Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hoc sinh duoc lua chon 5 mon trong 1 hoc ky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.33 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Học sinh được lựa chọn 5 môn trong 1 học kỳ?</b>



<b>Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông dự kiến thực hiện vào năm 2018 học sinh sẽ được </b>
<b>lựa chọn 5 môn để học trong mỗi học kỳ.</b>


<i>Sắp tới, có thể học sinh sẽ được lựa chọn 5 môn để học.</i>


Ngày 12/1, Bộ GD-ĐT phối hợp Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về xây
dựng chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.


GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giới thiệu, điểm mới nhất của dự thảo lần này
là sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo
dục cơ bản gồm các cấp tiểu học và THCS; còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp
học THPT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Với cấp THPT sẽ gồm 2 giai đoạn: Lớp 10 được coi là dự hướng còn lớp 11-12 là giai đoạn tiếp cận
nghề nghiệp.


Như vậy, Dự thảo này khơng tích hợp mơn Lịch sử và Địa lý thành môn Khoa học xã hội ở cấp
THCS. Ở cấp THPT cũng không gộp Lịch sử vào môn học mới là Cơng dân với Tổ quốc. Ngồi ra, ở
Dự thảo mới, thay vì học sinh phải học 11 mơn bắt buộc thì sẽ được tự chọn tối thiếu 5 môn học.
Cũng ở cấp học này, học sinh sẽ được tiếp cận nghề nghiệp.


Tuy nhiên, theo ý kiến của Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục đề xuất về lâu dài, Việt
Nam nên xây dựng nội dung tích hợp theo xu hướng các nước phát triển như cấu trúc nội dung môn
Khoa học thông qua hệ thống các chủ đề tích hợp gồm: Vật chất, năng lượng, khoa học về sự sống,
khoa học trái đất, môi trường... xuyên suốt các lớp. Có thể tích hợp Lịch sử, Địa lí và một số nội dung
khác thành mơn Xã hội. Cấu trúc nội dung tương tự như cấu trúc môn Khoa học.


Sau khi biết về nội dung Dự thảo, nhiều giáo viên đều lo lắng, hầu hết họ đều băn khoăn, bởi các
môn phụ tuy không thi để xét tuyển vào ĐH nhưng vẫn rất cần thiết. Lượng giáo viên hiện rất lớn, nếu


loại khỏi chương trình chính thì thầy cơ sẽ làm gì?


Trả lời báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, để giải quyết tình trạng dư thừa giáo viên, chúng
ta có thể thay đổi cách phân cơng giáo viên, giáo viên lớp 10 không chỉ dạy lớp 10 mà cịn có thể dạy
cả lớp 11, lớp 12. Ngồi ra, chương trình giáo dục phổ thơng sẽ bổ sung thêm nhiều môn học hoặc
nhiều nội dung học tập thuộc các lĩnh vực, khi đó sẽ thiếu giáo viên ở những môn học bổ sung.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, Bộ đã yêu cầu cho các trường sư phạm tính tốn xây
dựng chương trình để đào tạo lại số lượng giáo viên dôi dư này để sử dụng cho các cấp học khác.


</div>

<!--links-->

×