Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DE VE DICH SO 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.64 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ MINH HỌA SỐ 21. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56, Cu=64; Pb=207; Ag=108. Câu 1: Kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống. Trong số các phát biểu về ứng dụng dưới đây, phát biểu nào là không đúng? A. Kim loại xesi (Cs) có ứng dụng quan trọng là làm tế bào quang điện. B. NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày. C. Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống. D. Một trong những ứng dụng của CaCO3 là làm chất độn trong công nghiệp sản xuất cao su. Câu 2: Dung dịch NaOH loãng tác dụng được với tất cả các chất thuộc dãy nào sau đây? A. NO, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch NH4Cl, dung dịch HCl. B. Al2O3, CO2, dung dịch NaHCO3, dung dịch ZnCl2, NO2. C. Dung dịch NaAlO2, Zn, S, dung dịch NaHSO4. D. CO, H2S, Cl2, dung dịch AlCl3, C6H5OH. Câu 3: Cho 3 chất X, Y, Z vào 3 ống nghiệm chứa sẵn Cu(OH) 2 trong NaOH lắc đều và quan sát thì thấy: Chất X thấy xuất hiện màu tím, chất Y thì Cu(OH) 2 tan và có màu xanh nhạt, chất Z thì Cu(OH) 2 tan và có màu xanh thẫm. X, Y, Z lần lượt là: A. Protein, CH3CHO, saccarozơ. B. Lòng trắng trứng, C2H5COOH, glyxin. C. Lòng trắng trứng, CH3COOH, glucozơ. D. Hồ tinh bột, HCOOH, saccarozơ. Câu 4: Cho các nhận xét sau : (1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau. (2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit. (3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất. (5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%. (6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure. Số nhận xét đúng là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 5: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Mg, K, Na. B. Mg, Al2O3, Al. C. Fe, Al2O3, Mg. D. Zn, Al2O3, Al. Câu 6: Cho các chất sau: axit axetic (X); axit fomic (Y); glucozơ (Z); etyl fomat (T); axit glutamic (M). Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là: A. T, X, Y. B. Y, Z, T. C. X, Y, Z. D. Z, T, X. Câu 7: Cho các phát biểu sau: (1) Khí gây ra mưa axit là SO2 và NO2. (2) Khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là CO2 và CH4. (3) Senduxen, mocphin... là các chất gây nghiện. (4) Đốt là than đá dễ sinh ra khí CO là chất khí rất độc. (5) Metanol có thể dùng để uống như etanol. Số phát biểu sai là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 8: Phát biểu nào nào sau đây không đúng về crom và hợp chất của nó? A. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO 3. B. Cr(OH)2 vừa tan trong dung dịch KOH, vừa tan trong dung dịch HCl. C. Kim loại Zn khử được ion Cr3+ trong dung dịch về Cr2+. D. Màu của dung dịch K2Cr2O7 thay đổi khi cho dung dịch KOH vào. Câu 9: Glucozơ và fructozơ đều A. có công thức phân tử C6H10O5. B. có nhóm –CH=O trong phân tử..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. có phản ứng tráng bạc. D. thuộc loại đisaccarit. Câu 10: Cho một miếng Fe vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi ta thêm vào cốc trên dung dịch nào trong các dung dịch sau? A. ZnSO4. B. Na2SO4. C. CuSO4. D. MgSO4. Câu 11: Phản ứng nhiệt phân không đúng là o. t A. CaCO3   CaO + CO2. to. o. t B. NaHCO3   NaOH + CO2. to. C. 2KNO3   2KNO2 + O2. D. Cu(OH)2   CuO + H2O. Câu 12: Chất nào dưới đây phản ứng được với dung dịch FeCl2? A. H2SO4 (loãng). B. HCl. C. AgNO3. D. CuCl2. Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3  X  Y  Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là A. Al2O3 và Al(OH)3. B. NaAlO2 và Al(OH)3. C. Al(OH)3 và NaAlO2. D. Al(OH)3 và Al2O3. Câu 14: Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là A. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton. B. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp electron chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N. C. Do phân tử amin bị phân cực mạnh. D. Do amin tan nhiều trong H2O. Câu 15: Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên theo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất nào? A. dẫn nhiệt. B. tính khử. C. dẫn điện. D. tính dẻo. Câu 16: Chất nào sau đây không phải là polime? A. Triolein. B. Xenlulozơ. C. Thủy tinh hữu cơ. D. Protein. Câu 17: Chất X có công thức phân tử C 4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là A. metyl metacrylat. B. metyl axetat. C. etyl acrylat. D. metyl acrylat. Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Thành phần chính của quặng xiđerit là FeCO3. B. Phèn chua có công thức hóa học là (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. Các kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối. D. Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra hai muối. Câu 19: Oxit nào sau đây là oxit axit? A. CrO3. B. Na2O. C. Al2O3. D. FeO. Câu 20: Số đipeptit được tạo nên từ glyxin và axit glutamic (HOOC-CH 2-CH2-CH(NH2)-COOH) là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 21: Cho dãy các kim loại: Be, Na, Fe, Ca. Số kim loại phản ứng được với nước ở điều kiện thường là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 22: Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau : (a) Fe3O4 và Cu (1:1) (b) Na và Zn (2:1) (c) Zn và Cu (1:1) (d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) (e) FeCl2 và Cu (2:1) (g) FeCl3 và Cu (1:1) Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. m C : m O 3 : 2 Câu 23: Chất hữu cơ E (C, H, O) đơn chức, có tỉ lệ và khi đốt cháy hết E thu được n CO : n H O 4 : 3 2 2 . Thủy phân 4,3 gam E trong môi trường kiềm, thu được muối của axit hữu cơ X và 2,9 gam một ancol Y. Nhận xét nào sau đây sai? A. Y là ancol đứng đầu 1 dãy đồng đẳng. B. X là axit đứng đầu 1 dãy đồng đẳng. C. Chất E có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime. D. Chất E cùng dãy đồng đẳng với etyl acrylat. Câu 24: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO 2 (đktc) vào 400 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 9,85. B. 11,82. C. 3,94. D. 19,70..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 25: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành..  as  . 6CO2 + 6H2O clorophin C6H12O6 + 6O2 Nếu trong một phút, mỗi cm 2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6h00 – 17h00) diện tích lá xanh là 1 m 2, khối lượng glucozơ tổng hợp được bao nhiêu? A. 90,26 gam. B. 88,32 gam. C. 90,32 gam. D. 88,26 gam. Câu 26: Trộn 10,8 gam bột Al với 23,2 gam hỗn hợp bột gồm Fe 3O4, FeO và Fe2O3 có số mol bằng nhau, thu được hỗn hợp rắn X. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y, ngâm Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch chứa 91,5 gam muối và V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 13,44. B. 9,52. C. 10,08. D. 11,20. Câu 27: Cho từ từ dung dịch Ba(OH) 2 vào dung dịch chứa hỗn hợp Al 2(SO4)3 và AlCl3. Sự biến thiên khối lượng kết tủa được biểu diễn bằng đồ thị sau:. Tổng khối lượng của hai muối Al2(SO4)3 và AlCl3 là A. 6,84. B. 3,42 gam. C. 5,34. Câu 28: Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho). D. 6,09 gam.. o. t (1) X + 2NaOH   Y + Z + T o. t (2) Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O   C2H4NO4Na + 2Ag  + 2NH4NO3 (3) Z + HCl  C3H6O3 + NaCl. (4) T + Br2 + H2O  C2H4O2 + 2X1 Phân tử khối của X là A. 220. B. 156. C. 172. D. 190. Câu 29: Xà phòng hóa hoàn toàn m1 gam este đơn chức X cần vừa đủ 100 ml dung dịch KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m 2 gam chất rắn khan Y gồm hai muối của kali. Khi đốt cháy hoàn toàn Y thu được K2CO3, H2O và 30,8 gam CO2. Giá trị của m1, m2 lần lượt là: A. 12,2 và 18,4. B. 13,6 và 23,0. C. 12,2 và 12,8. D. 13,6 và 11,6.  Câu 30: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thu được 431 gam các -amino axit no (phân tử chỉ chứa 1 gốc –COOH và một gốc –NH2). Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thu được: Gly-Ala,Gly-Gly; Gly-AlaVal,Val-Gly-Gly; không thu được Gly-Gly-Val vàVal-Ala-Gly. Trong phân tử A chứa số gốc của Gly là: A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 31: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,3 mol CuSO4 và 0,1 mol NaCl, kim loại thoát ra khi điện phân bám hoàn toàn vào catot. Khi ở catot khối lượng tăng lên 12,8 gam thì ở anot có V lít (đktc) khí thoát ra. Giá trị của V là A. 2,24 lít. B. 5,6 lít. C. 2,8 lít. D. 4,48 lít. Câu 32: Hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Mg. Nếu cho 10,88 gam X tác dụng với clo dư thì sau phản ứng thu được 28,275 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, 0,44 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 5,376 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 43,52%. B. 67,92%. C. 37,23%. D. 58,82%. Câu 33: Nhúng một thanh magie vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO 3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam. Khối lượng Magie đã phản ứng là A. 24 gam. B. 6,96 gam. C. 20,88 gam. D. 25,2 gam. Câu 34: Cho 0,14 mol một amin đơn chức tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol H 2SO4. Sau đó cô cạn dung dịch thu được 14,14 gam hỗn hợp 2 muối. Thành phần phần trăm về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp là :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. 67,35% và 32,65%. B. 53,06% và 46,94%. C. 44,90% và 55,10%. D. 54,74% và 45,26%. Câu 35: Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 35,39. B. 39,04. C. 19,665. D. 37,215. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa hỗn hợp các triglixerit tạo bởi từ cả 3 axit panmitic, oleic, linoleic thu được 24,2 gam CO 2 và 9 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X bằng dung dịch KOH vừa đủ sẽ thu được bao nhiêu gam xà phòng? A. 11,90. B. 19,60. C. 18,64. D. 21,40. Câu 37: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO 3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và khí Z có tỉ khối so với H 2 là 22,5 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,01 mol KNO 3 và 0,15 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 21,23 gam muối trung hoà của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hoá nâu trong không khí). Giá trị của m là A. 13,92. B. 11,32. C. 13,76. D. 19,16. Câu 38: X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp E chứa X, Y (số mol X lớn hơn số mol Y) cần dùng 7,28 lít O 2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,08 mol E với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng F với CuO thu được hỗn hợp G chứa 2 anđehit, lấy toàn bộ hỗn hợp G tác dụng với AgNO 3/NH3 thu được 28,08 gam Ag. Giá trị m là A. 7,28. B. 6,64. C. 6,86. D. 7,92. Câu 39: Hỗn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO 2, H2O và N2) vào bình đựng 140 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 840 ml (đktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 11,865 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH) 2 ban đầu. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây? A. 6,26. B. 7,25. C. 7,26. D. 8,25. Câu 40: Cho m gam bột sắt vào dung dịch X chứa AgNO 3 và Cu(NO3)2 đến khi các phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được a gam kết tủa T gồm hai hiđroxit kim loại. Nung T đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b có thể là: A. m = 8,4 – 3a. B. m = 8,225b – 7a. C. m = 8,575b – 7a. D. m = 9b – 6,5a..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×