Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

giao an lop 23 t12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.65 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Sáng. TUẦN 12 Thứ hai ngày 14/ 11 / 2016 Tập đọc (T34 + 35 ) : Sgk / 96. SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA 70 phút. A. Mục tiêu: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy. Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4). HS khá, giỏi trả lời được CH5. * Xác định giá trị. - Thể hiện sự cảm thông (hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác). B. Phương tiện dạy học: - GV: Tranh bài đọc SGK – HS:SGK C. Tiến trình dạy học: Tiết 1 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài : Cây xoài của ông em - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi => nhận xét, 2/ Hoạt động 2: a/ Giới thiệu bài bằng tranh b/ Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu – Gọi học sinh đọc nối tiếp câu - Hướng dẫn đọc các từ khó: Khắp nơi, trổ ra, … - Học sinh đọc đọan, cho hs đọc nối tiếp- kết hợp hiểu nghĩa từ mới SGK: vùng vằng, la cà - Hướng dẫn cách ngắt câu : “ Một hôm ……. về nhà” - Đọc từng đọan trong nhóm, thi đua giữa các nhóm. - Đọc đồng thanh đoạn 2. Tiết 2 3/ Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài - GVHDHS đọc thầm và TLCH tương ứng SGK/96,97 Câu 1: Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng, …. bỏ đi * Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng rồi lại bỏ đi. Điều đó không đúng; Các em không được ham chơi mà phải nghe lời mẹ dạy. Câu 2: Gọi mẹ khản tiếng, ôm lấy cây xanh trong vườn khóc. * Các em thấy đó, cậu bé không thấy mẹ đã chạy tìm mãi mà không thấy mẹ đâu. Câu 3: Các …… nở trắng như mây, rồi hoa …… hiện. Câu 4: Lá đỏ hoe, ….. chờ con, cây xòa cành ….. vỗ về. * Người mẹ rất thương con , cậu bé thấy hình ảnh người mẹ hiện lên từ cây vú sữa. ** Tích hợp : GV giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ 4/ Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Học sinh thi đua đọc với nhau 5/ Hoạt động 5: Củng cố -dặn dò - Câu chuyện Nói lên điều gì? (Tình cảm yu thương sâu nặng của mẹ dành cho con) * Qua câu chuyện trên các em thấy rõ tình cảm bao la của người mẹ đối với con; chính vì thế bổn phận làm con phải biết vâng lời và hiếu thảo, đừng làm cha mẹ buồn. - Giáo viên nhận xét, dặn dò D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………. ___________________________ Tiếng việt: BS SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA TĐ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Sgk / 96 A. Mục tiêu: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy. Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4). HS khá, giỏi trả lời được CH5. B. Phương tiện dạy học: - GV: Tranh bài đọc SGK – HS:SGK C. Tiến trình dạy học: Hoạt động : Luyện đọcGv chia nhóm và Tổ chức cho các nhóm đọc - Gv tăng cường hỗ trợ kèm hs đọc chậm - HS thi đọc giữa các nhóm với nhiều hình thức khác nhau ( đọc mời, đọc tiếp sức...) - HS nêu NX về cách đọc và bình chọn bạn đọc hay - Cho hs TLCH với nội dung vừa đọc .................................................................. Chiều Sgk / 56. Toán (T56 ) :TÌM SỐ BỊ TRỪ 35 phút. A. Mục tiêu: - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x - a = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ). - Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó. - Bài tập cần làm : Bài 1 (a, b, c, d), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 4 B. Phương tiện dạy học: - GV:Bảng phụ viết sẵn các bài tập – HS: SGK, bảng con C. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: hình thành cách tìm số bị trử a/ Giáo viên giới thiệu bài b/ Giáo viên sử dụng ô vuông gắn lên bảng. Nêu câu hỏi để hướng dẫn đến phép tính: 10 – 4 = 6 - Cho học sinh gọi các thành phần của phép tính - Ta gọi số bị trừ chưa biết là x ( hoặc một ký hiệu nào khác ) - Khi đó ta có: x – 4 = 6 x =6+4 x = 10 - Quy tắc: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. 3/ Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Tìm x( a, b, d, c) HS biết tìm số bị trừ theo qui tắcđã học - Học sinh làm bảng con, GV nhận xét Bài 2: Điền số (cột 1, 2, 3) HS biết cách tìm số bị trừ - Học sinh làm miệng, nhận xét, sửa sai Bài 4: HS vẽ được đoạn thẳng và tìm được điểm cắt nhau Vẽ đoạn thẳng và ghi tên điểm - HS làm bài cá nhân, lớp nhận xét 4/ Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Trò chơi chọn kết quả đúng. Giáo viên phổ biến luật chơi cách chơi - Giáo viên dặn dò, nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> D. Phần bổ sung; ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… ______________________. Toán : (BS) : ÔN TẬP I / Mục tiêu : Củng cố về phép cộng, trừ trong phạm vi 100. II / Tiến trình dạy học : GV ghi đề bài : Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu : Số bị trừ Số trừ Hiệu. 8 5 3. 25 32. 15 7. Bài 2 : Đặt tính rồi tính : 13 - 7 63 - 8. 53 - 29. Bài 3 : Tìm X : x - 6 = 6. x - 18 = 24. x - 12 = 39. 36 28. 47 29 93 - 57. Bài 4 : Khi đăng kí tham gia học ngoại khoá, lớp 2A có 13 bạn tham gia học bơi, số bạn tham gia học đàn ít hơn số bạn tham gia học bơi là 4 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bạn tham gia D. Phần bổ sung; Sáng. ................................................................................. Thứ ba ngày 15 / 11 / 2016 Kể chuyện : ( T12 ) : SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA 35 phút. Sgk / 97 A. Mục tiêu: Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa. B. Phương tiện dạy học: -GV: Tranh minh họa SGK - HS:SGK C. Tiến trình dạy học: 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra: Bà cháu 2/ Hoạt động 2: a/ Giáo viên giới thiệu bài trực tiếp, nêu yêu cầu. b/ Hướng dẫn kể chuyện - Giúp học sinh kể từng đọan bằng lời của mình - Giúp HS nắm được yêu cầu kể chuyện : kể đúng ý trong truyện, có thể thay đổi, thêm bớt từ ngữ, tưởng tượng thêm chi tiết. - Gọi 2,3 HS kể lại đoạn một bằng lời của mình. ** Tích hợp: GV giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ (đoạn 2) - Kể trong nhóm : HS tập kể theo nhóm. - Học sinh kể nối tiếp nhau trước lớp, học sinh nhận xét. - Kể đọan kết của câu chuyện theo mong muốn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu, học sinh tập kể theo nhóm - Thi kể trước lớp 3/ Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Gọi 2 học sinh kể tòan bộ câu chuyện . - Giáo viên dặn dò, nhận xét D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… ___________________________. Sgk / 57. Toán (T57 ) : 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13 - 5 35 phút. A. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 - 5, lập được bảng 13 trừ đi một số. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 - 5. - Bài tập cần làm : Bài 1 (a), bài 2, bài 4 B. Phương tiện dạy học: - GV: 1 bó chục que tính + 3 que tính rời – HS:SGK, bảng con C. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: hình thành phép trừ 13- 5 a/ Giới thiệu bài trực tiếp b/ Giáo viên nêu bài tóan để dẫn đến phép trừ. - Giáo viên giới thiệu bài toán trong SGK + Có 13 que tính, lấy đi 5 que tính. Làm thế nào để lấy 5 que tính ? - HS nêu cách lấy 5 que tính + Có 13 que tính, lấy đi 5 que tính , còn lại mấy que tính ? - Ta làm tính gì để biết còn 8 que tính ? ( phép trừ ) - Cho học sinh làm que tính Thực hành làm bảng cài - GV HD HS đặt phép tính : 13 - 5 = 8 theo cột dọc . - c/ HD HS lập bảng trừ và tự viết hiệu tương ứng vào từng phép trừ. - Học sinh nêu - Giáo viên viết như SGK Hoạt động 2: Thực hành * Bài 1(a) : Tính nhẩm: Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13-5. - HS trả lời miệng, lớp nhận xét * Bài 2: Đặt tính rồi tính : Biết đặt tính và thực hiện phép tính dạng 13 trừ đi một số - Học sinh làm bảng con, lớp nhận xét, GV nhận xét * Bài 4: Toán giải Biết giải bài toán có 1 phép trừ 13- 5 - Học sinh tóm tắt - Giải toán vào vở - học sinh làm bảng phụ – cả lớp nhận xét . Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Trò chơi: Tiếp sức - Giáo viên dặn dò, nhận xét D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Chính tả ( NV ) : (T23 ) : SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Sgk / 97. 35 phút. A. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi - Làm được BT2; BT(3) a B. Phương tiện dạy học: - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn. – HS: SGK,bảng con C. Tiến trình dạy học 1/ Hoạt động 1: Viết lại các từ hay sai ở bài chính tả “ Cây xòai của ông em”. 2/ Hoạt động 2: a/ Giới thiệu bài, nêu yêu cầu. b/ Hướng dẫn nghe viết - GV đọc đoạn cần viết trong SGK - Giáo viên gọi học sinh đọc lại đọan viết - Hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết. - Hướng dẫn HS nhận xét : + Bài chính tả có mấy câu ? + Những câu nào có dấu phẩy ? - Học sinh viết từ khó bảng con: Trổ ra, xanh óng ánh, rồi chín … - Giáo viên đọc - học sinh viết 3/ Hoạt động 3: Luyện tập Bài 2 : Điền: ng hay ngh - HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng điền. - Cả lớp nhận xét, kết quả đúng: Người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng Bài 3a : Điền : ch – tr - Tương tự như bài 1; kết quả: con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát 4/ Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Thu bài chấm- Cho học sinh viết lại các từ còn viết sai - Giáo viên dặn dò, nhận xét D. Phần bổ sung; ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… Chiều Tiếng việt BS: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA (TC). A. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác; trình bày đúng bài CT. Bài viết không mắc quá 5 lỗi B. Phương tiện dạy học: - GV:Bảng phụ, SGK C. Tiến trình dạy học. 1/ Hoạt động 1: HD chép bài - Hướng dẫn học sinh tập chép. - Giáo viên đọc đoạn chính tả, học sinh đọc lại. - Học sinh viết bảng con từ khó - Học sinh chép bài vào vở – học sinh sửa lỗi chính tả. 2/ Hoạt động 2: Thu bài chấm - HS đổi vở cho nhau, sửa lỗi. - GV thu vở chấm nhận xét – tuyên dương hs viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ. - Gọi HS viết lại các từ viết sai - Giáo viên dặn dò, nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ………………………………………………………………………... Thứ tư ngày 16 / 11 / 2016. Sáng. Tập đọc : (T36 ) : MẸ Sgk / 101 35 phút A. Mục tiêu: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài - Biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/4 và 4/4; riêng dòng 7, 8 ngắt 3/3 và 3/5). - Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 6 dòng thơ cuối). B. Phương tiện dạy học: - GV:Tranh minh hoạ bài đọc SGK - HS: SGK C. Tiến trình dạy học 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài : Sự tích cây vú sữa. - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi => GV nhận xét 2/ Hoạt động 2: a/ Giới thiệu bài b/ Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu toàn bài - Học sinh đọc nối tiếp câu - Hướng dẫn đọc từ khó: giấc tròn, lặng rồi, suốt đời, quạt . - Đọc từng đoạn trước lớp, Kết hợp cho hiểu các từ mới SGK: Nắng oi, giấc tròn - Hướng dẫn học sinh cách ngắt đoạn: Lặng rồi ….. chúng em - Đọc từng đoạn trong nhóm, thi đọc giữa các nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 3/ Hoạt động 3: Tìm hiểu bài * HS đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK/101 Câu 1: Vì ve cũng mệt trong đêm hè oi ức Câu 2: Mẹ vừa đưa võng hát ru, vừa quạt cho con mát. ** Tích hợp: Từ đó giúp các em trực tiếp cảm nhận được cuộc sống gia đình tràn đầy tình yêu thương của mẹ. Câu 3: Với những hình ảnh những ngôi sao “ thức” trên bầu trời đêm, ngọn gió mát. - Giáo viên rèn cho học sinh học thuộc lòng bài thơ 4/ Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Bài thơ giúp em hiểu về người mẹ như thế nào ? - Giáo viên dặn dò, nhận xét D.Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ___________________________ Toán Sgk / 58. : (T58 ) : 33 – 5 35 phút. A. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 - 5. - Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33 - 5). - Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (a, b) B. Phương tiện dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - GV: Bảng phụ, bộ đồ dùng học toán . – HS: SGK,bảng con C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: hình thành phép trừ 33-5 a/ Giáo viên giới thiệu trực tiếp b/ Cho học sinh thực hành trên que tính để tìm ra kết qủa của phép trừ: 33 – 5 và viết phép tính của phép trừ - Học sinh nêu cách đặt tính và tính Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Tính . Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 33-5 - Học sinh làm bảng con, lớp nhận xét , GV nhận xét Bài 2(a): Đặt tính rồi tính hiệu HS biết đặt tính và thực hiện phép tính trừ - Học sinh lảm bảng con, lớp nhận xét, giáo viên nhận xét Bài 3(a, b): Tìm x HS biết tìm số hạng chưa biết. - Học sinh làm bài cá nhân , 1 em làm bảng phụ, lớp nhận xét / Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Trò chơi “ Chọn kết qủa đúng” + Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi - Giáo viên dặn dò, nhận xét D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… Luyện từ và câu : (T12 ) : TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM – DẤU PHẨY Sgk/ 99 35 phút A. Mục tiêu: - Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu (BT1, BT2); nói được 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh (BT3 ) - Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu (BT4-chọn 2 trong số 3 câu). B. Phương tiện dạy học: - GV:Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập1-Tranh bài tập 3 - HS: SGK,VBT C. Tiến trình dạy học: 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra tiết 11 - Gọi HS nêu tên và công dụng của một số đồ dùng và công việc trong nhà. 2/ Hoạt động 2: a/ Giáo viên giới thiệu bài – nêu yêu cầu tiết học. b/ Luyện tập Bài 1: Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình - HS làm bài cá nhân, Gọi hs nêu miệng: Yêu mến, mến yêu, …. Bài 2: Biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu - HS nêu yêu cầu, tự làm vào VBT - 2 Học sinh làm bảng phụ. Đặt từ vào chỗ chấm ** Tích hợp: Giáo dục tình cảm yêu thương gắn bó với gia đình. Bài 3: Nói được 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh (BT3). - HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi. - Gọi vài hs đọc bài cá nhận => nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu. - Học sinh lên bảng làm a/ Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng. b/ Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn. c/ Giày dép , mũ nón được để đúng chỗ. 3/ Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Giáo viên gọi học sinh nêu các từ chỉ tình cảm gia đình. - Giáo viên dặn dò, nhận xét D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………… __________________________________ Thứ năm ngày 17 / 11 / 2016. Sáng. Toán Sgk / 59. : (T59 ) : 53 – 15 35 phút. A. Mục tiêu : - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 - 15. - Biết tìm số bị trừ, dạng x - 18 = 9. - Biết vẽ hình vuông theo mẫu (vẽ trên giấy ô li). - Bài tập cần làm : Bài 1 (dòng 1), bài 2, bài 3 (a), bài 4 B. Phương tiện dạy học : - GV, HS: Bộ ĐD học toán của lớp 2 C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: hình thành phép trừ 53-15 a/ GV giới thiệu bài b/ Truyền thụ kiến thức mới - GV cho học sinh tự tìm ra kết quả của phép tính 53-15 - HS thao tác trên que tính bằng nhiều cách để tìm ra kết quả - HS đặt tính rồi tính, GV cho học sinh nêu cách thực hiện Hoạt động 2: Thực hành Bài 1(dòng 1) Tính .Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53-15. – HS thực hiện phép tính trên bảng con Bài 2 Đặt tính rồi tính hiệu .HS biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 – GV cho học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính - HS làm bài cá nhân => nhận xét- sửa sai Bài 3(a): Tìm x. Biết tìm số bị trừ dạng x - 18 = 9 – HS nêu được cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết- Làm bài vào vở - 2 HS làm bảng phụ -> nhận xét , sửa sai. Bài 4 : Biết vẽ hình vuông theo mẫu (trên giấy ô li) Vẽ hình theo mẫu , làm bài vào vở. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : trò chơi “ thử tài thông minh” - Nhận xét tiết học D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………. VTV / 27 A .Mục tiêu:. ___________________________ Tập viết : (T12 ) : CHỮ HOA K 35 phút.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Viết đúng chữ hoa K (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Kề (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Kề vai sát cánh (3 lần). B .Phương tiện dạy học: - GV: Mẫu chữ. Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng – HS:VTV,bảng con C. Tiến trình dạy học 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra lại viết chữ I. - HS viết bảng con, GV kiểm tra phần luyện viết ở nhà. - GV nhận xét, cho điểm. 2/ Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp – giáo viên nêu yêu cầu. Hướng dẫn viết chữ - Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét chữ mẫu về độ cao. - Giáo viên viết mẫu lên bảng – Học sinh theo dõi - Học sinh viết bảng con, giáo viên theo dõi sữa sai 3/ Hoạt động 3: Viết cụm từ ứng dụng - Treo bảng phụ cho học sinh đọc lại - Học sinh nhận xét chữ mẫu về độ cao, cách nối nét K K Kề Kề 4/ Hoạt động 4: Viết vo vở tập viết - Viết vào vở – Giáo viên theo dõi - Thu vở chấm 5/ Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò - Học sinh nêu lại cách viết chữ K - Giáo viên dặn dò, nhận xét D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… ___________________________ Chính tả ( TC ) : (T24 ) : MẸ Sgk / 102 35 phút A. Mục tiêu: - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng các dòng thơ lục bát. Bài viết không mcac81 quá 5 lỗi - Làm đúng BT2; BT(3) a B. Phương tiện dạy học: - GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. - HS:SGK,bảng con,VBT C. Tiến trình dạy học 1/ Hoạt động 1: Cho học sinh viết lại các từ sai ở bài “ Cây xòai của ông em” 2/ Hoạt động 2 : a/ Giáo viên giới thiệu bài trực tiếp – nêu yêu cầu tiết học b/ Hướng dẫn tập chép - Học sinh đọc lại đọan chép * Tóm tắt nội dung: Người mẹ được so sánh như sao trên trời - Cho học sinh viết các từ khó vào bảng con: Bàn tay, quạt, ngôi sao, ngòai kia - Giáo viên cho học sinh viết vào vở, giáo viên hướng dẫn bắt lỗi. - Giáo viên thu vở chấm 3/ Hoạt động 3: Luyện tập Bài ( 2): Điền vào chỗ trống iê, yê hay ya? - HS làm cá nhân vào VBT; Gọi HS đọc bài đã điền hoàn thành; Cả lớp nhận xét, chốt ý đúng . Bài (3a): Tìm trong bài thơ Mẹ những tiếng bắt đầu bằng r, bằng gi.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 4/ Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Gọi học sinh viết lại các từ sai nhiều D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………….. Chiều Tiếng việt BS Luyện từ câu TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM – DẤU PHẨY Sgk/ 99 35 phút A. Mục tiêu: - Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu (BT1, BT2); nói được 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh (BT3 ) B. Phương tiện dạy học: - GV:Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập - HS: SGK,VBT C. Tiến trình dạy học: b/ Luyện tập Bài 1: Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình - HS làm bài cá nhân, Gọi hs nêu miệng: Yêu mến, mến yêu, …. Bài 2: Biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu - HS nêu yêu cầu, tự làm vào VBT - 2 Học sinh làm bảng phụ. Đặt từ vào chỗ chấm Bài 3: Nói được 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh (BT3). - HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi. - Gọi vài hs đọc bài cá nhận => nhận xét, tuyên dương. …………………………………………………. Toán Sgk / 59. BS: 53 – 15 35 phút. A. Mục tiêu : - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 - 15. - Biết tìm số bị trừ, dạng x - 18 = 9. B. Phương tiện dạy học : - GV, HS: Bộ ĐD học toán của lớp 2 C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: hình thành phép trừ 53-15 Hoạt động 2: Thực hành Bài 1(dòng 2,3) Tính .Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53-15. – HS thực hiện phép tính trên bảng con Bài 3(b,c): Tìm x. Biết tìm số bị trừ dạng x - 18 = 9 – HS nêu được cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết- Làm bài vào vở - 2 HS làm bảng phụ -> nhận xét , sửa sai. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : trò chơi “Ai nhanh hơn”. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 18 / 11 / 2016 Sáng. Toán. : (T60 ) : LUYỆN TẬP.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Sgk / 60 35 phút A. Mục tiêu: - Thuộc bảng 13 trừ đi một số. - Thực hiện được phép trừ dạng 33 - 5; 53 - 15. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15. - Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 4 B.Phương tiện dạy học: - GV:Bảng phụ – HS:SGK, bảng con C. Tiến trình dạy học 2/ Hoạt động 2: thực hành Bài 1: HS biết cách tính nhẩm dạng 13 trừ đi một số Tính nhẩm – Làm miệng Bài 2: HS biết cách đặt tính -Thực hiện được phép trừ dạng 33-5 ; 53-15. Đặt tính rồi tính - Học sinh làm bảng con, GV nhận xét * Bài 4: HS biết tóm tắt và giải bài toán có một phép trừ dạng 53-15 -Học sinh đọc đề-Tự tóm tắt-1 em lên làm bảng phụ- cả lớp làm vở, lớp nhận xét Hoạt động 2 : Củng cố -dặn dò - TRò chơi “ khu vườn thông minh” - Giáo viên dặn dò, nhận xét D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… ___________________________ Tập làm văn : (T12 ) : LUYỆN TẬP : CHIA BUỒN - AN ỦI Sgk / 103 35 phút A. Mục tiêu: - Củng cố cách nói lời chia buồn, an ủi. - Củng cố kĩ năng viết bưu thiếp thăm hỏi . ** KNS : -Giao tiếp: cởi mở, tự tin, lịch sự trong giao tiếp. -Lắng nghe tích cực B. Phương tiện dạy học: - GV : Nội dung điều chỉnh C. Tiến trình dạy học: 1/ Hoạt động 1: Nhận xét bài tiết trước 2/ Hoạt động 2 : a/ Giáo viên giới thiệu bài trực tiếp và nêu yêu cầu b/ Luyện tập + HS luyện nói lời chia buồn, an ủi - GV đưa ra tình huống: + Ông bà bị ốm. + Mẹ bị mất đồ. - HS trao đổi theo nhóm ( 4 em ): Em hãy nói lời an ủi, chia buồn với người thân. - Đại diện một vài nhóm nói trước lớp -> nhận xét, bổ sung – Tuyên dương. + Luyện tập kĩ năng viết bưu thiếp. - Cho học sinh làm trên giấy - HS trao đổi theo nhóm đôi: Thảo luận và trao đổi cách viết một bưu thiếp. - Gọi 3 cặp nói lời trao đổi trong nhóm, nêu nội dung viết bưu thiếp chia buồn – an ủi người thân.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - HS tự viết một bưu thiếp vào vở. - Gọi HS đọc bài viết của mình => GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt một bưu thiếp 3/ Hoạt động 3 Củng cố -dặn dò - Gọi 2 học đứng tại chỗ tự nói lời an ủi – chia buổn ( GV đưa ra tình huống ) D. Phần bổ sung; ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… TN-XH:BS. ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH Sgk / 26. 35 phút. A. Mục tiêu: - Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình. - Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp. B. Phương tiện dạy học: - GV: Hình vẽ SGK/ 26 , 27 – HS: SGK C. Tiến trình dạy học */ Họat động Mục tiêu: Nhận biết được đồ dùng trong nhà theo vật liệu làm ra. + Cho học sinh quan sát hình SGK , đặt câu hỏi + Kể tên và nêu công dụng các đồ dùng cũng như biết bảo vệ môi trường xung quanh nhà ở Họat động : Thảo luận và bảo quản đồ dùng * Mục tiêu: Biết cách sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng - Một vài nhóm lên bảng trình bày. -Kết luận: Muốn đồ dùng bền, đẹp ta phải biết cách bảo quản và chùi rửa thường xuyên. Đặc biệt làm xong phải xếp gọn gàng D. Phần bổ sung: ___________________ SINH HOẠT TẬP THỂ Tổng Kết Cuối Tuần.. A. Mục tiêu: - Tổng kết các công việc tuần qua. HS mạnh dạn nhận khuyết điểm và khắc phục. B. Phương tiện: - Sổ theo dõi của gv , tổ trưởng. C. Tiến trình: Các tổ trưởng báo cáo những ưu, khuyết điểm của tổ mình trong tuần về các mặt (học tập, chuyên cần, thể dục, ra về…) - Các thành viên có ý kiến bổ sung- Lớp trưởng, lớp phó báo cáo - GVCN nhận xét đanh giá chung: Tuần qua lớp ta đi học chuyên cần, không vắng em nào. Cô có lời khen đến các em. -Tuyên dương tổ, cá nhân Đưa ra phương hướng tuần tới. - Giúp HS biết tự giác trong vệ sinh trường lớp . - Giúp HS nhận ra những nhiệm vụ trực nhật trong tuần của mình . - GDHS biết giữ vệ sinh chung.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×