Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.17 KB, 53 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:12/8 Ngày dạy: GIÁO DỤC VỀ TRẬT TỰ AN TOAN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU : 1/Kiến thức: - Quy tắc chung về đảm bảo ATGT; Một số tình huống khi tham gia GT… - Giải thích được một số quy định cụ thể về GTĐB và GTĐS của VN. 2/Kĩ năng: - Chấp hành nghiêm chỉnh về luật GT. - Biết đánh giá bản thân và người khác; Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt…. - Giải quyết được bài tập. 3/Thái độ: Tôn trọng luật GT; Ủng hộ hành vi đúng, lên án hành vi sai trái. 4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. II.TRỌNG TÂM; - Nắm được hệ thống biển báo hiêuh ĐB và một số quy tắc khi tham gia GT. - Giải quyết được một số tình huống khi tham gia GTĐB VN. III.CHUẨN BỊ : 3.1/Giáo viên: Luật GTĐB 2008, tranh ảnh, tình huống, HTBB… 3.2/Học sinh: Phiếu học tập, tranh ảnh… IV.TIẾN TRÌNH : 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm diện HS. 2.Kiểm tra miệng : 3. Bài mới: Giới thiệu bài : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG1:Tìm hiểu một số quy định về GTĐB I. CÁC QUY ĐỊNH VỀ ATGT: của nước ta. 1. Quy tắc chung: ? Khi tham gia GT chúng ta cần phải tuân theo cách - Đi bên phải theo chiều đi của mình. đi như thế nào? - Đi đúng phần đường quy định. - Chấp hành hệ thống BHĐB. ? Hệ thống BHĐBVN gồm những gì? HS: Gồm Hiệu lệnh người ĐKGT, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn… HS đọc mục I SGK ATGT HOẠT ĐỘNG 2:Thảo luận, phân tích tình huống: 2. Một số quy định cụ thể: ? Bài tập 1 (Trang 10) và bài tập 11 (Trang 21)? a.Quy định về GTĐB: HS: Thảo luận, ghi ra giấy và nhận xét. - Đối với người tham gia GT bằng phương tiện GV: Chốt vấn đề: mô tô, xe gắn máy. - Hùng đã vi phạm: Chưa đủ tuổi, sử dụng ô, không - Đối với người tham gia GT bằng phương tiện có giấy phép lái xe… xe đạp. - Các VP trong BT 11: b,c,đ,e - Đối với người tham gia GT bằng phương tiện HS đọc mục II SGK ATGT xe thô sơ. HOẠT ĐỘNG 3: Nhận thức về GT đường sắt: b.Quy định về GT đường sắt: ? Khi tham gia GT mà gặp tàu chạy qua, em sẽ có cách xử lý như thế nào? ? HS quan sát trang ảnh và nhận xét về hậu quả có thể xảy ra? HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu HTBBH: II. Giới thiệu Hệ thống báo hiệu ĐB Việt ? Cho biết đặc điểm và ý nghĩa các loại BBHĐBVN? Nam: III. Luyện tập: 4.Câu hỏi bài tập củng cố - Dặn dò: - Ghi và học bài Về nhà học bài kỹ phần nội dung bài học;Làm các bài tập (2),(3),(4) .SGK/ 8.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tuần 2 Tiết 1. Ngày soạn:12/8 Ngày dạy: BÀI 1: TỰ CHĂM SÓC RÈN LUYỆN THÂN THỂ. 1. MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: - Hiểu được thân thể,sức khỏe là tài sản quí nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc ,rèn luyện để phát triển tốt . - Hiểu ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. -Nêu được các tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân. 1.2/Kĩ năng: -Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác . -Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể. -Biết đặc kế hoạch tự chăm sóc rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó . 1.3/Thái độ: Có ý thức tự chăm sóc rèn luyện thân thể. 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Hiểu được thân thể,sức khỏe là tài sản quí nhất của mỗi người. -Hiểu ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. -Nêu được các tự chăm sóc rèn luyện thân thể. 3. CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: -Tranh ở chiến khu Việt Bắc 3.2/ Học sinh: -Tục ngữ, ca dao về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. - Tìm hiểu về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh 4.2/ Kiểm tra miệng : Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của HS. 4.3/Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: Khám phá: Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng...." Vậy sức khoẻ là gì? GV: Giả sử được ước một trong 3 điều sau, em sẽ chọn điều uớc nào? Vì sao?. - Giàu có nhưng sức khỏe yếu, ăn không ngon ngũ không yên. ( Thà vô sự mà ăn cơm hẩm, còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhung ). - Quyền sang chức trọng nhưng bệnh tật ốm yếu luôn. - Cơ thể cường tráng, không bệnh tật, lao động hăng say, ăn ngon ngũ kỉ. ? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện việc đó bằng cách nào? HS:Trả lời. GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào? HS: Trả lời 3 phần chính của bài.. GV: Chuyển ý. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: ( 10 PHÚT). I/ TRUYỆN ĐỌC: Mục tiêu: Giúp học sinh biết sức khoẻ là rất quan trọng đối với mỗi “Mùa hè kì diệu”. người.Rèn luyện thân thể thường xuyên sẽ giúp chúng ta có được một sức khỏe tốt và đem lại những điều thật kỳ diệu . HS: Đọc truyện SGK GV:Nhắc HS lắng nghe bài. GV: Em cho biết điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? HS: Minh được đi bơi và biết bơi GV: Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? HS: Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn và kiên trì luyện tập. *Giáo dục môi trường:Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường? HS:Không vứt rác bừa bãi ..giữ gìn vệ sinh cá nhân,làm trong sạch môi trường sống ở gia đình,trường học và khu dân cư GV: Theo em sức khỏe có cần cho mỗi người hay không? Vì sao?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS: Rất cần.Vì có sức khỏe là có tất cả. - >Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: Học tập, lao động, giải trí... GV: Nhận xét và bổ sung . * GV : Sức khoẻ là rất quan trọng trong mỗi chúng ta , “ Sức khoẻ là vàng” , sức khoẻ là thứ chúng ta không thể bỏ tiền ra mua được mà nó là kết quả của quá trình tự rèn luyện , chăm sóc bản thân . Chúng ta sang phần nội dung bài học sẽ tìm hiểu kĩ vấn đề này . HOẠT ĐỘNG 2: ( 20 PHÚT) Mục tiêu:Giúp HS hiểu sức khỏe có vai trò như thế nào.Muốn có sức khỏe tốt chúng ta cần làm gì? ? Theo em thế nào là tự chăm sóc sức khỏe?(Câu hỏi dành cho HS trung bình ) HS: Nghĩa là biết giữ vệ sinh cá nhân ,ăn uống điều độ, không hút thuốc là và chất gây nghiện khác,phải biết phòng bệnh,khi có bệnh phải điến thầy thuốc khám và điều trị. ? Cha ông ta thường nhấn mạnh vai trò quan trọng của sức khỏe con người như thế nào? HS: Ông cha ta thường nói: “Có sức khỏe là có tất cả”, “Sức khỏe quý hơn vàng” ? Vì sao nói :“Sức khỏe là vốn quý của con người” (Câu hỏi dành cho HS giỏi) HS: Sức khỏe là tài sản vô giá ,không có gì quý hơn sức khỏe .Chúng ta có sức khỏe thì có tất cả .Cho nên mỗi người chúng ta cần biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân ,giữ gìn vệ sinh các nhân ,ăn uống điều độ ,tích cực phòng bệnh và chữa bệnh ,hàng ngày luyện tập thể dục,siêng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn. ? Sức khoẻ có vai trò như thế nào? HS: Trả lời ? Theo em sức khỏe có ý nghĩa gì đối với học tập? Lao động? Vui chơi giải trí? *GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút) HS:Thảo luận và trình bày kết qủa. Nhóm 1, 2: Chủ đề “Nếu sức khỏe không tốt dẫn đến hậu quả như thế nào đối với học tập ”? HS: Sức khỏe không tốt trong lớp học uể oải,mệt mỏi,không tiếp thu bài giảng,về nhà không học được bài thì kết quả học tập sẽ kém GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 3,4: Chủ đề “Nếu sức khỏe không tốt dẫn đến hậu quả như thế nào đối với công việc lao động ”? HS: Khi làm việc mà sức khỏe không đảm bảo thì công việc khó hoàn thành,có thể phải nghỉ việc làm ảnh hưởng tới tập thể,thu nhập sẽ giảm đi… HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. -Nhóm 5, 6:Chủ đề “Khi sức khỏe kém thì thì ảnh hưởng như thế nào đến sự vui chơi giải trí” HS-Tinh thần bực bội, khó chịu, chán nản…không hứng thú khi tham gia các hoạt động tập thể. HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, chốt ý. ? Hãy cho biết ý nghĩa việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể ? Trò chơi :”Tiếp sức”:Hãy nêu những hậu quả của việc không rèn luyện tố sức khỏe? HS: Tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nãn, không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể, tiếp thu bài học kém hiệu quả, công việc khó hoàn thành. ? Em cho biết những hoạt động cụ thể ở địa phương em về rèn luyện sức khoẻ. ? Tìm nhưng câu ca dao, tục ngữ nói về sức khoẻ. II/NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Khái niệm :Tự chăm sóc rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân,ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác. 2. Ý nghĩa: - Sức khỏe là vốn qúy của con người. - Sức khỏe tốt giúp chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.. 3. Rèn luyện: - Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa. - Hằng ngày luyện tập thể dục thể - Cơm không rau như đau không thuốc. thao. - Rượu vào lời ra - Phòng bệnh hơn chữa bệnh. ? Để có kết quả học tập tốt,lao động tốt,duy trì cuộc sống vui vẻ,hạnh - Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh phúc mỗi chúng ta cần phải làm gì? triệt để. HS: Chúng ta phải chăm sóc sức khỏe ,tự rèn luyện sức khỏe để có sức khỏe tốt. ?Hãy kể những việc em tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, rèn luyện thân thể? ( Câu hỏi dành cho HS yếu) HS: Trả lời. GV: Nhận xét, chuyển ý. ? Việc chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thể thao được biểu hiện như thế nào ? HS: Chọn môn thể thao mình yêu thích ,phù hợp với điều kiện ,khả năng,hoàn cảnh để tập luyện . ? Theo em làm thế nào để tăng chiều cao? Muốn thon thả hơn ngoài tập thể dục thể thao cần có chế độ ăn ưống như thế nào? ?( Rèn kĩ năng ) HS:-Để tăng trưởng chiều cao phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng ăn thức ăn có chứa:Đạm( thịt ,sửa,trứng…)Sắt(gan,lòng đỏ trứng gà,,)Can xi(tép ,cua tôm,cá…) -Thể dục thể thao…. Trực quan:Cho HS quan sát tranh Bác Hồ tập thể dục. GV: Quan sát tranh em có suy nghĩ gì? GV:Phải rèn luyện sức khỏe như thế nào? ?Hiện nay đang có căn bệnh gì lây lan rất nhanh ảnh hưởng tới tính mạng con người ,chúng ta phải làm gì để tránh căn bệnh này ?(Giáo dục tình cảm) HS:Bệnh H1N1 lây lan rất nhanh.Chúng ta phải phòng bệnh và chữa bệnh khi mắc phải (rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn,mang khẩu trang…) Bài tập c SGK/4 :Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu bia đến sức khỏe con người ?( Giáo dục tình cảm ) HS: Hút thuốc là dẫn đến ung thư phổi,và các bệnh đường hô hấp,làm ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến người xung quanh , Nêu uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe,khi điều khiển phương tiện giao thông sẽ không làm chủ được dể gây tai nạn... HOẠT ĐỘNG 3:Làm bài tập ( 10 phút) III/ BÀI TẬP: GV cung cấp : -Ngày thế giới chống hút thuốc lá là ngày :31/5 *Bài tập a SGK/ 4. -Ngày thế giới vì sức khỏe là ngày : 7/4 Việc làm biểu hiện biết tự chăm -Ca dao tục ngữ: sóc sức khỏe: 1,2,3,5. +Ăn kĩ no lâu ,cày sâu tốt lúa. *Bài b SGK/ 4: Sáng tập thể +Cơm không rau như đau không thuốc .... dục,rửa tay sạch sẽ... trước khi -Bài tập a SGK/ 4. ăn.... - Bài b SGK/ 4:Hãy kế một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân ? * GV :Khẩu hiệu để kêu gọi mọi người bẻo vệ sức khỏe “Mọi người mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi”, “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”...... 4.4/ Tổng kết: *Hãy khoanh tròn vào ý kiến đúng trong những câu dưới đây: 1. Ăn uống điều độ, đầy đủ.(x) 2. Ăn ít để giảm cân. 3. Nên ăn cơm ít,ăn vặt nhiều. 4. Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao.(x) 5. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.(x) 6. Vệ sinh cá nhân không liên quan đếnn sức khỏe. 7. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. * Hãy lựa chọn ý kiến đúng: 1. Bố mẹ sáng nào cũng tập thể dục.( *) 2.Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng. 3. Tuấn thích mùa đông vì ít phải tắm. 4. Mai hay đau bụng nhưng ngại đi khám 4.5/ Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này : + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 4..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Làm các bài tập còn lại ở sách giáo khoa trang 5. + Tìm ca dao, tục ngữ về sức khỏe. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 2: “Siêng năng kiên trì” + Đọc và trả lời các câu hỏi trong truyện “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ” + Những biểu hiện của siêng năng , kiên trì . + Sưu tầm một số câu ca dao , tục ngữ về siêng năng , kiên trì . 5/PHỤ LỤC : Tư liệu tham khảo: “Chúc sức khỏe” Tuần 3 Tiết 2. Ngày soạn:15/8 Ngày dạy:. BÀI 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ 1. MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: -Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì . -Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì . 1.2/Kĩ năng: - Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập lao động .. - Biết siêng năng kiên trì trong học tập lao động và các hoạt động sống hằng ngày . 1.3/Thái độ:Quý trọng những người siêng năng ,siêng năng kiên trì , không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng ,hay nản lòng . 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì . 3. CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: -Hình ảnh Lương Đình Của. 3.2/ Học sinh: - Ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra miệng : Câu 1. Việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào ? Ví dụ (10đ) HS: Sức khỏe tốt giúp học tập lao động tốt…. Câu 2. Bản thân em đã rèn luyện như thế nào để có sức khỏe tốt ? (10 điểm) HS: Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng…Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao. - Phòng bệnh hơn chữa bệnh ,khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để. 4.3/Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: GV:Sử dụng tranh cho HS quan sát và yêu cầu HS nói rõ nội dung bức tranh đó nói lên điều gì? HS:Nói lên đức tính siêng năng . GV: ) Một người luôn thành công trong các lĩnh vực của cuộc sống thì không thể thiếu được đức tính siêng năng kiên trì. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác dụng của đức tính siêng năng kiên trì .Vậy siêng năng được biểu hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC -HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu truyện đọc ( 10 phút) I.TRUYỆN ĐỌC : HS: Đọc truyện. “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”. GV: Cho HS thảo luận nhóm đôi. - Tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung ?Bác Hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ tiếng nước Quốc...Ngoài ra Bác còn biết tiếng ngoài. Đức, Ý, Nhật ?Bác Hồ tự học ngoại ngữ trong hoàn cảnh nào? - Khó khăn ,không được học ở trường lớp,Bác học ngoại ngữ trong lúc vừa kiếm sống,vừa tìm hiểu cuộc sống, tìm đường cứu nước . ? Bác đã tự học ngoại ngữ như thế nào ? - Bác học thêm vào 2 giờ nghĩ ( trong đêm), nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới ra tay, vừa làm vừa học ?Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập ? - Bác không được học ở trường , lớp. GV:Nhận xét, bổ sung. - Vừa học vừa lao động kiếm sống, vừa GV: Chốt lại: Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu kiên trì. Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự đường lối cách mạng..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nghiệp. HOẠT ĐỘNG 2: -Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì .( 20 phút) Qua truyện đọc trên, em hãy cho biết cách học của Bác thể hiện đức tính gì? HS: Trả lời Gv: Thế nào là siêng năng? ? Thế nào là siêng năng ? HS: Cần cù tự giác miệt mài trong công việc ,làm một cách thường xuyên ,đều đặn không tiếc công sức. ?Theo em, người siêng năng là người như thế nào ?( Câu hỏi dành cho học sinh trung bình ) HS: Người siêng năng là người yêu lao động. -Là người miệt mài trong công việc. -Là người làm việc thường xuyên đều đặn. -là người làm tốt trong công việc ,không cần khen thưởng -Là người lấy cần cù đẩ bù cho khả năng của mình. ? Nêu một số biểu hiện siêng năng ?( Kĩ năng sống ) HS:Chăm chỉ phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập :Đi học đều, học bài làm bài đầy đủ , tích cực tham gia xây dựng bài ở lớp … ? Hãy phân biệt siêng năng với lười biếng? (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) HS: Trái với siêng năng là lười biếng , không muốn làm việc , trốn tránh công việc ,ỷ lại vào người khác hoặc đùn đẩy việc cho người khác . ?Thế nào là kiên trì ? HS: Quyết tâm làm đến làm đến đến cùng , không bỏ ỡ giữa chừng mặc dù có khó khăn ,gian khổ hoặc trở ngại . ?Trái với kiên trì?(Câu hỏi dành cho học sinh TB ) HS: Là hay nản lòng ,chóng chán,làm được đến đâu hay đến đó , không quyết tâm và thường không đạt mục đích nào cả . Làm theo ý thích, gian khổ không làm. ?Tìm những biểu hiện của siêng năng kiên trì trong học tập ,lao động, các hoạt động khác ? HS:-Học tập :Đi học chuyên cần,chăm chỉ làm bài ,có kế hoạch học tập,bài khó không nản,tự giác học,không chơi la cà,đạt kết quả cao .. -Lao động :Chăm làm việc nhà ,làm tốt công việc được giao ,không ngại khó,miệt mài với công việc,tiết kiêm, tìm tòi sáng tạo … -Hoạt động khác :Kiên trì luyện tập TDTT,Kiên trì đấu tranh phòng chống tội phạm ,Bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động xã hội … GV: Nhận xét chốt ý. HOẠT ĐỘNG 3: - Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập lao động ..( 5 phút) Phương pháp trực quan :Cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu về Nguyễn Ngọc Ký và Lương Đình Của. GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng kiền trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình ?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) HS: Nhà Bác học Lê Quý Đôn, giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn... ? Liên hệ trong lớp chúng ta bạn nào nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập?Kết quả như thế nào ? ( Nghiên cứu điển hình ) GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tính siêng. II.NỘI DUNG BÀI HỌC :. 1/Khái niệm: - Siêng năng: là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài thường xuyên đều đặn.. - Kiên trì: là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.. * Biểu hiện trái với siêng năng ,kiên trì: - Lười biếng, ngại khó, ngại khổ, mau chán nản, ỉ lại. - Kiên trì :Hay nản lòng ,chống chán,làm được đến dâu hay đến đó,không quyết tâm..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> năng, kiên trì. ? Bản thân em thể hiện siêng năng, kiên trì như thế nào ? ?Có người cho rằng thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển máy móc làm theo con người ,vì vậy không cần phải siêng năng nữa.Em có đồng ý không?Vì sao?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) HOẠT ĐỘNG 4: Làm bài tập : III/ BÀI TẬP : Làm bài tập a SGK/6 Bài tập a SGK/6 : Những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì: HS: Theo dõi và trả lời câu hỏi. - Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý nhà. GV: Kết luận bài học. - Hà muốn học giỏi môn toán nên ngày nào cũng làm thêm bài tập. 4.4/ Tổng kết: Tổ chức trò chơi: Chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội lần lượt đọc ca dao tục ngữ về siêng năng, kiên trì. GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học tập : * Đối với bài học ở tiết này : + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 6. + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 6. + Tìm ca dao, tục ngữ siêng năng, kiên trì . * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: +Chuẩn bị bài 2: “ Siêng năng, kiên trì” ( tiếp theo) + Xem trước bài học, bài tập SGK/6. +Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng kiên trì . Tuần 4 Tiết 3. Ngày soạn:15/8 Ngày dạy:. BÀI 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (T2) 1. MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức:Giúp học sinh hiểu :Được ý nghĩa của siêng năng kiên trì . 1.2/Kĩ năng: - Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập lao động .. - Biết siêng năng kiên trì trong học tập lao động và các hoạt động sống hằng ngày . 1.3/Thái độ:Quý trọng những người siêng năng ,siêng năng kiên trì ,không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng ,hay nản lòng . 2/NỘI DUNG HỌC TẬP: Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì . 3. CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: 3.2/ Học sinh: - Ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : - Kiểm diện học sinh, kiểm tra bài tập về nhà,SGK . 4.2 Kiểm tra miệng : Câu 1.Thế nào là siêng năng, kiên trì ?Hãy kể 1 tấm gương có tính siêng năng, kiên trì?(10 điểm) Câu 2:Có người cho rằng thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển máy móc làm theo con người ,vì vậy không cần phải siêng năng nữa.Em có đồng ý không?Vì sao?(10đ)( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) HS:Dù phát triển đến đâu cũng không thể thiếu con người .Nếu không có con người siêng năng ,máy móc sẽ không thể hoạt động được. 4.3/Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: Chúng ta đã nghiên cứu ở tiết 1 về khái niệm của đức tính siêng năng, kiên trì. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu đức tính siêng năng , kiên trì có ý nghĩa như thế nào và cách rèn luyện ra sao nhé. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC -HOẠT ĐỘNG 1:.( 15 PHÚT) I.TRUYỆN ĐỌC : Mục tiêu:Giúp hs hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì . II. NỘI DUNG BÀI HỌC : ?Em đồng ý với ý kiến nào sau đây 1/Khái niệm: 1.Người siêng năng là người yêu lao động 2.Ý nghĩa:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Người siêng năng là người không thích lao động nhưng bị bắt buộc làm nhiều. 3.Người siêng năng chỉ vì nghèo nên phải cố làm . 4.Siêng năng chưa đủ phải có cách làm tốt . Hs:Câu đúng:1,4;Câu sai:2,3 ?Tìm câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng ,kiên trì -Tay làm hàm nhai -Siêng làm thì có -Miệng nói tay làm -Có công mài sắt có ngày nên kim -Kiến tha lâu đầy tổ -Cần cù bù thông minh ?Câu nói nào phê phán kẻ lười biếng HS:-Há miệng chờ sung. -Nói mười làm chín. -Tay quai miệng trễ. HOẠT ĐỘNG 2: 20 PHÚT Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì . Thảo luận nhóm (3 phút) Nhóm 1: Nêu biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập? Nhóm 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động Nhóm 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lĩnh vực khác. HS: Các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, bổ sung,chốt ý. GV:Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào ? Phương pháp phân tích :Con người muốn tồn tại phải siêng năng kiên trì lao động để làm ra của cải ,xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc . Ngược lại Nếu không chịu khó kiên trì trong lao động thì sẽ đói nghèo và không đạt được mục đích gì cả , trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội ,cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi _) ?Nêu ví dụ về sự thành đạt do siêng năng ,kiên trì? Kết luận : Vì vậy có thể nói siêng năng kiên trì giúp con người thành công trong công việc và trong cuộc sống . ? Nếu không siêng năng, kiên trì thì hậu quả sẽ ra sao?( Kĩ năng phát hiện ) HS: Không hoàn thành công việc, kết quả học tập yếu kém… ? Em có thái độ gì đối với những người siêng năng kiên trì? Còn với những người lười biếng thì sao ? Gợi ý để HS nêu những biểu hiện trái với siêng năng,kiên trì qua bài tập sau. Đánh dấu x vào cột tương ứng ( Bài tập dành cho học sinh yếu) ?Theo em siêng năng và kiên trì có liên quan với nhau không?Vì sao?(dành cho HS giỏi) HS:Có,Vì người siêng kiên trì năng thường là người có nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ ,quyết tâm thực hiện mục đích .Còn người lười biếng thường không kiên trì làm được đến đâu hay đến đó hoặc bỏ dở. HOẠT ĐỘNG 3: (5 PHÚT) Mục tiêu:Thảo luận phân tích . *Tình huống:Hôm nay trời lạnh bạn em rủ em bỏ buổi lao động ở trường,em sẽ làm gì?Vì sao? HS:khuyên can bạn ,trốn cùng bạn…. *Kết luận:Là HS phải siêng năng ,kiên trì trong học tập và rèn luyện *Thảo luận(Xây dựng đề án) ?Theo em rèn luyện để có tính siêng năng kiên trì phải làm bằng cách nào?. Siêng năng kiên trí giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.. 3. Rèn luyện: Học tập -Đi học chuyên cần, tự giác học bài… -Có kế hoạch học tập -Bài khó không nản chí -Tự giác học tập -Không chơi la cà -Đạt kết quả cao. Lao động -Chăm chỉ làm việc nhà -Không bỏ dở công việc -Không ngại khó ,miệt mài với công việc -Tiết kiệm -Tìm tòi , sáng tạo. Hành vi -Cần cù chịu khó -L ười biếng ỉ lại -Tự giác làm việc -Việc hôm nay chớ để ngày mai -Cẩu thả,hời hợt - Đùn đẩy ,trốn tránh -Nói ít làm nhiều -Uể oải ,chểnh mảng.. Hoạt đ -Kiên t thể dụ -Kiên t phòng nạn xã -Bảo trường -Đến bào vùng chữ,xo nghèo. không.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HS:-Chăm chỉ học tập tham gia các hoạt động ở trường và gia đình -Phải luôn cố gắng đều đặn làm việc đến nơi đến chốn -Phải quí thời gian,tranh thủ tận dụng thời gian làm những việc có ích. -Khi gặp khó khăn không nản ,quyết tâm làm đến cùng. 4.4/Tổng kết: HS: Lập bảng tự đánh giá mình đã siêng năng, kiên trì hay chưa. Biểu hiện Siêng năng Kiên trì Đã Chưa Đã Chưa -Học bài cũ. -Làm bài mới. - Chuyên cần. - Giúp mẹ -Rèn luyện thân thể *Tổ chức trò chơi: *Bài tập b sgk/6. Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì. a- Miệng nói tay làm b- Năng nhặt, chặt bị c- Đổ mồ hôi sôi nước mắt d- Liệu cơm, gắp mắm e- Làm ruộng ..., nuôi tằm ăn cơm đứng g- Siêng làm thì có, siêng học thì hay Đáp án: a, b, d, e, g. 4.5/ Hướng dẫn học tập : * Đối với bài học ở tiết này : -Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 6. -Em tự đánh giá tiếp mình đã siêng năng kiên trì hay chưa qua những biểu hiện như trên. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: -Chuẩn bị bài 3: “ Tiết kiệm” - Đọc truyện , trả lời câu hỏi gợi ý SGK/8 - Xem trước bài học, bài tập SGK/9,10. - Tìm ca dao, tục ngữ về tiết kiệm. 5/PHỤ LỤC : Ca dao tục ngữ nói về siêng năng kiên trì : - Cần cù bù thông minh. - Siêng làm thì có, siêng học thì hay.. - Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi. Tuần 5 Tiết 4. Ngày soạn:16/8 Ngày dạy: BÀI 3: TIẾT KIỆM. 1. MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: * Học sinh biết: Hs biết được thế nào là tiết kiệm . * Học sinh hiểu:Hs hiểu ý nghĩa của sống tiết kiệm. 1.2/Kĩ năng: * HS thực hiện được: - Có thói quen biết nhận xét đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của người khác . - Tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thực hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những hành vi keo kiệt, bủn xỉn. * HS thực hiện thành thạo: - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp ,thể hiện tiết kiệm đồ dùng tiền bạc, thời gian ,công sức trong các tình huống. -Biết sử dụng sách vỡ ,đồ dùng ,tiền bạc,thời gian một cách hợp lí ,tiết kiệm . 1.3/Thái độ: * Thói quen:Biết sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa ,lãng phí. * Tính cách: Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ về thực hành tiết kiệm..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -Giáo dục môi trường. -Tích hợp tư tưởng HCM. 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2/NỘI DUNG HỌC TẬP: -Nêu được thế nào là tiết kiệm . -Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm . 3. CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: Tình huống ,ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm. 3.2/ Học sinh: -: Tranh ảnh, tục ngữ, ca dao về tiết kiệm. 4./TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, kiểm tra bài tập về nhà , SGK trên lớp . 4.2 Kiểm tra miệng : Câu 1: Tính siêng năng, kiên trì giúp chúng ta được gì? Nêu những biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì. (10đ) (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) Hs: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. (3đ) - Biểu hiện: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, không bỏ dở công việc giữa chừng, tự giác, miệt mài,…. (3đ) Câu 2:a/ Tìm câu tục ngữ thể hiện tính lười nhác. (7đ)  Tay làm hàm nhai.  Tay quai miệng trễ.  Miệng nói tay làm.  Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa b/ Sau năm học qua vở của em còn nhiều trang giấy trắng em sẽ làm gì? ( 3đ) Hs trả lời. 4.3/Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: GV: Theo em 1 người chỉ biết chăm chỉ, bền bĩ làm việc để có thu nhập cao thì có đủ để tồn tại không? Gv: Em nghĩ gì khi thấy mọi người ra khỏi lớp mà đèn quạt vẫn chạy hoặc 1 vòi nước không người sử dụng đang chảy tràn ra ngoài? Chúng ta thường nghe nói thành ngữ “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”Có nghĩa là làm ra nhiều mà phung phí thì không bằng nghèo mà tiết kiệm.Vậy tiết kiệm là gì,chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: .( 10 PHÚT) I.TRUYỆN ĐỌC : Mục tiêu:Tìm hiểu truyện . Rèn kĩ năng tư duy phê phán, “Thảo và Hà”. đánh giá những hành vi thực hành tiết kiệm) Gv:Theo em 1 người chỉ biết chăm chỉ, bền bĩ làm việc để có thu nhập cao thì có đủ để tồn tại không? Gv: Em nghĩ gì khi thấy mọi người ra khỏi lớp mà đèn quạt vẫn chạy hoặc 1 vòi nước không người sử dụng đang chảy tràn ra ngoài? HS: Đọc truyện Phân vai cho HS đọc(Người dẫn truyện,Thảo ,mẹ Thảo, Hà,mẹ Hà) ? Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không? - Thảo và Hà xứng đáng được mẹ thưởng.vì cả hai đều có kết quả học tập tốt . -Thảo từ chối mẹ đề nghị thưởng tiền để ? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? Thảo đi chơi với các bạn .Vì Thảo thương mẹ ,hiểu sự khó khăn của gia đình nhà nghèo mẹ phải tần tảo vất vả nuôi 3 chị em Thảo.Thảo hiểu và thông cảm cho mẹ nên không đòi hỏi gì . ==>Việc làm của Thảo thể hiện đức tính tiết ? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì? ? Em hãy phân tích suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến kiệm. nhà Thảo? HS:-Trước khi đế nhà Thảo :Hà vô tư nhận tiền thưởng của mẹ đưa cho không một chút suy nghĩ gì .-Sau khi đến nhà Thảo : Qua những gì Thảo nói với mẹ Hà đã ân hận về việc làm của mình , Hà càng thương mẹ hơn, hứa sẽ tiết kiệm. ? Suy nghĩ của Hà thế nào ?Thể hiện điều gì ?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> HS: -Hà hối hận ,Hà càng thương mẹ hơn, tự hứa từ nay không đòi tiền mẹ nữa mà phải biết tiết kiệm trong tiêu dùng hằng ngày để đỡ đần bố mẹ. - Thảo và Hà cả 2 đều học giỏi ,đạt kết quả ? Em hãy cho biết ý kiến của mình về hai nhân vật Thảo và cao trong học tập Thảo đại diện cho các bạn Hà ? lao động chăm chỉ để kiếm tiền phụ giúp gia đình và để có tiền ăn học. -Hà đại diện cho các bạn có những đòi hỏi vượt quá khả năng của gia đình mình .song Hà sớm nhận ra khuyết điểm của mình và quyết tâm sữa chữa để thành người con hiếu thảo . - Thảo là người có tính tiết kiệm vì biết chia GV: Qua truyện đọc trên đôi lúc em thấy mình giống Hà hay sẽ khó khăn với gia đình. Thảo? - Hà thiếu suy nghĩ, chỉ nghĩ đến bản thân HS: Trả lời. mình nên phải ân hận về sau. (Hà không biết GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. tiết kiệm). II.NỘI DUNG BÀI HỌC : -HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút) Mục tiêu:Nêu được thế nào là tiết kiệm . -Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm . ? Vậy theo em Thảo tiết kiệm về cái gì? HS:Tiết kiệm về tiền bạc do sức lực của mình và gia đình làm ra . Theo em ngoài tiết kiệm về tiền bạc trong cuộc sống ,chúng ta cần tiết kiện những gì ? GV: Giới thiệu một số tình huống tiết kiệm về thời gian, công sức, tiêu dùng vật chất. Tiết kiệm thời gian, công sức ,tiêu dùng ,HS chưa làm ra của cải cần tiết kiệm để thể hiện sự biết quý trọng thành quả lao động của cha mẹ và người khác.(giáo dục tư tưởng tình cảm 1/Khái niệm: ) - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý ?Tiết kiệm là gì? Nêu ví dụ? đúng mức của cải vật chât, thời gian, sức lực HS:Trả lời. của mình và của người khác. Ví dụ:Chi tiêu đúng mức, sử dụng đúng thời gian. Em hãy nêu các hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ môi trường?(Giáo dục môi trường) HS:hạn chế sử dụng đồ dùng làm bằng các chất khó phân huỷ (ni lông, đồ nhựa)Trong sản xuất :Tận dụng và tái chế đồ dùng bằng vật liệu cũ ,thừa,hỏng…Làm giảm lượng rác thải ra môi trường .Không khai thác bừa bãi đất đai rừng núi, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng môi trường mất cân bằng sinh thái….vv. ?Kể về tấm gương người biết tiết kiệm :(Tích hợp HCM):Bác Hồ luôn sử dụng của cải vật chất, sử dụng tiết kiệm trong tiêu dùng quí trọng kết quả lao động . GV:Tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên thiên nhiên là góp phần giữ gìn ,cải thiện môi trường. ?Hãy phân biệt giữa tiết kiệm với hà tiện , keo kiệt và xa hoa lãng phí ?(Câu hỏi dành cho học sinh trung bình) HS: -Hà tiện ,keo kiệt là sử dụng của cải ,tiền bạc một cách hạn chế quá đáng dưới mức cần thiết . -Xa hoa lãng phí là tiêu phí của cải, tiền bạc ,sức lực,thời gian quá mức cần thiết . -Hoang phí dễ dẫn đến con người bị sa ngã . GV: Nhận xét, chuyển ý. Liên hệ:Em đã thực hiện phong trào tiết kiệm gì ở trường? HS:Kế hoạch nhỏ. Gv: Em hãy nêu một vài biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường hoặc những biểu hiện ngoài xã hội thể hiện tính.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> tiết kiệm. Minh hoạ:Cái bàn là công sức của người thợ mộc làm ra.Nếu HS biết giữ gìn nó đều thể hiện tínhtiết kiệm, đồng thời biết tôn trọng người khác GV:Trái với tiết kiệm là gì? HS:Lãng phí GV:Việc làm nào nói lên lãng phí? HS:Cán bộ tiêu xài tiền nhà nước,tham ô các công trình xây dựng. GV:Gây hậu quả gì? HS: Ảnh hưởng đến công sức tiền của của nhân dân. Đảng và nhà nước kêu gọi “tiết kiệm là quốc sách hàng đầu” GV mở rộng: Ngay sau khi nước ta độc lập 1945,Bác Hồ ra lời kêu gọi mọi người tiết kiệm bằng biện pháp :Hũ gạo cứu đói,Bác gương mẫu thực hiện trước….. Thảo luận nhóm đôi 2 phút: “Em đã tiết kiệm được gì lúc ở nhà ,trường , xã hội” ? HS; Ăn mặc giản dị không phô trương lãng phí điện nước,không làm hỏng tài sản chung,thu gom giấy vụn… ? Em hiểu gì về câu “vắt cổ chày ra nước” đã nói lên tính xấu gì? HS:Keo kiệt. ? Vậy tiết kiệm có phải là bủn xỉn keo kiệt ,hà tiện không ?Ví dụ ? GV kể chuyện về sự hà tiện. ? Tiết kiệm thì bản thân ,gia đình , xã hội có lợi ích gì? HS: Về đạo đức : Là một phẩm chất tốt đẹp , thể hiện sự quí trọng kết quả lao động của mình và xã hội , quí trọng mồ hôi công sức , trí tuệ cuả con người. -Về kinh tế:Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước . -Về văn hóa :Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa. HS: Trả lời. GV: * Sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã. Liên hệ;Người không biết tiết kiệm thời gian để lãng phí không làm được việc gì cuộc sống sẽ khó khăn. ? Đảng ,Nhà nước đã có lời kêu gọi tiết kiệm như thế nào ? (dành cho HS giỏi ) HS: “Tiết kiệm là quốc sách”Cấm sử dụng phương tiện nhà nước như: xe ô tô vào mục đích riêng , Cấm sử dụng tiền bạc của nhà nước tổ chức tiệc tùng liên hoan. *GV: Chia nhóm thảo luận: HS:Thảo luận và trình bày kết qủa. Nhóm 1, 2: Rèn luyện tiết kiệm trong gia đình ? HS: Ăn mặc giản dị, tiêu dùng đúng mức.… Nhóm 3,4: Rèn luyện tiết kiệm ở lớp, trường ? HS: Giữ gìn bàn ghế, sách vở… Nhóm 5, 6: Rèn luyện tiết kiệm trong xã hội? HS: Giữ gìn tài nguyên, không la cà nghiện ngập. GV: Bản thân em có việc làm nào thể hiện tiết kiệm? HS: Trả lời. Gv: Theo em là một người con trong gia đình hay là một học sinh ở trường có cần tiết kiệm hay không? Nếu có đó là tiết kiệm những gì? Hs: thu gom giấy vở cũ, sách báo cũ của gia đình, các đồ nhựa, sắt vụn trong nhà để bán cho người mua phế liệu, phế phẩm góp phần tái sử dụng vật dụng, tiết kiệm cho xã hội lại vừa sạch nhà. Ở lứa tuổi các em chưa làm ra của cải vật chất,. 2.Ý nghĩa: -Đây là phẩm chất đạo đức tốt đẹp thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và xã hội(Mồ hôi, công sức ,trí tuệ..) -Tích lũy vốn để phát triển kinh tế . -Thể hiện lối sống có văn hóa ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> cần tiết kiệm để thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của cha mẹ và người khác. GV: Nhận xét, chốt ý. HOẠT ĐỘNG 3: (5 phút) Kĩ năng làm bài tập : ? Có ý kiến cho rằng “HS không cần phải tiết kiệm tiền bạc thời gian .Vậy em có nhận xét gì về ý kiến đó”(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) 4.4/Tổng kết : *Trò chơi:Tìm câu ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm? -Tích tiểu thành đại. -Năng nhặt chặt bị. -Ăn có chừng chơi có độ. -Góp gió thành bão. -Ăn phải dành ,có phải kiệm. -Thắt lưng,buộc bụng . -Chẳng lo trước,ắt lụi sau . -Của bền tại người .. III/ BÀI TẬP: -Ý kiến sai -HS giữ gìn sách vở để sử dụng được lâu.Tiết kiệm thời gian để vừa học tốt vừa giúp được bố mẹ.. 4.5/ Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này : + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 8,8 + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 8. + Tìm ca dao, tục ngữ về tiết kiệm. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: +Chuẩn bị bài 4: “Lễ độ” + Đọc truyện , trả lời câu hỏi gợi ý SGK/10 + Xem trước bài học, bài tập SGK/10,11 + Tìm ca dao, tục ngữ về lễ độ. 5/PHỤ LỤC : Ca dao : “Được mùa chớ phụ ngô khoai Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng” Danh ngôn :“Người ta làm giàu bằng mồ hôi nước mắt Mà hơn nữa bằng sự tiết kiệm” Tư liệu tham khảo :Câu chuyện “ Một que điêm” Tuần 6 Tiết 5. Ngày soạn: 30/8 Ngày dạy: Bài 4: LỄ ĐỘ. 1. MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: * Học sinh biết:Hs biết khái niệm lễ độ. Những biểu hiện của lễ độ. * Học sinh hiểu: Hs hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người. 1.2/ Ki năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của mọi người về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử. - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp. - Biết cư xử lễ độ với người xung quanh. * HS thực hiện thành thạo: Thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác. 1.3/ Thái độ: * Thói quen:Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người * Tính cách: Không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ. 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Nêu được thế nào là lễ độ. Biểu hiện của lễ độ 3. CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: - Câu chuyện kể về tính lễ độ, tình huống. 3.2/ Học sinh: - Ca dao, tục ngữ về lễ độ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, vỡ ghi chép ,SGK. 4.2/ Kiểm tra miệng : Câu 1: Thế nào là tiết kiệm? Nêu biểu hiện của tính tiết kiệm. Tiết kiệm thể hiện điều gì? Câu tục ngữ nói lên tính tiết kiệm. (10đ)( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) Tl:Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của xã hội.(5đ) - Biểu hiện là không xa hoa, lãng phí.( 2đ) - Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của người khác.( 2đ). - Câu tục ngữ :Tích tiểu thành đại.( 1đ) Câu 2. Nêu những biểu hiện trái với tiết kiệm ? Khi cô giáo vào lớp các em cần phải làm gì? ( 10 điểm) HS: -Chi tiêu không đúng mức,lãng phí…( 5đ). -Biểu hiện lễ độ. ( 5đ). GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3/Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: * Em hiểu thế nào là câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”.  Học sinh trả lời . GV: Lễ ở đây có nghĩa rộng là đạo đức, đạo làm người và học đạo làm người trước rồi mới học văn hóa, học kiến thức khoa học sau, để nói lên sự cần thiết phải học lễ nghĩa, phép tắc. Đặt tình huống : Bạn vào của hàng mua một chiếc cặp. Cô bán hàng nhận tiền trao cặp và cảm ơn bạn. Em có suy nghĩ gì khi cô bán hàng cảm ơn mình? HS: Trả lời. GV Kết luận: Cô bán hàng là người lịch sự, mến khách, tôn trọng khách hàng. Đó là biểu hiện của tính lễ độ. Vậy lễ độ là gì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1: 15 phút Mục tiêu: Rèn kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi lễ độ và thiếu lễ độ .(SGK/9) HS: Đọc truyện sắm vai. GV:Nhắc HS lưu ý câu hội thọai giữa Thủy và khách. GV: Em hãy kể lại những việc làm của Thủy khi khách đến nhà?. Em nhận xét gì về cách ứng xử của Thủy?. NỘI DUNG BÀI HỌC I.TRUYỆN ĐỌC : “Em Thủy”. - Giới thiệu khách với bà.: - Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi. - Đi pha trà . - Rót nước mời bà và mời khách uống nước ( đưa bằng 2 tay - Xin phép bà nói chuyện với khách. - Giới thiệu về bố ,mẹ mình cho khách . - Vui vẻ kể lại chuyện học hành ,động Đoàn ,Đội , ở lớp, trường . -Thủy tiễn khách và hẹn gặp lại. * Nhận xét: :-Nhanh nhẹn,lịch sự,khéo léo khi tiếp khách .. -Tôn trọng bà và khách. -Làm vui lòng khách, để lại ấn tượng tốt.. ? Những hành vi, việc làm của Thủy thể hiện đức tính gì? HS: Thể hiện một học sinh ngoan lễ phép. ==>Lịch sự,khéo léo ,sự ân cần vui vẻ ? Em học tập ở bạn Thủy điều gì ? trong khi tiếp khách ,sự lễ phép... ? Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể hiện lễ độ? HOẠT ĐỘNG 3: ( 20 phút) II/NỘI DUNG BÀI HỌC: -Mục tiêu:Nêu được thế nào là lễ độ . -Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người. GV: Đưa ra tình huống: Mai và Hòa cùng học một cô giáo, nhưng khi gặp cô Mai lễ phép chào cô còn Hòa không chào mà chỉ đứng sau lưng Mai. GV: Em có nhận xét gì về cách cư xử,và đức tính của Hòa? HS: Chưa lễ độ. 1/Khái niệm: GV:Thế nào là lễ độ? Nêu ví dụ? - Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi *Thảo luận nhóm:2 phút. người trong khi giao tiếp với người khác. Nhóm 1:Chủ đề lựa chọn mức độ biểu hiện sự lễ độ với các lứa tuổi..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đối tượng -Ông bà ,cha mẹ -Anh chị em trong gia đình -Chú bác cô gì -Người già cả,lớn tuổi. Biểu hiện thái độ -Tôn kính,biết ơn vâng lời -Quý trọng đoàn kết hoà thuận -Quý trọng gần gũi -Kính trọng lễ phép. Nhóm 2: Thái độ -Vô lễ -Lời ăn tiếng nói thiếu văn hoá -Ngông nghênh. Hành vi -Cãi lại bố mẹ. -Lời nói, hành động cộc lốc,xấc xược ,xúc phạm đến mọi người -Cậy học giỏi,tiền nhiều có địa vị xã hội ,học làm sang ?Theo em những biểu hiện như thế nào là người lễ độ ?( Kĩ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp ) HS: -Thể hiện ở sự tôn trọng hòa nhã quý mến đối với mọi người. -Biểu hiện người có văn hóa , có đạo đức .. ? Biểu hiện của lễ độ? HS:Lời nói cử chỉ,dáng điệu ,nét mặt ..(Chào hỏi ,thưa gửi,biết cám ơn, biết xin lỗi,biết nhường bước, biết giữ thái độ đúng mức ,khiêm tốn ở những nơi công cộng) ( Câu hỏi dành cho học sinh trung bình) GV mở rộng khái niệm, hướng dẫn HS tìm những hành vi thể hiện lễ độ(gặp người lớn biết chào hỏi, người lớn đưa cho vật gì biết cầm hai tay, biết cảm ơn khi người khác giúp mình một việc gì đó...) và giải thích: + Lễ phép. + Lịch sự. - Tìm những hành vi trái với lễ độ (không biết dạ thưa khi tiếp xúc với người lớn; khách tới nhà không biết chào hỏi; đi chơi không xin phép bố mẹ ...) và giải thích. + Vô lễ. + Hỗn láo. + Láo xược. (Kĩ năng phê phán.) HS: Trái với lễ độ là thái độ vô lễ:Cãi lại ông bà cha mẹ, thầy cô giáo ,người lớn tuổi.. -Trái với lễ độ :lời ăn tiếng nói thiếu văn hóa , cộc lốc,xấc ngược ,xúc phạm mọi người. - Trái với lễ độ :Thái độ ngông nghênh cậy học giỏi, cậy có tiền, có địa vị xã hội ,coi thường người khác . ?Giải thích câu thành ngữ: “Kính trên nhường dưới”?(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) HS: Đối với bề trên phải kính trọng ,đối với người dưới phải nhường nhịn. Gv: Người lễ độ là người thế nào? + Người có lễ độ là người sống có văn hóa, đạo đức, góp phần làm cho xã hội văn minh, làm cho quan hệ giữa người và người trở nên tốt đẹp. ?Sống lễ độ giúp ta điều gì:đánh dấu X vào ý kiến đúng : -Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn -Lễ độ thể hiện người có đạo đức tốt -Lễ độ là việc riêng của cá nhân -Không lễ độ với xấu -Sống có văn hoá là phải có lễ độ.. - Đối với ông bà:Tôn kính ,biết ơn, vâng lời. - Đối với anh chị em :quý trọng đoàn kết hào thuận . - Đối với thầy cô giáo :Kính trọng lễ phép ,vâng lời. - Đối với người già , lớn tuổi:Kính trọng ,lễ phép ,vâng lời. - Đối với cô ,bác chú dì họ hàng ruột thịt:Quý trọng gần giũ, chào hỏi đúng phép... 2/ Biểu hiện: - Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác. Biết chào hỏi, thưa gửi, biết cám ơn, xin lỗi, biết nhường bước, biết giữ thái độ đúng mức, khiêm tốn ở những nơi công cộng,.... 3. Ý nghĩa: - Thể hiện sự tôn trọng , sự quan tâm đối.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ? Ý nghĩa của lễ độ ? ? Giải thích câu sau : “Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. HS: Lời ăn tiếng nói là biểu hiện có văn hóa trong giao tiếp biết lựa chọn mức độ biểu lộ sự lễ độ ,tôn kính ,quan tâm đối với người giao tiếp trong những hoàn cảnh khác nhau .Dù trong quá trình \giao tiếp không vừa lòng nhau thì phải ứng xử như thế nào để chứng tỏ mình là người có văn hóa . Gv: Theo em cần phải làm gì để trở thành người sống có lễ độ? ? Phải rèn luyện lễ độ như thế nào? HS:- Rèn luyện thường xuyên. - Học hỏi các quy tắc, cách ứng xử có văn hóa -Tự kiểm tra hành vi, thái độ cá nhân. -Tránh hành vi, thái độ vô lễ. *Hs thảo luận :Em có suy nghĩ gì về câu nói này: “Có ĐỨC mà không có TÀI làm việc gì cũng khó. Có TÀI mà không có ĐỨC thì vô dụng” GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý GV: Kết luận bài học. HOẠT ĐỘNG 4: 5 phút Kĩ năng làm bài tập : 1/Cho HS làm bài tập a SGK/11. 2/Trò chơi:3 phút:Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về lễ độ ?. .. - Biểu hiện của người có văn hóa ,có đạo đức ,có lòng tự trọng , mọi ngưới quý mến. - Quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp,xã hội văn minh tiến bộ.. III/ BÀI TẬP: Bài tập a SGK/11 -Có lễ độ:1,3,5,6 2/Ca dao tục ngữ nói về lễ độ: -Lời nói gói vàng -Lời chào cao hơn mâm cỗ -Kính lão đắc thọ -Đi thưa về gửi -Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. -Học ăn học nói học gói học mở . -Gọi dạ bảo vâng .. 4.4/Tổng kết: - Theo em lễ độ giúp gì cho ta trong cuộc sống? GV: Em hãy sắp xếp các từ sau thành câu thành ngữ hoàn chỉnh nói về tính lễ độ: gởi, nhường, đi, trên, thưa, về, dưới, kính * Đối với bài học ở tiết này : *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 5: “Tôn trọng kỉ luật”. Tìm tranh ảnh về tôn trọng kỉ luật. Chuẩn bị tiểu phẩm sắm vai. - Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/13 5/PHỤ LỤC : Tư liệu tham khảo :Câu chuyện “Giá trị của lời chào”. Tuần 7 Ngày soạn: 05/9 Tiết 6 Ngày dạy: Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT 1. MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: - Hs biết được: Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội. - Hs hiểu :thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật. 1.2/Kĩ năng: *HS thực hiện được: - Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè. - Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện. - Biết phê phán, đánh giá những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật. * HS thực hiện thành thạo: Phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật. 1.3/Thái độ: * Thói quen: Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật. * Tính cách: Học tập theo tấm gương tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ và có ý thức rèn luyện tính đó..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2/NỘI DUNG HỌC TẬP: -Phân biệt được hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi, thái độ vô kỉ luật. Ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội. 3. CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: 3.2/ Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ,xem bài trước ở nhà. - Ca dao, tục ngữ về tôn trọng kỉ luật. 4./TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh , vỡ ghi chép, SGK. 4.2 Kiểm tra miệng : Câu 1. Thế nào là lễ độ ?Bản thân em có những hành và cử chỉ gì về lễ độ đã thể hiện?(10đ) HS: + Lễ độ là cách cư xử đúng mức của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. + Biểu hiện lễ độ:đi xin phép về chào hỏi người lớn,gật đầu chào thầy cô,nhận bằng 2 tay. (2đ). Câu 2:Em hiểu thế nào là “Tiên học lễ, hậu học văn”(10 đ) HS:Chữ “lễ “ở đây theo nghĩa rộng là đạo đức, học đạo làm người trước rồi mới học kiến thức văn hóa, kiến thức khoa học sau .. Câu 3:Em hiểu gì về câu thành ngữ:”Kính trên nhướng dưới”? ( 10 đ)( Câu hỏi dành cho HS giỏi) HS: Đối với bề trên phải kính trọng, đối với người dưới phải nhường nhịn… Câu 4: Em chấp hành nội qui của trường thế nào? Nêu một vài biểu hiện cụ thể. ( 10đ) 4.3/Tiến trình bài học:. Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu truyện .( 10 phút) I.TRUYỆN ĐỌC : Mục tiêu:Hướng dẫn học sinh khai thác những chi tiết trong “Giữ luật lệ chung”. truyện HS: Đọc truyện SGK/12 *Những việc làm của Bác: GV: Em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy đinh chung như - Bỏ dép trước khi bước vào chùa. thế nào? - Đi theo sự hướng dẫn của vị sư. - Đến mỗi gian thờ thắp hương. GV:Em hãy nhận xét việc làm của Bác Hồ qua câu truyện - Qua ngã tư đèn đỏ dừng lại. trên? -->Mặc dù là chủ tịch nước, Bác vẫn giữ HS:( Tích hợp HCM) luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người. Gv: Em học tập gì ở Bác? ==>Dù ở cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn luôn tôn trọng nội qui, qui định chung. GV:Trong nhà trường có quy định luật lệ chung không ?Nêu ví dụ? HS:Có 10 điều nội quy GV:Ngoài nhà trường ra có luật lệ quy định chung không không?Nêu ví dụ. HS:Có ,giữ vệ sinh công cộng … Qua câu chuyện cho thấy Bác Hồ là người *Kết luận: Ở đâu cũng có những quy định chung ,luật lệ biết tôn trọng kỷ luật và biết giữ luật lệ chung đó là kỉ luật.Thực hiện đúng và tự giác các quy định chung. chung ở mọi nơi mọi lúc là tôn trọng kỉ luật GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút) II.NỘI DUNG BÀI HỌC: Kiến thức:- Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật . - Nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật . -Biết được :Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể ,xã hội .  Tìm hiểu, phân tích nội dung của tính tôn trọng kỉ luật đối với học sinh.( Kĩ năng phân tích so sánh) (10p) Gv: Nếu 1 hs khi đi đến trường không xuống xe dắt bộ mà lại chạy thẳng vào trường, vậy bạn đó có vi phạm không? Vi phạm gì? Hs: Co, vi phạm đó là vi phạm nội quy nhà trường hay còn gọi là không tôn trọng kỷ luật. 1. Tôn trọng kỉ luật:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ? Thế nào là tôn trọng kỉ luật là gì?. Là biết chấp hành những qui định chung của tập thể ,của các tổ chức xã hội ở mọi nơi mọi lúc , chấp hành sự mọi phân ? Nêu ví dụ ? công của tập thể như :lớp học ,cơ quan HS: Thực hiện đúng nội quy trường học( đi học đúng giờ,xếp ,doanh nghiệp … hàng lớp có trật tự ..)Tôn trọng nội quy nơi công cộng (giữ trật tự trong hội họp,đỗ rác đúng nơi quy định ..) ? Nêu biểu hiện của tôn trọng kỉ luật ? HS:là sự tự giác chấp hành mọi sự phân công của tập thể,chấp hành những qui định chung dù người đó là ai. ?Em hãy tìm thêm những tấm gương tôn trọng kỉ luật ở trong lớp, trong trường, ở nh. Hs: Thực hiện tốt nội qui của lớp: đi học đúng giờ, giữ trật tự trong lớp, chú ý nghe thầy cô giảng bài, nhanh chóng xếp hàng vào lớp khi có trống báo hiệu, không đánh bạn... Gv: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật như thế nào khi ở trường, trong gia đình và ngoài xã hội? *Mở rộng : Kỉ luật là phương tiện kiểm soát hành vi của con người là yêu cầu có tính bắt buộc còn nhu cầu bên trong là sự tự nguyện. thực hiện những yêu cầu kỉ luật , đó là kỉ luật tự giác . Phương pháp cứu điển hình :Em hãy Phân biệt hành vi thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi thái độ vô kỉ luật? ( Kĩ năng phê phán) ( Câu dành cho học sinh giỏi ) HS:nói chuyện hoặc làm việc riêng trong giờ học,làm ồn nơi công cộng,đi xe vượt đèn đỏ.. *Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút) Nhóm 1, 2:Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở gia đình như thế nào? HS: - Ngủ dậy đúng giờ. - Hoàn thành công việc được giao. - Đồ đạc để ngăn nắp đúng quy định… Nhóm 3,4: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở nhà trường như thế nào? HS: Vào lớp đúng giờ, mặc đồng phục, không vứt rác bừa bãi. -Nhóm 5, 6: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở ngoài xã hội như thế nào? HS: Giữ gìn trật tự chung,bảo vệ môi trường,không hút thuốc lá,đảm bảo nội qui khi đến tham quan ,học tập vui chơi ở những nơi:Viện bảo tàng,thư viện, công viên ,rạp hát … ? Nêu ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật? 2/Ý nghĩa: ? Em có nhận xét gì qua những việc làm cụ thể thực hiện tôn -Bản thân :Tôn trọng và tự giác tuân theo trọng kỉ luật ?(GD kĩ năng Tự đánh giá ý thức tôn trọng kỉ kỉ luật con người sẽ cảm thấy thanh thản luật của học sinh). ,vui vẻ sáng tạo trong học tập ,lao động . HS: Tự mình thực hiện những qui định chung,thực hiện ở mọi nơi ,mọi lúc . -Gia đình –xã hội :gia đình –xã hội có nề Nhấn mạnh :Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình thực hiện quy nếp kỉ cương, mới có thể duy trì và phát định chung. Ở đâu cũng có kỉ luật ,mọi người dù ở cương vị triển . nào,lức tuổi nào cũng phải tuân theo kỉ luật , không chỉ có kỉ luật ở cơ quan hay trong nhà trường. ? Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của ai ? *Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên,gia đình ,tập thể ,xã hội . Tôn trọng kỉ luật mở rộng trong phạm vi toàn xã hội nghĩa là tôn trọng kỉ cương phép nước .Người biết tôn trọng kỉ luật cũng là người biết sống và làm việc theo pháp luật.(Giáo dục thái độ ) GV:Nếu nhà trường không có nội quy thì tình hình sẽ ra sao? HS:Không đảm bảo việc dạy- học..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> * Mở rộng nội dung: GV: Phân biệt kỉ luật với pháp luật ? HS: - Tôn trọng kỉ luật:do gia đình ,nhà trường đề ra. -Pháp luật: Do nhà nước đề ra . ? HS giải thích câu: “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và *Sơ đồ:Pháp luật và kỉ luật . Pháp luật”.(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) Tôn trọng kỉ luật . ( kĩ năng đánh giá ) HS: Nhắc nhở mọi người trong cuộc sống và trong công việc phải chấp hành đúng theo những qui định của Hiến pháp pháp Quy định nội quy. luật đã ban hành .Đó là trách nhiệm của mọi công dân , vì lợi ích của bản thân và công đồng mỗi công dân đều cần thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức và pháp luật . Gia đình tập thể ,xã hội đề ra. ?Tìm câu ca dao tục ngữ nói về kỉ luật?( Câu hỏi dành cho học sinh yếu ) Tự giác. HS: Đất có lề,quê có thói Ao có bờ ,sống có bến Nhắc nhở ,phê bình. Ăn có chừng ,chơi có độ. *Kết luận:Trong cuộc sống có nhiều mối quan hệ gắn bó để Pháp luật đảm bảo sự công bằng về quyền lợi chung và riêng ,xã hội phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức kỉ luật. Nhà nước đặt ra ?Muốn có ý thức chấp hành tốt kỉ luật chúng ta phải làm gì? ( giáo dục kĩ năng ) Bắc buộc HS:Biết kiềm chế ,nghiêm khắc với bản thân trước mọi tình huống. Xử phạt 4.4/Tổng kết. Câu 1: Phân biệt hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi, thái độ vô kỉ luật. Đáp án: + Hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật: học bài, không làm việc riêng trong giờ học, trang phục đúng qui định của trường,…. + Hành vi, thái độ vô kỉ luật: trốn học, đi trễ, không chép bài, quay bài khi làm kiểm tra,... Câu 2: Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội? Câu 3:Hướng dẫn cho HS làm bài tập a SGK/13. a/ Hành vi 2,6,7 thể hiện tính kỉ luật. b/ Em không đồng ý với ý kiến trên. Vì một tổ chức mà mọi người biết tôn trọng kỉ luật thì mỗi người sẽ yên tâm làm việc và sẽ có tự do để làm việc. c/ Không xả rác trên sân trường, làm vệ sinh đúng giờ, đi xe đạp hàng 1, đi bộ trên vỉa hè,.... GV: HS phải rèn luyện kỉ luật như thế nào? HS: Đi học đúng giờ, giữ gìn trật tự trong lớp… *Trò chơi:(3phút)Nhanh tay nhanh mắt 1.Chỉ có trong nhà trường mới có kỉ luật 2.Tôn trọng kỉ luật là tôn trọng mình mọi người(X) 3.Kỉ luật làm con người mất tự do 4.Nhờ kỉ luật lợi ích được đảm bảo(X) 5.Tôn trọng kỉ luật giúp mình thấy vui vẻ(X) 6.Không có kỉ luật mọi việc vẫn tốt 7.Nhờ tôn trọng kỉ luật mọi việc có kết quả(X) 8.Tôn trọng kỉ luật mình mới tiến bộ.(X) 9. Ở đâu có kỉ luật ở đó có nề nếp(X) 10. Để có kỉ luật cần biết nghiêm khắc.(X) 4.5/ Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này : + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 15 + Tìm ca dao, tục ngữ về tôn trọng kỉ luật. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: +Chuẩn bị bài 6: “Biết ơn.” + Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/15,16. + Xem trước bài học, bài tập SGK/16,17. + Em hiểu thế nào là biết ơn? + Tìm một số biểu hiện của biết ơn và nêu ví dụ. + Tìm ca dao, tục ngữ,bài hát về lòng biết ơn. 5/PHỤ LỤC: Tư liệu tham khảo :Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền. Tuần 8. Ngày soạn: 10/9.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tiết 7. Ngày dạy: Bài 6:. BIẾT ƠN. 1. MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: * HS biết: - HS biết những biểu hiện của lòng biết ơn.Nêu một vài ví dụ về sự biết ơn. Lòng biết ơn của Bác Hồ với những người có công với nước. * Học sinh hiểu: - Hs hiểu thế nào là biết ơn và ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn. 1.2/ Kỹ năng: * HS thực hiện được: - Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh. - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể. - Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ,… của bản thân bằng việc làm cụ thể. * HS thực hiện thành thạo: - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn. 1.3/Thái độ: * Thói quen: - Có thái độ phê phán những hành vi vô ơn. - Quý trọng những người quan tâm, giúp đỡ mình. * Tính cách: - Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn. - Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh. 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP : -Hiểu hế nào là biết ơn . Ý nghĩa của lòng biết ơn. 3. CHUẨN BỊ: 3.1/ Giáo viên: -Tranh ghi nhớ công ơn liệt sĩ. 3.2/ Học sinh: - Ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh , vở ghi chép, SGk. 4.2 Kiểm tra miệng : Câu 1.Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Nêu những việc em đã làm thể hiện tôn trọng kỉ luật?( 10 điểm) Câu 2:Em hãy giải thích khẩu hiệu: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”?( 10 đ)( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) HS: Khẩu hiệu nhắc nhở mọi người trong cuộc sống và trong công việc phải chấp hành đúng theo những qui định của Hiến pháp pháp luật đã ban hành .Đó là trách nhiệm của mọi công dân , vì lợi ích của bản thân và công đồng mỗi công dân đều cần thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức và pháp luật . Câu 3: Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm cho con người mất tự do.Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?(8đ) Ngày 20/11 có ý nghĩa gì? Ngày đó nhắc nhở ta điều gì? ( 2đ) HS: Không đồng ý với ý kiến đó . -Vì kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển.Nếu một tập thể làm nhiệm vụ không có tổ chức ,kỉ luật ai muốn làm gì thì làm sẽ trở thành hổn loạn.Trong tình huống ấy mọi người không thể sống yên ổn mà làm việc được .còn nếu trong tổ chức mọi người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ yên tâm và có tự do để làm việc . -HS trả lời. 4.3/Tiến trình bài học : Hát một bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” ?Bài hát đó nhắc tên ai? HS:Tên anh hùng Võ Thị Sáu ?Nội dung bài hát đó nói lên điều gì? HS:Ghi nhớ công ơn chị đã hi sinh cho đất nước mà đời sau vẫn luôn nhắc đến,biết ơn chị Võ Thị Sáu. GV:Truyền thống dân tộc ta là sống có tình có nghĩa chung thuỷ trước sau như một trong các mối quan hệ sự biết ơn là một trong những nết đẹp của truyền thống ấy. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> HOẠT ĐỘNG 1 ( 15 phút): Mục tiêu:Tìm hiểu truyện .( SGK/14) Gv: Theo em việc làm sao đây việc làm nào thể hiện lòng biết ơn? + Một học sinh cũ tặng hoa cho cô giáo nhân ngày 20/11. + Hằng năm cứ đến ngày 10.3 nhà nước quyết định lấy ngày này là ngày giổ tổ Hùng Vương của dân tộc ta . +Một ông lão nhặt một quyển tập của học sinh bị rơi trả lại. Gv : Những việc làm trên thể hiện lòng biết ơn. Vậy biết ơn là gì, chúng ta cần biết ơn những ai, đó là nội dung bài học hôm nay. HS: Đọc truyện. ?Qua câu chuyện vừa đọc theo em thầy Phan nhận được gì từ một học sinh cũ của mình? ?Vì sao chị Hồng đã không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn 20 năm?. ?Thầy đã giúp đỡ chị Hồng như thế nào? ?Chị Hồng đã có những việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan? Ân hận vì làm trái lời thầy dạy. - Quyết tâm thực hiện lời chỉ bảo của thầy Phan là viết tay phải. - Hơn hai mươi năm sau, chị Hồng vẫn nhớ ơn thầy rèn cách viết chữ cho mình và đã viết thư thăm thầy. - Rất mong có dịp được đến thăm thầy để tỏ lòng biết ơn sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy. Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì? Gv: Qua truyện cho thấy chị Hồng là người như thế nào? Gv: Theo em chị Hồng có phải là người chúng ta cần học hỏi không? Học điều gì? (Gọi hs trả lời gv chốt ý) Giáo viên giảng mở rộng: * Đã bao giờ các em nghe nói “Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư” Gv: Theo em câu tục ngữ trên ý nói lên điều gì và khuyên ta những gì? Hs: Một chữ cũng là thầy – Nửa chữ cũng là thầy. Phải biết ơn thầy cô giáo đã từng dạy dỗ mình. GV: Nhận xét, kết luận : Là thầy cô giáo ai cũng muốn học trò của mình học tập tốt, trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt cho xã hội. Đó là niềm hạnh phúc và niềm vui đối với thầy cô. HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút) Mục tiêu: -Nêu được thế nào là biết ơn . - Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn. GV:Sử dụng tranh ghi nhớ công ơn liệt sĩ GV:Việc làm trên có ý nghĩa gì? HS:Thể hiện lòng biết ơn đối với người đã đã có cống hiến hi sinh vì tổ quốc . ? Vậy biết ơn là gì? Thảo luận: ( 3 phút) Nhóm 1, 2, 3 : Chúng ta phải biết ơn những ai?( kĩ năng đánh giá ). I.TRUYỆN ĐỌC: “ Thư của một học sinh cũ”.. - Nhận được một bức thư : - Vì ngày xưa Thầy đã giúp đỡ chị Hồng rất nhiều. Ngày đầu tiên đi học hồng tập viết bằng tay trái ,thầy giáo Phan đã cầm tay phải của Hồng để hướng dẫn Hồng tập viết thầy khuyên nhủ Hồng bao điều .Dù đã hơn 20 năm Hồng vẫn nhớ và trân trọng lời chỉ bảo của Thầy. - Thầy khuyên “Nét chữ là nết người”. -->Nói lên sự biết ơn của chị Hồng về sự chăm sóc, dạy bảo của thầy. Sự trân trọng, kính trọng thầy cô và lòng biết ơn thầy cô đã dạy mình.. II.NỘI DUNG BÀI HỌC :. 1./Khái niệm: - Biết ơn là thái độ trân trọng, tình cảm và những việc là đền ơn, đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình, với người có công với dân tộc, đất nước..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> HS: Tổ tiên, ông bà,cha mẹ, Đảng, Bác Hồ,..(Tích hợp HCM) Nhóm 4, 5, 6: Vì sao chúng ta phải biết ơn những người đó? HS: Là người sinh thành, giúp đỡ, hi sinh cho cuộc sống cuả chúng ta. ? Đối với những người đó ta phải thể hiện lòng biết ơn như thế nào?(Giành cho HS giỏi) HS:Thăm hỏi chăm sóc vâng lời. ? Nêu những hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương mà em biết ?(Kĩ năng thu thập xử lí thông tin ) HS:Quốc tế phụ nữ,thương binh liệt sĩ,ngày nhà giáo Việt Nam. ? Nêu những biểu hiện của lòng biết ơn ?. * Biểu hiện :Thái độ , tình cảm,lời nói,cử chỉ ,đến hành động đền ơn đáp nghĩa ,quan tâm ? Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể hiện giúp đỡ ,làm những điều tốt đẹp cho người mà lòng biết ơn?( giáo dục thái độ ) mình biết ơn . ?Những hành vi nào là quên ơn?( Kĩ năng phê phán) HS:Vô ơn, bạc bẽo,vô lễ. ?Kẻ vô ơn có hậu quả gì?( Kĩ năng tư duy phê phán ) HS:Phê phán ác trả ác báo. *Liên hệ: Đảng nhà nước có chủ trương thực hiện tặng nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng.Vậy em có suy nghĩ gì về việc làm đó. HS: đền ơn đáp nghĩa. *Mở rộng:Lòng biết ơn tạo nên lối sống nhân hậu thuỷ chung một dân tộc tạo nên sức mạnh của các thế hệ tiếp nối nhau chiến đấu chiến thắng kẻ thù. Em đã có việc làm gì thể hiện lòng biết ơn. HS:lời nói việc làm. GV:Giúp đỡ người khác không mong người đó trả ơn. ? Ý nghĩa của lòng biết ơn? 2. Ý nghĩa: Mở rộng :Truyền thống của dân tộc ta là sống có tình có - Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền nghĩa thủy chung ,trước sau như một .Trong các mối quan thống của dân tộc ta. hệ ,sự biết ơn là một trong những nét đẹp của truyền thống ấy - Biết ơn tạo mối quan hệ tốt đẹp quan hệ giữa ? Trường em có những hoạt động gì để thể hiện lòng biết người với người . ơn của mình? -Biết ơn làm đẹp nhân cách con người. HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung: - Cố gắng học tập, vâng lời ông bà cha mẹ - Viếng nghĩa trang liệt sĩ - Thăm hỏi giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ. *Tục ngữ có câu: “Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây . Uống nước phải nhớ nguồn.” Gv: Em hiểu nội dung câu tục ngữ đó thế nào? Hs: Câu trên khuyên ta phải nhớ ơn những người đã đi trước, chính những người đó đã giúp ta có được ngày hôm nay. ?Theo em,Phải rèn luyện lòng biết ơn như thế nào? ( giáo dục thái độ ) HS :-Quí trọng những người đã quan tâm giúp đỡ mình. -Trân trọng ủng hộ những tình hành vi thể hiện lòng biết ơn. HOẠT ĐỘNG 3 : ( 5 phút) Kĩ năng làm bài tập : Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK tại lớp. Cho HS làm bài tập a SGK/18 Tóm lại:Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc. Nó thể hiện lối sống có tình nghĩa, thủy chung trong các mối quan hệ. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. 3. Rèn luyện lòng biết ơn: - Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. - Làm những việc thể hiện sự biết ơn như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ.... - Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. III/ BÀI TẬP: Bài tập a: Việc làm thể hiện sự biết ơn: câu 1,3,4..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 4.4/Tổng kết: ? Để có cuộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay chúng ta cần phải thể hiện lòng biết ơn đối với ai ? HS: -Tổ tiên –ôn bà-cha mẹ,người đã sinh thành,nuôi dưỡng chúng ta . -Những người đã giúp đỡ ta lúc khó khăn,hoạn nạn . -Những anh hùng liệt sĩ-những người đã chiến đấu hi sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc.,đem lại cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay . -Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ đã lãnh đạo trực tiếp và đem lại độc lập tự do,ấm no,hạnh phúc cho dân tộc . ?Tìm 2 câu tục ngữ biểu hiện không biết ơn? - Hàng ngang có 11 kí tự. - Hàng dọc có 12 kí tự. HS: -Ăn cháo đá bát - Qua cầu rút ván. 4.5/ Hướng dẫn học tập : * Đối với bài học ở tiết này : *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: -Chuẩn bị bài 7: “ Yêu thiên nhiên, sống hào hợp với thiên nhiên” + Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/20,21. + Xem trước bài học, bài tập SGK/21.22. + Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên. 5/PHỤ LỤC: Ca dao tục ngữ: - Ăn bát cơm dẻo ,nhớ nẻo đường đi. - Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây . Tuần 9 Tiết 8. Ngày soạn: 15/9 Ngày dạy:. KIỂM TRA MỘT TIẾT 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức - Qua bài kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của HS. Từ đó thấy được những ưu khuyết điểm nhằm có biện pháp dạy và học thích hợp. 1.2. Kĩ năng: - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, đánh giá, liên hệ bài học với thực tế. - HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài. 1.3. Thái độ.-Giáo dục HS tính tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài. 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2.MA TRẬN ĐỀ : Nội dung chủ đề Các cấp mức độ của tư duy. .(Mục tiêu .) Nhận biết 1.Siêng năng kiên trì . 2.Tự chăm sóc ,rèn luyện thân thể. 3.Biết ơn. C1 (TN) Biết biện pháp rèn luyện để có sức khỏe . C3 (TN) Biết các ngày lễ trong năm .. 4.Lễ độ. C2(TL)Nêu khái niệm. Thông hiểu C1 (TL) Hiểu vì sao cần siêng năng kiên trì.. Vận dụng C1 (TL) Liên hệ được biểu hiện của kiên năng kiên trì. C2 (TN): Xử lý tình huống.. Tổng cộng. C2(TL)Nêu và hiểu nội dung C3(TL)Giải quyết tình huống .. Tổng số câu 3 câu Tổng số điểm 2,5 điểm Tỉ lệ : 25 % 3.ĐỀ KIỂM TRA-ĐÁP ÁN :. 3 câu 3,5đ 25 % A. ĐỀ:. 2 câu 4đ 40 %. Số câu :4 Số điểm:10đ 100%.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> I. Trắc nghiệm: (2 điểm). Chọn phương án mà em cho là hợp lý: Câu 1: Muốn có sức khoẻ tốt, chúng ta cần phải: a. Tập thể dục đều đặn vào buổi sáng hàng ngày. b. Tập thể dục đều đặn sau bữa ăn uống hàng ngày. c, Tập thể dục đều đặn hàng ngày và ăn uống điều độ. d. Tập thể dục đều đặn vào buổi trưa hàng ngày. Câu 2: Khi có người dụ dỗ em hút thuốc lá, hoặc uống rượu, bia em sẽ làm gì? a. Thẳng thừng từ chối vì hut thuốc lá có hại cho sức khỏe. b. Quát mắng họ vì hut thuốc lá có hại cho sức khỏe. c. Từ tốn nhắc nhở họ không nên hut thuốc vì có hại cho sức khỏe. d. Kiên quyết từ chối và nhẹ nhàng nhắc nhở họ không nên hut thuốc vì có hại cho sức khỏe. Câu 3: Hãy ghép Ngày (Cột A) với Chủ đề và ý nghĩa (Cột B) sao cho đúng. Ngày (Cột A) Chủ đề và ý nghĩa (Cột B) a. Ngày 20 tháng 10 1. Ngày sinh của Bác Hồ ( nhớ công lao của Bác) b. Ngày 20 tháng 11 2. Ngày thương binh liệt sĩ ( nhớ công lao của các anh hùng..) c. Ngày 10 tháng 3 ( âm lịch) 3. Ngày phụ nữ Việt Nam - Tôn vinh các bà, các mẹ... d. Ngày 19 tháng 5 4. Ngày hiến chương nhà giáo VN ( nhớ công lao của các thầy cô giáo…) e. Ngày 27 tháng 7 5. Ngày Quốc tế phụ nữ. 6. Ngày giỗ tổ hùng vương ( nhớ công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước) I. Tự luận: (8 điểm). Câu 1: ( 3 điểm). Vì sao phải siêng năng, kiên trì? .Hãy kể những việc làm thể hiện tính siêng năng của em (ít nhất 5 việc)? Câu 2: ( 3 điểm). Thế nào là lễ độ? Nêu và trình bày ý hiểu của em về nội dung 4 câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về phẩm chất lễ độ? Câu 3: ( 2 điểm) Em sẽ ứng xử như thế nào khi gặp các tình huống sau: a. Bạn em vô lễ với thầy cô. b. Có một bà cụ vào xin ăn một bữa cơm. B .ĐÁP ÁN : I. Trắc nghiệm: (2 điểm). Câu 1 2 3 Đáp án a (0,25đ) c (0,5đ) c (0,25đ) d (0,5đ) 1-d; 2-e; 3-a; 4-b; 6-c (Mỗi ý đúng cho 0,2đ) I. Tự luận: (8 điểm). Câu 1: (3 điểm). a. Vì siêng năng, kiên trì (1 điểm). b .( tuỳ theo cách trình bày của HS để đánh giá) (2 điểm). Câu 2: ( 3 điểm). - Nêu khái niệm. - Nêu 4 câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về lễ độ- có giải thích. Câu 3: ( 2 điểm). Tùy HS có cách xử lý. Nhưng đảm bảo tính nhân văn, tính GD. * Giáo viên: - Nhận xét tinh thần làm bài. - Thu bài, chấm, lấy điểm. Tuần 10 Ngày soạn: 25/9 Tiết 9 Ngày dạy: Bài 7: YÊU THIÊN NHIÊN SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN. 1. MỤC TIỆU: 1.1/ Kiến thức: - Hs biết : Biết thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên. - Hs hiểu: hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. -Giáo dục môi trường.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 1.2/ Kỹ năng: * HS thực hiện được: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên. - Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. - Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên. * HS thực hiện thành thạo: - Kĩ năng giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên. - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi bảo vệ thiên nhiên và hành vi phá hoại thiên nhiên. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. 13/Thái độ: * Thói quen:- Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên. * Tính cách- Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên. 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: -Hiểu thế nào là yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên . -Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người. 3. CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: -Tranh :rừng là tài nguyên. -Những thông tin mới nhất về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những số liệu mới nhất về môi trường, Các điều luật có liên quan về việc bảo vệ môi trường và phủ xanh đồi trọc, tranh: sau cơn lũ, rừng bị đốt phá làm nương rẫy. 3.2/ Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về sự tác hại của việc phá hoại thiên nhiên. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, kiểm tra vở ghi chép , SGK. 4.2 Kiểm tra miệng : Câu 1: Thế nào là sự biết ơn? Ý nghĩa của sự biết ơn? Đọc vài câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. (10đ) Câu 2: a/Rèn luyện lòng biết ơn như thế nào? Em hãy kể những việc em đã làm thể hiện lòng biết ơn ? (8 điểm) b/Nêu lợi ích của không khí, của ánh sáng, của đất đai, của nước, của rừng? ( 2đ) HS: a/- Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời giúp đỡ cha mẹ. - Tôn trọng người già, người có công… - Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ… -Những việc làm:quét dọn nghĩa trang … b/+ Không khí: cho con người, cây cỏ, muôn loài sự sống. + Anh sáng: mang nguồn sáng cho trái đất. + Đất đai: cho con người sinh sống, khai hoang, trồng trọt,.. + Nước: nước uống, tưới tiêu cho ruộng. + Rừng: cho gỗ, lọc không khí trong lành. ... 4.3/Tiến trình bài học : Giới thiệu bài GV: Cho học sinh xem tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên. Kể những cảnh đẹp của nước ta mà em biết? Gv: Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó như thế nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, kết luận: Ngoài mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Chúng ta còn thừa hưởng những tài sản do thiên nhiên ban tặng. Thiên nhiên nước ta rất đa dạng, phong phú. Chúng ta phải biết bảo vệ giữ gìn bảo vệ thiên nhiên , đó chính là nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - HOẠT ĐỘNG 1 (10 phút) Tìm hiểu truyện . I.TRUYỆN ĐỌC: HS: Đọc truyện SGK/16 “Một ngày chủ nhật bổ ích”. Vào cuối học kỳ 1 nhà trường tổ chức học sinh đi đâu ? Hs: Tam Đảo. - Trong các danh lam thắng cảnh nước ta thì Tam Gv: Theo em tại sao phải cho học sinh đi Tam Đảo? Đảo là địa danh khá nổi tiếng. Thiên nhiên ưu đãi, nó ở gần thị xã Vĩnh Yên –thuộc tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. * Đồng ruộng xanh ngắt một màu xanh. Gv: Qua chuyện bạn vừa đọc, theo em Tam Đảo có gì lạ - Mặt trời chiếu những tia vàng rực rỡ. so với nơi khác? - Những vùng đất xanh mướt khoai, ngô, chè, sắn..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Dãy núi Tam Đảo hùng vĩ. - Mây trắng như khói đang vờn quanh. Gv:Em có thích Tam Đảo không? Hs: Nếu thích yêu cầu học sinh vổ tay – Khuyên các em ráng học sau này có điều kiện các em sẽ đến Tam Đảo. Gv:Theo em ngoài Tam Đảo,Việt Nam nói chung –Tây Ninh nói riêng có những cảnh đẹp nào không? Hs:+ VN : Có Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Đà Lạt, Phong Nha Kẽ Bàng, …vv + Tây Ninh : Núi Bà, Lòng Hồ, Khu Lò Gò Sa Mát, …vv Gv: Theo ước tính chung hàng năm có vài chục ngàn người đến tham quan, du lịch… Gv:Theo em tại sao mọi người hay tìm đến cảnh đẹp hay với thiên nhiên? Hs: Gv:Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống con người như thế nào? HsGv: Em có suy nghĩ gì và cảm xúc gì trước vẻ đẹp của thiên nhiên ? -HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút) ? Theo em thiên nhiên bao gồm những gì? Hs: Thiên nhiên là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra như đất đai, sông ngòi, rừng núi, bầu trời, đồi núi, động- thực vật. Đó là những tài sản quý giá bao quanh chúng ta, vô cùng gần gũi với chúng ta. Gv: Con người nói chung và thanh niên, thiếu niên nói riêng có cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên hay không? Hs: Mỗi người, dù ở tuổi nào đều có cảm xúc, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt là thanh niên, thiếu niên, vì đang ở tuổi mộng mơ nên càng rung động nhiều hơn trước cảnh đẹp của thiên nhiên. ? Thiên nhiên là gì? HS:Rừng,khoáng sản. - Thiên nhiên bao gồm: nước, không khí, sông, suối, cây xanh, bầu trời, đồi, núi… *Liên hệ:Tây Ninh có những loại rừng nào mà em biết? HS:Trung ương cục miền Nam,rừng quốc gia Lò Gò Xa Mát (Tân Biên) Gv: Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên? ? Các biểu hiện đặc trưng của thiên nhiên ,sống hòa hợp với thiên nhiên ? (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) HS:Yêu thiên nhiên ,sống hòa hợp với thiên nhiên :Sống gần gũi ,gắn bó thiên nhiên,tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên , không làm những điều có hại cho thiên nhiên , khắc phục hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra ? Nêu một số ví dụ ? Nêu một số ví dụ về yêu và sống hòa nhập với thiên nhiên ?(Giáo dục Kĩ năng ) HS: đi tham quan ,dã ngoại để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên ,biết thích ứng với thời tiết ,khí hậu như trời nắng thì phải đội nón, trời lạnh thì phải mặc ấm … GV: Để giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên bản thân em cần phải làm gì ? ( Tích hợp GDMT) HS:Rất đẹp, đáp ứng được nhu cầu tinh thần và thoải mái ,cần phải bảo vệ.Bản thân không phá hoại cây cối, giữ gìn nguồn nước ,vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên . *Mở rộng: Các em đã cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên ,vậy em có ước muốn gì không?( giáo dục tình. - Nơi đó có không khí trong lành có thể nghĩ ngơi, thư giản sau những ngày làm việc. - Làm cho cuộc sống vui, khoẻ, tâm trạng thoải mái. - Thiên nhiên thật hùng vĩ, không khí trong lành dễ chịu. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: a Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên?. Yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên là sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên; tôn trọng và bảo vệ thiên nhien, không làm những điều có hại cho thiên nhiên; biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra. b. Biểu hiện: bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng; trồng và chăm sóc cây xanh; lợi dụng sức nước của các dòng sông để làm thủy điện; khai thác thủy hải sản, khai thác rừng có kế hoạch,… -Ví dụ :Bảo vệ rừng ,ngăn chặn hành vi phá rừng ,trồng và chăm sóc cây xanh,khai thác rừng có kế hoạch ...

<span class='text_page_counter'>(27)</span> cảm ) HS:Có dịp sẽ đến đó lần nữa. ? Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên ? ( Kĩ năng giải quyết vấn đề ) GV;Sử dụng tranh ảnh:Rừng bị đốt: GV:Hình ảnh trên nói lên điều gì? Phương pháp động não:Theo em cuộc sống sẽ ra sao nếu thiên bị tàn phá?( Kĩ năng phê phán ) HS:Sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người đến sự phát triển các lĩnh vực kinh tế. Phương pháp đề án :Trong những hành vi sau đây, hành vi nào phá hoại thiên nhiên?( Kĩ năng phê phán ) a. Chặt phá rừng trái phép lấy gỗ. b. Vứt rác bừa bãi ở khu vực tham quan c. Đi tắm biển. d. Săn bắn chim bừa bãi GV: Tác hại của những hành vi đó là gì?( HS:-Gây ra lũ lụt ,hạn hán -Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ -Thiệt hại về tinh thần và tài sản HS: Ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên thì có lợi gì? Hs: Thiên nhiên sẽ được giữ gìn, sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống của chúng ta. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát , nhận xét hình “ Sau cơn lũ” và “ Đốt rừng làm rẫy”. * Kể những hành vi phá hoại môi trường mà em biết? Tác hại của việc phá hoại môi trường. Hs: Các hiện tượng lũ lụt, hạn hán, sự mất đi của các giống loài làm cuộc sống con người khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tính mạng sức khỏe con người. *Nhấn mạnh:Thiên nhiên giúp phát triển kinh tế công nông nghiệp ,du lịch ,nó là tài sản vô giá của dân tộc. -Thiên nhiên giúp con người vui vẻ hơn, đi bộ cảnh thiên nhiên tinh thần sảng khoái,thiên nhiên đẹp cho ta cuộc sống thanh bình. HOẠT ĐỘNG 3: ( 5 phút) Kiến thức :-Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên . *GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút) * Bản thân mỗi HS phải làm gì? Có thái độ ra sao đối với thiên nhiên?(Giáo dục tình cảm) HS:-Trồng cây gây rừng,bảo vệ động vật,khai thác rừng thuỷ hải sản phải có kế hoạch. -Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần phê phán khắc phục: Đốt rừng làm nương rẫy, đánh cá bằng mìn,săn bắt loài động vật. : Bản thân em đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên? Hs: không phá cây cối, giữ sạch các nguồn nước ( sông, suối, hồ),… giải thích cho mọi người hiểu ích lợi và vai trò của thiên nhiên; vận động bạn bè tham gia cáchoạt động bảo tồn thiên nhiên. Gv: Gia đình, tập thể lớp nên làm gì để bảo vệ thiên nhiên? + Vận động mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên. + Tham gia tích cực phong trào “ trồng cây gây rừng” Gv: Những lợi ích đó có phải là vô tận không? Vì sao?. - Thiên nhiên là tài sản vô giá, rất cần thiết cho con người. Đáp ứng nhu cầu tinh thần cho con người. Cung cấp những thứ cần thiết cho con người như:thức ăn,nước uống,không khí để thở…. 2. Vai trò của thiên nhiên đối với con người : + Vai trò của thiên nhiên đối với chất lượng cuộc sống của con người: thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cho con người; thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên, con người không thể tồn tại được. - Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu ( làm cho cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản, tính mạng con người). 3/ Biện pháp bảo vệ thiên nhiên: trồng và chăm sóc cây xanh; khai thác rừng có kế hoạch, kết hợp giữa khai thác và trồng rừng; bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt ( nổ mìn, xung điện);…. Em hiểu câu nói của Bác Hồ: “ Mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> + Hs tự do trả lời. xuân” có ý nghĩa gì? Gv: Theo em, học sinh cần phải làm gì để bảo vệ môi Gv: Không những mỗi người phải có ý thức bảo trường thiên nhiên? vệ mà còn biết nhắc nhở mọi người, bạn bè giữ gìn Hs: Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, biết địa phương và nhà trường như trồng cây gây rừng, bảo vệ tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. các loài động vật quý hiếm, vận động mọi người khai thác Gv: Theo em Đảng và Nhà nước ta hiện nay có nguồn tài nguyên một cách có kế hoạch. quan tâm đến vấn đề này chưa? - Quét dọn vệ sinh trường lớp . + GV giới thiệu điều 29 – HP 1992 và chương - Bỏ rác đúng nơi quy định. XVII điều 182 –191 của bộ luật hình sự nước Gv: Muốn bảo vệ thiên nhiên và môi trường hãy sống hoà CHXHCNVN. Ngoài những vấn đề trên thì việc tu hợp thiên nhiên thì mọi người phải có ý thức giữ gìn vệ bổ trồng rừng mới cũng là vấn đề nhà nước quan sinh chung, không chặt phá cây bừa bãi, không đốt rừng tâm. làm rẫy, đánh cá hay săn bắt. Tạo môi trường xung quanh + Phủ xanh đồi trọc. xanh sạch đẹp. + Hãy bảo vệ môi trường ……vv. GV: Kết luận bài học. 4.4./Tổng kết: ? Ngày 24/4 hàng năm là ngày gì ? HS: Được chọn là ngày trái đất để nhắc nhở mọi người có trách nhiệm bảo vệ trái đất ,hành tinh sống của chúng ta sạch và đẹp . HS: Đọc và trả lời bài tập a SGK trang 17. Kết thúc bài :Việt Nam quê hương tôi. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : * Đối với bài học ở tiết này : + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 21. + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 22. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: -Chuẩn bị ôn tập bài 4, 5, 6 chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết tuần sau. + Ôn nội dung bài học, bài tập, tình huống. + Xem lại tục ngữ, ca dao… Tuần 11 Tiết 10. Ngày soạn: 1/10 Ngày dạy: Bài 8: SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI. 1. MỤC TIỆU: 1.1/ Kiến thức: * Học sinh biết: Giúp HS: biết những biểu hiện của người biết sống chan hòa và những biểu hiện không biết sống chan hòa với mọi người xung quanh. * Học sinh hiểu: - Hs hiểu được lợi ích của việc sống chan hòa và biết cần phải xây dựng quan hệ tập thể, bạn bè sống chan hòa, cởi mở. 1. 2/Kỹ năng: * Học sinh thực hiện được: - Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử cởi mở, hợp lí với mọi người, trước hết với cha mẹ, anh em, thầy cô giáo, bạn bè. - Trình bày suy nghĩ. - Phản hồi / lắng nghe tích cực. * HS thực hiện thành thạo: - Thể hiện sự cảm thông với người khác. 1.3/Thái độ: *Thói quen: Có nhu cầu sống chan hòa với tập thể lớp, trường, với mọi người trong cộng đồng . *Tính cách: - Có mong muốn giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết. 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Sống chan hoà là gì? Và lợi ích của việc sống chan hoà. 3. CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: - Hình ảnh Bác Hồ với nhân dân, với thiếu nhi..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 3.2/ Học sinh: - Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh về sống chan hoà với mọi người. - Ca dao, tục ngữ về sống chan hoà với mọi người. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, kiểm tra vở ghi chép , SGK. 4.2 Kiểm tra miệng : -GV: Trả bài kiểm tra, nhận xét bài làm của HS -GV: Trả bài kiểm tra, nhận xét bài làm của HS. 4.3 Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: Giới thiệu bài + Em hãy kể những việc làm thể hiện sống chan hòa với mọi người ? + Tìm hình ảnh của Bác Hồ sống gần gũi với mọi người. GV: Cho HS xem hình ảnh Bác Hồ với mọi người. GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì? HS: Thể hiện sống chan hoà với mọi người. GV: Nhận xét dẫn vào bài mới GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào? HS: Trả lời 3 phần chính của bài. GV: Chuyển ý. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu truyện .( 10 phút) Kiến thức : Biểu hiện sống chan hòa HS: Đọc truyện. Gv cho hs đóng vai :Bác Hồ,anh cảnh vệ,cụ già. Gv: Qua nội dung truyện đọc, em có suy nghĩ gì về Bác Hồ? Gv : Những chi tiết nào trong truyện nói lên điều đó? Hs: Gv: Em có suy nghĩ gì khi đọc câu chuyện trên? HS: Hs trình bày tranh ảnh sưu tầm về sự gần gũi của Bác với mọi người. Gv: Qua câu chuyện của Bác Hồ, tranh ảnh minh hoạ cho thấy Bác Hồ chúng ta là người đáng cho ta và mọi người học hỏi nhiều điều ở Bác. GV:Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì? HS:Thể hiện sống chan hoà với mọi người. GV:Dù là chủ tịch nước nhưng Bác Hồ sống rất hoà đồng với mọi người. HOẠT ĐỘNG :2 (25 phút) ?Em hiểu thế nào là sống chan hòa với mọi người? Em đã sống chan hòa với mọi người (Ba me, anh chị em, thầy cô, bạn bè) như thế nào? Nhấn mạnh:Sống chan hoà với mọi người là phải sống chân thành, biết nhường nhịn nhau, sống trung thực, thẳng thắn, nghĩ tốt về nhau, biết yêu thương giúp đỡ nhau một cách chân tình, ân cần, chu đáo, tránh lợi dụng lòng tốt của nhau, không đố kị, ghen ghét, không dấu dốt, không nói xấu. Hs biết đấu tranh với những thiếu sót của nhau phải tế nhị để bạn bè dễ tiếp thu, tránh tình trạng “ bé xé ra to” Thảo luận nhóm:3 phút. Nhóm 1:Khi xảy ra mâu thuẫn ,xích mích giữa em với người khác (bạn bè,anh chị em trong gia đình..)em sẽ làm gì? HS:Phải biết nhường nhịn nhau,tìm cách hoà giải một cách êm đẹp .Phải biết thương yêu,giúp đỡ nhau. Nhóm 2:Khi em mắc khuyết điểm và bạn em mắc khuyết điểm em sẽ làm gì? HS:Trung thực,thẳng thắn phê bình ,tự phê bình. Nhóm 3:Khi bạn học giỏi và có thành tích nổi bật hơn em? HS:Không đố kị,ghen ghét,nói xấu nhau, ích kỉ. Nhóm 4: Những việc làm biết sống chan hoà và chưa biết. NỘI DUNG BÀI HỌC I. Truyện đọc: “Bác Hồ với mọi người”. * Quan tâm tới mọi người. * Bác Hồ đối với mọi ngươi: + Thăm hỏi từ già đến trẻ. + Cùng ăn, làm việc, vui chơi ...với các đồng chí trong cơ quan. * Kết luận: Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. ==> Kính trọng Bác. Dù là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác rất quan tâm đến đồng bào của mình. Chúng ta cần phải biết quan tâm tất cả mọi người, đặc biệt là những người xung quanh mình. II.NỘI DUNG BÀI HỌC: 1.Thế nào là sống chan hoà với mọi người? -Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung, có ích. -Trái với sống chan hoà là sống tách biệt khép kín, xa lánh mọi người.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> sống chan hoà ở lớp, trường, bản thân em? HS: Vui vẻ với bạn bè... HS: Không tham gia các phong trào… ? Em hãy kể những việc làm thể hiện sống chan hòa với mọi người ? HS: - Quan tâm đến mọi người xung quanh - Lắng nghe ý kiến mọi người - Sẵn sàng giúp đỡ người khác - Tham gia các hoạt động có ích cho tập thể. Gv nêu tình huống: “ Trong 1 ngày chủ nhật đẹp trời có một nhón bạn đi chơi trong đó có An là HS lớp 6A – Một bạn trong nhóm đưa ra ý kiến chúng mình hãy thử hút thuốc lá đi, còn 1 bạn nói mình vào quán uống cà phê đi – Một bạn khác nói hay tụi mình uống bia đi. Muốn chứng tỏ là người biết sống chan hoà nên An đã làm theo các bạn đó.” ? Vậy theo em cách xử sự của An có phải là biết sống chan hoà không? Vì sao? Hs: Không. Vì đó là việc làm xấu không mang đến lợi ích cho bản thân có hại cho sức khoẻ. ? Em hãy nêu một số biểu hiện không biết sống chan hòa với mọi người trong lớp xem? HS: Đố kị, ghen ghét, giấu dốt, nói xấu nhau, ích kỉ, không cởi mở, vui vẻ, hay xa lánh mọi người , chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân . Thiếu tinh thần trách nhiệm chung trước mọi người .? Biểu hiện của sống chan hòa? HS:-Sống gần gũi quan tâm đến mọi người ,không xa lánh, không tạo ra sự cách biệt với mọi người. -Thể hiện sự tôn trọng người trong giao tiếp và những người xung quanh . Tóm lại:Sống chan hoà với mọi người sẽ góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, bản thân có thể tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân cho phù hợp với cộng đồng. ?Vì sao cần sống chan hoà với mọi người? Điều đó đem lại lợi ích gì? ?Chúng ta cần rèn luyện để sống chan hoà như thế nào? ( Giáo dục thái độ ) HS:Rèn luyện để sống chan hoà: - Chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh. - Chống lối sống ích kỉ,ghen ghét, đố kị nhau -Sống trung thực thẳng thắn,nghĩ tốt về nhau. -Biết nhường nhịn nhau. ?Hãy đọc câu ca dao, tục ngữ nói về sống chan hoà với mọi người?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) +Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. +Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" +Ai ơi chớ vội cười nhau Cười người hôm trước hôm sau người cười. HS: Trả lời. -Muốn sống hoà đồng thì không nên ganh tị , đố kị ,khích bác nhau . GV: Nhận xét, chuyển ý. HOẠT ĐỘNG 3: ( 5 phút) Kĩ năng làm bài tập : - Cho HS đọc bài tập  GV cho HS xung phong phát biểu và sau đó cho các em khác bổ sung.. 2/ Biểu hiện: -Luôn gần gũi, quan tâm đến mọi người, không xa lánh, không tạo ra sự tách biệt với mọi người. 3.Ý nghĩa: - Bản thân :Được mọi người giúp đỡ, quý mến. - Xã hội :Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.. III/ BÀI TẬP: * Bài tập a có 2 ý không biết chia sẻ với mọi người: 5 và 6. * Bài tập b nhằm giúp cho các em phân biệt những biểu hiện sống chan hòa và không biết.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Hs thảo luận cặp đôi. sống chan hòa. * Bài tập c gợi ý cho các em thảo luận tìm ra những biện pháp rèn luyện để sống chan hòa, biết chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh, chống lối sống ích kỷ. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý . 4.4/ Tổng kết : - Thế nào là sống chan hoà với mọi người? - Theo em những việc làm sau đây, việt làm nào thể hiện biết sống chan hoà? 1. An hay nhắc bài bạn để bạn học tốt. 2. Dung thường hay tham gia cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. 3. Lệ thường hay không thích bà con ở quê lên chơi vì họ không sạch sẽ. 4. Bảo không bao giờ tham gia sinh hoạt chung với các bạn. ( 2 đúng – 1,3,4 sai) GV:Tình huống:An kết thân với Tiến tại một tiệm điện tử,Tiến rủ An hút thuốc lá để thể hiện tình cảm bạn bè thân thiết,hoà đồng. ?Nếu em là An em sẽ làm gì?Vì sao em làm như vậy? ?Em hãy thể hiện lối sống chan hòa qua bài hát “Nối vòng tay lớn” 4.5/ Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này : + Chan hoà là gì? + Phân biệt những biểu hiện biết sống chan hoà và những biểu hiện chưa biết sống chan hoà. + Ý nghĩa của sống chan hoà. + Tìm ca dao, tục ngữ sống chan hoà. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 9: “ Lịch sự, tế nhị ” * Đối với bài học ở tiết tiếp theo:: Chuẩn bị bài 9: “Lịch sự, tế nhị” + Đọc và nghiên cứu bài “Lịch sự, tế nhị”. + Xem trước nội dung bài học SGK/Trang 21,22 + Lịch sự là gì? Tế nhị là gì? Nêu những biểu hiện, hành vi của lịch sự tế nhị trong cuộc sống. + Sắm vai một tình huống thể hiện lịch sự tế nhị + Xem các bài tập trang 22 SGK. 5/PHỤ LỤC: -Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. -Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 6 Tuần 12 Tiết 11. Ngày soạn: 10/10 Ngày dạy: Bài 9:. LỊCH SỰ,TẾ NHỊ. 1. MỤC TIÊU 1.1/Kiến thức: * Học sinh biết: - Hs biết biểu hiện của lịch sự, tế nhị. * Học sinh hiểu: - Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị. - Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình,với mọi người xung quanh . 1.2/Kĩ năng: * Học sinh thực hiện được: -Biết phân biệt hành vi lịch sự ,tế nhị với hành vi chưa lịch sự tế nhị . * Học sinh thực hiện thành thạo: - Kĩ năng giao tiếp / ứng xử thể hiện lịch sự, tế nhị. - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác. 1.3/Thái độ: * Thói quen: - Học sinh biết sống lịch sự, tế nhị với mọi người, phải sống vui vẻ, cởi mở, nhẹ nhàng tế nhị lịch sự cùng mọi người. * Tính cách: Yêu mến quý trọng những người lịch sự tế nhị trong giao tiếp . 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP : - Hiểu được thế nào là lịch sự, tế nhị. - Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 3.CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: 3.2/Học sinh: -Sách giáo khoa,tập ghi…- Ca dao, tục ngữ về lịch sự, tế nhị. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh ,vở ghi chép ,SGK. 4.2 Kiểm tra miệng : Câu 1. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?( Câu hỏi dành cho học sinh yếu –trung bình ) ( 10 điểm) a. Bác An là bộ đội, bác luôn vui vẻ với mọi người. b. Cô giáo Hà ở khu tập thể luôn chia sẻ suy nghĩ với mọi ngưòi. c. Bà An giàu có nhưng không chịu đóng góp cho hoạt động từ thiện. d. Bạn H. học giỏi nhưng không quan tâm tới ai cả. Câu 2: Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Cho ví dụ. Sống chan hoà có ý nghĩa gì? (6đ) (Câu hỏi dành cho học sinh khá giỏi)(10 ñieåm) Câu 2: Theo em, em đồng ý với cách cư xử nào của các bạn trong tình huống sgk/ 21?( 5đ) 4.3/Tiến trình bài học: *Tình huống: Có cuộc điện thoại gọi đến nhà ,lúc đó chỉ có một mình em ở nhà và em nhận điện thoại …. (lớp theo dõi cách giao tiếp qua điện thoại của HS) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: ( 15 PHÚT) I. TÌNH HUỐNG: Kiến thức:Phân tích tình huống.(SGK) HS: Đọc tình huống. - Bạn không chào: vô lễ,vào học muộn ? Phân tích hành vi của các bạn chạy vào lớp khi thầy Hùng không thực hiện nội quy học sinh nhưng đang nói, có bạn không chào thầy, có bạn chào rất to. Hành vi không xin lỗi ,vào lớp lúc thầy đang nói là đó thể hiện điều gì? thiếu lịch sự tế nhị. HS - Bạn chào rất to: thiếu lịch sự, tế nhị,không biết giữ phép tắc. ? Em có nhận xét gì về hành vi ứng xử của bạn Tuyết? - Bạn Tuyết đứng nép ngoài cửa nghe thầy HS: nói hết câu ,xin thầy vào lớp. - Điều đó thể hiện sự khiêm tốn khéo léo trong cử chỉ ngôn ngữ - Bạn Tuyết lễ phép, khiêm tốn, kính trọng thầy ,biết giữ phép tắc trong mối quan hệ thầy ?Theo em, em đồng ý với cách cư xử nào của các bạn trong trò,phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tình huống trên ? Vì sao? tộc,biết lỗi, lịch sự, tế nhị. Hs: Em đồng ý cách cư xử của bản Tuyết. Vì bạn biết lễ phép và tôn trọng thầy Hùng. Bạn nép ở ngoài, đợi thầy nói xong mới bước vào đứng nghiêm và xin lỗi thầy. Nhấn mạnh:Những hành vi như vậy gọi là lịch sự.Cách xử sự của bạn Tuyết rất đáng khen ngợi và học tập. ? Nếu em là bạn cùng lớp với các bạn trên, em sẽ nhắc nhở các bạn đó như thế nào? Vì sao? HS: Phê bình, nhắc nhở… ?Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ như thế nào trước hành vi của các bạn vào lớp muộn? Giáo viên đưa ra một số cách cư xử: + Phê bình gắt gao + Nhắc nhở nhẹ nhàng + Coi như không có chuyện gì. + Không nói lúc đó, tan học mới nhắc trực tiếp các bạn. + Không nói gì với học sinh, phản ảnh với giáo viên chủ nhiệm. * Phân tích ưu, nhược điểm của các cách ứng xử trên của thầy đối với các bạn đi học muộn  rút ra cách ứng xử tối ưu. ? Nếu em là thầy Hùng, em sẽ ứng xử như thế nào? HS: Kể cho HS nghe một câu chuyện, báo với GV chủ nhiệm… ?Giả sử nếu em đến họp lớp, họp Đội, họp Đoàn muộn mà người điều khiển buổi sinh hoạt đó là bạn cùng tuổi hoặc ít tuổi hơn thì ứng xử như thế nào? Gv gợi ý: Nhất thiết phải xin lỗi, không cần phải xin phép vào.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> như trong giờ học của thầy giáo, cô giáo. - Có thể vào lớp nhẹ nhàng mà không cần xin phép. * GV gợi ý xem trong trường hợp trên có bao nhiêu cách nói bộc lộ sự băn khoăn đi họp muộn mà vẫn thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị để mọi người thông cảm. ?Vậy các em cần phải làm gì khi mình đến lớp muộn hay họp Đội muộn trong khi thầy cô đã vào rồi? HS: Phải xin lỗi và xin phép thầy cô vào lớp. GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. HOẠT ĐỘNG 2:(25 PHÚT) ? Thế nào là lịch sự, tế nhị? - Lịch sự là những cử chỉ hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết có văn hóa. * Cho tình huống: An là học sinh rất nghèo, mấy hôm liền trời bão quần áo An bị ướt hết. Một hôm An phải sử dụng quần áo của bố mình để đến trường, khi vào cửa lớp thì Hoà thấy liền la lên: “Người hành tinh – Người hành tinh” ? Theo em Hoà làm vậy đúng sai? Hoà là người như thế nào? Gọi hs trả lời gv chốt ý. Gv: Người lịch sự và tế nhị thường có biểu hiện gì? Nêu việc làm cụ thể của bản thân về lịch sự, tế nhị? HS: - Lịch sự: Biết cảm ơn, xin lỗi,tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh … - Tế nhị: Nói nhẹ nhàng… ?Người lịch sự và tế nhị thường có biểu hiện gì? Hs: * Biểu hiện lịch sự: biết lắng nghe, biết nhường, cảm ơn, xin lỗi, biết chào hỏi, giới thiệu, nói lời yêu cầu, đề nghị. * Biểu hiện tế nhị: nói nhẹ nhàng, nói dí dỏm, biết cảm ơn, xin lỗi, nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng. : Trái lịch sự và tế nhị là gì? Hs: Trái ngược lịch sự tế nhị là cục cằn, sổ sàng, thô tục…vv GV: Em hãy nêu một số biểu hiện không lịch sự, tế nhị? - Ăn nói thô tục. - Nói quá to, quát mắng người khác ?Lịch sự và tế nhị có khác nhau không? (Dành cho HS giỏi.) Hs: Lịch sự, tế nhị đều chỉ hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với yêu cầu xã hội ... Nhưng tế nhị là muốn nói đến sự khéo léo, nghệ thuật của hành vi giao tiếp, ứng xử. Gv: Theo em lịch sự và tế nhị có cần thiết cho cuộc sống không ? Hs: rất cần thiết. *Trò chơi tiếp sức: (3Phút) Đội A:Tìm 3 biểu hiện của lịch sự ,tế nhị ở trong gia đình ,nhà trường và xã hội .Nêu ý nghĩa của từng biểu hiện đó. HS: Đội B:Tìm biểu hiện thiếu lịch sự tế nhị ở trong trường ,gia đình và xã hội.Nêu ảnh hưởng của những biểu hiện đó? HS:Nói trống không Thái độ cục cằn ,cử chỉ sỗ sàng Ăn mặc nhố nhăng -Thể hiện sự không hiểu biết ,phép tắc quy định chung của quan hệ người với người.Dễ bị mọi người chê trách xa lánh. ?Khi ba mẹ mắng oan em sẽ có thái độ như thế nào? -Cãi lại ,thanh minh hoặc bực tức dận dỗi -Không cãi lại , đợi khi ba mẹ nguôi dận sẽ thưa lại để ba mẹ hiểu.. II.NỘI DUNG BÀI HỌC:. 1/Biểu hiện của lịch sự, tế nhị? - Biểu hiện của lịch sự tế nhị:Thể hiện ở lời nói hành vi giao tiếp . - Biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người . - Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> *Cần thể hiện hành vi phù hợp với truyền thống đạo đức gia đình một cách khéo léo. Nhóm 4:Em có cảm nghĩ gì khi được người khác cư xử lịch sự,tế nhị với mình.Thử nêu tâm trạng của em khi bị người khác cư xử thiếu lịch sự,tế nhị với mình? HS;-Yêu mến ,tôn trọng học hỏi người đó -Sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ quan tâm người khác -Không thích giao tiếp với người đó -Không tôn trọng họ. -Rút kinh nghiệm cho bản thân. GV: Nhận xét, chuyển ý. GV:Nếu em đến họp lớp muộn mà người điểu khiển là bạn cùng tuổi thì em ứng xử như thế nào? HS: Nhất thiết phải xin lỗi vì đến muộn.Có thể không cần xin phép vào lớp mà nhẹ nhàng vào. GV: Nhận xét,chốt ý. ? Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị? HS: Trả lời. ?Theo em trong cuộc sống để trở thành người lịch sự và tế nhị ta phải làm gì? (Y/C hs thảo luận trả lời – GV chốt ý.) Hs: Người lịch sự tế nhị phải biết chào hỏi, lắng nghe, biết cám ơn, xin lỗi và biết tự trọng và tôn trọng người khác.. 2.Ý nghĩa: - Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.. -Tạo nên môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau ,cùng giúp đỡ nhau. -Được mọi người yêu mến ,trân trọng,tin GV: Chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử lịch sự, tế nhị và phê tưởng. phán, đấu tranh, góp ý với cách ứng xử lịch sự, tế nhị. GV: Hãy đọc câu ca dao, tục ngữ nói về lịch sự, tế nhị ? GV liên hệ ca dao tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ?Theo em trường ta có cần phong trào nào để xây dựng nếp sống văn minh ,lịch sự?(Liên hệ thực tế ) HS:Nói lời hay,làm việc tốt -Lịch sự tế nhị với bạn khác giới… *Kết luận:Làm được như vậy là chúng ta đã hưởng ứng tích cực phong trào “xây dựng trường học thân thiện,HS tích cực” do ngành giáo dục phát động. HOẠT ĐỘNG 3;( 5 PHÚT) ?Em sẽ xử lí như thế nào khi( Giáo dục kĩ năng) HS:-Trong giờ học bạn em ăn kẹo cao su (nhắc nhở và khuyên bạn không nên có hành vi như vậy) -Ngồi trên xe buýt thấy người già lên xe(đứng dậy nhường chỗ và mời cụ ngồi vào chỗ của mình).. 4.4/ Tổng kết. - Thế nàolà lịch sự, tế nhị? - Em sẽ làm gì để trở thành người lịch sự, tế nhị?. III/ Bài tập: b/SGK: Biểu hiện không lịch sự, tế nhị: cục cằn, cử chỉ sỗ sàng, ăn nói thô tục,nói trống không,nói quá to, quát máng người khác.... - Quang: lịch sự, tế nhị, ý thức cao ở nơi công cộng. - Tuấn: ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị. c/SGK. Hs trả lời. d/SGK: + Hành vi của Tuấn thể hiện ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị, cu xử không có văn hóa. (Hút thuốc chỗ đông người, lớn tiếng.) + Hành vi cử chỉ của Quang thể hiện là người lịch sự tế nhị,có ý thức cao ở nơi công cộng , cư xử rất có văn hóa(Nhắc nhỏ với bạn, nhẹ nhàng.).

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Những biểu hiện nào sau đây là lịch sự, tế nhị: GV: Kết luận toàn bài. 4.5/ Hướng dẫn học tập : * Đối với bài học ở tiết này : * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: -Chuẩn bị bài 10: “ Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội” + Xem trước phần truyện đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý trang 24 trong SGK/ 23. + Xem trước nội dung bài học a, b. + Làm gì để đạt được ước mơ ? + Tìm ví dụ về cử chỉ thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. + Tích hợp giáo dục môi trường: nêu những việc góp phần bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả ? 5/PHỤ LỤC: -Nội dung giảm tải . Tuần 13 Ngày soạn: 15/10 Tiết 12 Ngày dạy: Bài 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI 1. MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: *Học sinh biết :- HS biết những biểu hiện tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. * Học sinh hiểu : hiểu thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. 1.2/ Kĩ năng: * HS thực hiện được: - Hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - Thể hiện sự tự tin trước đông người. - Đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tập thể, trong hoạt động xã hội. - Tư duy, đánh giá hành vi, việc làm thể hiện tích cực, tự giác và chưa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. * HS thực hiện thành thạo:- Biết vận động bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 1. 3/Thái độ: * Thói quen:- Thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể và xã hội *Tính cách: -Có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập với hoạt động tập thể của đội và những hoạt động khác 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP : Nêu được thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội . 3.CHUẨN BỊ: 3.1/. Giáo viên: - Tranh ảnh về tham gia hoạt động tập thể và hoạt đông xã hội. 3.2/. Học sinh: - Ca dao, tục ngữ, bài hát về tham gia hoạt động tập thể và hoạt đông xã hội. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1 /Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, việc chuẩn bị bài , SGK. 4.2 /Kiểm tra miệng: Câu 1. Thế nào là lịch sự, tế nhị Ví dụ? Em sẽ làm gì để luôn là người lịch sự, tế nhị? )( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) (10 điểm) Câu 2: Lịch sự, tế nhị biểu hiện ở những hành vi nào? (8đ) Câu 3: Hãy kể tên những hoạt động tập thể của trường mà các em đã tham gia? ( 2đ) HS : Trả lời. 4.3/Tiến trình bài học: Giới thiệu bài GV: Cho HS xem hình ảnh tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì? HS: Thanh niên tích cực trong các hoạt động tập thể. GV: Nhận xét dẫn vào bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC -HOẠT ĐỘNG 1: ( 20 phút) I. TRUYỆN ĐỌC: Mục tiêu :Tìm hiểu truyện đọc . HS: Đọc truyện. “Điều ước của Trương Quế Chi”..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> ? Qua câu chuyện “ Điều ước của Trương Quế chi”,em thấy Chi có suy nghĩ và ước mơ gì ? HS: -Trương Quế Chi ước mơ trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và trở thành nhà báo -Quế Chi suy nghĩ :muốn trở thành nhà báo cần phải giỏi văn , phải viết hay ,viết nhiều,phải có cảm xúc với cuộc sống,với thiên nhiên đất nước . ? Để thực hiện ước mơ của mình. Trương Quế Chi đã làm như thế nào? HS:-Cố gắng học thật giỏi. -Tập viết văn, làm thơ,vẽ tranh. -Tập dịch thơ, truyện, từ tiếng Pháp ra tiếng Việt.. - Tập nói, làm thơ, hát bằng tiếng pháp ? Những tình tiết nào chứng tỏ Quế Chi tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? HS:-Sáng lập ra nhóm “Những người nói tiếng Pháp trẻ tuổi của trường”. - Nhóm của Quế Chi là nòng cốt trong tốp ca thiếu nhi thủ đô. - Quế Chi còn tham gia “Câu lạc bộ thơ”, “Câu lạc bộ hài hước” do nhà trường tổ chức. -Tích cực tham gia các hoạt động của Đội ? Những tình tiết nào chứng minh Chi tự giác giúp đỡ cha mẹ, bạn bè xung quanh? HS: - Đưa đón em, làm công việc nhà. -Rủ các bạn cùng tập viết văn, làm thơ, giúp đỡ mọi người khi cần thiết. ? Qua đó em học tập được gì ở Trương Quế Chi? - Cố gắng, kiên trì, vượt khó tranh thủ thời gian học tập và tham gia các hoạt động - Phải có ước mơ và quyết tâm cao để thực hiện ước mơ của mình Gv: Qua truyện đọc em có suy nghĩ gì về Trương Quế Chi? Gv: Cần nhấn mạnh mơ ước trở thành con ngoan trò giỏi là mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của học sinh THCS: là sự thể hiện đạo đức, nhân cách, xác định đúng trách nhiệm xã hội của tuổi học trò. Mơ ước trở thành nhà báo thể hiện Trương Quế Chi sớm xác định lý tưởng nghề nghiệp của cuộc đời . Như vậy, giữa mục tiêu trước mắt và lý tưởng sống lâu dài đã được Trương Quế Chi định hướng thống nhất và có quan hệ với nhau, chi phối việc tích cực, tự giác trong việc lựa chọn nội dung học tập và hoạt động . ? Qua câu chuyện “ Điều ước của Trương Quế Chi” cho em suy nghĩ và cảm xúc gì ?(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) HS: -Cho thấy mỗi người cần xác định mục tiêu phấn đấu ,rèn luyện và mơ ước lí tưởng của mình . -Phải biết tự giác chủ động, tích cực trong học tập, trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội . -Có ý chí và quyết tâm cao để thực hiện ước mơ lí tưởng của mình . -Những ước mơ trở thành động cơ của những hành động tự giác , tích cực của Trương Quế Chi đáng để chúng ta học tập và noi theo . HOẠT ĐỘNG 2: ( 20 phút) Mục tiêu :Hiểu thế nào là tích cực, tự giác. ? Từ câu chuyện trên em hãy nêu dấu hiệu của tích cực tự giác ?( Kĩ năng liên hệ.) Gv: Từ câu chuyện trên, em hiểu thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1/ Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? -Tham gia đầy đủ các hoạt động, hứng thú và nhiệt tình, làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra, nhắc nhở. - Trái với tích cực tự giác là lười biếng, trốn tránh nhiệm vụ, ngại khó, làm cầm chừng, thúc giục mới làm.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Gv: - Biểu hiện tích cực :Luôn cố gắng -Biểu hiện tự giác :Chủ động làm việc, học tập. Ví dụ:Tham gia đầy đủ các hoạt động , hứng thú nhiệt tình ,làm tốt nhiệm vụ được giao , không cần ai nhắc nhở … Nêu những biểu hiện trái với tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Gv: Còn những hành vi nào không tích cực, tự giác? Hs: lười biếng, trốn tránh nhiệm vụ, ngại khó không tham gia, làm uể oải, cầm chừng dựa dẫm người khác, phải nhắc nhở, thúc mới làm,... GV cho học sinh chơi trò chơi: Nhìn tranh đoán hoạt động ? Hãy nêu những tấm gương tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ở lớp, trường mà em biết Gv: Em đã thực hiện tốt việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội chưa? Kể ra những điều còn sai sót. Hs: kể. Gv: Vậy theo em muốn hoàn thành việc gì đó hoặc ước mơ nào đó thì ta phải làm gì? GV quan sát nhận xét và chốt ý: Muốn đạt được một ước mơ hay một sự việc nào đó thì ta phải quyết tâm thực hiện –Tích cực tham gia nhất là việc chung mang tính xã hội và tập thể. III/ BÀI TẬP: (Giáo dục kĩ năng ) -Biểu hiện tích cực :Siêng năng học bài, ? Học sinh có cần tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập -Cố gắng học tập không ngửng trau dồi kiến thể xã hội không ? Có thể tham gia những hoạt động tập thể thức. nào ?Ví dụ? (Tích hợp GDMT) -Kiên trì nhẫn nại quyết tâm làm bài tập HS:Dọn vệ sinh trường lớp,trồng cây ,chăm sóc cây hoa.. khó. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý -Biểu hiện tự giác:Chủ động học tập ,không HOẠT ĐỘNG 3 : ( 5 phút ) bài tập đợi ai nhắc nhở. Trò chơi tiếp sức ( 3 phút) :Hai đội tìm những biểu hiện tích -Thực hiện đúng kế hoạch ,thời gian học tập . cực ,tự giác . 4.4/ Tổng kết: ? Nêu một số biểu hiện của tích cực tự giác ? HS: -Tích cực:Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc, rèn luyện. - Tự giác: Chủ động làm việc, học tập, không đợi ai nhắc nhở, giám sát. Em hãy gọi chính xác tên các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội qua gợi ý của ô chữ. ? Đây là hoạt động xã hội mà cả thế giới đang cùng nhau chung sức chống lại căn bệnh thế kỉ? ? Đây là hành động nhằm hạn chế những việc làm ảnh hưởng đến bầu khí quyển và sự sống của trái đất? ? Đây là một nghĩa cử cao đẹp nhằm cứu giúp nhiều bệnh nhân? 4.5/ Hướng dẫn học tập : * Đối với bài học ở tiết này : * Đối với bài học ở tiết học này: * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. ( tt ) - Sưu tầm những tấm gương tiêu biểu. - Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 30. + Làm các bài tập a,b,c,d sách giáo khoa trang 31. 5/ PHỤ LỤC: Giảm tải . Tuần 14 Tiết 13 Bài 10:. Ngày soạn: 15/10 Ngày dạy: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI. 1. MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: *Học sinh biết :- HS biết những biểu hiện tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. *Học sinh hiểu : Hiểu thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 1.2/ Kĩ năng: * HS thực hiện được: - Hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - Thể hiện sự tự tin trước đông người. - Đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tập thể, trong hoạt động xã hội. - Tư duy, đánh giá hành vi, việc làm thể hiện tích cực, tự giác và chưa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. * HS thực hiện thành thạo:- Biết vận động bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 1. 3/Thái độ: * Thói quen:- Thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể và xã hội *Tính cách: -Có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập với hoạt động tập thể của đội và những hoạt động khác 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP : Hiểu ý nghĩa của tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội . 3.CHUẨN BỊ: 3.1/. Giáo viên: Tình huống. 3.2/ Học sinh: Tranh ảnh, tình huống, bài hát về tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm diện học sinh,việc chuẩn bị bài mới ở nhà . 4.2 /Kiểm tra miệng: Câu hỏi: Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Nêu những hoạt động tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. ( 10đ) 4.3/Tiến trình bài học: Giới thiệu bài mới: GV:Cho HS quan sát một số hình ảnh. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC II.NỘI DUNG BÀI HỌC: 1//Thế nào là tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt HOẠT ĐỘNG 1: ( 20 phút) động xã hội: Mục tiêu :Hiểu ý nghĩa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể 2/Ý nghĩa: và trong hoạt động xã hội. Tình huống: Trong cuộc thi vẽ tranh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Lan và Mai đều học giỏi và có khả năng vẽ. Nhưng Mai đã từ chối vì muốn ở nhà học. Lan xung phong thay mặt lớp vẽ tranh và được giải nhất. Mọi người đều rất vui và chúc mừng Lan. Em có nhận xét gì về việc làm của hai bạn Mai và Lan ? HS :trả lời. Trò chơi tiếp sức : ( 2 phút) Lợi ích Hậu quả -Mở rộng hiểu biết. -Kết quả đạt thấp. -Phát huy năng lực -Không phát huy năng lực. -Thành công trong cuộc sống -Thiếu tự tin. -Mọi người tôn trọng,quý mến.. -Không đẩy mạnh được phong trào. Thúc đẩy phong trào phát triển -Không phát huy sức mạnh tập thể. Tăng cường tình đoàn kết hợp -Thiếu sự gắn bó… tác… Gv : Nhận xét ,đánh giá, tuyên dương. Liên hệ : ? Những hoạt động tập thể ,xã hội nào em đã tham gia ? Nêu ý nghĩa của các hoạt động đó? ? Em có cảm xúc gì khi mình tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể,hoạt động xã hội ? Nêu kết quả của việc làm đó?.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> ? Qua các hoạt động trên, theo em tích cực tự giác mang lại những lợi ích gì cho bản thân và cho tập thể xã hội? ?Nếu chúng ta tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hôi thì sẽ có lợi ích gì cho bản thân? ? Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa gì đối với tập thể ? ? Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa gì đối với xã hội ?. + Đối với bản thân: Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân. + Đối với tập thể: Góp phần xây dựng quan hệ gắn bó trong tập thể, sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau. -Đối với xã hội :Góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ ,hạn chế những biểu hiện tiêu cực. ?Em có ước mơ gì về nghề nghiệp tương lai của mình? ?Bản thân em đã tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội chưa? Vì sao? ? Nếu trong lớp em có bạn không tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể của lớp thì em làm gì ? HS: Đề xuất những cách vận động bạn bè tham gia .. ? Theo em phải làm gì để xây dựng tập thể lớp?(Giáo dục kĩ năng ? Vì sao học sinh cần tích cực tự giác tham gia các hoạt động xã hội ? HS:Vì học sinh là những công dân ,là thành viên của cộng đồng.Thực hiện những hoạt động xã hội vừa là nghĩa vụ vừa là tình cảm của chúng ta đối với những người xung quanh . GV:Em hãy nêu những tấm gương tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội ở lớp, trường, địa phương như :vệ sinh môi trường, phong quang trường lớp, nơi ở… Nếu lớp em không tự giác tích cực tham gia trật nhật lao động thì điều gì xảy ra (Tích hợp GDMT) III/ BÀI TẬP: HOẠT ĐỘNG 2: ( 12 PHÚT) Mục tiêu :Làm bài tập củng cố kiến thức 1/Bài tập a/ sgk : Bài tập a/ sgk: Đánh dấu vào ô trống tương ứng biểu hiện tích Chọn các biểu hiện:(a),(b),(c) , cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ? (d),(đ),(e),(g),(i),(l). 2/Bài tập b/ sgk: Bài tập b/ sgk/25 : -Tuấn rủ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ -Tuấn có ý thức tập thể,thể hiện tinh cho đội của trường.Phương từ chối không đi vì muốn đi ngủ.Tuấn thần đồng đội. phải đi rủ các bạn khác. -Việc từ chối của Phương chứng tỏ Phương không có ý thức tập thể,chỉ biết mình.Thái độ của Phương đáng chê trách . 3/Bài tập c SGK :Hãy nêu những ? Bài tập c SGK/25 :Hãy nêu những biểu hiện tích cực tham gia biểu hiện tích cực tham gia các hoạt các hoạt động tập thể, xã hội ? động tập thể, xã hội ? -Tham gia phong trào văn nghệ. -Tham gia sao nhi đồng. -Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai,lũ lụt. ? Bài tập d SGK/25: Hãy nêu những biểu hiện tự giác tham gia các 4/Bài tập d SGK/25: Hãy nêu những hoạt động tập thể, xã hội ? biểu hiện tự giác tham gia các hoạt động tập thể, xã hội ? GV: Kết luận bài học. - Cùng các bạn đóng góp sách vở ủng GV: Hứớng dẫn HS làm bài tập theo bài học. hộ đồng bào bị thiên tai.Tiết kiệm quà ăn sáng nuôi heo đất… 4.4/Tổng kết : Qua bài học này giúp em nắm được những gì ?Em xẽ làm gì trong thời gian tới? GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này : + Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. + Bản thân cố gắng nổ lực,nhắc nhở, động viên các bạn cùng tham gia..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: +Chuẩn bị bài 11:“ Mục đích học tập của học sinh.”( 2 tiết ) +Đọc nội dung truyện đọc sgk. + Trả lời câu hỏi gợi ý sgk. + Mục đích học tập là gì? + Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập không đúng đắn. 5/PHỤ LỤC: Tích hợp môi trường Tuần 15 Tiết 14. Ngày soạn: 25/10 Ngày dạy: Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (2 tiết). 1. MỤC TIÊU : 1.1/ Kiến thức: * Học sinh biết:- Hs biết phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai. \* Học sinh hiểu:- Hs hiểu thế nào là mục đích học tập. 1. 2/ Kĩ năng: * Học sinh thực hiện được:- Biết hợp tác trong học tập và hoạt động khác. * Học sinh thực hiện thành thạo:- Đặt mục tiêu trong học tập. 1.3/ Thái độ: * Thói quen:Có ý chí, nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện mục đích; * Tính cách: - Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong hoạt động học tập. 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2. /NỘI DUNG HỌC TẬP: Thế nào là mục đích học tập của học sinh. 3. CHUẨN BỊ: 3.1/ Giáo viên: - Tranh Cấn Thùy Linh, những tấm gương Hs, những danh nhân trên các lĩnh vực 3.2/ Học sinh: -Ca dao, tục ngữ, tấm gương Hs có ý thức học tập tốt. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, vở ghi chép, SGK. 4.2 /Kiểm tra miệng: Câu 1. Theo em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội đem lại lợi ích gì cho bản thân ? Để học giỏi và tham gia tốt các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội chúng ta cần phải làm gì? ( 10 đ) Câu 2:Mục đích học tập của em là gì ?( 5 đ) HS:Vì tương lai của bản thân và dân tộc . GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3/Tiến trình bài học: GV: Cho HS quan sát ảnh Cấn Thùy Linh GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì? HS: Trả lời. GV: Trong cuộc sống và công việc của mỗi con người rất đa dạng, phong phú, phức tạp. Mỗi cá nhân, thế hệ có một mục đích khác nhau . -Đối với học sinh chúng ta ai cũng có mục đích của ḿình. Vậy mục đích của chúng ta như thế nào? Vì sao chúng ta lại phải đạt được mục đích đó? Để giúp các em tự tìm ra mục đích học tập, xác định động cơ học tập đúng đắn. Lớp chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: .( 15 phút) I.TRUYỆN ĐỌC: Mục tiêu :Mục đích học tập . “Tấm gương của một học sinh nghèo HS: Đọc truyện. vượt khó”. GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút) HS: Thảo luận và trình bày kết qủa. Nhóm1: Vì sao bạn Trương Bá Tú đạt được thành tích cao trong học tập ? Hs: Tú ước mơ trở thành nhà Toán học. Tú đã tự học, rèn luyện, kiên trì, vượt khó để học tập tốt. Nhóm 2: Nêu những biểu hiện vượt khó trong học tập của bạn Trương Bá Tú? Hs: Bạn khôn g học thêm mà tự học, tìm nhiều cách giải một bài.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> toán. Say mê học tập tiếng Anh, sưu tầm bài toán bằng tiếng Anh, giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh. Nhóm 3: Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập? HS: Tú là con út, nhà nghèo bố là bộ đội, mẹ là công nhân. .Nhóm 4: Em học tập được những gì ở bạn Trương Bá Tú ? Hs: Phải xác định đđược mục đđích học tập, phải có kế hoạch thực hiện để mục đích trở thành hiện thực. - Học tập : Một cách tích cực, tự giác, không xem nhẹ môn nào, tìm thêm tài liệu, vận dụng những điều đã học vào thực tế, tham gia các hoạt động tập thể để rèn luyện phẩm chất, năng lực. Gv: Qua tấm gương của bạn Tú, Các em phải biết xác định được mục đích học tập của mình và xây dựng cho mình một kế họach học tập và thực hiện kế họach đó. HOẠT ĐỘNG 2: .( 20hút) Mục tiêu: -Thế nào là mục đích học tập của học sinh : -Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai . GV: Tổ chức cho HS tự giới thiệu về mình. HDHS thảo luận theo chủ đề mục đích học tập đúng nhất là gì? - Treo bảng phụ lên bảng: Điền dấu x vào ô trống tương ứng với những động cơ học tập mà em cho là hợp lý: 1. Học tập vì bố mẹ 2. Học tập vì tương lai của bản thân (X) 3. Học tập để khỏi thua kém bạn bè 4. Học tập để có khả năng tự lập cuộc sống sau này. (X) 5. Học tập để có khả năng xây dựng quê hương đất nước (X) 6. Học tập để làm vui lòng thầy cô giáo. 7. Học tập để trở thành người có văn hóa, hòa nhập vào cuộc sống hiện đại .( X) 8. Học tập để trở thành con người sáng tạo, lao đọng có kỹ thuật. (X) ? Từ bài tập trên, em hãy cho biết mục đích học tập đúng nhất là gì? Những động cơ học tập hợp lý là: 2 4, 5, 7, 8 - Mục đích học tập đúng nhất là: + Trước mắt: Học giỏi, cố gắng học tập để trở thành người lao động toàn diện (Đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ…), trở thành con ngoan, trò giỏi. + Tương lai: Trở thành người công dân tốt, người lao động tốt, người hữu ích cho gia đình và xã hội. + Chốt lại ý đúng. GV: Mục đích học tập của em là gì? Muốn đạt được mục đích đó em phải làm gì cho hiện tại và tương lai? HS: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân. : Hàng ngày các em đến trường học tập và rèn luyện để làm gì? Hs: Trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành người có ích cho xã hội. Đó chính là mục đích học tập của học sinh. Gv: Mục đích học tập trước mắt của Hs là gì? - Học sinh nêu những biểu hiện có mục đích và không có mục đích trong học tập - Quan sát tranh ?Nếu em không xác định đúng đắn mục đích học tập thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? - Nếu không xác định đúng đắn mục đích học tập dễ dẫn đến việc học lệch hay học tủ (như một số tình trạng phổ biến hiện nay).. * Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch để mục đích đó trở thành hiện thực. -Sự say mê, kiên trì trong học tập -Tìm tòi độc lập suy nghĩ trong học tập. - Xác định được Mục đích học tập II.NỘI DUNG BÀI HỌC :. 1/Mục đích học tập của học sinh là gì : - HS là chủ nhân tương lai của đất nước. HS phải nổ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Học sai mục đích dẫn đến các hậu quả xấu không thể lường trước được (bất chấp thủ đoạn để đạt kết quả cao trong học tập - Học sinh xử lý tình huống Gv: Em hãy kể những tấm gương tiêu biểu như bạn Tú. Hs: Lần đđầu tiên đđến trường xin học, Đào Viết Anh bị từ chối... Nhưng cậu bé tật nguyền ấy đã không chịu thua số phận. Té ngã – bò dậy tiếp tục tập đđi, chuột rút đđến cứng đờ chân vẫn tập viết,... tất cả chỉ đđể được đi học... Cho hoc sinh xem clip: Học sinh vượt khó -Tổ chức trò chơi: Thử tài của bạn Kết luận: Muốn đạt được ước mơ của mình, các em phải cố gắng, nổ lực phấn đấu, say mê, kiên trì học tập, tích luỹ thêm kiến thức, trau dồi đạo đức. Có như vậy, các em mới trở thành các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, bác sĩ, kỹ sư… như em mơ ước. HOẠT ĐỘNG 3:5 PHÚT Mục tiêu:Kĩ năng vận dụng . Cho HS đọc và làm bài tập a SGK/33. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.. - Xác định đúng mục đích học tập thì học tập mới tốt.. III/ Bài tập: Bài tập a SGK trang 27. -Không đồng ý với quan điểm “Học tập để dễ kiếm được việc nhàn hạ.Vì đó là mục đích không đúng. -Đồng ý với các quan điểm còn lại nhưng chưa đủ .vì vậy phải tổng hợp nhiều yếu tố , nhưng mục đích sâu sắc nhất là góp phần xậy dựng quê hương , thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh ., và vì tương lai bản thân, dah dự gia đình ,và truyền thống nhà trường . -Mục đích của em :trở thành con ngoan trò giỏi , cháu ngoan Bác Hồ , người công dân tốt , trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước ,bảo vệ tổ quốc XHCN.. 4.4/ Tổng kết : Tổ chức trò chơi :Tập làm phóng viên. GV: Hướng dẫn HS cách làm một điều tra ngắn về mục đích và ước mơ của các bạn trong lớp hoặc trong tổ. Giả sử :Bạn ước mơ sau này làm gì? Vì sao? Muốn đạt được mục đích đó bạn phải làm gì cho hiện tại và tương lai? 4.5/ Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này : - Thế nào là mục đích học tập của học sinh? - Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai. *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: -Chuẩn bị bài 11 “tiếp theo” - Cách rèn luyện mục đđích học tập, tự liên hệ bản thân. - Ý nghĩa của mục đích học tập. - Xem trước các bài tập c, d, đ sgk/ 28. - Đọc sách “Người tốt, việc tốt” để chuẩn bị cho bài mới. - Sưu tầm những tấm gương học tập chăm chỉ dẫn tới thành công. 5/PHỤ LỤC : -Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 6. -Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập GDCD 6. Tuần 16 Tiết 15. Ngày soạn: 25/10 Ngày dạy: Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (2 tiết). 1. MỤC TIÊU : 1.1/ Kiến thức: * Học sinh biết:- Hs biết phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai. \* Học sinh hiểu:- Ý nghĩa của mục đích học tập. 1. 2/ Kĩ năng:.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> * Học sinh thực hiện được:- Biết hợp tác trong học tập và hoạt động khác. * Học sinh thực hiện thành thạo:- Đặt mục tiêu trong học tập. 1.3/ Thái độ: * Thói quen:Có ý chí, nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện mục đích; * Tính cách: - Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong hoạt động học tập. 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2. /NỘI DUNG HỌC TẬP: Ý nghĩa của mục đích học tập. 3. CHUẨN BỊ: 3.1/ Giáo viên: - Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân, bảng phụ. 3.2/ Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh ,Ca dao, tục ngữ, tấm gương về học tập. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 /Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, vở ghi chép, SGK. 4.2 /Kiểm tra miệng: Câu 1/ Thế nào là mục đích học tập đúng đắn? Nêu những hành vi thể hiện là người học sinh có mục đích học tập đúng đắn. ( 8đ) + Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt . Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.( 8đ) + Hành vi: ngày nào em cũng làm bài, học bài đủ các môn để nắm vững kiến thức.( 2đ) Câu 2/ Cách rèn luyện mục đích học tập, tự liên hệ bản thân. ( 2đ) GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3/Tiến trình bài học: Giới thiệu bài :Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Và ông đã vượt lên số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó. ? Em học tập được gì qua tấm gương trên? HS: Trả lời.. GV: Chuyển ý. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: ( 25 phút) I.TRUYỆN ĐỌC: Mục tiêu:Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn . II. NỘI DUNG BÀI HỌC : (tt) Gv: Nói đến mục đích là người ta thường nói đến những điều cần phải đạt đến trong cuộc sống, cũng như trong học tập. Có những 1. mục đích thực hiện trong thời gian ngắn, có những mục đích thực hiện trong thời gian dài và có những mục đích phải thực hiện cả đời người mới có được. Danh ngôn có câu “ Mục đích tối thượng trong đời người không phải là sự hiểu biết mà là hành động” *GV nêu vấn đề yêu cầu học sinh xử lý. “Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - Bác xem việc học tập là vấn đề rất quan trọng và cần thiết năm 1945 thực hiện chủ trương “ Diệt giặc dốt”. Bác vận động mọi người cùng đi học ngay cả anh cảnh vệ cũng được Bác quan tâm – Bác đọc một đoạn cho anh cảnh vệ nghe rồi Bác giao sách cho anh đọc. Hôm sau Bác yêu cầu anh anh cảnh vệ đọc lại cho Bác nghe, cứ như vậy lần lượt anh cảnh vệ đã thông thạo từ ngữ nhanh chóng” Gv: Vậy theo em việc làm trên của Bác nói lên điều gì ? Vì sao Bác quan tâm việc học như vậy? Gọi hs trả lời gv chốt ý. Gv: Qua tình huống cho thấy học tập là vấn đề rất quan trọng và cần thiết chỉ có học tập mới đem lại cuộc sống tốt đẹp. -Tục ngữ có câu : “Ngọc càng mài càng sáng Vàng càng luyện càng trong” =>Ý câu này nếu ta siêng năng kiên trì dứt khoát ta sẽ thành công 2/ Phân biệt được mục đích học tập đúng .Vậy việc xác định mục đích học tập cũng là việc làm cần thiết. và mục đích học tập sai:.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> ? Mục đích học tập trước mắt của em là gì? Hs: Học tốt đạt kết quả cao lên lớp 7. + Trở thành con ngoan, trò giỏi. + Không phụ lòng ba mẹ, thầy cô. :Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội? Hs: Vì tương lai, danh dự của bản thân, thể hiện sự kính trọng của mình với cha mẹ, thầy cô, có cuộc sống hạnh phúc. Mang lại danh dự cho gia đình, là niềm tự hào của dòng họ, có ích cho gia đình, không phụ công lao nuôi dưỡng của cha mẹ. Góp phần làm giàu cho quê hương, phát huy truyền thống mang lại danh dự cho nhà trường. Gv: Vì sao học sinh phải xác định đúng mục đích học tập? Hs: luôn chăm chú vào việc thực hiện mục đích học tập, không lơ là, không thay đổi trước những tác động bên ngoài hoặc ham muốn của bản thân. Gv: Theo em tại sao mọi học sinh muốn học tập tốt phải xác định cho mình mục đích học tập? Hs: Muốn học tập tốt cần phải : - Cần phải có ý chí. - Cần có nghị lực. - Phải tự giác, sáng tạo trong học tập. - Học một cách toàn diện, học ở mọi nơi, mọi lúc. - Học thầy, học bạn, học trong sách, học trong thực tế cuộc sống Gv: Học tập không có đủ để con người tồn tại chưa ? Theo em muốn phát triển toàn diện thì ta cần phải làm gì? HOẠT ĐỘNG 2: 5 PHÚT Mục tiêu :Liên hệ thực tế. Gv : Em hãy kể về những tấm gương vượt khó ở địa phương. Hs: Bố Hoà mất sớm một mình mẹ nuôi 2 chị em Hoà, nhà nghèo nhưng 2 chị em Hoà học rất giỏi và ngoan ngoãn. Gv : HS chúng ta phải học tập như thế nào để học tốt ? + Hs : Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, tự giác, sáng tạo trong học tập. ? Có ý kiến cho rằng, thanh thiếu niên ngày nay ít quan tâm đến nhu cầu trước mắt, thực dụng. Em suy nghĩ như thế nào? ( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) HS: Thảo luận, trả lời theo suy nghĩ. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. HOẠT ĐỘNG 3: 7 PHÚT Mục tiêu: Kĩ năng làm bài tập * Bài tập b : Đánh dấu x vào ô trống tương ứng những động cơ học tập mà em cho là hợp lí: Học tập vì :  Tương lai của bản thân  Danh dự của gia đình  Truyền thống của nhà trường  Kính trọng thầy giáo, cô giáo  Thương yêu cha, mẹ  Dân giàu, nước mạnh  Không muốn thua kém bạn  Điểm số  Giàu có + Học tập vì “điểm số”, vì “giàu có” cho bản thân là những biểu hiện không đúng đắn. * Bài tập c Sgk trang 28: Để thực hiện mục đích học tập ,em thấy bản thân đã thực hiện được tốt những điều gì nêu dưới đây:. -Mục đích học tập đúng là không phải học vì tương lai bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước -Mục đích học tập sai là chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt ( điểm số, nhiều tiền…) mà không nghĩ đến điều quan trọng là học để nắm vững kiến thức. 3/ Ý nghĩa: - Mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời.. 4. Rèn luyện:. III/ BÀI TẬP: * Bài tập b Sgk trang 27 - Những động cơ học tập hợp lí:1,2,3,4,5,6,7. - Học tập vì “điểm số”, vì “giàu có” là động cơ học tập không đúng đắn.. * Bài tập c Sgk trang 28 -Quyết tâm vượt khó..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 4.4/Tổng kết : 1/Em tán thành hoặc không tán thành với những ý kiến nào sau đây: Ý kiến Tán thành 1/Những người thông minh thì không cần phải cố gắng học, cũng đạt được mục đích học tập của mình. 2/Còn nhỏ thì chỉ cần biết học thôi còn học để làm gì thì chưa nghĩ đến vội. 3/Chăm chỉ học tập, nắm vững kiến thức thì mới cống hiến cho đất nước. 4/Những học sinh nghèo thì chỉ cần cố gắng học tập để thoát nghèo.. Không tán thành. 2/Tình huống :Trong lớp em có một bạn gặp hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, có thể bạn sẽ phải thôi học. Em có cách gì để giúp bạn ấy không? HS:- Nêu ra các biện pháp như: + Đến nhà động viên gia đình cho bạn ấy đi học + Vận động các bạn trong lớp quyên góp giúp đỡ. + Đề nghị lên nhà trường, hội khuyến học, hội cha mẹ Hs giúp đỡ… GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học tập : * Đối với bài học ở tiết này : - Ý nghĩa của mục đích học tập. - Trách nhiệm của học sinh trong việc xác đích mục đích học tập. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: -Ôn tập HKI. -Nắm kĩ những kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 15 trong chương trình GDCD 6. Tuần 17 Tiết 16. Ngày soạn: 25/11 Ngày dạy: ÔN TẬP HỌC KỲ I. 1. MỤC TIÊU : 1.1/ Kiến thức: * Học sinh biết: - Hs biết những biểu hiện của các chuẩn mực đạo đức đã học ở các bài từ bài 1 đến bài 11. * Học sinh hiểu:- Hs hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức đó. 1.2/ Kĩ năng : * Học sinh thực hiện được:- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. * Học sinh thực hiện thành thạo: - Hình thành cho học sinh thói quen nhìn nhận cuộc sống thực tế và đánh giá đúng vấn đề cần thiết diễn ra ngoài xã hội. 1.3/ Thái độ : * Thói quen: - Sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học. * Tính cách: - Tuân theo pháp luật 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2./NỘI DUNG HỌC TẬP: - Những chuẩn mực đạo đức cơ bản, phổ thông, thiết thực từ bài 1 đến bài 11. 3.CHUẨN BỊ: 3.1/ Giáo viên: câu hỏi ôn tập, và đáp án, bài tập tình huống. 3.2/. Học sinh: Ôn tập theo nội dung bài học. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:- Kiểm diện học sinh. 4.2/ Kiểm tra miệng : Câu 1. Theo em, cần phải học tập như thế nào để đạt được mục đích đã đề ra ? Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. (10 điểm) HS:- Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, sức sáng tạo… trong học tập. - Làm đầy đủ các bài tập về nhà. GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3/Tiến trình bài học: GV: Nhận xét việc học bài cũ và dẫn vào bài mới. GV: Giới thiệu cho HS nội dung ,cấu trúc ôn tập, hình thức ôn tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: .( 36 phút).

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Mục tiêu: Nắm được nội dung kiến thức ở các chủ đề từ bài 1 đến bài 11 Câu hỏi 1/: Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người .? Muốn có sức khỏe tốt chúng ta cần làm gì ? HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét chốt ý.. Câu hỏi 2/ Siêng năng, kiên trì là gì? Ý nghĩa? HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét chốt ý.. Câu hỏi 3/ Thế nào là tiết kiệm? Em đã làm những gì để hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về thực hiện tiết kiệm ? HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, chốt ý. Câu hỏi 4:Lễ độ là gì?Em hiểu như thế nào là : “Tiên học lễ ,hậu học văn”? HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, chốt ý.. Bài 1/ TỰ CHĂM SÓC RÈN LUYỆN THÂN THỂ : Câu 1 / Sức khỏe là tài sản vô giá, không có gì quý hơn sức khỏe .Có sức khỏe là có tất cả , sức khỏe giúp chúng ta học tập lao động có hiệu quả và sống lạc quan yêu đời ,vui vẻ. ---Muốn có sức khỏe tốt chúng ta cần : . -Tích cực phòng bệnh. -Khi mắc bệnh ,phải tích cực chữa cho khỏi bệnh . Bài 2/SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ. Câu 2 :- Siêng năng: cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. - Kiên trì: quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn. -Ý nghĩa: giúp con người thành công… BÀI 3/TIẾT KIỆM . Câu 3: Tiết kiệm: là biết sử dụng một cách hợp lí ,đúng mức của cải vật chất ,thời gian ,sức lực của mình và của người khác. *HS:Nêu được 1 số ý như : - Kế hoạch nhỏ Nuôi heo đất. -Trước khi ra khỏi phòng học tắt quạt,đèn .. BÀI 4/ LỄ ĐỘ . Câu 4 : * Lễ độ : Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác . *Tiên học lễ hậu học văn : “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là: trước tiên phải học lễ độ, học cách cư xử đúng mực khi giao tiếp với mọi người, lễ phép. Sau đó mới học văn hóa để có kiến thức . BÀI 5/TÔN TRỌNG KĨ LUẬT : Câu 5: 2 việc làm trên hoàn toàn sai cho thấy đó là những việc làm không tôn trọng kỷ luật. a.Không tôn trọng luật giao thông. b.Không tôn trọng nội quy nhà trường, thầy cô giáo.. Câu hỏi 5 :Em nghĩ gì đối với 2 hành vi sau đây. a. Khải hay đi xe vượt đèn đỏ mỗi khi đến ngã tư có tín hiệu đèn. b. Thái hay nói chuyện trong lớp khi cô giáo đang giảng bài. HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, chốt ý. BÀI 6 : BIẾT ƠN . Câu hỏi 6:Biết ơn là gì? Nêu 2 câu ca dao tục ngữ nói về Câu 6: biết ơn ? *Biết ơn Là sự bày tỏ thái trân trọng ,tình cảm HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với GV: Nhận xét, chốt ý. những người đã giúp đỡ mình ,với những người có công với dân tộc đất nước . *Ca dao, tục ngữ: -Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. -Uống nước nhớ nguồn BÀI 7 :YÊU THIÊN NHIÊN SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN. Câu 7: Em hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì? Nêu Câu 7 : tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người? * Thiên nhiên bao gồm: Không khí, bầu trời, Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp sông, suối, rừng cây, đồi, núi, động - thực vật... với thiên nhiên? *Rất cần thiết cho con người. HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét *Những việc em sẽ làm để thể hiện tình yêu GV: Nhận xét, chốt ý. thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên: Bảo vệ, giữ gìn; tuyên truyền, nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện; sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> BÀI 8 : SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI. Câu hỏi 8/Trong lớp 6A có 2 bạn Hoa và Lan. Hoa thì sống Câu 8 : cởi mở, quan tâm đến mọi người. Ngược lại Lan thì sống ích a) Nhận xét về cách sống của Hoa và Lan: Hoa kỉ, chỉ biết bản thân, không tham gia các hoạt động của sống chan hòa với mọi người; Lan chưa biết trường, của lớp. sống chan hòa với mọi người. HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét b) Nếu là bạn của Lan: Em sẽ GV: Nhận xét, chốt ý. - Khuyên Lan nên sống chan hòa với mọi người. - Giải thích cho Lan hiểu lợi ích của việc sống chan hòa với mọi người như: được mọi người HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét quí mến, giúp đỡ, xây dựng được quan hệ tốt GV: Nhận xét chốt ý đẹp với bạn bè; rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử, hợp tá- -Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Lan tham gia các hoạt động của lớp, sống gần gũi, quan tâm tới mọi người. BÀI 9 :LỊCH SỰ TẾ NHỊ Câu 9 : *Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và Câu hỏi 9: Nêu biểu hiện của lịch sự, tế nhị ? Vì sao nói lịch hành vi giao tiếp ( nhã nhặn, từ tốn) - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những sự, tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống? quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét - Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và GV: Nhận xét, chốt ý. những người xung quanh * Ý nghĩa: Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.. -Tạo nên môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau ,cùng giúp đỡ nhau. -Được mọi người yêu mến ,trân trọng,tin tưởng BÀI 10 :TÍCH CỰC TỰ GIÁC TRONG HỌAT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI. Câu 10 :-Tham gia đầy đủ các hoạt động, hứng thú và nhiệt tình, làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra, nhắc nhở. Câu hỏi 10/Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập Câu 11: - Toàn là người chăm học, nhưng chưa tích thể, hoạt động xã hội? cực, tự giác tham gia các hoạt động của HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét trường, lớp GV: Nhận xét, chốt ý. -Khuyên Toàn nên tích cực, tự giác tham gia Câu hỏi 11: Nhà trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về môi các hoạt động của trường, lớp để mở rộng sự trường và yêu cầu tất cả các lớp tham gia. Các bạn tích cực hiểu biết và rèn luyện kĩ năng cho bản thân. tham gia. Riêng Toàn không tham gia vì cho rằng ảnh BÀI 11 :MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC hưởng đến thời gian học tập. SINH. Em có nhận xét gì về bạn Toàn? Em sẽ khuyên bạn điều Câu 12 : *Tại vì học sinh là chủ nhân tương gì? lai của đất nước. Học sinh phải nỗ lực học tập HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan GV: Nhận xét, chốt ý. Bác Hồ, người công dân tốt …… Đủ khả năng Câu hỏi 12/Theo em thế nào là mục đích học tập đúng đắn ? Vì sao học sinh phải biết xác định mục đích học tập đúng đắn? để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước. *Vì chỉ có xác định đúng mục đích học tập HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét đúng đắn thì mới có thể học tốt. GV: Nhận xét, chốt ý. HOẠT ĐỘNG 2: 5 PHÚT Mục tiêu: Hướng dẫn làm các dạng bài tập . 4.4/ Tổng kết: Nhắc lại những dung kiến thức ôn tập cơ bản . 4.5/ Hướng dẫn học tập : * Đối với bài học ở tiết này :.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Hs nhớ được các định nghĩa của các chuẩn mực xã hội. - Nhận biết các hành vi trong các chuẩn mực đã học. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Ôn kĩ các kiến thức ở tiết ôn tập để thi HKI tuần 17. 5/PHỤ LỤC: -Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 6. Câu hỏi 1/Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người?Muốn có sức khỏe tốt chúng ta cần làm gì? -Sức khỏe là tài sản vô giá, không có gì quý hơn sức khỏe .Có sức khỏe là có tất cả , sức khỏe giúp chúng ta học tập lao động có hiệu quả và sống lạc quan yêu đời ,vui vẻ. ---Muốn có sức khỏe tốt chúng ta cần : . -Tích cực phòng bệnh. -Khi mắc bệnh ,phải tích cực chữa cho khỏi bệnh . Câu hỏi 2/ Siêng năng, kiên trì là gì? Ý nghĩa? -Siêng năng: cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. - Kiên trì: quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn. -Ý nghĩa: giúp con người thành công.. Câu hỏi 3/ Thế nào là tiết kiệm? Em đã làm những gì để hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về thực hiện tiết kiệm ? * Tiết kiệm: là biết sử dụng một cách hợp lí ,đúng mức của cải vật chất ,thời gian ,sức lực của mình và của người khác. *HS:Nêu được 1 số ý như : - Kế hoạch nhỏ Nuôi heo đất. -Trước khi ra khỏi phòng học tắt quạt,đèn .. Câu hỏi 4: Lễ độ là gì?Em hiểu như thế nào là : “Tiên học lễ ,hậu học văn”? * Lễ độ : Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác . *Tiên học lễ hậu học văn : “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là: trước tiên phải học lễ độ, học cách cư xử đúng mực khi giao tiếp với mọi người, lễ phép. Sau đó mới học văn hóa để có kiến thức . Câu hỏi 5 :Em nghĩ gì đối với 2 hành vi sau đây. c. Khải hay đi xe vượt đèn đỏ mỗi khi đến ngã tư có tín hiệu đèn. d. Thái hay nói chuyện trong lớp khi cô giáo đang giảng bài. =>Cả 2 việc làm trên hoàn toàn sai cho thấy đó là những việc làm không tôn trọng kỷ luật. a.Không tôn trọng luật giao thông. b.Không tôn trọng nội quy nhà trường, thầy cô giáo. Câu hỏi 6:Biết ơn là gì? Nêu 2 câu ca dao tục ngữ nói về biết ơn ? *Biết ơn Là sự bày tỏ thái trân trọng ,tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình ,với những người có công với dân tộc đất nước . *Ca dao, tục ngữ: -Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. -Uống nước nhớ nguồn Câu hỏi 7: Em hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì? Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người?Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? * Thiên nhiên bao gồm: Không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi, núi, động - thực vật... *Rất cần thiết cho con người. *Những việc em sẽ làm để thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên: Bảo vệ, giữ gìn; tuyên truyền, nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện; sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. Câu hỏi 8: Nêu biểu hiện của lịch sự, tế nhị ? Vì sao nói lịch sự, tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống? *Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp ( nhã nhặn, từ tốn) - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người - Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh * Ý nghĩa: Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.. -Tạo nên môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau ,cùng giúp đỡ nhau. -Được mọi người yêu mến ,trân trọng,tin tưởng Câu hỏi 9/Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? -Tham gia đầy đủ các hoạt động, hứng thú và nhiệt tình, làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra, nhắc nhở. Câu hỏi 10/Theo em thế nào là mục đích học tập đúng đắn ? Vì sao học sinh phải biết xác định mục đích học tập đúng đắn? *Tại vì học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt …… Đủ khả năng để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> *Vì chỉ có xác định đúng mục đích học tập đúng đắn thì mới có thể học tốt. Câu hỏi 11/ Nhà trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về môi trường và yêu cầu tất cả các lớp tham gia. Các bạn tích cực tham gia. Riêng Toàn không tham gia vì cho rằng ảnh hưởng đến thời gian học tập. Em có nhận xét gì về bạn Toàn? Em sẽ khuyên bạn điều gì? - Toàn là người chăm học, nhưng chưa tích cực, tự giác tham gia các hoạt động của trường, lớp -Khuyên Toàn nên tích cực, tự giác tham gia các hoạt động của trường, lớp để mở rộng sự hiểu biết và rèn luyện kĩ năng cho bản thân. Câu hỏi 12/ Trong lớp 6A có 2 bạn Hoa và Lan. Hoa thì sống cởi mở, quan tâm đến mọi người. Ngược lại Lan thì sống ích kỉ, chỉ biết bản thân, không tham gia các hoạt động của trường, của lớp. a) Nhận xét về cách sống của Hoa và Lan: Hoa sống chan hòa với mọi người; Lan chưa biết sống chan hòa với mọi người. b) Nếu là bạn của Lan: Em sẽ - Khuyên Lan nên sống chan hòa với mọi người. - Giải thích cho Lan hiểu lợi ích của việc sống chan hòa với mọi người như: được mọi người quí mến, giúp đỡ, xây dựng được quan hệ tốt đẹp với bạn bè; rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử, hợp tá- -Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Lan tham gia các hoạt động của lớp, sống gần gũi, quan tâm tới mọi người. Tuần 18 Tiết 17. Ngày soạn: 05/12 Ngày dạy: KIỂM TRA HỌC KỲ I. 1.MA TRẬN ĐỀ : Nội dung chủ đề.(Mục tiêu .) 1..Mục đích học tập của học sinh Số câu Số điểm 2.Lịch sự tế nhị. Số câu Số điểm 3.Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên . Số câu Số điểm 4. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội Số câu Số điểm 5 /Tiết kiệm. Nhận biết Xác định mục đích học tập đúng đắn của học sinh. 1 2đ. Thiên nhiên bao gồm những gì ? 1 /2 1đ. Các cấp mức độ của tư duy. Thông hiểu Vận dụng. Tổng cộng. Số câu :1 Số điểm: 2đ Lợi ích của lịch sự tế nhị . 1 2đ Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người ? 1 /2 1đ. Số câu :1 Số điểm:2đ. Số câu :1 Số điểm: 2đ . Biết vân dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống 1 2đ. Biết được biểu hiện của tiết kiệm.Biết những câu ca dao dục ngữ có liên quan. 1 2đ 3 câu 5 điểm 50 %. Số câu :1 Số điểm :2đ. Số câu Số câu :1 Số điểm Số điểm :2đ Tổng số câu 1 câu 1câu Số câu :5 Tổng số điểm 3điểm 2điểm Số điểm:10đ Tỉ lệ : 30 % 20 % 100% 2.ĐỀ THI : ( ĐỀ 1) Câu 1: Mục đích học tập đúng nhất của học sinh là gì ( 2đ) Câu 2:Thiên nhiên bao gồm những gì ?Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người?(2đ) Câu 3: Vì sao nói lịch sự, tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống? (2đ).

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Câu 4: Thế nào là tiết kiệm? Em đã làm những gì để hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về thực hiện tiết kiệm ? (2đ) Câu 5: Nhà trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về môi trường và yêu cầu tất cả các lớp tham gia. Các bạn tích cực tham gia. Riêng Toàn không tham gia vì cho rằng ảnh hưởng đến thời gian học tập. Em có nhận xét gì về bạn Toàn? Em sẽ khuyên bạn điều gì? (2đ) 3.HƯỚNG DẪN CHẤM GDCD 6: ( ĐỀ 1) Câu 1: Mục đích học tập đúng nhất của học sinh :(2đ) - Học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ . - Phát triển toàn diện góp phần xây dựng gia đình và xã hội . - Phải kết hợp mục đích học tập vì cá nhân gia đình và xã hội. - Xác định đúng đắn mục đích học tập để học tốt. - Tu dưỡng đạo đức, rèn luyện để phát triển toàn diện.... Câu 2 ( 2đ) *Thiên nhiên bao gồm : Không khí ,bầu trời, sống suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật …(1đ) * Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người .Rất cần thiết cho con người ( 1đ) Câu 3 : *Cần thiết : (2đ) - Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.. -Tạo nên môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau ,cùng giúp đỡ nhau. -Được mọi người yêu mến ,trân trọng,tin tưởng. Câu 4: Tiết kiệm: là biết sử dụng một cách hợp lí ,đúng mức của cải vật chất ,thời gian ,sức lực của mình và của người khác.(1đ) *HS:Nêu được 1 số ý như : ( 1đ) - Kế hoạch nhỏ Nuôi heo đất. - Trước khi ra khỏi phòng học tắt quạt , đèn ……...

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Câu 5: - Toàn là người chăm học, nhưng chưa tích cực, tự giác tham gia các hoạt động của trường, lớp (1đ) -Khuyên Toàn nên tích cực, tự giác tham gia các hoạt động của trường, lớp để mở rộng sự hiểu biết và rèn luyện kĩ năng cho bản thân.(1đ) IV.KẾT QUẢ : Tuần 19 Tiết 18. Ngày soạn: 15/12 Ngày dạy: NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG. 1/MUÏC TIEÂU : 1.1/ Kiến thức: * Học sinh biết: - Hs biết kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. * Học sinh hiểu: - Học sinh hiểu thế nào là bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 1.2/ Kĩ năng : * Học sinh thực hiện được: - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. * Học sinh thực hiện thành thạo: - Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. - Tư duy phê phán. 1.3/ Thái độ : * Thói quen : Lên án, phê phán, hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường. * Tính cách: Đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường. 1.4/ Năng lực: Tự học ( Đọc, nghiên cứu tài liệu), hợp tác, giao tiếp. 2/NỘI DUNG HỌC TẬP: -Nguyên nhân và biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 3/CHUẨN BỊ : 3.1/ Giáo viên : tài liệu về môi trường, ô nhiễm, tàn phá môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 3. 2/ Học sinh : Tranh ảnh về bảo vệ, tàn phá môi trường. 4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2/Kiểm tra miệng: Câu 1:Vì sao học sinh phải xác định đúng mục đích học tập? Theo em tại sao mọi học sinh muốn học tập tốt phải xác định cho mình mục đích học tập? ( 8đ) + Hs: Ý nghĩa: ( 3đ) - Mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên trong hôc tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời. ( 6đ) + Hs: Muốn học tập tốt cần phải : (2đ) - Cần phải có ý chí. - Cần có nghị lực. - Phải tự giác, sáng tạo trong học tập. - Học một cách toàn diện, học ở mọi nơi, mọi lúc. - Học thầy, học bạn, học trong sách, học trong thực tế cuộc sống .. Câu 2: Nêu những việc em đã làm nhằm bảo vệ môi trường. ? ( 2đ) Hs: nêu. 4.3/Tiến trình bài học :  Giới thiệu bài : Cho hs kể các sự vật có liên quan đến cuộc sống của con người. GV kết luận: những hình ảnh các em vừa nêu là các điều kiện tự nhiên bao quanh con người, tác động tới đời sống, sự tồn tại phát triển của con người. Đó chính là môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vậy môi trường là gì, và tài nguyên thiên nhiên là gì, tại sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên chúng ta cùng tìm hiểu bài ngoại khóa hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NOÄI DUNG ..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> HOẠT ĐỘNG 1: ( 15 PHÚT) Mục tiêu: Hình thành khái niệm môi trường, tài nguyên thiên nhiên . Những sự vật như sông, suối, núi, đồi, động vật, thực vật, biển, nhà máy, đường giao thông,....Những sự vật nào là có sẵn, những sự vật nào do bàn tay con người tạo ra? Hs: trả lời. Gv: Hãy kể một số yếu tố khác của môi trường tự nhiên và nhân tạo mà em biết. Hs: nêu ví dụ. Gv: Môi trường là gì?. 1. Khái niệm:. - Môi trường: là toàn bộ các điều kiện tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, Gv: Nhấn mạnh đây là môi trường sống có tác động đến sự phát triển của con người và thiên nhiên. tồn tại, phát triển của con người. Gv: Tài nguyên thiên nhiên là gì? - Tài nguyên thiên nhiên: là những của cải vật chất có sẵn ttrong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Gv: con người khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cuộc sống. 2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi HOẠT ĐỘNG 2: 15 PHÚT trường và vai trò của môi trường, tài Mục tiêu: Học sinh hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguyên thiên nhiên. - Do ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường và vai trò của tài nguyên thiên nhiên . môi trường. - Nhà nước chưa xử lí triệt để những vi phạm Hs thảo luận.( 5 phút ) Nhóm 1,2: Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến hiện về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. tượng lũ lụt. - Vai trò: Môi trường và tài nguyên thiên -Rừng bị tàn phá do chiến tranh nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời -Khai thác rừng bừa bãi sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để -Nạn lâm tặc hoành hành phát triển kinh tế, văn hoá, XH, tạo cho con -Nạn cháy rừng do du canh du cư Nhóm 3,4: Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần. người. -Rừng cho con người gỗ quí -Che bao phủ, bầu khí quyển -Chắn gió, chóng xói mòn, chống lũ lụt, Nhóm 5,6: Cho ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường. -Đốt, phá rừng bừa bãi - Nước thải các nhà máy - Khói bụi tàu xe - Hoá chất độc hại … Gv: Việc môi trường bị ô nhiễm và tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả gì? Hs: thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khoẻ, tính mạng con người. Gv:Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên? HOẠT ĐỘNG 3: 5 phút Mục tiêu: nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường Gv: Theo em có những biện pháp nào có thể bảo vệ môi trường hiệu quả? Gv nêu tình huống: Ở nơi gia đình An sinh sống, một số người thường vứt xác động vật chết xuống ao, hồ hoặc vứt ra đường. Em hãy nhận xét hành vi trên. Nếu em là An, chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì? HS:- Hành vi đó là sai, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 4.4/Tổng kết : * Trò chơi trả lời nhanh : 1/Như thế nào gọi là ăn sạch ,uống sạch ? HS:Thức ăn phải được rửa sạch nấu chín., thức ăn không bị họi thiu , không được để ruồi đậu vào , phải rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn. 2/ Lũ là gì? Ở nước ta lũ xuất hiện vào mùa nào trong năm ? HS: Lũ là hiện tượng nước dâng cao trong thời gian ngắn .Xuất hiện vào mùa mưa. 3/Thế nào gọi là sốt? Sốt có phải là bệnh không ? HS: Khi nhiệt độ cao hơn 37 độ C.Sốt không phải là bệnh mà là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh . ? Nêu nguyên nhân gây sốt? HS:Vi khuẩn,vi trùng khi bị bệnh cảm cúm.,khi chích ngừa,, mọc răng ,mất mước tiêu chảy.. *Tổ chức trò chơi hát theo chủ đề về “cây” 4.5/Hướng dẫn học tập : * Đối với bài học ở tiết này : Ôn tập những bài đã học. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài 12: “Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em”. + Xem trước truyện đọc và trả lời câu hỏi gợi ý SGK. +Xem trước nội dung bài học, bài tập SGK. + Tìm tục ngữ, ca dao, tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em… 5/PHỤ LỤC:.

<span class='text_page_counter'>(54)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×