Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

BAO CAO CHUYEN DE 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.5 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VỀ DỰ BUỔI MỞ CHUYÊN ĐỀ</b>


<i><b>“Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt”</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>CHUYÊN ĐỀ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>I- LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ</b>
<b>1. Sự cần thiết của chuyên đề</b>


Giáo dục học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của nhà trường, hạn chế được học sinh cá biệt là
góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh. Thế nhưng thực tế học sinh cá biệt ở lớp nào cũng có,
trường nào cũng có và năm nào cũng có.


Có thể nói, những tác hại do các em học sinh cá biệt gây ra
là không nhỏ và thậm chí là khá nghiêm trọng. Nó làm ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục, trật tự trị an xã hội, hạnh phúc
gia đình và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến tương
lai, cuộc sống của các em sau này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>I- LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ</b>
<b>2. Mục đích, yêu cầu của chuyên đề</b>


- Nắm đuợc các phuơng pháp thu thập thông tin; các
phương pháp giáo dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn
luyện của học sinh cá biệt.


<b>- </b>Tìm hiểu về mặt lý luận có liên quan đến học sinh cá biệt.
Tìm hiểu về mặt thực tiễn cũng như nguyên nhân dẫn đến học
sinh cá biệt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>II. THỰC TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT HIỆN NAY</b>
<b>1. Dấu hiệu của học sinh cá biệt</b>


Học sinh có những thái độ, hành vi không phù hợp với giá
trị, nội quy, truyền thống của tập thể, khơng thực hiện trịn bổn
phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa,
đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người, đồng thời khơng
có động cơ học tập nên kết quả học tập yếu, kém... được lặp lại
thường xuyên và trở thành hệ thống đuợc coi là học sinh cá biệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>II. THỰC TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT HIỆN NAY</b>
<b>2. Thực trạng học sinh cá biệt hiện nay</b>


- Thực trạng hiện nay học sinh cá biệt có sự gia tăng và
những học sinh này đa số gây khơng ít khó khăn cho chúng ta,
đơi khi ta cảm thấy mệt mỏi vì khuyên bảo các em không nghe,
càng phạt thì càng lỳ hơn hoặc các em sẽ co lại và phá phách
hoặc chống đối ngầm.


- Giáo viên chủ nhiệm thường là người đứng ra giải quyết
mọi chuyện do học sinh gây ra, nhưng chỉ ở mức độ là khuyên
bảo, còn đối với học sinh cá biệt về đạo đức thì răn đe, xử phạt,
thậm chí cịn hù dọa nhưng hầu hết đều chỉ có hiệu quả tức thời
rồi đâu lại vào đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>II. THỰC TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT HIỆN NAY</b>
<b> 3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh các biệt</b>


<i><b> 3.1. Ngun nhân về phía gia đình</b></i>



Thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian
dài nhất chiếm 83,3% trong một ngày (20/24), chính vì thế mơi
trường sống của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến các em, những
thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho các
em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội.


Những em sinh ra trong gia đình cha mẹ bất hồ, cách cư xử
của cha mẹ thô bạo, rượu chè... đã tạo cho các em một ấn tượng
khơng tốt điều đó có thể dẫn đến tình trạng học sinh trở nên lầm lì
ít nói,.... Hình thành nên tính cách cá biệt trong các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>II. THỰC TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT HIỆN NAY</b>


<b> 3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh các biệt</b>
<i><b> 3.2. Ngun nhân về phía nhà trường</b></i>


Đây là ngơi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi gắm
niềm tin vào việc giáo dục con em của họ. Nhưng để đạt được
điều đó khơng phải là dễ dàng.


Trên thực tế cơng tác giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường
chưa thực sự hiệu quả, phương pháp giáo dục tích cực chưa được
áp dục triệt để, tinh thần trách nhiệm chưa cao, sự gần gũi chia sẻ
và nắm bắt tâm sinh lý học sinh còn hạn chế. Trong các tiết dạy
chưa cuốn hút học sinh, thiếu sự tích hợp giữa giáo dục kiến thức
và giáo dục kỹ năng sống cho các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>II. THỰC TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT HIỆN NAY</b>


<b> 3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh các biệt</b>


<i><b> 3.3. Ngun nhân về phía mơi trường xã hội</b></i>


Ngồi mơi trường gia đình và nhà trường thì mơi trường xã hội
cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của các em.


Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự bùng nổ mạng lưới
thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hố khác
nhau đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến các em. Các loại hình dịch vụ
như Internet, các trang mạng xã hội,… đã lôi kéo không ít học
sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ. Hiện tượng học sinh trốn
học đi chơi là chuyện thường ngày, có cả em hết tiền nảy sinh
hành vi lừa đảo, trộm cắp, cướp giật thậm chí có cả giết người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>II. THỰC TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT HIỆN NAY</b>
<b>3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh các biệt</b>


<i><b>3.4. Nguyên nhân về phía bản thân các em</b></i>


- Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà <i>"Ăn chưa </i>
<i>no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính </i>
vì thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác.


- Học sinh cá biệt là do có năng lực học tập yếu kém. Việc
hạn chế trong tiếp thu kiến thức cũng dẫn đến sự lười biếng, chán
nản, muốn phá phách. Trong đó chán nản là nguyên nhân của
hầu hết những thất bại làm cho học sinh mất dần hứng thú và cố
gắng, trong khi cuộc sống là một quá trình cố gắng liên tục.


- Các em chưa có mục đích học tập rõ ràng, chưa nhận thức
được trách nhiệm, bổn phận của bản thân. Một số em có niềm tin


sai lệch về giá trị của con người và cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>


Để giảm được tình trạng học sinh cá biệt chúng ta phải nhận thức
được rằng các em khơng có tội. Nếu sống trong một gia đình lành
mạnh, đầy đủ, được sự quan tâm sâu sắc và có trách nhiệm của gia
đình, nhà trường và xã hội thì các em sẽ có một nhân cách tốt và
ngược lại .Vì thế các em chỉ là nạn nhân.


Khơng ít chúng ta cho rằng việc giáo dục học sinh cá biệt là một
việc vô cùng khó khăn, có lúc cho rằng đó là bản chất của các em.
Nhưng sinh thời Bác Hồ đã từng nói:


<i> </i> “Ngủ thì ai cũng là lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền


Hiền dữ phải đâu là tính sẵn


Phần nhiều do giáo dục mà nên"


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
Giáo dục học sinh cá biệt là cả một q trình địi hỏi sự kiên
trì, sáng tạo của chúng ta. Mỗi trường hợp học sinh cá biệt người
thầy phải có những phương pháp giáo dục khác nhau. Trước khi
đưa ra biện pháp giáo dục ta cần tự đặt cho mình câu hỏi:


- Có nên xử phạt học sinh cá biệt hay khơng?


Câu hỏi này rất khó trả lời trong cơng tác giáo dục đặc biệt ở


giai đoạn hiện nay, xã hội, phim ảnh, những vụ việc học sinh tự
tử trước những hình phạt của chính chúng ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
Khổng Tử có câu: “Nhân chi sơ tính bản thiện” nghĩa là con
người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và hiền lành. Vậy ai, cái
gì đã làm cho học sinh của mình trở thành cá biệt?


Trong giáo dục học sinh tôi luôn tâm đắc câu nói của cha ơng:
“Lạt mềm buộc chặt”. Chính vì thế để giáo dục học sinh cá biệt
tôi thường thực hiện 4 bước sau đây:


<b>Bước 1: Phân loại học sinh cá biệt;</b>


Sau khi đã phân loại được học sinh cá biệt, biết em đó thuộc loại
“cá biệt” nào người thầy phải tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho
học sinh của mình trở thành học sinh cá biệt.


<b>Bước 2: Tìm hiểu nguyên học sinh trở thành học sinh cá biệt;</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
<b>Bước 3: Đưa ra biện pháp tích cực để giáo dục học sinh cá biệt;</b>


Khi đã tìm ra nguyên nhân chúng ta lựa chọn phương pháp giáo
dục. Việc giáo dục học sinh cá biệt có thể mỗi người có một cách
khác nhau nhưng theo tôi việc giáo dục học sinh cá biệt bằng sự
gần gũi yêu thương là biện pháp hữu hiệu nhất.


<b>Bước 4: Đánh giá hiệu quả của phương pháp đã áp dụng.</b>



Sau khi sử dụng các phương pháp giáo dục chúng ta cần đánh giá
tính hiệu quả, sự tiến bộ của học sinh đồng thời rút ra những tồn
tại để từ đó thay đổi phương pháp cho phù hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, là sự kết hợp chặt
chẽ của 3 lực lực lượng giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
Tuy nhiên ở đây tơi chỉ trình bày những biện pháp giáo dục của
nhà trường, nhất là người giáo viên trực tiếp giáo dục các em.


Trong công tác giáo dục học sinh cá biệt người thầy phải thật
sự nhẫn nại, tỉ mỉ, yêu học sinh. Hãy coi học sinh cá biệt là một
“thử thách” cần phải vượt qua.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
<b>1. Tâm của người thầy</b>


Theo tôi việc giáo dục học sinh cá biệt có thành cơng hay
khơng thì phụ thuộc vào người thầy, người thầy phải là người có
“Tâm”. Chữ “Tâm” ở đây khơng phải chỉ là sự yêu thương vô bờ
đối với các em, coi các em như một người con, người em ruột thịt
của mình mà cịn là tâm huyết tha thiết yêu nghề, tập trung cho
từng hành động nhỏ nhất, từ lời ăn tiếng nói và đặc biệt là chăm
lo cho từng tiết giảng khi lên lớp.


<b>2. Cái nhìn thân thiện</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
<b>3. Tôn trọng nhân cách của các em</b>



Không gọi các em là học sinh cá biệt, đặc biệt là trước lớp,
trước người khác. Các em chỉ là những “học sinh chưa ngoan”,
những “học sinh có hồn cảnh đặc biệt”. Chúng ta gọi các em là
“học sinh cá biệt” vơ hình chung chúng ta đã tách học sinh đó ra
khỏi tập thể, cô lập các em với mọi người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
<b>4. Điểm tựa tinh thần</b>


Phần lớn các em học sinh cá biệt rất cần một điểm tựa tinh
thần tin cậy để có thể được sẻ chia tâm sự, để được bộc bạch
những khó khăn những nỗi niềm riêng tư thầm kín, chúng ta hãy
là những người bạn lớn của các em.


Hãy tìm cách cho các em thể hiện cái “tơi” của mình trước
tập thể, đừng xa lãnh các em, đừng làm mất đi điểm tựa cuối cùng
của các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
<b>5. Hãy là những chuyên gia tư vấn cho các em</b>


Chúng ta hãy nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm,
những đúng sai trong nhận thức và hành động trong việc làm của
các em, cố gắng giúp các em tự nhận ra sai lầm mà không phải
mặc cảm về lỗi lầm đó, tạo cho các em thiện chí sửa chữa và
không tái phạm.


Không la mắng chửi bới các em, đừng biến lớp học thành
“ngôi nhà không thân thiện”, đừng biến giờ sinh hoạt hay những
đợt ta đến nhà chơi thành sự bất an, lo lắng đối với các em. Mà


tạo cho các em một tinh thần “Mỗi ngày đến trường là một niềm
vui”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
<b>6. Cho các em một niềm tin</b>


Học sinh cá biệt dù khó giáo dục đến đâu thì bên trong các
em vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố, những phẩm chất tích cực nếu
có phương pháp đúng chúng ta vẫn khơi gợi để làm thức tỉnh các
em.


Từ đó phát huy làm điểm tựa cho các em, khôi phục lại niềm
tin để các em thấy rằng mình khơng hề kém cỏi, khơng hề bị xa
lãnh từ đó các em có thể vứt bỏ được sự tự ti, mặc cảm mà tự giác,
chủ động hòa nhập với bạn bè. Hãy tìm ra điểm mạnh của các em
để có thể “ khích tướng” vì đa số học sinh sự sĩ diện là rất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
<b>7. Giữ vững cho mình một niềm tin</b>


Chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực,
đừng nghiêm trọng hoá vấn đề hãy tạo cho các em một lối thoát,
một cơ hội để sửa chữa, xin đừng “mổ một con gà bằng một cái
búa”.


Hãy tin tưởng chờ đợi sự chuyển biến của các em, khơng
nên nóng vội, vì chúng ta càng nóng vội càng tạo áp lực lên các
em, các em càng bối rối, càng sa vào đối phó.


Thầy cơ hãy cố gắng nhìn nhận sự tiến bộ của các em khơng


q khắt khe, nên có cái nhìn bao dung, độ lượng, chân tình, vị
tha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
<b>8. “Lạt mềm buộc chặt”, “Mềm nắn rắn buông”</b>


Chúng ta hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế vì “học
sinh cá biệt” là một sự “thử thách” lớn đối với đức tính điềm tĩnh,
tự kiềm chế của mỗi chúng ta. Không nên quá khắt khe xử lí
mạnh tay bằng những hình thức kỉ luật nặng nề, không nên đe
doạ, thành kiến với các em. Đừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi
phạm của các em sẽ tạo nên sự xấu hổ dần dần dẫn đến sự chai lì.


Bên cạnh đó phải kiên quyết cứng rắn, lời nói phải đi đơi
với việc làm. Xin đừng hứa suông. Đã nói thì phải kiên quyết
thực hiện, biết khơng thực hiện được thì kiên quyết khơng nói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>
<b>9. Hãy đến với gia đình các em</b>


Thiết lập mỗi quan hệ thân thiện, gần gũi, chặt chẽ giữa giáo
viên với cha mẹ học sinh, thường xuyên, tạo niềm tin với gia đình
các em để hợp tác quản lí, giáo dục. Làm tốt cơng tác tư vấn kịp
thời về phương pháp giáo dục cho phụ huynh, vận động cha mẹ
các em cùng tham gia các hoạt động chung của lớp, của trường để
phụ huynh hiểu thêm về các hoạt động học tập của con em ở
trường, ở lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT</b>



<b>10. “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” </b>


Giáo dục học sinh bằng tấm gương của thầy cơ giáo cũng có sự
ảnh hưởng rất lớn. Bởi trong mắt các em, thầy giáo là một con
người mẫu mực nhất, thần tượng nhất mà các em phấn đấu vươn
tới.


Hãy thể hiện mình trước học sinh bằng những tiết dạy “hay”,
bằng những tác phong đúng mực, bằng những cử chỉ ân cần,
bằng những lời nói trìu mến, bằng những tình cảm chân thành,
bằng những việc khó vươn lên, bằng những tinh thần trách nhiệm
và bằng một cuộc sống chuẩn mực của một người thầy


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>IV- KẾT LUẬN</b>


Giáo dục học sinh cá biệt là một cơng việc khó khăn, phức
tạp, hết sức nhạy cảm, địi hỏi sự kiên trì, lịng nhiệt tình, tinh
thần trách nhiệm cao, một tình thương chân thành và cần thiết có
một sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, có hiệu quả từ các lực
lượng giáo dục nhất là sự kết hợp chặt chẽ giữa Gia đình - Nhà
trường - Xã hội.


Tất cả sự cố gắng và nỗ lực của chúng ta sẽ là cái chìa khố
cho các em bước sang một cuộc đời mới với sự nhìn nhận tích
cực về thực tế và có ý thực rèn luyện để đạt tiêu chuẩn của con
người mới trong thời kỳ mới đó là thời kỳ của hội nhập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Vì thời gian chuẩn bị ngắn nên có lẽ chun đề cịn
có rất nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự quan tâm
góp ý, chia sẻ của các đồng chí để cùng nhau học hỏi và


cùng nhau làm tròn trách nhiệm cao quí của người thầy.


<i><b>Ngày 20/11 đã đến gần, chúc các đồng chí gặt hái </b></i>
<i><b>thật nhiều thành cơng trong sự nghiệp trồng người.</b></i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×