trong cách lắp bộ dụng cụ dùng để thu khí clo trong hình vẽ dưới đây. Giải thích.. Giải: Sai ở bình chứa khí clo. Không được nút kín, vì nút kín thì không khí trong bình không thoát được ra ngoài. Ta phải dùng bông tẩm dd NaOH để nút bình. 3. Bộ dụng cụ dưới đây dùng để điều chế khí nào trong số các khí sau trong phòng thí nghiệm: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4? Giải thích..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 44. Dd B. Chất rắn A. Khí C Hướng dẫn: Để xác định được khí C là khí nào, ta cần quan sát cách đặt lọ thu khí C. Từ đó, suy ra tính chất của khí C (như ở bài mẫu 1). Lọ thu khí C để ngửa miệng lên trên → khí C nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí. Giải: Khí C có đặc điểm: nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí. Vậy C có thể là một trong các khí sau: Cl2, O2, SO2, CO2. Bài tập tự giải 1. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng cách thu khí clo ? Giải thích. Bông tẩm dd NaOH.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 45. NaOH. Hình a. Hình b. Hình c. H2O. Hình d. 2. Giải thích tại sao: để điều chế khí clo tinh khiết trong phòng thí nghiệm, người ta lại mắc dụng cụ như hình vẽ dưới đây.. Dd NaCl. 3. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng cách điều chế dd axit HCl trong phòng thí nghiệm? Giải thích. HClk. HClk. HClk. NaOH. H2O HClk. Hình a. Hình b. Hình c. Hình d. Đáp số: 1. Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của khí clo: -. Nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí.. -. Tác dụng với nước..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 46. Vì vậy, phương pháp thu khí clo là phương pháp đẩy không khí. Chọn hình a. 2. Khí clo điều chế ra khỏi bình cầu có lẫn cả hơi nước và khí hidro clorua. Dẫn hỗn hợp khí qua bình chứa dd NaCl bão hòa để giữ khí hidro clorua. Dẫn tiếp qua bình chứa H2SO4 đặc để giữ hơi nước. Bình tam giác thu khí clo sau cùng được nút bằng bông tẩm dd NaOH để ngăn không cho khí clo thoát ra ngoài. 3. Đây là điều chế dd HCl nên phải dẫn khí vào trong nước. Hình c.. PHẦN 3: TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỀ 1 A. TRẮC NGHIỆM (4đ) Câu 1:. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại ? A. Al.. Câu 2:. Câu 3:. B. Ag.. C. Fe.. D. Cu.. Dãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit tăng dần? A. HI, HBr, HCl, HF.. B. HF, HCl, HBr, HI.. C. HBr, HI, HF, HCl.. D. HCl, HBr, HI, HF.. Hòa tan hoàn toàn 2,39g hỗn hợp gồm Na2CO3 và CuO trong V ml dung dịch HCl 1M vừa đủ thu được 0,336 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là (Na:23, C:12, O:16, Cu:64) A. 0,05.. Câu 4:. C. 50.. D. 0,25.. Nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là A. ns2 np6.. Câu 5:. B. 25. B. ns2 np4.. C. ns2 np3.. D. ns2 np5.. Trong phản ứng hóa học sau: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O, clo đóng vai trò A. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. B. là chất oxi hóa..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 47. C. là chất khử. D. là chất khử. Câu 6:. Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh? A. HNO3.. Câu 7:. B. H2SO4.. C. HF.. D. HCl.. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng cách thu khí clo trong phòng thí nghiệm?. Bông tẩm dd NaOH. NaOH. .. A. Câu 8:. B.. C.. H2O. D.. Cần bao nhiêu gam KMnO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl để điều chế đủ khí clo tác dụng với sắt tạo nên 16,25g FeCl3 ? (K:39, Mn:55, O:16, Fe:56) A. 11,85g.. B. 15,80g.. C. 6,32g.. D. 9,48g.. B. TỰ LUẬN Câu 1. Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: (2đ) MnO2. 1. Cl2. 2. HCl 4. 3. AgCl. nước Giaven. Câu 2. Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt (viết phương trình phản ứng nếu có): KI, HCl, NaNO3, KOH. (1đ) Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 19,2g hỗn hợp Fe và Mg trong dd HCl. Sau phản ứng thu được 8,96 lít khí H2 thoát ra (đktc). a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. (2đ) b) Dẫn toàn bộ lượng khí H2 sau phản ứng trên qua ống sứ chứa CuO dư, nung nóng thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ giảm m gam. Tính m. (1đ).

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 48. (Cho: Fe : 56, O: 16, Mg : 24, H : 1, Cl :35,5). ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Đáp án. A. B. C. D. A. C. A. D. B. TỰ LUẬN Câu 1: Mỗi phương trình đúng: 0,5đ (thiếu cân bằng, điều kiện trừ 0,25đ). Câu 2: Nhận ra được 1 chất được 0,25đ (bao gồm nếu có phương trình hóa học thì phải viết ra). KI. HCl. NaNO3. KOH. Quì tím. -. Đỏ. -. Xanh. AgNO3. ↓Vàng. Phản ứng:. -. AgNO3 + KI → AgI↓ + KNO3 8,96 nH = = 0,4 mol 22,4 2. Câu 3:. (0,25đ). Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 x. (0,25đ). x. Mg + 2HCl. → MgCl2 + H2. y. y. 56x + 24y =19,2 x= 0,3    x + y =0,4 y = 0,1 %Fe =. 56. 0,3 .100%= 87,5% 19,2. %Mg = 100% - 87,5% = 12,5% b.. H2 + CuO 0,4. 0,4. (0,25đ). → Cu + H2O. (0,75đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,5đ). 0,4. mgiảm= mCuO – mCu= 80.0,4 – 64.0,4 = 6,4 g.. (0,5đ).

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 49. ĐỂ 2 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1:. Câu 2:. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Dd KBr + dd AgNO3.. B. Dd NaCl + dd AgNO3.. C. Dd KI + dd AgNO3.. D. Dd NaF + dd AgNO3.. Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là A. ns2np3.. Câu 3:. B. ns2nd5.. C. ns2nd3.. D. ns2np5.. Clo vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử khi tác dụng với chất nào sau đây? A. H2O.. Câu 4:. B. Kim loại.. C. H2.. D. Dd KBr.. Sục clo dư vào dd chứa 30 g hỗn hợp muối NaF, NaCl và NaBr đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dd thu được 25,55 g muối khan. Số g NaBr ban đầu là A. 5,15.. Câu 5:. B. 10,30.. C. 6,00.. D. 12,00.. Trong phòng thí nghiệm, chất nào sau đây được dùng để điều chế Clo bằng cách khử chúng? A. KCl.. Câu 6:. C. HCl.. D. NaCl.. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử? A. F2.. Câu 7:. B. KMnO4. B. Cl2.. C. I2.. D. Br2.. Hiện tượng xảy ra khi đưa quỳ tím ẩm vào lọ chứa khí Clo là A. quỳ tím không đổi màu. B. quỳ tím hóa đỏ, sau đó chuyển sang màu xanh. C. quỳ tím hóa đỏ, sau đó mất màu. D. quỳ tím hóa xanh, sau đó mất màu.. Câu 8:. Để phân biệt 4 dung dịch muối KNO3, NaCl, KI, KBr ta dùng hóa chất nào sau đây? A. BaCl2.. Câu 9:. B. . H2SO4.. C. AgNO3.. D. Qùy tím.. Số g muối thu được khi cho 14 g Fe tác dụng hết với 6,72 (l) khí clo.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 50. (đktc) là A. 32,500.. B. 40,625.. C. 35,300.. D. 19,050.. Câu 10: Cho phản ứng: CO2 + H2O + NaClO → HClO + NaHCO3. Phản ứng xảy ra được là do A. axit cacbonic có tính oxi hóa mạnh hơn axit HClO. B. axit cacbonic có tính axit mạnh hơn axit HClO. C. axit cacbonic có tính oxi hóa yếu hơn axit HClO. D. axit cacbonic có tính axit yếu hơn axit HClO. B.TỰ LUẬN Bài 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau: (2 đ) (1) Cl2 (2) FeCl2 NaCl    . (3). (4) FeCl3. Bài 2: Cho 15,4 gam hỗn hợp gồm Al và CaCO3 tác dụng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B. a) Tính khối lượng Al và CaCO3 có trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính tỉ khối của hỗn hợp khí B so với H2. (Al = 27; C = 12; O = 16; Ca = 40; H = 1). ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. Đáp án. D. D. A. B. B. A. C. C. C. B. B. TỰ LUẬN Câu 1: Mỗi phương trình viết đúng, cân bằng đầy đủ, đủ điều kiện : 0,5 đ (thiếu 0,25đ). Câu 2: nHCl = 0,4. 2= 0,8 mol 2Al + 6HCl x. 3x. →. 2AlCl3 + 3H2↑ 1,5x. (0,25đ) (0,25đ).

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 51. CaCO3 + 2HCl y. →. CaCl2 + CO2 ↑+ H2O. 2y. (0,25đ). y. 27x +100y =15,4 x= 0,2   3x + 2y = 0,8 y = 0,1. (0,75đ). mAl = 27 .0,2= 5,4 g. (0,25đ). mCaCO3= 100.0,1 = 10 g .. (0,25đ). H : 1,5x mol= 0,3mol b.Hỗn hợp khí B  2  CO2 :y mol = 0,1mol. 2.0,3+ 44.0,1 d B/H = = 6,25. 2 (0,3+ 0,1).2. (1đ).

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 52. Tài liệu tự học chương 6: Oxi – lưu huỳnh PHẦN 1: LÝ THUYẾT Câu hỏi tự học I. Oxi – ozon 1. Trình bày tính chất vật lí của oxi. 2. Tính chất hóa học đặc trưng của oxi. Nguyên nhân của tính chất này. Viết phản ứng minh họa. 3. Nguyên tắc và pư điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 4. Trình bày tính chất vật lí của ozon. 5. So sánh tính oxi hóa của oxi và ozon. Viết pư minh họa. 6. Sự hình thành tầng ozon. Ứng dụng của ozon. II. Lưu huỳnh 1. Trình bày được các giá trị về nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, nhiệt độ bền của 2 dạng thù hình của lưu huỳnh. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí. 3. Tính chất hóa học đặc trưng của lưu huỳnh. Nguyên nhân của tính chất này. Các pư minh họa. 4. Một vài ứng dụng của lưu huỳnh. III.. Hidro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit. 1. Trình bày tính chất vật lí của hidro sunfua. 2. Trình bày tính chất hóa học của hidro sunfua. Viết phản ứng minh họa. 3. Tại sao hidro sunfua lại có tính khử mạnh? 4. Tính chất vật lí, tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit. Viết phản ứng minh họa. 5. Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit. IV.. Axit sunfuric : H2SO4. 1. Trình bày tính chất vật lí của H2SO4.Cách pha loãng H2SO4 đặc. 2. Trình bày tính chất hóa học của H2SO4. 3. Sản xuất H2SO4..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 53. 4. Cách nhận biết ion sunfat. Tóm tắt lí thuyết I. Oxi : O2 1. Tính chất vật lí Chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, tan ít trong nước. 2. Tính chất hóa học Tính oxi hóa mạnh. Do: -. Oxi có độ âm điện lớn (chỉ kém flo).. -. Khi tham gia pư, nguyên tử oxi dễ nhận 2 e: O +2e → O2-. a. Tác dụng với nhiều kim loại 0. t 2Mg + O2   2MgO 0. t 4Fe + 3O2   2Fe2O3. b. Tác dụng với nhiều phi kim (trừ halogen) 0. t C + O2   CO2 0. t S + O2   SO2. c. Tác dụng với hợp chất 0. t 2CO + O2   2CO2 0. t C2H5OH + 3O2   2CO2 + 3H2O. 3. Điều chế a. Phòng thí nghiệm Nguyên tắc: Phân hủy hợp chất giàu oxi, ít bền nhiệt. 0. t 2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2. MnO. 2 2KCl + 3O 2KClO3  2 xt.  2H2O + O2 2H2O2 . b. Công nghiệp -. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 54. -. Điện phân nước:. 2H2O  2H2 + O2. II. Ozon: O3 1. Tính chất vật lí Chất khí màu xanh nhạt, mùi đặc trưng. 2. Tính chất hóa học Có tính oxi hóa mạnh, mạnh hơn oxi Ag + O2  không phản ứng 2Ag + O3  Ag2O + O2 tia tử ngoạ i.  2O3 3O2 . III. Lưu huỳnh 1. Tính chất vật lí.  Hai dạng thù hình của lưu huỳnh.  Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí Nhiệt độ. Trạng thái. Màu sắc. < 1130C. Rắn Lỏng, linh động Quánh nhớt Hơi Hơi Hơi. Vàng. Cấu tạo phân tử S8, vòng. Vàng. S8, vòng. Nâu đỏ Cam Cam cam. Chuỗi, Sn S6, S4 S2 S. 1190C 1870C 4450C 14000C 17000C 2. Tính chất hóa học. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Do: -2 H2 S. 0 S. Tính oxi hóa. a. Tính oxi hóa -. Tác dụng với nhiều kim loại 0 0 -2 t 0C Fe + S   Fe S 0 0 -2 t C Cu + S   Cu S. +4 SO2 Tính khử. +6 SO3.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 55. 0 -2 Hg + S   Hg S (ở nhiệt độ thường, dùng để thu hồi thủy ngân rơi vãi). -. Tác dụng với H2 0. t H2 + S   H2 S. b. Tính khử -. Tác dụng với phi kim 0 0 +4 t 0C S + O2   S O2. 3. Ứng dụng IV. Hidro sunfua: H2S 1. Tính chất vật lí Hidro sunfua là chất khí, không màu, mùi trứng thối, rất độc. 2. Tính chất hóa học a. Tính axit yếu H2S(K). +H O. 2  . dd H2S. Hidro sunfua. axit sunfuhidric, axit yếu. H2 S. +. NaOH  NaHS + H2O. H2 S. +. 2NaOH  Na2S + H2O. b. Tính khử mạnh. Do: -2. 0. H2 S. S. +4 SO2. +6 SO3. Tính khử. 2H2S + O2  2S + 2H2O 2H2S + 3O2  2SO2 + 2H2O H2S + 4Cl2 + 4H2O  8HCl + H2SO4 V. Lưu huỳnh dioxxit: SO2 1. Tính chất vật lí SO2 là chất khí, không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí. 2. Tính chất hóa học.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 56. a. SO2 là oxit axit SO2. +.   H2 O . H2SO3. Axit sunfurơ, axit yếu, không bền SO2 + NaOH  NaHSO3 SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O b. SO2 là chất khử và là chất oxi hóa (giải thích nguyên nhân của tính chất này: dựa vào số oxi hóa giống như trường hợp của S, H2S). -. Chất oxi hóa SO2 + 2H2S  3S↓vàng + 2H2O. -. Chất khử: SO2 làm mất màu dung dịch nước brom. SO2 + Br2 + 2H2O  2HBr + H2SO4. 3. Ứng dụng 4. Điều chế -. Phòng thí nghiệm: Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + SO2↑ + H2O. -. t Trong công nghiệp: 4FeS2 + 11O2  . 0. 2Fe2O3 + 8SO2. 0. t S + O2   SO2. VI. Axit sunfuric: H2SO4 1. Tính chất vật lí -. Chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi, tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.. -. Cách pha loãng axit đặc: Rót từ từ axit đặc vào nước và khuấy, không làm ngược lại vì như thế nước sôi lên đột ngột sẽ làm bắn tung tóe axit và có thể gây nổ.. 2. Tính chất hóa học a. Tính chất hóa học của H2SO4 loãng -. Làm quì tím hóa đỏ,. -. Tác dụng với kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối. b. Tính chất của axit sunfuric đặc.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 57. -. Tính oxi hóa mạnh: Tác dụng được với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim (C, P, S,…), nhiều hợp chất. KL +. Vd:. SO 2   H2SO   muoá i + H2S + H2O 4d   S. Cu + 2H2SO4  CuSO4 + SO2 + 2H2O 2H2SO4 + S  3SO2 + 2H2O 2H2SO4 + 2KBr  Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO4. -. Tính háo nước H SO d. 2 4  12C + 11H O C12H22O11  2. C + 2H2SO4  SO2 + 2SO2 + 2H2O → Cẩn thận khi tiếp xúc với axit sunfuric đặc. 3. Sản xuất: phương pháp tiếp xúc  S (1) SO  (2) SO  (3) H SO   2 3 2 4 FeS   2. -. Giai đoạn 1: Sản xuất lưu huỳnh đioxit (SO2) + Đi từ S:. 0. t S + O2   SO2 0. t + Đi từ FeS2: 4 FeS2 + 11O2   2Fe2O3 + 8 SO2. -. Giai đoạn 2: Sản xuất lưu huỳnh trioxit (SO3) 2SO2 +. -. O2. V O. 2 5   0  t C. 2SO3. Giai đoạn 3: Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 đặc H2SO4 + nSO3  H2SO4.nSO3 Oleum. 4. Nhận biết ion sunfat Dùng dd chứa ion Ba2+ tạo kết tủa BaSO4 trắng. H2SO4 + BaCl2  BaSO4↓trắng + 2HCl Na2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4↓trắng + 2NaOH.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 58. Câu 1:. Câu hỏi trắc nghiệm Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực? A. H2S.. Câu 2:. B. O2.. C. Al2S3.. D. SO2.. Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô? A. Al2O3.. Câu 3:. B. CaO.. C. dd Ca(OH)2.. D. dd HCl.. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Oxi là chất khí, không màu, không mùi, không vị. B. Oxi nặng hơn không khí. C. Oxi tan nhiều trong nước. D. Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.. Câu 4:. Chọn phát biểu đúng. A. Ozon có tính oxi hóa yếu hơn oxi. B. Ozon oxi hóa được tất cả các kim loại. C. Ozon oxi hóa Ag thành Ag2O. D. Điều kiện thường, ozon là chất lỏng, màu xanh nhạt.. Câu 5:. Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. Cl2, O3, S.. Câu 6:. B. S, Cl2, Br2.. C. Na, F2, S.. D. Br2, O2, Ca.. Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số lưu huỳnh bị oxi hóa là A. 1:2.. Câu 7:. B. 1:3.. C. 3:1.. D. 2:1.. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh? A. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa. B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử. C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. Lưu huỳnh không có tính khử và không có tính oxi hóa.. Câu 8:. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế H2S bằng phản ứng hóa học.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 59. A. H2 + S → H2S. B. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S. C. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2. D. ZnS + H2SO4 → ZnSO4 + H2S. Câu 9:. Cho phản ứng hóa học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng? A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa. C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.. Câu 10: Khi sục SO2 vào dd H2S thì A. dd bị vẩn đục màu vàng. B. không có hiện tượng gì xảy ra. C. dd chuyển thành màu nâu đen. D. tạo thành chất rắn màu đỏ. Câu 11: Để phân biệt 2 khí SO2 và CO2 chỉ cần dùng thuốc thử là A. dd Ba(OH)2.. B. CaO.. C. dd NaOH.. D. nước brom.. Câu 12: Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng A. H2SO4đ.. B. CuO.. C. KOHđ.. D. CaO.. Câu 13: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta A. rót từ từ nước vào dd axit đặc và khuấy đều. B. rót mạnh nước vào dd axit đặc và khuấy đều. C. rót mạnh dd axit đặc vào nước và khuấy đều. D. rót từ từ dd axit đặc vào nước và khuấy đều. Câu 14: Cặp kim loại thụ động trong H2SO4 đặc nguội là A. Zn, Al.. B. Fe, Cu.. C. Cu, Zn.. D. Al, Fe.. Câu 15: Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt 3 dd HCl, NaOH, H2SO4 đặc là A. quỳ tím.. B. Cu.. C. SO2.. D. H2S..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 60. Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng: Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 trong phương trình hóa học của phản ứng là A. 6 và 3.. B. 3 và 6.. C. 6 và 6.. D. 3 và 3.. Câu 17: Công thức nào sau đây là của oleum? A. SO3.nH2O.. B. H2SO4.nH2O. C. H2SO4.nSO3.. D. H2SO4.nSO2.. Câu 18: Oxi có số oxi hóa dương trong hợp chất A. OF2.. B. H2O2.. C. NaOH.. D. BaSO4.. Câu 19: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Chữa sâu răng. B. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. C. Sát trùng nước sinh hoạt. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Câu 20: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Sục khí H2S vào dd FeCl2. B. Sục khí Cl2 vào dd FeCl2. C. Sục khí H2S vào dd CuCl2. D. Cho Fe vào dd H2SO4 loãng nguội. Đáp án 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. B. B. C. C. B. D. C. B. D. A. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. D. A. D. D. A. D. C. A. D. A. PHẦN II: BÀI TẬP Về cơ bản, các dạng bài tập ở chương oxi- lưu huỳnh và chương halogen là tương tự nhau. Vì vậy, ở các dạng tương tự không nói lại phương pháp giải mà chỉ.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 61. đưa ra bài tập. Chỉ những dạng khác chương halogen mới đưa ra phương pháp và bài mẫu. Bảng phân chia bài tập Bài. Bài tập cần hoàn thành  Dạng 2: bài 3,4.  Dạng 4: bài 1,2,3.. Oxi – ozon.  Dạng 7: bài 1,3.  Dạng 9: bài 2,3,6.  Dạng 2: bài 1.. Lưu huỳnh.  Dạng 5: tất cả.  Dạng 1: bài 1b, 6.  Dạng 3: tất cả.  Dạng 6: tất cả.. H2S, SO2, SO3.  Dạng 7: 2.  Dạng 9: bài 1,4,5,7. H2SO4. Tất cả các bài còn lại.. Dạng 1: Viết Phản ứng hóa học 1. Hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): a. FeS2 b. S.  .  . SO2. FeS.  .  . S.  . H2 S. H2 S.  . PbS.  . SO2.  . SO3.  . H2SO4. SO2  Cl2 c. MnO2 .  . Br2.  . H2SO4.  . SO2.  . NaHSO3. 2. Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong dung dịch? (1) ZnS và HCl. (5) NaCl và H2S. (2) Na2SO3 và H2SO4. (6) BaCl2 và K2SO4. (3) Pb(NO3)2 và H2S. (7) BaCl2 và H2S. (4) NaOH và H2SO4.  . BaSO4.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 62. 3. Bổ túc các phản ứng sau, thêm điều kiện (nếu có): FeS2 + O2. → (A) + (B)rắn. (A) + O2. → (C). (C) + (D)lỏng. → (E). (E) + Cu. → (F) + (A) + (D). (A) + (D). → (G). (A) + 2NaOH → (I) (A) + NaOH → (H) 4. Viết các phản ứng xảy ra khi cho lần lượt Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với a. H2SO4 loãng. b. H2SO4 đặc, t0C. 5. Có những chất sau: sắt, lưu huỳnh, axit sunfuric loãng. a. Trình bày hai phương pháp điều chế hidro sunfua từ những chất đã cho. b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và cho biết vai trò của lưu huỳnh trong các phản ứng. 6. Viết các phản ứng điều chế S từ H2S, SO2, O2. 7. Có những chất sau: Cu, CuO, CuCO3, Al2O3, Fe2O3 và Fe(OH)3. 1. Cho biết những chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc thì sinh ra: a. Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí? b. Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy? c. Dung dịch màu xanh? d. Dung dịch màu nâu nhạt? e. Dung dịch không màu?. Viết tất cả các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. 2. Chất nào nói trên không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng tác. dụng với H2SO4 đặc ? Viết phương trình hoá học của phản ứng và xác định vai trò các chất tham gia..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 63. 8. Khi cho chất rắn A tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng sinh ra chất khí B không màu. Khí B tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch axit mạnh. Nếu cho dung dịch B đậm đặc tác dụng với mangan đioxit thì sinh ra khí C màu vàng nhạt, mùi hắc. Khi cho một mẩu natri tác dụng với khí C trong bình, lại thấy xuất hiện chất rắn A ban đầu. Ba chất A, B, C là chất nào trong các chất sau? Chất rắn A. Chất khí B. Chất khí C. - Natri cacbonat. - Lưu huỳnh đioxit. - Oxi. - Natri clorua. - Cacbon đioxit. - Hiđro sunfua. - Natri sunfit. - Hiđro clorua. - Hiđro. - Canxi cacbonat. - Cacbon monooxit. - Clo. - Natri sunfat. - Hiđro sunfua. - Hiđro clorua. 9. Cần điều chế một lượng muối CuSO4. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric? a. Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit. b. Axit sunfuric tác dụng với kim loại đồng. 10. Cho H2SO4 đặc tác dụng với tinh thể NaCl đun nóng nhẹ. Khí thoát ra hòa tan vào nước được dd A. Dd A tác dụng với MnO2 đun nóng được khí B. Cho một ít tinh thể Na2SO3 vào dd A thu được khí C. Dẫn khí C đi qua dd Ba(OH)2 dư thu được kết tủa D. Giải thích và viết tất cả các phương trình phản ứng trên. Hướng dẫn giải: 4. a. Với H2SO4 loãng Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O b. Với H2SO4 đặc, đun nóng.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 64. 0. t 2 Fe + 6H2SO4   Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. 0. t 2FeO + 4H2SO4   Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O 0. t Fe2O3 + H2SO4   Fe2(SO4)3 + H2O. 0. t 2Fe3O4 + 10H2SO4   3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O. 8. A: Natri clorua, B: Hidro clorua,. C: Clo.. 9. H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O. (1) (2). Theo (1) để điều chế được 1 mol CuSO4 cần 1 mol H2SO4 Theo (2) để điều chế được 1 mol CuSO4 cần 2 mol H2SO4 Vậy theo (1) đỡ tốn axit hơn. 10. Dd A: dd HCl. Khí B: Cl2. Khí C: SO2. Kết tủa D: BaSO3. Dạng 2: Bài tập giải thích hiện tượng 1. Vì sao khi đánh rơi nhiệt kế bằng thủy ngân ta phải rắc bột lưu huỳnh lên? 2. Ông bà xưa thường khuyên: Khi bị trúng gió nên dùng đồng xu bằng bạc để cạo gió. Sau khi cạo xong đồng xu sẽ bị xám đen lại. Giải thích tại sao. 3. Tại sao không nên để nhiều cây xanh ở trong nhà vào ban đêm? 4. Người ta dùng ozon để sát trùng nước máy ở một số nhà máy nước. Giải thích tại sao. Giải: 1. Hg là chất lỏng, độc khi rơi xuống sàn hình thành những hạt lỏng không dính ướt. Nếu dùng chổi quét, thủy ngân càng phân tán nhỏ càng khó thu gom. Dùng bột lưu huỳnh: Hg + S → HgS phản ứng xảy ra ở điều kiện thường; HgS rắn, không độc nên thu gom dễ..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 65. 2. Người bị trúng gió cơ thể thải ra nhiều khí H2S qua lỗ chân lông. Dùng đồng xu bằng bạc chà xát trên da làm lỗ chân lông nở to để H2S thoát ra dễ, người bệnh cảm thấy dễ chịu. Đồng xu bị xám đen là do: 4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2Sđen + 2H2O 3. Vào ban đêm, cây cũng hô hấp thải ra CO2. Dạng 3: Nhận biết hóa chất Nhận xét Cách nhận biết một số khí trong chương oxi – lưu huỳnh -. H2S: dung dịch Pb(NO3)2 cho kết tủa đen PbS.. -. SO2 làm mất màu nước brom hoặc dung dịch KMnO4.. -. O2: tàn đóm bùng cháy.. -. O3: Ag trắng sáng → Ag2O đen. O3 + 2Ag → Ag2O + O2. Bài mẫu Phân biệt các khí đựng trong các lọ riêng biệt sau: O2, SO2, Cl2, CO2. Hướng dẫn: -. Đề bài không nói phải nhận biết các khí này bằng phương pháp hóa học, nên ta có thể quan sát màu sắc các khí: Khí màu vàng lục: Cl2. Còn các khí khác không màu.. -. Dẫn 3 khí còn lại: O2, SO2, CO2 lội qua bình đựng nước brom. Khí làm nhạt màu nước brom là SO2. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. -. Hai khí O2 và CO2 không có hiện tượng. Dẫn qua bình đựng nước vôi trong dư. Khí làm đục nước vôi trong là CO2. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O Còn lại là O2.. Lưu ý: Cả SO2 và CO2 đều làm đục nước vôi trong nên ta phải nhận biết SO2 trước bằng phản ứng làm mất màu nước brom. Bài tập tự giải.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 66. 1. Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau, viết phản ứng xảy ra (nếu có). a. KOH, HNO3, BaCl2, Na2SO4. b. HCl, HNO3, H2SO4, H2S. c. NaOH, Ba(OH)2, HCl, H2SO4. d. NaNO3, NaCl, Na2SO4, H2SO4. e. Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4. f. NaCl, Na2SO4, Na2CO3, HCl (chỉ dùng một thuốc thử là BaCl2). g. Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl (chỉ được dùng quì tím và thêm một hóa chất tự chọn). Hướng dẫn: Câu a KOH. HNO3. BaCl2. Na2SO4. Quì. Xanh. Đỏ. -. -. Ba(NO3)2. -. -. ↓BaSO4 trắng. Còn lại. PTHH học sinh tự viết. Lưu ý HS: Trong một bài nhận biết chứa đồng thời hai muối clorua và sunfat (hoặc hai axit HCl và H2SO4), ta phải nhận biết muối sunfat trước bằng Ba2+ (ví dụ dd BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2). Không nên dùng AgNO3 trước vì: Muối clorua cho kết tủa AgCl và muối sunfat cũng cho kết tủa ít tan Ag2SO4 đều màu trắng không phân biệt được. 2. Phân biệt các khí đựng trong các lọ riêng biệt sau: a. O2, O3, H2S, SO2. b. Hidro clorua, cacbon đioxit, oxi, ozon. Dạng 4: Bài toán về tỉ khối Nhận xét d A/B =. MA. MB. Hỗn hợp khí X gồm các khí A, B, C, …. dX/Y: Tỉ khối của hỗn hợp khí X đối với khí Y.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 67. d X/Y = MX =. MX MY. Aa + Bb + Cc+... a+b+c+.... Với A, B, C,… lần lượt là nguyên tử khối của các khí A, B, C,…. a, b, c,… lần lượt là số mol của các khí A, B, C,…. Bài mẫu Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với khí hidro là 18. Xác định thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí X. Tóm tắt đề:  O X 2 O   3. d X/H =18 2. Hướng dẫn: -. Muốn xác định thành phần % theo thể tích các khí cần biết những giá trị nào? Thể tích của từng khí.. -. Thể tích của từng khí được xác định như thế nào? Trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất % về thể tích cũng chính là % về số mol. Ta tính số mol từng khí qua công thức tính tỉ khối như phần hướng dẫn ban đầu.. Giải: M d X/H = X =18  M X =18.MH =18.2 =36 2 2 MH 2. Áp dụng công thức tính MX như hướng dẫn ở trên ta được: MO .nO + MO .nO 2 2 3 3 = 32a+ 48b = 36 MX = nO + n O a+ b 2 3. ( với a và b lần lượt là số mol của O2 và O3)..  a = 3b. Trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất % về thể tích cũng chính là % về số mol..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 68. %O2 =. a 3b 3b .100%= .100%= .100%= 75% a+ b 3b+ b 4b. %O3 = 100% - 75% = 25%. Bài tập tự giải 1. Hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 có tỉ khối đối với H2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm H2 và CO có tỉ khối đối với hidro là 3,6. a. Tính thành phần % theo thể tích có trong hỗn hợp A và B. b. 1 mol khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO? 2. Một hỗn hợp khí gồm CH4 và O2 có tỉ khối đối với He là 6. a. Tính thành phần % theo thể tích các khí có trong hỗn hợp. b. Lượng O2 trong hỗn hợp có đủ để đốt cháy hoàn toàn CH4 có trong hỗn hợp không? 3. 20 (l) hỗn hợp gồm CO2 và SO2 có tỉ khối so với nitơ là 2. Thêm V(l) CO2 vào X được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro là 27. Tìm V. Đáp số: 1. a. A 60%O2 và 40%O3 B 80%H2 và 20%CO. b. 2CO + O2 → 2CO2 3CO + O3 → 3CO2 2,4 mol. 2. 50%, không đủ. 3. Gọi thể tích của CO2 là a và SO2 là b a + b = 20. a=8. 44a + 64b = 54.20. b = 12. 44(8+V)+ 64.12 =54 => V = 4(l). 20+ V Dạng 5: Bài tập kim loại tác dụng với lưu huỳnh Phương pháp.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 69. KL + S → muối sunfua. Có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp 1: Phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm thu được: HCl dö (1.1) Muối (nếu KL và S hết)   H2S↑.  H S HCl dö   hh khí  2 KL dö  H2 Muoá i. (1.2) . Muoá i. HCl dö   khí H2S . Sdö. (1.3) . - Trường hợp 2: Phản ứng xảy ra không hoàn toàn, sản phẩm thu được:   muoá i sunfua  H2 S  hh khí   HCl dö    KL   H2 S    chaá t raé n khoâ ng tan: S. Bài mẫu 1. Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 8,4 g Fe và 3,2 g S trong một ống nghiệm đậy kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn X. a. Xác định khối lượng các chất trong X. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. b. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tính thể tích các khí có trong Y ở đktc. Tóm tắt đề:. + HCl dö Fe + S   hh raé n X  hh khíY . 8,4g 3,2g m=?g V=?(l) Hướng dẫn: a. -. Fe và S đun nóng, pư xảy ra như thế nào? Fe. -. +. 0. t C S   FeS. Vậy hỗn hợp rắn X gồm những chất nào? Chắc chắn có FeS (sản phẩm của phản ứng trên), Có thể có Fe dư hoặc S dư..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 70. Để biết là Fe hay S dư ta phải làm như thế nào?. -. Dựa vào số mol Fe và S ban đầu rồi tính theo pư để xác định được chất nào dư. HS xem phần giải câu a trước rồi quay lại xem phần hướng dẫn câu b ở đây. b. Hỗn hợp rắn X gồm FeS và Fe dư tác dụng với HCl dư sẽ thu được những khí. -. nào? H2S và H2. Giải:. VY = VH + VH S = 0,05. 22,4 2 2 nFe =. 8,4 = 0,15mol 56. Fe. +. nS =. 3,2 = 0,1mol 32. 0. 0,1. Pư. 0,1. 0,1. 0. 0,1. Còn 0,05. 0,1. 22,4 = 3,36(l). t C S   FeS. Bđ 0,15 0,1. +. Fe dö:0,05 a. Chất rắn X . m Fe = 56. 0,05= 2,8g. FeS :0,1  . m FeS =88. 0,1 = 8,8g. b. Muối và kim loại dư nên ở đây xảy ra giống trường hợp (1.2) Pư:. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S 0,1. 0,1 mol. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 0,05. 0,05 mol. H S: 0,1  2 Hỗn hợp khí Y  H2 : 0,05 VY = VH + VH S = 0,05. 22,4 + 0,1. 22,4 = 3,36(l). 2 2. 2. 12,99 g hỗn hợp bột nhôm và kẽm tác dụng vừa đủ với 10,56 (g) bột lưu huỳnh..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 71. a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. b. Tính % khối lượng của nhôm và kẽm trong hỗn hợp ban đầu.. Tóm tắt đề: Al   Zn. Al S S   2 3  ZnS 10,56g. +. 12,99g. Giải: nS = 0,33 mol 0. t 2Al + 3S   Al2S3. a. 1,5a mol 0. t Zn + S   ZnS. b. b mol. mAl + mZn = 27a + 65b = 12,99. a = 0,12. nS = 1,5a + b = 0,33. b = 0,15. %Al =. 27.0,12 .100%  24,94% 12,99. %Zn = 100% - 24,94% = 75,06%. Bài tập tự giải 1. Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,65 g bột Zn và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí thu được chất rắn X. a. Tính khối lượng các chất trong X. b. Hòa tan X bằng dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tính thể tích các khí (đktc) trong Y. 2. Đun nóng một hỗn hợp gồm có Fe và S trong một ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho X.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 72. tác dụng với HCl dư thu được 2,24 (l) một khí duy nhất ( đktc) và 3,2 g một chất rắn không tan. Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. 3. Nung nóng 3,72 g hỗn hợp bột gồm các kim loại Zn và Fe trong bột S dư. Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng nhận thấy có 1,344 (l) khí (đktc) thoát ra. a. Viết phương trình hóa học các phản ứng đã xảy ra. b. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 4. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464(l) hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư, thu được 23,9 g kết tủa màu đen. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. b. Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)? c. Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu. 5. Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 g bột nhôm, 0,56 g bột sắt và bột lưu huỳnh dư trong ống nghiệm đậy kín không có không khí thu được chất rắn X (biết hiệu suất là 100%). Cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Pb(NO3)2 có nồng độ 0,1 M. a. Viết các phương trình hoá học đã xảy ra. b. Tính thể tích dd Pb(NO3)2 vừa đủ để phản ứng hết với lượng chất khí được dẫn vào. 6*. Nung nóng hỗn hợp gồm 11,7 g một kim loại hóa trị II không đổi và bột S trong ống nghiệm đậy kín. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Hòa tan X trong dd H2SO4 dư thì thu được hỗn hợp khí Y nặng 5,16 g (có tỉ khối đối với nitơ là 43/42). Xác định tên kim loại. Đáp số: 1. a. Zn: 0,195g b.H2: 0,672 (l) 2. Fe: 5,6 g. ZnS: 0,679 g. H2S: 0,1568 (l). S: 6,4 g..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 73. 3. 2,6 và 1,12 g. 4. H2 :0,224(l); H2S 2,24(l). Fe 0,56 g;. FeS 8,8 g.. 5. 700 ml. 6. Gọi kim loại là M. M + S → MS a. a mol. MS + H2SO4 → MSO4 + H2S a. a mol. M + H2SO4 → MSO4 + H2 b. b mol. Gọi a và b lần lượt là số mol của kim loại M đã pư với S và số mol M dư. 34a + 2b = 5,16. 34a+ 2b 86 = => a + b = 0,18 a+ b 3 nM = a+b = 0,18 M = 11,7/ 0,18 = 56 => M là Zn. Dạng 6: Bài tập H2S, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm Phương pháp  H2S + NaOH → NaHS + H2O H2S + 2NaOH → Na2S + H2O n T = NaOH nH S 2. 1 NaHS H2S dư. 2 NaHS. NaHS. Na2S. Nguyên tắc: + Dư axit → muối axit.. T Na2S. Na2S. NaOH dư.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 74. + Dư bazơ → muối trung hòa. + Hai muối → axit và bazơ đều hết. . SO2 cũng cho tỉ lệ tương tự: n T = NaOH nSO 2. 1. 2. NaHSO3. NaHSO3. SO2 dư NaHSO3. T Na2SO3. Na2SO3. Na2SO3. NaOH dư.  HS tự lập tỉ lệ cho H2S và SO2 với Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2. Bài mẫu 1. Sục 2,24 (l) khí H2S (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành. Tóm tắt đề: H2 S 2,24(l). +. NaOH. →. 250ml 1M. Muối m= ?g. Hướng dẫn: Với dạng bài này ta làm theo algorit (trình tự các bước) sau:  Tính số mol từng chất,  Lập tỉ lệ T như hướng dẫn,  Xem tỉ lệ rơi vào vị trí nào để suy ra muối nào được tạo thành,  Chỉ viết phương trình tạo muối đó và tính toán. Giải: nH S = 0,1mol 2. nNaOH = 0,25mol. n 0,25 T = NaOH   2,5  2 nSO 0,1 2.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 75.  Tạo muối Na2S 2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O Ban đầu. 0,25. 0,1. Pư. 0,2. 0,1. Còn. 0,05. mol 0,1. 0. 0,1. m Na S = 78.0,1 = 7,8 g. 2. 2. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 (l) SO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 1M. a. Tính khối lượng muối tạo thành. b. Tính nồng độ mol của các chất tạo thành trong dung dịch sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Tóm tắt đề: SO2. +. 3,36(l). →. NaOH 200 ml. 1M. muối m =?g. Giải: nSO = 0,15mol 2. nNaOH = 0,2 mol. n 0,2 T = NaOH   1,33 nSO 0,15 2. NaOH + SO2 → NaHSO3 a. a. a mol. 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O 2b. b. b mol. a+ b = 0,15 a= 0,1    a+ 2b = 0,2  b = 0,05 m NaHSO =104.0,1=10,4 g 3 m Na SO =126.0,05= 6,3g 2 3.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 76. Dung dịch sau phản ứng chỉ chứa 2 muối, có thể tích V = 200ml 0,1 CM(NaHSO = = 0,5M 3) 0,2 0,05 CM(Na SO ) = = 0,25M. 0,2 2 3. Bài tập tự giải 1. Tính nồng độ mol của muối tạo thành: a. Khi sục 5,376 (l) khí SO2 vào 150 ml dung dịch NaOH. b. Hấp thụ hoàn toàn 3,808 (l) H2S (đktc) vào 340 ml dung dịch KOH 1M. (Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). 2. Tính khối lượng muối thu được khi hấp thụ hoàn toàn 2,688 (l) SO2 vào 120 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Lưu ý HS: Tỉ lệ T để tạo muối axit hay trung hòa trong trường hợp bazơ là Ba(OH)2 sẽ khác với trường hợp bazo là NaOH. 3*. Hấp thụ V(ml) SO2 (đktc) vào 100 ml dd NaOH 1M thu được 7,94 g muối. Tính V. Hướng dẫn giải: 1. a. 1,2M và 0,4M.. b. 0,5M.. 2. 26,04 g. 3. nNaOH = 0,1 mol Các pư có thể xảy ra SO2 + NaOH → NaHSO3 SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O -. Trường hợp 1: Nếu chỉ tạo muối axit thì NaOH hết → nNaHSO = nNaOH = 0,1mol 3 → mmuối= 104.0,1 = 10,4 g > 7,94 → loại trường hợp này.. -. Trường hợp 2: Nếu chỉ tạo muối trung hòa.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 77. mNa SO = 7,94g  nNa SO = 0,063mol 2 3 2 3. → nNaOH  2nNa SO = 0,126 mol 2 3 Thực tế nNaOH = 0,1 > 0,126 (vô lí) → Loại trường hợp này. -. Chỉ còn trường hợp 3: Tạo 2 muối SO2 + NaOH → NaHSO3 a. a. a mol. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O b. 2b. b mol. a+ 2b = 0,1 a= 0,04   104a+126b = 7,94 b= 0,03 VSO =22,4(a+b)=1,568(l)=1568ml. 2. Dạng 7: Bài tập về sản xuất, điều chế 1. So sánh thể tích oxi thu được (đktc) khi nhiệt phân hủy hoàn toàn KMnO4, KClO3 (xúc tác MnO2), KNO3 trong các trường hợp sau: a. Các chất có cùng khối lượng. b. Các chất có cùng số mol. 2. Trong phòng thí nghiệm, bạn em khảo sát thí nghiệm dùng dd HCl dư tác dụng với một khối lượng nhỏ FeS. Cứ sau một khoảng thời gian là 20 giây, bạn em ghi lại thể tích khí thoát ra. Kết quả ghi được như sau: Thời gian. Thể tích H2S(cm3). Thể tích H2S Thời gian (giây). (cm3). 0. 0. 100. 93. 20. 27. 120. 99. 40. 49. 140. 100.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 78. 60. 68. 160. 100. 80. 83. 180. 100. a. Viết PTHH của phản ứng. b. Vẽ đồ thị biểu diễn thể tích khí H2S thu được (trên trục tung) theo thời gian (trên trục hoành). c. Hãy dùng đồ thị để tìm: -. Thể tích khí H2S thu được ở thời điểm 50 giây.. -. Khoảng cách thời gian nào thì phản ứng xảy ra nhanh nhất? Chậm nhất?. -. Thời gian là bao nhiêu giây kể từ khi phản ứng xảy ra cho đến khi phản ứng kết thúc?. d. Em hãy phác họa trên đồ thị này một đồ thị biểu diễn thể tích khí H2S thu được, nếu bạn em thay bằng dd HCl khác có cùng thể tích nhưng có nồng độ cao hơn. 3. Để điều chế oxi bằng cách nhiệt phân hủy KMnO4. Kết quả thí nghiệm được ghi lại như sau:. Thời gian (s). Thể tích O2 thu được (cm3). Thể tích O2 thu Thời gian (s). được (cm3). 0. 0. 40. 78. 10. 8. 50. 87. 20. 28. 60. 90. 30. 57. 70. 90. a. Vẽ đồ thị biểu diễn thể tích khí oxi thu được theo thời gian (trục tung là thể tích oxi, trục hoành là thời gian). b. Dùng đồ thị để cho biết thể tích oxi thu được ở thời điểm: 25 giây, 45 giây..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 79. c. Ở thời điểm nào thì phản ứng kết thúc? Hướng dẫn giải: 2. a. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S Thể tích H2S (cm3). 0. thể tích H2S. 20 40 60 80 100 120 thời gian. 140 160. - Căn cứ vào đồ thị thì thể tích khí thu được ở thời điểm 50 giây khoảng 58 cm3. - Khoảng thời gian 20 giây đầu phản ứng xảy ra nhanh nhất, đường cong độ dốc lớn nhất. Khoảng thời gian từ giây thứ 120 – 130 phản ứng xảy ra chậm nhất. - Phản ứng kết thúc ở giây thứ 140. d. Nếu thay dd HCl có nồng độ cao hơn thì đường cong sẽ có độ dốc lớn hơn, phản ứng kết thúc nhanh hơn, nhưng thể tích H2S thu được là không đổi. Đồ thị biểu diễn bằng đường đứt nét. Dạng 8: Bài tập về H2SO4 và muối sunfat Nhận xét H2SO4 loãng: Kim loại chỉ đạt số oxi hóa thấp trong muối và sinh ra khí H2. H2SO4 đặc: -. Kim loại thường đạt số oxi hóa cao trong trường hợp axit đủ đến dư.. -. Phản ứng không sinh ra khí H2, có thể tạo ra SO2, S hoặc H2S tùy trường hợp.. -. Kim loại đứng sau hiđro: chỉ tạo SO2.. Bài tập tự giải.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 80. 1. Tính khối lượng muối và thể tích khí sunfurơ tạo thành khi cho H2SO4 đặc nóng dư tác dụng với a. 3,92 g Fe.. b. 9,6 g Cu.. c. 3,24 g Al.. 2. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu trong các trường hợp sau: a. Cho 10,46 g hỗn hợp gồm Al, Fe tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được 8,288 (l) khí (đktc). b. Cho 30,4 g hỗn hợp Cu và Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng có dư thu được 13,44 (l) khí (đktc). 3. Tính khối lượng muối tạo thành trong các trường hợp sau: a. Cho 250 ml dd NaOH 1M tác dụng với 100 ml dd H2SO4 1M. b. Cho 80 ml dd NaOH 1M tác dụng với 100 ml dd H2SO4 1M. c. Cho 150 ml dd NaOH 1M tác dụng với 100 ml dd H2SO4 1M. 4. Cho 35,6 g hỗn hợp hai muối Na2SO3 và NaHSO3 tác dụng với một lượng dư dd H2SO4. Khi phản ứng kết thúc người ta thu được 6,72 (l) khí (đktc). a. Viết các PTHH của những phản ứng đã xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. 5*. 5. Hòa tan hết 17,4 g một oxit sắt trong H2SO4 dư. Dung dịch thu được cho tác dụng với dd NaOH dư. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 18 g chất rắn. Xác định công thức của oxit sắt. 6. Ba thí nghiệm được tiến hành với những khối lượng Zn bằng nhau và với 50 cm3 dd loãng H2SO4 2M. PTHH của phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 Bảng dưới đây cho biết các điều kiện của mỗi thí nghiệm: Thí nghiệm. Kẽm. Nhiệt độ(0C). 1. Bột. 30. 2. Lá. 20.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 81. 3. Lá. 30. Khí hidro thu được trong mỗi thí nghiệm được ghi lại theo những khoảng cách nhất định về thời gian cho đến khi phản ứng kết thúc, được biểu diễn bằng đồ thị sau: VH 2. a b. c. t(s) a. Rút ra được những nhận xét gì khi so sánh hiện tượng phản ứng của: + thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3? + thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3? b. Hãy quan sát đồ thị trên cho biết các đường cong a, b, c biểu thị cho những thí nghiệm nào? c. Ghi thể tích khí H2 trên trục y khi phản ứng kết thúc. Biết rằng ở điều kiện phòng thí nghiệm, 1 mol khí có thể tích là 24 lit và Zn còn dư sau các thí nghiệm. 7. Hòa tan hết 19,1 g hỗn hợp hai muối sunfat của lần lượt 2 kim loại thuộc nhóm IA và IIA (thuộc cùng một chu kỳ trong bảng tuần hoàn) với tỉ lệ số mol là 1:2 vào nước. Cho một lượng BaCl2 vừa đủ làm kết tủa hết ion sunfat thì thu được 34,95 g kết tủa. a. Xác định tên và khối lượng hai muối sunfat. b. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dd thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 8. Xác định tên kim loại trong các trường hợp sau:.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 82. a. Hòa tan hoàn toàn một kim loại hóa trị II không đổi vào dd H2SO4 20% (đủ) thu được dd muối có nồng độ là 23,44%. b. 2,16 g kim loại X tác dụng hết với dd H2SO4 đặc nóng dư tạo ra 2,688 (l) khí SO2 (đktc). 9. a. Cần dùng bao nhiêu tấn pirit chứa 90% FeS2 để sản xuất 1 m3 axit sunfuric nguyên chất (d = 1,8364 g/cm3). b.Tính khối lượng H2SO4 điều chế được khi đi từ 120 g quặng pirit chứa 20% tạp chất. Biết hiệu suất cả quá trình đạt 80%. 10. Để trung hòa hết 77,4 g oleum cần phải dùng hết 900 ml dd KOH 2M. Xác định công thức của oleum. 11. Hỗn hợp X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Al. Cho X tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được 8,96 (l) khí (ddktc) và 6,4 g một chất rắn không tan. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được 12,32 (l) khí SO2 (đktc). Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 12. Hòa tan hoàn toàn 6,4 g hỗn hợp gồm CuO, MgO, Fe2O3 trong 600 ml H2SO4 0,2M (vừa đủ). Cô cạn dd sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối sunfat khan. 13*. Cho 6,72 g Fe vào dd chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối thu được trong dd sau phản ứng. Hướng dẫn giải: 1. a. 14 g và 2,352 (l).. b. 24 g và 3,36(l).. 2. a. Al: 46,46% và Fe : 53,54% . 3. a. Na2SO4 14,2 g.. c. 20,52 g và 4,032 (l).. b. Cu : 63,16% và Fe : 36,84%.. b. NaHSO4 9,69 g. nNaOH = 0,08 nH SO = 0,1 2 4 Đa số HS sẽ viết pư 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O, rồi tính toán theo chất thiếu ở đây là NaOH..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 83. Thật ra, pthh xảy ra theo các giai đoạn sau: NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O 0,08. 0,08. 0,08 mol. NaHSO4 + NaOH→ Na2SO4 + H2O Vậy ở đây chỉ có một muối NaHSO4 được tạo thành với số mol 0,08 mol. c.NaHSO4: 6g nNaOH = 0,15. và Na2SO4:7,1 g nH SO = 0,1 2 4. NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O 0,1. 0,1. 0,1 mol. NaHSO4 + NaOH→ Na2SO4 + H2O 0,05. 0,05. 0,05 mol. Muối thu được gồm: NaHSO4: 0,05 mol và Na2SO4 : 0,05 mol. 4. Na2SO3 25,2 g,. NaHSO3 10,4g.. Pư : Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O 2NaHSO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2SO2 + 2H2O 5. Gọi công thức oxit sắt là FexOy H SO NaOH hidroxit saé t  t0C Fe O 2 4 muoá i saé t  FexOy  2 3. Chất rắn là Fe2O3 có số mol 0,1125 mol Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố: nFe(Fe O ) = nFe(Fe O ) x y 2 3 2.n Fe O 2 3  0,225 / x  nFe O = x y x. 56x + 16y = 17,4/(0,225/x)= 232x/3.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 84. →x/y = ¾ Công thức oxit sắt là Fe3O4. 6. MgSO4 và Na2SO4 : 15,35 g. 7. Gọi công thức muối: M2SO4 :a mol NSO4: 2a mol M2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2MCl a. a. 2a mol. NSO4 + BaCl2 → BaSO4 + NCl2 2a. 2a. 2a mol. nBaSO4 = 3a = 34,95/233= 0,15 => a = 0,05 mol m muối sunfat = (2M +96)a + (N + 96)2a = 19,1  M + N = 47 Do M và N thuộc cùng chu kỳ nên M chỉ có thể là Na(M=23) và N là Mg (M=24). 8. a. 1,556 tấn.. b. 125,44g.. 9. H2SO4.2SO3. 10. Fe: 32,12%. Cu: 36,78%. Al: 31,1%.. 11. CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O nH O = nH SO = 0,12mol 2 2 4. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: moxit + m H SO = m + mH O muoá i 2 4 2. mmuối= 6,4 + 98.0,12 – 18. 0,12 = 16g. 12.Cách giải tương tự bài 12 dạng 6, chương halogen.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 85. Fe2(SO4)3 12g ; FeSO4 9,12 g moxit + m H SO = m + mH O muoá i 2 4 2. Dạng 9: Bài tập có sử dụng hình vẽ 1. Cho ba phương pháp thu khí như các hình vẽ sau:. (1). (2). (3). Cho biết phương pháp (1), (2), (3) có thể thu được những những khí nào trong các khí sau: Cl2, O2, H2, HCl, SO2, H2S? 2. Giải thích cách lắp dụng cụ thu khí O2 trong phòng thí nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 86. 3. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng nhất cách lắp dụng cụ để thu khí oxi trong phòng thí nghiệm? Giải thích..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 87. Hình a. Hình b.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 88. Hình c 4. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong hai thí nghiệm được mô tả bằng hai hình vẽ dưới đây:.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 89. H2O. HCl FeS. HCl FeS Hình a. Hình b. 5. Cho thí nghiệm được mô tả bằng hình vẽ dưới đây:. Hiện tượng thấy được: nước khi phun vào trong lọ có chứa khí A thì chuyển sang màu hồng. Vậy khí A có thể là.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 90. khí nào trong các khí sau: HCl, SO2, O2, H2, N2? 6. Một bình cầu chứa bột Mg được nút kín bằng nút cao su có ống thủy tinh dẫn khí xuyên qua và có khóa (hình vẽ). Đun nóng bình một thời gian rồi để nguội. Hỏi khối lượng của bình thay đổi như thế nào trong trường hợp: a. Vẫn đóng khóa K và cân lại? b. Mở khóa rồi mới cân lại? 7. Cho ba ống nghiệm chứa lần lượt các khí sau: HCl, O2, SO2. Chúng được úp ngược trong các chậu nước. Độ tan được mô tả bằng các hình vẽ sau:. Khí 1. Khí 2. Khí 3. Hỏi mỗi ống nghiệm trên chứa lần lượt những khí nào? Biết: 1 thể tích nước hòa tan được 500 thể tích khí HCl. 1 thể tích nước hòa tan được 0,031 thể tích khí O2 1 thể tích nước hòa tan được 40 thể tích khí SO2 Đáp số: 1. Phương pháp (1) dùng thu khí nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí. Phương pháp (2) dùng thu khí nhẹ hơn không khí. Phương pháp (3) dùng thu khí không tác dụng với nước, không tan hoặc tan rất ít trong nước. Do đó: Phương pháp (1) thu được Cl2, O2, HCl, SO2, H2S. Phương pháp (2) thu được H2..

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 91. Phương pháp (3) thu được O2, H2. 2. Ống nghiệm chứa thuốc tím phải hơi nghiêng miệng ống xuống để tránh hơi nước bốc lên, ngưng tụ ở miệng ống, rơi xuống đáy làm vỡ ống nghiệm. Bông nhét ở đầu ống nghiệm: ngăn thuốc tím tràn ra ống dẫn khí. Thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước, vì oxi ít tan trong nước. Hình a. Giải thích giống bài tập 2. 3. Hình a: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S 2H2S + O2 → 2S +2H2O Hình b: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S 2H2S +3 O2 → 2SO2 + 2H2O 4. Khí A : Phải tan nhiều trong nước. Tan trong nước tạo dd axit hoặc tác dụng với nước tạo dd axit. Vậy A có thể là HCl hoặc SO2. HCl (hidro clorua) tan nhiều trong nước tạo dd axit clohidric. SO2 tan trong nước, tác dụng với nước tạo axit sunfurơ: SO2 + H2O → H2SO3 5. a. Không thay đổi. Do bình kín (không mở khóa k) nên tổng khối lượng trước và sau phản ứng là như nhau. b. Tăng lên. Do sau khi mở khóa áp suất bên ngoài lớn hơn bên trong nên không khí tràn vào trong bình làm tăng khối lượng bình. 6. HCl tan nhiều nhất trong nước nên sẽ hút nhiều nước trong chậu vào ống nghiệm. Kế đến là SO2. Cuối cùng là O2. Khí 1: HCl, khí 2: SO2, khí 3: O2..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 92. PHẦN III: TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỀ 1 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. Cl2, O3, S.. B. S, Cl2, Br2.. C. Cl2, F2, S.. D. Br2, O2, Ca.. Câu 2: Lưu huỳnh tác dụng với H2SO4 đặc, nóng: S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là A. 1:2.. B. 1:3.. C. 3:1.. D. 2:1. Chọn đáp án đúng. Câu 3: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực? A. H2S.. B.O2.. C.Al2O3.. D. SO2.. Câu 4: Cho phản ứng hóa học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng? A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa. C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. Câu 5: Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96% S, 62,92% O và 1,12% H. Hợp chất này thuộc công thức hóa học là: A. H2SO3.. B. H2SO4.. C. H2S2O7.. D. H2S2O8.. Chọn đáp án đúng. Câu 6: Để pha loãng 49g dd H2SO4 98% thành dd H2SO4 20% thì số gam H2O cần thêm là A. 240,1.. B. 191,1.. C. 9,6.. D. 58,6..

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 93. Câu 7: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là A. +2.. B. +4 .. C. +6.. D. +8.. Câu 8: Hòa tan 9,2 g hỗn hợp gồm Fe và Mg trong H2SO4 loãng, dư thu được 5,6(l) khí H2 (đktc). Số gam muối thu được là A. 33,2.. B. 15,2.. C. 18,0.. D. 38,0.. TỰ LUẬN (6 điểm). A.. Bài 1: (2đ)Hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): (1) SO (2) SO (3) H SO (4) BaSO FeS2    2 4   2  3  4. Bài 2: (3đ) Đun nóng một hỗn hợp gồm có 10,4g Zn và 3,84g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. a. Tính khối lượng các chất trong X. b. Cho hỗn hợp X tác dụng với HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tính thể tích các khí trong Y ở đktc. Bài 3:(1đ) Hòa tan hoàn toàn 1 mol một kim loại hóa trị II không đổi trong H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 40g. Xác định tên kim loại. (Cho biết: Zn = 65, S = 32, Cu = 64, Mg = 24, Ca = 40, H = 1, O = 16) ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Đáp án. B. D. B. D. C. B. C. A. B. TỰ LUẬN Bài 1: Mỗi phương trình đúng và đủ cân bằng, điều kiện: 0,5đ. 0. t (1) 4FeS2 + 11O2   2Fe2O3 + 8SO2. V O. 2 5  (2) 2SO2 + O2  2SO3 0  t C. (3) SO3 + H2O → H2SO4.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 94. (4) H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O Bài 2: nS = 0,12. nZn = 0,16 Zn. +. 0,12. S. (0,25đ) →. ZnS. 0,12. (0,5đ). 0,12.  Zn dö 0,04 mol X  ZnS0,12 mol. (0,25đ) mZnS = 11,64 g. mZn = 2,6 g. (0,5đ). Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 0,04. (0,5đ). 0,04 mol. ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S 0,12. (0,5đ). 0,12 mol. VH = 0,896 l 2. VH S =2,688l. 2. (0,5đ). Bài 3: M + 2H2SO4. → MSO4 + SO2 + 2H2O (0,5 đ). 1. 1 mol. Khối lượng dung dịch giảm sau phản ứng: mgiảm = mSO -m M = 64.1 – M .1 = 40 2. (0,5đ). → M = 24. Vậy M là Mg.. ĐỂ 2 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cặp kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 đặc nguội? A. Al, Fe.. B. Cu, Fe.. C. Cu, Al.. D. Cu, Mg.. Câu 2: Cho 2,24 l SO2 (đktc) hấp thụ vào 200 ml dd NaOH 1M. Các chất có trong dd sau phản ứng là.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> 95. A. NaHSO3.. B. Na2SO3.. C. Na2SO3, NaOH.. D. NaHSO3, Na2SO3, NaOH.. Câu 3: Dãy gồm các chất có thể tác dụng được với dd H2SO4 loãng là: A. Cu, Zn, BaCl2, Na2CO3. B. Fe, Mg, Ba(NO3)2, Na2SO4. C. Mg, KOH, Na2SO4, H2S. D. Fe, Zn, BaCl2, Na2CO3. Câu 4: Hỗn hợp khí gồm O2, Cl2, CO2, SO2. Để thu được O2 tinh khiết người ta dẫn hỗn hợp khí đi qua A. nước brom.. B. dd NaOH.. C. dd HCl.. D. nước clo.. Câu 5: Cho các phương trình hóa học sau: V O. 2 5  (1) 2SO2 + O2   2SO3 t 0C. (2) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (3) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 (4) SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 SO2 đóng vai trò là chất khử trong phản ứng A. (1), (3).. B. (2).. C. (1), (4).. D. (2), (4).. Câu 6: Để pha loãng H2SO4 đặc, người ta làm như sau: A. đổ từ từ axit vào nước. B. đổ từ từ nước vào axit. C. đổ nhanh axit vào nước. D. đổ nhanh nước vào axit. Câu 7: 8(g) hỗn hợp Mg và Cu tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được 2,688 (l) khí (đktc). Số (g) Cu trong hỗn hợp đầu là A. 4,31.. B. 6,89.. Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng. C. 5,12.. D. 2,78..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 96. 0. t C Fe (SO ) + 3SO + 6H O 2Fe + 6H2SO4  2 4 3 2 2. Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 trong phương trình hóa học của phản ứng trên là A. 6 và 3.. B. 3 và 6.. C. 6 và 6.. D. 3 và 3.. B. TỰ LUẬN Bài 1(2đ): Hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): (1) (2) (4) (3) S   SO2   SO2  H2SO4  H2S . Bài 2(4đ): Chia hỗn hợp 2 kim loại gồm Fe và Zn thành 2 phần bằng nhau: Phần I: Cho tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được 3,808 (l) khí H2 (đktc). Phần II: Cho tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng thu được 4,592 (l) khí SO2 duy nhất (đktc). a. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b. Dẫn toàn bộ khí SO2 thu được ở phần II đi vào 250 ml dd NaOH 1M. Tính nồng độ mol các chất thu được trong dung dịch sau phản ứng. ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Đáp án. A. B. D. B. C. A. C. B. B. TỰ LUẬN 0. t C H S Bài 1: (1) S + H2  2. (2) 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O (3) SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + 2HBr 0. t C CuSO + SO + 2H O (4) 2H2SO4 + Cu  4 2 2. Bài 2: nH = 0,17mol 2. nSO = 0,205mol 2. (0,5d). Gọi số mol của Fe và Zn trong ½ hỗn hợp lần lượt là x và y Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. (0,5đ).

<span class='text_page_counter'>(97)</span> 97. x. x. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 y. (0,5đ). y 0. t 2Fe + 6H2SO4   Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. x. (0,5đ). 1,5x 0. t Zn + 2H2SO4   ZnSO4 + SO2 + 2H2O. y. (0,5đ). y. x + y = 0,17. x = 0,07. 1,5x + y = 0,205. y = 0,1. (0,75đ). mFe = 0,07.2.56 = 7,84 g. (0,5đ). mZn = 0,1. 2. 65 = 13 g. (0,5đ). nNaOH = 0,25 mol. (0,25đ). T = 0,25/0,205 = 1,22→ tạo ra hai muối. NaOH + SO2 → NaHSO3 x. x. x. 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O 2y. (0,25đ). y. (0,25đ). y. x + 2y = 0,25. x = 0,16. x + y = 0,205. y = 0,045. CM( NaHSO3) = 0,16/0,25 = 0,64M CM(Na2SO3) = 0,045/0,25 = 0,18M.. (0,25đ).

<span class='text_page_counter'>(98)</span> 98. Tài liệu tự học chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học PHẦN 1: LÝ THUYẾT Câu hỏi tự học I. Tốc độ phản ứng 1. Trình bày khái niệm về tốc độ phản ứng. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. II. Cân bằng hóa học 1. Phân biệt phản ứng một chiều và phản ứng hai chiều. Cho ví dụ. 2. Định nghĩa cân bằng hóa học. Tại sao cân bằng hóa học được gọi là cân bằng động? 3. Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng. 4. Nội dung nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ – Sa – tơ – li – ê.. Tóm tắt lý thuyết I. Tốc độ phản ứng 1. Khái niệm Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành trong một đơn vị thời gian. Ví dụ: Br2 + HCOOH. →. 2HBr + CO2. Lúc đầu nồng độ của Br2 là 0,0120 mol/l, sau 50 giây nồng độ là 0,0101 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 50 giây tính theo Br2 là: v=. 0,0120 mol/l-0,0101mol/l =3,80.10-5 mol/(l.s). 50s. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng STT. Yếu tố ảnh hưởng. Sự thay đổi yếu tố ảnh. Tốc độ pư.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> 99. Nồng độ Nhiệt độ Áp suất 3 (chỉ ảnh hưởng đến pư có chất khí) 4 Diện tích bề mặt Chất xúc tác (không bị mất 5 đi sau pư) II. Cân bằng hóa học 1 2. hưởng ↑ ↑. ↑ ↑. ↑. ↑. ↑. ↑ ↑. 1. Phản ứng một chiều Là phản ứng xảy ra theo một chiều từ trái sang phải. MnO. 2 2KClO3  0  2KCl + 3O2 t C. 2. Phản ứng thuận nghịch Trong cùng một điều kiện, phản ứng xảy ra theo 2 chiều trái ngược nhau gọi là phản ứng thuận nghịch. pö thuaä n (v ). t   Cl2 + H2O  HCl + HClO pö nghich(v ) n. 3. Cân bằng hóa học Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Cân bằng hóa học là một cân bằng động, vì: khi ở trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và nghịch vẫn xảy ra nhưng với tốc độ bằng nhau. 4. Chuyển dịch cân bằng Là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng. 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học a. Khi tăng nồng độ của một chất nào đó thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng làm giảm nồng độ của chất đó và ngược lại. b. Với pư có liên quan đến chất khí và có sự thay đổi số mol chất khí (∆n = tổng hệ số cân bằng các sản phẩm – tổng hệ số cân bằng của chất tham gia .

<span class='text_page_counter'>(100)</span> 100. 0). Khi tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm số mol khí và ngược lại. c. Nhiệt độ: - Tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt. - Giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt. ∆H > 0 → pư thu nhiệt. Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận và ngược lại. ∆H < 0 → pư tỏa nhiệt. Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch và ngược lại. Chất xúc tác: Làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không làm chuyển dịch cân bằng.  Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ – Sa – tơ – li – ê Một phản ứng đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.. PHẦN 2: BÀI TẬP Dạng 1: Bài tập về tốc độ phản ứng Nhận xét Ghi nhớ: Chỉ có 5 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ pư: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt. Bài tập 1. Cho biết người ta đã lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ pư trong các trường hợp sau: (1). Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để điều chế than cốc trong sản xuất gang. (2). Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống. (3). Nghiền nguyên liệu trước khí đưa vào lò nung để sản xuất clanke (trong sản xuất xi măng)..

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 101. (4). Sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn khi đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi. (5). Khi cần ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại. (6). Nhôm bột tác dụng với dd axit clohidric nhanh hơn so với nhôm dây. (7). Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, sắn,…) để ủ rượu. (8). Tạo thành những lỗ trống trong viên than tổ ong. (9). Nén hỗn hợp khí nitơ và hiđro ở áp suất cao để tổng hợp amoniac. (10). Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất H2SO4 . 2. So sánh tốc độ của các cặp pư sau đây. Giải thích. a. Zn (hạt) + H2SO4 4M và Zn (bột) + H2SO4 4M. b. Zn + CuSO4 (2M, 250C) và Zn + CuSO4 (2M, 500C). 0. 0. t thường t thườ ng c. 2H2 + O2   2H2O và 2H2 + O2  Pt  2H2O.. d. Fe + HCl 0,1M và Fe + HCl 2M. 3. Bảng số liệu sau đây cho biết thể tích khí hidro thu được theo thời gian của phản ứng giữa kẽm (dư) với axit clohidric. Thời gian(giây). 0. 20. 40. 60. 80. 100. 120. 140. Thể tích H2(ml). 0. 20. 30. 35. 38. 40. 40. 40. a. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc thể tích khí hiđro theo thời gian. Từ đồ thị hãy cho biết khoảng thời gian nào phản ứng xảy ra nhanh nhất? Ở thời điểm phản ứng kết thúc, hình dạng đồ thị như thế nào? b. Nếu xác định được nồng độ của axit clohidric theo thời gian phản ứng thì đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc đó có dạng như thế nào? Đáp số và hướng dẫn giải: 1. (1). Nhiệt độ, áp suất.. (6) DTBM.. (2). Nhiệt độ.. (7) Chất xúc tác.. (3) DTBM.. (8) DTBM.. (4) Nồng độ.. (9) Áp suất..

<span class='text_page_counter'>(102)</span> 102. (5) Nồng độ.. (10) DTBM.. 2. a. Giải: V1 > V2 vì bột có diện tích bề mặt lớn hơn. b. V2 > V1 : nhiệt độ. c. V2 > V1: chất xúc tác. d. V2 > V1: nồng độ. Dạng 2: Bài tập về cân bằng hóa học Nhận xét: Cần nắm vững nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ- Sa-tơ-li-ê. Bài mẫu 1. Sản xuất Amoniac trong công nghiệp dựa trên phương trình hóa học sau: P   2NH3(k) ∆H<0 2N2(k) + 3H2(k)  xt. Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía nào khi: a. Giảm áp suất chung của hệ. b. Giảm nồng độ khí nitơ. c. Tăng nhiệt độ của hệ. d. Tăng nồng độ khí hiđro. Hướng dẫn và giải: a. ∆n = 2 – (3+2) = -3 ≠ 0 Giảm P → cân bằng chuyển dịch về phía tăng số mol → chuyển dịch theo chiều nghịch. b. Giảm nồng độ nitơ → cân bằng chuyển dịch về phía tăng nồng độ nitơ (tức là phía tạo ra nitơ) → chuyển dịch theo chiều nghịch. c. - Tăng t0 cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?- Thu nhiệt. - Phản ứng có ∆H <0 là phản ứng thu hay tỏa?- Tỏa nhiệt theo chiều thuận. - Vậy cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào? –Thu nhiệt tức là chiều nghịch. 2. Một phản ứng hóa học có dạng:   2C(k) A(k) + B(k) . ∆H > 0.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> 103. Hãy cho biết các biện pháp cần tiến hành để chuyển dịch cân bằng hóa học sang chiều thuận. Hướng dẫn: Để xác định được các biện pháp làm chuyển dịch cân bằng cần xác định được các đặc điểm của phản ứng (2 đặc điểm). -. Phản ứng tỏa hay thu nhiệt? ∆H > 0 => Phản ứng thu nhiệt.. -. Phản ứng có sự thay đổi số mol khí trước và sau pư không? => Sự thay đổi. áp suất có làm chuyển dịch cân bằng hay không? Tổng hệ số cân bằng của chất khí trước pư: 1+1=2 và chất khí sau pư là 2 => Không có sự thay đổi => Sự thay đổi áp suất không làm chuyển dịch cân bằng. Từ đó mới xác định được các biện pháp để làm chuyển dịch cân bằng (3 biện pháp: nhiệt độ, áp suất và nồng độ). Giải: -. Phản ứng trên không có sự thay đổi số mol khí trước và sau pư, do đó áp suất. không có ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng. -. Phản ứng thuận thu nhiệt, do đó tăng nhiệt độ làm cân bằng chuyển dịch theo. chiều thuận. -. Tăng nồng độ các chất A và B hay giảm nồng độ C cũng làm cân bằng. chuyển dịch sang chiều thuận.  Bài tập tự giải: V O. 2 5  1. Cho phản ứng: 2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k) ∆H<0 0  t C. Cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau? a. Tăng t0 của bình phản ứng. b. Tăng P chung của hóa học. c. Tăng nồng độ khí oxi. d. Giảm nồng độ khí sunfurơ. 2. Xét các hệ cân bằng sau trong 1 bình kín:.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> 104.   CO(k) + H2(k) C(r) + H2O(k) . ∆H > 0 (1).   CO(k) + H2(k) CO(k) + H2O(k) . ∆H < 0 (2). Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau? a. Tăng nhiệt độ. b. Thêm lương hơi nước vào. c. Thêm khí H2 vào. d. Tăng P chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống. e. Dùng chất xúc tác. 3. Hệ cân bằng sau xảy ra trong 1 bình kín:   CaO(r) + CO2(k) ∆H > 0 CaCO3(r) . Điều gì sẽ xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau? a. Tăng dung tích của bình phản ứng lên. b. Thêm CaCO3 vào bình phản ứng. c. Lấy bớt CaO ra khỏi bình phản ứng. d. Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng. e. Tăng nhiệt độ. 4. Cho các pư thuận nghịch sau:   Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k) ∆H > 0 (1) 2NaHCO3(dd)    CO(k) + H2(k) ∆H > 0 (2) C(r) + H2O(k)  V O. 2 5  (3) 2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k) ∆H < 0 0  t C. Nêu các biện pháp kĩ thuật để làm tăng hiệu suất phản ứng. 5. Đồ thị nào sau đây biểu diễn sự biến đổi tốc độ phản ứng thuận theo thời gian? Sự biến đổi tốc độ phản ứng nghịch theo thời gian? Trạng thái cân bằng hóa học?. v. v.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> 105. a). t(thời gian). b). t( thời gian). v. c) t(thời gian)   2SO3(k); phản ứng thuận là phản 6. Cho cân bằng hóa học: 2SO2(k) + O2(k) . ứng tỏa nhiệt. Chọn phát biểu đúng. A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2. C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. 7. Cho các cân bằng hóa học sau:   2NH3(k) (1) N2(k) + 3H2(k) .   2HI(k) (2) H2(k) + I2(k) .   2SO3(k) (3) 2SO2(k) + O2(k) .   N2O4(k) (4) 2NO2(k) . Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là A. (2),(3), (4).. B. (1), (3), (4).. C. (1), (2), (4).. D. (1), (2), (3).. 8. Cho cân bằng sau trong bình kín   N2O4(k) không màu 2NO2(k) nâu đỏ . Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có A. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt. B. ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt. C. ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt..

<span class='text_page_counter'>(106)</span> 106. D. ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt. 9. Cho cân bằng trong bình kín sau:   CO2(k) + H2(k) CO(k) + H2O(k) . ∆H < 0. Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (1), (4), (5).. B. (1), (2), (4).. C. (1), (2), (3).. D. (2), (3), (4).. Đáp số và hướng dẫn giải: 1. Nghịch, thuận, thuận, nghịch. 2. (1). Thuận, thuận, nghịch, nghịch, không chuyển dịch. (2). Nghịch, thuận, nghịch, không chuyển dịch, không chuyển dịch. 3. Không chuyển dịch, không chuyển dịch, không chuyển dịch, thuận, thuận. 4. (1). Tăng nhiệt độ, giảm áp suất, liên tục lấy bớt khí CO2 và hơi nước ra khỏi bình. (2). Tăng nhiệt độ, giảm áp suất, tăng nồng độ hơi nước. (3). Giảm nhiệt độ, tăng áp suất, tăng nồng độ khí SO2 và O2, giảm nồng độ khí SO3 ( bằng cách lấy bớt ra khỏi bình phản ứng). 5. Hình a: Tốc độ phản ứng thuận theo thời gian. Hình b: Tốc độ phản ứng nghịch theo thời gian. Hình c: Trạng thái cân bằng hóa học. 6. B.. 7. B.. 8. D.. 9.C.. PHẦN 3: TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ A. TRẮC NGHIỆM(4đ) Câu 1:. VO. 2 5  Cho phương trình hóa học: 2SO2(k) + O2(k)   2SO3(k) ∆H < 0. Để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ta phải.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> 107. Câu 2:. A. tăng nồng độ SO3.. B. giảm nhiệt độ.. C. giảm áp suất.. D. giảm nồng độ SO2.. Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín   CO2(k) + H2(k) ∆H < 0 CO(k) + H2O(k) . Sự thay đổi yếu tố nào sau đây không làm cân bằng bị chuyển dời?. Câu 3:. A. Tăng nhiệt độ.. B. Tăng nồng độ.. C. Giảm áp suất.. D. Giảm nồng độ hơi nước.. Sự nhiệt phân đá vôi: 0. t CaCO3   CaO + CO2 ∆H < 0. Để tăng tốc độ của phản ứng người ta dùng biện pháp A. tăng nhiệt độ. B. nghiền mịn đá vôi. C. xây lò kín tránh gió. D. cho nhiều tảng đá vôi to vào lò. Câu 4:. Chọn phát biểu đúng. A. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng. B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng. C. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại. D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế phương trình hóa học phải bằng nhau.. Câu 5:. Cho phương trình hóa học N2(k) + O2(k). tialửa điện   2NO(k)  . ∆H > 0. Cặp yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng hóa học?. Câu 6:. A. Nhiệt độ và nồng độ.. B. Nồng độ và chất xúc tác.. C. Áp suất và nồng độ.. D. Chất xúc tác và nhiệt độ.. Trong công nghiệp, để điều chế khí than ướt người ta thổi hơi nước qua than đá đang nóng đỏ. Phản ứng hóa học:.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> 108.   CO(k) + H2(k) C(r) + H2O(k) . ∆H > 0. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Tăng áp suất chung của hệ làm cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận. B. Tăng nhiệt độ của hệ làm cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận. C. Dùng chất xúc tác làm cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận. D. Tăng nồng độ hidro làm cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận. Câu 7:. Cho các phản ứng sau   2CO(k) C(r) + CO2(k) .   2SO3(k) 2SO2(k) + O2(k)    2Fe(r) + 3CO2(k) Fe2O3(r) + 3CO(r)    2HBr(k) H2(k) + Br2(k) . Khi tăng áp suất số phản ứng có cân bằng dịch chuyển về bên phải là A. 1. Câu 8:. B. 2.. C. 3.. D. 4.. Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:   PCl3(k) + Cl2(k) ∆H > 0 PCl5(k) . Yếu tố nào sau đây tạo nên sự tăng lượng PCl3 trong cân bằng? A. Lấy bớt PCl5 ra.. B. Thêm Cl2 vào.. C. Giảm nhiệt độ.. D. Tăng nhiệt độ.. B. TỰ LUẬN Bài 1:(2đ) Hãy chỉ ra yếu tố làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong các trường hợp dưới đây: a. Chẻ nhỏ củi làm củi cháy nhanh hơn. b. Khỉ cần ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại. c. Rắc men vào tinh bột được nấu chín (cơm, ngô, sắn,… ) để ủ rượu. d. Tạo thành những lỗ trống trong viên than tổ ong..

<span class='text_page_counter'>(109)</span> 109. Bài 2: (1,5đ) Trong mỗi cặp phản ứng sau đây, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn? Giải thích. 0. 0. t thường t thườ ng a. 2H2 + O2   2H2O và 2H2 + O2  Pt  2H2O. b. Zn (hạt) + H2SO4 1M và Zn (bột) + H2SO4 1M c. Zn(bột) + CuSO4 (2M, 250C) và Zn(bột) + CuSO4 (2M, 500C) Bài 3: (1,5đ) Cho cân bằng sau: VO. 2 5  2SO2(k) + O2(k)   2SO3(k) ∆H < 0. Cân bằng sẽ chuyển dịch về phía nào khi thay đổi một trong các yếu tố sau? a. Tăng nhiệt độ. b. Tăng áp suất. c. Thêm chất xúc tác. Bài 4: (1đ) Sự phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 450C N2O5 → N2O4 + 1/2O2 Lúc đầu nồng độ N2O5 là 2,33 mol/l. Sau 184 giây nồng độ N2O5 còn lại 2,08 mol/l. Tính tốc độ của phản ứng theo nồng độ N2O5. ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Đáp án. B. B. A. A. A. B. A. D. B. TỰ LUẬN Bài 1: Mỗi câu đúng: 0,5đ. a. DTBM. b. Nồng độ. c. Chất xúc tác. d. DTBM. Bài 2: Mỗi câu 0,5đ (so sánh đúng: 0,25đ; giải thích đúng: 0,25đ). 0. 0. t thường t thườ ng a. 2H2 + O2   2H2O < 2H2 + O2  Pt  2H2O (chất xúc tác).. b. Zn (hạt) + H2SO4 1M < Zn (bột) + H2SO4 1M (DTBM)..

<span class='text_page_counter'>(110)</span> 110. c. Zn(bột) + CuSO4 (2M, 250C) < Zn(bột) + CuSO4 (2M, 500C) (nhiệt độ). Bài 3: a. Nghịch. Bài 4:. v=. b. Thuận.. c. Không chuyển dịch.. 2,33mol/l -2,08mol/l =1,36.10-3 mol/(l.s) 184s.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> 111. MỘT VÀI CÔNG THỨC THƯỜNG GẶP 1. Tính số mol:. n=. m M. n=. V với V: thể tích chất khí ở đktc (l). 22,4. với m(g), M là khối lượng phân tử.. 2. Nồng độ mol. n CM = V. n: số mol chất tan, V(l) : thể tích dung dịch.. 3. Nồng độ phần trăm. C% =. m ct mct .100% = .100% m m ct + m dd dm. 4. Tỉ khối. d. A/B. =. M. A ( tỉ khối của chất A so với chất B). MB. MA, MB lần lượt là khối lượng phân tử của chất A và chất B..

<span class='text_page_counter'>(112)</span> 112. NHẬN BIẾT MỘT SỐ CATION STT cation 1 2 3 4. Li+ Na+ K+ Ca2+. 5. Ba2+. 6 7 8 9. Ca2+ Ba2+ Mg2+ Cu2+. 10. Fe2+. 11. Dd SO42Dd NaOH. Fe3+ 4+. 12. NH. 13. Al3+. 14. Zn2+. 15. 2+. 16. Thuốc thử Đốt trên ngọn lửa. Be Pb. NaOH, t0C Dd NaOH từ từ đến dư. Dấu hiệu Đỏ thẫm Vàng tươi Tím hồng Đỏ da cam Lục (hơi vàng) ↓ trắng ↓ trắng ↓Trắng ↓Xanh ↓Trắng xanh hóa đỏ nâu ngoài không khí ↓Đỏ nâu NH3 mùi khai Xuất hiện kết tủa, rồi kết tủa tan trong NaOH dư. Cr3+. 18. Pb2+ Ag+. Ca2+ + SO42- → CaSO4 Ba2+ + SO42- → BaSO4 Mg2+ +2 OH- → Mg(OH)2↓ Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓. + OH KK Fe(OH) Fe2+  Fe(OH)2  3. Đỏ nâu 3+. -. Fe + 3OH → Fe(OH)3↓ NH4+ + OH- → NH3 + H2O 3OH + OH Al3+   Al(OH)3   AlO-2 3OH + OH Cr3+   Cr(OH)3  CrO-2 2OH + OH 2Zn2+   Zn(OH)2  ZnO2 2OH + OH Be2+   Be(OH)2  BeO22 2OH + OH Pb2+   Pb(OH)2  PbO22. 2+. 17. Phản ứng hóa học. 3OH + OH Cr3+   Cr(OH)3  CrO-2. Dd H2S. ↓Đen ↓đen. Pb 2++S2- → PbS↓ 2Ag+ + S2- → Ag2S↓.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> 113. NHẬN BIẾT MỘT SỐ ANION. STT. Anion. 1 2 3 4. OHSO32HSO3CO32-. 5. HCO3-. 6. SiO32-. 7. SO42-. 8 9 10 11. S2ClBrI-. 12. PO43-. 13. NO3-. 14. ClO3KClO3. Thuốc Dấu hiệu thử Quì tím Hóa xanh Dd HCl SO2, làm mất màu thuốc tím CO2 làm vẩn đục nước vôi trong ↓ Keo trắng Dd ↓Trắng BaCl2 Dd ↓Đen AgNO3 ↓Trắng ↓Vàng nhạt ↓Vàng đạm ↓Vàng tan trong dd HNO3 H2SO4, Khí nâu, dd vụn Cu xanh Cô cạn, O2 làm que t0C, đóm bùng xúc tác cháy. Phản ứng hóa học SO32- +2 H+ → SO2 + H2O HSO3- + H+ → H2O + SO2 CO32- + 2H+ → CO2 + H2O HCO3- + H+ → H2O + CO2 SiO32- + 2H+ → H2SiO3 SO42- + Ba2+ → BaSO4 S2- + Ag+ → Ag2S Cl- + Ag+ → AgCl Br- + Ag+ → AgBr I-+ Ag → AgI PO43- + Ag+ → Ag3PO4 Cu + NO3- + H+ → Cu2+ + NO2 + H2O KClO3 → KCl + O2.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> 114. NHẬN BIẾT MỘT SỐ KHÍ. STT. Khí. 1. Cl2. 2. SO2. 3 4. H2 S HCl. 5. NH3. 6. NO. 7. CO. 8. CO2. 9. O3. 10. O2. 11. Hơi H2 O. 12. H2. 13. N2. Thuốc thử Quì ẩm. Dấu hiệu. Phản ứng hóa học.   HCl + HClO Mất màu Cl2 + H2O  quì HClO làm mất màu quì Dd Br2 Mất màu SO2 +2 H2O + Br2→ H2SO4 +2 HBr hay nước Br2 5SO2 +2 H2O +2 KMnO4 → 2H2SO4 + KMnO4 hay dd K2SO4 + 2MnSO4 KMnO4 Đen H2S + 2AgNO3 → Ag2S +2 HNO3 Dd AgNO3 Trắng HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 Quì ẩm Hóa xanh NH3 + H2O → NH4OH Dd HCl Khói NH3 + HCl → NH4Cl đậm đặc trắng   2NO2 Không khí Hóa nâu 2NO + O2 . PbCl2 CuO( đen) Nước vôi trong Ag sáng trắng Tàn đóm. Pb Cu đỏ Vẩn đục. CO + PbCl2 + H2O → Pb +2HCl + CO2 CO + CuO → Cu + CO2 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O. Ag2O đen. O3 + 2Ag → Ag2O + O2. Tàn đóm bùng cháy CuSO4 Trắng hóa CuSO4 + 5H2O→ CuSO4.5H2O khan xanh CuO (đen) Hóa đỏ CuO + H2 → Cu + H2O Cu Còn lại sau cùng.

<span class='text_page_counter'>(115)</span>

×