Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Sinh hoat chuyen mon Bai 11 Sinh 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.84 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2016 – 2017. CHỦ ĐỀ: DẠY BÀI KHÓ Bài 11:. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN. I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Nhận biết được hiện tượng liên kết hoàn toàn và hoán vị gen. Các dặc điểm của LKG, HVG. - Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen. - Định nghĩa được hoán vị gen, tính được tần số hoán vị gen. - Nhớ được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và hoán vị gen. 2. Kỹ năng: - Phát triển được kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm. - Rèn luyện kĩ năng viết sơ đồ lai. 3. Thái độ: - Nhận thức được liên kết gen duy trì sự ổn định của loài, giữ cân bằng sinh thái. Hoán vị gen tăng nguồn biến dị tổ hợp, tạo độ đa dạng về loài. 4. Vận dụng: - Vận dụng kiến thức làm các bài tập về Liên kết gen và HVG. II. Hệ thống câu hỏi và bài tập 1. Làm thế nào để phát hiện hai gen nào đó liên kết hay phân ly độc lập ? ( Câu hỏi thông hiểu) 2. Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa hai gen trên NST ? Phép lai nào hay được dùng hơn ? Vì sao ? ( Câu hỏi vận dụng) 3. Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa bao nhiêu nhóm gen liên kết ? ( Bài tập vận dụng) 4. Làm thế nào đẻ có thể chứng minh được hai gen có khoảng cách bằng 50cM lạ cùng nằm trên 1 NST ? ( Câu hỏi vận dụng cao) III. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: - Hình 11 SGK, đoạn phim cơ sở tế bào học của hoán vị gen - Phiếu học tập - Máy chiếu, máy vi tính 2. Chuẩn bị của HS: IV- Tiến trình bài học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ a. Câu hỏi : Cho A- hạt vàng, a- hạt xanh. B- hạt trơn, b – hạt nhăn. Biết 2 cặp gen trên nằm trên 2 cặp NST khác nhau và trội là trội hoàn toàn. Xác định kiểu gen và KH cho phép lai sau : AaBb(vàng-trơn) x aabb (xanh-nhăn). b. Đáp án – biểu điểm : Để xác định được KG và KH của phép lai chúng ta cần viết sơ đồ lai : ( 2đ) P: AaBb (vàng – trơn) x aabb ( xanh – nhăn) ( 2đ).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Gp : AB, Ab, aB, ab ab F : có KG : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb. KH : 1vàng-trơn : 1vàng-nhăn : 1xanh-trơn : 1xanh-nhăn.. ( 2đ) ( 2đ) ( 2đ). 3. Bài mới: ĐVĐ : GV dùng luôn nội dung kiểm tra bài cũ để nêu vấn đề cho bài mới.. I.Liên kết gen:. 2.Giải thích thí nghiệm: PHIẾU HỌC TẬP. Nội dung câu hỏi 1. Phép lai này có mấy tính trạng ? 2. Xác định tính trạng trội, lặn ? 3. Qui ước gen ? 4. Xác định kiểu gen của F1? 5. Xác định giao tử của F1 ? 6. Theo quy luật PLĐL của Menđen, F1 dị hợp 2 cặp gen lai phân tích → Fa cho tỉ lệ kiểu hình như thế nào? 7. So sánh tỉ lệ này với kết quả Fa ở thí nghiệm Moocgan ? 8. Vì sao có sự khác nhau đó. Đáp án ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Giải thích thí nghiệm: - Phép lai 2 tính trạng - Tính trạng: t.xám > t.đen c.dài > c.cụt - Qui ước: gen A: t.xám, gen a: t.đen gen B: c.dài, gen b: c.cụt - F1 dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb) - ♂ F1 lai phân tích: nếu các gen PLĐL → Fa: 1 : 1 : 1 : 1 ≠ 1 : 1 (TN của Moocgan) → Các cặp gen không PLĐL theo MĐ. - Fa: 1 : 1 = 2 tổ hợp gt = 2 gt x 1gt mà ruồi ♀(Đ,C) chỉ cho 1 loại gt → ♂ F1 (Aa,Bb) phải cho ra 2 gt. - Fa: 1 : 1 = 2 tổ hợp gt = 2 gt x 1gt mà ruồi ♀(Đ,N) chỉ cho 1 loại gt → ♂ F1 (Aa,Bb) phải cho ra 2 gt → 2 cặp gen qui định 2 tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và phân li cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử + T.xám luôn đi kèm với c.dài → gen A liên kết với gen B và cùng nằm trên 1 NST + T.đen luôn đi kèm với c.cụt → gen a liên kết với gen b và cùng nằm trên 1 NST Quy ước gen: A: xám, a: đen; B: Dài, b: Cụt Sơ đồ lai minh họa: P: AB/AB (xám-dài) x ab/ab ( đen-cụt) Gp: AB ab F1: AB/ab ( xám- dài) Lai phân tích Lai ♂ F1 AB/ab ( xám- dài) x ♀ ab/ab (đen- cụt ) GF1 AB, ab ab Fa:. KG KH. 1 AB/ab 1 xám - dài 1 đen - cụt 3. Cơ sở tế bào học:. 1 ab/ab.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trong phân bào, các gen luôn đi cùng nhau, di truyền cùng nhau tạo nên hiện tượng liên kết gen. 4. Đặc điểm của liên kết hoàn toàn : - Các gen trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết. - Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội(n) của loài đó. - Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết 5. Ý nghĩa của liên kết gen: - Các gen trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau nên duy trì sự ổn định của loài. - Thuận lợi cho công tác chọn giống. II. Hoán vị gen: 1.Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng hoán vị gen:. 2.Giải thích thí nghiệm: - Phép lai 2 tính trạng - Tính trạng: t.xám > t.đen c.dài > c.cụt - Qui ước: gen A: t.xám, gen a: t.đen gen B: c.dài, gen b: c.cụt - F1 dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb) - Lai phân tích ruồi ♀F1 cho kết quả lai khác với kết quả lai phân tích của MĐ (1:1:1:1) và LKG (1:1) → Các cặp gen không PLĐL theo MĐ hay LKG mà xảy ra hiện tượng HVG..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Fa: có 4 loại KH với tỉ lệ không bằng nhau, mà ruồi ♂ (Đ,N) chỉ cho 1 loại gt → ♀ F1 (Aa,Bb) phải cho ra 4 gt với tỉ lệ không bằng nhau → 2 cặp gen qui định 2 tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng . Đồng thời trong quá trình tạo thành giao tử của ruồi ♀ các gen A và B, a và b đã liên kết không hoàn toàn với nhau. Nghĩa là có HVG xảy ra, nên tỉ lệ các loại giao tử này không bằng nhau * Cách tính tần số HVG - Tần số HVG = Tổng tỉ lệ % các loại giao tử mang gen hoán vị. - Trong phép lai phân tích, tần số HVG được tính theo công thức: f(%) = Số cá thể có HVG x 100 Tổng số cá thể trong đời lai phân tích Ví dụ: Trong trường hợp này tần số HVG là: f(%) = 206 + 185 x 100 = 17% 965 + 944 + 206 + 185 * Chú ý: Tần số HVG dao động tử 0 - 50%, không bao giờ vượt quá 50%. 3. Cơ sở tế bào học:. Trong kỳ đầu giảm phân I, khi các NST trong cặp tương đồng bắt cặp và trao đổi cho nhau các đoạn tương ứng gây nên hiện tượng hoán vị gen..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 4. Ý nghĩa của hoán vị gen: + Làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. + Là cơ sở để lập bản đồ gen, giải mã hệ gen SV. 1% tần số hoán vị = khoảng cách 1cM trên NST. 4. Củng cố: Gv hệ thống nhanh lại kiến thức của bài. 5. HDVN : 1. Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài. 2. Hoàn thành bảng so sánh hiện tượng di truyền phân ly độc lập và di truyền liên kết (tuỳ đối tượng HS mà GV có thể cho tự lập bảng hoặc hoàn thành bảng cho sẵn) Đặc điểm so DT phân ly độc lập DT liên kết DT Hoán vị gen sánh Đặc điểm Cơ chế Kết quả ý nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×