Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Sang kien kinh nghiem moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐAØO TẠO …. TRƯỜNG TIỂU HỌC ………. ĐỀ TÀI:. TỔ CHÚC TỐT TIẾT SINH HOẠT TẬP THỂ Ở LỚP 5. NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC NAÊM HOÏC: 2016 - 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GIÁO DỤC & ĐAØO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC. SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM ĐỀ TÀI: TỔ CHÚC TỐT TIẾT SINH HOẠT TẬP THỂ Ở LỚP 5. NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> NAÊM HOÏC: 2016 - 2017. MỤC LỤC. Mục lục ……………………………………………... Trang 3 Đặt vấn đề ………………………………………. Trang 4 Giải quyết vấn đề ……………………………... Trang 5 Cơ sở lí luận của vấn đề …………………………… Trang 5 Thực trạng của vấn đề ……………………………... Trang 6 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề…… Trang 7 Hiêụ quả của sáng kiến kinh nghiệm……………… Trang 10 Kết luận ……………………………………….. Trang 11 Phụ lục .……………………………………… Trang 13 Tóm tắt nội dung sáng kiến kinh nghiệm .… Trang 18. TỔ CHỨC TỐT TIẾT SINH HOẠT TẬP THỂ Ở LỚP 5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong phân phối chương trình giảng dạy ở tiểu học, ngoài các tiết chính như toán, tiếng việt, khoa học, lịch sử, địa lí… theo chủ trương của ngành lâu nay còn có thêm một tiết sinh hoạt tập thể vào các buổi dạy cuối tuần, đây là một tiết học có tầm quan trọng không nhỏ trong quá trình giáo dục đức, trí, thể, mĩ cho học sinh , góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng dạy ở tiểu học và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt đối với học sinh lớp 5 các em luôn xem lớp học là ngôi nhà thứ hai, nơi gắn bó và để lại trong các em những hồi ức êm đềm, những kĩ niệm đẹp đẽ khó quên từ mái trường tiểu học. Tiết sinh hoạt tập thể ở lớp là những ấn tượng tốt đẹp giúp các em hưng phấn, tươi vui khi đến lớp, biết đoàn kết, hoà nhập với bạn bè, sau giờ sinh hoạt tập thể sẻ để lại cho các em những bài học về kĩ năng sống quý báu để các em vững tin bước vào lớp 6. Trong những năm qua, nhiều trường đã thực hiện tiết sinh hoạt tập thể khá đồng bộ, tuy nhiên hiệu quả hoạt động trong tiết học này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Tiết sinh hoạt tập thể còn mang nặng tính hình thức, chưa thật sự đi vào chiều sâu của nó, chưa được các trường và đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm, chưa có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Làm thế nào để hoạt động của tiết sinh hoạt tập thể có hiệu quả cao? Làm sao để từ những hoạt động của tiết sinh hoạt tập thể, giúp các em , hình thành nhân cách, biết phê bình và tự phê bình, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình? Thông qua tiết học này giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh, đem lại niềm vui sự hứng khởi cho các em học tốt các môn học khác? Đây chính là những câu hỏi và trăn trở cần được giải đáp bằng sự sáng tạo của người thầy. Qua nhiều năm áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã đút rút một số kinh nghiệm từ thực tế đứng lớp khi tổ chức tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5, với mong muốn đem đến cho các em sự thoải mái sau mỗi tuần học tập miệt mài, góp phần thúc đẩy các hoạt động trong phong trào thi đua của lớp và mục tiêu giáo dục của nhà trường ngày một đi lên. Vì vậy khi viết sáng kiến lần này tôi quyết định chọn đề tài: Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề: Giáo dục là sự kết hợp độc đáo giữa vai trò hướng dẫn của giáo viên và hoạt động tích cực của học sinh. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản là học tập và sinh hoạt tập thể ngoài giờ. Học sinh đến lớp không chỉ học đọc, học viết từ thời khóa biểu các môn học chính, mà còn tham gia các phong trào khác do trường lớp đề ra, được giáo viên chủ nhiệm triển khai từ tiết sinh hoạt tập thể. Tiết sinh hoạt tập thể không những giúp giáo viên nhận xét đánh giá tình hình học tập tuần qua, đề ra phương hướng tuần tới, mà còn giáo dục những tư tưởng tình cảm tốt đẹp, để từ đó học sinh biết đoàn kết gắn bó yêu thương nhau, các em biết yêu quê hương, yêu trường lớp... Đặc biệt đối với học sinh lớp 5, các em đang ở giai đoạn của những biến động về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội. Các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để bước sang giai đoạn phát triển cao hơn. Một số em đã bắt đầu dậy thì, biết e dè ngại ngùng khi phát biểu trước đám đông. Các em cũng dể xúc động và dể chạnh lòng tự ái khi bị phê bình. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nạn nghiện chơi game ở một số em và việc xử sự hay phê bình không khéo léo của giáo viên chủ nhiệm trong những giờ sinh hoạt tập thể, cũng là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ học sinh lớp 5 có nguy cơ bỏ học… Học sinh lớp 5 cũng rất hồn nhiên, trong sáng, các em thích vận động, tìm tòi và làm theo cái mới, nhưng cũng rất dể chán nản khi không đạt được mục đích hoặc không được động viên kịp thời. Các em cũng thích sôi nổi và hứng thú khi tham gia các phong trào mang tính nghệ thuật như múa, hát, kể chuyện, bày tỏ ý kiến, diễn kịch trước lớp, các em thích khẳng định mình, thích được biểu dương trước lớp. Chính vì thế mà tiết sinh hoạt tập thể là cơ hội hội nhập những khả năng sáng tạo, giúp các em bộc lộ năng lực trước thầy cô, bạn bè. Làm cho các em biết kính mến thầy cô và đoàn kết gắn bó, yêu thương giúp đỡ nhau. Đồng thời sửa chữa khắc phục những tồn tại của bản thân, phát huy những thành tích đạt được. Vì vậy nếu giáo viên có biện pháp tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể, sẽ đem lại những kết quả khả quan trong quá trình dạy học, và đổi mới phương pháp dạy học bởi đây chính là tiết học mang tính giáo dục tổng thể làm tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.2.Thực trạng của vấn đề: Trong những năm qua mặt dù tiết sinh hoạt tập thể đã được thực thi một cách ổn định ở các trường tiểu học. Tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng đúng mức đến các hình thức tổ chức. Việc dự giờ thao giảng rút kinh nghiệm về tiết này chưa mang tính phổ biến. Một số giáo viên còn lúng túng chưa có giải pháp hữu hiệu khi tổ chức tiết sinh hoạt tập thể, vì chưa có tài liệu hay giáo án mẫu để vận dụng, đặc biệt đối với lớp 5, nội dung sinh hoạt còn cứng nhắc, khô khan về hình thức làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán. Đa số giáo viên thường chú trọng hình thức hành chính như lớp trưởng và tổ trưởng báo cáo tình hình tuần qua về chuyên cần, vệ sinh, trật tự … và sau đó giáo viên nhận xét phổ biến kế hoạch tuần tới là xong. Đôi khi một số giáo viên còn dùng thời gian thừa của tiết sinh hoạt tập thể để ôn tập các môn chính như toán, tiếng việt… Chính điều này làm cho học sinh cảm thấy chán ngán, mệt mỏi. Khả năng tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể của mỗi giáo viên vẫn còn hạn chế. Học sinh chưa quen với quy trình sinh hoạt bằng nhiều hình thức, đa dạng phong phú mang tính cộng đồng và sáng tạo. Một số học sinh tham gia tiết sinh hoạt tập thể còn lơ là, với tinh thần trách nhiệm chưa cao, vì nhận thức ở một số em cho rằng đây là môn phụ nên ít chú trọng. Hầu hết tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5 do giáo viên chủ nhiệm chủ trì, lớp trưởng và hàng ngủ cán bộ lớp chưa biết cách tự chủ trì, nên chưa phát huy hết năng lực sáng tạo và tính tích cực của học sinh. Qua khảo sát lớp 5 đầu năm, trường tiểu học Trần Quốc Toản, lớp tôi có sĩ số 28 em . Tỉ lệ học sinh khá giỏi đầu năm chiếm 45 %. Số học sinh thích tham gia tiết sinh hoạt tập thể chỉ có 10 em, tỉ lệ 35.7% Số học sinh không thích tham gia tiết sinh hoạt tập thể có 18 em, tỉ lệ 64.3% Hiện tượng mất đoàn kết trong lớp đầu năm vẫn còn xảy ra, một số em có nguy cơ bỏ học vì chơi game, và một số em thường xuyên không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hoặc bỏ quên dụng cụ học tập ở nhà. Từ thực trạng trên và kinh nghiệm của bản thân. Tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Để đảm bảo nội dung chương trình, thời khóa biểu, nâng cao chất lượng giáo dục hạnh kiểm, học lực cho học sinh và các hoạt động khác. Đồng thời thông qua tiết học này đẩy mạnh cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác” Tôi sắp xếp nội dung một tiết sinh hoạt tập thể như sau: Thời lượng một tiết sinh hoạt tập thể cũng như các tiết khác khoảng 30 đến 40 phút. Được tổ chức vào tiết cuối của buổi học cuối tuần. Địa điểm trong lớp học gồm: Giáo viên chủ nhiệm và tất cả học sinh của lớp đều tham dự. * Cách tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5 như sau: a. Sinh hoạt Phê bình và tự phê bình: ( Xem phụ lục 1, Hình 1; 2 trang 13 ) - Bước 1: Sinh hoạt phê bình và tự phê bình Lớp trưởng tuyên bố giờ sinh hoạt tập thể đã đến, mời các bạn phát biểu ý kiến.Các thành viên trong lớp lần lượt giơ tay phát biểu tự phê bình mình nếu có khuyết điểm, hoặc chỉ ra những tồn tại giúp bạn sửa sai một cách chân thành. - Bước 2: Lớp trưởng mời các tổ trưởng có ý kiến báo cáo tình hình thi đua của tổ, sau đó lớp trưởng tổng hợp những ưu khuyết điểm và kết quả thi đua của lớp trong tuần qua báo cáo với giáo viên chủ nhiệm trước lớp. - Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tình hình hoạt động và thi đua của lớp tuần qua như: việc thực hiện đi học đều đúng giờ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia thể dục, vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây, việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập trước khi đến lớp...và sau đó giáo viên đề ra kế hoạch tuần tới. Sau khi áp dụng hoạt động này tôi đã xây dựng cho học sinh sự tự tin, giúp cho các em biết cách tự chủ trì và điều khiển nội dung sinh hoạt của mình và đặc biệt phát huy tính tự giác, với tinh thần phê và tự phê cao, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Đây là một hoạt động cần thiết trong tiết sinh hoạt tập thể, giúp giáo viên nắm bắt những tồn tại của học sinh để chấn chỉnh kịp thời. Việc tổ chức hoạt động này ở lớp giáo viên xây dựng cho các em tính kỉ luật, biết chấp hành nội quy trường lớp và nhiệm vụ của người học sinh, nâng cao nhận thức cá nhân, ý thức tập thể gắn giáo dục với cộng đồng, phê bình với tinh thần xây dựng cho nhau cùng tiến bộ, qua đó các em đẩy lùi những khuyết điểm mắc phải và phát huy những ưu điểm đạt được trong tuần..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b. Sinh hoạt văn nghệ: ( Xem phụ lục 2, Hình 3; 4; 5; 6; 7; 8 trang 14; 15 ) Đây là hoạt động không thể thiếu được trong một tiết sinh hoạt tập thể, và cũng là hoạt động gây hứng thú nhất cho học sinh, tạo cho học sinh một sân chơi lành mạnh, bổ ích, giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp các em hăng hái tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thúc đẩy phong trào thi đua của lớp ngày một đi lên, duy trì, kết hợp hài hòa giữa việc học tập và phong trào thi đua. Để đảm bảo thời gian sinh hoạt tôi tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Đọc thơ hoặc kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ. - Bước 2: sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm trong tháng. Học sinh biểu diễn những tiết mục theo khả năng của các em, do các em dàn dựng hoặc sáng tác như: Múa, hát, diễn kịch, sắm vai hay vẽ tranh, triển lãm tranh ảnh sưu tầm… phù hợp với chủ đề sinh hoạt. Ví dụ tháng 11: chủ điểm Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam ( Học sinh triển lãm tranh ảnh chào mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11). Tháng 12: chủ điểm Lập thành tích chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam ( Học sinh xây dựng các tiết mục múa , hát, triển lãm tranh về các chú bộ đội)… -Bước 3: Trò chuyện với thầy cô và bạn bè ( Học sinh bày tỏ những điều em muốn nói, hoặc những khó khăn cần được tháo gỡ, chia sẻ…) Sau khi áp dụng hoạt động này đa số học sinh đã tham gia sinh hoạt văn nghệ rất sôi nổi, nhiệt tình, hào hứng. Em nào cũng muốn được trổ tài biểu diễn trước lớp. Qua đó giúp giáo viên phát hiện khả năng sở trường vốn có của học sinh, để phát huy kiến thức và năng khiếu cho các em. Nội dung sinh hoạt văn nghệ đã trang bị, bồi dưỡng cho các em những giá trị tinh thần, kĩ năng sống, vốn hiểu biết, óc thẩm mĩ, tình yêu quê hương, học tập những tấm gương tốt, để các em tự có trách nhiệm hơn với bản thân, với tập thể và cộng đồng. Xây dựng cho các em mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô. Sau những phút sinh hoạt văn nghệ lành mạnh giúp các em biết đoàn kết thương yêu, gắn bó nhau hơn. Tình thầy trò ngày càng thắm thiết hơn Hoạt động này cũng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đội, thúc đẩy phong trào văn nghệ của lớp, của trường ngày một đi lên, tạo cho các em có cảm giác thoải mái vui tươi sau một tuần học tập. ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> C. Biểu dương thành tích: ( Xem phụ lục 3, Hình 9; 10; 11; 12 trang 16 ) Đôi khi sự biểu dương thật đơn giản, nhưng lại có ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn đối với học sinh lớp 5. Vì học sinh tiểu học thích được khen, thích bộc lộ năng lực của mình trước bạn bè, nếu giáo viên khen đúng lúc sẽ là động lực thúc đẩy sự tiến bộ vượt bậc của học sinh. Vì thế ngoài sự biểu dương thành tích của nhà trường theo định kì và nhận cờ luân lưu hàng tuần do đội tổ chức, tôi đã tổ chức biểu dương mỗi cá nhân học sinh trong tiết sinh hoạt tập thể theo hình thức sau: -Bước 1: Học sinh trong lớp lần lượt có ý kiến tuyên dương, nêu gương tốt nếu nhận thấy bạn có tiến bộ và có nhiều thành tích tốt trong tuần. - Bước 2: Giáo viên tuyên dương thành tích bằng hình thức sau: Giáo viên làm sẵn bảng “Hoa việc tốt” có biểu tượng hoa 5 cánh nhụy hoa là một điểm 10 (tượng trưng cho việc học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, và có nhiều điểm 10) bảng có mắc treo tên học sinh, giáo viên làm sẵn bảng tên của từng học sinh trong lớp. Cuối tuần giáo viên xét thấy em nào đạt nhiều điểm 10 trong tuần và hoàn thành tốt các hoạt động đề ra, thì em đó được biểu dương trên bảng Hoa việc tốt, sau khi treo bảng lên, giáo viên lần lượt công bố tên từng thành viên trong lớp được biểu dương. Cứ mỗi lần công bố 1 thành viên thì cả lớp vổ tay tán thưởng. Thật ngạc nhiên từ khi tôi áp dụng hình thức biểu dương này, tất cả các phong trào thi đua của lớp đều được nâng lên một cách rõ rệt. Mỗi học sinh của lớp đều tiến bộ hơn trong học tập và các mặt hoạt động. Các em biết đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Các em học tập tích cực hơn, tham gia các phong trào thi đua sôi nổi hơn, nhiệt tình hơn. Đa số học sinh đều thực hiện tốt nội quy nhà trường, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tỉ lệ học sinh đạt điểm 10 tăng lên. Sĩ số lớp được duy trì, không có hiện tượng học sinh bỏ học, các em đi học đều và chuyên cần hơn. Có thể nói biểu dương thành tích trong tiết sinh hoạt tập thể là động lực thúc đẩy cho mọi hoạt động sinh hoạt và học tập của học sinh lớp 5, tạo niềm tin cho các em phấn đấu. d. Trình bày bảng: ( Xem phụ lục 4, Hình 13; 14 trang17 ) Phần trình bày bảng của giáo viên trong tiết sinh hoạt tập thể cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm cho tiết sinh hoạt diễn ra một cách nhẹ nhàng hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trình bày bảng đẹp, khoa học còn là một thông điệp giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong giờ sinh hoạt tập thể. Giáo viên tiến hành chia bảng làm ba phần: - Phần 1:Sinh hoạt phê bình và tự phê bình ( Bên trái bảng, nội dung sinh hoạt minh hoạ ở phụ lục1). Ở phần này giáo viên có thể ghi ngắn gọn các tiêu đề của hoạt động, như nhận xét tuần qua về học tập thi đua của lớp. -Phần 2: Sinh hoạt văn nghệ ( Giữa bảng, nội dung sinh hoạt minh hoạ ở phụ lục 2) Ở phần này giáo viên ghi tên chủ điểm của tháng để học sinh dựa vào đó mà tổ chức nội dung sinh hoạt cho phù hợp. -Phần 3: Biểu dương thành tích ( Bên phải bảng, nội dung sinh hoạt minh hoạ ở phụ lục 3 ) Qua cách trình bày bảng như trên kết quả tiết sinh hoạt tập thể luôn luôn hoàn thành tốt hơn mong đợi. Giáo viên có thể dựa vào những tiêu đề gợi ý từng phần việc trên bảng để lựa chọn các phương pháp và cách thức tổ chức tiết sinh hoạt sao cho hợp lí, qua đó tổ chức sắp xếp các hoạt động một cách nhanh gọn, lô gíc, đảm bảo quỹ thời gian. Cách trình bày bảng như trên còn giúp giáo viên sử dụng và khai thác đồ dùng trực quan trong giờ sinh hoạt tập thể có hiệu quả, thu hút sự chú ý của học sinh, làm cho các em biết cách chủ động, sắp xếp nội dung sinh hoạt vừa phải phù hợp với từng phần, và có ý thức tham gia sinh hoạt nghiêm túc hơn. Ngoài ra việc trình bày bảng trong tiết sinh hoạt tập thể còn là sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò, phát huy vai trò hướng dẫn của thầy và vai trò hoạt động tích cực của học sinh, giúp giờ sinh hoạt tập thể diễn ra tự nhiên, chu đáo, thân thiện, sôi nổi nhưng không kém phần nghiêm túc. 2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Sau một thời gian áp dụng đề tài: Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5, tôi đã thu được những kết quả như sau: Học sinh rất phấn khởi và hứng thú khi tham gia tiết sinh hoạt tập thể. Hình thành cho các em khả năng tự quản, biết phối hợp giữa học tập, sinh hoạt và rèn luyện. Chất lượng học tập của lớp được nâng lên, hiện tượng học sinh chơi game bỏ học không xảy ra nữa. Các em tham gia tất cả các hoạt đông thi đua nhiệt tình hơn, phát huy được tinh thần đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Qua khảo sát chất lượng cuối năm học 1015-2016 so với kết quả đầu năm cho thấy kết quả học tập và hiệu quả sinh hoạt tập thể đạt được rất khả quan như sau: Cuối năm học: Lớp có sĩ số 28 em. Số học sinh khá, giỏi chiếm tỉ lệ 85.7 % Số học sinh thích tham gia tiết sinh hoạt tập thể có 28 em, tỉ lệ 100 % Kết quả trên đã cho thấy việc tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5 đã góp phần giúp học sinh học tốt các môn học khác. Đây là một đề tài có tính triển vọng khi áp dụng cho học sinh lớp 5, giúp giáo viên xây dựng được chương trình hoạt động, làm cho tiết sinh hoạt tập thể có nhiều hình thức sinh hoạt đa dạng, phong phú, phù hợp đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5 và tình hình đơn vị. Nhờ áp dụng một số biện pháp của đề tài tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể, mà giáo viên phối hợp giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, rèn luyện cho các em kĩ năng sống, biết bảo vệ môi trường, thực hiện tốt an toàn giao thông… và phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. 3. KẾT LUẬN: Đề tài “Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5”, hiện nay đã được trường tôi áp cho khối lớp 5, và đã thu được những kết quả khả quan. Tôi đã xây dựng nên đề tài này, một phần nhờ sự chỉ đạo nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, sự cộng tác sôi nổi của đồng nghiệp và tập thể các em học sinh lớp 5. Đây là một đề tài đơn giản, dể áp dụng nhằm tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích, phát huy tính tự giác, tính tích cực của học sinh, Đặc biệt phát huy được năng lực sở trường của mỗi cá nhân học sinh và phát huy tinh thần phê và tự phê cao. Góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của trường, của lớp. Đẩy mạnh phong trào sinh hoạt văn nghệ của lớp, và phong trào “Trường học thân thiện học sinh tích cực” tạo cho học sinh thói quen sinh hoạt tập thể vui tươi lành mạnh, thông qua tiết sinh hoạt tập thể giúp tình thầy trò xích lại gần nhau hơn, tạo cho các em sự tự tin, có cảm giác được chia sẻ và bày tỏ những điều em muốn nói. Đây cũng là đề tài giúp giáo viên có cơ hội nghiên cứu, tổ chức các hoạt động dạy học phong phú, đa dạng, hiệu quả hơn, đồng thời giáo dục được ý nghĩa các ngày chủ điểm trong năm, giúp các em tham gia học tập và sinh hoạt một cách hứng thú, nhiệt tình, sôi nổi, và đôi khi sự động viên tinh thần của giáo viên đối với học sinh lớp 5 trong giờ sinh hoạt tập thể, cũng có thể là món quà tinh thần quý giá có ý nghĩa sâu sắc, lâu dài , giúp các em phát triển và tiến bộ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trong khuông khổ bài viết còn hạn hẹp, chắc hẳn sẽ còn nhiều hạn chế. Dù vậy tôi vẫn mong được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp thân thương trên khắp mọi miền đất nước. Tôi hy vọng Sáng kiến của tôi, được sự đồng thuận của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp, tôi tin rằng đề tài này nếu được sự quan tâm của các cấp, chắc chắn một ngày không xa sẽ được nhân rộng trong các trường tiểu học, và tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5, sẽ có nhiều hoạt động hay, thiết thực thu hút học sinh hơn, để lớp học ở trường tiểu học mãi mãi là ngôi nhà thứ hai, xây dựng niềm tin cho các em bước vào lớp 6. Hồng Sơn ngày 25 tháng 5 năm 2016 Người viết. …………….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Phụ lục 1 Sinh hoạt phê bình và tự phê bình. Hình 1. Học sinh đang sinh hoạt tập thể, phê và tự phê bình do lớp trưởng chủ trì. Hình 2. Lớp trưởng báo cáo tình hình thi đua của lớp trong tuần qua.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Phụ lục 2 Sinh hoạt văn nghệ. Hình 3. Học sinh diễn văn nghệ chào mừng năm học mới trước lớp. Hình 5. Học sinh triễn lãm tranh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hình 4. Học sinh bày tỏ ý kiến, tặng hoa chúc mừng cô giáo nhân ngày 20/11. Hình 6. Học sinh triễn lãm tranh chào mừng ngày thành lập quân đội ND Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Phụ lục 2. Hình 7. Học sinh biễu diễn tiết mục múa do các em tự sáng tác. Hình 8. Học sinh vẽ tranh “chúng em bảo vệ môi trường” Chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Phụ lục 3 Biểu dương thành tích. Hình 9. Bảng tên từng học sinh trong lớp Hình 10. Bảng Hoa việc tốt.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hình 11 Hình 12. Giáo viên đang biểu dương học sinh đạt thành tích Hoa việc tốt trong giờ sinh hoạt tập thể. Phụ lục 4 Trình bày bảng.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Hình 13. Hình 14. Cách trình bày bảng trong tiết sinh hoạt tập thể. PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG TIỂU HỌC. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG TÓM TẮT NỘI DUNG SKKN. Đề tài: Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5 là một sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh về đức, trí, thể, mĩ, xây dựng cho học sinh hình thức sinh hoạt tập thể sôi nổi, hứng thú. Thông qua đó giáo dục học sinh những tư tưởng, tình cảm, kĩ năng sống tốt đẹp. Đồng thời phát huy năng lực, năng khiếu, sự tự tin, tự giác, tinh thần phê và tự phê bình, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Giúp giáo viên tổ chức tiết sinh hoạt tập thể hay và sinh động, gắn chặt Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác” và góp phần đẩy mạnh phong trào “Trường học thân thiện,học sinh tích cực”. Thông qua tiết sinh hoạt tập thể giúp các em học tốt các môn học khác..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ……….., ngày 25 tháng 5 năm 2016 Người viết (ký, ghi họ tên). ……………….. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỐNG KHOA HỌC TRƯỜNG 1. Đặt vấn đề: Đề tài xác định rõ ràng, cách đặt vấn đề, nêu rõ lý do chọn, giới hạn được nội dung cần giải quyết. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. 2. Cơ sở lý luận: Nêu được những luận cứ, luận điểm liên quan đến đề tài. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. 2. Thực trạng của vấn đề: Nêu rõ thực trạng của đề tài tại đơn vị, đã có ai nghiên cứu chưa, có những hạn chế nào, tiềm năng hiện có để thực hiện đề tài nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu. …………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. 3. Hiệu quả của SKKN: Đã áp dụng SKKN ở lớp, khối, đối tượng, trình bày rõ kết quả, cụ thể khi áp dụng SKKN, có so sánh với kết quả khi thực hiện theo cách cũ …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. 5. Kết luận: Đánh giá khả năng áp dụng, phạm vi áp dụng. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. 6. Đánh giá chung: …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. XẾP LOẠI: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu). ……., ngày …. tháng …..năm… THƯ KÝ (Ký và ghi họ tên). NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỐNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.Đặt vấn đề: Đề tài xác định rõ ràng, cách đặt vấn đề, nêu rõ lý do chọn, giới hạn được nội dung cần giải quyết. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. 2. Cơ sở lý luận: Nêu được những luận cứ, luận điểm liên quan đến đề tài. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. 3. Thực trạng của vấn đề: Nêu rõ thực trạng của đề tài tại đơn vị, đã có ai nghiên cứu chưa, có những hạn chế nào, tiềm năng hiện có để thực hiện đề tài nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> …………………………………………………………………………………………. 4. Hiệu quả của SKKN: Đã áp dụng SKKN ở lớp, khối, đối tượng, trình bày rõ kết quả, cụ thể khi áp dụng SKKN, có so sánh với kết quả khi thực hiện theo cách cũ …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. 5. Kết luận: Đánh giá khả năng áp dụng, phạm vi áp dụng. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. 6. Đánh giá chung: …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. XẾP LOẠI: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH TRƯỞNG PHÒNG (Ký tên, đóng dấu). ……., ngày …. tháng …..năm… THƯ KÝ (Ký và ghi họ tên).

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×