Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giao an Ngu Van 7 chuan KTKN 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.13 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TIẾT : 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lí Lan) I. Mục tiêu bài học :. 1. Kiến thức: - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với thiếu niên nhi đồng. - Bài văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 2. Kĩ năng : - Đọc –hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ. - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng viết một bài văn biểu cảm. 3. Thái độ : - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong văn bản nhật dụng. II. Kỹ năng sống - Động não, suy nghĩ về tình càm gia đình, ý thức trách nhiệm của con cái. - Tự nhận thức đánh giá về giá trị bản thân. III. Phương pháp kỹ thuật dạy học - Động não, nêu vấn đề. - Học theo nhóm. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp. - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK…) 3. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài : - Tất cả chúng ta , đều trải qua cái buổi tối trước ngày khai giảng trọng đại chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc tiểu học . Còn vương vấn trong nổi nhớ của chúng ta xiết bao bồi hồi , xao xuyến … cả lo lắng và sợ hãi.Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và ngọt ngào , tâm trạng của mẹ ntn khi cổng trường sắp mở ra đón đứa con yêu quí của mẹ. Tiết học hôm nay sẽ làm rõ điều đó. b) Các hoạt động : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động : I. Đọc, hiểu chú thích, thể loại: - Gv đọc mẫu 1 đoạn rồi gọi hs đọc tiếp. 1. Đọc ? Giải nghĩa 1 số từ khó? 2. Chú thích (nhạy cảm, háo hức, mền mùng, dặm?) - Từ khó (Sgk).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV tích hợp với giải nghĩa từ, từ mượn, từ địa phương. “ Cổng trưởng mở ra” thuộc kiểu văn bản nào? - Em hiểu thế nào về văn bản “Nhật dụng”? Kể tên những văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6? - GV: Giới thiệu nội dung văn bản nhật dụng 7; là những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hóa, giáo dục. ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? ? Tác phẩm được viết theo dòng cảm xúc của lòng mẹ với con yêu. Dòng cảm xúc ấy được thể hiện qua ngôi kể nào? Tác dụng của ngôi kể này? ? Văn bản chia làm mấy đoạn? Đ1: Từ đầu … “ngày đầu năm học”  Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con. Đ2: tiếp theo đến hết  Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ. ? Từ văn bản đã đọc, em hãy tóm tắt đại ý của bài. Hoạt động : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản. ? Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản? (VB viết về ai, về việc gì?). ? Tâm trạng của mẹ và của con được thể hiện qua những chi tiết nào? Và có gì khác? Gợi : ? Hãy tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của con? Phân tích và cho biết đó là tâm trạng gì? ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng trẻ thơ của tác giả? ? Còn mẹ thì sao? Tác giả miêu tả tâm trạng người mẹ cũng rất tinh tế, chính xác. Đó là tâm trạng của hầu hết những người cha người mẹ yêu con trước những việc quan trọng của cuộc đời con. ? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động của mẹ? ? Vậy theo em, vì sao người mẹ lại không ngủ được, lại trằn trọc? Gợi: ? Người mẹ không ngủ được vì lo lắng cho con. 3. Thể loại: Văn bản nhật dụng Thể kí Phương thức biểu đạt: biểu cảm.. 4. Bố cục: 2 đoạn. (Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con) II. Tìm hiểu văn bản: 1.Tâm trạng của người con - Hăng hái dọn dẹp đồ chơi…Háo hức. … Giấc ngủ đến với con dễ dàng  Vô tư thanh thản, ngủ ngon lành.. 2. Tâm trạng của người mẹ. - Trìu mến quan sát những việc làm của con, vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> hay vì lí do nào khác? ? Vì sao những kỷ niệm ấy lại hiện ra trong đêm trước ngày khai trường của con? ? Tại sao mẹ lại nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản? Ngày ấy có gì giống và khác ở Việt Nam? ? Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không. ? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? (Người mẹ nói một mình, giọng độc thoại là giọng chủ đạo của văn bản. Nhân vật là nhân vật tâm trạng, nhân vật trữ tình. Người mẹ không trực tiếp nói với người con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình.) ? Cách viết này có tác dụng gì.  Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp. ? Em thấy người mẹ trong bài là người mẹ như thế nào? Cảm nghĩ của em? ? Theo em, câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? ? Kết thúc bài, người mẹ nghĩ đến ngày mai đứa con đến trường vào một thế giới kỳ diệu. Em đã bước vào thế giới đó 6 năm, hãy cho biết thế giới kỳ diệu đó là gì? (Thế giới kì diệu của hiểu biết phong phú là tri thức, tư tưởng, đạo đức và những tình cảm mới, con người mới, quan hệ mới, sẽ đến với con như tình thầy trò, bè bạn,… mà nhà trường đem lại cho em.) GV: Có thể khẳng định: Mọi nhân tài xưa nay đều được vun trồng trong thế giới kì diệu đó. Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học.. - Mẹ: thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên. - Mẹ thương yêu con, lo lắng, hồi hộp, xúc động. - Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.. -> Mẹ có tấm lòng sâu nặng, quan tâm sâu sắc đến con --> người mẹ yêu con vô cùng 3/ Vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ - Thế giới của ước mơ và khát vọng - Thế giới của niềm vui ... --> nhà trường là tất cả tuổi thơ Nhà trường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của thế hệ trẻ và phát triến của đất nước. III. Tổng kết: 1. Nội dung : Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của 2. Nghệ thuật : - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật ký của người mẹ nói.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> với con. - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm mỗi con người. 3. Ý nghĩa của văn bản - Văn bản thể hiện tấm lòng ,tình cảm của người mẹ đối với con ,đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người . IV. Luyện tập : Liên hệ bản thân trước ngày khai trường đầu tiên của em mẹ đã chuẩn bị cho em những gì và tâm trạng của em lúc đó ra sao ?. - HS suy nghĩ trả lời.. 4. Củng cố bài học : - Cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản : Cổng trường mở ra. 5. Dặn dò : - Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên. - Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường. - Soạn văn bản « Mẹ tôi ».. Tiết 2. MẸ TÔI (Trích Những tấm lòng cao cả Et-môn-đô đơ A-mi-xi) I. Mức độ cần đạt : 1. Kiến thức: - Sơ giảng về tác giả Et-môn-đô đơ A-mi-xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kĩ năng : - Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư. 3. Thái độ : Hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. II. Giáo dục kỹ năng sống : - Tự nhận thức đánh giá về tình cảm quan hệ trong gia đình. - Trình bày suy nghĩ của bản thân. III. Kỹ thuật phương pháp dạy học :.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Động não, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ. - Thảo luận nhóm. IV. Phương tiện dạy học : - Một số câu ca dao về tình cảm gia đình, tình cảm mẹ con. V.Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định lớp : - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : - Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì ? 3. Giới thiệu bài mới : a) Giới thiệu bài : Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả, nhưng không phải khi nào ta cũng có ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Văn bản “Mẹ tôi” sẽ cho ta 1 bài học. b) Các hoạt động : Hoạt động 1: Giới thiệu: I.Giới thiệu chung. - Mục tiêu: HS nắm được tác giả tác phẩm, đại ý 1. Tác giả: E. A-mi-xi ( 1846 của bài. 1908), nhà văn Ý là tác giả của rất - Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ. nhiều tác phẩm nổi tiếng cho thiếu - Gv gọi hs đọc nhi. ? Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về 2. Tác phẩm: Văn bản “ Mẹ tôi” tác giả? trích trong tác phẩm “ Những tấm - GV bổ sung: lòng cao cả” 1886 - Cuộc đời hoạt động, cuộc đời văn chương là 1 . Tình yêu thương & hạnh phúc của con người là lí tưởng cảm hứng sáng tác văn chương của ông kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh. ? Em biết gì về tác phẩm “Những tấm lòng cao cả ” của tác giả ? Hoạt động 2: Đọc, hiểu chú thích, thể loại II. Đọc, hiểu chú thích, bố cục, thể - GV: hướng dẫn HS đọc: Giọng chậm rãi, tình loại. cảm, tha thiết và nghiêm. 1.Đọc: - GV: đọc mẫu. 2.Chú thích: (Sgk) - GV: gọi 3 – 4 HS đọc tiếp cho đến hết 3.Bố cục: 3 phần - GV: nhận xét. - Phần 1: Nêu hoàn cảnh người bố - Gọi học sinh đọc lại chú thích sách giáo khoa. viết thư cho con. - GV: giải thích từ: Khổ hình (hình phạt nặng nề, - Phần 2: Tâm trạng của người bố tàn nhẫn, làm đau đớn kéo dài); Vong ân bội nghĩa trước lỗi lầm của người con. (quên ơn, phản lại đạo nghĩa); Bội bạc (phản lại - Phần 3: Bố muốn con xin lỗi mẹ; người tốt, người từng có ơn, từng giúp đỡ mính). thể hiện tình yêu của mình với con. ? Theo em, bài văn chia làm mấy phần ? Đó là 4. Thể loại: những phần nào? Nội dung chính của từng phần. Thư từ - biểu cảm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ? Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản. * Tóm tắt: En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vửa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô…Trước cách ứng xử khéo léo và tế nhị nhưng kiên quyệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận. Tại sao văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ Tôi”?  Thứ 1, nhan đề ấy là của chính tác giả A-MiXi đặt cho đoạn trích. Mỗi truyện nhỏ trong “Những tấm lòng cao cả” đều có một nhan đề do tác giả đặt.  Thứ 2, khi đọc kỹ chúng ta sẽ thấy tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. - Văn bản được viết theo thể loại nào? Về hình thức văn bản có gì đặc biệt? ( Mang tính chuyện nhưng được viết dưới hình thức bức thư ( qua nhật ký của con) Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản. -Mục tiêu: Phân tích và hiểu được nội dung văn bản. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích ,nêu và giải quyết vấn đề. - Nhan đề “ mẹ tôi” - Tại sao đây là bức thư người bố gửi con mà tác giả lấy nhan đề là “ mẹ tôi”? (Con ghi nhật ký) - Mẹ là tiêu điểm để hướng tới, để làm sáng tỏ mọi vấn đề. - Nêu nguyên nhân khiến người cha viết thư cho con? - Chú bé nói không lễ độ với mẹ -> cha viết thư giáo dục con. - Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con? - Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy - Bố không thể nén được cơn giận - Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư? - Thà bố không có con còn hơn là thấy con bội. III. Tìm hiểu văn bản:. 1. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con. - Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố => so sánh - Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư? => câu hỏi tu từ - Thà bố không có con…. bội bạc => câu cầu khiến.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> bạc. Con không được tái phạm nữa. - Trong một thời gian con đừng hôn bố. - Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong phần trên? - So sánh => đau đớn - Câu cầu khiến => mệnh lệnh - Câu hỏi tu từ => ngỡ ngàng - Qua các chi tiết đó em thấy được thái độ của cha như thế nào? GV phân tích thêm đoạn “ Khi ta khôn lớn -> đó” ? GV nêu vấn đề : Có ý kiến cho rằng bố En-ri-cô quá nghiêm khắc có lẽ ông không còn yêu thương con mình? Ý kiến của em? GV: Bố rất yêu con nhưng không nuông chiều, xem nhẹ, bỏ qua. Bố dạy con về lòng biết ơn kính trọng cha mẹ. Những suy nghĩ và tình cảm ấy của người Ý rất gần gũi với quan niệm xưa nay của chúng ta. “bất trung, bất hiếu là 1 tội lớn”. Phần hay nhất và cảm động nhất trong bức thư là người bố nói với con về người mẹ yêu dấu. - Những chi tiết nào nói về người mẹ? - Hình ảnh người mẹ được tác giả tái hiện qua điểm nhìn của ai? Vì sao? (Bố -> thấy hình ảnh, phẩm chất của mẹ -> tăng tính khách quan, dễ bộc lộ tình cảm thái độ đối với người mẹ, người kể) - Từ điểm nhìn ấy người mẹ hiện lên như thế nào? văn lời dịch: Nhưng thà rằng bố phải thấy con chết đi còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. ? Thái độ của người bố đối với người mẹ như thế nào? (Trân trọng, yêu thương) Một người mẹ như thế mà En-ri-cô không lễ độ -> sai lầm khó mà tha thứ. Vì vậy thái độ của bố là hoàn toàn thích hợp. GV giải thích: nguyên nhân đạt khá cực đoan -> nhưng có tác dụng đề cao người mẹ, nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục và thái độ của bố đề cao mẹ . - Trước thái độ của bố En-ri-cô có thái độ như thế nào? - Xúc động vô cùng - Điều gì đã khiến em xúc động khi đọc thư bố? (- Bố gợi lại những kỉ niệm mẹ và En-ri-cô. - Người cha ngỡ ngàng, buồn bã, tức giận ,cương quyết, nghiêm khắc nhưng chân thành nhẹ nhàng.. 2. Hình ảnh người mẹ - Thức suốt đêm, quằn quại, nức nở vì sợ mất con . - Người mẹ sẵn sàng bỏ hết hạnh phúc tránh đau đớn cho con . - Có thể đi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng để cứu con. - Dịu dàng, hiền hậu. -> Là người hiền hậu, dịu dàng, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương , chăm sóc con -> người mẹ cao cả, lớn lao.. 3- Thái độ của En - ri - cô: - Xúc động vô cùng - Em nhận ra lỗi lẫm của mình.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Lời nói chân thành, sâu sắc của bố - Em nhận ra lỗi lẫm của mình - Đã bao giờ em vô lễ chưa? Nếu vô lễ em làm gì? - HS độc lập trả lời GV: Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi sai lầm, điều quan trọng là ta biết nhận ra và sửa chữa như thế nào cho tiến bộ. - Gv goi 2 -3 Hs đọc phần ghi nhớ GV :“Mẹ tôi” chứa chan tình phụ tử, mẫu tử, là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả. Amixi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục bài học hiếu thảo đạo làm con * Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết + MT: N¾m kh¸i qu¸t néi dung, nghÖ thuËt vµ ý nghÜa v¨n b¶n. PP: Khái quát hóa,vấn đáp... ? Em cảm nhận được những gì về nội dung, nghệ thuật?. ? Hãy nêu ý nghĩa văn bản?. IV. Tổng kết: Nội dung: - Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. - Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. Nghệ thuật: - Sáng tạo lên hoàn cảnh xảy ra chuyện En –ri-cô mắc lỗi với mẹ. - Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết tiêu biểu. - Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con. c. Ý nghĩa văn bản : -Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. -Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. IV. Luyện tập Đọc những bài ca dao, bài thơ nói về tình cảm cha mẹ dành cho con và ngược lại.. 4. Củng cố : - Gọi HS trả lời lại một số câu hỏi theo yêu cầu GV nêu - Nhận xét. 5. Dặn dò:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Hướng dẫn về nhà: Tóm tắt vb , Học thuộc phần ghi nhớ, làm hết bài tập. -Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tìnhcảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ. - Soạn bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê”. - Giáo án soạn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Các bài dạy được sắp xếp thứ tự theo phân phối chương trình. - Giáo án soạn chi tiết, chuẩn in. - Giáo án trình bày khoa học - Bố cục giáo án đẹp. - Giáo án được định dạng theo phong chữ Times New Roman - Cỡ chữ : 13 hoặc 14 - Quý thầy, cô giáo nào cần bộ giáo án thì liên hệ số điện thoại : 0165.979.1618 (gọi điện trao đổi để rõ hơn).. MẪU BỘ SỐ 2: Tiết 1: Văn bản:. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA Lí Lan A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em, tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến thức: - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đốh với tuổi thiếu niên nhi đồng. - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. C. CHUẨN BỊ: - GV: giáo án. SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng… - HS: SGK, tập ghi … D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số HS 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của HS. 3. Bài mới: . * HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu bài Hãy nhớ lại ngày khai trường đầu tiên trong đời học sinh của em. ? Hôm ấy, ai đưa em đến trường? - HS: tự bộ lộ ? Em có nhớ đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không? - HS: tự bộc lộ - GV: …Sự hồn nhiên, vô tư chắc hẳn sẽ nhanh chóng kéo các con vào giấc ngủ mà không để ý đến những gì xung quanh, kể cả người mẹ thương yêu của mình. Và hôm nay, qua bài học hôm nay, cô hi vọng các con sẽ hiểu được tấm lòng bao la của người mẹ đối với con. .HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG chung văn bản 1.Tác giả: Lý Lan (16/7/1957) quê ? Qua việc soạn bài ở nhà em hãy nêu hiểu tỉnh Bình Dương, là nữ nhà văn, nhà biết của mình về tác giả Lý Lan. thơ, dịch giả Tiếng Anh của Việt Nam ? -Sở trường truyện ngắn - Tác phẩm viết cho lứa tuổi học trò như: truyện thiếu nhi “Ngôi Nhà Trong Cỏ” (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam; “Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen” (NXB Văn Nghệ - 2008). 2. Tác phẩm: - GV nêu yêu cầu đọc: giọng tình cảm, nhịp - Đọc, Chú thích điệu chậm - GV đọc 1 lượt, gọi HS đọc - GV nhận xét. - Lưu ý các chú thích: 1, 2, 7, 10 (liên quan đến các bài học sau đó) ? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản - Hoàn cảnh sáng tác: 1/9/2000 in Nhà văn Lý Lan tâm sự: “Đó là một bài văn trên báo Yêu trẻ, số 166..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> tôi viết khoảng mười năm trước, lúc cháu tôi sắp vào lớp một. Tôi chứng kiến tất cả sự chuẩn bị và cảm thông nỗi lòng của em tôi. Chị em tôi mồ cô mẹ khi còn quá nhỏ, các em tôi không hề có niềm hạnh phúc được mẹ cầm tay dẫn đến trường. Hình ảnh đó là nỗi khao khát mà khi làm mẹ em tôi mới thực hiện được. Mãi mãi hình ảnh mẹ đưa con đến trường là biểu tượng đẹp nhất trong xã hội loài người.” “Cổng trường mở ra” chất chứa biết bao xúc cảm. Những câu văn chân thành xúc động như để tâm sự với đứa con bé bỏng, lại như đang nói với chính mình. Nhưng cao hơn nữa, nhà văn muốn khẳng định giá trị của giáo giục đối với một con người và với cả xã hội như bà nói: “Một con người được sinh ra, nuôi dưỡng, thương yêu, và được học hành, là nền tảng của văn minh con người. Cổng trường mở ra trên nền tảng đó, bảo đảm quyền căn bản của mọi đứa trẻ, khẳng định trách nhiệm của mọi người lớn”: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. ? Văn bản này thuộc loại văn bản gì? ( Nhật dụng) ? Nhắc lại khái niệm về văn bản nhật dụng? - HS: Nhắc lại khái niệm: nhấn mạnh kiểu văn bản này thường đề cập đến những vấn đề thiết thực trong cuộc sống. ? Hãy kể tên những VB nhật dụng các em đã học. HS : Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha. ? Bài văn này viết về nội dung gì? HS: Bài viết về tâm trạng của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường đầu tiên của đứa con. ? Nếu thầy (cô) chia văn bản thành hai phần: phần 1 (từ đầu đến “ngày đầu năm học”, phần 2 là còn lại thì nội dung của mỗi phần là gì?. “Cổng trường mở ra” ra đời từ khát khao của thời thơ ấu mồ côi của tác giả.. - Kiểu loại: văn bản nhật dụng. - Đại ý: Bài văn thể hiện tấm lòng yêu thương của người mẹ đối với con. - Bố cục: Chia làm 2 phần - P1: Từ đầu đến “ngày đầu năm học”: Tâm trạng của hai mẹ con buổi.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - HS: P1: tâm trạng của hai mẹ con P2: Những suy nghĩ của người mẹ - GV: Dẫn chuyển … *HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chi tiết VB GV :Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1. ? Hình ảnh đứa con được hiện lên qua những câu văn nào? HS: liệt kê (dùng bút chì gạch chân vào SGK), GV nhận xét (nhấn mạnh các chi tiết: giấc ngủ đến với con dễ dàng, gương mặt thanh thoát, háo hức như trước chuyến đi chơi xa, tranh với mẹ thu dọn đồ chơi. . .) ? Qua những chi tiết ấy, em nhận xét đây là đứa trẻ như thế nào? - HS: đây là đứa trẻ ngây thơ, nhạy cảm, ngoan. - GV: Tâm trạng của người mẹ có giống tâm trạng của đứa con không? Tìm những chi tiết cho thấy điều đó. - HS: Tâm trạng của mẹ đối lập với tâm trạng đứa con. - Đọc những câu văn nói lên tâm trạng của mẹ. HS gạch chân những từ ngữ thể hiện tâm trạng mẹ. ? Cụm từ “không ngủ được” được nhắc lại mấy lần? Chỉ rõ? - HS: Cụm từ “không ngủ được” được nhắc đến 5 lần: 2 lần đầu VB, 2 lần giữa VB, 1 lần cuối VB. ? Từ đó, em hãy cho biết lí do vì sao mà người mẹ không ngủ được? - HS: nêu lí do: mẹ lo lắng cho con…. tối trước ngày khai trường. - P2: Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng cuả mẹ. II. ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN 1. Hình ảnh đứa con. - Là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, nhạy cảm. - Là một đứa bé ngoan. 2. Tâm tư và tấm lòng của người mẹ a. Tâm trạng người mẹ vào đêm trước ngày khai trường của con. - Thao thức, trằn trọc - Không ngủ được - Suy nghĩ miên man. Vì: - Mẹ lo lắng cho con - Mẹ nôn nao nhớ lại kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên trong đời mẹ. - Mẹ hiểu được tầm quan trọng lớn ? Khi không ngủ được, mẹ đã làm gì? lao của ngày khai trường đầu tiên đối - HS: Ngắm nhìn con ngủ; định làm một vài với con trẻ, đời người. việc nhưng không biết phải làm gì; xem đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. b. Tấm lòng của người mẹ ? Qua những việc làm đó, em hiểu gì về tấm - Hiểu con và yêu thương con sâu lòng của người mẹ? nặng. - HS: Người mẹ yêu con và hiểu con - Nhạy cảm, mong muốn những điều - GV: Trong khi không ngủ được, người mẹ tốt đẹp nhất cho con..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> còn bâng khuâng xao xuyến nhớ lại kỉ niệm xưa. ? Những từ ngữ nào đã ghi lại một cách rõ ràng và tinh tế những cảm xúc của người mẹ khi nhớ lại kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường? - HS: nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng, rạo rực, bâng khuân, xao xuyến. ? Em có nhận xét gì về những từ ngữ này? - HS: Đều là từ láy chỉ tâm trạng - GV: Tích hợp với bài Từ láy Bình: Những ấn tượng đó, người mẹ muốn “nhẹ nhàng, cẩn thận ghi vào lòng con” … cùng với lời động viên con bước vào “thế giới kì diệu” còn giúp ta hiểu thêm mẹ là người nhạy cảm … -> - HSKG: ? Ngoài ra, em thấy người mẹ này có phương pháp giáo dục con như ra sao? Từ đó chứng tỏ mẹ là người như thế nào? - HS: phương pháp giáo dục đúng đắn, tích cực. Mẹ là người hiểu biết. - LIÊN HỆ: Sự quan tâm của mẹ đối việc học của con - GV gọi HS đọc đoạn “Mẹ nghe nói ở Nhật…” - HSKG: ? Em có nhận xét gì về sự quan tâm của mẹ đến ngành giáo dục của chính quyền Nhật Bản? - HS: đặc biệt quan tâm - GV: Nhà nước ta cũng rất quan tâm, ưu tiên phát triển giáo dục. Hãy lấy dẫn chứng minh họa cho điều này? (HSKG) HS: - Thư Chủ tịch nước gửi học sinh nhân ngày khai trường. - Quan chức cao cấp trực tiếp dự lễ khai giảng… - Phụ huynh thu xếp để đưa con đến trường … ? Câu văn nào cho thấy tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? HS đọc câu văn ? Câu nói: “Đi đi con…thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? HSKG:. - Hiểu biết và có phương pháp giáo dục con tích cực, đúng đắn.. 3. Tầm quan trọng của nhà trường. - “Mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.” - Trường học đem đến tri thức, tư tưởng tình cảm tốt đẹp, chắp cánh ước mơ tươi sáng, đẹp đẽ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ? Đã 6 năm ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu “thế giới kì diệu” đó là gì nêu cảm nhận của em? - HS: Là tình thầy trò, tình bạn bè, tri thức … - GV bình ngắn: yêu mến gắn bó với mái trường…. * HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tổng kết ? Qua bài văn này, em hiểu gì về tấm lòng người của mẹ đối với con? - HS tự bộc lộ ? Em thấy nhà trường có vai trò như thế nào đối với cuộc đời con người?. - Nhà trường là một thế giới kì diệu mở ra trước mắt các em.. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung - Bộc lộ tình mẹ bao la, sâu nặng.. - Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người và tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục . ? Trong bài, có phải người mẹ đang nói trực 2. Nghệ thuật tiếp với con hay nói với ai? Cách nói đó có - Lựa chọn hình thức tự bạch như tác dụng gì? những dòng nhật kí của người mẹ. - HSKG: Người mẹ đang nói với chính mình - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm -> Bài văn như trang nhật kí giúp người mẹ bộc lộ những tâm tư sâu kín trong tâm hồn mình một các tự nhiên nhất. - GV: Tích hợp văn biểu cảm. - HS : Đọc ghi nhớ SGK/9. * Ghi nhớ: sgk /9 *HOẠT ĐỘNG 5. Hướng dẫn HS luyện tập IV. LUYỆN TẬP - Viết một đoạn văn ngắn ghi lại suy nghĩ cảu bản thân về ngày khai trường đầu tiên. - Đoc thêm,sưu tầm một số văn bản về ngày khai trường. - Sưu tầm những bài thơ viết về tình cảm người mẹ. GV kết thúc bài học bẳng những câu châm ngôn và bài thơ viết về tình mẹ. - “Không có mặt trời thì hoa không nở, không có người mẹ thì cả anh hùng và nhà thơ đều không có” (Mác-xim Gor-ki) - Con là mầm đất tươi xanh Nở trong tay mẹ, mẹ ươm, mẹ trồng Hai tay mẹ bế mẹ bồng Như con sông chảy nặng dòng phù sa Mẹ nhìn con đẹp như hoa Con trong tay mẹ thơm ra giữa đời Sao tua rua đã lên rồi Con ơi có cả đất trời bên con.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Cho dù đạn réo mưa bom Con trong tay mẹ vẫn ngon giấc nồng Vẫn mơ tiếp giấc mơ hồng Ru con tiếng mẹ bay vòng quanh nôi Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên) 4. Củng cố : - Nêu khái niệm về văn bản nhật dụng - Hãy kể tên những VB nhật dụng các em đã học. * Dặn dò : - Học phần ghi nhớ, hoàn thiện bài tập - Soạn bài “ Mẹ tôi” - Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản trong đoạn văn 12-15 câu. Tiết 2 : Văn bản. MẸ TÔI ( E. Đê-A-mi-xi) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Qua bức thư của người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Sơ lựơc về tác giả Ét - môn - đô đơ A - mi - xi - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư . 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư và người mẹ được nhắc đến trong bức thư.) C. CHUẨN BỊ: - GV: giáo án. SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng… - HS: SGK, tập ghi … D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1. Ổn định 2. Bài cũ: ? So sánh tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường? ? Vài trò của nhà trường đối với nền giáo dục ntn? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người VN luôn có truyền thống “Thờ cha, kính mẹ”. Dù xã hội có văn minh tiến bộ như thế nào nữa thì sự hiếu thảo , thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu. Tuy lúc nào ta cũng ý thức được điều đó nhưng có lúc vì vô tình hay tự ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ. Chính những lúc đó cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta đã làm . Văn bản “Mẹ tôi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ giúp ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình, nhất là trong thời điểm con cái mắc lỗi . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG hiểu về tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: ? Em hãy nêu ngắn gọn, dầy đủ thông tin về - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846tác giả 1908), là nhà văn, nhà hoạt động - HS dựa theo SGK, phần chú thích sao. xã hội giàu lòng nhân ái của I-tali-a (Ý) - Sự nghiệp văn học đồ sộ nhiều thể loại. 2. Tác phẩm: ? Văn bản được trích từ tác phẩm nào ? - Xuất xứ: Mẹ tôi trích tập truyện “ Những tấm lòng cao cả” Những tấm lòng cao cả: Là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông ? Những tấm lòng cao cả mang ý nghĩa giáo - Đọc, chú thích dục nào? - GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu và gọi HS đọc. - Gọi HS đọc chú thích. ?Tại sao nội dung văn bản là bức thư người bố - Kiểu loại : Vb nhật dụng gửi cho con , nhưng nhan đề lại lấy tên “Mẹ tôi Thể loại: Thư từ- biểu cảm “ ? Thể loại văn bản là gì? - HS: Bức thư đó nói về người mẹ, sự yêu thương và tấm lòng của người mẹ. - GV : Cho HS tóm tắt lại văn bản - Tóm tắt - HS : Thảo luận nhóm sau đó trình bày - HS: Phát biểu. - GV: Định hướng: tâm tư và tình cảm của người.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> cha trước lỗi lầm của con và sự tôn trọng của ông đối với vợ mình ? Văn bản chia thành 3 phần với những nội dung sau: - P1: Tình yêu thương cỉa người mẹ đối với Enri-cô - P2: Thái độ của người cha - P3: Lời nhắn nhủ của người cha Hãy chỉ rõ từng phần trong VB HS: chỉ ra 3 phần * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chi tiết văn bản. ? Vì sao bố lại viết thư cho En-ri-cô? - HS: Vì trước mặt cô giáo, En-ri-cô đã trót thốt ra lời nói thiếu lễ độ với mẹ cậu. - Bố viết thư để cảnh cáo và mong En-ri-cô sửa lỗi. ? Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua những chi tiết nào trong văn bản ? HS: những chi tiết đó là: - Cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, …trông chừng hơi thở hổn hển … quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con … - Người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi xin ăn để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con. ? Qua những chi tiết ấy, em thấy đó là người mẹ như thế nào? - HS: Đó là người mẹ rất yêu thương con, sẵn sàng hi sinh vì con. - GV: Đức hi sinh vì con, quên mình vì con cũng là phẩm chất đặc biệt của bất kì người mẹ nào trên thế gian này. Liên hệ: ? Nêu một vài hành động thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho em HSKG? Em đã làm gi để đáp lại tình yêu thương của mẹ ? Đã bao giờ em có thái độ không đúng với mẹ chưa hãy kể lại. Gv : Gọi hs đọc đoạn 2 .. - Bố cục Chia 3 phần: - Từ đầu đến sẽ ngày mất con: Tình yêu thương của người mẹ đối với En- ri- cô - Tiếp theo đến yêu thương đó: Thái độ của người cha - Còn lại: Lời nhắn nhủ của người cha II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. 1. Hoàn cảnh người bố viết thư - En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. - Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhân ra và sửa lỗi lầm, bố đã viết thư cho En-ri-cô. 2. Tình thương của người mẹ dành cho En-ri-cô. - Dành hết tình yêu thương cho con. - Quên mình vì con.. 3. Thái độ của người cha đối với.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ? Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của người bố đối với En-ri-cô? - HS: “như một nhát dao đâm vào tim bố”; “bố không thể nén được cơn tức giận với con”, “bố rất yêu con”, “nhưng thà bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ” ? Người cha đã bộc lộ thái độ gì thông qua những lời lẽ đó? - HS: Đó là thái độ tức giận, buồn phiền và đau lòng.. - HSKG ? Theo em điều gì khiến En-ri-cô dù bị quở trách nhưng vẫn hết sức xúc động khi đọc thư bố? - HS: Vì bố đã gợi lại cho En-ri-cô nhớ những hình ảnh vô cùng lớn lao, cao cả của người mẹ. Và lời của bố dù trách mắng nhưng vẫn chan chứa tình yêu thương đối với En-ri-cô. ? Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp mà lại viết thư ? - HS : Thảo luận (3’) trình bày - GV: định hướng (về phía tâm trạng người cha, về phía En-ri-cô) ? Em thấy đây là một ông bố thế nào? HS: Tâm lý, nghiêm khắc và giàu tình thương. - HSKG ? En-ri-cô cũng như em đã nhận ra điều gì từ lời khuyên của bố cậu? - HS: không được hỗn lão với mẹ, cầu xin mẹ tha thứ. ... En- ri-cô. - Giận dữ - Buồn phiền - Đau lòng => Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô.  Vừa dứt khoát như ra lệnh,vừa mềm mại như khuyên nhủ.. Lời khuyên của bố : - Hãy nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình: + Không bao giờ thốt ra 1 lời nói nặng với mẹ + Phải xin lỗi mẹ + Hãy cầu xin mẹ hôn con + Hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. + Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho những kẻ chà đạp lên tình yêu thương đó. ? Sự cảnh cáo và lời khuyên của bố đối với En-  Lời khuyên nhủ chân tình, sâu ri-cô còn thể hiện thái độ gì của ông với vợ? sắc. HS: Sự tôn trọng  Sự tôn trọng đối với người vợ.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> của mình. ? Học xong VB này, em rút ra được những điều III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ SGK gì quý báu? trang 12 - HS: tự bộc lộ (cha mẹ là người yêu thương nhất, phải luôn kính trọng cha mẹ) ? Hãy đọc những bài thơ, bài ca dao cùng có ý IV. LUYỆN TẬP nghĩa này. - HS đọc, Gv gợi ý - HS: Đọc thêm VB “Thư gửi mẹ” và “Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ” 4. Củng cố : - Vì sao bố lại viết thư cho En-ri-cô? - Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua những chi tiết nào trong văn bản ? 5. Dặn dò : - Tóm tắt vb, Học thuộc phần ghi nhớ - Viết một bức thư gửi cho bố hoặc mẹ để nói lên tình cảm của mình với bố, mẹ - Chuẩn bị bài “Từ ghép” - Soạn bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê”. - Giáo án soạn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Các bài dạy được sắp xếp thứ tự theo phân phối chương trình. - Giáo án soạn chi tiết, chuẩn in. - Giáo án trình bày khoa học - Bố cục giáo án đẹp. - Giáo án được định dạng theo phong chữ Times New Roman - Cỡ chữ : 13 hoặc 14 - Quý thầy, cô giáo nào cần bộ giáo án thì liên hệ số điện thoại : 0165.979.1618 (gọi điện trao đổi để rõ hơn).. - Giáo án soạn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Các bài dạy được sắp xếp thứ tự theo phân phối chương trình. - Giáo án soạn chi tiết, chuẩn in. - Giáo án trình bày khoa học - Bố cục giáo án đẹp. - Giáo án được định dạng theo phong chữ Times New Roman - Cỡ chữ : 13 hoặc 14 - Quý thầy, cô giáo nào cần bộ giáo án thì liên hệ số điện thoại : 0165.979.1618 (gọi điện trao đổi để rõ hơn).. - Giáo án soạn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Các bài dạy được sắp xếp thứ tự theo phân phối chương trình. - Giáo án soạn chi tiết, chuẩn in. - Giáo án trình bày khoa học - Bố cục giáo án đẹp. - Giáo án được định dạng theo phong chữ Times New Roman - Cỡ chữ : 13 hoặc 14 - Quý thầy, cô giáo nào cần bộ giáo án thì liên hệ số điện thoại : 0165.979.1618 (gọi điện trao đổi để rõ hơn)..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Giáo án soạn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Các bài dạy được sắp xếp thứ tự theo phân phối chương trình. - Giáo án soạn chi tiết, chuẩn in. - Giáo án trình bày khoa học - Bố cục giáo án đẹp. - Giáo án được định dạng theo phong chữ Times New Roman - Cỡ chữ : 13 hoặc 14 - Quý thầy, cô giáo nào cần bộ giáo án thì liên hệ số điện thoại : 0165.979.1618 (gọi điện trao đổi để rõ hơn)..

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

×