Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tuan 4 Ngu van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.87 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần : 4 Tiết PPCT: 13 Văn bản:. Ngày soạn: 09/09/2017 Ngày dạy: 11/09/2017. NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được giá trị tư tưởng , nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu và phân tích ca dao than thân - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân 3. Thái độ: Cảm thông với số phận những người có hoàn cảnh , số phận không may mắn C. PHƯƠNG PHÁP - Đọc diễn cảm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở, giảng bình… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS - 7A1: Vắng: ……………………………………… - 7A2: Vắng: ……………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc có diễn cảm 4 bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước? - Phân tích bài ca dao số 4? Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam? 3. Bài mới:. * Vào bài: Trong cuộc sống làm ăn nông nghiệp nghèo cực, đằng đẵng hết ngày này sang tháng khác, hết năm này qua năm khác, nhiều khi cất lên tiếng hát lời ca cũng giúp người lao động phần nào vơi đi nỗi buồn sầu, lo lắng đang chất chữa trong lòng. Chùm ca dao - dân ca than thân chiếm vị trí khá đặc biệt trong ca dao trữ tình Việt nam. Càng đọc nó, con cháu thời nay càng thương kính ông bà cha mẹ mình hơn. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung - Gv giảng về hienj thực cuộc sống của người lao động trong xã hội phong kiến - GV giới thiệu sơ lược về những câu hát than thân.. NỘI DUNG BÀI DẠY I. GIỚI THIỆU CHUNG - Hiện thực về đời sống của người lao động dưới chế độ cũ luôn vất vả, nghèo khó, bị áp bức… - Những câu hát than thân thể hiện nỗi niềm tâm sự của tầng lớp bình dân Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc- hiểu văn bản II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN H: Vì sao có thể xếp chúng trong cùng một VB? 1. Đọc – tìm hiểu từ khó. -> Đều phản ánh thân phận bé mọn cay đắng của con người, đều là những câu hát than thân H: Những bài ca dao than thân sử dụng phương 2. Tìm hiểu văn bản: a, Phương thức biểu đạt: biểu cảm thức biểu đạt nào? -> Biểu cảm Gọi hs đọc bài 2. b, Phân tích.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> H: Nhân vật trữ tình trong bài ca dao? Bài ca dao bắt đầu bằng từ “Thương thay” em hiểu thế nào là thương thay? Bài ca dao bày tỏ niềm thương cảm đến những đối tượng nào? - Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao. Từ thương thay lặp lại 4 lần: Nhấn mạnh mối thương cảm xót xa cho c/đời cay đắng của người lao động. Hơn nữa nó minh chứng cho nỗi khổ dường như chồng chất, nhiều bề của họ H: Nỗi khổ của người nông dân được thể hiện qua những hình ảnh cụ thể nào? Nghệ thuật gì được sử dụng? Đây là cách nói phổ biến trong ca dao, ta gọi đó là cách nói gì? - Suy nghĩ, phân tích tìm ra câu trả lời * Gợi: Vừa thương vừa đồng cảm, thương cho người nhưng cũng thương cho chính mình vì mình cũng trong cảnh ngộ như vậy. - Con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc - Người lao động với nhiều nổi khổ khác nhau -> Ẩn dụ H: Em có nhận xét gì về âm điệu của bài ca dao, cùng ý nghĩa sự lặp lại từ “thương thay”? Tóm lại, nội dung của toàn bài ca dao nói lên điều gì? - Khái quát lại nội dung Gọi hs đọc bài 3 H: Em nào biết những bài ca dao than thân được bắt đầu bằng hai chữ "Thân em"? - Thân em như giếng giữa đàng… - Thân em như tấm lụa đào... H: Những bài ca dao ấy thường nói về ai? Về điều gì? và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật? Những bài ca dao thuộc chủ đề than thân mở đầu bằng "thân em"thường nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Nỗi khổ lớn nhất là số phận bị phụ thuộc, không được quyền quyết định. - Điểm giống về nghệ thuật. + Mở đầu bằng cụm "Thân em"® chỉ thân phận tội nghiệp đắng cay, gợi sự đồng cảm sâu sắc. + Sử dụng hình ảnh so sánh miêu tả chi tiết cụ thể thân phận và nỗi khổ của người lao động. - Chuyển: Vậy chúng ta sẽ cùng phân tích bài 3 để thấy rõ điều đó. Bài 3 cũng nằm trong mô típ như vừa nói, phản ánh thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. H: Từ "bần" tên trái cây, gợi nghĩ đến điều gì? ? Câu 2 đã cụ thể nỗi khổ của người phụ nữ như thế nào? * Định hướng: Tên gọi của trái cây - "bần"song dễ gợi liên tưởng đến thân phận nghèo khó. Ca dao dân ca Nam Bộ thường nhắc đến (trái). b1, Bài 2: - Con tằm: thương cho thân phận bị bòn rút sức lực - Lũ kiến: thương cho thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo khó - Con Hạc: thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận - Con cuốc: Thương có thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ. -> Hình ảnh ẩn dụ => Nỗi khổ nhiều bề dồn nén, kết tụ. * Ý nghĩa: Nói về nỗi khổ của người lao động xưa trong xã hội phong kiến mang thân phận con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc.. Bài 3: - Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. -> Hình ảnh so sánh, thành ngữ Gió dập sóng dồi.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> bần, mù u, sầu riêng như sự gợi nghĩ đến cuộc đời, thân phận đau khổ đắng cay – phản ánh tính địa phương trong ca dao). - Câu thứ 2 của bài nói rõ hơn nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng: Đó là phận chìm nổi, lênh đênh vô định trong xã hội phong kiến giống như trái bần bé mọn bị "gió dập sóng dồn"xô đẩy, quăng quật trên sông nước mênh mông không biết nơi bến bờ nào dừng lại: "Tấp vào đâu". H: Qua bài ca dao em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào? Hình thức câu hỏi của bài ca dao có ẩn chứa ý phản kháng không? Vì sao? - HS suy nghĩ, trả lời theo ý kiến riêng. * Tổng kết: H: Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca dao? Ý nghĩa văn bản? - Khái quát và trình bày. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tự học - GV gợi ý: - Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày… - Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân…. => Sự nghèo khó, số phận lênh đênh. * Ý nghĩa: - Thân phận nhỏ bé, đắng cay, chịu nhiều đau khổ, họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh.. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật - Sử dụng cách nói chung, các thành ngữ: - Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ. b. Nội dung. * Ý nghĩa: - Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ, đắng cay khổ cực. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Phân loại và học thuộc các bài CD, nắm nội dung – ý nghĩa mỗi bài - Viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất. - Soạn bài: Những câu hát châm biếm. E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần : 4 Tiết PPCT: 14 Văn bản:. Ngày soạn: 09/09/2017 Ngày dạy: 12/09/2017. NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được giá trị tư tưởng , nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm - Biết cách đọc diễn cảm và phâm tích ca dao châm biếm B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Kiến thức: - Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu và phân tích ca dao châm biếm - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học 3. Thái độ: - Cảm thông với số phận những người có hoàn cảnh , số phận không may mắn C. PHƯƠNG PHÁP - Đọc diễn cảm, phương pháp nêu và phân tích vấn đề, thảo luận nhóm, giảng bình, kĩ thuật khăn trải bàn D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS - 7A1: Vắng: ……………………………………… - 7A2: Vắng: ……………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’ - Đề, đáp án, ma trận, hướng dẫn chấm, biểu điểm xem cuối giáo án. 3. Bài mới: * Vào bài: Cùng với tiếng hát than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hát giao duyên đằm thắm nghĩa tình, ca dao cổ truyền Việt Nam còn vang lên tiếng cười hài hước, châm biếm, trào phúng, đả kích rất vui vẻ, khỏe, sắc nhọn, thể hiện tính cách, tâm hồn và quan niệm sống của người Việt Nam. Tiếng cười lạc quan ấy có nhiều cung bậc, nhiều vẻ và thật hấp dẫn người đọc, người nghe. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Hướng dẫn hs giới thiệu chung - GV giới thiệu sơ lược về ca dao than thân. - Ca dao than thân, châm biếm thể hiện hai thái độ ứng xử, hai cách biểu hiện tình cảm trái ngược mà thống nhất của người bình dân VN trong hiện thực cuộc sống: + Than thở, trữ tình. + Cười cợt, châm biếm. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu văn bản * Yêu cầu: đọc giọng hài hước, vui có khi mỉa mai nhưng vẫn độ lượng… Giải thích từ khó H: Vì sao có thể xếp chúng trong cùng một VB? - Đều phản ánh Gọi hs đọc bài 1 Đọc 2 câu đầu của bài ca dao, em thấy có hình ảnh nào đã từng nhắc đến trong những câu hát than thân? Theo con hai câu đầu bài ca dao này có ý nghĩa gì? Để bắt vần, chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật đây là một hình thức thường gặp trong ca dao. Ví dụ: “Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân vân.” “Thân ai khổ như thân con rùa GV:Chân dung chú tôi được giới thiệu qua những chi tiết nào? HS: Hoạt động độc lập. GV: Em hiểu như thế nào về từ hay? Vậy, từ hay trong bài ca dao này có hàm nghĩa đó không? Vì sao?. NỘI DUNG BÀI DẠY I. GIỚI THIỆU CHUNG - Ca dao than thân, châm biếm thể hiện hai thái độ ứng xử, hai cách biểu hiện tình cảm trái ngược mà thống nhất + Than thở, trữ tình. + Cười cợt, châm biếm. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc – tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản: Phân tích: 2.1. Bài 1: - Giới thiệu chân dung "chú tôi" để cầu hôn.. + Hay tửu hay tăm ® Nghiện rượu + hay nước chè đặc® Nghiện chè + hay nằm ngủ trưa + Mong ngày mưa Nghiện ngủ + Ước đêm dài. -> Cách nói ngược, nghệ thuật châm biếm,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HS: Hay = giỏi giang GV: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao? GV: Bài ca dao nhằm mục đích chế giễu ai? Chế giễu điều gì? HS tự bộc lộ GV: Trong xã hội ngày nay, hạng người lười nhác như vậy có còn không? HS:Thảo luận nhóm- 4phút.Các nhóm trình bày. * GV gọi HS đọc diễn cảm bài ca thứ hai GV: Bài ca dao nhại lời của ai nói với ai? Thầy bói đã phán những gì? GV: Em có nhận xét gì về những vấn đề mà thầy bói nói đến? ( số phận, gia đình, tình duyên, con cái) GV: Nhận xét về những lời phán của thầy bói? GV: Em có biết một câu thành ngữ nào về hiện tượng này? HS: ( Thầy bói nói dựa, Xem bói ra ma..) GV: Bài ca dao nhằm mục đích gì? GV: Ngoài mục đích phê phán, châm biếm thầy bói, theo em bài ca dao này còn nhằm mục đích nào khác không? Học qua 3 bài ca dao, em hiểu thế nào là những câu hát châm biếm? Những bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm muốn nói lên điều gì? -> Ghi nhớ : sgk. điệp từ. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học GV gợi ý: - Chập chập……………mất thiêng - Con mèo …………..chú mèo - Ăn thì chọn những miếng ngon Làm thì chọn việc cỏn con mà làm - Làm trai cho đáng sức trai Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng - Mèo khen mèo dài đuôi Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Sưu tầm, phân loại và học thuộc một số bài ca dao châm biếm - Viết bài cảm nhận của em về một số bài ca dao châm biếm tiêu biểu trong bài học - Học bài. Nắm chắc nội dung. - Soạn bài: ĐẠI TỪ - Viết cảm nhận về bài ca dao châm biếm tiêu biểu nhất.. Þ Châm biếm hạng người lười biếng, nghiện ngập. Bài 2 : - Nhại lời thầy bói nói với người đi xem bói. -> Nghệ thuật châm biếm, phóng đại. => Đả kích phê phán nghề mê tín, lừa bịp, lợi dụng lòng tin người khác. Phê phán sự mê tín mù quáng của con người. 3. Tổng kết * Nghệ thuật: - Sử dụng các hình thức giễu nhại - Sử dụng cách nói có hàm ý - Tạo nên cái cười châm biếm, hài hước. * Ý nghĩa: Ca dao châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân. -> Ghi nhớ : sgk. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Mức độ Chủ đề. Nhận biết. Đọc – hiểu - Nhớ tên tác văn bản giả. - Nhận diện thể loại. - Nhớ nội dung chính của văn bản.. Số câu. 3. Thông hiểu - Chỉ ra được nghệ thuật xây dựng văn bản. - Hiểu được tư tưởng nhà văn qua nhân vật. - Hiểu được tâm trạng của nhân vật qua văn bản. - Hiểu được ý nghĩa văn bản. 4. Vận dụng thấp. Vận dụng Tổng số cao. 7.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Số điểm Tạo lập văn bản. 1.5. 3.5. 5.0 Viết đoạn văn tóm tắt văn bản 1 1 5.0 5.0. Số câu Số điểm Tổng số câu Tổng số điểm. 3 1.5. 4 3.5. 1. 8 5.0. 10.0. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT I. Trắc nghiệm: (3.0 điểm) Câu 1: Ai là tác giả văn bản “Cổng trường mở ra” ? A. Lý Lan. B. Tô Hoài. C. Thép Mới. D. Võ Quảng. Câu 2: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được viết theo thể loại gì? A. Hồi kí. B. Truyện dài. C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết. Câu 3: Theo em, điều gì đã khiến nhân vật Thủy để con búp bê Em Nhỏ ở lại bên cạnh búp bê Vệ Sĩ của anh mình? A. Vì nặng quá không thể mang theo. B. Vì Thủy muốn những con búp bê không phải xa nhau như hai anh em mình. C. Vì con búp bê đã cũ, Thủy không muốn chơi cùng nữa. D. Vì mẹ không cho Thủy đem theo. Câu 4: Câu ca dao “ Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! ” là lời của ai nói với ai? A. Lời mẹ khuyên dạy con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ. B. Lời anh trai nhắn nhủ em gái phải chăm ngoan. C. Lời mẹ dạy anh em trong gia đình phải hòa thuận, thương yêu lẫn nhau. D. Lời người thầy nhắn gửi đến học sinh phải vâng lời, học giỏi. Câu 5: Câu ca dao “Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ. Câu 6: Dòng nào sau đây nói chưa đúng về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trong văn bản “Cổng trường mở ra”? A. Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm của bản thân ngày đầu tiên đi học. B. Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa. C. Nhớ lại những ngày con còn nhỏ. D. Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đến thế hệ tương lai. II. Tự luận: (7.0 điểm) Câu1: Trình bày ý nghĩa văn bản “Cổng trường mở ra”? (2.0 điểm) Câu 2: Viết đoạn văn (từ 7- 10 câu) tóm tắt đoạn trích “Cuộc chia tay của những con búp bê”của Khánh Hoài ? (5.0 điểm) ĐÁP ÁN: I. Trắc nghiệm: (3.0 điểm ) Mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm CÂU ĐÁP ÁN II. Tự luận : (7.0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm. 1 A. 2 C. 3 B. 4 A. 5 B. 6 C. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1. 2. Ý nghĩa văn bản “Cổng trường mở ra”: Thể hiện tấm lòng, tình cảm của 2.0 điểm người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. HS tóm tắt đảm bảo số câu và các sự việc chính sau: - Tâm trạng của hai anh em Thành – Thủy trong đêm trước và sáng hôm sau khi mẹ giục chia đồ chơi. - Thành đưa Thủy đến lớp chào chia tay cô giáo và các bạn. 5.0 điểm - Cuộc chia tay đột ngột và đầy xúc động ở nhà. BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM. Lớp 7A1 7A2 K7. Sĩ số. Điểm >= 5 SL TL. Điểm 8 - 10 SL SL. Điểm dưới 5 SL TL. Điểm 0 - 3 SL TL. E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần : 4 Tiết PPCT: 15 Tiếng Việt:. Ngày soạn: 10/09/2017 Ngày dạy: 13/09/2017. ĐẠI TỪ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được các khái niệm đại từ, các loại đại từ - Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Khái niệm đại từ - Các loại đại từ 2. Kỹ năng: - Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết - Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp 3. Thái độ: - Cảm thông với số phận những người có hoàn cảnh , số phận không may mắn C. PHƯƠNG PHÁP - Phát vấn, diễn giảng, thảo luận nhóm, phân tích. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS - 7A1: Vắng: ……………………………………… - 7A2: Vắng: ……………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: - Từ láy được chia làm mấy loại? Lấy ví dụ? Nghĩa của từ lấy được tạo thành do đâu?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3. Bài mới: * Vào bài: Trong khi nói và viết, ta thường dùng những từ như: Tôi, tao, tớ, mày, nó, họ, hắn,… để xưng hô hoặc dùng: Đây, đó, nọ, kia,… ai, gì, sao, thế nào…để trỏ, để hỏi. Như vậy là vô hình chung ta đã sử dụng 1 số loại đại từ Tiếng Việt để giao tiếp. Vậy đại từ là gì? Đại từ có nhiệm vụ, chức năng và cách sử dụng ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lời giải đáp qua tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung GV: gọi học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ Gạch chân từ nó. Từ nó trong ví dụ a chỉ ai? GV: Từ nó trong ví dụ b chỉ con vật gì? Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của từ nó trong hai đoạn văn này? GV: Các từ nó giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? Từ thế trong đoạn văn trỏ việc gì? Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của nó? GV: Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì? Nó giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? => Gọi tất cả các từ vừa tìm hiểu là đại từ.Vậy thế nào là đại từ ? Vai trò của nó? HS trình bày GV: Yêu cầu học sinh theo dõi ví dụ sgk. GV: Các đại từ trong ví dụ a,b,c dùng để làm gì? Yêu cầu học sinh chú ý sgk. GV: Các đại từ trong ví dụ a,b,c dùng để hỏi về ai? Về cái gì? GV: Đại từ để hỏi dùng để làm gì? GV: Có mấy loại đại từ? Vai trò của từng loại?. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập GV: Hãy sắp xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng? GV: So sánh nghĩa của đại từ mình trong hai câu: ( HS thảo luận nhóm – 4 nhóm- 4 phút và trình bày) 1. Cậu giúp đỡ mình với nhé! 2. Mình về có nhớ ta chăng..... GV: Cho biết từ nó chỉ các đối tượng nào ? GV dùng bảng phụ: a. Con ngựa ... Nó … và hí vang. b. Xanh …của nước biển. Nó khiến nhà thơ ... c. Cười ….. của con người. Nó giúp ta sảng. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Thế nào là đại từ? a. Xét Ví dụ: sgk - 54 - Ví dụ a: nó chỉ em tôi ( Thủy ) ® thay thế cho em tôi trong câu trước: nó là chủ ngữ. - Ví dụ b: nó chỉ con gà của anh Bốn Linh ® thay thế cho con gà: nó là định ngữ. - Ví dụ c: thế chỉ việc chia đồ chơi ( nhờ vào hoàn cảnh giao tiếp ): phụ ngữ của động từ. - Ví dụ d: ai dùng để hỏi và là chủ ngữ. => Khái niệm: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi - Trong câu, đại từ có thể đảm nhiệm vai trò: Chủ ngữ, vị ngữ. Trong cụm từ, đại từ có thể đảm nhiệm vai trò phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. b. Các loại đại từ: * Đại từ để trỏ. VD:Tôi, tao tớ, chúng tôi, chúng tao, mày, nó, hắn… - Bấy nhiêu, bao nhiêu - Vậy, thế => Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất. Đại từ trỏ người, sự vật gọi là đại từ xưng hô * Đại từ để hỏi: Ví dụ: - Ai, gì..? - Bao nhiêu, bấy nhiêu, mấy…? - Sao, thế nào? => Đại từ dùng để hỏi về người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất, sự việc. II. LUYỆN TẬP Bài tập 1 a. 1. tôi, tao, ta; chúng tôi, chúng ta 2. mày, mi; chúng mày, bay 3. hắn, nó, y; chúng nó, họ b. 1. mình: chỉ ngôi thứ 1 2. mình: chỉ ngôi thứ 2 Bài tập 2: Từ nó chỉ các đối tượng sau: a. Chỉ con ngựa b. Chỉ tính chất, màu sắc. c. Chỉ hoạt động * Đặt câu với đại từ “nó”: Nó đã đến..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> khoái hơn. GV: Nhận xét 2 đại từ tôi trong câu sau: - Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. (Cuộc chia tay của những con búp bê ) Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - GV gợi ý: Đại từ ai, em…. T.V : Ngôi 1: tôi, chúng tôi… Ngôi 2: mày, chúng mày.. Ngôi 3: cô ấy, hắn…. Tiếng Anh: I -> ĐT chia ở tobe ( I’am) He, she, it -> Động từ có s, hoặc es - Bài mới : Chuẩn bị bài « Luyện tập tạo lập văn bản ». Bài tập 3: - Giống nhau: đều là đại từ xưng hô. - Khác nhau: + tôi ( tôi quay lại ): là chủ ngữ. + tôi ( em tôi đã...): là định ngữ. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Xác định các đại từ trong văn bản Những … gia đình, tình yêu quê hương – đất nước - So sánh sự khác nhau về ý nghĩa biểu cảm giữa một số đại từ xưng hô T.V với đại từ xưng hô trong tiếng Anh - Bài mới : Chuẩn bị bài « Luyện tập tạo lập văn bản ». E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Tuần : 4 Tiết PPCT: 16 Tập làm văn:. Ngày soạn: 12/09/2017 Ngày soạn: 15/09/2017. LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Củng cố những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản - Biết tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của học sinh. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Văn bản và quá trình tạo lập văn bản 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản 3. Thái độ: HS biết vận dụng lí thuyết vào thực hành một cách hợp lí C. PHƯƠNG PHÁP - Phát vấn, diễn giảng, thảo luận nhóm, phân tích. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS - 7A1: Vắng: ……………………………………… - 7A2: Vắng: ……………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài mới 3. Bài mới:. * Vào bài : Với những tiết học trước, các em đã làm quen với tính liên kết, mạch lạc, bố cục 3 phần và quá trình tạo lập văn bản. Để từ lí thuyết thực hiện thành văn bản hoàn thiện, chúng ta đi vào luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung GV: phát vấn để HS củng cố kiến thức đã học ở tiết trước HS trả lời - Liên kết trong văn bản: là làm cho các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau bằng phương tiện liên kết. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Củng cố kiến thức đã học: - Liên kết trong văn bản: - Bố cục trong văn bản - Mạch lạc trong văn bản * Quá trình tạo lập văn bản được diễn ra theo 4.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Bố cục trong văn bản là sự sắp xếp, bố trí các phần, các đoạn theo một hệ thống rành mạch, trình tự hợp lí. Bố cục văn bản có 3 phần - Mạch lạc trong văn bản: là các phần, các đoạn các câu đều nói về một đề tài biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt - Quá trình tạo lập văn bản được diễn ra theo 4 bước Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập GV: ghi đề bài lên bảng. Gọi HS đọc đề. GV:Đề bài trên thuộc kiểu văn bản gì? Do đâu em biết? GV:Nêu nội dung của đề bài? Đề bài yêu cầu viết cái gì? Cho ai? Để làm gì? HS:Viết về đất nước mình, cho bạn dểgây thiện cảm tình bạn với đất nước mình và góp phần xây dựng tình hữu nghị. GV: Bố cục cụ thể của một bức thư như thế nào? Nội dung của từng phần ? HS thảo luận nhóm trình bày. Bước 1: Định hướng chính xác. - Viết cho bạn. Để bạn hiểu về đất nước mình. - Viết cái gì? Truyền thống lịch sử. Cảnh đẹp thiên nhiên.. Phong tục, tập quán. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý * Mở bài: Lí do viết thư * Thân bài: Giới thiệu: Đất nước tôi nhiều vẻ đẹp nổi tiếng, tôi giới thiệu một số cảnh đẹp như vậy. 1 - Vẻ đẹp Lạng Sơn - Nàng Tô Thị - Chùa Tân Thanh: Huyền bí đắm say lòng người. 2 - Vẻ đẹp Hà Nội - Hồ Gươm. + Lẵng hoa giữa lòng thành phố. + Quần thể kiến trúc Hồ Gươm: Đài Nghiên, Tháp Bút, đền Ngọc Sơn... + Người Việt Nam thường tự hào: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ... 3 - Vẻ đẹp vịnh Hạ Long. + Nhiều động đẹp lung linh. + Biển xanh thẳm. + Con người mến khách... 4 - Vẻ đẹp Huế. + Sông Hương: thơ mộng lung linh , những câu hò tha thiết. Núi Ngự. Cầu Tràng Tiền. Þ Tự hào về quê hương đất nước. * Kết bài: Lời chào, mời mọc * Chú ý: HS cũng có thể đi theo hướng sau: Thân bài: 1 - Vẻ đẹp thiên nhiên 2. Truyền thống lịch sử 3 - Phong tục, bản sắc văn hóa. bước: a. Định hướng cho việc tạo lập văn bản chính xác: viết cho ai? Để làm gì? Về cái gì?, như thế nào? b. Tìm ý, sắp xếp thành bố cục rành mạch, hợp lí c.Diễn đạt các ý trong bố cục thành câu văn, đoạn văn mạch lạc, liên kết d. Kiểm tra, đối chiếu văn bản II. LUYỆN TẬP Đề bài: Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình. 1.Tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Kiểu văn bản: viết thư. - Nội dung: Giúp bạn hiểu về đất nước Việt Nam - Yêu cầu về tạo lập văn bản: 4 bước. - Yêu cầu về độ dài của văn bản: khoảng 1500 chữ. 2. Xác định các bước tạo lập văn bản a. Định hướng cho văn bản. - Nội dung: chọn một vấn đề để viết về đất nước ( truyền thống lịch sử, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán...) - Đối tượng: bạn đồng trang lứa ở nước ngoài. - Mục đích: để bạn hiểu về đất nước Việt Nam. b. Xây dựng bố cục: rành mạch, hợp lí, đúng định hướng ở bước 1. * Mở bài: (Đầu thư) - Địa điểm, ngày, tháng, năm. - Lời chào bạn - Lý do viết thư: Giới thiệu chung về cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam. * Thân bài: ( Phần chính bức thư) - Hỏi thăm sức khoẻ. - Ca ngợi tổ quốc bạn. - Giới thiệu đất nước mình.: Cảnh sắc mùa xuân, mùa hè, mùa thu,mùa đông.... + Con người Việt Nam + Truyền thống lịch sử, Văn hoá, phong tục,tập quán.. + Danh lam thắng cảnh. * Kết bài: (Cuối thư) - Cảm nghĩ và niềm tự hào về đất nước. - Lời mời chào bạn đến Việt Nam, lời chúc sức khoẻ. - Mong tình bạn hai nước gắn bó. c. Diễn đạt thành văn bản hoàn chỉnh. - Học sinh tự viết 1 đoạn văn (trong phần chính bức thư và phần phần cuối thư) theo yêu cầu của giáo viên. d. Kiểm tra văn bản: - Nhiệm vụ: Kiểm tra việc thực hiện các bước.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> GV: hướng dẫn HS chuẩn bị: Sau đó trình bày trước lớp. Hoàn chỉnh thành bài mẫu. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học GV gợi ý một số điểm trong dàn bài để HS hoàn chỉnh dàn ý của mình - Bài mới: Chuẩn bị bài ”Sông núi nước Nam & Phò giá về kinh”. 1,2,3 để sửa chữa sai sót hoặc bổ sung những ý còn thiếu. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS bổ sung, sửa lại dàn bài cho hoàn chỉnh - Xem lại các bước tạo lập văn bản - Chuẩn bị tiết trả bài làm văn số 1. Xem lại các lỗi sai để sữa chữa trong tiết tới - Bài mới: Chuẩn bị bài ”Sông núi nước Nam & Phò giá về kinh”. E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………............ ……………………………………………………………………………………………………....

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×