Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tham luan Mot so kinh nghiem trong viec trien khai thuc hien mo hinh truong hoc moi Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.6 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THAM LUẬN </b>
<b>Một số kinh nghiệm</b>


<b>trong việc triển khai thực hiện mơ hình trường học mới Việt Nam </b>


<i><b>Người viết tham luận: …………</b></i>
<i><b>Hiệu trưởng trường ………</b></i>


Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT đã triển khai thí điểm Mơ hình trường học mới Việt
Nam theo định hướng <i><b>phát triển năng lực người học, trong đó coi trọng giáo dục</b></i>
<i><b>lấy học sinh làm trung tâm</b></i>. Mơ hình tập trung vào 5 nội dung cơ bản đó là <i><b>đổi</b></i>
<i><b>mới</b></i> <i><b>phương pháp dạy;</b><b>đổi mới phương pháp học; đổi mới</b></i> <i><b>cách thức tổ chức lớp</b></i>
<i><b>học; đổi mới</b></i> <i><b>phương pháp đánh giá học sinh; đổi mới</b></i> <i><b>sự tham gia của gia đình</b></i>
<i><b>và cộng đồng trong quá trình giáo dục</b>. Cụ thể:</i>


-Theo Mơ hình trường học mới, giáo viên chuyển lối dạy truyền thống (chủ
yếu giảng giải) sang tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, học cá nhân, học nhóm;
dạy học thơng qua các hoạt động của học sinh; dạy học chú trọng rèn luyện
phương pháp tự học. Học sinh chuyển lối học thụ động, một chiều sang học chủ
động bằng cách làm việc cá nhân, làm việc nhóm dựa trên tài liệu hướng dẫn học
và theo sự hướng dẫn của giáo viên, sự hỗ trợ của các bạn để tự lĩnh hội kiến thức.
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.


- Về tổ chức, quản lý lớp học: theo mơ hình truyền thống, tổ chức lớp học và
mọi hoạt động trong lớp học do giáo viên điều hành.Trong mơ hình trường học
mới, Hội đồng tự quản được thành lập dựa trên cơ sở học sinh tự bầu, tự xây dựng
nội dung, tự điều hành mọi hoạt động của lớp. Hội đồng tự quản học sinh” là một
biện pháp giúp học sinh phát huy quyền làm chủ q trình học tập, giáo dục. Học
sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được


rèn các kỹ năng điều hành, kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác trong các hoạt động...;
học sinh được tạo cơ hội bày tỏ ý kiến, thể hiện năng lực bản thân.


-Trong mơ hình trường học mới, việc đánh giá học sinh không chỉ đo lường
kết quả học tập học sinh như trước đây mà còn đánh giá quá trình học tập và sự
vận dụng kết quả học tập của học sinh; coi trọng đánh giá thường xuyên bằng nhận
xét; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò; học sinh tự đánh giá và đánh
giá kết quả của bạn; cha mẹ học sinh cùng tham gia vào quá trình đánh giá học
sinh.


- Nhà trường theo Mơ hình trường học mới được xây dựng theo hướng
“mở”; các hoạt động học tập, hoạt động giáo dục có thể diễn ra ngồi lớp, ngồi
nhà trường; cha mẹ học sinh có thể đến thăm lớp học, cùng tham gia vào quá trình
giáo dục học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Được Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT quan tâm tin tưởng lựa chọn, trường
Tiểu học H S huyện V C là một trong 14 trường tiểu học của tỉnh tham gia Dự án
mơ hình trường học mới tại Việt Nam từ năm học 2012-2013.


Trong quá trình triển khai, thực hiện, nhà trường có những thuận lợi và khó
khăn sau:


<i>* Thuận lợi:</i>


- Phịng GD&ĐT, chính quyền địa phương ln ủng hộ, tạo điều kiện cho
nhà trường.


- Đa số cán bộ quản lý, giáo viên nhiệt tình, say mê chun mơn, năng động,
chịu khó học hỏi, có tinh thần đổi mới.



- Phụ huynh và nhân dân đồng tình và ủng hộ.
<i>* Khó khăn:</i>


- Cơ sở vật chất cịn thiếu: thiếu phịng chức năng, phịng học bộ mơn, thiếu
bàn ghế 2 chỗ phục vụ cho học nhóm của học sinh.


- Do đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, cách thức tổ chức lớp
học, cách đánh giá học sinh nên thời gian đầu giáo viên chưa có nhiều kinh
nghiệm, chưa mạnh dạn, tự tin, chưa chủ động và linh hoạt trong việc tổ chức dạy,
học nên cịn có thắc mắc, băn khoăn, lo lắng về cách dạy, cách học và chất lượng
giáo dục.


- Trong nhà trường, vẫn cịn có một số giáo viên năng lực cịn hạn chế hoặc
cịn ngại khó, ngại khổ, ngại thay đổi, chưa nhiệt tình trong việc tham gia đổi mới.


- Nhà trường có đơng học sinh người dân tộc thiểu số nên việc sử dụng tiếng
Việt còn hạn chế, nhất là học sinh khối 2 và 3; việc tự học và năng lực điều hành
của các em cũng chưa tốt.


Mặc dù còn nhiều gặp nhiều khó khăn, nhưng qua q trình triển khai, thực
hiện, nhà trường nhận thấy, Mơ hình trường học mới có rất nhiều ưu điểm, có
nhiều mặt tích cực thể hiện hướng đi cũng như cách làm mới để phát triển năng lực
người học. Học tập theo mơ hình trường học mới, HS phát huy được “5 tự”: tự
học, tự sáng tạo, tự tin, tự giác và chủ động; phát huy được tính hợp tác trong cách
làm việc nhóm từ đó gắn kết các học sinh lại với nhau…; vì vậy, nhà trường đã xác
định đây là nhiệm vụ chính trị cần quyết tâm khắc phục các khó khăn để trở thành
trường điểm trong việc thực hiện tốt mơ hình trường học mới.


Để có thể triển khai, thực hiện tốt mơ hình, ngay từ đầu, nhà trường đã làm
tốt cơng tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên


địa bàn hiểu về mơ hình; tuyên truyền để phụ huynh hiểu và tin tưởng vào nhà
trường trong việc thực hiện mơ hình.


Nhà trường lựa chọn và xây dựng đội ngũ cốt cán gồm một số giáo viên có
năng lực, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao và sẵn sàng thực hiện đổi mới dạy
các lớp học theo mơ hình trường học mới. Trong q trình thực hiện, CBQL ln
đồng hành cùng với giáo viên tập trung nghiên cứu nội dung bài học và hoạt động


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

học trong tài liệu Hướng dẫn học để điều chỉnh cho phù hợp với học sinh trong lớp,
dự kiến tình huống sư phạm, chuẩn bị đồ dùng dạy học,... để tiết học đạt được hiệu
quả cao nhất.


Trong giờ học, giáo viên ln duy trì một mơi trường tích cực, cởi mở để
đảm bảo học sinh tự tìm tịi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới; tận dụng
khả năng tổ chức các hoạt động để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào
cuộc sống.


Để học sinh hiểu và mở rộng vốn từ tiếng Việt nhà trường đã thực hiện dạy
tăng cường tiếng Việt cho học sinh ngay đầu các năm học, đồng thời bồi dưỡng
Hội đồng tự quản, nhóm trưởng. Cơng việc này đòi hỏi thực hiện thường xuyên,
liên tục để các em thành nề nếp; có nề nếp sẽ thuận lợi rất nhiều cho giáo viên
trong quá trình dạy học tổ chức cho học sinh học cá nhân, học nhóm.


Vì vậy, trong những năm qua, ngoài việc đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng,
về phẩm chất theo quy định, học sinh học theo mơ hình trường học mới cịn được
rèn luyện nhiều hơn về các kỹ năng tự làm việc, kỹ năng nghe, nói, giao tiếp,…;
kết hợp hoạt động học ở lớp và hoạt động ứng dụng ở nhà; có nhiều cơ hội để tham
gia, bày tỏ ý kiến, phát huy theo khả năng của từng học sinh. Từ khi nhà trường
thực hiện mơ hình trường học mới, học sinh đi học hồ hởi, phấn khởi và thoải mái,
chững chạc, tự tin trong giao tiếp hơn, kỹ năng sống có nhiều tiến bộ; tính tự giác,


tính tự quản của học sinh cao hơn; các em hiểu rõ hơn về cộng đồng dân cư nơi
mình sinh sống. Đặc biệt, những em học chậm được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn để
tiến kịp các bạn. Kết quả, tỷ lệ HS lên lớp ln đạt từ 98,5% trở lên. HS hồn
thành chương trình tiểu học luôn đạt 100%. HS được khen thưởng cấp trường luôn
đạt trên 50%; năm học 2016-2017 đạt 64,4%.


Để nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, nhà trường đã thường xuyên
mở các chuyên đề, hội thảo; tổ chức đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học; tổ chức cho giáo viên tham dự các chuyên đề theo cụm huyện;
tích cực trao đổi những khó khăn vướng mắc với cán bộ tư vấn của Dự án,với cán
bộ chỉ đạo chun mơn của Phịng, của Sở; từ đó, những khó khăn đã dần dần
được giải quyết, giáo viên an tâm thực hiện, mạnh dạn tự tin dạy chuyên đề các
cấp: cụm, huyện, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh theo
phương pháp dạy – học mới. Kết quả, đội ngũ GV đã mạnh dạn, tự tin thực hiện
dạy học theo mơ hình trường học mới. Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt 65
lượt; thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt 65 lượt các cấp bằng phương pháp
VNEN đạt như sau: GVDG cấp trường đạt 21 lượt; đặc biệt đã có 01 GV dự thi
dạy học theo mơ hình mới và đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh.


Bên cạnh việc được Dự án đầu tư thêm bàn ghế 2 chỗ ngồi, thiết bị dạy học
như máy tính, máy phơ tơ, máy in, máy chiếu, sách hướng dẫn học của học sinh…;
nhà trường đã tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, với ngành để được
đầu tư thêm về cơ sở vật chất, đồng thời vận động nhân dân, phụ huynh đóng góp
ủng hộ; đến nay nhà trường cơ bản đảm bảo có 100% bàn ghế 2 chỗ ngồi cho HS;
có đủ phịng học, phịng hành chính quản trị; có thư viện đủ điều kiện của thư viện
chuẩn; có khu nhà cho các câu lạc bộ đọc sách, âm nhạc, mỹ thuật hoạt động. Cơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trình vệ sinh, sân chơi, tường rào, giếng nước, nước sạch được quy hoạch đảm bảo
cho học sinh sử dụng tốt.



<b>Để đạt được thành công trên, nhà trường rút ra một số bài học kinh</b>
<b>nghiệm sau:</b>


Thứ nhất, cần làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền với lãnh đạo địa
phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn hiểu về mơ hình để từ đó có sự
vào cuộc cùng với nhà trường; tuyên truyền để phụ huynh hiểu và tin tưởng vào
nhà trường, cùng đồng hành với nhà trường trong việc thực hiện giáo dục học sinh.
Thứ hai, để đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học cần phải đổi mới
công tác quản lý nhà trường theo tinh thần tạo cơ chế giúp giáo viên được tự chủ,
chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong dạy học và thực hiện kế hoạch cá nhân với tinh
thần tất cả vì sự tiến bộ của học sinh. Cần làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ,
giáo viên, bởi GV rất ngại thay đổi một cơng việc đã thành thói quen. Chỉ khi GV
đã đồng lịng thì mọi việc sẽ có nhiều thành cơng.


Thứ ba, tổ chức tập huấn đầy đủ và đảm bảo hiệu quả. Nếu chưa đạt cần tổ
chức tập huấn lại, tập huấn ngay trước khi thực hiện. Trong quá trình thực hiện khi
GV gặp khó khăn là cần tháo gỡ kịp thời tránh để GV băn khoăn, chưa hiểu thấu
nhiệm vụ và cách thực hiện sẽ ngại và nản lòng. Khi giáo viên tiếp cận với cách
dạy mới không thể tránh được những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu,CBQL phải đồng
hành cùng với giáo viên; phải cùng nhau đoàn kết, dân chủ, hợp tác, lắng nghe,
chia sẻ, tôn trọng học hỏi, cùng bàn bạc để giải quyết khó khăn, bất cập nảy sinh
trong quá trình giảng dạy.


Thứ tư, phải chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất, đủ phòng học, bàn ghế, đủ
tỉ lệ giáo viên trên lớp, học sinh được học 2 buổi/ngày.


Thứ năm, có mạng lưới giáo viên cốt cán sẵn sàng giải đáp, hỗ trợ các vấn
đề về mơ hình trường học mới; tổ chức cho giáo viên được tham quan, học tập,
chia sẻ kinh nghiệm từ những đơn vị làm tốt để các nhà trường thực hiện tốt hơn…



Để nhà trường tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa mơ hình trường học mới, đề
nghị các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, bổ sung cơ sở vật chất, sách,
thiết bị dạy học, bổ sung đủ tỷ lệ giáo viên nhằm giúp cho nhà trường.


<i><b> Xin trân trọng cảm ơn!</b></i>


</div>

<!--links-->

×