Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.2 KB, 62 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 7 Ngày soạn: 15/10/2021 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021 TOÁN TIẾT 33: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh ó biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Biết dùng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - HS có thái độ học tập tích cực. Rèn luyện cho HS tính toán khoa học, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Giáo án điện tử + Ê - ke - Học sinh: Sách giáo khoa, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu( 5 phút ) - Ở lớp 3 các em đã được học những loại góc nào? ( góc vuông và góc không vuông) - Cô có một số góc sau. Các em hãy quan sát và cho cô biết: -Trong các góc, góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông? - 1 HS trả lời. - Lớp và GVnhận xét. - GV hỏi: - Muốn kiểm tra góc vuông, góc không vuông em phải dùng đồ dùng học tập nào? (ê -ke) - Đúng rồi. Các em hãy quan sát lại cách kiểm tra góc bằng ê-ke. - GV bật 2 hình đầu tiên . - Hình cuối y/c HS lên bảng kiểm tra bằng ê-ke. - HS kiểm tra và TLCH - GV dẫn vào bài mới: Vậy những góc không vuông còn có tên gọi là gì? Cô trò mình cùng nhau tìm hiểu tiếp nhé! 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:12 phút a) Giới thiệu góc nhọn: - GV bật màn hình, nói: Cô mời cả lớp cùng quan sát lên màn hình. - Cô có góc sau. A.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> O B ? Góc như hình vẽ được gọi góc gì. - Bây giờ cô sẽ dùng ê-ke để kiểm tra độ lớn của góc này với góc vuông. Các em hãy quan sát và: ? So sánh độ lớn của góc trên với góc vuông của ê-ke. ? Nhận xét câu trả lời của bạn. - GV giới thiệu: Vậy những góc nhỏ hơn góc vuông được gọi là góc nhọn. ? Góc nhọn là góc có đặc điểm gì. ? Em có đồng ý với ý kiến của bạn k. - Cô mời dãy bàn bạn.... nhắc lại. - Cách đọc góc tương tự như cách đọc ở lớp 3 song cần đọc thêm tên loại góc. Góc trên đọc là: Góc nhọn đỉnh O; cạnh OA, OB - Dãy bàn .... đọc lại. b) Giới thiệu góc tù: Bây giờ các em chú ý quan sát, cô lại có góc sau - Góc như hình vẽ được gọi là góc tù. ? Đọc cho cô góc tù trên. - Nhận xét. - Dãy bàn ... đọc lại - Góc cô vẽ trên bảng cô đã in trong phiếu BT. Các em hãy thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi sau: - 1 HS nêu nội dung thảo luận.. - Góc không vuông.. - Góc đó nhỏ hơn góc vuông.. - Góc nhọn nhỏ hơn góc vuông.. - Góc nhọn đỉnh O; cạnh OA, OB. - Góc tù đỉnh O, cạnh OM, ON. ? Hãy thảo luận nhóm đôi: Dùng ê-ke để kiểm tra độ lớn của góc này trong phiếu BT và cho biết góc này lớn hơn hay nhỏ hơn góc vuông.. - 1 HS nêu nội dung thảo luận. ? Hãy thảo luận nhóm đôi: Dùng ê-ke - Góc tù lớn hơn góc vuông. để kiểm tra độ lớn của góc này trong.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> phiếu BT và cho biết góc này lớn hơn hay nhỏ hơn góc vuông? - Thời gian: 1' - Nhóm nào xung phong lên bảng trình bày kết quả thảo luận? - Các nhóm khác nhận xét. ? Vậy Góc tù là góc có đặc điểm gì. - 3 HS nhắc lại. c) Giới thiệu góc bẹt: - Như vậy các em vừa tìm hiểu đặc điểm của góc nhọn và góc tù. Còn một loại góc nữa cô muốn giới thiệu với lớp mình? Đó là góc gì nào? Cô mời cả lớp cùng nhìn lên màn hình.. - GV bật màn hình. ? Hãy đọc tên góc.. C. C. O. D. ? Em có nhận xét gì về 2 cạnh OC, OD - 2 cạnh OC, OD cùng nằm trên một lúc này. đường thẳng. ? Hãy dùng ê -ke để kiểm tra góc theo y/c sau: -1 HS nêu câu hỏi. ? Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nào trong phiếu và cho biết góc vừa đo: A. Nhỏ hơn góc vuông. B. Bằng góc vuông. C. Lớn hơn góc vuông. D. Bằng hai góc vuông. ? Bạn nào đã có câu trả lời. Cô mời bạn .. lên bảng. - Gv bật màn hình có 2 ê-ke để kiểm.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> tra góc. * GV giới thiệu: Góc có độ lớn bằng hai góc vuông gọi là góc bẹt. ? Góc bẹt có đặc điểm gì. - Góc bẹt bằng hai góc vuông. - 3 HS nhắc lại. ? Đọc tên góc bẹt trên. - Góc bẹt đỉnh O, cạnh OC, OD. * GV chú ý: đỉnh của góc bẹt (phải là - 3 loại góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt. điểm) ? Như vậy trong số các góc không vuông mà các em được học ở lớp 3, người ta gọi tên là các nhọn, góc tù, góc bẹt mà cô vừa giới thiệu với cả lớp mình. - Gv bật màn hình ghi phần 1: giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Và đó cũng chính là nội dung bài học của giờ toán hôm nay. - GV bật màn hình ghi đầu bài ? Nhắc lại đặc điểm của 3 loại góc trên. ? Hãy sắp xếp các góc: góc vuông, góc - Góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. nhọn, góc bẹt, góc tù theo thứ tự góc lớn dần. ? Vậy góc lớn nhất, góc nhỏ nhất là - Góc lớn nhất là góc bẹt,góc nhỏ nhất là góc nào. góc nhọn. - Sau đây cô mời cả lớp lấy giấy, sử dụng ê-ke thực hành vẽ 3 loại góc mà chúng ta vừa học. - GV chiếu bài, HS lên bảng kiểm tra, nhận xét - Gv chiếu bài 2 mời HS khác lên kiểm tra. * Gv chuyển ý: Để giúp các em củng cố các loại góc vừa học cô trò mình cùng chuyển sang phần thực hành, luyện tập. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: 14 phút Bài tập 1 Bài tập 1 - HS đọc yêu cầu. a/ Viết các từ “góc bẹt”, “góc nhọn”, - HS làm bài cá nhân “góc tù”, “góc vuông” vào chỗ chấm - Chữa bài: dưới hình cho thích hợp: + GV chiếu bài của HS. M. A. N.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> + HS đọc tên góc, chỉ rõ loại góc. Góc bẹt ? Dùng ê- ke kiểm tra góc MAN, IBK? I - Nhận xét đúng/ sai. - GV chiếu bài HS 2 + Cả lớp đọc thầm kq bài bạn. Góc vuông + Y/c HS khác lên kiểm tra góc PCQ, B K EDG. P + Nhận xét. Góc tù - Hãy so sánh độ lớn của góc PCQ với góc EDG? Vì sao? - Không biết bạn trả lời có đúng k? Cả E Q lớp mình cùng kiểm tra trên bảng cùng C cô nhé. - HS đổi vở kiểm tra. Góc nhọn ? Như vậy qua BT 1 cô thấy các em đã D biết phân biệt được 4 loại góc: góc G nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. ? Hãy nhắc lại đặc điểm của 3 góc vừa học. * Kết luận: Khi kiểm tra các góc ta dùng ê-ke, lưu ý đặt ê ke đúng mới xác định được đúng các góc. Bài tập 2 Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu. Trong các hình sau: ? Bài yêu cầu gì. - Hình tam giác có ba góc nhọn: ? 1 tam giác có mấy góc nhỉ. ABC. - HS làm bài cá nhân, một HS làm - Hình tam giác có góc vuông: DGE bảng. - Hình tam giác có góc tù: MNP - Chữa bài: -Gv chiếu bài HS, y/c: ? Giải thích cách làm. - Nhận xét. - Gv chiếu bài HS 2. + HS trình bày. ? Hãy dùng ê-ke kiểm tra và đọc tên góc tù trong hình tam giác MNP. ? Đọc tên 2 góc còn lại của hình? Đó là loại góc gì? + Nhận xét Đ/S..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> ? Đọc tên đỉnh, cạnh của góc vuông trong hình tam giác DEG. ? Có bao nhiêu em làm đúng bài như trên bảng. * Kết luận: Vậy là ở BT 2, các em đã nhận biết được các loại góc ở trong hình tam giác. Trong một tam giác có nhiều nhất là 3 góc nhọn, hoặc có 1 góc tù, hay có 1 góc vuông. Chúng ta sẽ biết rõ hơn đặc điểm của hình tam giác trong chương trình môn Toán lớp 4. 4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm 3p - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: + Trò chơi có tên: Ai nhanh-ai đúng? + GVHS cách chơi: Cô cần hai đội tham gia, mỗi đội 3 em. Đội 1 gồm tổ 1, tổ 2, cô đặt tên là ĐỘI HOA MAI . Đội 2 gồm tổ 3, 4, cô đặt tên là đội HOA HỒNG + Tổ trưởng cử đại diện tham gia. + GV nêu luật chơi : Trong hai chiếc rổ chứa rất nhiều các tấm bìa vẽ các loại góc khác nhau. Nhiệm vụ của từng thành viên trong mỗi đội là lần lượt lên nhặt 1góc trong rổ, xác định xem đó là loại góc gì rồi xếp vào cột ghi tên loại góc đó trong bảng. Đội nào xếp đúng, xếp được nhiều góc hơn và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng. Các em rõ luật chơi chưa nào? - Thời gian 1’ cho 2 đội Bắt đầu ! * Chữa bài : - Cô mời đại diện của ĐỘI HOA HỒNG kiểm tra kết quả của đội HOA MAI. - GV chốt lại KQ. - Gv chiếu bài của đội HOA HỒNG - GV công bố kq và tuyên dương đội chiến thắng. * Các em ạ! Trong toán học để kiểm tra các góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt ta phải dùng ê- ke. Song nhiều khi cũng có thể bằng trực giác của mình chúng ta cũng phân biệt được các loại góc trên đúng không nào, như qua trò chơi vừa rồi. ? Trong giờ Toán hôm nay, các em đã được học nội dung kiến thức gì. ? Nêu lại đặc điểm của các góc tù, góc nhọn, góc bẹt. - Trong thực tế ngoài cuộc sống chúng mình bắt gặp rất nhiều đồ vật có góc vuông. Nhưng góc nhọn thì rất ít. Vậy em nào đã nhìn thấy những sự vật có góc nhọn? (- 2 kim của đồng hồ chỉ lúc 11 giờ trưa, 2 giờ sáng, 2 giờ chiều.) - GV giới thiệu: Kim tự tháp Ai Cập: 3 góc trong những bức tường bao quanh kim tự tháp đều là góc nhọn. Đây là kiến trúc rất độc đáo, là một trong 7 kì quan thế giới thời kì cổ đại ? Lấy VD về sự vật có góc tù. (2 cạnh giáp mái nhà ở đầu hồi của nhà lợp ngói).
<span class='text_page_counter'>(7)</span> * Củng cố: (1 phút) (1 phút) - Về nhà các em sẽ tìm những vật khác có 2 loại góc trên. - GV nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------KHOA HỌC TIẾT 13: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức về: Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.Dinh dưỡng hợp lý. Phòng tránh đuối nước - Hs biết tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. - Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: GAĐT; Phiếu học tập - HS: SGK + VBT, vở ghi đầu bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu(3p) - GV cho hs khởi động bằng 1 số câu hỏi: ? Làm thế nào để phòng tránh tai nạn đuối nước - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới * Mục tiêu: Hệ thống các kiến thức về: sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng; cách phòng tránh 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng, bệnh lây qua đường tiêu hoá và phòng tránh tai nạn đuối nước. * Phương pháp, kĩ thuật sử dụng chủ yếu: - Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Động não, chia nhóm. * Thời gian: 15p - Chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu thảo luận theo 4 nội dung: (phát phiếu thảo.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> luận cho các nhóm) (12 phút). + Nhóm 1: Trình bày trong quá trình sống con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? + Nhóm 2: Giới thiệu về nhóm các chất dinh dưỡng vai trò của chúng đối với cơ thể? + Nhóm 3: Giới thiệu về một số bệnh thường gặp, dấu hiệu để nhận ra bệnh và cách phòng tránh, chăm sóc người thân khi bị bệnh. + Nhóm 4: Giới thiệu những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước? - Hết thời gian, gọi các nhóm trình bày. - HS thảo luận, cử đại diện trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu nhóm đó trả lời một số câu hỏi nhằm làm rõ nội dung.. - Nhóm 1: + Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất? + Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống? - Nhóm 2: + Hầu hết các thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu? + Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? - Nhóm 3: + Tại sao chúng ta phải diệt ruồi? + Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì? - Nhóm 4: + Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước? + Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chý ý điều gì?. * Kết luận: Cần ăn đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Biết cách chăm sóc bản thân và mọi người khi bị bệnh. Không nên chơi ở gần ao, hồ, sông ngòi,... 3. Hoạt động Luyện tập thực hành * Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình. * Phương pháp, kĩ thuật sử dụng chủ yếu: - Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Động não, chia nhóm. * Thời gian: 15p * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức + Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và trên và chế độ ăn uống của mình trong thường xuyên thay đổi món chưa? tuần để tự đánh giá: + Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất - HS tự đánh giá: ghi tên các thức ăn béo động vật và thực vật chưa? đồ uống trong tuần của mình và tự + Đã ăn các thức ăn có chứa các loại.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> đánh giá theo các tiêu chí trên, sau đó vi-ta-min và khoáng chất chưa? ….. trao đổi với bạn bên cạnh. - Một số HS trình bày trước lớp. - Lớp và GV nhận xét. GV đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế. * Kết luận: Áp dụng kiến thức đã học vào cuốc ống hằng ngày. * Vận dụng - Củng cố, dặn dò: 2p - GV hệ thống kiến thức bài học, dặn HS tiết học sau. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Con người và sức khỏe (tiếp theo) - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ---------------------------------------CHIỀU TẬP ĐỌC TIẾT 14: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng hợp với nội dung hồi tưởng). - Hiểu các từ ngữ: ba ta, vận động, cột, ...Hiểu nội dung bài: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. - Giáo dục học sinh phải có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: giáo án điện tử - HS: SGK, vở ghi đầu bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động Mở đầu(3p) - Hai HS đọc thuộc lòng bài Nếu chúng mình có phép lạ..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> ? Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao ? Nêu ý nghĩa của bài - và cả lớp nhận xét. - GV giới thiệu bài: Bài tập đọc “Đôi giày ba ta màu xanh” các em học hôm nay sẽ cho các em biết chị phụ trách Đội, bằng tình yêu thương và sự quan tâm đến ước mơ của một cậu bé sống lang trên đường phố đã nghĩ ra cách gì để mang lại cho cậu niềm vui, sự tin yêu trong buổi đầu cậu đến lớp. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút) - 1Hs đọc cả bài ? Bài này có thể chia thành mấy đoạn.. Bài này có thể chia thành 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến của các bạn tôi. + Đoạn 2: Còn lại.. - 2Hs nối tiếp đọc bài - GV kết hợp sửa phát âm cho HS.. ngọ nguậy, hàng khuy, nhảy tưng tưng.. - 2Hs đọc nối tiếp bài - G nx, yêu cầu Hs giải nghĩa từ trong SGK. (Gv cho HS quan sát đôi giày ba ta, hỏi: ? Giày ba ta là loại giày như thế nào?. - giày ba ta: giày vải cứng, cổ thấp.. ? Em hiểu như thế nào là vận động. - vận động:tuyên truyền, giải thích, động viên để người khác tự nguyện làm theo.. ? "Cột"có nghĩa là gì? Đặt câu với từ cột.). - cột: buộc. - 2Hs đọc nối tiếp bài - GV nx, hướng dẫn HS đọc câu văn dài.. “Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao!....
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu: giọng kể và tả chậm rãi, nhẹ nhàng. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12'). - …Tôi tưởng tượng/ nếu mang nó vào/ chắc chắn bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng/ trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi….. - Yêu cầu HS đọc lướt nhanh toàn bài, TLCH: ? Nhân vật “tôi” là ai?. - Nhân vật “tôi” là: chị phụ trách.. - 1 HS đọc to đoạn 1, lớp đọc thầm, TLCH:. 1. Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh:. ? Ngày bé chị phụ trách Đội mơ ước điều gì. - Mơ ước có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị.. ? Mơ ước của chị phụ trách về đôi giày - Mơ ước không đạt được, chị chỉ ngày ấy có đạt được không? Vì sao em tượng tưởng mang đôi giày thì bước đi biết sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn, các bạn nhìn mà thèm muốn. ? Em hiểu từ “tưởng tượng” là như thế nào? ? Tìm những câu văn tả vẻ đẹp đôi giày - Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm ba ta? bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ, có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. * GV giảng: Trước đây, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nên có được một đôi giày ba ta cũng là một ước mơ của không ít các bạn nhỏ, trong đó có phụ trách Đội. Song mơ ước đó của chị phụ trách đội đã không trở thành hiện thực. ? Nêu ý đoạn 1 GV chuyển ý: Từ ước mơ của mình.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> ngày còn bé, chị phụ trách Đội sẽ làm gì khi thấy một bé có ước mơ giống mình. Các em đọc và tìm hiểu đoạn 2 của bài. - HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu 2. Niềm vui sướng và sự cảm động hỏi: của Lái khi được nhận đôi giày. ? Chị phụ trách đội được giao nhiệm - Vận động một cậu bé lang thang đi vụ gì học. ? Em hiểu lang thang có nghĩa là gì. - Lang thang có nghĩa là không có nhà ở, người nuôi dưỡng, sống tạm bợ trên đường phố.. ? Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái - Chị phát hiện ra Lái thèm muốn một gì đôi giày ba ta. Vì chị thấy Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. ? Vì sao chị biết điều đó. - Vì chị theo Lái trên khắp các đường phố.. ? Em hiểu thế nào là "ngẩn ngơ". - Ngẩn ngơ: nhìn chăm chú như không còn biết đến điều gì xung quanh.. ? Chị đã làm gì để động viên Lái trong - Chị muốn Lái hiểu chị rất yêu thương buổi đầu tiên đến lớp Lái và muốn Lái đi học. ? Tại sao chị chọn cách làm đó. - Chị muốn Lái hiểu chị rất yêu thương Lái và muốn Lái đi học.. ? Tìm những chi tiết trong bài cho thấy - Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi sự cảm động và niềm vui sướng của cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại Lái khi nhận đôi giày nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất,.. cột hai chiếc giày vào nhau, nhảy tưng tưng. ? Khi được nhân giày Lái rất vui, Lái - Nhảy tưng tưng là nhảy cao lên buộc hai chiếc giày vào nhau,nhảy tưng tưng. Vậy nhảytưng tưng là nhảy như thế nào * GV chỉ tranh, chốt: Niềm vui sướng của Lái được tác giả miêu tả rất hay,.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> rất xúc động qua một loạt các động từ: run run, mấp máy, ngọ nguậy, nhảy tưng tưng. Lái quá bất ngờ và vui sướng không nói lên lời, ước mơ tưởng như rất xa vời, không bao giờ trở thành hiện thực thì nay nhờ có chị phụ trách Đội Lái đã có được. Niềm vui của Lái cũng chính là niềm vui của chị phụ trách Đội và các bạn nhỏ. ? Đoạn 2 nói lên điều gì ? Nêu nội dung, ý nghĩa của bài. - Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng.. * Kết luận: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đầu đến trường. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: 10p c) Hướng dẫn HS đọc diễm cảm: - Cả lớp đọc thầm toàn bài. ? Nêu giọng đọc của từng đoạn ? Nêu giọng đọc của bài?. - Toàn bài đọc với giọng kể, tả chậm rãi, nhẹ nhàng, thể hiện niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách Đội khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh. - Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta., niềm vui của Lái khi được nhận giày.. - GV đưa đoạn văn cần luyện đọc: - 1HS đọc mẫu + nêu cách đọc. - 1HS khác đọc lại đoạn văn. - H luyện đọc theo nhóm đôi.. Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ, có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng/ nếu.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - HS thi đọc diễn cảm. - Lớp và GV nhận xét.. mang nó vào/ chắc chắn bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng/ trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi….. * Kết luận: GV chốt lại, tuyên dương, khen thưởng những HS đọc hay, đọc diễn cảm đoạn văn. 4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm:1p -HS biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, biết đồng cảm, chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------CHÍNH TẢ TIẾT 7: DẠY HỌC NỘI DUNG ÂM VẦN TUẦN 7+ TUẦN 8 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Làm đúng BT (2) a/b hoặc (3) a/b hoặc BT do GV soạn. tuần 7 và tuần 8 - Rèn kĩ năng viết chữ, tư thế ngồi viết; Kĩ năng trình bày vở sạch đẹp, sáng sủa. - Tích cực, chủ động trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Giáo án điện tử. - Học sinh: Vở, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu(3p) - Tổ chức cho học sinh hát, vận động tại chỗ. - GV giới thiệu bài. 2.Hoạt động Luyện tập thực hành 1. Làm bài tập chính tả: tuần 7 Bài 2: Tìm những chữ bỏ trống để hoàn chỉnh đoạn văn biết rằng những chữ bỏ trống bắt đầu bằng tr hoặc ch: - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân. - Một HS đọc toàn bài làm - nhận xét. - 1HS đọc lại bài làm đúng. - Chữa bài, nhận xét. -trí tuệ, phẩm chất, trong lòng đất, chế ngự,.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bài 3a: Tìm các từ chứa tiếng chí hoặc chinh phục, vũ trụ, chủ nhân. trí, có nghĩa như sau: - ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp. (ý chí). - Khả năng suy nghĩ và hiểu biết. (trí tuệ). KL:Lưu ý một số từ có chứa âm tr/ch.. 2. Làm bài tập chính tả: tuần 8 *Bài tập 2a:Chọn những tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi điền vào chỗ trống: - HS nêu yêu cầu.. Đánh dấu mạn thuyền. - Gọi 1 HS đọc lại truyện vui.. Xưa có người đi thuyền, kiếm giắt bên hông, chẳng may làm kiếm rơi xuống nước. Anh ta liền đánh dấu vào mạn thuyền chỗ kiếm rơi. Có người trên thuyền trông thấy lạ bèn hỏi:. ? Nhận xét bài bạn. - Bác làm gì lạ thế ?. - Hs nhìn bảng đối chiếu bài của mình.. - Tôi đánh dấu chỗ kiếm rơi. Khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh dấu mà mò, thể nào cũng tìm thấy kiếm.. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT. - Chữa bài. ? Truyện đáng cười ở điểm nào?. - Anh ta ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm lại mò được kiếm - Phải đánh dấu vào chỗ đánh rơi kiếm chứ không phải vào mạn thuyền.. ? Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm - Nhận xét bổ sung ( nếu sai ). * Bài tập 3a: Tìm các từ có tiếng mở đầu bằng r, d, gi có nghĩa như sau: - 1 HS đọc nội dung bài tập. - Có giá thấp hơn mức bình thường: rẻ. ? Bài yêu cầu gì?. - Người nổi tiếng: danh nhân. - HS trao đổi theo cặp đôi.. - Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Đại diện 2 nhóm trình bày.. đệm: giường. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận về lời giải đúng. 3. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm - GV yêu cầu HS thi tìm tiếng có chứa âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (tr hay ch). - GV nhận xét, tuyên dương KL: Phân biệt các từ chứa phụ âm dễ lẫn để vận dụng cho chính xác. *. Củng cố - dặn dò: (1 phút) - Bài học hôm nay em được củng cố những kiến thức gì? - Nhận xét tiết học. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................... -------------------------------------Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021 TOÁN TIẾT 34: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. - Biết cách kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke. - HS có thái độ học tập tích cực. Rèn luyện cho HS tính toán khoa học, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Giáo án điện tử + Ê-ke - Học sinh: Sách giáo khoa, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu( 5 phút ) ? Nêu tên các góc đã học và đặc điểm của chúng. - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. - GV dẫn vào bài mới : Hai đường thẳng vuông góc 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: * Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc: - GV vẽ hình chữ nhật ABCD : ? Hãy cho biết hình trên bảng là hình gì? Đọc tên?.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> ? Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật trên là góc gì. - GV thực hiện thao tác vẽ và giảng: Cô kéo dài cạnh CD thành đường thẳng DM, kéo dài BC thành BN. Khi đó người ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại C?. - DM và BN vuông góc tạo thành mấy góc Hai đường thẳng BN và DM vuông góc vuông? Các góc này có chung đỉnh nào? với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh D. - GV kết luận: ? Hãy tìm ví dụ trên thực tế về hai đường thẳng vuông góc xung quanh em? ( VD: hai đường mép liền nhau của quyển vở, hai cạnh liên tiếp của bảng đen…). 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: 20p Bài tập 1 - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. - Chữa bài: ? Giải thích cách làm. + Nhận xét đúng sai. ? Hai đường thẳng vuông góc với nhau có đặc điểm gì. ? Muốn kiểm tra hai đường thẳng vuông góc ta cần đo mấy góc. - Đổi chéo vở kiểm tra. * Kết luận: HS dùng ê ke để xác định được hai đường thẳng vuông góc với nhau.. Bài tập 1: Dùng ê ke để kiểm tra rồi khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Trong các hình bên, hình vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau là: A. Hình 4 B. Hình 3 C. Hình 2 D. Hình 1.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Bài tập 2 Bài tập 2: Viết tiếp vào chỗ chấm: - HS đọc yêu cầu. A B - HS làm trong nhóm bàn, một nhóm đại diện chữa bài bảng. D C - Chữa bài: Các cặp cạnh vuông góc với nhau có ? Giải thích cách làm. trong hình chữ nhật ABCD là: - Nhận xét đúng sai. ………….. - Một HS đọc, cả lớp soát bài. * Kết luận: Hình chữ nhật có 4 cặp đường thẳng vuông góc với nhau. Bài tập 3: Bài tập 3: Dùng ê ke để kiểm tra rồi - HS đọc yêu cầu. viết tên từng cặp cạnh vuông góc với - HS làm trong nhóm bàn, một nhóm đại nhau có trong mỗi hình vẽ: diện chữa bài bảng. a) b) - Chữa bài: A B H ? Giải thích cách làm. I - Nhận xét đúng sai. - Một HS đọc, cả lớp soát bài. XCC C * Kết luận: Kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. E D E G Bài tập 4: K - HS đọc yêu cầu. - HS làm trong nhóm bàn, một nhóm đại Bài tập 4: Viết tiếp vào chỗ chấm: diện chữa bài bảng. - Chữa bài: A ? Giải thích cách làm. B ? Các cặp đường thẳng như thế nào là không vuông góc với nhau. - Nhận xét đúng sai. D C - HS đọc, cả lớp soát bài. a) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau có trong hình bên là:……. b) Các cặp cạnh vuông góc với nhau * Kết luận: Nhận biết cặp góc vuông, có trong hình bên là: không vuông bằng mắt thường. …………………….. * củng cố, dặn dò: ? Nêu đặc điểm của hai đường thẳng vuông góc. - GV nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------KỂ CHUYỆN TIẾT 7: LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể). - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.Nghe và biết nhận xét đánh giá lời kể và ý nghĩa câu truyện bạn vừa kể.. Cách kể chuyện tự nhiên phối hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và thay đổi giọng kể phù hợp nội dung câu chuyện. - Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Giáo án điện tử. - Học sinh: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động Mở đầu(3p) - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ - GV dẫn vào bài học 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:12P - GV kể 2 lần: + Lần 1: Kể nội dung câu chuyện. kết hợp yêu cầu HS giải thích một số từ - Giải nghĩa các từ: nguyện ước, tội ngữ trong truyện. nghiệp, xiết chặt tay. GV cho HS xem tranh , giới thiệu thêm về câu chuyện. + Lần 2: Kể kèm chỉ tranh minh hoạ - HS lắng nghe kết hợp quan sát tranh - HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi cho từng đoạn truyện. Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì? Hành động của cô gái cho thấy cô là người ntn? Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên?.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Đại diện trình bày kết quả thảo luận - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chốt: Cô gái mù cầu nguyện cho mẹ của chị Yên hàng xóm của chị Ngàn khỏi bệnh, bởi vì năm trước chị Yên vì chăm mẹ mà không thể đến được Hồ Hàm Nguyện cầu nguyện. Chị Ngàn là trẻ mồ côi chị hiểu cảm giác mất người thân như thế nào nên chị không muốn chị Yên phải trải qua giống mình...Qua đây chúng ta thấy cô là một cô gái rất tốt bụng và vô cùng nhân hậu. * Kết luận: Các em cần nắm được nội dung của từng đoạn truyện để tập kể lại từng đoạn của câu chuyện cũng như cả câu chuyện. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: 18p - Yêu cầu HS đọc y/c của từng bài tập. - Nhắc nhở học sinh trước khi kể: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện + Không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy. - HS làm việc nhóm - Đại diện các nhóm lên kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh - Cả lớp theo dõi - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay - 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh - 2 đến 3 HS tham gia thi kể - Cả lớp nhận xét, bình chọn. - GV tuyên dương những HS kể tốt + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? -Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. + Nêu ý nghĩa câu chuyện? -Sống trên đời phải biết yêu thương, quan tâm lẫn nhau, dù có là người thân trong gia đình hay mọi người trong xã hội. - GV: Hãy luôn nhân hậu, biết nghĩ vì người khác. Sống trên đời phải biết yêu.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> thương, quan tâm lẫn nhau, dù có là người thân trong gia đình hay mọi người trong xã hội. * Kết luận: Khi kể chuyện các em cần kể đúng cốt truyện, nhấn giọng, cần có hành động, cử chỉ kèm theo để câu chuyện trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn. 4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm: 5 phút - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân, viết ra giấy trong vòng 1 phút 3 việc làm tốt mà em đã làm để thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ người khác. - Báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung - GV chốt lại những việc làm tốt, những việc cần làm để giúp đỡ người khác thể hiện sự quan tâm với tấm lòng nhân hậu , tuyên dương những HS có câu trả lời hay. * Kết luận: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải có những việc làm tốt để chia sẻ, động viên, giúp đỡ mọi người xung quanh. Hãy luôn nhân hậu, biết nghĩ vì người khác. Sống trên đời phải biết yêu thương, quan tâm lẫn nhau, dù có là người thân trong gia đình hay mọi người trong xã hội. *. Củng cố: (1 phút) ? Nêu lại nội dung - Nhận xét giờ học, yêu cầu chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------. CHIỀU LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 13:CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; - Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mục III). Tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3). Rèn kĩ năng viết đúng tên người tên địa lí Việt Nam. - Có ý thức đọc, viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> - GV: Bài giảng điện tử - HS: SGK + VBT, vở ghi đầu bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động Mở đầu(2p) - 1HS tìm 3 từ có tiếng “trung” có nghĩa ở giữa. - 1 HS tìm 3 từ có tiếng “ trung” có nghĩa là một lòng một dạ. - Lớp và GV nhận xét. - GV giới thiệu bài mới. - Nêu mục đích yêu cầu 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 15p - HS đọc yêu cầu - Nhận xét cách viết tên riêng - 1 HS đọc các tên - Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. - Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây. ? Các tên riêng gồm mấy tiếng? - 2, 3, 4. ? Các chữ cái đầu mỗi tiếng viết ntn? - Viết hoa - GV : Khi viết tên người và tên địa lí VN cần viết hoa các chữ cái đầu của mối tiếng tạo thành tên đó. * Kết luận: Phần ghi nhớ - 2 HS đọc phần ghi nhớ Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: 20p * Bài tập 1: *Bài tập 1:Viết tên em và địa chỉ - HS nêu yêu cầu. gia đình em. - HS làm bài vàoVBT, 2 HS viết trên bảng lớp. - Nhận xét - 3 bộ phận: họ, tên đệm (tên lót), ? Tên người Việt Nam thường gồm có mấy bộtên riêng. phận? Đó là nhữnh bộ phận nào? * Kết luận: Cần viết hoa đầu mỗi tiếng tạo thành. *Bài tập 2: - HS nêu yêu cầu - 2 HS lên bảng, lớp làm VBT. *Bài tập 2: Viết tên một số xã - Nhận xét bài trên bảng. (phường, thị trấn) ở huyện (quận,thị - Đổi chéo vở KT, báo cáo kết quả xã, thành phố) của em..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> * Kết luận: Các từ số nhà, phường, thị trấn, thị VD: phường Hồng Hà, thành phố Hạ xã, quận, huyện, thành phố, tỉnh không viết hoa Long, tỉnh Quảng Ninh. vì là DT chung. *Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu. - Treo bản đồ tỉnh Quảng Ninh, gọi 3 HS *Bài tập 3: Viết tên và tìm trên bản lên tìm và chỉ thành phố Hạ Long đồ: - Nhận xét. a) Các quận, huyện, thị xã ở tỉnh hoặc * Kết luận: Biết tên các địa danh của địa phương thành phố của em. mình trên bản đồ và cách viết hoa các. b) Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em. *. Vận dụng - Củng cố, dặn dò - Tên riêng, địa lí Việt Nam cần phải viết ntn? - Nhận xét tiết học.- GV chốt nội dung bài - Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................... ---------------------------------------------------------ĐẠO ĐỨC TIẾT 7: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của; cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào và vì sao phải tiết kiệm tiền của. - Hs tự điều chỉnh hành vi biết đồng tình những hành vi, việc làm tiết kiệm tiền của; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. Biết nhắc nhở bạn bè, anh em, chị em cùng thực hiện tiết kiệm tiền của. - Biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,... trong cuộc sống. * KNS: - Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của. - Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. * BVMT: Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên. * SDNLTK: - Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng, dầu, gas,… chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước. - Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng năng lượng tiết. kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng. * TT HCM: Cần kiệm liêm chính..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: GA ĐT,phiếu học tập. - HS: SGK, thẻ màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động Mở đầu(2p) - HS hát bài: Con cò bé bé - TBHT nêu vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân bạn? - 3 HS nối tiếp trả lời: Mọi người sẽ có thể không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, … - HS nhận xét - GV kết luận - Nêu bài học 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:15p - Chia lớp thành 8 nhóm: + Yêu cầu các nhóm đọc thông tin và thảo luận câu hỏi sau: 1. Qua xem tranh và các thông - Tiết kiệm các nguồn năng lượng như tin trên theo em cần phải tiết kiệm điện, nước, xăng, dầu, ga….; thức ăn, những gì? sách vở, đồ chơi 2. Theo em, có phải do nghèo - Không vì tiết kiệm tiền của cho bản nên mới phải tiết kiệm không? thân, gia đình và đất nước, chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta. 3. Trong gia đình em đã sử - Tắt điện khi không sử dụng, dùng dụng điện, nước, xăng dầu, gas, … nước vừa đủ, Chỉ bật bếp ga khi như thế nào? nấu, ...... 4. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm - Vì tiết kiệm tiền của cho bản thân, những nguồn năng lượng đó? gia đình và đất nước... + Đại diện trình bày. + HS cả lớp trao đổi, thảo luận * Kết luận: - Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. - Sử dụng tiết kiệm như quần áo, sách vở, điện nước….trong cuộc sống hằng ngày là bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần vào bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: 15p Bài 1: - HS đọc bài. ? Bài yêu cầu gì..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> - GV nêu ý kiến - HS bày tỏ thái độ qua các thẻ màu: + Tán thành: Màu đỏ. + Các ý kiến c, d là đúng vì tiền của có được là do mồ hôi công sức của chúng ta. Tiết kiệm tiền của, sử dụng đúng mục đích có hiệu quả vừa ích nước vừa lợi nhà và như vậy xã hội sẽ phát triển. + Các ý kiến a, b là sai vì tiết kiệm khác với keo kiệt bủn xỉn.. + Không tán thành: màu xanh và giải thích lí do của mình. - GV nhận xét - đánh giá. Bài 2: GV yêu cầu mỗi HS liệt kê 3 việc nên làm và 3 việc không nên làm để tiết kiệm tiền của. - Em có đồng tình với việc sử dụng - Em không đồng tình vì nguồn năng lãng phí nguồn năng lượng không.Vì lượng không phải là vô tận, nếu sử sao? dụng không hợp lí sẽ làm lãng phí tiền của... ảnh hưởng đến môi trường.... - Gọi HS nêu bài học. - Ghi nhớ (SGK) - 2 em nhắc lại * Kết luận: sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng dầu, than đá, gas, ... chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước * Củng cố - dặn dò: 3p - Nhận xét tiết học. - Sưu tầm những mẩu chuyện về tính tiết kiệm của BH. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tập làm văn TIẾT15: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3). - Biết sử dụng từ ngữ hay, lời văn sáng tạo, sinh động. - Có ý thức dùng từ hay, viết đúng ngữ pháp và chính tả. * KNS:- Tư duy sáng tạo; phân tích, phán đoán. - Thể hiện sự tự tin..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Xác định giá trị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Giáo án điện tử. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu(5p) - 3 HS đọc câu chuyện viết của tiết trước về một giấc mơ với ba điều ước em được bà tiên ban cho. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài: Khi kể chuyện mà không kể theo một trình tự hợp lý thì sẽ làm cho người nghe không hiểu được và câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn nữa. Chính vì vậy trong tiết học này các em sẽ luyện phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian và cùng thi xem ai có cách mở đoạn hay nhất. 2. Hoạt động Luyện tập thực hành: 30 - Gv trình chiếu tranh minh hoạ. - Hãy kể lại tóm tắt nội dung câu *Bài tập 1: Dựa theo cốt truyện Vào chuyện đó? nghề, hãy viết các câu mở đầu của mỗi - HS nêu yêu cầu của bài? đoạn. - HS thảo luận theo nhóm bàn. GV phát Ví dụ: phiếu cho 2 nhóm. Đoạn 1: - Đại diện các nhóm lên báo cáo, nhận - Tết Nô- en năm ấy, cô bé Va-li-a được xét. bố mẹ đưa đi xem xiếc. - Đại diện các nhóm khác đọc bài. - Các tiết mục hôm đó rất đặc sắc trong GVghi nhanh các cách mở đoạn khác đó Va-li-a rất thích tiết mục cô gái phi vào bên cạnh phiếu của các nhóm. ngựa đánh đàn. - Lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm - Từ đó, lúc nào Va-li-a cũng mơ ước có các câu mở đoạn hay. trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục * KN: Tư duy sáng tạo cần phát huy để đó. có được câu mở đoạn hay * Kết luận: Khi viết các câu mở đoạn Đoạn 2: cần chon câu để liên kết các đoạn văn - Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần theo trình tự thời gian. tuyển diễn viên nên Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề. - Sáng ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa, chỉ con ngựa và bảo,... - Bác giám đốc cười, bảo em:... Đoạn 3: - Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a đến chuồng ngựa..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng.... - Cuối cùng, em quen với công việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em. Đoạn 4: - Thế rồi cũng đến ngày Va-li-a trở thành một diễn viên xiếc thực thụ. - Mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên,... - Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va-li-a đã trở thành sự thật. *Bài tập 2: Đọc lại toàn bộ các đoạn - HS nêu yêu cầu. văn trong truyện Vào nghề mà em vừa - 1 HS đọc lại toàn bộ câu chuyện. hoàn chỉnh và cho biết: a) Các đoạn văn được sắp xếp theo - 1 phút suy nghĩ, TLCH: trình tự nào? b) Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy? ? Các đoạn văn được sắp xếp theo trình KQ: tự nào? - Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian (sự việc nào xảy ra trước thì - Thảo luận nhóm đôi 1 phút kể trước, sự việcnào xảy ra sau thì kể ? Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong sau). việc thể hiện trình tự ấy? - Các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn ? Nêu các cụm từ chỉ thời gian ở bài tập trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ 1. chỉ thời gian. *Kết luận:Đa số các câu chuyện kể được sắp xếp theo trình tự thời gian. Kể chuyện theo trình tự thời gian giúp người nghe dễ theo dõi diễn biến của câu chuyện. Để thể hiện rõ trình tự này các em cần viết câu mở đầu các đoạn có cụm từ chỉ thời gian liên tiếp nhau. KNS: Tư duy sáng tạo; phân tích, phán đoán. - Hs nêu yêu cầu.. * Bài tập 3: Kể lại một câu chuyện em.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> đã học (qua các bài tập đọc, kể chuyện, tập làm văn), trong đó các sự vật được ? Em chọn câu chuyện nào đã học để sắp xếp theo trình tự thời gian. kể? VD: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - HS kể trong nhóm 4 HS. - Lời ước dưới trăng. - HS thi kể. - Ba lưỡi rìu. - Sự tích hồ Ba Bể. - Người ăn xin, ... - Lớp và GV nhận xét theo tiêu chí sau Tiêu chí: + Kể câu chuyện đúng theo trình tự thời gian chưa. + Có câu mở đầu các đoạn văn không? + Cách kể chuyện có sinh động hấp dẫn - GV kết luận chung và GD KNS: Thể không? hiện sự tự tin; Xác định giá trị. * Củng cố, dặn dò (1p) - 1 phút suy nghĩ, viết ra giấy những điều em biết sau tiết học ? Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào? - GV nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021 TOÁN TIẾT 35: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Có biểu tượng về hai đường thẳng song song. (là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau). -Biết cách kiểm tra được hai đường thẳng song song. - HS có thái độ học tập tích cực. Rèn luyện cho HS tính toán khoa học, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Bài giảng điện tử. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu(3 phút) - Hãy chỉ và nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> A. C. B D ? Trong hình chữ nhật ABCD hai cạnh liền kề nhau có đặc điểm gì? (vuông góc với nhau). - Gv nhận xét tuyên dương. - GV giới thiệu vào bài 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 13p - Cô mời cả lớp cùng nhìn lên bảng. * Giới thiệu hai đường thẳng song song:. - GV thực hiện thao tác vẽ và giảng: Trong hình chữ nhật ABCD cô kéo - Đường thẳng AB. dài cạnh AB về hai phía. Vậy cô được đường thẳng nào? - Tương tự kéo dài cạnh DC ta được - Đường thẳng DC. đường thẳng nào? A - GV tách hai đường thẳng AB và DC. C ? Nếu kéo dài mãi 2 đường thẳng AB và DC thì hai đường thẳng này có cắt nhau không? ? Vậy 2 đường thẳng song song có đặc điểm gì? ? Nhận xét câu trả lời của bạn ? - 4 HS nhắc lại. * Kết luận: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau. ? Hãy tìm ví dụ trên thực tế về hai đường thẳng song song. ? Ai xung phong lên bảng vẽ hai đường thẳng song song?. B. D. - Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau. - Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.. - Hai mép song song của bìa quyển vở hình chữ nhật, hai cạnh đối diện của bảng lớp, của cửa sổ,…..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> ? Nhận xét bài của bạn? - Thưởng cho bạn một tràng pháo tay. * GV chuyển ý: Để giúp các em hiểu rõ hơn về hai đường thẳng song song cô và các em cùng chuyển sang phần luyện tập. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân, hai HS làm bảng. - Chữa bài: + Nhận xét đúng sai. ? Giải thích cách làm? ? Hai đường thẳng song song với nhau có đặc điểm gì? - Đổi chéo vở kiểm tra, báo cáo kết quả. * Kết luận: ? Hình vuông và hình chữ nhật có đặc điểm gì giống nhau? (có 2 cặp cạnh đối diện song song).. 22P Bài tập 1 Viết tiếp vào chỗ chấm: a) A. B. D C Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật ABCD là: AB và DC; AD và BC. M. N. Q P Các cặp cạnh song song với nhau trong hình vuông MNPQ là:MN và QP; MQ và NP - HS đọc yêu cầu. * Bài tập 2 - HS làm trong nhóm bàn, một nhóm Trong hình bên, cho biết các hình tứ giác đại diện chữa bài bảng. ABEG, ACDG, BCDE đều là những - Chữa bài: hình chữ nhật. Cạnh BE song song với + Nhận xét đúng sai. những cạnh nào? ? Giải thích cách làm? A B C - Một HS đọc, cả lớp soát bài. * Kết luận: Không chỉ có 2 đường thẳng song song mà có thể có nhiều đường thẳng song song với nhau. G E D - BE song song với CD vì BCDE là hình chữ nhật..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> - BE song song với AG vì ABEG là hình chữ nhật. * Bài tập 3 - Cô có bài tập sau. Cô mời một bạn Viết tiếp vào chỗ chấm đọc yêu cầu của bài . - Đây chính là nội dung bài tập 3 trong SGK. M N E - HS làm trong nhóm bàn, GV phát giấy khổ to cho một nhóm. D G - Chữa bài: Q P + Nhận xét đúng sai. I H + Nhóm làm bài trên bảng phụ trình a) Các cặp cạnh song song với nhau có bày. trong hình là: MN và QP; DI và GH ? Vì sao em cho rằng MN và QP; DI b) Các cặp cạnh vuông góc với nhau có và GH là những cặp đoạn thẳng song trong hình là: NMvà MQ; MQ và QP. song? DI và IH; IH và HG; DE và EG * Kết luân: Hai đường thẳng song song luôn cách đều nhau nên chúng không bao giờ cắt nhau. * Củng cố, dặn dò: (1 phút) ? Hai đường thẳng song có đặc điểm gì? ? So sánh sự khác nhau giữa hai đường thẳng song song và hai đường thẳng vuông góc? - GVNX giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TẬP ĐỌC TIẾT 18: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Biết đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật. Hiểu các từ ngữ: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, đầy tớ, ... - Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng tình với em. Nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nào cũng quí..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Giáo dục học sinh biết tôn trọng giá trị của nghề nghiệp. Tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến. * GDKNS: GD HS biết tôn trọng giá trị của từng nghề nghiệp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: giáo án điện tử - HS: SGK, vở ghi đầu bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động Mở đầu(1p) - 1 HS đọc và cho biết ý nghĩa của bài Đôi giày ba ta màu xanh - GV và cả lớp nhận xét - GV đưa tranh, hỏi HS : Bức tranh vẽ gì? - GV giới thiệu: Cậu bé trong tranh đang nói gì với mẹ. Bài học hôm nay cho các em hiểu rõ điều đó. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút) - 1H đọc cả bài ? Bài này có thể chia thành mấy đoạn - Bài này có thể chia thành 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học … kiếm sống + Đoạn 2: còn lại - 2 HS đọc nối tiếp bài ( 3 lượt) + Lần 1: Sửa lỗi phát âm cho HS - cúc cắc, nắm lấy tay + Lần 2: Sửa cách đọc cho HS, kết hợp giải nghĩa từ trong sgk. + Lần 3: GV hướng dẫn Hs đọc câu - Bất giác, em lại nhớ đến ba người dài. thợ/ nhễ nhại mồ hôi/ mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi phì phào, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập cúc cắc/ và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông. - H luyện đọc theo nhóm bàn. - GV đọc mẫu: giọng trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12') - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: ? Cương xin mẹ đi học nghề gì ? Cương học nghề thợ rèn để làm gì. 1. Ước mơ của Cương trở thành nghề rèn để giúp đỡ mẹ. - Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn. - Giúp đỡ mẹ, muốn tự mình kiếm.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> ? kiếm sống có nghĩa là gì. sống. - Là tìm cách làm việc để tự kiếm sống, tự nuôi bản thân mình.. ? Nêu ý chính đoạn 1 - GV chuyển ý, giới thiệu ý thứ hai. - HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:. 2. Cương thuyết phục mẹ để mẹ hiểu và đồng ý với em. ? Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi - Ngạc nhiên và phản đối. nghe em trình bày ước mơ của mình ? Mẹ Cương nêu lí do và phản đối như - Mẹ cho là có ai xui. Nhà thuộc dòng thế nào dõi quan sang. Bố không cho vì làm mất thể diện của gia đình. ? Cương thuyết phục mẹ bằng cách - Nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha: Nghề nào nào cũng đáng trọng chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng coi thường. ? Nêu nội dung chính của toàn bài =>Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng tình với em. Nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nào cũng quí. * Kết luận:Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng tình với em. Nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện này muốn nói với chúng ta nghề nào cũng cao quý miễn là không phải kẻ ăn cắp, ăn bám. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành : - Cả lớp đọc thầm toàn bài, nêu giọng đọc của từng đoạn, của cả bài. - GV đưa đoạn văn cần luyện đọc. ? Nêu cách đọc của từng nhân vật. - 2 HS đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm đoạn văn - Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất. - Giọng trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc. - Lời Cương: giọng lễ phép, khẩn khoản, thiết tha xin mẹ đi học nghề. - Lời mẹ Cương: ngạc nhiên, rồi cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con. …Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ thiết tha: - Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán,.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> theo tiêu chí sau: + Đọc đã trôi chảy chưa? + Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa? + Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không? - HS thi đọc phân vai. làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi phì phào, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập cúc cắc và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông… * Kết luận: GV chốt lại, tuyên dương, khen thưởng những HS đọc hay, đọc diễn cảm đoạn văn. 4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm: 3p ? Các em ước mơ sau này làm nghề gì + bác sĩ + công an + giáo viên - HS trả lời ... - Các bạn khác nhận xét, đánh giá. - GV tuyên dương những HS có câu trả lời hay. * Kết luận kết hợp với GDKNS: Mỗi con có một ước mơ, có sự lựa chọn ngành nghề khác nhau. Nhưng dù là nghề gì thì đều đáng quý, đáng trân trọng. Cô mong rằng các con hãy giữ lấy mục tiêu của mình, trau dồi kiến thức, đạo đức để sau này những ước mơ đó sẽ trở thành hiện thực. 5. Củng cố: (2 phút) ? Nêu lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học, yêu cầu chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ---------------------------------Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2021 TOÁN TIẾT 36: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke). - Vẽ được đường cao của một hình tam giác. - HS có thái độ học tập tích cực. Rèn luyện cho HS tính toán khoa học, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> 1. Giáo viên: Bài giảng điện tử. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động khởi động: (3 phút) ? Nêu đặc điểm của hai đường thẳng song song? ? Nêu đặc điểm của hai đường thẳng vuông góc? - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. - Gv nhận xét tuyên dương. - GV giới thiệu vào bài 2. Hoạt động khám phá: 13p - GV thực hiện thao tác vẽ và giới Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua thiệu để HS quan sát: một điểm và vuông góc với một - GV vẽ dường thẳng AB lấy điểm E đường thẳng cho trước (Trên AB) * Điểm E nằm trên đường thẳng AB + Vi trí của điểm E như thế nào với so với AB? C + Vẽ đường thẳng vuông góc dùng dụng cụ nào? A B - GV hướng dẫn cách vẽ : - HS dùng ê ke để kiểm tra 4 góc vuông. - Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ. - Tổ chức cho HS thực hành vẽ. + 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở. + Sau khi HS vẽ xong yêu cầu HS tự nêu lại cách vẽ của mình. * GV chốt: - Hướng dẫn cách vẽ:. E D + Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB. + Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. + Điểm E như thế nào với đường thẳng AB? * Điểm E nằm ngoài đường thẳng AB - GV hướng dẫn vẽ như SGK -Vẽ đường thẳng AB và vị trí của E - HS nêu lại cách vẽ và kiểm tra 4 góc nằm ngoài đường thẳng AB vuông - HS thực hành vẽ ra giấy nháp * Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác - GV vẽ tam giác ABC lên bảng.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Nêu bài toán: Vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với BC - GV: BC là cạnh cho trước H là điểm cho trước + Hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh của BC của hình tam giác ABC? - GV kết luận: AH là đường cao của tam giác ABC. Độ dài đoạn AH là chiều cao của tam giác ABC. + Em hiểu thế nào là đường cao của tam giác? - HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của tam giác ABC. + Một hình tam giác có mấy đường cao? * Kết luận: Cách vẽ đường thẳng vuông góc.. A. C. H. B. - Đường cao của hình tam giác là đoạn thẳng đi qua một đỉnh của tam giác và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó.. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: 22p - HS đọc yêu cầu. + Nhận xét điểm E so với CD trong từng trường hợp? - HS làm cá nhân, ba HS làm bảng. - Chữa bài: + Nhận xét đúng sai. + Giải thích cách vẽ? + Nêu lại cách vẽ? + Dùng ê ke kiểm tra lại. - HS đối chiếu bài làm. * Kết luận: Dựa vào cách dùng ê ke đã học để vẽ được đoạn thẳng buông góc theo yêu cầu. - HS đọc yêu cầu. + Nhận xét vị trí của đỉnh A trong từng tam giác . - HS làm cá nhân, ba HS làm bảng. - Chữa bài:. * Bài tập 1: - Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD.. a). b) C E. C. E. D D. * Bài tập 2:.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> + Nhận xét đúng sai. + Giải thích cách vẽ? + Thế nào là đường cao của hình tam giác? - Đổi chéo vở kiểm tra. * Kết luận: Nắm vững cách vẽ đường cao trong tam giác vận dụng làm bài cho đúng. - HS đọc yêu cầu. - HS làm cá nhân, một HS làm bảng. - Chữa bài: + Nhận xét đúng sai. + Giải thích cách vẽ? - Đổi chéo vở kiểm tra. * Kết luận: Nắm vững cách vẽ đường vuông góc đi qua một điểm để vận dụng làm bài cho đúng.. - Hãy vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC trong mỗi trường hợp sau. B A. H C. * Bài tập 3: Vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với cạnh DC, cắt cạnh DC tại điểm G. - Nêu tên các hình chữ nhật đó A E B. D G C - Các hình chữ nhật có trong hình là: AEGD; EBCG; ABCD * Củng cố, dặn dò: (1phút) ? Nêu cách vẽ đường thẳng vuông góc? - GVNX giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------_____________________________________ TẬP LÀM VĂN TIẾT 16: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai, cách dùng từ ngữ nối 2 đoạn trong bài 3. ( giảm tải bài 1 và 2). - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV BT3)..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Biết sử dụng từ ngữ hay, lời văn sáng tạo, sinh động. Biết nhận xét, đánh giá bài văn của mình.Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh. *GDKNS:- Kĩ năng tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng xác định giá trị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Giáo án điện tử. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu(2p) - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu - HS lên bảng kể 1 câu chuyện mà em đã học theo trình tự thời gian. - Lớp và GV nhận xét. - Giới thiệu bài:Tiết học hôm nay ngoài việc củng cố cách phát triển đoạn văn theo trình tự thời gian, các em sẽ biết được cách phát triển đoạn văn theo trình tự không gian. 2. Hoạt động Luyện tập thực hành: 30p - HS đọc yêu cầu. - GV trình chiếu bảng phụ viết sẵn 2 mở đầu của 2 cách kể. ? So sánh cách kể chuyện trong BT2 có gì khác cách kể chuyện trong BT1? Kết luận + GDKNS: Cần vận dụng kĩ năng tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán để có các đoạn truyện độc đáo. Cần thể hiện sự tự tin khi trao đổi , kể chuyện cùng các bạn.. .* Bài tập 3: Cách kể chuyện trong bài tập 2 có gì khác cách kể chuyện trong bài tập 1: trái đất. - Từng cặp học sinh đọc trích đoạn “Ở Vương quốc Tương Lai”, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. a) Về trình tự sắp xếp? b) Về những từ ngữ nối hai đoạn? - Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kỳ diệu và ngược lại. - Được thay đổi bằng các từ ngữ kể địa điểm.. * Vận dụng - Củng cố, dặn dò (2p) - Thảo luận nhóm 4, nêu điều em biết về các cách phát triển câu chuyện? - Những cách đó có gì khác nhau? - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------CHIỀU LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 14: LUYỆN VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Vận dụng được những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1; Viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2. - Rèn kĩ năng viết đúng tên người tên địa lí Việt Nam. - Có ý thức đọc, viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bài giảng điện tử - HS: SGK + VBT, vở ghi đầu bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu: 2p ? Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. ? Viết 1 VD tên người, tên địa lí Việt Nam. - Lớp và GV nhận xét. - GV giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu tiết học 2. Hoạt động Luyện tập thực hành * Mục tiêu:: Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1. Viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2. * Phương pháp, kĩ thuật sử dụng chủ yếu: - Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, viết tích cực. * Thời gian:30 phút * Bài tập 1 *Bài tập 1:Viết lại cho đúng các tên - HS nêu yêu cầu riêng có trong bài ca dao: - GV hướng dẫn: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng + 1 em đọc nội dung bài thiếc, Hàng Hài, Mã Vĩ, Hàng Giày, - Yêu cầu HS giải nghĩa từ lòng thành? Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc - HS làm bài, 2 em lên bảng gạch chân Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng dưới từ sai và viết lại cho đúng. Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng - Nhận xét - chữa bài. Nón, Hàng Hòm. Hàng Đậu, Bông, * Kết luận: Ngày nay vẫn còn một số Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> phố cổ. Và các nhà khoa học đang tìm Giấy, Hàng The, Hàng Gà. các biện pháp bảo tồn những ngôi nhà cổ. *Bài tập 2: *Bài tập 2:Trò chơi du lịch trê bản đồ - HS nêu yêu cầu Việt Nam: - GV treo bản đồ địa lí Việt Nam a) Đố- tìm và viết đúng tên các tỉnh, - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi du thành phố. lịch trên bản đồ: + Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, b) Đố – tìm và viết đúng tên những thành phố và các danh lam thắng cảnh, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi di tích lịch sử của đất nước ta. tiếng. + Viết lại các tên đó. - Chia nhóm. - Cá nhóm thi viết trên giấy khổ to. - Đại diện nhóm báo cáo - Nhận xét, kết luận nhóm có hướng dẫn viên du lịch giỏi nhất. * Kết luận: Biết được các địa danh của đất nước. * Củng cố, dặn dò : 2 phút - Tên riêng, địa lí Việt Nam cần phải viết ntn? - Nhận xét tiết học.- GV chốt nội dung bài - Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................... TOÁN TIẾT 37: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và êke). - Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao - HS có thái độ học tập tích cực. Rèn luyện cho HS tính toán khoa học, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bài giảng điện tử. - Sách giáo khoa, vở..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu (3 phút) ? Nêu đặc điểm của hai đường thẳng song song? ? Nêu đặc điểm của hai đường thẳng vuông góc? ? Nêu cách vẽ đường thẳng vuông góc? - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. - Gv nhận xét tuyên dương. - GV giới thiệu vào bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 13p - GV thực hiện thao tác vẽ và giới * Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua thiệu để HS quan sát: một điểm và song song với một đường + GV vẽ đường thẳng AB và lấy một thẳng cho trước: điểm E nằm ngoài AB. + Vẽ đường MN vuông góc với AB đi qua E. + GV yêu cầu vẽ một đường thẳng CD đi qua E vuông góc với MN. M ? Em có nhận xét gì về đường thẳng C D AB và CD? E * Kết luận: Vậy chúng ta đã vẽ được A B đường thẳng đi qua điểm E và song N song với đường thẳng AB cho trước. ? Nêu lại trình tự các bước vẽ? - Tổ chức cho HS thực hành vẽ. + 1 HS lên bảng, cả lớp vẽ vào vở nháp + HS nêu cách vẽ của mình. + HS khác nhận xét và nêu lại trình tự các bước vẽ. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: 22p - HS đọc yêu cầu. * Bài tập 1/ 53: Vẽ đường thẳng AB đi - HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng. qua điểm M và song song với đường - Chữa bài: thẳng CD + Nhận xét đúng sai. ? Giải thích cách vẽ? + HS đối chiếu bài làm..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> * Kết luận: Nắm vững cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước để vận dụng làm bài cho đúng. - HS đọc yêu cầu. - HS làm theo nhóm đôi, - Đại diện 1 nhóm làm bảng. - Chữa bài: ? Giải thích cách vẽ? + Nhận xét đúng sai. + Đổi chéo vở kiểm tra. * Kết luận: Qua BT2 các em cần lưu ý để vẽ được đường thẳng song song thì trước hết các em phải dựng được đường vuông góc.. C. D A. B. M *Bài tập 2/53: Qua đỉnh A, hãy vẽ đường thẳng song song với cạnh BC, hãy vẽ đường thẳng CY song song với cạnh AB. Hai đường thẳng AX và BY cắt nhau tại D. Nêu tên các cặp cạnh song song với nhau trong hình tứ giác ADCB.. - Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD là:AD và BC; - HS đọc yêu cầu. AB và DC - HS làm cá nhân, một HS làm bảng. * Bài tập 3/54: - Chữa bài: a) Vẽ đường thẳng đi qua B và song - Gv yêu cầu HS nêu cách vẽ đường song với cạnh AD, cắt cạnh DC tại thẳng đi qua B và song song với AD. điểm E ? Giải thích cách vẽ?. - Vì theo hình vẽ ta đã có AB vuông.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> ? Tại sao chỉ cần vẽ đường thẳng đi góc với AD. qua B và vuông góc với BA thì đường thẳng này sẽ song song với AD? - Là góc vuông. ? Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA có là góc vuông hay không? - Là hình chữ nhật. ? Hình tứ giác BEDA là hình gì? - Nhận xét đúng sai. * Kết luận: Vận dụng cách vẽ hai đường thẳng song song để có thể dựng được hình chữ nhật. * Củng cố, dặn dò: (2 phút) ? Nêu cách vẽ đường thẳng song song? - GVNX giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ---------------------------------------Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2021 KHOA HỌC TIÊT 14: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được một số tính chất của nước: Nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định: nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. - Biết được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để không bị ướt. - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học. 3. GDBVMT:Giáo dục học sinh tiết kiệm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> - GV: GAĐT; Cốc, thìa, một số vật dụng nhau để chứa nước. - HS: SGK + VBT, vở ghi đầu bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu(2p) - Trò chơi Lời nhắn nhủ yêu thương ? Viết một việc làm cụ thể để bảo vệ sức khỏe con người - Thực hiện viết vào giấy dán vào má người bạn mình yêu mến nhất để nhắn nhủ lời nhắn nhủ yêu thương đó, các bạn nhìn vào giấy đọc to các việc làm của bạn để bảo vệ sức khỏe con người - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới Các em ạ! Ở các tiết học trước chúng ta đã được làm quen chủ đề Con người và sức khỏe. Trong tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu với cả lớp một chủ đề mới đó là chủ đề Vật chất và năng lượng. Ở chủ đề này chúng ta sẽ được tìm hiểu về nước, không khí, gió và âm thanh. ? Các em hãy cho có biết trong cuộc sống hàng ngày con và gđ đã sử dụng nước vào những việc gì Trong cuộc sống hằng ngày nước có vai trò rất quan trọng . Vậy nước có những tính chất gì cô cùng các con đi tìm hiểu điều đó qua bài 20: Nước có những tính chất gì? 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 10p 2.1. Tình huống xuất phát và câu hỏi xuất phát vấn - Hãy suy nghĩ và ghi vào vở những hiểu biết ban đầu của bản thân em về nước . Thời gian làm việc là 2 phút. 2.2. Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh HS trình bày ý kiến của mình - Nước là một chất lỏng, không màu, không mùi, không vị. - Nước có hình cái chai. - Nước không thấm qua túi ni lông. - Nước không hòa tan cát. - Nước có màu trắng, vàng - Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía. - Nước hòa tan đường, hòa tan muối. - Nước thấm qua vải, giấy - Nước có trong sinh hoạt. - Nước có hình cái cốc.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> - GV nhận xét phần trình bày của các em - Gọi 1 HS đọc lại ? Nhờ đâu mà các em biết được những điều này về nước? – Quan sát,đọc sách, làm TN Chuyển: Với những hiểu biết ban đầu này các con có gì thắc mắc về nước không? Nếu có các con hãy tự đặt câu hỏi Muốn đặt được câu hỏi các con cần dựa vào những hiểu biết ban đầu này để đặt Mời các con suy nghĩ và đặt - HS nêu câu hỏi: 1. Nước có màu gì? 2. Nước có hình dạng như thế nào? 3. Khi nào nước chuyển thành nước đá? 4. Có phải nước chỉ hòa tan một số chất không? 5. Nước thấm qua những vật nào? 6. Có phải nước chảy từ cao xuống thấp không? Cô thấy các câu hỏi các con đưa rất thú vị . - Một bạn đọc to lại cho cô các câu hỏi (HS– Đọc ) 2.3. Đề xuất phương án thực nghiệm. GV đặt vấn đề: Để giải đáp những thắc mắc này chúng ta làm thế nào? - HS đề xuất phương án: + Tìm hiểu qua sách, báo + Làm thí nghiệm + Xem trên mạng + Hỏi bố mẹ ........... Vừa rồi cô thấy các em đã đưa ra các phương án đều phù hợp. Nhưng để biết được ngay câu trả lời trong tiết học này các con lựa chọn phương án nào? + Làm TN ( 2 hs nêu) 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: 12p 3.1. Tiến hành thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu. TN1. Màu mùi vị của nước. Để giải quyết thắc mắc thứ nhất nước có màu gì? - Bây giờ các con hãy sử dụng các giác quan để tìm ra màu sắc, mùi, vị của nước. Thời gian làm việc là 2 phút. - Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung ? Vậy nhóm em rút ra kết luận gì về màu, mùi, vị của nước * Kết luận: Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi không vị. * Lưu ý: Không phải loại nước nào các con nhìn thấy cũng có thể uống được. Trước khi uống các em cần biết rõ nguồn gốc loại nước đó thì mới được uống..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> Ngoài nước ra có một số chất lỏng khác cũng có tính chất như nước vì thế ta nhìn thấy chất lỏng nào giống như nước ta không được tùy tiện nếm hoặc thử có thể độc hại cho cơ thể. - Chuyển ý: Cô trò mình vừa giải đáp xong thắc mắc thứ nhất. Các thắc mắc còn lại cô trò mình đi tìm hiểu tiếp nhé. - Với những dụng cụ đã chuẩn bị các em hãy lấy nước, trong chai đổ nước ra bát, ra cốc chén rồi quan sát xem nước có hình dạng ntn? - HS làm thí nghiệm – Ghi vào phiếu - Các nhóm trình bày - Đúng rồi khi đổ nước vào cốc ta thấy nước có hình cái cốc, khi đổ nước vào cái bát ta thấy nước có hình cái bát. Ngoài ra em thấy nước còn có hình nào nữa? ( Hình lòng ao, lòng hồ, chậu thau....) * Kết luận: Rằng nước không có hình dạng nhất định. Ta thấy chai,cốc chén,bát đều có hình dạng nhất định,khi ta đổ nước vào các vật này thì nước có hình dạng của vật chứa nó. 3.2. TN2: Nước chảy như thế nào? - HS đặt nghiêng tấm nhựa và đổ nước lên tấm nhựa con thấy nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía. À ngoài cách làm đó còn cách làm nào khác không? ( H- Nhóm em đổ nước vào khay không cần tấm kính.) Vậy có 2 cách làm nhưng cách làm của nhóm... cũng đúng nhưng các con khi đổ nước các con chú ý đổ thấp nước xuống. Nước còn có tính chất chảy từ cao xuống thấp lan ra khắp mọi phía. – 1HS nhắc 3.3. Thí nhiệm 3: - HS làm thí nghiệm: Đổ nước lên khăn, giấy ăn, bông túi ni lông, tấm nhựa quan sát và rút ra kết luận. ? Ngoài ra các con thấy những vật dụng mà chúng ta chuẩn bị thí nghiệm các con thấy nước không thấm qua những vật nào? * KL: Nước thấm qua khăn, giấy, bông và không thấm qua túi ni lông, nhựa. Nước thấm qua một số vật. 3.4. Thí nghiệm 4 - HS: đổ nước vào cốc đựng đường,cố đựng muối ,cốc đựng cát sau đó em dùng thìa khuấy đều 3 cốc. Em thấy đường và muối tan trong nước, cát không tan trong nước nhóm em kết luận nước hòa tan đường, muối, nước k hòa tan cát ? Ngoài ra nước hòa tan được chất gì? ? Nước không hòa tan được những chất gì? ? Qua thí nghiệm vừa làm và sự hiểu biết của các em kết luận gì về sự hòa tan của nước ? Nước không hòa tan cát,tại sao cốc nước này nước lại bị đục?.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Qua phần thí nghiệm và thực hành bạn nào cho cô biết: Nước có những tính chất gì? 4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm: 8p * Ứng dụng tính chất. ? Bạn nào cho cô biết trong cuộc sống người ta vận dụng tính chất của nước để làm gì - H: Làm mái nhà, áo mưa, cốc đựng nước..... ? Vậy để làm áo mưa, cốc đựng nước người ta đã ứng dụng tính chất nào của nước? ? Thế còn làm mái nhà người ta sử dụng tính chất nào? * Kết luận: Trong đời sống con người đã biết áp dụng tính chất nước chảy từ cao xuống thấp để sản xuất ra điện. * GDBVMT: Các con ạ nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Vậy khi sử dụng nước các con cần lưu ý điều gì ? ? Thảo luận nhóm viết 3 việc em cần bảo vệ nguồn nước. Thời gian 1p - Nhận xét, tuyên dương ? Qua các phần các con vừa tìm hiểu con cho cô biết có nước có những tính chất gì * Củng cố: (1 phút) 2p ? Hôm nay chúng ta học bài gì - Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… --------------------------------------Toán TIẾT 38: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh cho trước. Vận dụng giải các bài tập có liên quan. - Tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập - Rèn luyện cho HS tính toán khoa học, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bài giảng điện tử. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động khởi động: (3 phút).
<span class='text_page_counter'>(48)</span> ? Nêu đặc điểm của hai đường thẳng vuông góc? ? Nêu cách vẽ đường thẳng vuông góc? - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. - Gv nhận xét tuyên dương. - GV giới thiệu vào bài 2. Hoạt động khám phá: 13p - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ * Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo ? Các góc các đỉnh của hình chữ nhật độ dài các cạnh: MNPQ có là góc vuông không? ? Hãy nêu các cặp cạnh song song với M N nhau trong hình chữ nhật MNPQ? - Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành Q P vẽ hình chữ nhật theo đội dài các cạnh cho trước. - GV nêu ví dụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm và chiều rộng 2cm. - GV hướng dẫn các bước vẽ: + Vẽ đoạn CD có độ dài 4cm. A B + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D. Trên dường thẳng đó lấy DA = 2cm. 2cm + Nối A với B ta được hình chữ nhật D 4 cm C ABCD. - GV yêu cầu HS vẽ bảng, HS dưới lớp vẽ nháp. - HS nêu lại cách vẽ của mình. - HS khác nhận xét - 2 HS nhắc lai cách vẽ. * Kết luận: Hình chữ nhật 4 góc phải là 4 góc vuông. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: 22p - HS đọc yêu cầu. - HS làm cá nhân, hai HS làm bảng. - Chữa bài: + Nhận xét đúng sai. ? Giải thích cách vẽ? ? Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật? - HS đối chiếu bài làm..
<span class='text_page_counter'>(49)</span> * Kết luận: Nắm vững cách vẽ hình chữ nhật và tính chu vi của hình chữ nhật vận dụng làm bài cho đúng. *Bài tập 1 a) Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. b) Tính chu vi hình chữ nhật ABCD A B D C - Chu vi của hình chữ nhật là: (5 + 3) x 2 = 16 (cm) * - Củng cố, dặn dò: (1 phút) ? Nêu cách vẽ hình chữ nhật? - GVNX giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ------------------------------------------------------SINH HOẠT LỚP TUẦN 7 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong tuần học tập vừa qua. Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể. - Tuyên truyền Chủ điểm Em là người lịch sự. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Nhận xét về nền nếp, học tập và HĐNG tuần 7; triển khai KH tuần 8. - HS: Nội dung nhận xét của các tổ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Đánh giá nhận xét. - Các tổ đánh giá, nhận xét hoạt động của tổ mình theo kế hoạch đã đề ra. 2. GVCN đánh giá, nhận xét chung: * Ưu điểm: - Thực hiện tốt mọi nền nếp đã quy định. - Hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Tích cực tham gia các phong trào của lớp, của trường..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Ý thức tự quản, tự phục vụ tốt. * Tồn tại: - Vẫn còn hiện tượng nói tự do trong giờ học. - HS quên sách vở khi đến lớp. * Nêu định hướng kế hoạch tuần mới: - Tiếp tục thực hiện tốt các nền nếp đã quy định. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi đến lớp. - Khắc phục tình trạng nói tự do trong giờ. - Thi đua chào mừng ngày 20/10. * Sinh hoạt chuyên đề:Tìm hiểu ngày phụ nữ Việt Nam 20/10:HS hiểu được ý nghĩa của ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 tôn vinh những người phụ nữ trong xã hội. HS biết ơn những người phụ nữ thân thiết như bà, mẹ và cô giáo... AN TOÁN GIAO THÔNG BÀI 2: HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Học sinh biết được vai trò và nhiệm vụ của người điều khiển giao thông.Học sinh nắm được một số hiệu lệnh cơ bảncủa người điều khiển giao thôngHọc sinh hiểu được một số lệnh của người điều khiển giao thông - Có ý thức và tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khi tham gia giao thông.. Chia sẻ và nhắc nhở những người xung quanh cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Còi, gậy điều khiển giao thông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu: 1p động: Kể các cách điều khiển xe an toàn mà em biết. - Giáo viên nhận xét phần khởi động *Cho học sinh nghe bài hát: Bài ca chiến sĩ cảnh sát giao thông – Đào Đăng Hoàn *Mời 1 HS lên tổ chức phần khởi + Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Cả lớp tham gia trò chơi: Chuyền bóng. - Lắng nghe - Học sinh nghe bài hát - Lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 10p HĐ1: Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của Quan sát tranh. người điều khiển giao thông -Thảo luận nhóm 2 -1 số nhóm chia sẻ. - Cho HS quan sát tranh và thảo luận - Cảnh sát giao thông, chú bảo vệ nhóm đôi, sau đó chia sẻ: trường, cô công nhân công trường. -Người điều khiển giao thông có nhiệm + Những ai đang thực hiện nhiệm vụ vụ chỉ huy, điều khiển giao thông, phân điều khiển giao thông? luồng, phân tuyến, phòng ngừa và giải + Người điều khiển giao thông có vai quyết ùn tắc giao thông,đảm bảo trật tự trò gì? và an toàn giao thông. Theo em, trong trường hợp hiệu lệnh - HS chia sẻ: của người điều khiển giao thông trái với + Phải tuân theo hiệu lệnh của người tín hiệu của đèn giao thông,biển báo điều khiển giao thông. hiệu giao thông hoặc vạch kẻ đường thì phải tuân theo hiệu lệnh của ai? - GV kết luận kiến thức. HĐ2: Tìm hiểu một số hiệu lệnh của - Quan sát tranh và thảo luận, chia sẻ ý người điều khiển giao thông - Cho HS qua tranh 1,2,3trang 10 kiến thảo luận. (TLGD).Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Quan sát tìm hiểu tư thế và nhận biết việc thực hiện hiệu lệnh đó như thế nào? - Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các - Các nhóm thảo luận chia sẻ ý kiến. *1 nhóm chia sẻ ý kiến nhận biết hiệu hiệu lệnh. - GV giải thích nội dung hiệu lệnh từng lệnh bằng còi + Hình 1: Tay giơ thẳng đứng để báo tư thế. +Cho HS quan sát tranh và thảo luận hiệu người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại nhóm 4: a) Quan sát tranh và chỉ ra hành động + Hình 2: Hai tay dang ngang để báo những người tham gia giao thông hiệu người tham gia giao thông ở phía trước và sau người điều khiển phải dừng phải làm lại, người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng. + Hình 3: tay phải đưa về phía trước, tay.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> trái đưa ra sau báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển. - GV kết luận.. *Một nhóm chia sẻ ý kiến về hiệu lệnh bằng còi. b) Sắm vai xử lí tình huống: -Một tiếng còi dài và mạnh: dừng lại * Trao đổi cách xử lí tình huống: - Một tiếng còi ngắn: cho phép đi - GV yêu cầu HS trao đổi xử lí 2 tình - Hai tiếng còi ngắn thổi mạnh: ra hiệu huống (trang 11,12) theo nhóm 6 nguy hiểm, đi chậm lại. -2 nhóm lên thực hiện. - HS lắng nghe.. * Sắm vai xử lí các tình huống - GV chốt bài học. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành Tham gia trò chơi " Em tập làm cảnh sát giao thông " - GV phổ biến cách chơi và tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi (Trang 12) - HS tham gia trò chơi 4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệmTheo em, người điều khiển giao thông có vai trò gì? - Những hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông là gì? - GV nêu một số tình huống để HS bày tỏ ý kiển của mình bằng cách giơ bảng biểu hiện khuôn mặt - GV nhận xét, kết luận: Sau bài học các em đã: + Biết một số hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông.. chia sẻ ý kiến thảo luận. +Người tham gia giao thông ở hướng A và C phải dừng lại,người tham gia giao thông ở hướng D và B được đi tắt cả các hướng. - Các nhóm trao đổi, xử lí tình huống. - 2 nhóm sắm vai xử lí tình huống - Các nhóm khác nêu nhận xét.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> + Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khi tham gia giao thông. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------LỊCH SỬ TIẾT 7: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (năm 938) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hs biết: + Vì sao có trận Bạch Đằng. + Kể được diễn biến chính của trận Bạch Đằng. - Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng. - Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn các anh hùng dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Giáo án điện tử - Học sinh: sgk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Hoạt động Mở đầu(2p) - 2 HS lên trả lời câu hỏi: ? Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ? Kể lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa. ? Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa? - Lớp và GV nhận xét. - Giới thiệu bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo(năm 938) 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 18p 2. Các hoạt động * Hoạt động 1: - GV phát phiếu học tập. 1. Tiểu sử Ngô Quyền.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> - HS làm bài. + HS trình bày kết quả bài làm.. - Đánh dấu x vào ô trống trước những thông tin đúng về Ngô Quyền.. + 3 HS giới thiệu một số nét về tiểu sử + Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây) x Ngô Quyền. + Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ. + Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán x + Trước trận Bạch Đằng Ngô Quyền lên ngôi vua x * Hoạt động 2:. 2. Diễn biến. - HS đọc thầm “Sang đánh nước ta. . .hoàn toàn thất bại” ? Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa - Cửa sông Bạch Đằng nằm ở Quảng phương nào? Ninh. ?Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ - Để đóng cọc nhọn xuống nơi hiểm triều để làm gì? yếu ở sông Bạch Đằng rồi nhử quân giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược. ? Trận đánh diễn ra như thế nào?. - Ngô Quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui, ? Kết quả trận đánh ra sao? nhử cho giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thuỷ - 3-4 em thuật lại diễn biến trận Bạch triều xuống, khi hàng nghìn cọc nhọn Đằng nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào các cọc nhọn, thuyền giặc chiếc bị thủng, chiếc bị vướng vào cọc nên không tiến, không lùi được. Quân Nam Hán chết đến quá nửa. Hoằng Tháo tử trận, quân Nam Hán thất bại. * Hoạt động 3:. 3. Ý nghĩa. ? Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô - Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng Quyền đã làm gì? vương, rời đô từ Mê Linh về Cổ Loa. ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?. - Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta bị phong kiến phương Bắc Đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. * Kết luận: Ngô Quyền đã đánh tan quan Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 và việc Ngô Quyền xưng vương kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành:7p ? Dựa vào kiến thức đã học và kết hợp - Thuật lại sơ lược diễn biến. với lược đồ, thuật lại sơ lược diễn biến chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. - GV nx. * Kết luận: Qua phần luyện tập giúp học sinh nắm được diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. Đây là chiến thắng vang dội và thấy được sự tài giỏi, mưu lược của ông cha ta ngày trước. Kết thức thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta. * Củng cố, dặn dò: (1p) ? Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 có ý nghĩa gì cho dân tộc ta. - GV chốt nội dung ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TẬP LÀM VĂN TIẾT 17: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục..
<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Có kĩ năng trao đổi, diễn đạt ý kiến, mong muốn của bản thân. * GD KNS:- Kĩ năng thể hiện sự tự tin - Kĩ năng lắng nghe tích cực - Kĩ năng thương lượng - Kĩ năng đặt mục tiêu, kiên định II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Giáo án điện tử - Học sinh: sgk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu(5p) - 3 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch. - Lớp và Gv nhận xét. - Giới thiệu bài: Khi khéo léo thuyết phục người khác thì họ sẽ hiểu và đồng tình với những nguyện vọng chính đáng của chúng ta. Như cậu bé Cương trong bài Thưa chuyện với mẹ đã khéo léo dùng lời lẽ, việc làm của mình như nắm tay mẹ để mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi. 2. Hoạt động Luyện tập thực hành: 30p - HS đọc yêu cầu bài. + Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài kết Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm hợp gạch chân từ quan trọng. một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. - 3 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2, 3. ? Nội dung cần trao đổi là gì? - Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm 1 môn năng khiếu của em. ? Đối tượng trao đổi là ai? - Em trao đổi với anh (chị) của em. ? Mục đích trao đổi để làm gì? - Mục đích trao đổi là làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy. ? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi - Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh này như thế nào? hoặc chị của em. ? Em chọn nguyên vọng nào để trao đổi với anh (chị)? * Kết luận: Khi muốn trao đổi ý kiến.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> cần xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. * Học sinh thực hành trao đổi theo nhóm - GV chia nhóm 4 HS. - 2 HS đóng vai trao đổi, còn 2 HS nghe nhận xét. Sau đó đổi lại. - HS thực hành trao đổi. * Thi trình bày trước lớp: - Một số cặp HS thi đóng vai và trao đổi. - Lớp và GV nhận xét theo tiêu chí - Cả lớp nhận xét, bình chọn cặp khéo léo nhất lớp. * Kết luận: Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.. Tiêu chí: + Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa? + Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa? + Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không?. *. Vận dụng, củng cố dặn dò: - Em tập trao đổi ý kiến với người thân về dự định muốn làm trong dịp cuối tuần. - Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì? - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… .................................................................................................................................--Địa lí TIẾT 7: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Trình bày 1 số hoạt động tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.. Dựa vào lược đồ (BĐ) Bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức. Xác lập mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. - Rèn kỹ năng chỉ bản đồ, kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình..
<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Qua bài học, bồi dưỡng ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân. * Nội dung tích hợp: - GDBVMT: GDHS ý thức bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, tích cực tham gia trồng rừng. - GDTKNL: Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm,...Bởi vậy, HS thấy được tầm quan trọng của việc khai thác hợp lý rừng và tích cực tham gia trồng rừng, sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và tiết kiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Giáo án điện tử. Điều chỉnh số liệu: - Bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên (năm 2001) không còn phù hợp. Thay thế bằng bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên năm 2018 Cây công nghiệp. Diện tích (ha). Cà phê. 582 149. Cao su. 251 348. Chè. 24 000. Hồ tiêu. 71 000. - Bảng số liệu về vật nuôi ở Tây Nguyên (năm 2003) không còn phù hợp. Cập nhật số liệu mới nhất năm 2017 Vật nuôi. Sô lượng (con). Bò. 862 116. Trâu. 100 000. (Theo cổng thông tin điện tử bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn).
<span class='text_page_counter'>(59)</span> - Học sinh: SGK, tranh ảnh sưu tầm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động Mở đầu (2 phút ) - Tổ chức cho học sinh giới thiệu đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên bằng hình thức Hướng dẫn viên - Giáo viên nhận xét - GV giới thiệu bài mới: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:20p * Hoạt động cả lớp : - HS quan sát H1.. 1. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan:. + Chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và giải thích lí do? - Hãy quan sát bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp và cho biết: + Loại cây trồng nhiều nhất ở Tây - Cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên là: Nguyên? Cà phê, cao su, hồ tiêu. Vì các cây đó - HS chỉ vị trí Buôn Ma Thuột trên bản phù hợp với đất đỏ ba dan, tơi xốp phì đồ. nhiêu. - Loại cây trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là: cà phê ở Buôn Ma Thuột. + Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì? - Cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, thông qua việc xuất khẩu. + Để bảo vệ tài nguyên đất và rừng chúng ta cần phải làm gì ? - Nhận xét các câu trả lời của HS. - GV kết luận: Đất đỏ badan tơi xốp rất.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> thích hợp để Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao hơn. * GDBVMT: Khai thác rừng hợp lí đi đôi với việc trồng cây gây rừng là bảo vệ lá phổi xanh của trái đất. * GDTKNL:Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm,...Bởi vậy, HS thấy được tầm quan trọng của việc khai thác hợp lý rừng và tích cực tham gia trồng rừng, sử dông tài nguyên một cách hiệu quả và tiết kiệm. * Hoạt động nhóm: - HS quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên và trả lời các câu hỏi: + Chỉ trên bản đồ và nêu tên các vật nuôi 2. Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ: ở Tây Nguyên? + Vật nuôi nào có số lượng nhiều hơn? Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển?. - Bò, trâu, voi. + Ngoài bò, trâu Tây Nguyên còn có - Bò là vật nuôi có số lượng nhiều ở vật nuôi nào đặc trưng? Để làm gì? Tây Nguyên vì ở đây có nhiều đồng - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS. cỏ xanh tốt thuận lợi cho việc phát * Kết luận : Nuôi và thuần dưỡng voi triển chăn nuôi gia súc. là một nghề truyền thống ở Tây - Còn nuôi voi để chuyên chở và phục.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> Nguyên. Số lượng trâu, bò, voi là một vụ du lịch. biểu hiện về sự giàu có, sung túc của các gia đình ở Tây Nguyên. - HS nêu bài học/ SGK 3. Hoạt động Luyện tập thực hành: 5p - Giáo viên giao nhiệm vụ: Giới thiệu về hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên - Học sinh trình bày 2 phút trước lớp - Giáo viên nhận xét, tuyên dương 4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm: 2p - Giáo viên cho học sinh xem - Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt về sự hình thành đất đỏ ba dan động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài (gọi là dung nham) nguội dần, đóng cứng lại thành đá ba dan. Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba dan. * Củng cố: (1 phút) (2 phút) - HS nhắc lại nội dung bài học và đọc mục bạn cần biết /SGK - Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(62)</span>