Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BAO CAO TONG KET 10 NAM THI HANH LUAT BINH DANG GIOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.65 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN TÁNH LINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU. Số: 81 /BC-THLN. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc L a Ngâu, ngày 20 tháng 5 năm 2017. BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI Thực hiện nội dung công văn số 01/BVSTBPN của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tánh Linh về việc báo cáo tổng kết 10 năm (2007-2017) thi hành Luật Bình đẳng giới, Trường Tiểu học La Ngâu báo cáo công tác triển khai và kết quả thực hiện Luật Bình đẳng giới như sau : I. Tình hình triển khai thực hiện luật bình đẳng giới 1. Công tác ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Luật: Thực hiện Kế hoạch 369/KH-PGD&ĐT ngày 29/4/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch triển khai công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới Ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016-2020, Trường Tiểu học La Ngâu xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 (số 08/KH-LN, ngày 29 tháng 4 năm 2016). 2. Công tác quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới: Luôn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới nhằm tạo ra những chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về bình đẳng giới đối với CB-GV-CNV nhà trường. Xây dựng và triển khai công tác bình đẳng giới; nâng cao nhận thức cho CB-GV-CNV xóa bỏ tư tưởng trọng nam hơn nữ và các hành vi phân biệt đối xử về giới. Trong những năm qua đơn vị đã tổ chức học tập Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhất là các Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 03/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, Nghị định số 55/2009/NĐCP ngày 10/6/2009. Nội dung triển được lồng ghép trong các buổi họp Hội đồng sư phạm, các ngày sinh hoạt chủ điểm 8/3, 20/10 hàng năm và phát thanh qua hệ thống phát thanh của đơn vị. 3.Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế tại đơn vị để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới: Bộ phận cán bộ làm công tác bình đẳng giới được lồng ghép với Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ của nhà trường và thường xuyên được kiện toàn, phù hợp với thực tế của đơn vị, đảm bảo mỗi bộ phận đều có cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Với đặc thù là một đơn vị sự nghiệp có quy mô nhỏ nên trường không có cán bộ chuyên trách về công tác bình đẳng giới..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lồng ghép giới cho các đồng chí Ban chấp hành Công đoàn, cán bộ pháp chế cơ quan, cán bộ Đoàn. Cử cán bộ tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác bình đẳng giới. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới nhằm tạo ra những chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về bình đẳng giới đối với đơn vị. Làm tốt công tác đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới: tổ chức bộ máy, số lượng đội ngũ cán bộ. Công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ nữ, bồi dưỡng về năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị cho cán bộ nữ đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Đến thời điểm này trong đơn vị có 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu biết sâu sắc về bình đẳng giới. 5. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới: Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn thường xuyên giám sát việc thực hiện Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình , Luật hôn nhân gia đình... trong đơn vị. Thường xuyên nâng cao năng lực, kiến thức cho đội ngũ cán bộ thanh tra về bình đẳng giới, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Trong những năm qua, trong đơn vị không có trường hợp nào vi phạm Luật bình đẳng giới. 6. Công tác đảm bảo thực hiện các quy định bình đẳng giới trong công tác tổ chức và hoạt động tại các cơ quan, đơn vị (đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo; đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, xây dựng các mục tiêu bình đẳng giới tại các cơ quan, đơn vị): Trong những năm qua nhà trường luôn quan tâm thực hiện các quy định của Luật bình đẳng giới trong công tác tổ chức và trong các hoạt động của đơn vị. Nữ giới luôn được quan tâm như nam giới trong việc đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và các chế độ dành cho người lao động. Cụ thể: 01/03 tổ trưởng là nữ; 03/3 tổ phó là nữ; Ban chấp hành chi đoàn: 3/3 đ/c nữ, Ban chấp hành Công đoàn: 02/3 là nữ… II. Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện luật bình đẳng giới đối với từng lĩnh vực cụ thể: 1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực Chính trị Trong những năm qua nam, nữ trong đơn vị luôn được bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, tham gia xây dựng nội quy, quy chế, xây dựng kế hoạch của đơn vị của tổ chức đoàn thể; được bình.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đẳng trong việc tự ứng cử vào tổ chức chính trị - xã hội; được bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của đơn vị, tổ chức đoàn thể. Số liệu năm học 2016-2017: 01/03 tổ trưởng là nữ; 03/3 tổ phó là nữ; Ban chấp hành chi đoàn: 3/3 đ/c nữ, Ban chấp hành Công đoàn: 02/3 là nữ… 2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực Kinh tế Trong những năm qua nam, nữ trong đơn vị luôn được bình đẳng trong việc bố trí dạy tăng ca, vay vốn ngân hàng làm kinh tế phụ. 3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực Lao động Trong những năm qua nam, nữ trong đơn vị luôn được bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong đơn vị; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc; được thanh toán kịp thời tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội; được hỗ trợ các điều kiện tối thiểu phục vụ cho từng công việc của mỗi người. 4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo Trong những năm qua nam, nữ trong đơn vị luôn được bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; được bình đẳng trong việc học tập, đào tạo; được tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ Trong những năm qua nam, nữ trong đơn vị luôn được bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ; được tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế. 6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực Văn hóa, Thông tin, thể dục, thể thao Trong những năm qua nam, nữ trong đơn vị luôn được bình đẳng trong việc tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao; được hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin. 7. Bình đẳng giới trong lĩnh vực Y tế Trong những năm qua nam, nữ trong đơn vị luôn được bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế. Được bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 8. Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình Trong những năm qua, tại gia đình của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên vợ chồng đều bình đẳng với nhau trong quan hệ hôn nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; Các thành viên nam, nữ trong gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình. III. Đánh giá chung việc thi hành luật bình đẳng giới 1. Đánh giá tóm tắt các kết quả đạt được : Sau 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, với việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đã thúc đẩy, nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới; tạo ra những chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về bình đẳng giới đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thực hiện tốt bình đẳng giới trong công tác đào tạo đội ngũ đã góp phần thúc đẩy công tác bồi dưỡng về năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị cho cán bộ nữ đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Việc thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới đã giúp cho viên chức, lao động nũ thể hiện tốt hơn các phẩm chất tự tin, tự trọng, phát huy tài năng trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại đơn vị qua đó đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường. 2. Những hạn chế, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện các quy định trong Luật Bình đẳng giới : Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới chưa được triển khai đồng bộ và có lúc chưa được thường xuyên. Hạn chế trên là do nhà trường không có cán bộ chuyên trách công tác bình đẳng giới; cán bộ kiêm nhiệm công tác bình đẳng giới là các giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa được tập huấn công tác tuyên truyền bình đẳng giới; đồng thời phần thời gian làm việc đều ưu tiên dành cho công tác chuyên môn vì vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền bình đẳng giới chưa đạt hiệu quả như mong muốn. IV. Đề xuất, kiến nghị 1. Các giải pháp hoàn thiện thể chế: - Cần có quy định cụ thể chế tài xử lý vi phạm Luật bình đẳng giới. - Cần ban hành chế độ chính sách đối với cán bộ chuyên trách và cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới. 2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Bình đẳng giới: Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành một cách thiết thực, phù hợp cho từng giai đoạn. Kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ; bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ. Hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện vì sự tiến bộ phụ nữ lồng ghép với.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> bình đẳng giới một cách chi tiết và phù hợp với đơn vị. 3. Các giải pháp, đề xuất khác: Đề nghị chính quyền các cấp cần ban hành quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ kiêm nhiệm công tác bình đẳng giới trong các đơn vị trường học./. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT; - Lưu VT.. HIỆU TRƯỞNG. Cao Thống Suý.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×