Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Bai 1 Ton trong le phai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.48 KB, 89 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 14/8/2017 Tiết 1 Bài 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải; - Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải; - Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống. 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. - Rèn luyện thói quen biết kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. *Kĩ năng sống: -KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng -KN phân tích so sánh -KN ứng xử, giao tiếp 3. Thái độ: - Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong xã hội. - Biết phê phán hành vi không tôn trọn lẽ phải. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK, SGV, MT, MC - Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất tôn trọng lẽ phải. 2. Học sinh: - Nghiên cứu bài học. III. PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm - Động não - Nêu, gq vấn đề - Đàm thoại, giảng giải. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ (1’ ) - Kiểm tra sự chuẩn bị về sách, vở, dụng cụ học tập của học sinh. - GV: Nhận xét. 3. Bài mới *Hoạt động 1: Khởi động (4’) -Cho H xem video tiểu phẩm nhỏ -GV: Qua tiểu phẩm trên các em có nhận xét gì về tính cách của các nhân vật ? -HS bày tỏ quan điểm cá nhân. GV: Việc làm của các nhân vật trong tiểu phẩm thể hiện sự trung thực, thẳng thắn. Đó là biểu hiện của đức tính tôn trọng lẽ phải. Để hiểu thêm về việc làm thể hiện đức tính này, chúng ta học bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS. NỘI DUNG.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bản chất, nội dung của tôn trọng lẽ I. ĐẶT VẤN ĐỀ.( 11’) phải. (PP Nêu vấn đề, đàm thoại, HĐ nhóm) -Mời 2 bạn có giọng đọc tốt đọc chuyện 1.Tình huống 1: về quan Tuần phủ Hưng Hóa - Nguyễn Quang Bích (sgk-t3) ?Những việc làm của quan Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo? - Ăn hối lộ của tên nhà giàu. - Ức hiếp dân nghèo. - Xử án không công minh, đổi “trắng” thay “đen”. Hình bộ Thượng thư, anh ruột Tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì ? -> Xin tha cho tri huyện. ?Trước sự việc đó quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích đã làm gì ? - Bắt tên nhà giàu, trả ruộng cho người nông dân. - Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp. - Cắt chức Tri huyện Thanh Ba. - Không nể nang, đồng lõa việc xấu. Thảo luận nhóm (5’) -Cho HS thảo luận nhóm bằng câu hỏi sau: (3 nhóm ) (MC 3 câu hỏi ) -Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép lại các ý kiến cử đại diện lên trình bày. -G đưa đáp án (MC) Nhóm 1 +T/h 1: Việc làm của quan tuần phủ thể hiện ông là người như thế nào? (Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ NQB qua câu chuyện trên?). -Hành động của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm, trung thực dám đấu tranh để bảo vệ lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái. Luôn bảo vệ chân lý, tin tưởng lẽ phải 2.Tình huống 2: Nếu thấy ý kiến của bạn đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý Nhóm 2 +T/h 2(SGK): Trong các cuộc tranh luận, kiến của bạn bằng cách phân tích cho các có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng, bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó hợp lí. đúng thì em xử lí như thế nào? Nhóm 3 +T /h3(sgk): Nếu biết bạn mình quay cóp 3.Tình huống 3: Thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? thấy tác hại của việc làm sai trái và.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> khuyên bạn không làm như vậy. MC: ?Theo em trong các trường hợp trên, hành động thế nào được coi là phù hợp, đúng đắn?(Câu hỏi b) ? Điều đó thể hiện đức tính gì ?  Để có cách xử sự phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái.. =>Cả 3 cách xử sự trên đều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hộiĐó là biểu hiện của lẽ phải .. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học ?(KT động não, đàm thoại, giảng II. NỘI DUNG BÀI HỌC (15’) giải) 1. Khái niệm: a) Lẽ phải: Là những điều được coi là ?Qua phần tìm hiểu bài, theo em thế nào đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích là lẽ phải ?(MC) chung của xã hội. b) Tôn trọng lẽ phải: - Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và ?Vậy thế nào là tôn trọng lẽ phải ?(MC) bảo vệ những điều đúng đắn; Chốt lại nội dung bài học 1, ý 2 ( SGk-4) Bài tập 3 nhanh (MC) Nh÷ng viÖc lµm nµo sau ®©y lµ biÕt t«n träng lÏ ph¶i? a)Tu©n thñ néi quy trong trưêng häc, c«ng së vµ n¬i c«ng céng. b)Giú chiều nào che chiều đấy. c)Kh«ng gi¸m nãi ra sù thËt v× biÕt nãi ra lµ kh«ng cã lîi cho mäi ngõ¬i. d)BiÕt ®iÒu chØnh suy nghÜ, hµnh vi cña m×nh cho phï hîp víi hoµn c¶nh. -Đáp án d -Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; MC: *Đối với những việc làm như : -Vi phạm luật giao thông đường bộ . -Vi phạm nội quy ở trường lớp. -Làm trái các qui định của pháp luật ... ?Đó có phải là lẽ phải không ? Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động gì ? - Không phải là lẽ phải  Không chấp nhận và không làm những việc sai trái  đó là sự -Không chấp nhận và không làm những tôn trọng lẽ phải. việc sai trái. -Cho học sinh liên hệ các hành vi tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày. ( Chia lớp thành 2 đội cho HS thảo luận 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> phút ) +GV kẻ bảng làm đôi và tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn, ai giỏi hơn”.Mỗi đội từ 57 em . +HS đại diện mỗi đội 5 bạn thảo luận viết đáp án vào cột: ? Đội 1 : Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải ? - Tôn trọng lẽ phải. + Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc . + Phê phán việc làm sai trái. + Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý. +Tôn trọng các quy định nhà trường đề ra . ? Đội 2 : Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ? - Không tôn trọng lẽ phải. + Làm trái quy định của pháp luật + Vi phạm nội quy trường học + Thích việc gì thì làm + Không dám đưa ra ý kiến của mình + Không muốn mất lòng ai gió chiều nào che chiều ấy. - G nhận xét, đưa đáp án (MC) ?Vậy, biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là gì? (MC) 3.Biểu hiện: Thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động, ủng hộ, bảo vệ điều đúng ?Qua phần tìm hiểu trên, theo em tôn đắn của con người. trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào 4. Ý nghĩa: trong cuộc sống ? - Giúp con người có cách cư xử phù -Chốt nội dung bài học 2 ( SGK-4 ) MC hợp, - làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, - góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. ?Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ? 5. Biện pháp rèn luyện (BT 6-trang 5) (MC) + Chấp hành nội quy trường, lớp + Bảo vệ môi trường + Chấp hành luật lệ giao thông + Phòng chống tệ nạn xã hội Nhận xét , bổ sung và kết luận: + Giữ gìn phẩm chất đạo đức -Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương tôn trọng lẽ phải. - Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: Qua thái độ, cử chỉ,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> lời nói và hành động của con người. TTLP là phẩm chất cần thiết cảu mỗi con người, góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn. - Mỗi HS chúng ta cần học tập và thực hiện để có hành vi và cách ứng xử phù hợp, tránh xa và loại bỏ hành vi trái ngược với sự tôn trong lẽ phải. *Hoạt động 4: Hướng dẫn giải bài tập SGK (Kt động não, gqvđ) Bài tập 1 SGK: Em lựa chọn cách giải III. BÀI TẬP (9’) quyết nào trong trường hợp sau và giải Bài tập 1 ( SGK -4 ) thích vì sao? - Chọn đáp án C (lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí). - Vì chúng ta cần tôn trọng bạn là lắng nghe. Nếu ý kiến đó là đúng ta cần đồng tình, ủng hộ và đồng thời phân tích cho các bạn khác cùng hiểu. Đây là hành vi Bài tập 2 ( SGK- 5 ): Nếu ng bạn thân biết tôn trọng lẽ phải. của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao? Bài tập 2 (SGK – 5 ). - Chọn phương án C (Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa) - Vì một người bạn tốt là người chỉ cho ta thấy những khuyết điểm của mình. Trong tình huống này, nếu ta buông xuôi thì bạn càng lún sâu vào khuyết điểm. Vì Bài tập 3 ( SGK- 5): Theo em, hành vi vậy ta cần giúp bạn bằng cách góp ý nào thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? chân thành với bạn để bạn tiến bộ. BT4: Kể một vài ví dụ về việc TTLP hoặc Bài tập 3 ( SGK – 5 ). không TTLP mà em biết? - Đáp án : a, c, e (HS kể) 4. Củng cố ( 4’) - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học - Yêu cầu học sinh đọc nhanh một tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. Và giải thích câu: Gió chiều nào che chiều ấy. GV kết luận: 5. Hướng dẫn học và làm bài tập ở nhà (1’) - Học thuộc nội dung bài học - Hoàn thiện các bài tập còn lại SGK ( Bài 4,5,6 ) - Đọc, chuẩn bị bài: Liêm khiết V. Rút kinh nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ngày soạn: 15/8/2017 Tiết 2: Bài 2: LIÊM KHIẾT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày - Vì sao cần phải sống liêm khiết? - Muốn sống liêm khiết thì phải làm gì? 2. Kỹ năng: HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. *Kĩ năng sống: - KN xác định giá trị - KN tư duy phê phán 3. Thái độ: HS có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, đồng thời phê phán hành vi của những người thiếu liêm khiết trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viện - SGK và sách GV lớp 8 - Chuyện đọc. - MT, MC 2. Học sinh: - SGK – GDCD 8 - Nghiên cứu bài học. III. PHƯƠNG PHÁP Nêu và gqvđ, động não, thảo luận nhóm, đàm thoại IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ (4’) HS1 : Lẽ phải là gì ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải? Theo em, người HS cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ? 3.Bài mới *Hoạt động 1: Khởi động (2‘) - GV đưa ra các tình huống (M. chiếu). Tình huống 1: Em Hà HS lớp 9A nhặt được ví tiền, nhờ công an trả lại người mất. Tình huống 2: Chú Minh cảnh sát giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm pháp luật. Tình huống 3: Giám đốc hải quan tỉnh L. nhận hối lộ của những người buôn lậu qua biên giới. - HS: Quan sát các tình huống trên. ? Những hành vi trên thể hiện đức tính gì? -GV: Trong cuộc sống, chúng ta cũng muốn sống thanh thản, thoải mái, vui tươi. Để đạt được điều này chúng ta cần phải rèn luyện cho mình tính liêm khiết. Liêm khiết là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay. (Ghi đầu bài + MC).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm những I. ĐẶT VẤN ĐỀ ( 8’) biểu hiện của liêm khiết. -Mời 3 HS đọc 3 t/h - mục đặt vấn đề Hướng dẫn thảo luận theo 3 nhóm (GV phân câu hỏi cho từng nhóm thảo luận ) (Câu hỏi gộp 3 nhóm: MC) ?Nhóm1 : Bà Mari Quy-ri đã có những việc Tình huống 1: làm gì ? Hành động đó cho thấy Bà là ng - Bà Mari Quy-ri và chồng đã có những như thế nào ? đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoa học và kinh tế. - Không giữ bản quyền sáng chế cho mình, sẵn sàng sống túng thiếu. - Bà gửi biếu tài sản cho trẻ mồ côi - Không nhận món quà của tổng thống -> Không vụ lợi, k tham lam sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. ?Nhóm 2: Em có nhận xét gì về cách suy Tình huống 2: nghĩ của Dương Chấn? - Từ chối vàng bạc Vương Mật mang đến biếu. - Ông nói tiến cử người làm việc tốt chứ không cần vàng. -> Vô tư không vụ lợi. ?Nhóm 3: Em có nhận xét gì về cách suy Tình huống 3: nghĩ của Bác Hồ qua bài viết của nhà báo - Cụ sống như những người Việt Nam Mĩ ? bình thường - Khước từ nhà cửa, quân phục, huân huy chương (Chốt đáp án MC) -> Bác trong sạch và liêm khiết. ?Những cách xử sự đó có điểm gì chung, vì sao ? cách xử sự trên giống nhau: Sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư, có trách nhiệm mà không đòi -Cách xử sự của 3 nhân vật trên là những hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào. tấm gương sáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục. (MC): + Ma-ri Quy-ri : Không hám danh + Dương Chấn : Không hám lợi + Bác Hồ : sống trong sạch Đó là lối sống Liêm khiết Hướng dẫn HS tìm những biểu hiện liêm khiết và trái với liêm khiết. Thảo luận Chia lớp làm 2 dãy, yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sau : Dãy 1: Nêu những hành vi biểu hiện lối sống liêm khiết trong cuộc sống hàng * Biểu hiện của lối sống liêm khiết trong.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ngày ?. cuộc sống hàng ngày: - Làm giàu bằng tài năng, sức lđ của mình. - Kiên trì học tập, vươn lên. - Trưởng thôn làm việc tận tuỵ không đòi hỏi vật chất. - Lớp trưởng vất vả hết mình với phong trào của lớp không đòi hỏi quyền lợi riêng .- Ông B bỏ vốn xây dựng công ty giải quyết công ăn việc làm cho mọi người…. Dãy 2 : Nêu những hành vi trái với đức tính liêm khiết. * Biểu hiện không liêm khiết : - Lợi dụng chức quyền tham ô…. - Lâm tặc móc nối với công an, cán bộ kiểm lâm ăn cắp gỗ - Công ty A làm ăn gian lận . - Công ty B trốn thuế nhà nước. - Bạn A không quan tâm đến phong trào của lớp, chỉ lo vun vén cho cá nhân mình - Không tham gia các hoạt động công ?Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc ích…… học tập lối sống liêm khiết có còn phù hợp nữa không? có ý nghĩa gì không ? G nhận xét, kết luận: Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, thì việc học tập đó càng trở nên cần thiết, bởi: +Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hay không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày. +Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người Liêm khiết, phê phán những hành vi k liêm khiết: Tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.... +Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết *Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài II. NỘI DUNG BÀI HỌC ( 14’) học -Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của từng người, dù là người dân bình thường hay là cán bộ có chức có quyền. Từ xưa đến nay chúng ta rất tôn trọng những người có đức tính liêm khiết. ?Qua phần tìm hiểu trên em hiểu thế nào là liêm khiết ?. 1. Khái niệm: - Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nhận xét, chốt lại nội dung bài học 1 (SGK của con người thể hiện lối sống trong -8 ) MC. sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ. -Giảng giải: Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, việc học tập lối sống liêm khiết càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa. ?Vậy phẩm chất liêm khiết có ý nghĩa như 2. Ý nghĩa: Sống liêm khiết thế nào trong cuộc sống - Làm cho con người thanh thản, Chốt lại nội dung bài học 2 (SGK-8 ) - Được mọi người tin cậy, quý trọng. (MC) - Làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. - Giới thiệu một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về liêm khiết. + “Người mà không liêm, không bằng súc vật”- Khổng Tử. + “Ai cũng ham lợi thì nước sẽ nguy”Mạnh Tử. 4. Rèn luyện để trở thành người liêm ?Theo em, muốn trở thành người liêm khiết khiết. cần rèn luyện ntn? (Rèn luyện những đức tính gì?) – BT 4 - Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết. - Đồng tình ủng hộ, quí trọng người liêm khiết, phê phán hành vi thiếu liêm khiết. -Thường xuyên rèn luyện để có thói quen sống liêm khiết. * Hoạt động 4: Hướng dẫn HS giải bài III. BÀI TẬP ( 8’) tập SGK 1- Bài tập 1 ( SGK -8 ) BT1:Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết? Vì sao?. - Hành vi thể hiện liêm khiết : a, c, đ, g - Hành vi thể hiện sống không liêm khiết: b, d, e BT2: Em tán thành hay không tán thành hay không tán thành với những việc làm nào sau 2- Bài tập 2 ( SGK - 8 ) đây? Vì sao? - Không tán thành với cách xử sự ở trường hợp a, c: Vì đó là biểu hiện của những khía canh khác nhau của sự không liêm khiết. BT3: Kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 4. Củng cố ( 8’) - GV : Đưa tình huống 1-MC: Bạn Lan không học bài, làm bài bị lớp trưởng ghi tên để báo cho cô chủ nhiệm. Lan cho lớp trưởng một cái vòng tay mới của mình và yêu cầu không cho cô giáo biết chuyện này. - GV : Đưa tình huống 2-MC: Bạn Tâm là người Việt Nam. Bạn theo dõi trên báo, chí , mạng cách ăn mặc giống kiểu Hàn Quốc. Bạn ấy lựa chon cho mình cũng phong cách Hàn Quốc. - GV kết luận toàn bài: 5. Hướng dẫn học và làm bài tập ở nhà ( 1’ ) - Làm bài tập còn lại trong SGK (BT5) - Sưu tầm truyện, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về liêm khiết. - Em hãy kể một mẩu chuyện về tính liêm khiết (sự việc diễn ra trong gia đình, nhà trường, xã hội) - Chuẩn bị bài 3:"Tôn trọng người khác". * V.Rút kinh nghiệm:. Ngày soạn.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tiết ... Bài 14 PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - HS hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loài người. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS. - Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân. 2. Kỹ năng: Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS; không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS. * KNS : - Hình thành cho HS kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về HIV/AIDS và tính chất nguy hiểm của nó. - KN cảm thông, chia sẻ đối với những người có HIV/AIDS và gia đình của họ. - KN tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS cho bản thân và cộng đồng. 3. Thái độ - Biết giữ mình không để nhiễm HIV/AIDS ; - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/ AIDS. II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : - Bộ luật hình sự 1999 - SGK, SGV, TLTK, tranh ảnh, bảng phụ - MC 2. Học sinh : - SGK, đọc trước bài ở nhà . III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, xử lí tình huống, đóng vai... III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1-Ổn ddingj tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ (5’) GV : Treo bảng phụ bài tập sau HS1 : Em đồng tình với ý kiến nào sau đây ? Vì sao ? - Giúp đỡ công an bắt kẻ vi phạm pháp luật. - Người bán dâm chỉ là nạn nhân. - Người đánh bạc, chơi đề, nghiện hút chỉ là nạn nhân. - Mại dâm, ma tuý là con đường dẫn đến HIV/ AIDS - Học tập, lao động tốt là tránh xa được TNXH HS : Lên bảng lựa chon và giải thích, HS nhận xét GV : Dựa vào câu trả lời, cho điểm ( Lựa chọn đúng 5đ , giải thích đúng 5đ) HS2 : Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào đối với trẻ em ? Yêu cầu trả lời : ( mỗi ý 2,5đ) - Không được uống rượu, hút thuốc, đánh bạc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ. - Nghiêm cấm dụ dỗ, lôl kéo trẻ em sử dụng các chất trên - Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm, bán hoặc mua dâm …văn hoá phẩm đồi truỵ… - Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3.Bài mới *Hoạt động khởi động (3’) GV: Cho HS quan sát tranh ảnh về HIV/AIDS. HS: Quan sát. GV:? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh đó? (h/a vừa xem nói lên điều gì?) HS: Trả lời. GV: Như các em đã biết, HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm trên thế giới, trong đó có Việt Nam. HIV/AIDS gây đau thương cho người mắc bệnh và người thân của họ, cũng như để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Pháp luật nhà nước ta có những quy định cụ thể để phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay: Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS *Hoạt động hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS Hoạt động 1 Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề GV Cử một học sinh nam và một học sinh nữ có giọng đọc tốt đọc nội dung bức thư . ? Tai hoạ đã giáng xuống gia đình bạn của Mai là gì ? ? Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết anh trai bạn của Mai ? ?. NỘI DUNG I- ĐẶT VẤN ĐÊ (10’) Ví dụ: Lá thư (sgk-38) - Anh trai bạn của Mai chết vì căn bệnh AIDS - Do bạn bè xấu lôi kéo tiêm chích ma tuý mà mắc AIDS. Cảm nhận của em vể nỗi đau mà AIDS gây ra cho bản thân và gia đình  Người nhiễm HIV/AIDS là nỗi đau bi của họ? quan hoảng sợ cái chết đến gần ,mặc cảm tự ti trước người thân, bạn bè. - Đối với gia đình là nỗi đau mất đi GV Nhận xét, kết luận: Lời nhắn nhủ của người thân bạn Mai cũng là bài học cho chúng ta. Hãy tự bảo vệ mình trước hiểm hoạ HIV/AIDS. Sống lành mạnh, có hiểu biết để không rơi vào cảnh đau thương như gia đình bạn của Mai. GV. Giới thiệu một số thông tin, số liệu trong nước và trên thế giới về HIV/AIDS (dùng bảng phụ) * Trên thế giới có khoảng hơn 40 triệu người mắc HIV/ AIDS * Việt Nam : - Tính đến nay, VN có 129.715 người nhiễm HIV, 26.840 người bị nhiễm AIDS và 39.664 người tử vong do AIDS. Ước tính đến năm 2010, VN sẽ có khoảng 420.000 người bị nhiễm.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> HIV/ AIDS và trong số đó sẽ có trên 100.nghìn người tử vong. - Nhiễm HIV ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 20-39 tuổi (chiếm 83,44%) trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo giới tính ít thay đổi qua các năm, tính đến hết tháng 12 /2009 tỷ lệ nhiễm HIV được phát hiện ở nam giới chiếm 82,17% và nữ giới là 17,81%. Tuy nhiên, theo dự báo trong tương lai tỷ lệ nhiễm HIV là nữ giới có xu hướng tăng lên. - Tính đến ngày 31/12/2009, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã phát hiện có người nhiễm HIV: 97,52% quận huỵện; 69,93% phường xã phát hiện người có nhiễm HIV/AIDS + Mỗi ngày Việt Nam có 50 người mắc và dự báo đến cuối thập kỷ này có 350.000 người + Hàng năm cần có 78 tỉ đồng chi cho việc phòng chống HIV/AIDS Tỉnh Sơn La - Năm 2008 toàn tỉnh đã có 5.500 trường hợp so với năm 2003. Trong đó, gần 1.000 trường hợp đã chuyển sang AIDS, trên 600 trường hợp đã tử vong. Sở Y tế Sơn La cho biết, 80% trong số người nhiễm HIV có tiền sử nghiện ma tuý, gái mại dâm. Hiện hệ thống phòng chống dịch của tỉnh này đang cố gắng tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, nạn mại dâm nhằm nâng cao hiểu của cộng đồng, đặc biệt là tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, cho đến nay số cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS vẫn còn rất thiếu, chỉ có 30/203 xã, phường có cán bộ làm công tác này. Thảo luận nhóm GV HS thảo luận nhóm tìm hiểu các thông tin Số liệu về HIV/ AIDS chia. Nhóm 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ?. lớp thành 3 nhóm Nhóm 1 : Em nghĩ gì về những con số, những thông tin trên? (Suy nghĩ gì về tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay?. ? Nhóm 2 : Nguyên nhân dẫn đến mắc căn bệnh HIV/AIDS ?. ? Nhóm 3 :Theo em, liệu con người có thể ngăn chặn được thảm hoạ AIDS không? Vì sao? ? Nhóm 4 : Theo em vì sao phải phòng chống nhiễm HIV- AIDS?. GV Kết luận: Phòng, chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia, dân tộc. Nhà nước ta có những quy định pháp lệnh phòng chống GV HIV/AIDS. Hoạt động 2 ? Tìm hiểu nội dung bài học Đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội GV dung bài học . Qua việc tìm hiểu các vấn đề trên em hiểu thê nào là HIV/ AIDS ? Nhận xét, chốt lại bài học 1 ( SGK39), yêu cầu HS đọc ?. - Tình hình nhiễm HIV/AIDS tăng. AIDS có thể lây bất cứ ai, bất kì dân tộc nào, màu da nào, nước giàu hay nghèo, người giàu, già, trẻ, gái, trai. Nhóm 2 * Nguyên nhân : - Kinh tế còn nghèo - Đời sống không lành mạnh - Kỷ cương, pháp luật chưa nghiêm - Chính sách xã hội - Kém hiểu biết - Tâm sinh lí lứa tuổi - Cuộc sống gia đình tan vỡ - Bản thân không làm chủ Nhóm 3 - Con người hoàn toàn có thể ngăn chặn được thảm hoạ AIDS vì: Nếu tất cả mọi người đều hiểu rõ về AIDS và tích cực phòng chống thì HIV- AIDS sẽ bị đẩy lùi. Nhóm 4 -Vì HIV- AIDS là căn bệnh thế kỷ, nếu đã nhiễm chỉ có một con đường là đi đến tử vong. - Có nghĩa là: Mỗi công dân đều phải hiểu rõ về căn bệnh thế kỷ này để có phương pháp phòng chống hữu hiệu, đừng để HIV- AIDS xâm nhập vào cơ thể.. II- NỘI DUNG BÀI HỌC (12’) 1. Khái niệm: - HIV là tên một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. - AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu trứng của các bệnh khác nhau, đe dọa tính mạng con người.. -HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam.. 2. Con đường lây truyền: Theo em HIV/ AIDS lây truyền qua - Lây qua đường máu những con đường nào ? - Lây từ mẹ sang con.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ? Hãy cho biết tác hại của HIV/AIDS ? ? Vậy làm thế nào để phòng tránh HIV/ AIDS ?(BT6 : Mọi người có thể phòng, tránh HIV/AIDS được không ? Em hãy nêu những biện pháp phòng tránh mà em biết ?) GV. - Lây qua quan hệ tình dục. 3.Tác hại: Đó là căn bệnh vô cùng nguy hỉêm đối với sức khỏe , tính mạng con người , và tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội đ/n. 4. Cách phòng tránh: - Tránh tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV/AIDS. - Không tham gia vào các tệ nạn ma tuý, mại dâm. - Có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng tránh. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.. Kết luận : Phòng chống nhiễm HIV là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc ? gia. Nhà nước ta có những quy định về 2. Quy định của pháp luật về phòng phòng chống HIV/AIDS. Để phòng chống HIV/AIDS pháp luật chống HIV – AIDS. nước ta quy định như thế nào ? (Bài học 2-39) - Mỗi người có trách nhiệm thực hiện những biện pháp phòng chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, gia đình, xã hội ; tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. - Nghiêm cấm các hành vi mua bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi lây truyền HIV/AIDS khác. - Người nhiễm HIV/AIDS có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm bệnh của mình. Không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp GV phòng chống lây truyền bệnh đẻ bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Khẳng định: Chúng ta có thể phòng tránh nhiễm HIV/AIDS nếu có thể ? hiểu biết đầy đủ về nó và có ý thức 3.Trách nhiệm của công dân, HS phòng ngừa Vậy mỗi người cần có trách nhiệm - Cần phải hiểu biết đầy đủ về HIV – như thế nào đối với việc phòng chống AIDS để chủ động phòng tránh cho HIV / AIDS ?Học sinh chúng ta cần mình và gia đình ; GV phải làm gì ? - Không phận biệt đối xử với người bị nhiễm HIV- AIDS và gđ của họ ; Chốt lại nội dung bài học 3 (SGK-39) - Tích cực tham gia phòng chống HIV.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> GV -Yêu cầu HS đọc phần tư liệu tham khảo SGK -39,40; - GV cung cấp thêm điều 118 – Bộ luật hình sự: Tội cố ý truyền bệnh cho người khác . -Kết thúc phần này giáo viên cho học GV sinh giải thích câu : “Đừng chết vì thiếu hiểu biễt về HIV/AIDS ”. Kết luận: Như chúng ta đã biết Thuế tạo nguồn tài chính để Nhà nước chi cho các mục đích chung trong đó có hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Người nhiễm HIV/AIDS rất cần sự chia sẻ của cộng đồng và sự quan tâm của Nhà nước. Đóng thuế đầy đủ để Nhà nước có nguồn tài chính chăm lo cho cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS cũng là chia sẻ với họ. Hoạt động 3 GV Hướng dẫn giải bài tập SGK BT1: Mối quan hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội thể hiện như thế nào? Em hãy nêu những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ ấy?. – AIDS. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.. III- BÀI TẬP ( 8’) Bài tập 1( SGK-40) – Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật, gây nhiều hậu quả xấu về mọi mặt đối với xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm. Những người sa vào các ! tệ nạn xã hội thường là những người có cuộc sống buông thả, không lành mạnh, kém hiểu biết, đua đòi, nghiện ngập cờ bạc, hút chích ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi… Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS. – Tiêm chích ma tuý, dùng chung bơm, kim tiêm làm HIV/AIDS lẳy truyền qua đường máu. – Quan hệ tình dục bừa bãi đã truyền HIV/AIDS cho nhau và lây truyền từ mẹ sang con. GV Bài tập 2 ( SGK-40) BT2: hãy nêu rõ tính chất nguy hiểm - Suy giảm sức khỏe dẫn đến cái chết..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> của HIV/AIDS đối với con người và - Kinh tế gia đình giảm sút. xã hội loài người? - Ảnh hưởng kinh tế, giảm sức lao động xã hội. GV - Suy thoái giống nòi… Bài tập 3 ( SGK-40) BT3: HIV lây truyền qua các con - Đường lây truyền: b, e, i, g. GV đường nào sau đây? Bài tập 4 BT4:Tổ chức cho HS thảo luận tập thể bài tập 4: Em đồng ý hoặc không đồng - Đồng ý : 2,4 - Không đồng ý: 1, 3 ý với ý kiến nào? Vì sao? BT7: Nếu bố, mẹ, anh, chị em hoặc Bài tập 7 bạn thân củ em bị nhiễm HIV/AIDS HS tự bộc lộ suy nghĩ cá nhân thì em sẽ làm gì? 4. Củng cố (9’) GV: Tổ chức cho học sinh đóng vai theo tình huống bài tập 5 SGK HS tự phân vai và lời thoại ; Cả lớp nhận xét tiểu phẩm GV đưa ra câu hỏi + Em có đồng tình vởi việc làm của Thuỷ không ? + Nếu em là Hiền trong tình huống đó em sẽ làm gì ? HS trả lời : em không đồng tình với việc làm của Thuỷ . Nếu em là Hiền em sẽ giải thích cho Thuỷ hỉêu AIDS không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như thăm hỏi, bắt tay …..Chúng ta thật an toàn khi tiếp xúc là được . * Rèn luyện kỹ năng, thái độ, hành vi : Tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘ nhanh tay, nhanh mắt’ GV : Đưa ra câu hỏi trên bảng phụ, chia lớp thành 2 đội HS : Sau khi xem song câu hỏi , vỗ tay làm hiệu đúng, sai xin trả lời câu hỏi Câu hỏi: + AIDS chỉ lây truyền cho những người lao động. ( S ) + AIDS chỉ lây truyền ở những nước đang phát triển (S ) + AIDS không lây truyền qua tiếp xúc thông thường. ( Đ ) + Hiện nay chưa có thuốc điều trị ( Đ ) + HS trung học cơ sở không bị nhiễm HIV/AIDS. ( S ) + Nhà trường là môi trường hữu hiệu để phòng tránh HIV/ AIDS. ( Đ ) + AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu tất cả chúng ta đều biết cách bảo vệ mình. ( Đ) GV : Cho điểm HS nào trả lời đúng. GV : Nhận xét- Kết luận toàn bài : HIV/ AIDS là đại dịch nguy hiểm cho cá nhân và xã hội, là thảm họa cho các dân tộc trên thế giới. Hơn lúc nào hết chúng ta cần phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Hãy tránh xa HIV/ AIDS. AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu tất cả chúng ta đều hiểu biết, đều biết cách bảo vệ mình. 4- Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà (1’) - Học thuộc nội dung bài học - Làm các bài tập trong SGK vào vở - Sưu tầm tranh ảnh, các số liệu về HIV/AIDS - Đọc trước bài 15 : Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Tài liệu tham khảo.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1) Bộ luật hình sự chương XVIII ( Các tội phạm về ma tuý điều 199 – 201 2) Pháp lệnh phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phảI ở người ( 31 / 5 / 1995 ) V.Rút kinh nghiệm:. Ngày soạn Tiết 22 Bài 15 PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại; - Phân tích được tính chất nguy hiểm của các vũ khí, chất dễ cháy, dễ nổ và các chất độc hại khác; các biện pháp phòng ngừa tai nạn trên; - Nhận biết được các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về phòng ngừa các tai nạn trên. 2. Kỹ năng: - Có thái độ đề phòng và tích cực nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại . * KNS : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra. - KN tư duy sáng tạo trong việc đề suất các biện pháp phòng tránh tai nạn do vũ khí ... cho bản thân và người khác; - KN ứng phó với sự cố nguy hiểm do chất cháy nổ hoặc chất độc hại gây ra. 3. Thái độ: - Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại; - Nhắc nhở mọi người xung quanh có ý thức thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : - SGK, SGV, TLTK-GDCD 8.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Bộ luật Hình sự - Luật phòng cháy, chữa cháy - Các thông tin, sự kiện trên sách báo. 2. Học sinh : - SGK, đọc trước bài III. PHƯƠNG PHÁP Hoạt động nhóm, xử lí tình huống, đóng vai... IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1- Ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ.(5’) ? HIV lây truyền qua những con đường nào sau đây ( hãy khoanh tròn vào phương án em lựa chọn ) 1- Mẹ truyền cho con khi mang thai 2- Muỗi đốt 3- Ôm hôn 4- Bắt tay 5- Truyền máu 6- Dùng chung bát đũa 7- Quan hệ tình dục Đáp án : 1, 5, 7 ? Học sinh cần làm gì để phòng , chống nhiễm HIV/AIDS ? Trả lời : ( mỗi ý 2,5đ) - Cần phải hiểu biết đầy đủ về HIV – AIDS để chủ động phòng tránh cho mình và gia đình. - Không phận biệt đối xử với người bị nhiễm HIV- AIDS. - Tích cực tham gia phòng chống HIV – AIDS. - Tích cực tham gia các phong trào phòng chống TNXH 3-Bài mới: *Hoạt động khởi động: (5’) -GV đưa thông tin : Ngày 2/5/2003 chiếc xe mang biển số 29H6583 bốc cháy tại khu chợ thôn Đại Bái, huyện Gia Bình , Bắc Ninh . Nguyên nhân gây ra vụ cháy được xác định là trên xe có trở thuốc súng . Vụ cháy làm 88 người bị nạn trong vụ cháy này. Em có nhận xét gì về vụ tai nạn trên? -HS nêu.. - GV chốt: Để hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến vụ tai nạn trên....ta htimf hiểu bài học hôm nay. GV cho học sinh quan sát hai bảng (Sgv trang 81,82) Sơ suất , bất cẩn Vi phạm quy đinh Sự cố kỹ thuật Ghi chú Năm PCCC Số vụ Tỉ lệ % Số vụ Tỉ lệ % Số vụ Tỉ lệ % 1998 778 66.5 72 61 321 1999 383 38.7 23 2.32 301 32.4 2000 426 37.4 113 9.92 388 26.43 2001 468 36.2 89 6.89 406 30.03 2002 448 35.36 117 9.32 32.04 TB 502.6 42.36 82.8 6.89 283.2 24.18.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> *Hoạt động hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1 Thảo luận, tìm hiểu nội dung mục đặt GV vấn đề GV Yêu cầu HS đọc 1 lần 3 thông báo trên Đặt câu hỏi khai thác thông tin ? Ghi nhanh ý kiến lên bảng. Lí do vi sao vẫn có người chết vì bị trúng bom mìn ? Thiệt hại đó như thế nào ?. ?. HOẠT ĐỘNG CỦA HS I- ĐẶT VẤN ĐỀ ( 15’) HS đọc mục đặt vấn đề HS cả lớp thảo luận Đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung. - Chiến tranh kết thúc, những bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là ở địa bàn ác liệt như Quảng Trị - Thiệt hại : Tại Quảng Trị từ 1985-1995 có 474 người chết va bị thương trong đó 65 người chết vì bom mìn.. Những thiệt hại về cháy trong thời -> Cháy nổ từ 1998-2002,cả nước có gian 1998- 2002 là như thế nào ? 5871 vụ cháy , thiệt hại 902.910 triệu ? Các vụ ngộ độc gây ra những thiệt hại đồng. gì ? Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ -> Ngộ độc từ 1999-2000 có gần 20.000 vụ , có 246 người tử vong độc ? (TPHCM có 930 vụ ngộ độc trong đó có 29 người chết) Nguyên nhân: Thành phần thuốc ? Em rút ra bài học gì cho bản thân qua sâu , ca nóc , nhiều lý do khác. -> Bài học : các thông tin trên ? - Hiểu được tính chất nguy hiểm của tai nạn cháy , nổ và chất độc hại -Phải có biện pháp phòng tránh -Trách nhiệm của bản thân . * Những quy định của nhà nước . GV Kết luận : Các tai nạn do vũ khí , cháy, (SGK) nổ và các chất độc hại gây ra rất nguy hiểm . Vì vậy cần có những quy định của pháp luật để phòng ngừa . Đọc cho HS nghe thông tin mới nhất về các vụ tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại năm 2008 Theo số liệu từ Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy, trong năm 2009, cả nước xảy ra 1.948 vụ cháy và 18 vụ nổ, trong đó có 271 vụ cháy rừng. Cháy nổ làm chết 78 người, bị thương 187 người, thiệt hại tài sản ước tính 500 tỷ đồng và 1.373 ha.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> rừng. - Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có 8 triệu người (chiếm xấp xỉ 1/10 tổng dân số) bị ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc do liên quan đến thực phẩm. Tổng kết về tình hình ngộ độc thực phẩm năm 2010 của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho thấy năm 2010 cả nước có 63 vụ ngộ độc lớn (hơn 30 người/vụ). Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2000, ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 70%) thì tới năm 2010, ngộ độc vi sinh vật thấp đi (<50%), ngộ độc chủ yếu do hóa chất (hơn 60%). GV. Thảo luận nhóm Tổ chức cho HS thảo luận sự nguy hiểm và nguyên nhân tai nạn do vũ khí cháy GV nổ và các chất độc hại gây ra. Chiếu các câu hỏi lên máy hoặc ghi vào bảng phụ. ? GV: Giao câu hỏi cho từng nhóm Nhóm 1: Hành vi vi phạm pháp luật( cho biết ý kiến đúng) vì sao? a, Buôn bán vũ khí, chất nổ b. Dùng mìn đánh cá c. Dùng vũ khí giết người, cướp của đ. Đi vào khu vực cấm, bãi mìn, khu quân sự e.Đập, phá, cưa các loại bom đạn cũ lấy thuốc để bám. g. Đốt rừng làm nương rẫy h. Khai thác rừng bừa bãi i. Sơ suất, bất cẩn khi sử dụng vũ khí, chất cháy. k. Sự cố kỹ thuật n. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật sai qui định. m. Ăn các loại cá có chất độc. p. Bắn pháo hoa ngày lễ tết q. Dùng súng truy bắt tội phạm ? Nhóm 2: Sự ngugy hiểm của tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hai. Em cho biết ý kíến đúng? Vì sao?. HS thảo luận, cử thư kí ghi chép, đại diện trả lời. Đáp án Nhóm 1: P, Q phạm pháp luật.. hành vi không vi.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> a. ảnh hưởng sức khỏe. b. Thiệt hại tài sản cá nhân, gia đình, quốc gia. c. Gây tàn phế d. Tài nguyên cạn kiệt e. Ô nhiễm môi trường ? g. Chết người Nhóm 3:Nguyên nhân dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy bổ và các chất độc hại. Em cho biết ý kiến đúng và giải thích vì sao ? a. Thiếu hiểu biết b. Không tôn trọng pháp luật c. Tham lam d. Bất chấp nguy hiểm e. Cố ý gây tội ác g. Nghèo khổ, kinh tế tế khó khăn. h. Do chiến tranh i. Sơ suất, bất cẩn. k. Vi phạm qui định về PCCC m. Thiếu trách nhiệm n. Sự cố kỹ thuật p. Nhà trường ít phổ biếnqui định pháp GV luật Nhận xét kết quả của từng nhóm, nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2 GV Tìm hiểu nội dung bài học ? Qua phần tìm hiểu mục đạt vấn đề Hãy cho biết tác hại của việc sử dụng trái phép chất cháy, nổ và các chất độc hại ? Nó có ảnh hưởng gì tới môi trường sống ? GV GV Chốt lại ý 1 nội dung bài học . Yêu cầu học sinh thảo luận làm bài tập 3 SGK . ?. Nhóm 2: Đúng tất cả. Nhóm 3: Đúng tất cả. II. NỘI DUNG BÀI HỌC ( 10’) HS trả lời cá nhân. 1- Tác hại : - Gây tổn thất lớn về người,về của, ảnh hưởng tới cá nhân, gia đình và xã hội ( ( MÊt tµi s¶n, bÞ th¬ng, tµn phÕ, tö vong ), gây ô nhiễm môi trườngnặng nề.. HS ghi vở HS trao đổi trả lời cá nhân HS thảo luận theo bàn, trình bày ý kiến của mình. - Đáp án : Các hành vi a,b,d,e,g là Vậy để hạn chế được những hậu quả do cháy nổ gây ra ?Nhà nước đã ban vi phạm pháp luật . HS trả lời đưa ra nội dung bài học 2 hành những quy định gì ? 2- Các quy định của nhà nước ..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> GV GV GV. GV. ?. - Cấm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dũng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và độc hại. - Người được chuyên chở phải có chuyên môn, phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn. - Chỉ cơ quan, tổ chức cá nhân có Chốt lại điểm 2 nội dung bài học . nhiệm vụ mới được giữ, chuyên chở Đọc cho HS nghe Điều 232 ( Bộ luật và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất hình sự 1999) cháy, phóng xạ và độc hại. Cho học sinh xử lý tình huống bài tập 4 HS ghi vở - SGK giúp HS biết cách hành động phù hợp với quy định về phòng ngừa … HS ; Các bàn thảo luận các tình huống trong bài tập 4 SGK, trình bày ý kiến, nhận xét bổ sung. - Trong tình huống a,b,c cần khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi Qua phân tích tình huống trên giúp các nguy hiểm em hiểu được trách nhiệm của bản thân - Tình huống d, cần báo ngay cho mỗi người trong việc phòng ngừa cháy người có trách nhiệm . nổ. Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để ngăn ngừa cháy nổ xảy ra ?. HS trả lời cá nhân, rút ra bài học 3 3- Trách nhiệm của công dân, học sinh. . - Tự giác tìm hiểu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ GV khí cháy nổ và các chất độc hại. - Tố cáo những hành vi vi phạm Chốt lại mục 3 nội dung bài học . hoặc xúi giục người khác vi phạm Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung bài các quy định trên. học Hoạt động 3 GV Hướng dãn giải bài tập SGK ? Cho học sinh làm bài tập củng cố. Treo bảng phụ bài tập sau: III. BÀI TẬP (4’) Trong các hành vi sau , hành vi HS làm bài tập nào vi phạm pháp luật ? 1- Bài tập 1 - Dùng mìn đánh cá Trả lời cá nhân - Buôn , bán vũ khí - Dùng mìn đánh cá - Cưa , đục bom mìn cũ - Buôn , bán vũ khí - Đốt rừng làm nương , rẫy - Cưa , đục bom mìn cũ.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> GV. - Sử dụng thuốc trừ sâu sai quy định - ăn các loại cá có nọc độc - Bắc pháo hoa ngày lễ tết - Dùng súng truy bắt tội phạm Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập Hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra ?. GV Nhận xét kết luận. - Đốt rừng làm nương , rẫy - Sử dụng thuốc trừ sâu sai quy định. 2- Bài tập 2 ( SGK- 43) HS trao đổi, trả lời cả nhân. - Gây ra cháy nổ - Dẫn đến chết người - Thiệt hai tài sản - ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước.. 3. Củng cố, luyện tập. ( 8’) GV cho học sinh xử lý tình huống (Đóng vai) - TH1: Đ và T tình cớ nhặt đựơc quả bom bi bên lề đường , Đ hoảng sợ rủ T bỏ chạy đi chỗ khác. T không chạy mà còn nói “chúng mình mang về đập lấy thuốc nổ bán lấy tiền” Đ can ngăn nhưng T không nghe . - TH2: nhà H trồng một ruộng dưa chuột . M về nhà H chơi rủ H ra vườn hái dưa ,H can ngăn M và nói : “ruộng dưa này được phun thuốc sâu, dưa này nhìn ngon nhưng không để ăn mà để bán , muốn ăn thì hái ở vườn cạnh nhà ” HS : Các nhóm phân vai, kịch bản, lời thoại và thể hiện tiểu phẩm. Cả lớp nhận xét tiểu phẩm các nhóm GV :Giải đáp , đánh giá GV : Kết luận toàn bài: Đất nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh. Một trong những hậu quả để lại là nạn súng đạn , mìn còn rơi xót lại. Ngày nay chúng ta đang phải đối phó với những tai nạn khủng khiếp này. Yêu cầu phòng ngừa tai nạn càng cao, càng phức tạp và càng nghiem ngặt. Vì vậy HS chúng ta cần phải có trách nhiệm trong vấn đề này. 4- Hướng dẫn HS học bài ở nhà ( 1’) - Học thuộc bài và làm các bài tập còn lại - Tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này - Xem trước bài 16 TƯ LIỆU THAM KHẢO Nước ta đã tham gia 16 công ước có liên quan về an toàn - vệ sinh lao động của Tổ chức Lao động quốc tế. Được tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các quốc gia thành viên ASEAN đánh giá đã có những hoạt động thiết thực, theo hướng tuân thủ luật pháp quốc tế và đã lựa chọn Việt Nam để phối hợp tổ chức một số hội nghị cấp quốc tế và khu vực. Năm 2008, công tác quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động ở nước ta đã được các cấp, các ngành và địa phương đặc biệt chú trọng. Hệ thống chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chú ý đầu tư hơn; các hoạt động cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong nông nghiệp được triển khai sâu rộng hơn..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ hàng năm (ATVSLĐ- PCCN), Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN Trung ương phối hợp với Ban chỉ đạo các địa phương tổ chức thành công 10 lần, Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN (từ năm 1999 đến 2008). Năm 2009, Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ- PCCN sẽ diễn ra từ ngày 15- 21/3/2009. Lễ phát động Tuần lễ lần thứ 11 được tổ chức vào sáng 15/3/2009 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với chủ đề:”Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong công tác an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ”.Góp phần ngăn chặn TNLĐ, BNN và sự cố cháy nổ, thực hiện thành công chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động. Thông tin : Chiều 6/10, TTXVN dẫn lời Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh về vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình: khoảng 11h40’ trưa 6/10, tại khu vực phía sau khán đài C, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội xảy ra cháy 2 container chứa pháo hoa, làm 4 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương. Nguyên nhân của vụ cháy nổ được xác định là do sơ xuất trong quá trình vận chuyển.. ************************************************************** Ngày soạn……………. Ngày dạy……………. Dạy lớp………. ……………. ………. ...................... .......... .... Tiết 23 Bài 16: QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC I- MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Hiểu được nội dung quyền sở hữu , biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân . 2. Kỹ năng: - Học sinh biết cách bảo vệ quyền sở hữu. * KNS : HS biết phân tích, so sánh hành vi tôn trọng và hành vi không tôn trọng quyền sở hữu của người khác. Biết phê phán những hành vi vi phạm quyền sở hữu của người khác và biết tự bảo vệ tài sản của bản thân đồng thời biết tôn trọng tài sản của người khác. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng tài sản của người khác và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu . II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Giáo viên: :.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - SGK, SGV, TLTK, ca dao , tục ngữ... - Luật dân sự 2. Học sinh : - SGK, đọc trước bài ở nhà . III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1- Kiểm tra viết (15’) Đề bài Câu 1: Hãy nêu 4 nguyên nhân gây ra tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại ? Câu 2: Trách nhiệm của công dân , học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí , cháy , nổ và các chất độc hại ? Câu 3 : Những loại dầu, ga ,chất nào sau đây dễ gây tai nạn nguy hỉêm cho con người ? ( khoanh tròn vào đáp án em lựa chọn ) A- Thuốc nổ B- Dầu gội đầu C- Cồn 90o D - Thuốc chuột E- Thuốc làm pháo G - Xăng, H- Thuốc trừ sâu Đáp án + Biểu điểm Câu 1 : HS nêu được các nguyên nhâ sau ( mỗi ý 1 điểm) - Do sơ xuất bất cẩn - Do thiếu hiểu biết - Do không tuân theo quy định về phòng cháy, chữa cháy - Do sự cố kỹ thuật... Câu 2 : HS nêu được các ý sau ( mỗi ý 1 điểm ) - Tự giác tìm hiểu thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại. - Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. - Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên. Câu 3 : Đáp án : A, C, D, E, G, H ( mỗi ý đúng 0,5đ) GV: thu bài chấm điểm ngoài giờ. */ Giới thiệu bài : GV: Cầm sách GDCD 8 trên tay và nói: “Cuốn sách này của tôi”. Cô đã khẳng định điều gì với cuốn sách? GV: Cầm bút cua HS A và nói: “Cái bút này của ai?” HS A: “Cái bút này của em”. GV: HS A khẳng định điều gì với cây bút? HS: GV, HS A là chủ sở hữu của cây bút, quyển sách. GV: Để hiểu thêm về sở hữu, chúng ta học bài hôm nay : Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. 2- Dạy nội dung bài mới . HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1. HOẠT ĐỘNG CỦA HS.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề GV Yêu cầu HS đọc mục đặt vấn đề Chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức cho học sinh thảo luận các tình huống trong SGK GV GV giao câu hỏi cho từng nhóm ? Nhóm 1 : Những người sau đây có quyền gì ? Em hãy chọn đúng các mục tương ứng ? 1Người chủ xe máy 2-. Người được giao giữ xe máy Người muợn xe máy Nhóm 2 : Người chủ xe có quyền gì ? Em hãy chọn các nội dung tương ứng ?. ?. Cất giữ trong nhà 1-. Dùng để đi chở hàng Bán, tặng , cho mượn. ?. Nhóm 3 : Trong những trường hợp trên ai có quyền sở hữu chiếc xe, ai chỉ có quyền sử dụng xe ?. ?. Nhóm 4. Bình cổ ông An tìm được có thuộc về ông An không ?Vì sao ? ông An có quyền bán chiếc bình cổ đó không ? Vì sao ?. GV. GV GV ? ?. I. ĐẶT VẤN ĐỀ (10’) HS đọc mục đặt vấn đề. HS thảo luận nhóm, cử thư ký ghi chép. Đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung. Nhóm 1 trả lời a- Giữ gìn bảo quản xe b- Sử dụng xe để đi c- Bán, tặng , cho người khác Nhóm 2 trả lời a- Sử dụng b- Định đoạt c- Chiếm hữu Nhóm 3 trả lời : - Người chủ chiếc xe máy có quyền sở hữu chiếc xe ( chiếm hữu, sử dụng, định đoạt ) - Người mượn xe có quyền sử dụng chiếc xe. Nhóm 4 trả lời : - Bình cổ không thuộc về ông An mà thuộc về nhà nước . - Chủ sở hữu mới có quyền bán bình cổ đó là cơ quan văn hoá hoặc viện bảo tàng. Chốt lại: - Chiếm hữu là chiếm giữ tài sản - Định đoạt là quyết định số phận tài sản - Sử dụng là dùng đúng mục đích . Thảo luận cả lớp Giúp HS xác định những tài sản thuộc về công dân. HS kẻ bảng và gọi tên các loại tài sản. Yêu cầu học sinh kể tên một số tài sản Ví dụ tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân trong gia đình. -> Tủ lạnh, quạt, ti vi , xe máy ….. Gia đình em có tài sản gì ? ( Tư liệu sinh hoạt ) -> Lương , phụ cấp đi làm của bố mẹ Bố mẹ em có sở hữu lương không ?.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> GV ?. ( Thu nhập hợp pháp ) Nêu một số VD để HS xác định quyền sở HS xác định và trả lời hữu. Nhà ở do nhà nước cấp gia đình em có -> Có thuộc quyền sở hữu quyền sở hữu không ?. ?. Bác Hùng xin góp tiền vốn để nuôi tôm. Bác có quyền gì ?. -> Nuôi tôm , bán hàng , kinh doanh ( Góp vốn kinh doanh ). ?. Chú An mua máy xay xát để sản xuất. Quyền tài sản của chú An là gì ?. -> Máy xay xát, máy cày bừa.....( Sử dụng Tư liệu sản xuất ). ?. Bố mẹ em có sổ tiết kiệm không ? Tiền này gọi là tiền gì ?. ->Tiết kiệm vàng, tiền …..(Của cải để dành ). ?. Cô Hạnh có người bà con đi nước ngoài gửi biếu tiền , cô có được sử dụng không ? Kẻ bảng và gợi ý học sinh trả lời Chốt lại : Cần có hành vi tôn trọng ,có trách nhiệm với tài sản được giao quản lý, giữ gìn cẩn thận, không để mất mát, hư hỏng....Nhặt được của rơi trả người đã mất , vay trả đúng hẹn ...Gây thiệt hại phải bồi thường ... Cho HS làm bài tập vận dụng GV treo bảng phụ bài tập sau : Trong các tài sản sau đây , tài sản nào thuộc sở hữu của công dân ? ( Đánh dấu x vào ý kiến đúng ) 1- Phần vốn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân. 2- Đất đai 3- Trường học 4- Bệnh viện 5- Đường xá 6- khoáng sản 7- Máy móc phòng khám tư nhân Nhận xét, kết luận. Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học Qua phần tìm hiểu mục đặt vấn đề các em đã hiểu được quyền sở hữu của công dân. Vậy em hãy cho biết thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân ?. -> Được sử dụng vì số tiền đó đã thuộc quyền sở hữu của cô Hạnh.. GV GV. GV ?. GV GV ?. HS nhận xét, tranh luận HS liên hệ với những phẩm chất đạo đức đã học. HS trao đổi, trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung. - Đáp án : 1 , 7 thuộc quyền sở hữu của công dân.. II. NỘI DUNG BÀI HỌC ( 10’) HS tìm hiểu nội dung bài học HS trả lời cá nhân rút ra bài học 1 1. Quyền sở hữu tài sản của công dân * Quyền sở hữu tài sản của công dân.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> là quyền của công dân( chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. * Quyền sở hữu tài sản bao gồm : - Quyền chiếm hữu: Trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. - Quyền sử dụng: Khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó. - Quyền định đoạt: Quyết định đối với tài sản: Mua, bán, tặng, cho, vứt bỏ, phá huỷ, để lại thừa kế..... * Sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt. HS đọc bài học 1. ?. Quyền sở hữu tài sản của công dân gồm những quyền gì ?Nội dung của các quyền đó như thế nào ?. ?. Công dân có những quyền sở hữu nào ? cho ví dụ.. GV. Chốt lại nội dung bài học 1 ( SGK-45), yêu cầu HS đọc Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân bằng pháp luật Đối với những tài sản của người khác HS trả lời cá nhân cần tôn trọng như thế nào. HS trả lời theo nội dung bài học 2 2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác. - Tôn trọng, không xâm phạm tài sản của người khác. Nhặt được của rơi trả người đánh mất. - Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn, mượn phải giữ gìn cẩn thận. - Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu. Nếu làm hỏng phải sửa chữa và bồi thường tương ứng giá trị tài sản. - Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định. Chốt lại : Bên cạnh quyền sở hữu , HS đọc bài học 2 chúng ta cần phải biết tôn trọng tài sản của người khác và nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu . Theo em nghĩa vụ tôn trọng tài sản của HS trả lời cá nhân người khác thể hiện đức tính gì ? -> Thể hiện phẩm chất thật thà, trung thực , liêm khiết ... (HS liên hệ với những phẩm chất đạo đức đã học). GV ?. GV. ?. GV. Tổ chức cho HS thảo luận ( Cho cả lớp cùng thảo luận ) về quy định của nhà nước về quyền sở hữu. HS hoạt động độc lập tự trao đổi , trả lời ý kiến cá nhân. Cả lớp tranh luận ,giải đáp. 3. Nhà nước công nhận và bảo hộ.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> ?. ?. Câu 1 : Vì sao Pháp luật lại quy định các tài sản có giá trị như nhà ở, đất đai, ô tô, xe máy phải đăng kí quyền sở hữu? Câu 2 : Đăng kí quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản không ? Vì sao ?. ?. Câu 3 : Nêu một số biện pháp nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân ?. GV. Nhận xét và cho điểm học sinh trả lời tốt Ghi nhanh ý kiến lên bảng Kết luận : Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân. Việc đăng kí quyền sở hữu đối với các tài sản có giá trị là cơ sở để nhà nước quản lí và có biện pháp bảo vệ thích hợp khi có sự việc bất thường xảy ra. Tăng cường và coi trọng việc giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ quyền sở hữu của công dân. Đọc cho cả lớp nghe Điều 175 và 178 Bộ luật dân sự. GV. GV. GV GV ?. Hoạt động 3 Hướng dẫn HS làm bài tập SGK Vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu cô cùng các em làm một số bài tập sau. Chỉ định HS đọc yêu cầu bài tập Khi thấy một bạn nào đó cùng trang lứa với em đang lấy tiền của người khác , em sẽ làm gì ? Vì sao em làm như vậy?. quyền sở hữu hợp pháp của công dân. - Pháp luật quy định những tài sản có giá trị như : nhà ở, đất đai, ô tô ,xe máy… phải đăng kí quyền sở hữu, vì có dăng kí quyền sở hữu thì nhà nước sẽ bảo vệ tài sản cho công dân khi bị xâm phạm. - Đăng kí quyền sở hữu là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản . Vì có đăng kí quyền sở hữu thì công dân mới có cơ sở pháp lí để tự bảo vệ tài sản. - Biện pháp của nhà nước : + Quy định về quyền và nghĩa vụ + Cách thức bảo vệ tài sản + Quy định đăng ký tài sản + Quy định hình thức, biện pháp xử lý + Quy định trách nhiệm của công dân +Tuyên truyền , giáo dục công dân có ý thức bảo vệ tài sản và có ý thức tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác. HS lắng nghe, ghi vở. III. BÀI TẬP (5’) HS làm bài tập củng cố 1-Bài tập 1.(SGK- 46) HS trả lời cá nhân. + Em sẽ làm động tác để người đó biết mình đang bị mất cắp, sau đó em sẽ khuyên bạn . + Vì tài sản đó do lao động vất vả họ mới có được , làm như vậy là không thật thà , là xấu, bị pháp luật xử lý ..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> GV ?. Nêu yêu cầu bài tập Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến nội dung bài học này .. GV. Kết luận, chuyển ý.. 2-Bài tập 5 (SGK- 47). HS làm bài tập, trả lời, nhận xét, bổ sung * Tục ngữ: - Cha chung không ai khóc - Của mình thi giữ bo bo Của người thì để cho bò nó ăn - Ăn một miếng, tiếng một đời - Lòng tham không đáy * Ca dao : Chim tham ăn va vào vòng lưới Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu .. 3. Củng cố, luyện tập (5’) GV: Yêu cầu 1 HS đọc lại nội dung 3 bài học ( SGK-45) GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai ( nếu còn thời gian ) GV : Đưa ra các tình huống bài tập 2 , bài tập 3 SGK HS : Xây dựng kịch bản phân vai và lời thoại. HS : Nhận xét tiểu phẩm và rút ra bài học. GV : Nhận xét, giải đáp. Bài tập 2: Bình hành động như thế là sai. Vì pháp luật quy định : Nhặt được của rơi trả lại cho người mất. Nếu là em, em sẽ đem tới đồn công an nhờ các chú công an trả lại cho người bị mất. Bài tập 3: Hà không được quyền sử dụng chiếc xe đó vì Hà không có quyền sở hữu chiếc xe đó.Ông chủ cửa hàng chỉ có quyền trông giữ chiếc xe đó căn cứ theo giấy ký kết cầm đồ . chị Hoa có quyền đòi bồi thường từ ông chủ cửa hàng đó. GV : Kết luận toàn bài Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là những lợi ích và trách nhiệm pháp lí rất thiết thực của mỗi người trong cuộc sống. Trách nhiệm của mối công dân là phải sử dụng chúng một cách đúng đắn để đem lại lợi ích cho cá nhân, tập thể và xã hội . Đồng thời không xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của tổ chức hay nhà nước. 4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà (1’) - Học thuộc ghi nhớ - Tìm hiểu quy đinh của pháp luật - Xem trước bài 17. ******************************************************** Ngày soạn................... Ngày dạy...................... Lớp...................... ....................... ...................... ....................... ....................... Tiết 24 Bài 17 : NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> I- MỤC TIÊU BÀI HỌC . 1. Kiến thức: - Hiểu được tài sản nhà nước là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân , do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý . 2. Kỹ năng: - Hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước , lợi ích công cộng . * KNS : HS biết phê phán đối với những hành vi tôn trọng tài sản Nhà nước và những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Biết tự giải quyết vấn đề, tố cáo những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước hiện nay như : nạn phá rừng, lãng phí của công... 3. Thái độ: - Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng . Dũng cảm đấu tranh , ngăn cản các hành vi xâm phạm II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, TLTK, ca dao , tục ngữ .. 2. Học sinh : - SGK, đọc trước bài III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC . 1- Kiểm tra bài cũ (5’) HS 1 : Quyễn sở hữu của công dân là gì ? Công dân có quyền sở hữu những gì ? HS 2 : Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là gì ? Cho ví dụ? Yêu cầu trả lời : HS 1 : * Là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình (2,5) * Quyền sở hữu gồm: - Quyền chiếm hữu: Trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. (2,5đ) - Quyền sử dụng: Khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưỡng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó. (2,5đ) - Quyền định đoạt: Quyết định đối với tài sản: Mua, bán, tặng, cho, vứt bỏ, phá huỷ, để lại thừa kế.....(2,5đ) HS 2 : Nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác: (mỗi ý 2đ) - Không xâm phạm tài sản của người khác, TC, Nhà nước. - Có trách nhiệm đối với tài sản được giao quản lí, giữ gìn cẩn thận, không để mất mát, hư hỏng. - Nhặt được  trả lại. - Vay, nợ  trả đầy đủ, đúng hẹn. - Mượn  giữ cẩn thận, sử dụng xong trả lại, hư hỏng  sửa chữa, bồi thường. * Giới thiệu bài : GV đưa tình huống: HS trường Trần Quốc Toản lao động đào mương giúp địa phương. Hai em Quý và Hoàng đã đào được 1 hộp sắt trong đó có những đồng tiền đúc bằng vàng. Quý và Hoàng đã nộp toàn bộ cho trường trước sự chứng kiến của cô giáo chủ nhiệm. ? Số tiền vàng ấy thuộc quyền sở hữu của ai? ? Số tiền vàng ấy sẽ được dùng ntn? HS: Trả lời. (Số tiền vàng đó thuộc sở hữu của Nhà nước, được dùng vào các việc mang lại lợi ích cho xã hội)..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> GV: Tiết20 Bài 16 các em đã tìm hiểu về quyền sở hữu tai sản công dân bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Ngoài những quyền đó ra công dân còn phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng . Để hiểu được vấn đề đó chúng ta cùng tìm hiểu bài 16 : Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng 2. Dạy nội dung bài mới . HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 Tìm hiểu mục đặt vấn đề I- ĐẶT VẤN ĐỀ ( 10’) GV Yêu cầu HS đọc tình huống SGK Tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi HS thảo luận theo bàn , trình bày ý kiến. ? Em hãy cho biết ý kiến của các bạn và ý -> ý kiến của Lan là đúng vì rừng là kiến của Lan và giải thích đúng hay sai ? tài sản quốc gia Nhà nước giao cho kiểm lâm và các UBND quản lý ? ?. Ở vào trường hợp của Lan , em sẽ xử sự như thế nào ? Qua tình huống trên , em rút ra được bài học gì ?. -> Em sẽ báo cho cơ quan có thầm quyền can thiệp -> Bài học: Phải có trách nhiệm với tài sản của nhà nước .. GV. Vậy tài sản nhà nước là gì ? Trách nhiệm của chúng ta ra sao? Chúng ta cùng tìm GV hiểu tiếp. Hướng dẫn Tìm hiểu những biểu hiện của việc tôn trọng tài sản nhà nước. * Thảo luận nhóm GV Tổ chức cho HS thảo luận nhóm với các ? câu hỏi sau Nhóm 1. Em hãy kể tên một số tài sản nhà nước và một số công trình công cộng đem lại lợi ích cho mọi người dân ?. Chia lớp thành 3 nhóm HS thảo luận, cử thư kí ghi chép. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Nhóm 1. Tài sản nhà nước Đất đai Rừng núi Sông hồ Nguồn nước Tài nguyên TN Nhà văn hoá Khu du lịch. ?. Lợi ích công cộng Đường xá Cầu cống Bệnh viện Trường học Công viên Vốn nhà nước ĐT Tài sản nhà nứơc. 2. Nghĩa vụ tôn trọng ,bảo vệ tài sản nhà Nhóm 2 nước và lợi ích công cộng ? - Nghĩa vụ tôn trọng + Bảo vệ tài sản nhà nước , lợi ích.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> ?. GV. công cộng + Tăng cưởng quản lý + Bảo vệ lợi ích cộng đồng + Chống lãng phí , tham ô , tham nhũng + Tuyên truyền , giáo dục + Đấu tranh với hành vi xâm phạm Nhóm 3 Nhóm 3. Học sinh chúng ta cần có trách - Trách nhiệm đối với học sinh . nhiệm gì ? + Giữ gìn vệ sinh môi trường + Bảo vệ tài sản lớp , trường + Tiết kiệm trong sử dụng điện , nước + Có lối sống giản dị + Phê phán hành vi xâm phạm + Tuyên truyền vận động mọi ngươì. Nhận xét, chốt lại, ghi nhanh ý kiến lên bảng Hoạt động 2 II- NỘI DUNG BÀI HỌC ( 20’) GV Tìm hiểu nội dung bài học Đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu khái HS trả lời câu hỏi 1.Khái niệm ? niệm tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. : a) Tài sản nhà nước Tài sản nhà nước bao gồm những loại - Tài sản nhà nước bao gồm: Đất nào ? Thuộc quyền sở hữu của ai ? đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản được nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình. kinh tế, văn hoá... cùng các tài sản mà pháp luật qui định là của nhà nước đều thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước chịu trách GV nhiệm quản lý.. ? ? ?. Nhấn mạnh : Tài nguyên thiên nhiên, vùng trời, vùng biển, đất đai, sông suối… đều là tài sản của nhà nước. Công dân phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ. Nhà nước khai thác các tài sản đó để phục vụ cho ai ? Những tài sản khai thác để phục vụ nhân dân được gọi là gì ? Vậy theo em thế nào là lợi ích công cộng. HS trả lời cá nhân -> Để phục vụ cho nhân dân -> Lợi ích công cộng . HS trả lời theo nội dung bài học 2 b). Lợi ích công cộng : * Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> ? GV. ?. GV GV. GV ?. ?. ?. xã hội - TS nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế đát nước, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân HS trả lời cá nhân Em có biết Nhà nước huy động nguồn tài -> Huy động từ nguồn thu thuế của chính ở đâu để xây dựng các công trình nhân dân phúc lợi công cộng ? Nhấn mạnh : Tài sản Nhà nước cũng là do nhân dân đóng góp qua tiền nộp thuế mà có. Vì vậy cần phải bảo vệ tài sản Nhà nước như tài sản của mình. HS trả lời theo nội dung bài học 3 Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng c)- Tầm quan trọng . có ý nghĩa ntn đối với đất nước và nhân - Là cơ sở vật chất để xây dựng dân ? và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân HS đọc và ghi vở Đọc điều 17 Hiến pháp 1992. Nhận xét, kết luận bài học 1, yêu cầu HS đọc và ghi vở. Kết luận : Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng”, đây là nghĩa vụ pháp lí của công dân được quy định tại điều 78 Hiến pháp 1992 mà mọi người đều phải tuân theo và chấp hành. HS chúng ta cần thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong sinh hoạt hàng ngày: Không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm điện, nước, giữ vệ sinh môi trường, giữ tài sản của lớp, không viết, vẽ bậy lên tường, bàn..... Đấu tranh với các hành vi xâm phạm hoặc làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước. Cho HS làm bài tập 2 SGK . HS trao đổi , trả lời bài tập 2 SGK Em nhận xét việc làm của ông Tám - Ông Tám làm như vậy là chưa Việc làm của ông Tám đúng , sai chỗ nào được ? Vì sao ? + Ông Tám đúng ở chỗ là đã có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tôt tài sản của nhà nước. + Sai ở chỗ đã sử dụng tài sản của nhà nước vào mục đích cá nhân -> Phải tôn trọng và bảo vệ tài sản Vậy theo em ông Tám có trách nhiệm và của nhà nước. Không được lấn nghĩa vụ gì ? chiếm , sử dụng vào mục đích cá nhân để thu lợi. HS trả lời theo nội dung bài học 4.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> GV. GV ?. ?. ?. GV GV GV. Qua phần tìm hiểu bài tập trên em hãy 2- Nghĩa vụ của công dân. cho biết công dân phải có trách nhiệm và - Công dân có nghĩa vụ tôn trọng nghĩa vụ gì đối với tài sản của nhà nước tài sản nhà nước và lợi ích công và lợi ích công cộng ? cộng - Không được xâm phạm - Khi được nhà nứơc giao quản lý , sử dụng phảI bảo quản , giữ gìn, tiết kiệm , sử dụng có hiệu quả tránh lãng phí , tham ô, tham nhũng … HS đọc và ghi vở Chốt lại - Yêu cầu HS đọc Nhấn mạnh : Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng”, đây là nghĩa vụ pháp lí của công dân được quy định tại điều 78 Hiến pháp 1992 mà mọi người đều phải tuân theo và chấp hành. HS chúng ta cần thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong sinh hoạt hàng ngày: Không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm điện, nước, giữ vệ sinh môi trường, giữ tài sản của lớp, không viết, vẽ bậy lên tường, bàn..... Đấu tranh với các hành vi xâm phạm hoặc làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước. HS trao đổi, trả lời, lấy VD minh Tổ chức cho HS trao đổi các câu hỏi sau: họa Nhà nước quản lý tài sản và lợi ích công -> Giao quyền quản lí cho các cơ cộng như thế nào ? quan ,doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, sử dụng hợp lí, đúng mục đích. -> Các cơ quan, tổ chức quản lí, sử Các tài sản của nhà nước giao cho cá dụng phảI kiểm kê tài sản hàng năm nhân, tổ chức quản lí, sử dụng thì nhà để thống kê số lượng và thiệt hại. nước quản lí bằng cách nào ? -> Giao cho các địa phương trực Các công trình phúc lợi được nhà nước thuộc quản lí, có trách nhiệm báo quản lí như thế nào ? cáo, thống kê hàng năm. HS trả lời theo nội dung bà học 5 Qua việc tìm hiểu các vấn đề trên em 3- Trách nhiệm của Nhà nước. hiểu Nhà nước quản lí tài sản như thế - Nhà nước ban hành pháp luật về nào ? quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân ….. -Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng ,bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. HS đọc và ghi vở Chốt lại – Yêu cầu HS đọc HS quan sát .thảo luận và trả lời cá Cho HS tìm hiểu tình huống, liên hệ trách nhân.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> nhiệm của bản thân Yêu cầu HS đóng vai thể hiện tình huống ? sau : Trên đường đi học về. Lâm phát hiện thấy có mấy người đang cưa trộm cây GV trong rừng. Họ đe doạ Lâm không được ? nói cho ai biết, nếu không sẽ biết tay… Theo em Lâm nên làm gì trong tình huống đó ? vì sao ? Nhận xét, kết luận Qua tình huống trên theo em công dân , trao đổi trả lời HS phải có trách nhiệm gì đối với tài sản 6- Trách nhiệm của học sinh Nhà nước và lợi ích công cộng ? - Giữ gìn vệ sinh chung GV - Tiết kiệm điện nước - Đấu tranh với những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại GV TNTN. GV Ghi nhanh ý kiến lên bảng và kết luận Hoạt động 3 Hướng dẫn giải bài tập SGK III. BÀI TẬP (5’) Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1-Bài tập 1. (SGK ) Nhận xét , đánh giá, cho điểm HS : Suy nghĩ, trả lời cá nhân GV Cả lớp thảo luận Đáp án : Hùng và các bạn nam lớp 8 không biết bảo vệ tài sản của ? trường , không nhận sai lầm để đền Tổ chức trò chơi cho học sinh tham gia bù cho nhà trường . Chia lớp thành 2 đội , phổ biến luật chơi 2-Bài tập 2. và tiến hành trò chơi ( Tiếp sức ) HS cử đại diện ghi nhanh đáp án lên Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về bảng tôn trọng nhà nước, tiết kiệm, chống VD: * Tục ngữ tham ô lãng phí ? + Của vào nhà quan như than vào lò + Ham lợi trước mắt, quen họa sau lưng. + Tham lợi nhỏ, mất việc lớn. GV + Chưa học làm đã lo ăn bớt. * Ca dao Trống chùa ai vỗ thì thùng Của chung ai khéo vẫy vùng nên Nhận xét, đánh giá riêng. 3. Củng cố, luyện tập ( 5’) GV: Tổ chức cho HS rèn luyện ý thức thái độ đối với việc tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng Câu hỏi 1 : HS chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng như thế nào ? HS trả lời cá nhân 1- Giữ gìn vệ sinh môi trường 2- Bảo vệ tài sản của lớp, trường, XH 3- Tiết kiệm trong sử dụng điện nước.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 4- Có lối sống giản dị 5- Phê phán hành vi vi phạm tài sản 6- Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện pháp luật 7- Không tiết kiệm , lãng phí Câu hỏi 2 : Em hãy nêu những tiêu cực hiện nay trong vấn đề tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết ? HS trả lời: - Tham ô , tham nhũng - Phá hoại tài nguyên thiên nhiên - Dùng vốn, tài sản nhà nước cho cá nhân - Trình độ quản lý kém…. GV : Nhận xét, kết luận toàn bài: Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế của đất nước. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn ,bảo vệ, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Quyết tâm xây dựng xã hội mới văn minh và tiến bộ. 4 - Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà (1’) - Học thuộc bài - Làm các bài tập còn lại - Tìm những câu ca dao , tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học - Xem trước bài 18 : Quyền khiếu nại , tố cáo của công dân. **************************************************. Ngày soạn……………… lớp…………. Ngày dạy…………….. Dạy …………….. ………… ……………. ………… Tiết 25 BÀI 18:. QUYỀN KHIẾU NẠI , TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN. I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Phân biệt và hiểu được nội dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân 2. Kỹ năng: - Biết bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân ; hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật ..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> * HS biết phân tích, so sánh về sự giống nhau và khác nhau giưa quyền khiếu nại và tố cáo. Biết phê phán đối với những hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống làm hại người khác và có thể ứng phó khi thấy có những hành vi trái pháp luật trong thực tế. 3- Thái độ: - Thấy được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện hai quyền này . II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - SGK, SGV, TLTK, bảng phụ 2. Học sinh : - SGK – GDCD 7 - Học bài cũ ,xem trước bài mới III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1- Kiểm tra bài cũ (5’) GV: Nêu ý nghĩa của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ? Bản thân em đã thực hiện những quy định của nhà nước như thế nào ? HS :Trả lời : - TS nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế đát nước, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân - Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng - Không được xâm phạm - Khi được nhà nứơc giao quản lý , sử dụng phảI bảo quản , giữ gìn, tiết kiệm , sử dụng có hiệu quả tránh lãng phí , tham ô, tham nhũng … * Giới thiệu bài : GV : Đưa ra tình huống và dẫn dắt HS vào bài Vợ chồng chị T và chị M sống cùng thôn với gia đình Hạnh. T lười lao động , suốt ngày uống rượu . Cứ mỗi lần say rượu T lại đánh đập vợ con. Nhiều lần gia đình chị M phải đưa chị đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh. Gia đình, họ hàng , làng xóm khuyên ngănT không được . Hạnh rất bất bình và thắc mắc. Tại sao chính quyền địa phương không có biện pháp với T để bảo vệ chị H. Để hiểu và giải đáp được thắc mắc của Hạnh cũng như các em, chúng ta cùng học bài hôm nay bài 18: Quyền tự do ngôn luận. 2 .Dạy nội dung bài mới .. GV. GV ?. HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1 Tìm hiểu tình huống mục đặt vấn đề Tổ chức cho HS sắm vai các tình huống SGK. - TH1. HS trong vai người có vẻ giấu giếm buôn bán , sử dụng ma túy - TH2. HS thể hiện vai người lấy xe đạp của bạn bị phát hiện - HS trong vai anh H , người bị đuổi việc không rõ lý do Tổ chức cho HS thảo luận nhóm Nhóm 1: Nghi ngờ người có buôn bán. HOẠT ĐỘNG CỦA HS I- ĐẶT VẤN ĐỀ. HS tự phân vai và lời thoại , kịch bản. *Thảo luận nhóm HS thảo luận, ghi chép và trả lời.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> và sử dụng ma tuý, em sẽ xử lí như thế nào?. ?. ?. ?. GV ?. GV. GV ?. Nhóm 1: Nếu nghi ngờ việc có người buôn bán và tiêm chích ma túy thì em có thể báo cho cơ quan chức năng theo dõi. Nếu đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý theo pháp luật. Nhóm 2: Phát hiện người lấy cắp xe Nhóm 2: đạp của bạn, em sẽ xử lí như thế nào? Em sẽ báo GV nhà trường hoặc cơ quan nơi em ở về hành vi lấy cắp xe của bạn, để nhà trường hoặc cơ quan công an sẽ xử lí theo pháp luật. Nhóm 3: Theo em anh H phải làm gì Nhóm 3: để bảo vệ quyền lợi của mình? Anh H kiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu người giám đốc giải thích lí do bị đuổi việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Trong 3 tình huống trên tình huống HS trả lời : nào thực hiện quyền khiếu nại, tình - Tình huống 1 và 2 thực hiện huống nào thực hiện quyền tố cáo ? quyền tố cáo - Tình huống 3 thực hiện quyền khiếu nại. Kết luận, ghi bảng. HS ghi vở Qua ba tình huống trên em rút ra cho HS tự rút ra bài học cho bản thân mình được bài học gì ? Bài học: - Khi biết được các tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của mình và nhà nước thì chúng ta phải khiếu nại và tố cáo để bảo vệ lợi ích cho Nhận xét, kết luận mình và tránh thiệt hại cho xã hội . Yêu cầu học sinh lấy một vài tình huống HS lấy VD khi cần khiếu nại và tố cáo trong thực tế HS thảo luận và điền vào bảng Khiếu nại Tố cáo Tổ chức cho học sinh thảo luận thành Công dân Bất cứ các nhóm , tổ chức giao câu hỏi và yêu Người thực hiện có quyền công dân cầu phát biểu ý kiến của tổ mình . (là ai ? ) và lợi ích nào GV kẻ bảng (Bảng phụ) bị xâm - Ai là người thực hiện ? phạm - Thực hiện vấn đề gì ? - Vì sao ? Đối tượng Các quyết Hành vi vi - Để làm gì ? (vấn đề định hành phạm pháp - Dưới hình thức nào ? gì ?) chính , luật gây hành vi thiệt hại hành đến lợi ích chính nhà nước Cơ sở. Quyền, lợi Gây thiệt.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> GV. ?. GV GV GV GV. (vìsao ? ). ích bản thân người khiếu nại .. hại đến lợi ích nhà nước , tổ chức và công dân. Mục đích (để làm gì ? ). Khôi phục quyền , lợi ích người khiếu nại .. Ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm lợi ích của nhà nước , tổ chức, cơ quan, công dân …. Hình thức ?. Trực tiếp , Trực tiếp , đơn thư , đơn , thư , báo đài .... báo,đài…... Nhận xét, kết luận Chuyển ý đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội dung bài học . II- NỘI DUNG BÀI HỌC . Hoạt động 2 HS trả lời cá nhân, lấy VD rút ra bài Tìm hiểu nội dung bài học học 1 Quyền khiếu nại là gì ? Khi nào thì 1- Quyền khiếu nại khiếu nại ? Cho ví dụ ? - Là quyền của công dân đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước… làm trái pháp luật hoặc làm xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình - Người khiếu nại có thể đến khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn thư khiếu nại đến cơ quan , tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. HS đọc bài học 1 Chốt lại, kết luận , rút ra bài học 1 Yêu cầu HS đọc nội dung bài học 1 ( SGK- 50 ) HS đọc tình huống Cho HS xử lý tình huống bài tập 1 HS thảo luận theo bàn, trả lời ( SGK – 52 ) - Tố cáo hành vi của bọn xấu với thầy Treo bảng phụ cô giáo và bảo vệ nhà trường để kịp thời ngăn chặn, nếu không được thì sẽ báo cáo với cơ quan pháp luật. - Khuyên ngăn T không nên giao du với bạn xấu mà phải chuyên tâm vào học tập..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> GV. ?. GV GV ?. ? GV ?. Nhận xét, kết luận Khi thấy những hành vi xấu chúng ta phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan HS trả lời cá nhân, lấy VD rút ra bài pháp luật để kịp thời ngăn chặn. học 2 Qua phần tìm hiểu tình huống trên em 2-Quyền tố cáo hiểu: - Là quyền của công dân báo cho Quyền tố cáo là gì ? Khi nào thì tố cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm cáo ? lấy ví dụ ? quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan , tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại cho nhà nước, quyền , lợi ích hợp pháp của công dân , tổ chức, cơ quan , cá nhân. - Người tố cáocó thể gửi đơn thư hoặc trực tieepstoos cáo tới cơ quan có thẩm quyền. VD : - Trộm cắp tài sản của nhà nước… Kết luận, chốt lại nội dung bài học 2 HS so sánh Yêu cầu HS đọc bài học 2 (SGK- 50 ) * Điểm giống nhau Cho học sinh làm bài tập 4 SGK Nhận xét sự giống và khác nhau về -Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp quyền khiếu nại và quyền tố cáo ? - Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội * Điểm khác nhau: - Khiếu nại :Là người trực tiếp bị hại - Tố cáo :Mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước , tổ chức , cơ quan và công dân HS trả lời : Công dân có thể thực hiện 2 quyền này Hình thức : Trực tiếp hoặc gián tiếp bằng những hình thức nào ? Cho HS tìm hiểu ý nghĩa quyền khiếu HS trả lời rút ra bài học 3 nại, tố cáo của công dân. 3- Quyền khiếu nại, tố cáo của công Qua phần tìm hiểu trên em hãy cho dân. biết công dân thực hiện quyền khiếu - Là quyền cơ bản của công dân nại, tố cáo như thế nào ? được ghi trong hiến pháp và các văn bản luật - Công dân khi thực hiện 2 quyền này cần trung thực , khách quan , thận trọng . HS đọc phần tư liệu tham khảo ( SGK.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> ? GV GV. ?. ?. GV ?. ?. Vì sao hiến pháp lại quy định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo ? Ghi điều 74 hiến pháp 1992 lên bảng phụ Nhận xét, giải đáp và tổng kết ý kiến của HS. Chúng ta phải thấy được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là biện pháp để công dân đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật cơ quan, tổ chức, cá nhân. Là hình thức để công dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. Đặc biệt là đối với quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế Theo em công dân có quyền khiếu nại , tố cáo như thế nào trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế ?. – 51 ) Hiến pháp năm 1992 - Điều 74. HS trả lời theo các ý sau : - Công dân có quyền khiếu nại nếu cơ quan thuế thực hiện không đúng - Công dân có quyền tố cáo người trốn thuế, gian lận trong thu nộp thuế.. HS trả lời cá nhân. 4- Trách nhiệm của nhà nước và Qua phần tìm hiểu trên em hãy cho công dân . biết Nhà nước và công dân phải có * Trách nhiệm của Nhà nước: trách nhiệm gì trong việc thực hiện - Nhà nước nghiêm cấm hành vi quyền khiếu nại và tố cáo ? trả thù người khiếu nại , tố cáo - Nghiêm cấm việc lợi dụng 2 quyền này để vu cáo làm hại người khác. HS đọc bài học 4 và ghi vở Kết luận , chốt lại bài học 4, Yêu cầu HS đọc Ngoài Hiến pháp 1992 , Quốc hội còn ban hành luật gì? Có hiệu lực từ bao giờ ? Có nội dung gì ? Kết luận : Qua việc tìm hiểu các điều trên theo em công dân phải có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo ?. GV ? Đối với HS phải có trách nhiệm gì trong việc khiếu nại, tố cáo ?. HS đọc Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 ( Điều 4 , 30 , 31, 33 –SGK51,52 ) HS trả lời : * Trách nhiệm của công dân. - Tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chung ,quyền khiếu nại tố cáo nói riêng. - Người có thẩm quyền giải quyết phải trung thực , khách quan, thận trọng. - Người khiếu nại , tố cáo không được vu khống, vu cáo làm hại người khác. Cả lớp trao đổi, phát biểu ý kiến cá nhân * Trách nhiệm của học sinh : ..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chung, luật khiếu nại ,tố cáo nói riêng. - Học tập, lao động , rèn luyện đạo đức . - Cùng với người lớn phòng chống tệ nạn xã hội… HS ghi vở. GV ?. GV. Ghi nhanh ý kiến lên bảng Yêu cầu HS ghi vào vở Bài học gồm những nội dung cơ bản nào? Hoạt động 3 Hướng dẫn HS giải bài tập SGK Chỉ định HS nêu yêu cầu bài tập Yêu cầu HS làm bài tập Gọi HS trả lời,. HS đọc lại nội dung 4 bài học ( SGK50,51) III. BÀI TẬP 1-Bài tập 3 ( SGK-52 HS trao đổi, trả lời. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Thực hiện quyền khiếu nại ,tố cáo là tham gia quản lý nhà nước , quản lý xã hội (bổ sung : bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ) - Thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo không phải là tham gia quản lý nhà nước và xã hội mà chỉ để bảo vệ lợi ích của bản thân công dân (là tham gia quản lý nhà nước và xã hội). GV Nhận xét, kết luận 3. Củng cố, luyện tập GV : Phát phiếu học tập ? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây nói về trách nhiệm của công dân và HS ( khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng ) ) -a. Nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật. b. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân. c. Sử dụng đúng đắn quyền khiếu nại, tố cáo. d. Khách quan, trung thực khi làm việc. đ. Lợi dụng để vu khống, trả thù. e. Cùng với người lớn phòng chống tệ nạn xã hội. g. Ngăn ngừa tội ác. h. Nhờ người đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân. HS : Trả lời vào phiếu GV : Thu phiếu 5 HS hoàn thành nhanh nhất Đọc kết quả của từng HS HS : Cả lớp thảo luận trao đổi GV : Nhận xét đưa ra đáp án đúng GV : Kết luận toàn bài :.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Thực hiện đúng quyền khiếu nại tố cáo của công dân sẽ đảm bảo cho việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân, giúp Đảng và Nhà nước hiểu rõ yêu cầu của quần chúng, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ , nhân viên nhà nước. Trên cơ sở đó kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu xót. Xây dựng lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn. 4- Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà (1’) - Học thuộc bài - Làm các bài tập còn lại - Tìm hiều Bộ luật khiếu nại và tố cáo - Ôn tập từ bài 13 đến bài 18 cho tiết sau kiểm tra 1 tiết.. *************************************************************. Ngày soạn…………….. Ngày kiểm tra……………… ……………… ………………. Lớp………… ………… …………. Tiết 26 : KIỂM TRA 1 TIẾT I- MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA 1. Kiến thức : - Giáo viên đánh giá được khả năng nhận thức của học sinh đối với những đơn vị kiến thức được học từ tiết 9 - 25 . Kiểm tra , đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> vào việc xử lý tình huống liên quan đến các chuẩn mực đạo đức , pháp luật thông qua thái độ , hành vi …của học sinh qua bài kiểm tra 2. Kỹ năng : - Phân loại được đối tượng học sinh , từ đó giáo viên có biện pháp cụ thể và thiết thực trong quá trình dạy học đối với từng đối tượng học sinh 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác, tích cực va chủ động trong học tập . II. NỘI DUNG ĐỀ 1- Ma trận đề : NỘI DUNG CHỦ ĐỀ A.Nhận biết được con đường lây truyền của căn bệnh HIV/AIDS B. nhận biết được các loại tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu. C. Nhận biết được các hành vi có ý thức phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. D. Xác định được các hành vi thể hiện quyền khiếu nại. Hiểu được các yêu cầu khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Đ. Xác định được những cụm từ còn thiếu thể hiện quyền sở hữu tài sản của công dân. E. Nhận biết được các biện pháp phòng tránh căn bệnh HIV/AIDS và vận dụng cho bản thân. G. Hiểu được tính chất nguy hiểm của tệ nạn xã hội và một số quy định của pháp luật về việc phòng chống TNXH. H. Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. Tổng số câu hỏi Tổng điểm Tỉ lệ. CẤP ĐỘ TƯ DUY Nhận biết Thông hiểu Câu hỏi 1 TL ( 0,5đ) Câu hỏi 2 TL ( 0,5đ). Vận dụng. Câu hỏi 3 TL ( 0,5đ) Câu hỏi 1 TL ( 0,5đ) Câu hỏi 5 TL ( 0,5đ) Câu hỏi 1 TL ( 0,5đ) Câu hỏi 2 TL ( 1đ). Câu hỏi 2 TL( 1đ) Câu hỏi 2 TL (3đ). Câu hỏi 5 TL (2đ) 6 3,5 35%. 2 3,5 35%. 3 3 30%. 2. Đề bài I- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 3điểm) ( Khoanh tròn chữ cái đầu ý trả lời mà em cho là đúng- mỗi câu 0,5đ ) Câu 1: HIV/AIDS lây truyền qua con đường nào sau đây ? A. Sinh hoạt, ăn ở với người nhiễm HIV/AIDS..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> B. Bắt tay, ôm hôn với người nhiễm HIV/AIDS. C. Bị muỗi đốt. D. Tiêm chích ma tuý chung bơm, kim tiêm. Câu 2: Trong các tài sản dưới đây tài sản nào nhà nước “không” bắt đăng ký quyền sử dụng ? A. Ô tô. B. Xe máy. C. Nhà ở. D. Tủ lạnh, quạt, ti vi. Câu 3: Theo em hành vi nào sau đây thể hiện là có ý thức phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? 1. Dùng thuốc nổ để làm pháo. 2. Luôn cảnh giác khi sử dụng bếp ga, bếp điện. 3. Dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật để có lợi nhuận cao. 4. Dùng điện thoại di động ở cạnh cây xăng. Câu 4: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện quyền khiếu nại ? A. Phát hiện người đánh cắp xe máy. B. Chủ tịch UBND xã B quyết định thu hồi đất thổ cư của bà H là gia đình liệt sỹ. C. Phát hiện tụ điểm tiêm chích ma tuý. D. Cảnh sát giao thông ăn hối lộ của người đi đường. Câu 5 : Những yêu cầu nào sau đây của công dân khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo là đúng ? A. Vu khống vu cáo B. Liêm khiết C. Đoàn kết D. Trung thực Câu 6: Điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp : Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền …………………………. (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. II- PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1:( 2 điểm) Hãy nêu lên biện pháp phòng ngừa căn bệnh HIV/AIDS và cho biết bản thân em phải làm gì để phòng tránh căn bệnh này ? Câu 2:( 3 điểm ) Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội ? Để phòng chống tệ nạn xã hội, Pháp luật nước ta quy định như thế nào ? Câu 3: ( 2điểm ) Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8A mang bóng vào đá trong phòng học, vì đá mạnh nên bóng bay vào cửa làm vỡ kính. tất cả không ai nhận lỗi về mình. Hỏi : - Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn đó ? Vì sao ? - Nếu nhìn thấy sự việc đó em sẽ làm gì ? III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn phương án đúng (từ câu 1 đến 5) mỗi ý đúng 0,5 điểm.. Câu. 1. 2. 3. 4. 5.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Đáp án. D. D. 2. B. D. Câu 6: (0,5 điểm). Điền vào chỗ trống. (1) của công dân PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 : (2điểm) * Cách phòng tránh: (1đ) - Tránh tiếp xúc với máu người bệnh - Không dùng chung kim tiêm - Không quan hệ tình dục bừa bãi. *Học sinh cần làm: (1đ) - Có hiểu biết về HIV/ AIDS - Chủ động phòng tránh cho mình và cộng đồng - Không phân biệt đối xử với người mắc bệnh - Tích cực tham gia các phong trào phòng chống TNXH Câu 2 ( 3 điểm) ): *Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội (1đ) * Để phòng chống tệ nạn xã hội PL nớc ta quy định: ( mỗi ý 0,5đ) + Cấm đánh bạc dới bất kì hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc. + Nghiªm cÊm SX, tµng tr÷, vËn chuyÓn, mua b¸n, sö dông, tæ chøc sö dông, cìng bøc, l«i kÐo sö dông tr¸i phÐp chÊt ma tuý.§èi víi ngêi nghiÖn ma tuý: B¾t buéc ph¶i cai nghiÖn + Nghiªm cÊm dô dç, dÉn d¾t m¹i d©m, cÊm hµnh vi m¹i d©m, l«i kÐo trÎ em + Đối với trẻ em: Không đợc đánh bạc, uống rợu, hút thuốc và dùng chất kích thích cã h¹i cho søc khoÎ... . Câu 3 (2điểm) - Hành động của các bạn nam là sai vì không biết bảo vệ tài sản của nhà trường . Không nhận sai lầm để đền bù cho nhà trường, không có ý thức bảo vệ của công, không thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra. Không thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng. ( 1đ) - HS đưa ra cách xử lí phù hợp : Khuyên các bạn nhận lỗi , giải thích cho các bạn hiểu đây là việc làm vi phạm kỉ luật của nhà trường và nhắc nhở các bạn phải biết tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng ( 1đ) IV.ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA. - Kiến thức : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………...................................... ............................. - Kỹ năng :.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ........................ - Cách trình bày, diễn đạt : .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................. *************************************************************. Ngày soạn…………….. Tiết 27 Bài 19 :. Ngày dạy……………….. Dạy lớp……….. ……………….. ……….. ……………….. ……….. QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN. I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Hiểu được nội dung , ý nghĩa của quyền này . 2. Kỹ năng: - Nâng cao ý thức tự do ngôn luận và ý thức tuân theo pháp luật của học sinh ; phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận phục vụ mục đích xấu. * KNS: HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về những cách thực hiện quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật. Biết phê phán đối với những biểu hiện đúng hoặc sai trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và thể hiện sự tự tin trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. 3. Thái độ . - Biết sử dụng đúng quyền tự do ngôn luận của pháp luật ,phát huy quyền làm chủ của công dân . II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên : - SGK, SGV, TLTK, mẩu chuyện .. - Hiến pháp năm 1992, luật báo chí.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 2. Học sinh: - SGK, đọc trước bài ở nhà . III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1- Kiểm tra bài cũ (5’) GV: Đặt câu hỏi : So sánh điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo ? HS trả lời : * Điểm giống nhau -Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp - Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội * Điểm khác nhau: - Khiếu nại :Là người trực tiếp bị hại - Tố cáo :Mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước , tổ chức , cơ quan và công dân */ Giới thiệu bài : GV đọc Hiến pháp 1992 quy định : “Công dân có quyền tự do ngôn luận , tự do báo chí, có quyền được thông tin , có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật ” Trong các quyền ấy, quyền tự do ngôn luận là quyền thể hiện rõ quyền làm chủ của công dân, thể hiện tính tích cực của công dân. Nắm vững quyền tự do ngôn luận sẽ sử dụng tốt các quyền nói trên. Để hiểu bản chất và ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận, chúng ta học bài hôm nay: Bài 19 : Quyền tự do ngôn luận 2. Dạy nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1 Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề GV Tổ chức cho học sinh thảo luận theo đơn vị bàn. ( GV treo bảng phụ ) ? Những việc làm nào dưới dây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ?Vì sao ? a- HS thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường , lớp . b- Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh của phường mình . c- Gửi đơn kiện lên toà án đòi quyền thừa kế d- Góp ý vào dự thảo luật và Hiến pháp GV Gợi ý nhận xét. ? Vì sao việc làm c : gửi đơn kiện ra toà án đòi quyền thừa kế lại không phải là việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận ? GV Kết luận : Phương án c không phải là quyền tự do ngôn luận mà là quyền khiếu. HOẠT ĐỘNG CỦA HS I- ĐẶT VẤN ĐỀ (10’) HS trao đổi, trả lời cá nhân - Phương án a, b, d là thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. HS Phân tích và giải thích phương án lựa chọn của mình ..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> ?. ? GV GV GV ?. ?. GV GV ?. GV ?. nại. Vì ở đây là đòi hỏi quyền và lợi ích cho bản thân chứ không phải là đóng góp ý kiến bàn bạc. HS suy nghĩ rút ra khái niệm Qua phần thảo luận trên em hiểu ngôn * Ngôn luận: Dùng lời nói (ngôn) luận có nghĩa là gì ? để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ của mình nhằm bàn bạc một vấn đề (luận). * Tự do ngôn luận: Tự do phát Vậy tự do ngôn luận có nghĩa là như biểu ý kíên bàn bạc công việc thế nào ? chung. Nhận xét, kết luận Tổ chức cho HS thảo luận Bài tập nhanh : GV treo bảng phụ Bố mẹ em thường tham gia các vấn đề sau , vấn đề nào thể hiện tự do ngôn luận ? HS trao đổi, trả lời cá nhân - Bàn bạc về vấn đề xây dựng kinh tế địa - Tất cả các ý kiến đều thể hiện phương quyền tự do ngôn luận - Góp ý xây dựng văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII - Bàn bạc vấn đề phòng chống TNXH - Thực hiện KHHGĐ Bản thân em đã thể hiện tốt quyền tự HS bày tỏ quan điểm của mình và do ngôn luận của mình chưa ?nêu một lấy thêm các ví dụ thực tế học sinh vài ví dụ ? thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình - Tham gia ý kiến xây dựng tập thể lớp TTXS - Thảo luận nội quy lớp , trường - Góp ý kiến về các hoạt động của Nhận xét, kết luận Đoàn , Đội…. Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học II . NỘI DUNG BÀI HỌC (20’) Qua tìm hiểu vấn đề trên: Em hiểu thế nào là tự do ngôn luận? HS trả lời cá nhân rút ra bài học 1 1- Quyền tự do ngôn luận - Là quyền của công dân tham gia bàn bạc , thảo luận , đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, XH. Chốt lại rút ra bài học 1 Yêu cầu HS đọc bài học 1 (SGK) HS đọc và ghi vở Công dân sử dụng quyền tự do ngôn HS trao đổi, trả lời cá nhân. luận như thế nào ? Vì sao ? 2- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận . - Công dân có quyền tự do ngôn luận , tự do báo chí ,có quyền được.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> GV. thông tin theo quy định của pháp luật . - Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở , trên các phương tiện thông tin đại chúng , kiến nghị với đại biểu quốc hội , hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri …. Cho HS tìm hiểu Điều 69 – Hiến pháp 1992 và Điêud 2 - Luật báo chí ( Tư liệu GV tham khảo – SGK – 54) 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. Nhấn mạnh :Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng trong khuôn khổ pháp HS ghi nhớ. luật , không lợi dụng tự do để phát biểu lung tung , vu khống ,vu cáo người khác hoặc xuyên tạc sự thật , phá hoại , chống GV lại lợi ích nhà nước , nhân dân Yêu cầu HS lấy ví dụ về việc làm vi phạm quyền tự do ngôn luận . HS lấy VD : - Xuyên tạc công cuộc đổi mới của đất nước qua một số tờ báo . - Viết thư nặc danh vu cáo , nói xấu ? cán bộ vì lợi ích cá nhân . Sử dụng quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật có ý nghĩa như thế nào ? HS tiếp tục trả lời cá nhân - Sử dụng quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của GV công dân , góp phần xây dựng Nhà Chốt lại, rút ra nội dung bài học 2 nước và quản lý xã hội . Yêu cầu 1 HS đọc. GV HS đọc và ghi vở Chuyển ý cho học sinh phân biệt thế nào là tự do ngôn luận đúng pháp luật và tự HS tìm những hành vi để phân biệt . do ngôn luận sai pháp luật . ? Em hãy cho biết thế nào là tự do ngôn luận đúng pháp luật ? * Tự do ngôn luận đúng pháp luật - Các cuộc họp của cơ sở bàn về KT,CT, ANQP , VH của địa phương - Phản ánh trên đài, ti vi , báo chí vấn đề tiết kiệm điện nước .. - Chất vấn đại biểu quốc hội về vấn đề đất đai, y tế, giáo dục .. - Góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng - Bàn bạc vấn đề xây dựng làng ? văn hoá Em hiểu thế nào là tự do ngôn luận trái - Kiên cố hoá kênh mương , đường pháp luật ? giao thông của thôn , xã…..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> GV GV. GV. GV. GV ?. GV GV. HS tiếp tục trả lời : * Tự do ngôn luận trái pháp luật - Phát biểu lung tung không có cơ sở về sai phạm của cán bộ địa phương - Đưa tin sai sự thật như: “Nhân quyền Việt Nam ” - Viết đơn, thư nặc danh để vu khống , nói xấu cán bộ vì lợi ích cá nhân - Xuyên tạc công cuộc đổi mới Nhận xét, chốt lại ( Ghi bảng ) - Tung tin sai sự thật, nói xấu bạn Nhấn mạnh : Thông qua quyền tự do bè ngôn luận để phát huy dân chủ , thực HS ghi vở hiện quyền làm chủ của công dân , phê bình đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức , cơ quan ,xây dựng đường lối chiến lược xây dựng và phát triển đất nước . Kết hợp đưa ra một vài tình huống tự do ngôn luận trái pháp luật để học sinh nhận biết, liên hệ bản thân. HS nhận biết đưa ra VD: - Phát biểu lung tung trong buổi sinh hoạt lớp. *Thảo luận nhóm - Nói xấu bạn bè trong lớp. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo - Nói xấu thầy cô giáo… yêu cầu của bài tập 3 - SGK Treo bảng phụ bài tập 3 HS thảo luận, cử thư kí ghi chép đại Cho HS đọc yêu cầu bài tập diện trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. VD : - Thư bạn đọc - ý kiến nhân dân - Diễn đàn nhân dân - Trả lời bạn nghe đài - Hộp thư truyền hình - Đường dây nóng - Hòm thư góp ý - ý kiến người xây dựng - ý kiến bạn đọc Nhận xét, chốt lại. - Chuyên mục người tốt ,việc tốt Trách nhiệm của nhà nước và công - Bạn đọc viết… dân trong việc thực hiện quyền tự do HS trả lời rút ra bài học 3 ngôn luận là gì ? 3. Trách nhiệm của Nhà nước: - Nhà nước tạo mọi điều kiệnthuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để Chốt lại rút ra bài học 3, Yêu cầu 1 HS báo chí phát huy đúng vai trò của đọc – ghi bảng mình..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Kết luận : Mỗi công dân đều có quyền tự HS đọc và ghi vở do ngôn luận , song chúng ta cần sử dụng quyền tự do ngôn luận cho đúng pháp luật thể hiện đúng quyền bàn bạc, đóng góp ý kiến về các vấn đề của đất nước , xã hội. Có nhiều cách để chúng ta thực hiện quyền này của mình , nhà nước tạo GV mọi điều kiện để phát huy tối đa … ? Tổ chức cho học sinh liên hệ bản thân Công dân, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền tự HS. Liên hệ trách nhiệm của bản do ngôn luận? thân. 4. Trách nhiệm của công dân, học sinh - Bày tỏ ý kiến cá nhân - Trình bày nguyện vọng - Nhờ giải đáp thắc mắc - Yêu cầu bảo vệ lợi ích vật chất , tinh thần - Không nghe đọc những tin tức trái pháp luật - Tiếp nhận thông tin báo , đài , tham gia góp ý kiến GV - Tìm hiểu hiến pháp và pháp luật Nhận xét, kết luận , ghi bảng - Học tập nâng cao ý thức văn GV Yêu cầu HS ghi vở hoá… Cho HS tìm hiểu Điều 20- khoản 1- Luật Bảo vệ , chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt nam – (Tư liệu tham khảo – SGK54) Kết luận : Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật , phat huy quyền làm chủ của nhân dân , công dân nói chung và hs nói riêng , càn phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hoá xã hội, tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và thamgia vào hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội . GV Hoạt động 3 Hướng dẫn HS giải bài tập III. BÀI TẬP (5’) Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1-Bài tập 1 ( SGK -54 ) Chỉ định 1 HS lên bảng làm HS làm bài tập GV Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. Đáp án : trong các tình huống đó ,.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Nhận xét, bổ sung.. những tình huống b,d thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân .. 3. Củng cố, luyện tập (4’) GV: Bài học gồm những nội dung cơ bản nào ? HS : Đọc lại nội dung 3 bài học ( SGK – 53 ) GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức . GV đưa ra chủ đề : “Viết về gương người tốt , việc tốt” Mỗi người viết một câu và cuối cùng là gương về một người tốt việc tốt. HS : Thực hiện theo nhóm, sau đó tự đọc kết quả của nhóm mình. GV bổ sung , nhận xét , đánh giá. GV : Kết luận toàn bài : Pháp luật ở nước ta là pháp luật của dân, do dân và vì dân, luôn luôn bảo vệ và tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có tự do nói chung và tự do ngôn luận nói riêng. Là công dân tương lai của một đất nước trong thời kì đổi mới, các em cần nâng cao trình độ văn hóa trong đó có cả văn hóa pháp luật, để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giầu đẹp. 4- Hướng dẫn về nhà (1’) - Học thuộc bài - Làm các bài tập còn lại - Sưu tầm các gương người tốt, việc tốt - Xem trươc bài 20 : Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt nam **********************************************************. Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………. Dạy lớp………….. ………………. ………….. ……………… ………….. Tiết 28 Bài 20 :. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiết 1) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 1. Kiến thức : - Năm được Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước ; hiểu được vị trí , vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Năm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 . 2. Kỹ năng : - Hình thành ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật 3. Thái độ : - Có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật . II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Giáo viên : - SGK, SGV, - TLTK ( HP 1992, các sơ đồ nội dung của HP, GD PL , bảng phụ ) 2. Học sinh : - SGK, đọc trước bài . III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC . 1- Kiểm tra bài cũ .(5’) GV đặt câu hỏi : - Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận của công dân ? Hãy kể ra các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng mà công dân có thể đóng góp ý kiến , thắc mắc , phản ánh nguyện vọng của mình với Đảng , Nhà nước ….Cho ví dụ HS trả lời : + Là quyền của công dân tham gia bàn bạc , thảo luận , đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước,XH. ( 4đ) + Các chuyên mục: - Thư bạn đọc - ý kiến nhân dân - Diễn đàn nhân dân - Trả lời bạn nghe đài - Hộp thư truyền hình - Đường dây nóng - Hòm thư góp ý - ý kiến người xây dựng - ý kiến bạn đọc - Chuyên mục người tốt ,việc tốt - Bạn đọc viết… (6đ) * Giới thiệu bài: Chúng ta vừa nghiên cứu xong một số quyền và nghĩa vụ của công dân, những nội dung này là những quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Vậy Hiến pháp là gì ? Vị trí và ý nghĩa của Hiến pháp như thế nào ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề I- ĐẶT VẤN ĐỀ .(15’) GV Tổ chức đàm thoại với học sinh 3HS đọc GV Treo bảng phụ - Yêu cầu HS đọc - Điều 65 Hiến pháp 1992 - Điều 6 Luật Chăm Sóc và GD trẻ em - Điều 2 Luật hôn nhân và GĐ ? Treo bảng phụ HS nêu : Trên cơ sở quyền trẻ em đã học , em - Điều 7 luật bảo vệ , chăm sóc , giáo hãy nêu một điều trong luật bảo vệ , dục trẻ em “trẻ em có quy ền đ ược.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> chăm sóc , giáo dục trẻ em , mà theo sống chung với cha mẹ ” em đó là sự cụ thể hoá điều 65 của - Điều 10 “ Trẻ em có quy ền được hiến pháp ? học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập ” - Đi ều 5 : “trẻ em có quyền khai sinh và có quốc tịch ” ? HS nhận biết: Ngoài 6 điều đã nêu ở trên , theo em Điều 8 : Luật BV,CS và GD trẻ còn có điều nào trong luật Chăm sóc, em - Trẻ em được Nhà nước và xã hội bảo vệ và GD trẻ em được cụ thể hoá tôn trọng , bảo vệ tính mạng, thân trong điều 65 của Hiến Pháp ? thể , nhân phẩm và danh dự , được bày tỏ ý kiến , nguyện vọng của mình về các vấn đề có liên quan. ? HS trả lời cá nhân. Từ điều 65,điều 146 của Hiến pháp -> Giữa Hiến pháp và các điều luật và các điều luật , em có nhận xét gì về có liên quan đến nhau, mọi văn bản Hiến Pháp và luật hôn nhân gia đình, pháp luật để phải phù hợp với Hiến luật BV,CS và GD trẻ em ? Pháp và cụ thể hoá Hiến pháp . HS lấy thêm ví dụ Bài 12: HP 1992 Điều 64 Luật HN và GĐ Điều 2 Bài 16 : HP 1992 Điều 58 BLDS Điều 175 Bài 17 : HP Điều 17,18 BLHS Điều 144 GV HS rút ra bài học GV đánh gía , kết luận, cùng học sinh * Bài học . rút ra bài học . - Khẳng định Hiến pháp là cơ sở , là nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam . GV Chuyển ý : Từ khi thành lập nước (1945) đến nay , nhà nước ta đã ban hành mấy văn bản hiến pháp và vào những năm nào ? Để nắm rõ vấn đề GV này chúng ta cùng tìm hiểu nội dung HS trao đổi trả lời ( Ghi vở ) sau: Đàm thoại cùng học sinh , học sinh ? trao đổi và giới thiệu sơ lược về sự ra đời của Hiến Pháp -> Hiến pháp đầu tiên của nước ta Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra ra đời năm 1946 :Khi Cách mạng đời từ khi nào ? Có sự kiện lịch sử Tháng Tám thành công, nhà nước nào ? ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ? -> Hiến pháp 1959: Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam Vì sao có Hiến pháp 1959,1980 và - Hiến pháp 1980: Hiến pháp của.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 1992 ?. ? GV. ?. Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi Hiến pháp ? Tóm tắt và kết luận : - Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp,trong đó Hiến pháp 1959,1980 và 1992 là sửa đổi và bổ sung - Hiến pháp là sự thể chế hoá đường lối , chính sách chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kỳ , từng giai đoạn . Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học Qua phần tìm hiểu mục đặt vấn đề em hiểu Hiến pháp là gì ?. GV. thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước - Hiến pháp 1992 : Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước. -> Hiến pháp 1959,1980, 1992: Là sự sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. II- NỘI DUNG BÀI HỌC .( 15’) HS trao đổi trả lời 1- Hiến pháp . - Là đạo luật cơ bản của nhà nước , có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng , ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp , không được trái với Hiến pháp . HS đọc và ghi vở HS đọc và tìm hiểu.. Nhận xét ,chốt lại, rút ra bài học 1 GV Yêu cầu HS đọc GV cùng học sinh tìm hiểu nội dung của Hiến pháp ? Yêu cầu HS đọc nội dung ( Điều 2Hiến pháp 1992- SGK-56 ) Qua điều 2 ( HP 1992). Hãy cho biết : Nội dung cơ bản của của Hiến pháp năm 1992 quy định về những vấn đề gì ?. GV GV. HS trả lời dựa theo nội dung bài học 2 SGK 2- Nội dung cơ bản của Hiến Pháp 1992. - Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng , phát triển đất nước : Bản chất nhà nước, chế độ chíng trị ,chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Nhận xét ,chốt lại. Yêu cầu 1 HS đọc Chốt lại nội dung tiết 1 : Hiến pháp là đạo luật quan trọng của Nhà nước. Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.. 3. Củng cố, luyện tập.(9’) GV: Đặt câu hỏi : Hiến pháp là gì ? Hiến pháp gồm những nội dung cơ bản nào ? HS : Trả lời ( đọc lại nội dung bài học 1 và 2 SGK ) GV : Phát phiếu bài tập cho HS làm bài tập 1 –SGk-57 HS : Đọc yêu cầu bài tập và trả lời vào bảng sau trong phiếu học tập. Bảng 1. Các lĩnh vực Chế độ chính trị Chế độ kinh tế Văn hoá, GD, khoa học công nghệ Quyền và nghĩa vụ của công dân Tổ chức bộ máy nhà nước .. Điều luật 2 15,23 40 52,57 101,134. GV : Thu phiếu học tập, chấm điểm lấy điểm kiêm tra thường xuyên. 4- Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà .(1’) - Học thuộc nội dung bài học 1,2 - Tìm hiểu kỹ phần nội dung của Hiến Pháp - Làm các bài tập ở nhà . - Chuẩn bị chu đáo cho tiết 2. ********************************************************** Ngày soạn………………. Ngày dạy……………… Dạy lớp………….. ……………… ………….. ……………… ………….. Tiết 29 Bài 20 : HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> (Tiết 2) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : - Năm được Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước ; hiểu được vị trí , vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Năm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 . 2. Kỹ năng : - Hình thành ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật 3. Thái độ : - Có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật . II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Giáo viên : - SGK, SGV, - TLTK ( HP 1992, các sơ đồ nội dung của HP, GD PL , bảng phụ ) 2. Học sinh : - SGK, đọc trước bài . III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC . 1- Kiểm tra bài cũ .(5’) GV : Đặt câu hỏi HS1 : Hiến pháp là gì ? Mối quan hệ giữa Hiến pháp và pháp luật ? HS2 : Hiến pháp đầu tiên ra đời năm nào ? Vì sao có Hiến pháp 1959,1980 và 1992 ? HS trả lời : HS1 : - Là đạo luật cơ bản của nhà nước , có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng , ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp , không được trái với Hiến pháp . (6đ) - Khẳng định Hiến pháp là cơ sở , là nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam .(3đ) HS2 : ( mỗi ý 2,5đ) - Hiến pháp ra đời năm 1946 :Khi Cách mạng Tháng Tám thành công , nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân - Hiến pháp 1959: Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam - Hiến pháp 1980: Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước - Hiến pháp 1992 : Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước. . GV: Nhận xét, cho điểm * Giới thiệu bài : GV củng cố lại kiến thức tiết 1 dẫn dắt học sinh vào nội dung tiết học hôm nay . Các em đã được học và biết nội dung Hiến pháp 1992. Để biết Hiến pháp này có vị trí, vai trò như thế nào chúng ta học tiếp bài 20 : Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học GV Đọc cho HS nghe nội dung của Hiến pháp SGV tr 108,109,110,111 và cho HS trả lời câu hỏi .. HOẠT ĐỘNG CỦA HS II- NỘI DUNG BÀI HỌC. (TIẾP 20’) HS theo dõi, thảo luận trả lời câu hỏi. -> Hiến pháp năm 1992 được Quốc.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> ?. Hiến pháp 1992 được thông qua ngày ,tháng, năm nào ? Gồm bao nhiêu chương , bao nhiêu điều ? Kể tên của mỗi chương ? GV Tổ chức cho HS thảo luận theo bàn để trả lời câu hỏi. GV Đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu bản chất của nhà nước ta . ? Em hãy cho biết Bản chất của Nhà nước ta là gì ? ?. Nội dung Hiến pháp 1992 quy định những nội dung gì ?. hội nước CHXHCNVN khóa VIII kì họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15-4-1992 và được Quốc hội khóa X sửa đổi bổ sung một số điều theo nghị quyết số 51/2001/QH 10- Gồm 12 chương , 147 điều + Chương I: Nước CHXHCNVNchế độ chính trị có 14 điều( điều 1-> 14 ) + Chương II : Chế độ kinh tế có 15 điều ( điều 15-> 29 ) + Chương III :Văn hóa, GD,KHCN có 14 điều (điều 30-> 43) + Chương IV : Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN có 5 điều ( điều 44>48 ) + Chương V : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có 34điều ( Đièu 49->82 ) + Chương VI ; Quốc hội có 18 điều ( Điều 83->100) + Chương VII : Chủ tịch nước có 8 điều (Điều 101-< 108 ) + Chương VIII : Chính phủ có 8 điều ( Điều 109-> 117) + Chương IX : Hội đồng nhân dân và UBND có 8 điều ( Điều 118->125) + Chương X : Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân có 15 điều (Diều 126->140) + Chương XI :Quốc kì, quốc huy, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh có 5 điều ( Điều 141->145) + Chương XII : Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp có 2 điều(Điều 146 -147) HS trao đổi, trả lời câu hỏi. * Bản chất của nhà nước - Bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân , do dân và vì dân. HS nhắc lại nội dung quy định của Hiền pháp. - Chế độ chính trị - Chế độ kinh tế - Chính sách GD, VHXH, KHCN - Bảo vệ tổ quốc.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> GV GV GV. ?. ?. GV GV. ?. GV. - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Tổ chức bộ máy nhà nước . HS lấy ví dụ và khẳng định - Hiến pháp là đạo luật quan trọng Nhận xét, chốt lại và cho học sinh đọc của nhà nước điều chỉnh các quan hệ lại một lần mục nội dung . cơ bản nhất của một quốc gia , định Tổ chức trao đổi cùng học sinh tìm hiểu hướng đường lối phát triển kinh tế, Điều 83,147 Hiến pháp 1992 xã hội của đất nước . Giúp HS tìm hiểu việc ban hành ,sửa đổi HS trả lời cá nhân Hiến pháp HS trao đổi để nhận biết HP được xây dựng như thế nào ? 3. Cơ quan hình thành Hiến pháp Cơ quan nào có quyền xây dựng Hiến và các văn bản pháp luật pháp và lập ra Hiến pháp và pháp - Hiến pháp do Quốc hội xây dựng luật ? theo trình tự, thủ tục đặc biệt được quy định trong Hiến pháp. - Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền lập ra Hiến pháp Vậy cơ quan nào có quyền sửa đổi và Pháp luật Hiến Pháp và thủ tục như thế nào ? - Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp - Hiến pháp được thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu nhất trí – làm việc theo Cho HS tìm hiểu Điều 147 – HP 1992 hình thức hội nghị. ( Tư liệu tham khảo SGK- 56 ) 1 HS đọc , cả lớp theo dõi. Chốt lại : Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của HP là quyền, là căn cứ pháp lí cho tất cả các ngành luật. Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp. Các văn bản PL trái với HP đều bị loại bỏ. Mọi công dân phải thực hiện Hiến pháp như thế nào ? HS trả lời cá nhân 4. Trách nhiệm của công dân. - Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật. - Tìm hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa của các quy định Hiến pháp, thực hiện quy định đó trong cuộc Nhấn mạnh thêm : Hiến pháp nước sống hàng ngày CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã quy.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> định ngoài việc thực hiện tốt các văn bản quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật công dân có quyền, nghĩa vụ ? và trách nhiệm với công tác thuế. Bài học gồm những nội dung cơ bản nào? -> Học sinh đọc nội dung bài học . Hoạt động 3 Luyện giải bài tập SGK III. BÀI TẬP ( 10’ ) GV chia nhóm thành 2 nhóm điền vào bảng kẻ trong phiếu . - Nhóm 1: Bài tập 2 SGK - Nhóm 2 : Bài tập 3 SGK GV : Phát giấy khổ to cho từng nhóm và yêu cầu khi làm xong các nhóm dán kết quả lên bảng. HS : Nhận xét kết quả và bổ sung. GV : Nhận xét khen ngợi nhóm nào làm tốt. Bảng 1 (Nhóm 1). Văn bản. Hiến pháp. Quốc hội. Cơ quan ban hành Bộ Bộ Chính Bộ GD&ĐTT phủ tài KH&CN chính. Đoàn TNCS HCM. X. Điều lệ Đoàn TN Luật doanh nghiệp. X X. Quy chế tuyển sinh ĐH Và CĐ Luật thuế GTGT. X X. Luật GD. X. Bảng 2 (Nhóm 2). Cơ quan Cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội , HĐND các tỉnh. Cơ quan quản lý nhà nước Cơ quan xét xử. Chính phủ , UBND quận, Bộ GD&ĐT, Bộ nông nghiệp và PTNT , Sở GD&ĐT , Sở LĐTBXH Toà án nhân các tỉnh. Cơ quan kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 3. Củng cố, luyện tập (9’) GV : Tổ chức cho học sinh đọc phân vai “Chuyện bà luật sư Đức” SGV tr 117 ..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Vì sao trong trường hợp đó bà luật sư không vi phạm pháp luật ? HS ; Trả lời, cả lớp tranh luận GV : Chốt ý kiến : Hiến pháp là văn bản có hiệu lực cao nhất. Luật điều tra là cụ thể hóa Hiến pháp. Bà luật sư thực hiện đúng theo Hiến pháp GV : Kết luận toàn bài : Hiến pháp năm 1992 - Đạo luật cơ bản của Nhà nước và xã hội Việt Nam là cơ sở pháp lí cho hoạt động của bộ máy Nhà nước của các tổ chức xã hội và cho công dân. Trách nhiệm của công dân nói chung và HS nói riêng là tìm hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa các quy định Hiến pháp và thực hiện quy định đó trong cuộc sông hàng ngày. Đó là : Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. 4- Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà .(1’) - Học thuộc nội dung bài học . - Hoàn thiện các bài tập còn lại - Tìm hiểu Hiến pháp 1992 , Bộ luật 1999 - Xem trước bài 21. **********************************************************. Ngày soạn............................. lớp.............. Ngày dạy............................ Dạy ............................ ........ ............................ ........ ...... ...... Tiết 30 Bài 21 : PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiết 1).

<span class='text_page_counter'>(65)</span> I- MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức : - Hiểu được định nghĩa đơn giản của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. 2. Kỹ năng : - Bồi dưỡng tình cảm , niềm tin vào pháp luật 3. Thái độ : - Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống làm việc theo pháp luật . II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS . 1. Giáo viên : - SGK, SGV, TLTK - Hiến pháp và một số bộ luật, luật - Một số câu chuyện pháp luật liên quan đến cuộc sống hàng ngày 2. Học sinh : - SGK, đọc trước bài . III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC . 1- Kiểm tra bài cũ. ( 5’) GV nêu câu hỏi : HS 1. Hiến pháp 1992 quy định những nội dung gì ? HS 2. Em hãy kể một số quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp? HS trả lời ( Mỗi câu 10 điểm ): HS 1 : - Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng , phát triển đất nước : Bản chất nhà nước, chế độ chíng trị ,chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước. HS 2 : - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp : + Về chính trị :Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng nam nữ , có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội và tham gia vào thảo luận các vấn đề chung của XH… + Kinh tế : CD có quyền tự do kinh doanh,quyền sở hữu tài sản, có nghĩa vụ đóng thuế… + Về VH-XH,GD, KHCN : CD có quyền và nghĩa vụ học tập, quyền nghiên cứu khoa học… + Ngoài ra công dân còn có quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân, tự do ngôn luận , tự do báo chí… * Giới thiệu bài : Trong những bài học về quyền và nghĩa vụ công dân em đã biết rằng Nhà nước không chỉ ban hành văn bản pháp luật quy định các quyền nghĩa vụ đó mà còn bảo đảm thi hành chúng bằng nhiều biện pháp. Theo cách đó, Nhà nước thiết lập một khuôn khổ PL và một môi trường thi hành PL. Trong đó mỗi công dân, mỗi tổ chức phải biết mình: - Có quyền làm gì? - Phải làm gì? - Làm như thế nào ? - Không được làm gì ? Để: Phù hợp yêu cầu lợi ích của người khác và xã hội. Không làm hại đến tự do, lợi ích của người khác và xã hội. Nhà nước với các quy tắc, chuẩn mực PL là công cụ chủ.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> yếu để điều hành xã hội. Với tư cách là HS THCS, em phải làm gì? Thái độ như thế nào ? Để giúp các em hiểu và làm đúng theo pháp luật cô cùng các em nghiên cứu bài học hôm nay : Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. 2- Dạy nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1 Tìm hiểu mục đặt vấn đề GV Yêu cầu HS đọc và giải quyết phần ĐVĐ GV lâp bảng trên bảng phụ. ? Những nội dung trong bảng thể hiện vấn đề gì ? GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS I .ĐẶT VẤN ĐỀ ( 15’) HS trao đổi , trả lời điền vào bảng sau Cả lớp nhận xét, bổ sung. Điều Bắt Biện pháp xử buộccông lí dân phải làm 74 - Trả thù - BLHSngười khiếu Điều 132 : nại , tố cáo Cải tạo không giam giữ đến 3 năm tù hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 189 - Huỷ hoại năm rừng - Phạt tiền hoặc phạt tù tùy theo mức độ vi phạm. HS trả lời ý kiến cá nhân ( ghi vở ) Các điều luật trên quy định : - Mọi người phải tuân theo pháp luật.Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí.. Giải thích : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện , thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nhằm ? điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ việc tìm hiểu vấn đề trên em rút ra được bài học gì ? HS tự rút ra bài học GV => Pháp luật là quy tắc xử sự Kết luận và chuyển ý . chung, có tính bắt buộc. Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định : Pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị của giai cấp. Tuy nhiên Pháp luật do Nhà nước đại diện cho toàn xã hội ban hành nên cũng mang tính xã hội thể hiện ý chí và lợi GV ích của các giai cấp khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> GV đàm thoại cùng học sinh để rút ra được kết luận pháp luật là gì ? Giải HS tìm hiểu về tính chất của pháp luật thích việc thực hiện đạo đức và thực GV hiện pháp luật . Giải thích : Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai tính chất này có quan hệ mật thiết với nhau . Xét theo quan điểm hệ thống không có pháp luật chỉ duy nhất thể hiện tính giai cấp cũng như không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên mức độ đậm nhạt của hai tính chất đó của pháp luật rất khác nhau và thường hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội , đạo đức, quan điểm, đường lối và GV các trào lưu chính trị xã hội trong mỗi nước, ở mỗi thời kì lịch sử nhất định. ? GV dùng sơ đồ để giải thích HS nhận biết mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Cơ sở hình thành đạo đức , pháp Đạo đức Pháp luật luật ? - Chuẩn mực - Do nhà nước đạo đức, xã hội đặt ra được ghi đúc kết từ thực lại bằng các văn tế cuộc sống và bản. ? nguyện vọng của nhân dân ? - Tự giác thực - Bắt buộc thực hiện Biện pháp thực hiện đạo đức và PL ? hiện - Sợ dư luận xã - Phạt cảnh cáo, GV Không thực hiện bị xử lý như thế hội, lương tâm Phạt tù,Phạt tiền nào ? cắn rứt GV . Đàm thoại cùng HS để tìm hiểu đặc điểm của pháp luật GV Đặt giả thiết : Một trường học không có nội quy, ai muốn đến lớp hay ra về cũng được , trong giờ học ai thích làm gì cứ làm theo ý mình thì điều gì sẽ xảy ra Gợi ý để HS hình dung ra một xã hội ? không có pháp luật thì xã hội sẽ như thế nào ?. ?. HS liên tưởng tới các vấn đề sẽ xảy ra.. HS nhận biết nếu một xã hội không có pháp luật thì sẽ : - Không có nề nếp, kỉ cương - Gây hậu quả nghiêm trọng - Xã hội lũng loạn -> con người tàn sát lẫn nhau… HS trả lời cá nhân -> Để xây dựng nề nếp học tập và Vậy theo em nhà trường đề ra nội quy quản lí HS vì nếu không có nội quy.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> để làm gì ? Vì sao ? ? Cơ quan, xí nghiệp, nhà máy đề ra các quy định để làm gì ? Vì sao ? GV Xã hội đề ra pháp luật để làm gì ? Vì sao phải có pháp luật ?. đó thì sẽ không thể xây dựng được môi trường giáo dục. -> Quy định những biện pháp xử lí những hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công nhân… -> Để điều chỉnh hành vi của con người nhằm tuyên truyền, giáo dục, răn đe những hành vi gây tổn hại đến con người và xã hội.. ? Nhận xét , kết luận. Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học Từ các nhận xét trên em hiểu pháp luật là gì ? GV GV. II. NỘI DUNG BÀI HỌC (10’) HS nhận xét rút ra khái niệm pháp luật 1.Khái niệm pháp luật Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.. GV Yêu cầu HS đọc bài học 1 – (SGK-60) Tổ chức cho HS thảo luận về đặc điểm ? của pháp luật Nêu ví dụ minh họa: ? VD1. Luật giao thông đường bộ quy định, khi đi qua ngã tư, mọi người, mọi phương tiện phải dừng lại trước đèn đỏ. Em hiểu vấn đề trên quy định điều gì ? Vậy qua việc tìm hiểu VD 1 Em hiểu thế nào là tính quy phạm GV phổ biến của pháp luật ?. ?. HS đọc và ghi vở HS tìm hiểu về đặc điểm của pháp luật 2. Đặc điểm của pháp luật HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. ->Tính quy phạm phổ biến của pháp luật HS trả lời a. Tính quy phạm phổ biến : - Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.. Nêu VD 2 : Qua các phiên tòa Luật sư là người bào chữa cho thân chủ dựa trên các văn bản pháp luật họ có quyền HS xác định, trả lời yêu cầu tòa xử đúng người, đúng tội.. ->Tính xác định chặt chẽ các vấn đề. Em hãy cho biết người luật sư thể hiện tốt vai trò của mình như thế nào HS trả lời cá nhân trong pháp luật ? GV Vây theo em thế nào là tính xác định b. Tính xác định chặt chẽ : ?.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> chặt chẽ ?. Nêu VD 3 : Tại điều 138 tội trộm cắp ? tài sản Mục 2 : Phạm tội thuộc một trong các ? trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khoản e) quy định : Chiếm đoạt tài sản từ 50 triệu đến 200 triệu đồng. Theo em các điều mục trên quy định điều gì trong pháp luật ? Vậy tính bắt buộc của pháp luật được GV thể hiện như thế nào ?. - Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. HS theo dõi, trao đổi và trả lời. ->Thể hiện tính bắt buộc trong pháp luật. HS trả lời c. Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế) - Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định.. GV Chốt lại, kết luận GV Các vấn đề trên nói lên đặc điểm của pháp luật bao gồm 3 đặc điểm cơ bản đó là : Tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ và tính bắt buộc. Yêu cầu HS đọc nội dung bài học 2 HS đọc nội dung bài học 2 ( Đặc điểm của pháp luật – SGK-60 ) Nhận xét, chốt lại tiết 1 3. Củng cố, luyện tập (5’) GV: Tổ chức cho HS làm bài tập củng cố trên phiếu học tập ? Những hành vi nào sau đây là quy định nội dung pháp luật đối với HS ? GV : Phát phiếu học tập theo nhóm, yêu cầu HS trao đổi, trả lời trên phiếu Hành vi Đạo đức Pháp luật 1- Đi học đúng giờ x 2- Mặc đồng phục đến trường x x 3- Không đi xe đạp hàng 3 4-Trả lại của rơi cho người mất x x 5-Rủ bạn trường khác đến đánh nhau 6-Lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. x HS : Các nhóm trao đổi, viết ý kiến vào phiếu, dán lên bảng GV : Nhận xét, đánh giá kết quả. 4. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (1’) - Học thuộc nội dung bài học 1 ,2. - Làm các bài tập SGK.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Tìm hiểu các điều luật , chuẩn bị cho tiết 2 ***************************************************************. Ngày soạn………………. Ngày dạy……………. ……………. …………….. Dạy lớp………… ………… …………. Tiết 31 Bài 21 : PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiết 2) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức : - Hiểu được định nghĩa đơn giản của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. 2. Kỹ năng : - Bồi dưỡng tình cảm , niềm tin vào pháp luật 3. Thái độ : - Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống làm việc theo pháp luật . II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS . 1. Giáo viên : - SGK, SGV, TLTK - Hiến pháp và một số bộ luật, luật - Một số câu chuyện pháp luật liên quan đến cuộc sống hàng ngày 2. Học sinh : - SGK, đọc trước bài . III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC . 1. Kiểm tra bài cũ (5’) GV : Đặt câu hỏi : Pháp luật là gì ? Pháp luật có mấy đặc điểm cơ bản ? HS : Trả lời : - Pháp luật là các quy tắc xử sự chung , có tính bắt buộc , do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế (5đ) - Pháp luật có 3 đặc điểm cơ bản đó là: Tính quy phạm phổ biến – Tính xác định chặt chẽ – Tính bắt buộc (5đ) * Giới thiệu bài : Để hiểu rõ đặc điểm , bản chất,vai trò của pháp luật giờ học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiếp nội dung bài 21 : Pháp luật nước cộng hòa XHCN Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 2- Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học (tiếp ) GV Tổ chức cho học sinh thảo luận về bản chất và vai trò của pháp luật . GV Đưa ra VD : Công dân có các quyền và nghĩa vụ sau : - Quyền kinh doanh -> Nghĩa vụ đóng thuế ? - Quyền học tập -> Nghĩa vụ học tập Theo em các quyền trên thể hiện điều GV gì ?. Hoạt động của HS II. NỘI DUNG BÀI HỌC (TIẾP - 15’) HS trao đổi, trả lời. -> Thể hiện tính dân chủ và quyền dân chủ của công dân.. Khẳng định đó là bản chất cơ bản của pháp luật Việt Nam, giúp cho công dân ? phát huy quyền làm chủ của mình trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. HS trả lời rút ra bài học 3 Vậy em hiểu bản chất pháp luật Việt 3- Bản chất pháp luật Việt Nam Nam thể hiện điều gì ? - Pháp luật nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội ( chính trị, kinh tế, văn GV hóa, giáo dục ) HS đọc nội dung bài học 3 ( ghi vở) GV Nhận xét ,chốt lại , yêu cầu HS đọc bài học 3 ( SGK- 60 ) Phân tích làm rõ bản chất của pháp luật : + Về chính trị: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước, quyền được bầu cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước; Quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, công chức Nhà nước, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí... + Về kinh tế: Quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về TLSX, quyền lao động + nghĩa vụ lao động. + Về văn hoá: Quyền + nghĩa vụ học tập... + Về XH: Quyền bảo vệ chăm sóc sức GV khoẻ. + Quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân: Quyền được bảo hộ tính mạng..., quyền tự HS theo dõi ,trao đổi.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> ?. do đi lại, cư trú, tự do tín ngưỡng... Đưa ra VD tiếp theo VD 1 : -Vi phạm đạo đức sợ lương tâm cắn rứt, dư luận xã hội. - Vi phạm pháp luật bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù. VD 1 đã khẳng định điều gì ?. GV. Đưa tiếp VD 2 : - Tài sản có giá trị đăng kí quyền sở hữu ( nhà của, ô tô…) GV - Pháp luật quy định biện pháp xử lí hành ? vi vi phạm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân. Giải đáp thắc mắc và chốt lại ý kiến ? VD 2 khẳng định vai trò gì của pháp luật ?. HS trả lời : - Khẳng định vai trò của pháp luật trong xã hội hiện nay, - Chỉ có quản lí xã hội bằng pháp luật. -> Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội. HS theo dõi và trả lời câu hỏi. -> Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. HS trả lời rút ra bài học 4 4- Vai trò của pháp luật . Qua phần tìm hiểu trên em hiểu pháp - Pháp luật là công cụ để thực luật có vai trò như thế nào trong đời hiện quản lý nhà nước , quản lý sống xã hội ? kinh tế, văn hóa xã hội , giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội - Pháp luật là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân ,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bảo đảm công GV bằng xã hội.. HS đọc bài học 4 ( ghi vở ) ? Chốt lại , yêu cầu HS đọc bài học 4 HS tự rút ra bài học (SGK-60) * Bài học : Sống, lao động ,học GV Qua phần thảo luận trên em rút ra bài tập tuân theo pháp luật . học gì ? Nhấn mạnh: - Vi phạm đạo đức sợ lương tâm cắn rứt, dư luận XH. - Vi phạm PL: Phạt  chỉ có quản lí bằng PL. - PL là phương tiện bảo vệ quyền, lợi ích.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> hợp pháp của công dân: Tài sản có giá trị ? đăng kí quyền sở hữu (nhà cửa, đất, ô tô..) biện pháp xử lí hành vi vi phạm quyền, HS đọc lại nội dung 4 bài học SGK lợi ích hợp pháp của công dân. Bài học hôm nay gồm những nội dung III. BÀI TẬP (10’) GV cơ bản nào ? 1- Bài tập 4 ( SGK-61) Hoạt động 3 GV Hướng dẫn giải bài tập SGK Tổ chức cho học sinh giải quyết tình HS làm bài tập huống SGK Đáp án : So sánh sự giống và khác ? Chữa và giải thích thêm vì đây là bài tập nhau giữa đạo đức và pháp luật . lý luận , GV lấy thêm VD Đạo đức Pháp luật Cơ Đúc kết Do nhà nước So sánh sự giống và khác nhau giữa sở từ thực tế ban hành đạo đức và pháp luật ? . hình cuộc sống thành và nguyện vọng của nhân dân Hình Các câu Các văn bản thức ca dao , pháp luật như : thể tục ngữ , Bộ luật , trong hiện các câu đó quy định rõ châm .. ngôn .. Biện Tự giác Thôngqua pháp thực hiện tuyên truyền, bảo thông qua giáodục thuyết GV đảm dư luận phục và cưỡng ? thực xã hội chế. hiện :khen Treo bảng phụ bài tập sau : chê, Theo em ý kiến nao sau đây là đúng ? lương tâm a- Nhà trường cần phải đề ra nội quy GV b- Xã hội sẽ không ổn định nếu không đề 2- Bài tập trắc nghiệm ra pháp luật HS làm bài tập ( khoanh tròn vào c- Cả 2 ý trên đáp án đúng ) - Đáp án : c Nhận xét, kết luận 3. Củng cố, luyện tập ( 14’) GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi : HáI hoa dân chủ về chủ đề “ Sống, lao động, học tập theo Hiến pháp, pháp luật’’ GV : Cho HS chuẩn bị các câu hỏi theo nội dung sau : - Kể chuyện gương người tốt việc tốt và chưa tốt. - Đọc thơ ,sưu tầm tục ngữ , cao dao về pháp luật. - Xử lí tình huống HS : Tiến hành thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> * Gương người tốt và chưa tốt: + Anh Nguyễn Hữu Thành công an tỉnh Vĩnh Phúc đã hi sinh trong khi đuổi bắt tội phạm. + Cảnh sát giao thông quận N ( thành phố Hồ Chí Minh ) nhận hối lộ của tài xế. * Cao dao : Làm người trông rộng , nghe xa Biết luân , biết lý mới là người tinh * Tục ngữ . - Làm điều phi pháp điều ác đến ngay - Luật pháp bất vị thân - Chí công vô tư * Xử lý tình huống . Bạn Hưng đi học muộn không làm bài tập , mất trật tự trong lớp , đánh nhau với các bạn . Hành vi của bạn Hưng có vi phạm pháp luật không ? (Lưu ý vừa vi phạm pháp luật ,vừa vi phạm đạo đức). GV : Nhận xét phần thể hiện của các em ( Cho điểm động viên những em tham gia nhiệt tình ) GV : Kết luận toàn bài : Xa xưa có một thời loài người không có pháp luật, người ta điều chỉnh hành vi của con người bằng những chuẩn mực, những quy tắc xử xự của đạo lí làm người. Khi Nhà nước ra đời những quy tắc ,tập quán đó trở nên bất lực trong các hành vi của con người. Một phương tiện mới ra đời của con người đó là pháp luật. Các quy tắc xử xự của pháp luật trở thành phương tiện quan trọng của đời sống xã hội có giai cấp. Với tư cách là pháp luật đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, để góp phần xây dựng xã hội bình yên, hạnh phúc. 4- Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà.(1’) - Học thuộc nội dung bài học - Làm các bài tập còn lại - Sưu tầm ca dao , tục ngữ - Ôn tập kiến thức đã học - Liên hệ nội dung đã học *********************************************************.

<span class='text_page_counter'>(75)</span>

<span class='text_page_counter'>(76)</span>

<span class='text_page_counter'>(77)</span>

<span class='text_page_counter'>(78)</span>

<span class='text_page_counter'>(79)</span>

<span class='text_page_counter'>(80)</span>

<span class='text_page_counter'>(81)</span>

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Tiết 35 :. THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : - Cung cấp cho HS nắm được những vấn đề nổi bật diễn ra ở địa phương hiện nay đó là tệ nạn xã hội - Học sinh nắm được những chủ trương của địa phương trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội. 2. Kỹ năng : - Biết đánh giá thái độ ,hành vi của bản thân đối với vấn đề tệ nạn xã hội đó. 3. Thái độ : - Có thái độ đúng đắn với các tệ nạn xã hội đang diễn ra ở địa phương mình. Vận động người thân trong gia đình và mọi người xung quanh không sa vào tệ nạn xã hội . II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên : - Tài liệu : Phòng chống tệ nạn xã hội của chi cục phòng chống tệ nạn xã hội của sở thương binh và xã hội tỉnh Sơn La. - Phiếu thảo luận, tranh ảnh tư liệu về tệ nạn xã hội. 2. Học sinh : - Số liệu thông kê về số người mắc tệ nạn xã hội tại thôn , bản, làng , xã nơi đang cư trú. III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. ổn định tổ chức : - GV phân công nhóm, tổ - Chuẩn bị phiếu học tập có sẵn câu hỏi 2. Nội dung ngoại khóa GV : Lần lượt tổ chức cho HS thực hiện qua các phần thi sau */ PHẦN I : TÌM HIỂU VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TẠI TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2010 (5’) GV : Đọc cho HS nghe tài liệu thống kê về tệ nạn ma túy và mại dâm trong toàn tỉnh Sơn La là một trong những trọng điểm ma túy của toàn quốc. Toàn tỉnh có hơn 1 vạn người nghiện ma túy, đứng thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng so với số người nghiện trên số dân thì Sơn La đứng đầu trên cả nước. Cho nên số người nghiện tăng đã trở thành vấn đề bức xúc và mối quan tâm của toàn dân và của các cấp lãnh đạo. Thực hiện quyết định số 49 QĐ/ TTG ngày 10/ 03/ 2005 của Thủ tướng chính phủ về “kế hoạch tổng thể về phòng chống ma túy đến năm 2010 ” Ban thường vụ tỉnh ủy Sơn La đã quyết định thành lập ban chỉ đạo 03 của tỉnh để chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống ma túy. Với khẩu hiệu hành động : Toàn dân đoàn kết xây dựng bản làng, tiểu khu, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, gia đình không có ma túy, với phương châm là : Tập trung, thống nhất, toàn dân, toàn diện , kiên trì phòng chống ma túy. Toàn tỉnh đã thành lập 256 tổ cai nghiện với 1.912 người tham gia rong đó có 76 Bác sĩ, 429 Y sĩ, Y tá. Tính đến hết ngày 30 / 12/ 2008 toàn tỉnh đã hỗ trợ cắt cơn nghiện cho hơn 14.900 người nghiện tại gia đình và cộng đồng. Cùng với công tác tuyên truyền hố trợ cắt cơn nghiện, công tác đấu tranh phá các ổ nhóm, tụ điểm sử dụng ma túy đã tiến hành quyết liệt. Từ ngày 17/ 03/ 2006 đến hết ngày 30/ 12/2008 bắt giữ 1. 437 vụ gồm các tang vật như : Hê rô in. thuốc phiện, viên ma túy tổng hợp, viên nén thuốc tổng hợp, viên nén.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> thuốc tân dược gây nghiện… Khởi tố ,điều tra 953 vụ án, 1.045 bị can phạm tội về ma túy do Tòa án nhân dân các cấp xét xử lưu động tại các huyện, thị xã, phường. *. Một số chủ trương mới tăng cường phòng chống ma túy Ngày 06/ 07/ 2006 Ban chấp hànhĐảng bộ tỉnh đã có kết luận số 69/ KL-TU về một số chủ trương mới tăng cường công tác phòng chống ma túy, tiếp tục cuộc vận động 03 của tỉnh ủy với nội dung : - Bỏ bước xét nghiệm sàng lọc kết luận người nghiện ma túy bằng test thử. Từ ngày 01/ 07/ 2006, tập trung quy trình tư vấn chính sách để người mắc nghiện ma túy tự nhận, ký cam kết theo mẫu máu xét nghiệm các thông số cần thuyết phục cho công tác cai nghiện - Để động viên cán bộ xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố làm tốt công tác tư vấn giúp người nghiện ma túy tự nhận và xin cai nghiện ( không phải xét nghiệm ), hỗ trợ cắt cơn nghiện bằng thuốc hương trầm - Quản lí sau cai nghiện cho tất cả những người đã mắc nghiện mà chưa được cai nghiện, hỗ trợ bằng thuốc hương trầm tại cơ sở và tại gia đình. - Yêu cầu bắt buộc mọi công dân phải kí cam kết “ Không sử dụng buôn bán chất ma túy” */ PHẦN II : THI TÌM HIỂU VỀ MA TÚY. (20’) GV : Tổ chức cho HS thực hiện phần thi này bằng trò chơi “ Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi sau : 1. Vì sao Sơn La lại đưa ra quyết tâm bài trừ tệ nạn ma túy ? 2. Đối tượng người nghiện ma túy tập trung nhiều nhất ở độ tuổi nào ? 3. Nguyên nhân nào dẫn đến người đã cai nghiện khi trở về lại tái nghiện ? 4. Người nghiện ma túy sẽ gây ra hậu quả gì ? 5. Hãy thống kê số liệu về người mắc tệ nạn ma túy tại địa bàn nơi em cư trú ? 6. Em hãy nêu ý kiến của mình để làm cách nào đẩy xa được tệ nạn xã hội hiện nay ? đặc biệt là tệ nạn ma túy. HS : Trả lời bằng cách xin tín hiệu và trình bày trên phiếu học tập. GV : Nhận xét , đánh giá câu trả lời , cho điểm */ PHẦN III : THI ĐÓNG TIỂU PHẨM NGẮN (20’) GV : Đưa ra 1 tình huống, yêu cầu HS tự viết kịch bản tại chỗ và phân vai thể hiện tiểu phẩm – GV cử ra 1 ban giám khảo chấm điểm cho các đội. Tình huống : Một kẻ nghiện ma túy bị gia đình ruồng bỏ dẫn đến trộm cướp rồi bị bắt vào tù . Sau 3 năm tù giam quay trở về với gia đình, ăn năn hối cải trở thành người hữu ích. HS : Các nhóm lên thể hiện tiểu phẩm BGK : Theo dõi, nhận xét, đánh giá nội dung diễn xuất kịch bản và cho điểm 3. Tổng kết GV : Nhận xét ,đánh giá từng phần thi của các đội - Công bố điểm - Trao giải 4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> - Ôn tập toàn bộ các bài đã học - Tìm hiểu các vấn đề của địa phương trong mọi lĩnh vực - Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội tại địa bàn đang cư trú.. *************************************************************. Tiết 18: THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT THUẾ HỆ THỐNG THUẾ HIỆN HÀNH Ở NƯỚC TA I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1- Kiến thức: - Giúp HS bước đầu có những hiểu biết về hệ thống thuế hiện hành của nước ta, tại sao lại quy định nhiều loại thuế. 2- Kĩ năng: - Giúp HS nhận biết được các loại thuế hiện hành ở nước ta. 3- Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ đúng về việc thu nộp thuế, có ý thức tuyên truyền về công tác thuế tại gia đình và cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1-Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu về thuế của chi cục thuế tỉnh Sơn La và các tài liệu khác. - Các tranh, ảnh minh họa cho việc thu nộp thuế , các công trình xây dựng tại địa phương được xây dựng từ tiền thuế. - Tình huống,thông tin, câu truyện, câu nói về thuế. - Giấy ao, bút dạ - Máy chiếu ( nếu có ) 2- Học sinh: - Những tư liệu về thuế III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC */ Ổ định tổ chức. */ Giới thiệu bài: (2’) GV : Đặt câu hỏi : Hàng năm gia đình em có phải nộp thuế không ? Em hãy kể tên những loại thuế mà gia đình em phải nộp hàng năm ? HS có thể kể được một số loại thuế như : Thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế giá trị gia tăng… GV : Khẳng định : Ngoài những loại thuế mà các em vừa nêu Nhà nước ta còn đề ra một số loại thuế khác nữa. Vậy để biết được Nhà nước ta quy định những loại thuế nào cô cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay. 1- Dạy nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 Phân tích truyện đọc phần đặt vấn đề I- ĐẶT VẤN ĐỀ (10’) GV Chỉ định 1 HS đọc truyện Một thắc mắc được giải đáp GV Khai thác nội dung truyện bằng các câu HS đọc truyện , cả lớp theo dõi hỏi sau : ? Theo em hiện nay ở nước ta có những HS trả lời cá nhân nói về những loại loại thuế nào ? thuế đã biết như : - Thuế nhà đất - Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn Điện, nước… ? Em biết những loại thuế đó qua nguồn -> Qua việc nộp thuế của gia đình và thông tin nào ? mọi người xung quanh. ?. Qua việc giải thích của dì bạn An em Vì Tùy theo từng hoạt động sản suất, hãy cho biết : Tại sao Nhà nước lại kinh doanh hoặc thu nhập của từng phải quy định nhiều loại thuế như vậy ? cá nhân mà Nhà nước phải quy định những loại thuế khác nhau cho phù hợp để đảm bảo huy động đầy đủ và công bằng đối với các khoản thu nhập. Và căn cứ vào tình hình của đất nước ở từng thời kì, giai đoạn mà đưa ra chính sách thuế cho phù hợp. GV Nhận xét, kết luận : Bên cạnh việc quy định các loại thuế để tập trung nuồn thu.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> ?. GV. cho ngân sách Nhà nước. Nhà nước còn căn cứ vào tình hình của đất nước ở từng thời kì, giai đoạn mà đưa ra chính sách thuế cho phù hợp Em hãy kể một số hoạt độngsản xuất kinh doanh phải nộp thuế tại địa phương ?. HS có thể kể các hoạt động sản xuất, kinh doanh sau : - Kinh doanh hàng hóa : Bán hàng tạp hóa, hàng điện tử, xe máy... - Các loại dịch vụ : Sửa chữa ô tô , xe máy, cắt tóc, gội đầu, karaôkê... - Các hoạt động sản xuất : Sản xuất gạch ngói, đồ gỗ... HS nêu được các ví dụ cụ thể.. Nhận xét, cùng HS trao đổi về các loại thuế hiện hành ở địa phương. II- NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 2 ( 20’) ? Tìm hiểu nội dung bài học Qua phần tìm hiểu trên em hãy cho biết HS trả lời, rút ra bài học 1 Nhà nước ta đề ra những loại thuế 1- Hệ thống thuế hiện hành ở nào ? nước ta: - Hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế mà Nhà nước sử dụng nó tạo lập nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và thực hiện những mục tiêu nhất định trong quản lí kinh tế - xã hội. - Hệ thống thuế hiện hành ở nước ta bao gồm 9 loại thuế : + Thuế giá trị gia tăng. + Thuế thu nhập doanh nghiệp. + Thuế tiêu thụ đặc biệt. + Thuế nhà đất. + Thuế thu nhập cá nhân. + Thuế tài nguyên. + Thuế xuất, nhập khẩu. + Thuế sử dụng đất nông nghiệp. + Thuế môn bài. - Ngoài ra còn có một số loại phí và lệ phí : + Phí : Phí chợ, phí cầu, phí BVMT, phí an ninh… + Lệ phí : Lệ phí công chứng, lệ GV phí trước bạ, lệ phí giao thông… GV Chốt lại nội dung bài học 1 ( ghi bảng) , HS đọc bài học 1 ( ghi vở ) Yêu cầu HS đọc Giải thích cho HS hiểu rõ về một số loại HS nhận biết một số loại thuế cơ thuế mà số đông công dân phải nộp như : bản..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thuế ? giá trị gia tăng. ( Tìm hiểu phần tư liệu tham khảo – GV SGV) Gia đình em thường nộp thuế nhà đất HS trả lời cá nhân vào thời gian nào ?ở đâu ? ? Nhận xét bổ sung: Hàng năm cứ vào dịp tháng 2 thì các gia đình phải đóng thuế nhà đất và nộp tại UBND xã nơi địa bàn cư trú. HS tự kể, cả lớp bổ sung GV Hãy kể tên một số loại phí và lệ phí mà gia đình em hoặc cộng đồng dân cư của ? các em thường nộp ? HS nhận xét về gia đình mình và cộng đồng tại địa phương. Cho HS so sánh giữa việc thu nộp thuế HS trao đổi rút ra bài học 2 và thu nộp phí, lệ phí tại địa phương. 2- Quy định của Nhà nước về các Qua phần tìm hiểu trên em hãy cho biết loại thuế : Tại sao Nhà nước lại quy định nhiều - Hiện nay ở Việt Nam tùy theo loại thuế như vậy ? từng hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc thu nhập của từng cá nhân mà Nhà nước phải quy định những loại thuế khác nhau cho phù hợp để đảm bảo huy động đầy đủ và công bằng đối với các khoản thu nhập. Bên cạnh việc quy định các loại thuế để tập trung nuồn thu cho ngân sách Nhà nước. Nhà nước còn căn cứ vào tình hình của GV đất nước ở từng thời kì, giai đoạn GV mà đưa ra chính sách thuế cho phù hợp HS đọc , ghi vở bài học 2 Kết luận, ghi bảng, yêu cầu HS đọc Giải thích thêm : HS theo dõi Tùy thuộc vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc thu nhập mà công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Để Nhà nước huy động được mọi nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và tạo được sự công bằng trong xã hội. Trong thực tiễn mỗi loại đối tượng có những hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau, lại có trường hợp một đối tượng có thể có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau, việc đặt ra các luật thuế khác nhau để có thể tiến hành thu thuế đúng đối tượng, đúng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> nguồn thu cho ngân sách Nhà nước đảm bảo sự công bằng trong thu nộp thuế nhằm mục đích đảm bảo tính công bằng, tính hiệu quả, tính chính xác, tính thuận tiện. Mặt khác thuế thuế còn có vai trò điều GV tiết nền kinh tế, điều hòa thu nhập, việc GV áp dụng các luật thuế khác nhau tạo điều kiện để thuế thực hiện vai trò trên. III BÀI TẬP (8’) GV Hoạt động 3 HS lần lượt giải các bài tập Hướng dẫn giải bài tập SGK 1- Bài tập 1 Tổ chức cho HS làm các bài tập trong HS có thể kể tên một vài loại thuế SGK 2- Bài tập 2 Cho từng HS tự giải, cả lớp nhận xét, bổ Đáp án đúng : a, c, e, g sung 3- Bài tập 3 : Nhận xét cho điểm khích lệ Đáp án : Mẹ Vân đã sai, vì mở cửa hàng ăn uống cũng là một hoạt động kinh doanh mà đã kinh doanh thì phải nộp thuế. 3- Củng cố, luyện tập ( 5’) GV : Cho HS làm việc theo nhóm liên hệ giữa nội dung bài học với thực tiễn địa phương, HS : Liên hệ với việc thu thuế của cơ quan thuế, việc nộp thuế của gia đình và mọi người xung quanh tại địa phương còn điều gì cần khắc phục. Cách thức tổ chức thu thuế, mức thu, đối tượng nộp thuế, ý thức, thái độ của người nộp thuế... GV: Nhận xét, bổ sung, tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận : Mọi công dân đều phải thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Nhà nước. Là học sinh phải học tập và tìm hiểu để biết về chính sách pháp luật thuế của nhà nước. Tuyên truyền đến mọi người thân trong gia đình và mọi người cùng thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện chính sách pháp luật của thuế của nhà nước. 4- Hướng dẫn HS học bài ở nhà.(1’) - Học thuộc nội dung 2 bài học - Tìm hiểu việc thu nộp thuế ở địa phương để viết bài thu hoạch - Đọc và tìm hiểu Bài đọc thêm ( SGK- 16 -> 21).

<span class='text_page_counter'>(90)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×