Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tuan 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.23 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 12: Tiết 52: VĂN BẢN:. Bếp lửa Bằng Việt. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:  Cảm nhận được những tình cảm,cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ “Bếp lửa”.  Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: đọc trước bài. Lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. Bài mới: Trong chương trình Ngữ Văn 7 có một bài thơ cũng viết về tình cảm bà cháu là bài thơ nào? (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh: giống nhau về đề tài, nội dung cảm xúc, kỉ niệm và suy ngẫm ở mỗi bài khác nhau). Gợi ý các câu hỏi: 1. Những nét cần chú ý về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.  Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ trong trẻo mượt mà, khai thác mơ ước kỉ niệm – gần gũi bạn đọc trẻ.  “Bếp lửa” – sáng tác 1963, khi tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô. 2. Tìm hiểu mạch cảm xúc và bố cục bài thơ  Mạch cảm xúc: đi từ hồi tưởng → hiện tại, từ kỉ niệm → suy ngẫm. Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, lòng kính yêu và suy ngẫm về cuộc đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý của bà.  Bố cục; nhân vật trữ tình (người cháu) phương thức biểu đạt: biểu cảm + miêu tả. + 3 câu đầu: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà. + Khổ 2, 3, 4: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa. + Khổ cuối: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. 3. Phân tích những hồi tưởng bà và tình bà cháu.  Bắt đầu từ hình ảnh nào? Chú ý chi tiết. (Bếp lửa ấm áp, thân thương, gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời.)  “Ấp iu” gợi điều gì? (Bàn tay khéo léo, kiên nhẫn của người nhóm lửa – tấm lòng.)  Gợi tuổi thơ sống bên bà như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Thiếu thốn, gian khổ, nhọc nhằn: chứng kiến nạn đói năm 1945, hoàn cảnh mẹ cha công tác, sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà. + Kỉ niệm về bà – bếp lửa: tình bà ấm áp.  Bếp lửa – quê hương – liên tưởng tiếng tu hú gọi hè – gợi nỗi hoài niệm nhớ mong. 4. Suy ngẫm về bà và bếp lửa:  Suy ngẫm về cuộc đời bà: vất vả, tần tảo, thức khuya, dậy sớm giữ cho ngọn lửa ấm nóng và toả sáng – nhóm lửa: nhóm lên tình yêu thương sự sống.  Người cháu đã khôn lớn, sống trong khung cảnh rộng lớn – nhưng không quên ngọn lửa của bà. Ngọn lửa thành kỉ niệm làm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài. Yêu bà, hiểu bà, hiểu thêm về dân tộc mình.  10 lần nhắc lại hình ảnh bếp lửa: người bà – người phụ nữ tảo tần, nhẫn nại, giàu đức hi sinh.  “Ngọn lửa” → kết quả: sự sống, niềm tin cho các thế hệ sau. 5. Tình cảm bà cháu còn gắn liền với tình cảm nào khác? Tình yêu thương và biết ơn bà là khởi đầu của tình yêu quê hương, đất nước và con người.. Củng cố, dặn dò:  Đọc ghi nhớ và hướng dẫn học sinh luyện tập.  Soạn bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.. Ký duyệt. Tiết 53:. Tập làm thơ tám chữ. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh  Nắm được những đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể loại thơ 8 chữ.  Qua hoạt động tập làm thơ 8 chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chuẩn bị: Lên lớp:. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: tập làm một số bài thơ tám chữ. Ổn định: Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. Bài mới:. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: I. Nhận diện thể thơ tám chữ  Gọi học sinh đọc các đoạn thơ. 1. a. Các câu đều 8 chữ.  Tìm trong dòng những chữ có chức b. Đoạn 1: năng gieo vần.  Cách gieo vần chân liên tiếp, chuyển  Có qui định cách ngắt nhịp? đổi theo từng cặp: tan – ngàn; mới – gợi; (Chú ý ngắt nhịp không phụ thuộc bừng – rừng; gắt – mật. vào ý mà còn phụ thuộc vào cảm  Nhịp thơ: 2/ 3/ 3 nhận của người đọc). 3/ 2/ 3… c. Đoạn 2: vần chân theo cặp. d. Đoạn 3: vần chân gián cách theo cặp.  Học sinh đọc ghi nhớ. 2. Ghi nhớ Hoạt động 2: II. Luyện tập để nhận diện thơ 8 chữ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện 1. Điền từ: ca hát, ngày qua, bát ngát, tập. muôn hoa. 2. Điền từ: cũng mất, tuần hoàn, đát trời. 3. Sửa từ cho đúng Câu 3: …rộn rã – thay bằng : tuổi vào trường. Hoạt động 3:  Hướng dẫn học sinh thực hành.. III. Thực hành làm thơ 8 chữ 1. Tìm từ điền vào chỗ trống. … Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng …bay qua. 2. Làm thêm câu cuối (Khuôn âm: ương – a). Gieo vần gián cách – thanh bằng. lạ – rã; trường – thương. …Làm cho lòng ta bồi hồi nhớ thương hoặc: bóng bạn bè thấp thoáng trong màn sương. Những âm thanh ấy vang vọng quanh ta. 3. Thực hành  Bài thơ có làm đúng thể 8 chữ.  Cách gieo vần, nhịp.  Học sinh đọc – giáo viên nhận xét  Kết cấu. đánh giá, cho điểm.  Nội dung.  Chủ đề..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Củng cố, dặn dò:  Nhắc lại cách để làm bài thơ theo thể thơ 8 chữ.  Học sinh tự làm bài thơ theo thể 8 chữ chủ đề về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.. Ký duyệt. Tiết 55: TIẾNG VIỆT:. Tổng kết về từ vựng. <luyện tập tổng hợp>. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức tổng hợp về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng từ ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, từ điển tiếng Việt. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới. Bài mới: Tổng hợp kiến thức về từ vựng đã học. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: 1. So sánh 2 dị bản của câu ca dao  Trường hợp nào thể hiện thích hợp hơn  Gật đầu: cúi xuống ngẩng lên ngay → ý nghĩa cần biểu đạt? tỏ sự đồng ý.  Câu ca dao biểu đạt ý gì?  Gật gù: gật nhiều lần → thái độ đồng tình, tán thưởng (ý thích hợp). → Món ăn đạm bạc, đôi vợ chồng nghèo vẫn thấy ngon miệng vì họ biết chia sẻ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động 2:  Cách hiểu từ ngữ của người vợ như thế nào? (Hiểu theo nghĩa thực → yếu tố gây cười). Hoạt động 3: Xác định nghĩa của từ ngữ.. những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống. 2. Nhận xét về cách hiểu từ ngữ Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói “chỉ có một chân sút” → cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thắng.. 3. Xác định nghĩa của từ ngữ  Nghĩa gốc: miệng, chân, tay.  Nghĩa chuyển: vai (hoán dụ) đầu (ẩn dụ). Hoạt động 4: 4. Phân tích cách dùng từ  Phân tích cách dùng từ.  Màu sắc: đỏ, xanh, hồng.  Tìm trường từ vựng và phân tích cách  Sự vật, hiện tượng: lửa, cháy, tro. sử dụng. → Có quan hệ chặt chẽ: màu áo đỏ của cô giáo thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa → lan toả → say đắm, không gian biến sắc (ánh theo hồng). Tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. Hoạt động 5: 5. Nhận xét về cách đặt tên  Nhận xét về cách đặt tên các sự vật  Đặt tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với hiện tượng theo cách nào? một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.  Ví dụ + Cà tím (đặc điểm quả tròn, màu tím).  Học sinh tìm ví dụ tương tự. + Cá kiếm (cá cảnh đuôi dài nhọ như kiếm). + Đậu đũa (trái đậu giống cái đũa). + Ớt chỉ thiên (ớt quả nhỏ, chỉ thẳng lên trời). + Ong ruồi: ong mật nhỏ như ruồi. Hoạt động 6: Đọc truyện cười và cho biết 6. Tìm hiểu yếu tố gây cười truyện phê phán gì Gọi đốc tơ → phê phán thói thích dùng  Tìm chi tiết gây cười? chữ nước ngoài của một số người.  Phê phán?. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại kiến thức bài học. Xem trước bài: Chương trình địa phương phần tiếng Việt.. Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tiết 56: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: VĂN BẢN:. Khúc hát ru những em bé lớn trên löng meï Nguyễn Khoa Điềm. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận được:  Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.  Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ:  Đọc thuộc khổ 3, 4, 5 bài “Đoàn thuyền đánh cá”.  Qua bức tranh về thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cách nhìn và cảm xúc của tác giả trong trước cảnh thiên nhiên và con người lao động? (Lãng mạn, tưởng tượng phong phú, cảm xúc dồi dào, niềm say sưa, hào hứng…)  Âm hưởng và giọng điệu của bài thơ? (Khoẻ khoắn, sôi nổi, phơi phới, bay bổng → lạc quan). Bài mới: Trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, xuất hiện nhiều hình tượng đẹp trong văn học Việt Nam hiện đại, đó là những con người góp phần làm nên thắng lợi của dân tộc như anh bộ đội cụ Hồ, người lao động trong xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, văn học cũng đề cập đến hình ảnh người mẹ và tình yêu con tha thiết của mẹ. Tình cảm ấy…. Hoạt động của thầy – trò Hoạt động 1:. Nội dung I. Giới thiệu tác giả , tác phẩm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>  Học sinh đọc phần giới thiệu về tác giả  Nguyễn Khoa Điềm: sinh năm 1943 tại và tìm những điểm cần chú ý. Thừa Thiên Huế. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, từng là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ 2000, ông giữ cương vị Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tư tưởng văn hoá Trung ương.  Giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh  Tác phẩm: tập thơ “Đất và khát vọng”, sáng tác bài thơ? “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” viết năm 1971 khi công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. Hoạt động 2: II. Đọc và tìm hiểu bố cục, phương thức  Căn cứ vào đầu đề bài thơ, theo em bài biểu đạt: 3 đoạn thơ cần đọc với giọng như thế nào? (tha thiết ngọt ngào).  Đoạn 1: từ đầu → lún sân.  Học sinh đọc đúng theo ý trên – nhận xét.  Đoạn 2: Tiếp → Ka – lưi.  Tìm bố cục của bài thơ. Em nhận thấy có điều gì đặc biệt trong mỗi đoạn?  Đoạn 3: còn lại. (Mỗi đoạn là 2 khổ: lời ru của tác giả (nhập vai); lời ru của mẹ và có những điệp khúc).  Lời ru trực tiếp được ngắt đều ở giữa → Điệu hát ru vừa có sự lặp lại, vừa có sự mỗi đoạn tạo âm diệu gì? Thể hiện cảm phát triển qua 3 đoạn của bài thơ. xúc như thế nào? (dìu dặt, vấn vương; tình Nhân vật trữ tình: người mẹ. cảm tha thiết, trìu mến của mẹ). Phương thức biểu đạt: biểu cảm. Hoạt động 3: III. Phân tích  Qua từng đoạn thơ, em thấy người mẹ 1. Hình ảnh người mẹ Tà ôi được miêu tả trong những công việc gì,  Mẹ giã gạo nuôi bộ đội kháng chiến → hoàn cảnh nào? công việc vất vả khó nhọc. Câu thơ có (Người mẹ gắn với hoàn cảnh và những từ tạo hình, so sánh → tăng sức gợi công việc cụ thể). cảm: tình yêu con của mẹ.  Tìm những chi tiết diễn tả công việc  Mẹ đi tỉa bắp: công việc lao động sản này? Nhận xét. xuất của người dân ở chiến khu. (Nhịp chày nghiêng, mồ hôi rơi, vai + So sánh: sự chịu đựng gian khổ mẹ gầy…) của mẹ giữa núi rừng mênh mông, heo  Em hiểu như thế nào về hình ảnh thơ hút. “Lưng nú…thì nhỏ”? (So sánh chân thực). + Ẩn dụ: mặt trời – người con: là  Em hiểu như thế nào về hình ảnh “Mặt tình yêu, là nguồn sống của mẹ. trời” trong 2 câu thơ…? Nghệ thuật gì?  “Mẹ đang chuyển lán…cuối” mẹ cùng  Đoạn 3, miêu tả người mẹ qua những mọi người tham gia chiến đấu bảo vệ căn công việc gì? Có gì khác so với 2 đoạn thơ cứ, di chuyển lực lượng để kháng chiến trên? lâu dài với tinh thần quyết tâm, lòng tin (Mẹ giã gạo nuôi quân, mẹ người vào thắng lợi. hậu phương – tỉa bắp giúp buôn làng  “Mẹ địu em…” yêu con , mẹ dũng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> và để nuôi con. Ở đây công việc trực tiếp – mẹ là chiến sĩ trên trận tuyến đánh Mĩ ở ngay quê hương, buôn làng của mình).  Em hiểu 2 câu thơ “Từ trên…vào Trường Sơn” như thế nào? (Lưng mẹ, đói khổ → chiến trường, Trường Sơn: hình ảnh khái quát trưởng thành vượt bậc, lớn mạnh không ngừng của những người con đã làm nên những điều thần kì cho dân tộc trong cuộc chiến tranh chống Mĩ xâm lược).  Người mẹ Tà ôi – người mẹ Việt Nam đã hiện lên như thế nào qua 3 đoạn thơ trên?  Hãy đọc kĩ 4 dòng ở cuối mỗi đoạn + Ở đoạn 1, em thấy công việc hoàn cảnh có mối quan hệ như thế nào với tình cảm mong ước của mẹ qua lời ru? + Đoạn 2: như thế nào. + Đoạn 3: như thế nào.  Nhận xét về mối liên hệ này? (Tự nhiên, chặt chẽ).  Vì sao nhà thơ không để người mẹ trực tiếp nói mẹ mơ điều này, điều kia mà cụm từ “con mơ cho mẹ” thể hiện điều gì? Làm cho giọng điệu lời ru như thế nào?  Phân tích sự phát triển của tình cảm, ước vọng ở người mẹ qua 3 khúc hát ru? (Mong con khôn lớn, trưởng thành trở thành chàng trai mạnh mẽ, cường tráng trong lao động sản xuất; người lính dũng cảm chiến đấu vì độc lập tự do dân tộc. Tình yêu con gắn bó, hoà quyện nâng lên tình cảm mới yêu buôn làng, yêu bộ đội yêu quê hương đất nước).  Qua bài thơ, chúng ta còn hiểu thêm được điều gì về thời kì kháng chiến chống Mĩ của dân tộc? (Gian khổ, anh dũng của nhân dân ở vùng chiến khu – phần lớn ở vùng rừng núi cán bộ, nhân dân ta vừa bám rẫy, bám đất tăng gia sản xuất. cảm chiến đấu để giành cuộc sống tự do cho con, cho dân tộc.. * Người mẹ chiến khu vất vả, nghèo khổ nhưng một lòng một dạ với cách mạng , kháng chiến; thắm thiết yêu con và nặng tình với buôn làng, bộ đội, quyết tâm đóng góp công sức cho cuộc chiến đấu chung của dân tộc – độc lập – tự do.. 2. Tìm hiểu mối liên hệ giữa công việc mẹ đang làm với tình cảm, mong ước của mẹ qua các khúc ru  Mẹ giã gạo – con mơ cho mẹ: hạt gạo trắng…lớn vung chày…  Mẹ tỉa bắp – con mơ cho mẹ: hạt bắp lên đều…con lớn phát lo…  Mẹ đi chiến đấu – con mơ cho mẹ: thấy Bác Hồ (đất nước thống nhất), con lớn làm người tự do. → Mối liên hệ tự nhiên, chặt chẽ (công việc – tình cảm, mơ ước của mẹ. Mẹ gửi trọn niềm tin mong mỏi, tự hào voà những giấc mơ đẹp của đứa con – lời ru thêm tha thiết, sâu lắng). Hình ảnh, tấm lòng người mẹ Tà ôi thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ).  Phát biểu suy nghĩ của em về nội dung nổi bật và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Có sự kế thừa và phát huy ở những lời ru truyền thống như thế nào? (Yêu con vô bờ, mong ước con nên người, hi sinh vì con yêu con – yêu đất nước).. * Ghi nhớ: sách giáo khoa (trang 155).. Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ (trân trọng, thương cảm,…). Củng cố, dặn dò:  Nhắc lại nội dung bài học, hướng dẫn luyện tập (trang 155).  Soạn bài “Ánh trăng”.  Học thuộc lòng một đoạn thơ (tự chọn).. Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×