Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hoc ki I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.96 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ TAM KỲ. KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề). ĐỀ CHÍNH THỨC I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Thông điệp được gởi gắm qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì? A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. C. Hãy hành động vì trẻ em. D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có. Câu 2: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ? A. Mạnh mẽ. B. Ấm áp. C. Mong manh. D. Thăm thẳm. Câu 3: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau: Ai đi đâu đấy hỡi ai, Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm? A. Ai. B. Trúc. C. Mai. D. Nhớ. Câu 4: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. Trẻ-già. B. Sang-hèn. C. Chạy-nhảy. D. Buồn- vui Câu 5: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân” ? A. Nhà văn. B. Nhà thơ. C. Nhà báo. D. Nghệ sĩ. Câu 6: Chủ đề bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của nhà thơ Lí Bạch là gì? A. Đăng sơn ức hữu (lên núi nhớ bạn) B. Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) C. Sơn thủy hữu tình (nước non hữu tình) D. Tức cảnh sinh tình ( trước cảnh sinh tình) Câu 7: Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết theo thể thơ gì? A. Lục bát. B. Song thất lục bát. C. Bốn chữ. D. Năm chữ. Câu 8: Dòng nào sau đây nói đúng khái niệm bố cục của một văn bản? A. Là sự sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí trong một văn bản. B. Là tất cả các ý được trình bày trong một văn bản. C. Là ý lớn, ý bao trùm của văn bản. D. Là nội dung nổi bật của văn bản. II. Tự luận: (8.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm)Thế nào là điệp ngữ? Tìm điệp ngữ trong câu thơ sau và cho biết nó thuộc dạng điệp ngữ gì? Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Cảnh khuya- Hồ Chí Minh) Câu 2: (2.0 điểm) Em hãy so sánh sự giống và khác nhau trong việc sử dụng cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”( Nguyễn Khuyến) và “ Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) ? Câu 3: ( 5.0 điểm) Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ, thầy cô,...) ----------------HẾT----------------.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GIÁO VIÊN RA ĐỀ ( Ký và ghi rõ họ tên). XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU (Ký và đóng dấu).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I. NĂM HỌC: 2014-2015 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,25 điểm. Câu Đáp án. 1 B. 2 D. 3 A. 4 C. 5 B. 6 B. 7 D. 8 A. II. PHẦN TỰ LUẬN: (8.0 điểm) Câu Câu 1. Đáp án - Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.. Điểm (0,5 đ). - Điệp ngữ có trong câu thơ là: chưa ngủ( lặp lại 2 lần) .. (0,25 đ). - Thuộc dạng điệp ngữ vòng (chuyển tiếp). (0,25 đ). Câu 2. HS trình bày được các ý cơ bản sau: + Giống: Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức, cách phát âm. + Khác: khác nhau về nội dung ý nghĩa biểu đạt: - Ở bài“Bạn đến chơi nhà” có ý nghĩa chỉ hai người – chủ và khách – hai người bạn; ở bài “Qua đèo ngang” có ý nghĩa chỉ một nguời – chủ thể trữ tình của bài thơ. - Ở “Bạn đến chơi nhà” cụm từ này cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỷ, còn ở bài thơ “Qua đèo Ngang” cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. Câu 3 * Yêu cầu chung: - Xác định đúng thể loại văn biểu cảm - Bài viết phải đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Cách diễn đạt trôi chảy, có nhiều cách lập ý. - Bài viết sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. 1. Mở bài: Giới thiệu về người thân và cảm xúc chung về người thân đó. 2. Thân bài: Trình bày được các ý sau: - Trình bày những đặc điểm của người thân qua đó bộc lộ cảm xúc của mình. - Hồi tưởng lại những kỉ niệm, ấn tượng mình đã có với người thân đó trong quá khứ. - Nêu lên sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn,... - Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn,... 3. Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với người thân đó. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Văn hay, có cảm xúc, tự nhiên, chân thành, ý dồi dào.. (0,5 đ) (0,75 đ) (0,75 đ). (1.0 đ) (3.0 đ). (1.0 đ).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Điểm 4: Hiểu cách làm bài, xác định đúng yêu cầu. Còn vài chỗ biểu cảm gián tiếp qua miêu tả chưa thực sự sâu sắc. Không quá 2 lỗi chính tả. - Điểm 3: Chưa nắm vững cách viết nên cảm xúc chưa được diễn đạt cụ thể, sinh động, không thể hiện được sự hiểu biết về đối tượng biểu cảm, còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 2: Bài viết sơ sài, bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt rời rạc, không rõ ý, mắc nhiều lỗi chính tả và dùng từ. Chưa nắm kĩ thể loại văn biểu cảm, viết lủng củng, thiếu ý, sai nhiều lỗi - Điểm 1: Bài làm yếu, quá sơ sài hoặc không đúng thể loại - Điểm 0: Lạc đề và bỏ giấy trắng. ( Ngoài yêu cầu trên, tùy theo mức độ sáng tạo và kĩ năng làm bài của học sinh mà GV ghi điểm) ----------Hết----------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×