Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HSG Bao Thang Lao Cai 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.71 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN BẢO THẮNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. ĐỀ CHÍNH THỨC. Môn: Hoá học Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 17/02/2017 (Đề thi gồm có: 02 trang, 06 câu). LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016 - 2017. Câu 1. (3,5 điểm) 1. Hãy mô tả và giải thích hiện tượng hóa học trong các trường hợp sau: a. Cho Natri vào dung dịch CuSO4 b. Cho rất từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 và khuấy đều. c. Ợ chua Ợ chua trong bênh loét dạ dày chỉ gặp ở những người có dịch vị với độ chua cao. Tuy vậy, trong đại đa số các trường hợp, ở thời kì đầu phát triển của bệnh này thường thấy dịch vị có độ chua cao. Chính vì thế, đa số những người bị loét dạ dày đều có triệu chứng ợ chua trong thời kì đầu của bệnh. Ợ chua và đau có liên quan đến các thời kì tiêu hóa là hai triệu chứng gặp bất kì ở bệnh nhân nào mới loét dạ dày. Hai triệu chứng này thường cùng xuất hiện và mất đi tạm thời khi uống thuốc muối (có thành phần là NaHCO3). Em hãy giải thích tại sao khi uống thuốc muối chỉ làm mất đi "tạm thời" triệu chứng ợ chua và đau? 2. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng oxit ra khỏi hỗn hợp gồm: CuO; Al2O3 và Fe2O3. Câu 2. (2,0 điểm) Chọn các chất A, B, C, D thích hợp hoàn thành các phương trình phản ứng của sơ đồ biến hóa sau: A C D. +B. +B. CuSO4. CuCl2. Cu(NO3)2. A. C. D. +B. Câu 3. (3,0 điểm) 1. Có bao nhiêu gam NaNO3 sẽ tách ra khỏi 200 gam dung dịch bão hòa NaNO 3 ở nhiệt độ 50oC nếu dung dịch được làm lạnh đến 20 oC? Biết độ tan của NaNO3 ở 50oC và 20oC lần lượt là 114 và 88. 2. Cho dung dịch A chứa H2SO4 85%, dung dịch B chưa HNO3 x%. a. Tính tỉ lệ khối lượng dung dịch A và dung dịch B cần trộn để thu được dung dịch C trong đó chứa H2SO4 60% và HNO3 20%. b. Tính x? Câu 4. (4,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại A (có hóa trị không đổi) vào b gam dung dịch HCl được dung dịch X. Thêm 240 gam dung dịch NaHCO 3 7% vào dung dịch X thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl còn dư, thu được dung dịch Y trong đó nồng độ % của NaCl và muối clorua của kim loại A tương ứng là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dư dung dịch NaOH vào Y, sau đó lọc kết tủa, rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn. a. Xác định kim loại A? b. Tính nồng độ % của dung dịch HCl đã dùng?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 5. (4,5 điểm) Hòa tan 2,16 gam hỗn hợp 3 kim loại Na, Al, Fe vào nước lấy dư thì thu được 0,448 lít khí (đktc) và một lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3,2 gam đồng kim loại và dung dịch A. Tác hdung dịch A cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa thu được trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Tính khối lượng chất rắn B thu được. Câu 6. (3,0 điểm) Cho một dung dịch có hòa tan 13,6 gam AgNO 3 tác dụng với một dung dịch có hòa tan hai muối NaCl và KCl, thu được 9,471 gam kết tủa và dung dịch A. Ngâm một lá đồng nhỏ vào dung dịch A cho đến khi kết thúc phản ứng. a. Tính tổng số mol của hai muối clorua? b. Khối lượng lá đồng sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam? --------------------Hết-------------------Họ và tên thí sinh: ....................................................................................................... Số báo danh: ................................ Ghi chú: - Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cầm tay. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×