Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

KHBD TUẦN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.71 KB, 44 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 7 Ngày soạn : 12/10/2021 Ngày dạy : 18/10/2021 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT DƯỚI CỜ. BÀI 7: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP ( TIẾT 1) I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT:. - Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. - Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,... - HS biết gọn gàng ngăn nắp, tác dụng của đồ dùng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. 1. Giáo viên: - Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài... - Văn nghệ: tiết mục với nội dung hát, múa vể mái trường, thầy cô, bạn bè. 2. Học sinh: Văn nghệ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - HS điểu khiển lễ chào cờ. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển - HS lắng nghe. khai các công việc tuần mới. 2. Sinh hoạt dưới cờ: Gọn gàng ngăn nắp (15’) * Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động. - HS hát. - HS lắng nghe. - GV cho HS xem hoạt cảnh Đồ dùng ở đâu? - GV cho HS xem lần 1 kết hợp yêu cầu HS - HS xem hoạt cảnh Đồ dùng ở nêu câu trả lời: HS hỏi đáp giao lưu với đâu? nhau. - HS xem lần 1 kết hợp yêu cầu.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Giày của tôi ở đâu? + Tại sao nó lại được mang vào chân? + Giày của đủ vừa cho mọi người không? + Màu sắc giày như thế nào? - GV cho HS giới thiệu về đôi giày? - GV cho HS giao lưu thêm một số đồ vật. 3. Tổng kết, dặn dò (5’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề. HS nêu câu trả lời: HS hỏi đáp giao lưu với nhau. - HS theo dõi, trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời - HS thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe. IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY. ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… TOÁN. BÀI 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( Tiết 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. Sau bài học, HS: - Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn. - Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng. - Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 1. Giao viên:Máy tính; slide minh họa, bảng phụ. 2. Học sinh: SKG, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1 1. Hoạt động mở đầu(5 phút) -Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn” - HS thực hành chơi trò chơi theo HD - GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức của GV cho HS chơi. - NV1: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được nhiều hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật. - NV2: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được ít hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật. + Làm thế nào để em lấy đúng được số - Một số nhóm chia sẻ trước lớp. đồ vật mà bạn yêu cầu? - HS nói cách làm của cá nhân các em. - GVNX và tổng kết trò chơi. - HS quan sát tranh thảo luận cặp đôi, sử - HS thảo luận theo cặp. Đại diện 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để đặt câu hỏi về số bông hoa của các tổ ( Trong bảng thi đua) - GV nhận xét, dẫn vào bài mới. Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con sẽ học bài 24: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ ( tiếp theo) 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút) - GV trình chiếu bài toán. - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán. Bài toán:Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa. Hỏi tổ Ba có mấy bông hoa? - Yêu cầu HS nói cho bạn nghe: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - GV HD tóm tắt bài toán(như SGK) - Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán. + Tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông. Muốn tìm số bông hoa của tổ Ba ta làm phép tính gì? - GV nhận xét và hướng dẫn cách trình bày lời giải. Bài giải Tổ ba có số bông hoa là: 6 + 2 = 8 ( bông) Đáp số: 8 bông hoa - GV chốt cách làm. + Tìm số bông hoa của tổ Ba bằng cách lấy số bông hoa của tổ Một ( 6 bông) cộng với phần hơn ( 2 bông) Đây là bài toán về nhiều hơn.( Làm phép cộng) 3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 15 phút) Bài 1/46. - Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS) - HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?. nhóm lên trình bày: VD: Tổ Hai có 5 bông hoa. Tổ 1 có nhiều hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Một có bao nhiêu bông hoa?. - HS quan sát - HS đọc bài toán ( 2 HS). - HS nói cho nhau nghe nhóm đôi. + Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa + Hỏi tổ Ba có bao nhiêu bông hoa? - HS đọc tóm tắt. - HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán. + Ta làm phép tính cộng. Lấy số bông hoa của tổ Một cộng thêm 2 thì ra số bông hoa của tổ Ba. - HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm( Đại diện 2 nhóm) - HS đọc lại bài giải trên bảng.. - HS đọc bài toán. - HS nói cho nhau nghe nhóm đôi. + BT cho biết: Mai gấp được 7 chiếc thuyền giấy, Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc + BT hỏi: Toàn gấp được bao nhiêu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> chiếc thuyền giấy ? - GV nêu tóm tắt bài toán. - HS đọc tóm tắt. - GV y/c HS thảo luận nhóm đôi. - HS thảo luận nhóm đôi chọn số và - HS thảo luận lựa chọn phép tính để tìm phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt câu trả lời cho bài toán. trong phần phép tính giải và đáp số. - Đại diện nhóm lên trình bày. - GV cho HS giao lưu + Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không? HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi. + Để tìm số thuyền của Toàn gấp được + Vì Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 tại sao con lại làm phép cộng? chiếc thuyền. Nên tìm số thuyền của - GV nhận xét. Toàn ta lấy Số thuyền của Mai cộng Bài 2/47. thêm 5. - GV trình chiếu bài toán. - HS đọc bài toán. - Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình - HS phân tích bài toán, nói cho nhau nghe xem: nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS nêu tóm tắt - Đại diện nhóm nêu tóm tắt (2 nhóm) - GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định - HS suy nghĩ tự điền phép tính vào phép tính phù hợp để điền vào phần bài vở. giải trong phiếu bài tập. - Y/c HS gắn bài làm lên bảng - HS gắn bài làm ở bảng phụ lên bảng và đọc bài làm của mình. + Vì sao con lại lấy 35 + 20 ? + Vì sợi dây lụa màu đỏ dài hơn sợi dây lụa màu xanh 20 cm nên con lấy - Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay 35 + 20. cô xem. - HS nhận xét - GV lưu ý “ dài hơn” cũng có nghĩa là “nhiều hơn” + Bài toán này thuộc dạng toán nào HSTL: Bài toán thuộc dạng toán nhiều chúng mình vừa được học? hơn. - GV chốt: Đúng rồi đấy, bài toán này - HS nghe và ghi nhớ. thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con lấy số bé cộng số nhiều hơn để được số lớn. 4. Hoạt động vận dụng. (5’) - HS nghĩ ra một số tình huống trong - HS nêu một BT về nhiều hơn. thực tế liên quan đến bài toán về nhiều hơn. - GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài - HS nêu : Bài toán về nhều hơn. học gì? - Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống - HS lắng nghe. thực tế liên quan đếnBài toán về nhều.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn. - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Bài toán về ít hơn IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY. ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… TIẾNG VIỆT. LUYỆN VIẾT ĐOẠN: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - Phát triển vốn từ chỉ sự vật (từ chỉ đồ dùng học tập). Viết được 3 - 4 câu giới thiệu một đồ vật được dùng để vẽ. - Thông qua các hoạt động học, HS được phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ nói và viết. - HS biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, yêu quý và biết giữ gìn đồ dùng học vẽ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động mở đầu( 4 phút) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” + GVđưa ra hình ảnh để HS đoán xem đó là đồ vật nào và nêu công dụng của đồ vật đó. - Kết thúc trò chơi GV tuyên dương HS. - Qua trò chơi vừa rồi các con đã được gợi lại cho các con một số kiến thức về đồ dùng học tập và công dụng của chúng. Chúng ta cùng tìm hiểu vào bài học ngày hôm nay để viết được những câu giới thiệu về những đồ vật, đồ dùng đó. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 10 phút) * Nói tên đồ vật và nêu công dụng. Bài 1: Nhìn tranh, nói tên đồ vật và nêu công dụng của chúng. - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu gì?. Hoạt động của học sinh - HS suy nghĩ đoán tên các đồ vật và nêu công dụng của đồ vật đó qua các hình gợi ý. - HS theo dõi - HS lắng nghe. - 1-2 HS đọc. - HS trả lời: Nhìn tranh, nói tên đồ vật và nêu công dụng của chúng. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo - HS thảo luận nhóm theo hình thức hình thức hỏi – đáp để nêu tên đồ vật và hỏi – đáp để nêu tên đồ vật và công công dụng của đồ vật ở trong hình SGK dụng của đồ vật ở trong hình SGK trang 61. (Thời gian thảo luận 2p) trang 61..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - GV quan sát giúp đỡ các nhóm. - Hết thời gian GV mời một số nhóm lên - Một số nhóm lên thể hiện kết quả thể hiện kết quả thảo luận của nhóm thảo luận của nhóm mình. Các nhóm mình. còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn: giấy màu để vẽ, màu để tô, bút chì để viết, tẩy để xóa, thước kẻ dùng để kẻ đường thẳng… - GV nhận xét, tuyên dương HS. - HS theo dõi, lắng nghe - Vừa rồi các con đã nói được tên các đồ - HS lắng nghe vật bạn nhỏ sử dụng để vẽ tranh và nêu công dụng của các đồ vật đó. Mỗi một đồ vật đều có một công dụng riêng ví dụ như màu để tô, tẩy để xóa, thước kẻ dùng để kẻ những đường thẳng,…và vẽ là một hoạt động mà các con rất yêu thích, vậy bây giờ chúng ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo để cùng nhau viết đoạn văn giới thiệu về đồ vật được dùng để vẽ. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành( 13 phút) * Viết đoạn văn Bài 2: Viết 3-4 câu giới thiệu về một đồ vật được dùng để vẽ. - GV gọi HS đọc YC bài. - 1-2 HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Viết 3-4 câu giới thiệu về một đồ vật được dùng để vẽ. - Hướng dẫn HS làm bài: chọn một đồ vật - HS lắng nghe, hình dung cách viết. các em dùng để vẽ và giới thiệu về đồ vật đồ theo các câu hỏi gợi ý trong sách SGK. - GV gọi một vài HS đọc gợi ý trong - Một vài HS đọc gợi ý trong SGK. SGK. - Gọi một vài HS chia sẻ đồ vật dùng để - HS chia sẻ với các bạn. vẽ mà mình định giới thiệu. - YC HS thực hành viết vào VBT tr.31. - HS làm bài. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi một số HS đọc bài làm của mình. - HS chia sẻ bài làm của mình. Các bạn khác nhận xét. Sau khi được các bạn và GV nhận xét, HS tự sửa lại các câu văn đã viết cho hay hơn. HS đổi chéo bài góp ý cho nhau. - GV chữa nhanh một số bài - HS theo dõi - Nhận xét, chữa cách diễn đạt của HS - HS lắng nghe 4. Hoạt động vận dụng ( 5 phút) - Gọi một vài HS vận dụng cách giới - HS giới thiệu.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> thiệu đồ dùng để vẽ giới thiệu về một đồ dùng học tập của mình. * Củng cố dặn dò (3phút) - GV củng cố bài về cách giới thiệu đồ - HS theo dõi dùng học vẽ và nhắc HS về nhà hãy vận dụng cách giới thiệu đồ dùng để vẽ để chia sẻ, giới thiệu với các bạn, anh, chị về các đồ dùng học tập của mình. - GV lưu ý HS cần giữ gìn đồ dùng học - 1-2 HS đọc. tập cẩn thận. - HS lắng nghe cách tìm một câu chuyện về trường học , chia sẻ thông tin về câu chuyện theo gợi ý - Nhận xét, dặn dò HS. - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ....................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT. ĐỌC MỞ RỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - HS biết tìm, đọc và hiểu các bài thơ, câu chuyện về trường học. Biết trao đổi với bạn về nội dung, nhân vật trong câu chuyện mình đọc. - Thông qua các hoạt động học, HS được phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ nói. - HS biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, yêu quý và biết giữ gìn đồ dùng học vẽ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: SGK - HS: Bài thơ, câu chuyện đã sưu tầm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động Mở đầu:(3’) Khởi động + Kết nối - Gv kiểm tra nhiệm vụ đã giao cho HS ở các tiết học trước - GV dẫn dắt, giới thiệu bài 2. Hoạt động đọc mở rộng (30’) Bài 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về câu chuyện về trường học - GV gọi HS đọc YC bài. Hoạt động của học sinh - HS báo cáo sản phẩm đã sưu tầm các bài thơ, câu chuyện về trường học.. - HS đọc: Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về câu chuyện về trường học - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu - HS hoạt động nhóm 4 chuyện, tên tác giả Hs đã chuẩn bị theo nhóm 4. - Hs chia sẻ:... - Gv mời các nhóm chia sẻ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - GV Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: Đọc một số câu thơ, câu chuyện hay cho các bạn nghe. - GV gọi HS đọc YC bài - HS đọc: Đọc một số câu thơ, câu chuyện hay cho các bạn nghe. - GV tổ chức cho Hs thi đọc một số câu thơ, - HS thi đọc câu chuyện hay. - Vì sao em thích những câu thơ, câu chuyện - HS chia sẻ lí do đó? VD: Em thích những câu thơ bài mèo con đi học vì chú mèo trong bài rất đáng yêu. - Nx, đánh giá việc đọc mở rộng của HS - HS lắng nghe * Củng cố, dặn dò(2’) Hs chia sẻ cá nhân - Hôm nay học bài gì? Qua tiết học em thêm yêu thích các bài thơ, câu chuyện và muốn đọc thật nhiều bài thơ, câu chuyện viết về trường học. - GV nhận xét giờ học. - Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung cho tiết đọc mở rộng tiếp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................... Ngày soạn : 12/10/2021 Ngày dạy : 19/10/2021 Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021 TOÁN. BÀI 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( Tiết 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. Sau bài học, HS: - Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về ít hơn. - Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng. - Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Giao viên:Máy tính; slide minh họa, bảng phụ. - Học sinh: SKG, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1 1. Hoạt động mở đầu(5 phút) -Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố - HS thực hành chơi trò chơi theo HD bạn” của GV - GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức - NV1: Một HS lấy ra một số đồ vật.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> cho HS chơi.. ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được nhiều hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật. - NV2: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được ít hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật. - Một số nhóm chia sẻ trước lớp. + Làm thế nào để em lấy đúng được số - HS nói cách làm của cá nhân các em. đồ vật mà bạn yêu cầu? - HS thảo luận theo cặp. Đại diện 2 nhóm lên trình bày: VD: - GVNX và tổng kết trò chơi. Tổ Hai có 5 bông hoa. Tổ 1 có nhiều hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Một có bao nhiêu bông hoa?. - HS quan sát tranh thảo luận cặp đôi, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để đặt câu hỏi về số bông hoa của các tổ ( Trong bảng thi đua) - GV nhận xét, dẫn vào bài mới. Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con sẽ học bài 24: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ ( tiếp theo) tiết 2 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút) - GV trình chiếu bài toán. - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán. Bài toán:Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa. Hỏi tổ Ba có mấy bông hoa? - Yêu cầu HS nói cho bạn nghe: + Bài toán cho biết gì?. - HS quan sát - HS đọc bài toán ( 2 HS). - HS nói cho nhau nghe nhóm đôi. + Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa + Hỏi tổ Ba có bao nhiêu bông hoa? - HS đọc tóm tắt. - HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán. + Ta làm phép tính cộng. Lấy số bông hoa của tổ Một cộng thêm 2 thì ra số bông hoa của tổ Ba. - HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm( Đại diện 2 nhóm). + Bài toán hỏi gì? - GV HD tóm tắt bài toán(như SGK) - HS đọc lại bài giải trên bảng. - Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán. + Tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông. Muốn tìm số bông hoa của tổ Ba ta làm phép tính gì? - GV nhận xét và hướng dẫn cách trình.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> bày lời giải. Bài giải Tổ ba có số bông hoa là: 6 + 2 = 8 ( bông) Đáp số: 8 bông hoa - GV chốt cách làm. + Tìm số bông hoa của tổ Ba bằng cách lấy số bông hoa của tổ Một ( 6 bông) cộng với phần hơn ( 2 bông) Đây là bài toán về nhiều hơn.( Làm phép cộng) 3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 15 phút) Bài 1/46. - Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS) - HS đọc bài toán. - HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe. - HS nói cho nhau nghe nhóm đôi. + Bài toán cho biết gì? + BT cho biết: Tổ 2 có 5 bông hoa, tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông + Bài toán hỏi gì? + BT hỏi: Tổ Bốn có mấy bông hoa ? - HS đọc tóm tắt. - GV nêu tóm tắt bài toán. - HS thảo luận nhóm đôi chọn số và - GV y/c HS thảo luận nhóm đôi. phép tính thích hợp cho các ô các ô - HS thảo luận lựa chọn phép tính để tìm đặt trong phần phép tính giải và đáp câu trả lời cho bài toán. số. - Đại diện nhóm lên trình bày. - GV cho HS giao lưu + Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không? HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi. + Để tìm số bông hoa của tổ Bốn tại sao + Vì Tổ Bốn có ít hơn tổ 2 là 1 bông. con lại làm phép trừ? Nên số bông hoa của tổ Bốn tại sao - GV nhận xét. con lại làm phép trừ. Bài 4/48. - GV trình chiếu bài toán. - HS đọc bài toán. - Con hãy nói cho bạn cùng bàn của - HS phân tích bài toán, nói cho nhau mình nghe xem: nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS nêu tóm tắt - Đại diện nhóm nêu tóm tắt (2 nhóm) - GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định - HS suy nghĩ tự điền phép tính vào phép tính phù hợp để điền vào phần bài vở. giải trong phiếu bài tập. - Y/c HS gắn bài làm lên bảng - HS gắn bài làm ở bảng phụ lên bảng và đọc bài làm của mình. + Vì sao con lại lấy 9- 4 ? + Vì ngăn thứ nhất có 9 quyển sách - Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay mà ngăn thứ 2 có ít hơn 4 quyển sách..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> cô xem. - HS nhận xét + Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học? HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít - GV chốt: Đúng rồi đấy, bài toán này hơn. thuộc dạng toán ít hơn. - HS nghe và ghi nhớ. - Y/c Hs làm bài cá nhân - HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số. - Đọc lại bài giải? Ngăn thứ hai có số quyển sách là: - GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói 9 – 4 = 5 (quyển sách) theo cách của các em. Đáp số: 5 quyển sách - Gv nhận xét, tuyên dương, chốt ở bài tập 1 các con được giải bài toán liên quan đến phép trừ. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán. - HS đọc thầm bài toán. - Quan sát tranh suy nghĩ bài toán cho - HS thực hiện. biết gì? Bài toán hỏi gì? - GV yêu cầu Hs suy nghĩ giải bài toán - HS chọn số và phép tính thích hợp theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã cho các ô (?) đặt trong phần phép tính thống nhất. giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số. Năm nay Dũng có số tuổi là: 16 – 9 = 7 (tuổi) Đáp số: 7 tuổi - Đọc lại bài giải? - Hs đọc. - GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói - Hs nêu. theo cách của các em. - Gv nhận xét, tuyên dương, chốt ở bài tập 2 các con được giải bài toán liên quan đến phép trừ. 4. Hoạt động vận dụng. 5’ - HS nghĩ ra một số tình huống trong - HS nêu một BT về ít hơn. thực tế liên quan đến bài toán về nhiều hơn. - GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài - HS nêu : Bài toán về ít hơn. học gì? - Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống - HS lắng nghe. thực tế liên quan đếnBài toán về nhều hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn. - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Luyện tập IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY. ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TIẾNG VIỆT. ĐỌC: CUỐN SÁCH CỦA EM( TIẾT 1 + 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. - Đọc đúng rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, đặc điểm của văn bản thông tin. Hiểu nội dung bài: Các đơn vị xuất bản sách thiếu nhi, cấu trúc một cuốn sách, các công đoạn để tạo ra một cuốn sách. - Giúp hình thành và phát triển năng lực: nhận biết được các thông tin trên bìa sách: tranh minh họa, tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản. - HS biết giữ gìn sách vở gọn gàng, ngăn nắp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh TIẾT 1. 1. Hoạt động mở đầu ( 5’) - GV tổ chức Thi đố đáp. - Chiếu lần lượt các hình vẽ trong bài Em học vẽ để HS Thi đối đáp. - Yêu cầu HS đọc lại to câu thơ có chứa hình ảnh vừa tìm được. - GV tổng kết thi đua. - Gọi 1 -2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ. - Nhận xét – tuyên dương. - Dẫn dắt, giới thiệu vào Bài 16: Khi trang sách mở ra *HĐKĐ (UDCNTT): Quan sát bìa sách bên và cho biết các thông tin có trên bìa sách. - Gọi HS đọc y/c trong SGK trang 63 - GV chiếu tranh - Hd Hs chia sẻ nội dung theo câu hỏi: + Cuốn sách viết về điều gì? + Nhân vật chính trong cuốn sách là ai? + Câu chuyện sẽ diễn biến ra sao, kết thúc thế nào? - GV dẫn dắt: Trước khi đọc bất cứ một cuốn sách nào, nên dành thời gian để quan sát kĩ trang bìa và đưa ra những dự đoán trước khi đọc sách. Làm như vậy, em có thể tò mò và hứng thú, tập trung cao hơn khi đọc sách. Bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau đi tìm hiểu thêm về ý nghĩa của cuốn sách qua bài “Cuốn sách của em”. - Bầu trời sao, ông trăng, cánh diều, biển cả, hoa phượng. - HS đọc lại to câu thơ có chứa hình ảnh vừa tìm được. - 1 -2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ. - HS lắng nghe - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.. - 1-2 HS đọc - HS quan sát tranh - 2-3 HS chia sẻ theo ý hiểu của mình. - Lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> nhé! 2.Hoạt động khám phá * Hoạt động 1: Đọc văn bản. ( 30’) - GV đọc mẫu: ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. - Luyện đọc câu dài: Tên sách/ là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng/ rất nhiều ý nghĩa. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nhà xuất bản, mục lục. - Hướng dẫn HS chia đoạn: + Bài này nên được chia thành mấy đoạn? - GV chốt: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến viết về điều gì. + Đoạn 2: Tiếp cho đến phía dưới bìa sách. + Đoạn 4: Từ phần lớn các cuốn sách đến hết. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. - GV gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn.. - Cả lớp đọc thầm. - 2-3 HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp) - 2-3 HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) - HS chia đoạn theo ý hiểu.. - HS thực hiện theo nhóm đôi. - 4 HS đọc nối tiếp, dưới lớp đọc thầm theo.. - GV kết hợp sửa lỗi một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. - GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một + NXB: nơi in sách, báo, tranh ảnh số từ khó: nhà xuất bản, mục lục, cười hoặc đưa vào các phương tiện mang khúc khích, Tác giả,… tin khác để phát hành. + mục lục: là một danh sách ở đầu hoặc cuối quyển sách, danh sách này liệt kê các tiêu đề, nội dung chính của quyển sách kèm với số trang tương ứng. + cười khúc khích: từ gợi tả tiếng cười nhỏ và liên tiếp, biểu lộ sự thích thú + Tác giả: là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm TIẾT 2 văn học, nghệ thuật, KH * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. (13’) - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.64. - HS lần lượt đọc. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.32. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> cách trả lời đầy đủ câu. Câu 1. Chọn từ ngữ ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B. - C1: Tên sách – thường chứa đựng nhiều ý nghĩa. Tác giả - người viết sách báo. Nhà xuất bản – nơi cuốn sách ra đời. Mục lục - thể hiện các mục chính và vị trí của chúng. Câu 2. Qua tên sách em có thể biết được - C2: Qua tên sách, em có thể được điều gì? điều gì. - GV có thể mở rộng, mang cho HS một cuốn sách mới, cho HS quan sát, nhận ra tên sách, đặt câu hỏi giúp HS dự đoán về nội dung sách. Câu 3. Sắp xếp các thông tin theo đúng - C3: 1-c; 2-a; 3-d; 4-b trình tự trong bài đọc. Câu 4. Đọc phụ lục. - C4: a. Phần 2 của cuốn sách có các - HS làm việc nhóm/ cặp. mục Xương rồng, Thông, Đước. b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em phải đọc trang 25 - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (10’) - Gọi 1 HS đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý - HS lắng nghe, đọc thầm. giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - 2-3 HS đọc. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. (10’) Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64. - 2-3 HS đọc. - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì thiện vào VBTTV/tr.32. sao lại chọn ý đó. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - 1-2 HS đọc. - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64. - Hướng dẫn HS nói tiếp để hoàn thành - HS hoạt động nhóm 4, thực hiện theo yêu cầu. câu. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - 4-5 nhóm lên bảng. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. * Củng cố, dặn dò (2’) - HS chia sẻ. - GV cho HS thực hành quan sát quyển sách Tiếng Việt lớp 2 và nêu tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản. - Lắng nghe - GV nhận xét, tuyên dương giờ học..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Nhắc HS cần phải giữ gìn sách vở cẩn thận. IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY. .............................................................................................................................. ................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT. VIẾT: CHỮ HOA I, K I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - Biết viết chữ viết hoa I, K cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dựng: Kiến tha lâu cũng đầy tổ. - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa I,K cỡ nhỡ và cỡ vừa. - HS: Vở Tập viết; bảng con, bút, phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên 1. HĐ Mở đầu ( 5’) Khởi động: hát và vận động theo lời bài hát: “ Chữ đẹp mà nết càng ngoan” - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. HĐ Hình thành kiến thức mới:UDCNTT *HĐ 1: Hướng dẫn viết chữ hoa I, K (14’) - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa I ( cỡ nhỡ và cỡ nhỏ).. Hoạt động của học sinh - HS hát và vận động theo lời bài hát. - Hs quan sát. - 2-3 HS chia sẻ. - Chữ hoa I cỡ nhỡ cao 5 li, rộng 2 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 1 li + Chữ hoa I gồm mấy nét? - 2 nét - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa I. - Hs theo dõi - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa - Hs theo dõi nêu quy trình viết từng nét. + Nét 1: từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 5 cạnh bên phải đường kẻ dọc 3, viết nét cong trái, kéo dài them đến giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4. + Nét 2: Từ điểm kết thúc nét 1, kéo thẳng xuống đến đường kẻ ngang 2 rồi viết nét cong trái. Điểm kết thúc là giao điểm giữa đường kẻ dọc 3 và đường kẻ ngang 2. - Tương tự cho HS quan sát và nhận xét độ cao, - Chữ hoa K cỡ nhỡ cao 5 li, độ rộng chữ hoa K rộng 5 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 2,5 li.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Chữ hoa K được viết bởi mấy nét? - Chỡ hoa K giống chữ hoa I ở điểm nào? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa K. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. *HĐ 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. ( 12’) - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa K đầu câu. + Lưu ý HS khi viết chữ hoa K lia bút viết nối chữ i viết thường. - Y/c HS chia sẻ cách đặt dấu thanh ở các chữ cái và vị trí đặt dấu chấm cuối câu. 3. Hoạt động thực hành, luyện tập (2’) - GV hướng dẫn hs về nhà viết *Củng cố, dặn dò( 2’) - Hôm nay em học bài gì?. - 2 nét - Giống cách viết nét 1, nét 2 - HS luyện viết bảng con. - HS nhận xét bảng con của bạn. - 3- 4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe.. + Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu sắc đặt trên chữ ê trong tiếng Kiến, dấu ngã trên chữ u trong tiếng cũng, dấu huyền trên chữ â trong tiếng đầy, dẩu hỏi trên chữ ô trong tiếng tổ + Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái ô trong tiếng tổ. - Hs thực hiện viết ở nhà dưới sự giám sát của phụ huynh - HS chia sẻ quy trình viết chữ A - Lắng nghe. - GV nhận xét giờ học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:. ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… TIẾNG VIỆT. NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN HỌA MI, VẸT VÀ QUẠ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ. Kể lại được câu chuyện dựa vào tranh. - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hoạt động của giáo viên 1. HĐ Mở đầu: ( 3’) - GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài “ Thật là hay” - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. HĐ Hình thành kiến thức mới:( 25’) * HĐ1: Nghe kể chuyện (UDCNTT) GV chiếu slide tranh yêu cầu hs quan sát - Gv chiếu các bức tranh y/c quan sát và đoán trên các loài chim có trong tranh - GV giới thiệu câu chuyện - Gv kể câu chuyện lần 1 - Gv kể câu chuyện lần 2 kết hợp chỉ từng bức tranh - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Tranh 1: Họa mi, vẹt và quạ nói chuyện gì với nhau?. Hoạt động của học sinh -HS hoạt động tập thể: hát vận động bài “ Thật là hay” - Lắng nghe. - HS quan sát và suy nghĩ nêu tên các loài chim có trong tranh: quạ, vẹt, họa mi, hoàng anh. - Lắng nghe - Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.. + Tranh 1: Họa mi, vẹt và quạ không biết hát và ngưỡng mộ hoàng anh hát rất hay + Tranh 2: Họa mi, vẹt và quạ đến gặp chim hoàng anh vì muốn nhoqf + Tranh 2: Họa mi, vẹt và quạ đến gặp hoàng anh dạy hát + Tranh 3: Quạ bỏ các bạn bay đi vì chim hoàng anh vì chuyện gì? ngày nào cũng học luyện hát, quạ + Tranh 3: Vì sao quạ bỏ các bạn bay đi? chán nản, thiếu kiên nhẫn. + Tranh 4: Câu chuyện kết thúc họa mi và vẹt đã hát được với giọng êm + Tranh 4: Câu chuyện kết thúc như thế ái còn quạ thì chỉ biết phát ra âm thanh buồn bã: quạ… quạ… quạ nào? - Gv nhận xét, chốt ý kiến đúng * HĐ2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh. - HS thảo luận theo N4, sau đó chia - Tổ chức cho HS thảo luận N4 kể lại câu sẻ trước lớp. chuyện . - Hs chia sẻ trước lớp - Gọi HS chia sẻ trước lớp( mời 2 HS xung phong kể lại câu chuyện trước lớp -mỗi em kể 2 đoạn – kể nối tiếp đến hết câu chuyện). - HS lắng nghe, nhận xét - GV động viên, khen ngợi. GV sửa cách diễn đạt cho HS. - GV nêu câu hỏi: Câu chuyện muốn nói - HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp. với em điều gì? - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách - HS lắng nghe. diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. 3. HĐVận dụng: ( 5’).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Gv hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: Kể cho người thân nghe câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ. * Củng cố, dặn dò: ( 2’) - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. Dặn về nhà thực hiện hoạt động vận dụng: Kể cho người thân nghe câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ.. - HS lắng nghe và thực hiện.. - HS chia sẻ: Hôm nay em được nghe- kể câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ. - Lắng nghe và thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ....................................................................................................................................... .................................................................................................................... Ngày soạn : 12/10/2021 Ngày dạy : 20/10/2021 Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021 TOÁN. BÀI 23: LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - Luyện tập, suy nghĩ, tìm tòi lời giải và trình bày bài giải: Bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ. - Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huông gần với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng. Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học. - Phát triển phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác, tự tin trong khi làm việc nhóm và cá nhân; yêu thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thẻ Đ/S….. - Học sinh: SHS, VBT, nháp ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (5’) - GV nêu yêu cầu. - GV NX, bổ sung. - Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn: - GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể: 3 bước + Viết câu lời giải. + Viết phép tính. + Viết đáp số.. Hoạt động của học sinh - HS chia sẻ những tình huống trong thực tế có liên quan đến phép cộng, phép trừ. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2.Hoạt động thực hành - luyện tập(25p) Bài 1: - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán. - Quan sát tranh suy nghĩ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Y/c HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất theo 3 bước.. - Đọc lại bài giải. - GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. - GV nhận xét, chốt kt, chuyển bài tiếp theo. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán. - Quan sát tranh suy nghĩ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - GV yêu cầu Hs suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.. - Đọc lại bài giải? - GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. - Gv nhận xét, tuyên dương, chốt ở bài tập 2 các con được giải bài toán liên quan đến phép trừ. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán. - Hướng dẫn Hs phân tích bài toán. Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Muốn biết Tuấn có bao nhiêu bưu ảnh ta làm như thế nào? - Hs làm bài cá nhân vào vở thực hiện theo 3 bước.. - HS đọc thầm bài toán. - HS suy nghĩ trả lời. - HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số. Tú có số con thú nhồi bông là: 12 - 3 = 11 (con) Đáp số: 11 con thú nhồi bông - Hs đọc - Hs nêu.. - HS đọc thầm bài toán. - HS thực hiện.. - HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số. Thủy cắt được số bông hoa là: 17 – 9 = 8 (bông) Đáp số: 8 bông hoa - Hs đọc. - Hs nêu.. - HS đọc thầm bài toán. Hs trả lời. - HS suy nghĩ giải bài toán. - Ta có: Bài giải Tuấn có số bưu ảnh là: 24- 10 = 14 (bưu ảnh ).

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đáp số : 14 bưu ảnh - Hs nêu. - Nêu lời giải khác. - GV nhận xét, chốt. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán. - Hướng dẫn Hs phân tích bài toán. Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Muốn biết phòng tập thể dục có bao nhiêu chiếc ghế nằm đẩy tạ ta làm thế nào?. - HS đọc thầm bài toán. - Hs trả lời.. - HS suy nghĩ giải bài toán. - Ta có: Bài giải Phòng tập thể dục có số chiếc ghế nằm đẩy tạ là: 11 – 4 = 7 (chiếc) - GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói Đáp số: 7 chiếc ghế nằm đẩy tạ theo cách của các em. - HS suy nghĩ trả lời. - Gv nhận xét, đánh giá học sinh. 2. Hoạt động vận dụng (5p) - HS tự nêu một bài toán trong thực tế - GV yêu câu HS tự nêu một bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ. trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ. * Củng cố, dặn dò (2 -3p) - Bài học hôm nay, em giúp em ôn lại - Bài học hôm nay, em giúp em ôn lại lời giải và trình bày bài giải: Bài toán có những gì? lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ. - Để có thể làm tốt các bài tập trên, em - Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn là cần đọc kĩ đề bài xác định rõ nhắn bạn điều gì? các dạng toán - Lắng nghe và thực hiện. - Gv nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ....................................................................................................................................... ............................................................................................................................... TIẾNG VIỆT. ĐỌC: KHI TRANG SÁCH MỞ RA ( TIẾT 5+ 6) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - Đọc đúng rõ ràng một văn bản thơ; Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh quan sát được.Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu nội dung bài: Sách mang cho ta bao điều kì diệu, sách mở ra trước mắt chúng ta cả một thế giới sinh động và hấp dẫn. Nhờ đọc sách chúng ta biết nhiều điều hơn. - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Biết chia sẻ về những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài học. - Yêu quý sách, có thêm cảm hứng để đọc sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Tranh ảnh minh họa..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - HS: SGK, Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên TIẾT 1 1. HĐ Mở đầu: ( 5’) + Khởi động: - Gọi HS đọc bài Cuốn sách của em. - Nói một số điều thú vị mà em học được từ bài học đó? - Nhận xét, tuyên dương. + Kết nối: Nói tên những cuốn sách mà em đã đọc; Giới thiệu về cuốn sách mà em thích nhất. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. HĐhình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Đọc văn bản ( 30’) - GV đọc mẫu: giọng đọc giọng đọc vui vẻ, háo hức. - HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ. - GV yc HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 1 - GV theo dõi HS đọc, phát hiện từ HS đọc chưa đúng ghi bảng: trang sách, trời xa, xích lại, sau nữa, chân trời,… - GV yc HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 2 - GVHD HS cách ngắt nhịp các khổ thơ - GV nhận xét - Luyện đọc nối tiếp các khổ thơ trong nhóm: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. - GV tổ chức cho các nhóm thi đọc - HS nx, tuyên dương HS - HS đọc toàn bài TIẾT 2 Hoạt động 2. Trả lời câu hỏi ( 13’) - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.67. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV/tr.33. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. C1: Sắp xếp các sự vật sau theo thứ tự được nhắc đến trong khổ thơ đầu. C2: Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ thấy gì trong những trang sách?. Hoạt động của học sinh - 3 HS đọc nối tiếp - HS chia sẻ điều thú vị mà em học được từ bài học Cuốn sách của em. - HS chia sẻ theo cảm nhận riêng của mình. - Cả lớp theo dõi GV đọc. - 4 HS đọc nối tiếp lần 1 - HS đọc từ khó. ( cá nhân, nhóm, lớp) - 4 HS đọc nối tiếp ( 2 lượt) - HS theo dõi và luyện đọc - HS nx - HS luyện đọc nối tiếp các khổ thơ theo nhóm bốn. - HS các nhóm thi đọc - HS nx - HS đọc toàn bài - HS đọc câu hỏi - HS lần lượt chia sẻ ý kiến:. C1: Thứ tự đúng: cỏ dại, cánh chim, trẻ con, người lớn. C2: Trong khổ thơ thứ 2, bạn nhỏ thấy biển, cánh buồm, rừng, gió; Trong khổ thơ thứ 3, bạn nhỏ thấy lửa, ao, giấy. C3: Đáp án C. Trong trang sách có.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> nhiều điều thú vị về cuộc sống C3: Theo em khổ thơ cuối ý nói gì? C4: Các tiếng cùng vần là: lại – dại; đâu – sâu; gì – đi. C4: Tìm các tiếng có vần giống nhau ở - HS: Bài thơ đã cho em hiểu được cuối các dòng thơ. giá trị của việc đọc sách. - GV hỏi: Bài thơ đã giúp em nhận ra điều - Cần phải biết giữ gìn sách vở, tích gì về thời gian? cực đọc sách để mở mang kiến thức. * Qua bài học ngày hôm nay con đã hiểu được điều gì? - HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ bất b. Luyện đọc lại ( 10’) kì. - HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ. - Nhận xét, tuyên dương HS. 4. Hoạt động luyện tập theo văn bản đọc ( 10’) Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ thứ hai hoặc thứ 3 - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.67. -1 - 2 HS đọc. - HS làm việc theo nhóm đôi - Hs thực hiện thảo luận. - Gọi HS đại diện nhóm trình bày kết quả, - Đại diện nhóm trình bày đồng thời hoàn thiện bài 2 trong - Từ ngữ chỉ vật trong khổ thơ 2: VBTTV/tr.34. trang sách, biển, cách buồm, rừng, gió - Từ ngữ chỉ vật trong khổ thơ 3: trang sách, lửa, giấy, ao - GV nhận xét, tuyên dương - HS nhận xét. Bài 2: Đặt 1 câu viết về một cuốn chuyện M: Truyện Tích Chu nói về tình cảm bà cháu - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.67. - HS đọc - GV HDHS đặt câu với từ vừa tìm được. - HS thực hiện - GV sửa cho HS cách diễn đạt. VD: Câu chuyện Niềm vui vủa Bi và - Nhận xét chung, tuyên dương HS. Bống nói về tình cảm anh em. *Củng cố, dặn dò: 2’ - Sau khi học xong bài hôm nay, em có - Hs chia sẻ cảm nhận hay ý kiến gì không? Qua bài học em cảm Bài thơ rất hay và đã cho em hiểu được giá trị của việc đọc sách. Cần phải biết giữ gìn sách vở, tích cực đọc sách để mở mang kiến thức. - GV nhận xét giờ học. Dặn về nhà đọc bài - HS lắng nghe và thực hiện thơ cho người thân nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................... TOÁN. BÀI 24: LUYỆN TẬP CHUNG.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. * Điều chỉnh theo cv 3969: 2 tiết dạy trong 1 tiết. Không làm bài 2 trang 50; bài 5 , 6 trang 51 - Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn. Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế. - Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày. Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học. - Phát triển phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác, tự tin trong khi làm việc nhóm và cá nhân; yêu thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: SGK, bảng phụ - Học sinh: SHS, VBT, nháp ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (5’) - GV nêu yêu cầu.. Hoạt động của học sinh. - HS chia sẻ những tình huống trong - GV NX, bổ sung. thực tế có liên quan đến phép cộng, - Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy nghĩ phép trừ. giải bài toán có lời văn: - GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết - HS lắng nghe. bài giải của bài toán, cụ thể: 3 bước + Viết câu lời giải. + Viết phép tính. + Viết đáp số. 2.Hoạt động thực hành - luyện tập(25p) Bài 1: - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán. - HS đọc thầm bài toán. - Quan sát tranh suy nghĩ bài toán cho - HS suy nghĩ trả lời. biết gì? Bài toán hỏi gì? - Y/c HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến - HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng trình giải bài toán có lời văn đã thống phụ nhất theo 3 bước. Rạp xiếc có tất cả số diễn viên thú là là: 8 + 5 = 13 (diễn viên) Đáp số:13 diễn viên thú - Đọc lại bài giải. - Hs đọc - GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói - Hs nêu. theo cách của các em. - GV nhận xét, chốt kt, chuyển bài tiếp theo. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán. - HS đọc thầm bài toán..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Quan sát tranh suy nghĩ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - GV yêu cầu Hs suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.. - HS thực hiện.. - HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ Buổi chiều siêu thị bán được số thùng táo là: 30 – 10 = 20 (thùng) Đáp số: 20 thùng táo - Đọc lại bài giải? - Hs đọc. - GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói - Hs nêu. theo cách của các em. - Gv nhận xét, tuyên dương, chốt ở bài tập 2 các con được giải bài toán liên quan đến phép trừ. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán. - HS đọc thầm bài toán. - Hướng dẫn Hs phân tích bài toán. Bài Hs trả lời. toán cho biết gì? Hỏi gì? - Muốn biết Phú còn lại bao nhiêu chiếc - HS suy nghĩ giải bài toán. bút chì ta làm như thế nào? - Ta có: - Hs làm bài cá nhân vào vở thực hiện Bài giải theo 3 bước. Phú còn lại số chiếc bút chì là: 12- 6 = 6 (chiếc ) Đáp số : 6 chiếc bút chì - Nêu lời giải khác. - GV nhận xét, chốt. 3. Hoạt động vận dụng (5p) - GV yêu câu HS tự nêu một bài toán - HS tự nêu một bài toán trong thực tế trong thực tế liên quan đến phép cộng, liên quan đến phép cộng, phép trừ. phép trừ. * Củng cố, dặn dò (2 -3p) - Bài học hôm nay, em giúp em ôn lại - Bài học hôm nay, em giúp em ôn lại những gì? lời giải và trình bày bài giải: Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ. - Để có thể làm tốt các bài tập trên, em - Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì? nhắn bạn là cần đọc kĩ đề bài xác định rõ các dạng toán - Gv nhận xét giờ học; Về nhà hoàn - Lắng nghe và thực hiện. thành các bài tập 2, 5, 6 dưới sự hướng dẫn của bố mẹ hoặc người thân. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ....................................................................................................................................... ............................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> BÀI 7: KÍNH TRỌNG THẦY CÔ GIÁO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - HS nêu được các thầy cô giáo đã giảng dạy ở trường của mình. Biết thể hiện những hành vi, thái độ thể hiện sự kính trọng thầy cô. - Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. - Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, bài hát Bụi phấn, Lời thầy cô,… tranh ảnh về các thầy cô giáo trong trường. - HS: Sách giáo khoa, vở bài tập đạo đức; Hình dán mặt cười mặt mếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. Hoạt động của giáo viên 1. HĐ Mở đầu: 3’ - Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Lời thầy cô GV : con hãy chia sẻ với các bạn cảm xúc của mình khi nghe bài hát. - Nhận xét, dẫn dắt vào bài. 2. HĐ Hình thành kiến thức mới (30’) *Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc thầy giáo, cô giáo đã làm cho em. - GV cho HS quan sát tranh sgk tr.1415, tổ chức thảo luận nhóm 4, YC HS trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu những việc làm của thầy giáo, cô giáo trong các bức tranh trên. + Những việc làm của thầy cô giáo đem lại điều gì cho em? - GV chốt: Thầy giáo, cô giáo dạy em biết đọc, biết viết, biết những kiến thức trong cuộc sống; thăm hỏi, động viên, … *Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.1415, YC thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc đó thể hiện điều gì? - Tổ chức cho HS chia sẻ. + Em cần làm gì để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV chốt: + Những việc làm thể hiện sự kính. Hoạt động của học sinh - Cả lớp hát - Hs chia sẻ cảm xúc của em khi nghe bài hát. - HS thảo luận nhóm 4 - 2-3 HS chia sẻ. - 2-3 HS trả lời.. - HS lắng nghe.. - HS thảo luận theo cặp.. - HS chia sẻ. - 3-4 HS trả lời. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo: chào hỏi, chú ý nghe giảng, học hành chăm chỉ, lễ phép, …… +Những việc làm không thể hiện sự tôn trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo: không chào hỏi, cãi lời, nói trống không, nói chuyện trong giờ học, không học bài, không làm bài tập, không vâng lời,…. * Củng cố- dặn dò.2’ - Nhận xét giờ học - Hs lắng nghe - Dặn học sinh chuẩn bị bài cho tiết học sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................... Ngày soạn : 12/10/2021 Ngày dạy : 21/10/2021 Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2021 TOÁN. BÀI 27: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. * Điều chỉnh theo cv 3969: 2 tiết dạy trong 1 tiết. Không làm bài 1 trang 52; bài 4 , 6 trang 53 - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn. Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế. - Thông qua hoạt động tính nhẩm, tính viết... HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học. - Hình thành cho học sinh phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa,… - Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên 1. HĐ mở đầu: (5’) - GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài “Em tập làm toán” - Y/c HS chia sẻ kiến thức đã học: + Cộng (có nhớ) trong phạm vi 20; + Trừ (có nhớ) trong phạm vi20; + Bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn; - GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu. Hoạt động của học sinh - HS hát và vận động theo video bài hát “Em tập làm toán” - HS chia sẻ. - Lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> bài học) 2. HĐ thực hành, luyện tập: ( 25’) Bài 2: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính - GV ghi bài 2, HD HS xác định yêu cầu bài. - Y/c HS làm bài cá nhân - Gv chiếu slide. HS quan sát các phép tính rồi tự hoàn thành: - Chữa bài theo dãy (nối tiếp mỗi 1hs 1 phép tính ) - Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu - GV nhận xét, chốt ý Bài 3: Số - GV ghi bài 3, HD HS xác định yêu cầu bài. - Y/c HS làm bài cá nhân - Gọi 2-3 hs nêu cách thực hiện -Cho hs đổi chéo vở kiểm tra - Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu - GV nhận xét, khen ngợi HS Bài 5: - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán. - Hướng dẫn Hs phân tích bài toán. Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Muốn biết còn lại bao nhiêu bao xi măng chưa chở ta làm như thế nào? - Hs làm bài cá nhân vào vở thực hiện theo 3 bước.. - Nêu lời giải khác. - GV nhận xét, chốt. 3. Hoạt dộng vận dụng (5’) Trò chơi: Ai nhanh ai đúng - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: GV đưa ra 1 phép tính mà hs làm theo 3 cách tính viết khác nhau( sai do đặt tính lệch cột, tính sai và 1 PT đùng), dùng thẻ ĐS nêu ý kiến - Hỏi: Vì sao PT đó con cho là sai?. - Đọc và xác định yêu cầu bài. - Làm VBT - Quan sát bài chữa và nêu ý kiến nhận xét - HS nếu tiếp theo dãy nêu kết quả - HS kiểm tra đối chiếu kết quả. - Đọc và xác định yêu cầu bài. -Lớp làm VBT - 2-3 HS nêu cách thực hiện - HS kiểm tra vở nhau - HS lắng nghe , 1 HS nhắc lại - Lắng nghe - HS đọc thầm bài toán. Hs trả lời. - HS suy nghĩ giải bài toán. - Ta có: Bài giải Còn lại số bao xi măng chưa chở là: 98- 34 = 64 (bao ) Đáp số : 64 bao xi măng - Hs nêu - Lắng nghe -Hs nghe phổ biến luật chơi -Hs tham gia chơi - Hs giơ thẻ Đ, S Hs chia sẻ cá nhân - Hs lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - GV nhận xét, khen ngợi HS *Củng cố - Dặn dò - GV nêu lại nội dung bài. - Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán. Về nhà hoàn thành các bài tập 1, 4, 6 dưới sự hướng dẫn của bố mẹ hoặc người thân. IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có) ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… TIẾNG VIỆT. NGHE – VIẾT: KHI TRANG SÁCH MỞ RA. VIẾT HOA TÊN NGƯỜI- PHÂN BIỆT: l/n, ăn/ăng, ân/âng I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - Nghe viết đúng chính tả 2 khổ thơ cuối của bài “ Khi trang sách mở ra” - Làm đúng các bài tập chính tả. - Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả. - HS có ý thức chăm chỉ học tập, cẩn thận khi viết bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ô li; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên 1. HĐ Mở đầu: ( 5’) - GV yc 2 HS lên bảng viết một số từ ngữ: giấy trắng, giữa, no gió, trời xanh. - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. HĐ Hình thành kiến thức mới HĐ 1: Nghe – viết chính tả. ( 15’) * HD viết chính tả - GV đọc 2 khổ thơ cuối của bài “ Khi trang sách mở ra” - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? + Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? - GV yc HS viết đúng một số từ ngữ. ở lại, trồng, ước mong... - Chỉnh sửa lỗi cho HS. * Nghe- viết - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - GV Nhận xét, đánh giá bài HS.. Hoạt động của học sinh - 2 HS lên bảng viết. Lớp viết bảng con. Hs nhận xét bạn - HS lắng nghe.. - HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc - Viết hoa chữ cái đầu mỗi chữ, - HS nêu từ: trang sách, trời xa, xích lại, sau nữa, chân trời,… - Hs viết bảng con: trang sách, trời xa, xích lại, sau nữa, chân trời,… - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> HĐ 2: Bài tập chính tả. ( 13’) Bài 2: Viết 2 tên tác giả của những cuốn sách em đã đọc. - Gọi HS đọc YC: - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. - HDHS hoàn thiện vào VBTTV Bài 4/ tr.34. - Gv nhận xét, lưu ý viết hoa tên riêng theo đúng quy định Bài 3: Chọn l hoặc n - Gọi HS đọc YC - YC HS làm bài cá nhân - Gọi nhận xét, chữa bài của bạn - GV chữa bài, nhận xét.. *Củng cố, dặn dò: ( 2’) - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. Dặn về nhà chuẩn bị giờ sau.. - 2HS đọc YC - HS làm bài - HS chia sẻ.. - 2 HS đọc y/c - HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ Chọn l hoặc n - Dao có mài mới sắc, ngời có học mới lên. - Hay học thì sang, hay làm thì có. - Lật từng trang từng trang Giấy trắng sờ mát rượi Thơm tho mùi giấy mới Nắn nót bàn tay xinh - Hôm nay em nghe- viết 2 khổ thơ cuối của bài “ Khi trang sách mở ra”. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................... TIẾNG VIỆT. LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM; CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM; DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. - Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm; Đặt được câu nêu đặc điểm của đồ vật. Biết cách sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi. - Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ làm giàu thêm vốn từ chỉ đặc điểm. Rèn kĩ năng đặt câu nêu đặc điểm. - HS có ý thức chăm chỉ học tập, cẩn thận khi làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh sgk trang 68,69 của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên 1. HĐ Mở đầu: (3’) *Khởi động: -Y/cHs hát và vận động theo bài bài. Hoạt động của học sinh - HS nghe và vận động..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> hát: Em yêu trường em. - GV: + Trong bài hát có những từ ngữ chỉ đồ dùng học tập nào? * Kết nối: Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài - GV ghi tên bài 2. HĐ Hình thành kiến thức mới: (20’) Bài 1: Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình ( thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt) - Gv chiếu slide ảnh yêu cầu hs quan sát GV gọi HS đọc YC bài: Nhìn tranh, tìm từ ngữ: - YC HS quan sát tranh, nêu: + Tên các đồ vật. + Các từ chỉ đặc điểm. - GV yc HS làm bài cá nhân - YC HS làm bài vào VBT/ tr 35 - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. Bài 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm. - Gọi HS đọc YC - Bài YC làm gì? - Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B. - GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu giới thiệu bằng hình thức tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn + Cách chơi: Gv chọn ngẫu nhiên 2 đội mỗi đội 3 HS. Nối các từ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu(trên bảng phụ). - GV chốt kết quả, tuyên dương. - YC HS làm bài vào VBT/ tr.35. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. Bài 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông. - Y/c Hs thảo luận nhóm đôi để tìm đáp án - Gọi HS trình bày. - Bàn, ghế, sách, vở, mực bút, phấn bảng. - HS lắng nghe - HS nối tiếp nhắc lại tên bài. Hs quan sát tranh - HS đọc. - 3-4 HS nêu. + Tên đồ vật: thước kẻ, vở, bút chì, lọ mực. + Các từ chỉ đặc điểm: thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS nêu - 3- 4 HS đọc. - HS thực hiện chơi theo yêu cầu của GV. - Nhận xét kết quả của 2 đội. - Hs làm bài -> đọc lại bài làm - HS đọc đề bài. - Thảo luận N2 - Hs trình bày.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Nhận xét, tuyên dương HS. *Củng cố, dặn dò:(2’) - Hôm nay em học bài gì?. Em hãy đặt 1 câu có chứa từ chỉ đặc điểm theo mẫu câu ở bài tập 2? - GV nhận xét giờ học.. Hs chia sẻ cá nhân Hôm nay em biết được từ ngữ chỉ đặc điểm; Đặt được câu nêu đặc điểm của đồ vật. Biết cách sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi. - Hs đặt câu.. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:. ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… TIẾNG VIỆT. LUYỆN VIẾT ĐOẠN: VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - Biết viết đoạn văn tả đồ dùng học tập. Bước đầu biết cách ghi phiếu đọc sách với những thông tin cơ bản nhất, nói được những điều em thích nhất trong cuốn sách em đã đọc. - Phát triển kĩ năng viết đoạn văn. - Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm khi viết đoạn văn tả đồ dùng học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động Mở đầu: (3’) Khởi động + Kết nối - HS hát và vận động theo lời bài hát: Múa vui - GV dẫn dắt, giới thiệu bài - GV ghi bài 2. HĐ Luyện tập, thực hành: ( 30’) * Bài 1: Kể tên các đồ dùng học tập của em - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS hoạt động nhóm (nhóm 2). Hoạt động của học sinh - HS thực hiện - Lắng nghe - 3 HS nhắc lại tên bài. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS hoạt động nhóm 2: Trao đổi với bạn đồ dùng học tập mình có.. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - 2-3 HS lên kể - GV gọi HS lên bảng kể tên các đồ dùng học tập của mình. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Bài 2: Viết 3-4 câu tả một đồ dùng học tập..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - GV gọi HS đọc YC bài và các gợi ý. - GV và HS hỏi đáp theo từng câu hỏi gợi ý: (1) Em chọn tả đồ dùng học tập nào? (2) Đồ dùng đó có hình dạng, màu sắc ra sao? (3) Nó giúp ích gì cho em trong học tập.. - 1-2 HS đọc. - HS trả lời.. + Bút chì, thước kẻ,… + Hình chứ nhật, hình trụ thon dài, màu trắng, màu vàng,… + Thước kẻ - giúp em viết thẳng hàng. Bút chì – giúp em vẽ những thứ mình thích… + Em thích đồ dùng đó/ Em thấy nó (4) Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về thật dễ thương/ Em thấy nó thật có đồ dùng đó? ích… - YC HS hoạt động cặp đôi, cùng nói về - HS hoạt động nhóm 2, nói chon hau đồ dùng học tập theo câu hỏi gợi ý trong nghe. SGK. - GV có thể đưa ra đoạn văn mẫu, đọc - HS lắng nghe, hình dung cách viết. cho HS nghe. - YC HS thực hành viết vào VBT tr.35. - HS làm bài. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS chia sẻ bài. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. *Củng cố, dặn dò: (2’) - HS nêu lại nội dung bài học - Hôm nay em học bài gì? - HS lắng nghe - GV nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................... TIẾNG VIỆT. ĐỌC MỞ RỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một số bài thơ, câu chuyện. Nói về điều mình thích nhất trong cuốn sách đã đọc. - Phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác - Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ, câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: SGK - HS: Bài thơ, câu chuyện đã sưu tầm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu:(3’) Khởi động + Kết nối - Gv kiểm tra nhiệm vụ đã giao cho HS ở các - HS báo cáo sản phẩm đã sưu tiết học trước tầm các bài thơ, câu chuyện và - GV dẫn dắt, giới thiệu bài tên tác giả của cuốn sách đó. 2. Hoạt động đọc mở rộng (30’) Bài 1: Cho biết phiếu đọc sách của bạn Nam.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> có những nội dung gì? - GV gọi HS đọc YC bài - Tổ chức cho HS thảo luận để cho biết phiếu đọc sách của bạn Nam có những nội dung gì? theo nhóm 2. - Gv mời các nhóm chia sẻ - GV Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: Ghi chép các thông tin về cuốn sách mà em đã đọc vào phiếu đọc sách. - GV gọi HS đọc YC bài - Y/c Hs làm bài cá nhân vào VBT. - Y/c nhận xét bài làm của bạn - Gv nhận xét, chốt ý đúng Bài 3: Nói về điều em thích nhất trong cuốn sách mà em đã đọc - Gv tổ chức cho HS chia sẻ - Nx, đánh giá việc đọc mở rộng của HS * Củng cố, dặn dò(2’) - Bài học hôm nay giúp em hiểu được điều gì? - GV nhận xét giờ học. - Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung cho tiết đọc mở rộng tiếp.. - HS đọc. - HS hoạt động nhóm 2 - Hs chia sẻ. - HS đọc. - HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ-> chữa bài. - Hs chia sẻ cá nhân Qua tiết học em thêm yêu thích đọc sách hơn,… .. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................... TỰ NHIÊN VÀ XÀ HỘI. BÀI 6: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. - Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. - Đánh giá được việc giữ vệ sinh của HS khi tham gia các hoạt động ở trường. - Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Gv : Tranh ảnh minh họa - HS : khẩu trang, găng tay, túi đựng rác… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu ( 5’) - GV cho HS nghe và hát bài hát về giữ - HS hát bài Không xả rác. vệ sinh trường học (Ví dụ: Không xả rác). - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa nghe bài hát Không xả rác, vậy các em có biết những việc nên làm và không nên.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường là gì không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Giữ vệ sinh ở trường học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 10p) Hoạt động 1: Xác định những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường Bước 1: GV cho HS làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 và trả lời câu hỏi: Nêu những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường trong mỗi hình.. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.. - HS trả lời: - Những việc nên làm: + Hình 2: Lớp học gọn gàng sạch sẽ. + Hình 3: Bạn nữ vứt vỏ chuối vào thùng rác. + Hình 4: Các bạn thu gom rác sau khi vui liên hoan đón tết Trung thu. + Hình 6: Các bạn xếp dọn sách vở và làm vệ sinh sau giờ học trong thư viện. - Những việc không nên làm: + Hình 1: HS đánh rơi sách vở, bút xuống sàn nhưng không nhặt lên phải để cô giáo nhắc nhở. + Hình 3: Bạn nam vứt rác ra sân. Bước 2: Làm việc cả lớp + Hình 5: Các bạn xả rác xuống gầm - GV mời đại diện một số cặp lên trình bàn trong thư viện. bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của các bạn. - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy - HS trả lời: Những việc làm khác để kể những việc làm khác để giữ vệ sinh giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở khi tham gia các hoạt động ở trường. trường: + Không vẽ bậy lên bàn ghế. + Vào thư viện đọc sách phải trả sách đúng chỗ. + Lau bảng sạch đẹp khi bắt đầu tiết học. + Dọn vệ sinh lớp học thường xuyên. + Lau dọn cửa phòng học. 3. Hoạt động thực hành, luyện tập:.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> ( 15’) Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường học Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát các hình trong mục Chuẩn bị SGK trang 33 và trả lời câu hỏi: + Nêu những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường. + Giải thích tại sao lại cần phải sử dụng những dụng cụ đó.. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường: khẩu trang, găng tay, túi đựng rác. + Cần phải sử dụng những dụng cụ đó: Khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn, bảo vệ sức khỏe; găng tay tránh tay bị bẩn trong quá trình thu gom rác; túi đựng rác để thu gom rác vào một chỗ chờ xử lí.. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm trình bày - Đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV phân công các nhóm thức hiện - HS thực hành hoạt động thu gom rác việc thu gom rác ở một số khu vực phù tại sân trường. hợp trong sân trường và tổ chức cho HS thực hành thu gom rác.. - HS rửa tay sạch sẽ. - GV nhắc nhở HS sau khi thực hành hoạt động, rửa tay bằng xà phòng, nước sạch, nhận xét và tuyên dương tinh thần làm việc của HS. 4. Hoạt động vận dụng:(5’) + Con còn thấy khó khăn gì khi vệ sinh - HS nêu thấy khó khăn khi vệ sinh ở ở trường học? trường học. - GV chia sẻ cùng HS để lần sau thực hành được tốt hơn. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ....................................................................................................................................... .................................................................................................................... Ngày soạn : 12/10/2021 Ngày dạy : 22/10/2021 Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2021 TOÁN.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> BÀI 28: EM VUI HỌC TOÁN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - Thiết kế một tia số và xếp các thẻ số dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong học toán. Thiết kế một trò chơi học toán qua đó củng cố kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 20. Củng cố kĩ năng ước lượng độ dài của một số đồ vật (theo đơn vị xăng-ti-mét) rồi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại. - Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 1. Giáo viên:Bài giảng điện tử, máy chiếu. 2. Học sinh: - Sợi dây, các thẻ số cần thiết. - Bút màu, giấy vẽ để thiết kế một trò chơi. - Thước có vạch chia xăng-ti-mét và một số đồ vật có thể dùng để đo độ dài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên 1. HĐ mở đầu: (5’) - GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài “Đếm sao” - Y/c HS chia sẻ kiến thức đã học: + Cộng (có nhớ) trong phạm vi 20; + Trừ (có nhớ) trong phạm vi20; + Bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn; - GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học) 2. HĐ thực hành, luyện tập: ( 27’) Bài 1: Xếp các thẻ số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong toán học. - Gọi HS đọc đề bài - Bài có mấy yêu cầu?. - Yêu cầu hs quan sát tia số và thực hiện yêu cầu 1 - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4: Yêu cầu HS dùng sợi dây và các thẻ số đã chuẩn bị, thắt từng nút và xếp các thẻ số tương ứng dưới từng nút để tạo thành tia số. Sau khi hoàn thành, cùng thảo luận với bạn trong nhóm về cách. Hoạt động của học sinh - HS hoạt động tập thể: hát vận động bài “Đếm sao” - Hs chia sẻ. - Lắng nghe, nối tiếp nhắc lại tên bài. - HS nêu yêu cầu. - Bài có 2 yêu cầu: + Xếp các thẻ số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số. + Thảo luận cách sử dụng tia số. - Hs quan sát và lấy những thẻ số điền vào chỗ còn thiếu trên tia số - HS thực hành thảo luận nhóm 4..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> sử dụng tia số trong toán học. - Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày và nêu cách sử dụng tia số. - GV nhận xét, kết luận: + Chúng ta có thể sử dụng tia số để so sánh hai số. + Chúng ta có thể sử dụng tia số để cộng, trừ. Bài 2: Thảo luận nhóm để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 rồi chọn ra trò chơi thú vị nhất. - Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. - HS thảo luận nhóm 4 để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 bằng những đồ dùng đã chuẩn bị trước. (khuyến khích HS sáng tạo trò chơi theo cách của các em) - GV tổ chức cho tất cả HS trong lớp đi “tham quan” và tìm hiểu về trò chơi của các nhóm bạn, sau đó cả lớp sẽ bình chọn nhóm có trò chơi hay và thú vị nhất. - Mời 2 - 3 nhóm có trò chơi được lớp bình chọn là hay và thú vị nhất lên bảng.. - GV khen ngợi, tuyên dương các nhóm và có thể cho các nhóm còn lại tổ chức trò chơi của nhóm mình vào các tiết sinh hoạt lớp. GV chốt : Nội dung được củng cố qua trò chơi hs thiết kế Bài 3: a, Hãy ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét. b, Hãy dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại độ. - 2 HS đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận, lấy ví dụ về cách sử dụng tia số đưa ra. (2 nhóm lên bảng) - HS nhận xét, bổ sung.. - HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm 4.. - HS cả lớp thưc hiện.. - Đại điện nhóm làm quản trò điều khiển các bạn trong lớp cùng tham gia trò chơi. VD: Trò chơi “Hái hoa dân chủ” + HS thiết kế một “Cây hoa dân chủ” trong đó trên các bông hoa viết các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20. + Quản trò nếu quy tắc chơi: Mỗi bạn lên chơi sẽ hái một bông hoa, tính nhẩm, nếu đúng được hái tiếp, nếu tính sai sẽ mất lượt..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> dài của các vật được ước lượng ở câu a. - HS bày các đồ vật cần đo lên mặt bàn. - Yêu cầu HS bày lên bàn một số đồ vật thông dụng cần đo. - Tổ chức thi đua giữa các nhóm: - HS thảo luận nhóm. Yêu cầu HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4: (chiếu yêu cầu lên màn hình) + Ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét, sau đó nhóm trưởng ghi lại các số đo vừa ước lượng của từng thành viên ra giấy. + Sau khi ước lượng, dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại. So sánh số đo chính xác và số đo ước lượng ban đầu - HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm. - Đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày. - Gọi đại diện nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm của nhóm mình và trình bày ý tưởng. Nhóm nào có nhiều bạn ước lượng số đo ban đầu gần sát nhất so với số đo chính xác là nhóm thắng cuộc. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Hoạt dộng vận dụng (3’) *Củng cố - Dặn dò - GV nêu lại nội dung bài. - Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán. IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có) ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… TIẾNG VIỆT. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 ( TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - Củng cố kĩ năng đọc thông qua hoạt động đọc đúng các bài đã học, đồng thời đọc thêm những văn bản mới. - Giúp hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ . - Có tình cảm quý mến bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý mọi người xung quanh; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Phiếu ghi tên nội dung bài đọc trong các tuần đã học - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động Mở đầu: (3’). Hoạt động của học sinh.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Khởi động + Kết nối - HS thực hiện - HS hát và vận động theo lời bài hát: - Lắng nghe Múa vui - 3 HS nhắc lại tên bài - GV dẫn dắt, giới thiệu bài - GV ghi bài 2. HĐ Luyện tập, thực hành: ( 30’) * Bài 1: Tìm tên bài đọc tương ứng với - 1-2 HS đọc. nội dung của bài - 1-2 HS trả lời. - GV gọi HS đọc YC bài. - HS thảo luận nhóm 4- Đọc nội dung - Bài yêu cầu làm gì? - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: và lựa chọn đáp án đúng. + Đưa hình ảnh cánh hoa bên trong( màu vàng) là tên 5 bài tập đọc được chọn trong các tuần từ tuần 1 – 8. +Cánh hoa bên ngoài ( màu hồng) là nội dung các bài đọc. - GV yêu cầu thảo luận nhóm 4- Ghép nội - Đáp án : 1 – c ; 2- a; 3 –e; 4-d; 5 –b dung với tên bài đọc. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét- tuyên dương * Bài 2: Chọn đọc một bài đọc và trả lời câu hỏi - GV tổ chức hái hoa dân chủ. GV chuẩn bị 6 lá thăm tương ứng với 6 bài tập đọc đã học.( Đính thăm trên 1 chậu cây/ hoa ) - Cho HS làm việc nhóm đôi đọc lại 6 văn - HS làm việc nhóm đôi bản đã học, trả lời các câu hỏi có trong bài. - Mời đại diện các nhóm lên hái hoa và - Đại diện nhóm lên hái hoa và thực làm theo yêu cầu có trong thăm, trình bày hiện yêu cầu. - HS nhận xét. trước lớp. - Y/c HS nhận xét. - GV nhận xét- tuyên dương – chốt đáp án đúng. - HS nêu lại nội dung bài học *Củng cố, dặn dò: (2’) - HS lắng nghe - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY. .............................................................................................................................. ................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 ( TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. - Củng cố kĩ năng đọc thông qua hoạt động đọc đúng các bài đã học, đồng thời đọc thêm những văn bản mới..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Giúp hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ . - Có tình cảm quý mến bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý mọi người xung quanh; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Phiếu ghi tên nội dung bài đọc trong các tuần đã học - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động Mở đầu: (3’) Khởi động + Kết nối - HS hát và vận động theo lời bài hát: Múa vui - GV dẫn dắt, giới thiệu bài - GV ghi bài 2. HĐ Luyện tập, thực hành: ( 30’) * Bài 1: Tìm tên bài đọc tương ứng với nội dung của bài - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: + Đưa hình ảnh cánh hoa bên trong( màu vàng) là tên 5 bài tập đọc được chọn trong các tuần từ tuần 1 – 8. +Cánh hoa bên ngoài ( màu hồng) là nội dung các bài đọc. - GV yêu cầu thảo luận nhóm 4- Ghép nội dung với tên bài đọc. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét- tuyên dương * Bài 2: Chọn đọc một bài đọc và trả lời câu hỏi - GV tổ chức hái hoa dân chủ. GV chuẩn bị 6 lá thăm tương ứng với 6 bài tập đọc đã học.( Đính thăm trên 1 chậu cây/ hoa ) - Cho HS làm việc nhóm đôi đọc lại 6 văn bản đã học, trả lời các câu hỏi có trong bài. - Mời đại diện các nhóm lên hái hoa và làm theo yêu cầu có trong thăm, trình bày trước lớp. - Y/c HS nhận xét. - GV nhận xét- tuyên dương – chốt đáp án đúng. *Củng cố, dặn dò: (2’). Hoạt động của học sinh - HS thực hiện - Lắng nghe - 3 HS nhắc lại tên bài. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thảo luận nhóm 4- Đọc nội dung và lựa chọn đáp án đúng.. - Đáp án : 1 – c ; 2- a; 3 –e; 4-d; 5 –b. - HS làm việc nhóm đôi - Đại diện nhóm lên hái hoa và thực hiện yêu cầu. - HS nhận xét.. - HS nêu lại nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học.. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀY DẠY. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT LỚP- SƠ KẾT TUẦN7 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HSnhững việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: - HS có thêm động lực thể hiện mình là người thân thiện, vui vẻ với bạn bè, thầy cô và nhiều tình huống khác trong cuộc sống. - HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước. - Thân thiện, vui vẻ, đoàn kết với các thành viên trong lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Tranh, ảnh . Bảng nhóm/ Giấy A0 - HS: SGK. Ảnh gia đình III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động Tổng kết tuần.(14’) a. Sơ kết tuần 7: - Từng tổ báo cáo.tình hình tổ + Về nề nếp …… + Về học tập…... + Về các hoạt động khác - Lớp trưởng tập hợp ý kiến và nhận xét tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1. - GV nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… * Tồn tại …………………………………………… ……………………………………………. Hoạt động của học sinh - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. + Về nề nếp ( giờ giấc , xếp hàng…) + Về học tập ( học bài, làm bài, hăng hái phát biểu XD bài. Thi đua giành nhiều lời khen ) + Về các hoạt động khác:(ATGT, CSCTMN, VSMT , VSCN, Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước,……).

<span class='text_page_counter'>(42)</span> …………………………………………… … b. Phương hướng tuần 8: a) Nề nếp: - Mặc đồng phục các ngày thứ 2,6. - HS nghe để thực hiện kế hoạch - Đi học đều, đúng giờ, trật tự trong lớp. tuần 2. Nghỉ học phải xin phép. - Xếp hàng ra về và TD giữa giờ nhanh, thẳng hàng, không nói chuyện. - Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện. b) Học tập: - Khắc phục nhược điểm. - Tự giác học bài, làm bài đầy đủ,viết chữ sạch đẹp cả ở nhà và ở lớp. - Hăng hái xây dựng bài, nói to, rõ ràng. - Đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập. c) Công tác khác - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh covid khi đến lớp, ở nhà. Thực hiện tốt 5K 2. Hoạt động trải nghiệm.(17P) a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước:Triển lãm tranh, ảnh theo tổ. - GV phân vị trí cho mỗi tổ để trưng bày - HS gắn ảnh vào bảng nhóm theo những hình ảnh vui vẻ của mỗi thành viên tổ. trong tổ. − GV cho từng HS kể cho các bạn trong tổ - HS chia sẻ trước lớp và cả lớp nghe về tấm ảnh: Được chụp lúc Ví dụ: Đây là ảnh chụp gia đình nào? Liên quan đến những kỉ niệm gì? Vì mình đi thăm quan vịnh Hạ Long. sao em lại chọn tấm ảnh này để tham dự Chuyến đi rất vui, mình được tham triển lãm. quan các hang động, tắm biển, được vào công viên chơi. Mình chọn tấm ảnh này vì trong ảnh mọi người trong gia đình mình rất vui vẻ, hạnh phúc, cảnh ở trong ảnh cũng rất đẹp Kết luận: GV tập hợp cả lớp lại nhưng cho đứng theo tổ để cả lớp cảm nhận niềm vui mà mình vừa chia sẻ cho nhau. b. Hoạt động nhóm: - HS cùng nhau vui cười , tạo động.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Gv giúp HS chụp ảnh theo tổ + GV HS tạo các động tác giống nhau hoặc động tác độc đáo của riêng mình. - Khen ngợi, về những gương mặt mình nhìn thấy khi chụp ảnh cho các em và bày tỏ rằng: với sự vui tươi, thân thiện này, lớp chúng ta sẽ rất đoàn kết và thương yêu nhau. 3. Cam kết hành động.( 4P) - GV cho HS khái quát lại các “bí kíp” để trở thành người vui vẻ, thân thiện theo lời thơ, vừa đọc vừa làm động tác. tác khi chụp ảnh.. HS vừa đọc vừa thực hiện các động tác. Mắt nhìn ấm áp (đưa hai tay thành hai mắt tròn xoe) Miệng nở nụ cười (dùng hai tay tạo thành miệng cười) Khoác vai thân thiện (khoác vai nhau) Nói lời vui vui (tạo bàn tay nhưmiệng nói và cười xoà) - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. - Về nhà hãy thể hiện sự vui vẻ, thân thiện với các bạn và mọi người xung quanh. IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có). ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(44)</span>

<span class='text_page_counter'>(45)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×