Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Báo cáo thu hoạch chuyên đề và webinar về chủ đề quản trị nhân sự tại resort anantara hội an và quản trị dịch vụ giải trí tại công viên chuyên đề hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 71 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CUỐI KỲ 50%
MÔN HỌC QUẢN TRỊ RESORT VÀ KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI
RESORT TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ BÁO
CÁO THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI
RESORT ANANTARA HỘI AN & QUẢN TRỊ DỊCH VỤ GIẢI
TRÍ TẠI CƠNG VIÊN CHUN ĐỀ HỘI AN

Giảng viên hướng dẫn: THS Dương Ngọc Thắng
Nhóm SV thực hiện: NHÓM

TP HCM, THÁNG 8 NĂM 2021

1


TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT
NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN

ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ
KINH DOANH

BÁO CÁO CUỐI KỲ 50%
MÔN HỌC QUẢN TRỊ RESORT VÀ KHU VUI CHƠI
GIẢI TRÍ
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ


TẠI RESORT TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID19 VÀ BÁO
CÁO THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ QUẢN TRỊ NHÂN
SỰ TẠI RESORT ANANTARA HỘI AN & QUẢN TRỊ
DỊCH VỤ GIẢI TRÍ TẠI CƠNG VIÊN CHUN ĐỀ
HỘI AN

Giảng viên hướng dẫn: THS Dương Ngọc
Thắng Nhóm SV thực hiện: NHĨM


TP HCM, THÁNG 8 NĂM 2021


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN
*************
PHIẾU CHẤM BÁO CÁO THU HOẠCH 50% HK HÈ 2020 – 2021
MÔN HỌC QUẢN TRỊ RESORT VÀ KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ
1. Thơng tin chung
Đề tài: “Báo cáo thu hoạch chuyên đề và Webinar về chủ đề Quản trị nhân sự tại
Resort Anantara Hội An và Quản trị dịch vụ giải trí tại cơng viên chun đề Hội
An”
Nhóm thực hiện: Nhóm
Đánh giá:
TT
Tiêu chí
Thang Điểm Ghi chú
điểm
chấm
Hình thức trình bày:

1.0
- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số trang,
mục lục, bảng biểu, …)
1
- Khơng lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn tài
liệu tham khảo
- Văn phong trong sáng
NỘI DUNG
Lời mở đầu
0.5
Tổng quan về tình hình kinh doanh resort và khu vui
chơi giải trí tại Việt Nam
CHƯƠNG 1: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN
3.0
PHẨM DỊCH VỤ TẠI RESORT TRONG BỐI
CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19
- Lịch sử hình thành và phát triển của resort – 0.5
2 - Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch và cơ sở
hạ tầng – 0.5
- Phân tích hoạt động phát triển sản phẩm và dịch vụ
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 (Phân tích
SWOT)
– 1.0
- Đề xuất giải pháp & kiến nghị - 1.0
CHƯƠNG 2: BÁO CÁO WEBINAR VỚI CHỦ
2.5
ĐỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI RESORT

4



- Giới thiệu tổng quan về resort – 0.5
- Cơ cấu tổ chức và quy mô nhân sự – 0.5
- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức
trong việc tuyển dụng và duy trì nhân sự tại … trong
bối cảnh Covid – 1.0
- Đề xuất giải pháp & kiến nghị – 0.5
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO WEBINAR VỚI CHỦ
ĐỀ QUẢN TRỊ DỊCH VỤ GIẢI TRÍ TẠI
RESORT
- Giới thiệu tổng quan về resort – 0.5
- Các loại hình dịch vụ giải trí tại resort – 0.5
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và
thách
thức trong việc duy trì và phát triển các dịch vụ vui
chơi giải trí tại …resort trong bối cảnh Covid – 1.0
- Đề xuất giải pháp & kiến nghị – 0.5
Kết luận
Tổng điểm

2.5

0.5
10.0

Điểm chữ............................................................................(làm tròn đến 1 số thập
phân)
Ngày ……….tháng.........năm 2021
Giảng viên chấm điểm



BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH CƠNG VIỆC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9

10

HỌ TÊN

MSSV

NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Mở đầu và kết luận + Chương 1: đề xuất xuất giải
pháp & kiến nghị
Chương 1: lịch sử hình thành và phát triển của
resort + đề xuất giải pháp & kiến nghị
Chương 1: các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du
lịch và cơ sở hạ tầng + đề xuất giải pháp & kiến
nghị
Chương 1: phân tích hoạt động phát triển sản
phẩm dịch vụ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Chương 2: giới thiệu tổng quan về resort Anantara
Hội An + cơ cấu tổ chức và quy mô nhân sự
Chương 2: Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và
thách thức trong việc tuyển dụng và duy trì nhân
sự tại Anantara Hội An trong bối cảnh Covid
Chương 2: đề xuất và kiến nghị đối với resort
Anantara Hội An + tổng hợp nội dung
Chương 3: giới thiệu tổng quan về resort + các
loại hình dịch vụ giải trí tại resort
Chương 3: Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức
trong việc phát triển dịch vụ vui chơi giải trí tại
cơng viên chun đề Hội An trong bối cảnh
Covid-19 + đề xuất giải pháp & kiến nghị
Chương 3: Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức
trong việc phát triển dịch vụ vui chơi giải trí tại
cơng viên chun đề Hội An trong bối cảnh
Covid-19 + đề xuất giải pháp & kiến nghị

MỨC ĐỘ
HOÀN
THÀNH
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%


100%

100%


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI RESORT
TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID 19
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA RESORT........................................................... 1
1.1.1
Khái niệm.....................................................................................................1
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển................................................................... 1
1.2 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG........................4
1.2.1 Kinh doanh lưu trú............................................................................................4
1.2.2 Kinh doanh ẩm thực........................................................................................11
1.2.3 Kinh doanh các dịch vụ bổ sung.....................................................................12
1.3 Phân tích SWOT về hoạt động phát triển sản phẩm và dịch vụ trong bối cảnh dịch
vụ COVID 19 (SWOT).............................................................................................14
1.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 16
CHƯƠNG 2: BÁO CÁO WEBINAR VỚI CHỦ ĐỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI
RESORT ANANTARA HỘI AN
2.1 TỔNG QUAN VỀ RESORT ANANTARA HỘI AN.............................................................. 17
2.1.1 Các loại hạng phòng........................................................................................18
2.1.2 Dịch vụ ẩm thực:.............................................................................................19
2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUY MÔ NHÂN SỰ TẠI ANANTARA HỘI AN.......................... 25
2.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI, THÁCH THỨC TRONG VIỆC TUYỂN DỤNG VÀ DUY
TRÌ NHÂN SỰ TẠI ANANTARA HỘI AN TRONG BỐI CẢNH COVID 19....................27
2.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 30
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO WEBINAR VỚI CHỦ ĐỀ QUẢN TRỊ DỊCH VỤ GIẢI
TRÍ TẠI CƠNG VIÊN CHUN ĐỀ HỘI AN

3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ RESORT.................................................................................... 33
3.2. CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ GIẢI TRÍ TẠI RESORT.................................................................. 39
3.2.1 Biểu diễn nghệ thuật....................................................................................... 40
3.2.2 Khu vực tham quan.........................................................................................46
3.2.3. Sản phẩm dịch vụ............................................................................................51
3.2.4. Những điểm đặc biệt tại Công viên Ấn tượng Hội An...................................52
3.3. PHÂN TÍCH SWOT.................................................................................................52
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 55
KẾT LUẬN....................................................................................................................59
PHỤ LỤC.......................................................................................................................60


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học
Tôn Đức Thắng, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Tổ bộ môn Nhà Hàng – Khách Sạn
đã tạo cơ hội cho chúng em được học tập mơn Quản trị resort này. Nhóm chúng em
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Dương Ngọc Thắng, giảng viên bộ mơn,
người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và luôn dành nhiều thời gian để định hướng,
hỗ trợ nhóm trong suốt q trình thực hiện bài báo cáo này.
Tiếp đến, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy các thầy cô giảng viên sẽ
đánh giá bài báo cáo này của nhóm. Cảm ơn quý thầy cô đã dành thời gian đọc và
nhận xét cũng như đưa ra những góp ý xây dựng để giúp bài của nhóm hồn thiện
và tốt hơn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song, vẫn cịn những hạn chế về mặt kiến thức chuyên
môn, kinh nghiệm thực tiễn và thời gian thực hiện khiến bài báo cáo không thể
tránh khỏi những điểm thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp và chỉ dẫn từ thầy cơ để bài báo cáo được hồn thiện và chỉnh chu hơn
trong tương lai.
Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn !



LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển bùng nổ của ngành Du lịch trên thế giới và thị trường Việt Nam nói
riêng, đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ, trong đó có
lĩnh vực kinh doanh bất động sản du lịch. Trong những năm gần đây, du lịch Việt
Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như lượng khách đi du
lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam được biết đến nhiều hơn trên thế giới.
Chính vì thế, có hàng nghìn địa điểm lưu trú du lịch ra đời mỗi năm với rất nhiều
loại hình khác nhau như: Khách sạn, nhà nghỉ, homestay,… Trong đó, resort là loại
hình đang có xu hướng phát triển vô cùng mạnh mẽ, hứa hẹn mang đến nhiều lợi
ích kinh tế cho nước nhà.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 xảy ra từ năm 2019 đã để lại nhiều tổn thất về kinh
tế cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là với mảng resort. Các chỉ
thị, lệnh cấm và hạn chế đi lại đã được áp dụng cho tất cả các điểm du lịch từ khi
đại dịch xuất hiện vào đầu năm 2020 ở Việt Nam. Các hoạt động trong lĩnh vực này
hầu hết đều bị hỗn lại do lệnh đóng cửa trên tồn quốc. Ngồi ra, ngành Hàng
khơng cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi hàng loạt các chuyến bay nội địa và quốc tế
đến và đi từ Việt Nam đều bị hủy. Tính chung quý I/2021, khách quốc tế đến nước
ta đạt 48.1 nghìn lượt người, giảm 98.7% so với cùng kỳ năm trước. Tại Thành phố
Hồ Chí Minh, cơng suất phòng quý I/2021 chỉ đặt 17%, giảm 31% so với cùng kỳ
năm 2020. Doanh thu từ du lịch giảm 60% và có khoảng 80% doanh nghiệp du lịch
tại thành phố này vẫn đang phải đóng cửa trong quý trong quý I (Sở du lịch
TP.HCM). Doanh nghiệp du lịch gặp nhiều khó khăn khiến khơng ít nhân viên của
ngành phải mất việc, thậm chí khơng có thu nhập. Những tổn thất và khó khăn trên
đã một phần cho thấy tầm quan trọng từ việc thích nghi với hồn cảnh mới của các
doanh nghiệp du lịch, điều này quyết định nên sự tồn vong của chính doanh nghiệp
đó.
Chính vì vậy, “Xu hướng phát triển sản phẩm dịch vụ tại resort trong bối cảnh
dịch bệnh Covid-19 và Báo cáo thu hoạch chuyên đề Quản trị Nhân sự tại
resort Anantara Hội An & Quản trị Dịch vụ giải trí tại cơng viên chun đề

Hội An” sẽ là ba vấn đề mà nhóm sẽ thực hiện nghiên cứu dựa trên những nền tảng,
kiến thức được học từ học phần “Quản trị resort” từ Trường Đại học Tôn Đức
Thắng và Webinar từ đại diện resort Anantara Hội An và Công viên chuyên đề Hội
An.


CHƯƠNG 1: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH
VỤ TẠI RESORT TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID 19
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Resort
1.1.1

Khái niệm

Resort là loại hình nghỉ dưỡng được thiết kế xây dựng độc lập thành khối và quần
thể bao gồm bungalow, biệt thự,... Các Resort thường được xây dựng ở nơi có cảnh
quan thiên nhiên đẹp, nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí và tham quan du
lịch của khách hàng.
1.1.2

Lịch sử hình thành và phát triển

Resort xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên tại
La Mã. Nhưng ban đầu, Resort không được thiết kế là các khu nghỉ dưỡng, mà chỉ
là những hồ tắm công cộng rất nhỏ chia thành 2 loại cho nam và nữ. Người La Mã
cổ đại thường đến các hồ tắm này để thư giãn, gặp gỡ bạn bè, trò chuyện,... Một vài
hồ tắm còn được tu sửa rộng hơn và trang trí các viên đá quý cẩm thạch nhằm tăng
giá trị mà người khách hàng có thể cảm nhận được. Từ đó, phác đồ của các nhà tắm
ở Neptune đã được vẽ ra và minh họa cho các nhà tắm thời kỳ đó, trở thành các yếu
tố xây dựng Resort được duy trì vào các thế kỉ sau và mở rộng ra khơng chỉ là hồ
tắm mà cịn kinh doanh thêm chỗ lưu trú, thể thao, nhà hàng và các cửa hàng.


10


Quang cảnh tái hiện nhà tắm Caracalla, một trong những nhà tắm nổi tiếng
nhất thời La Mã. Nguồn: chanh-ngay-nay-20160603175407385.chn
Vào thế kỷ 14, một người Bỉ tên Colin Le Loup đã khai sáng ra Spa Resort – khu
nghỉ dưỡng kết hợp với việc chữa lành cho con người. Vì vấn đề sức khỏe, ơng đã
được điều trị gần một dịng nước giàu chất sắt gần Liege, vài năm sau đó có một thị
trấn mọc lên trên dịng suối nước nóng này và nhanh chóng trở thành điểm hấp dẫn
trong khu vực.
Thế kỷ 17, Spa Resort trở nên phổ biến hơn ở Anh. Vua Charles II là một trong
những người tạo ra trào lưu này. Ông thường xuyên đến với các resort nổi tiếng
như: Tunbridge Wells, Harrogate, Bath and Buxton nhằm thư giãn và hưởng thụ.
Vào cuối thế kỷ 18, các resort mọc lên đầu tiên tại New York, West Virginia và East
Virginia. Cũng trong thế kỷ này, các resort mang thiên hướng bãi biển cũng được
xây dựng nhiều hơn.
Đến thế kỷ thứ 19, các loại resort cao cấp mang đến nhiều giá trị cho khách hàng trở
nên bùng nổ. Vào thời kỳ này, vận chuyển được xem là một điều xa xỉ, thế nên hầu


hết những khách hàng tại Resort đều là những người giàu có. Vào thời kỳ này, các
Resort dần nâng cấp, trở nên đa tiện nghi, nhằm tạo cảm giác như đang được ở nhà
của khách hàng. Ngoài ra, một vài resort cịn tích hợp thêm khu vui chơi thể thao,
cơng viên giải trí và cả những sịng bài dành cho khách hàng. Resort cao cấp đầu
tiên được xuất hiện tại Boston vào năm 1829, mang tên the Tremont House.

The Tremont House. Nguồn: />Ngày 24/10/1995, sự kiện Nhật thực toàn phần diễn ra tại Phan Thiết đã trở thành 1
sự kiện trọng đại cho sự khởi đầu của resort tại Việt Nam. Các lượt khách du lịch
quốc tế, nhà khoa học,… đã đổ về Phan Thiết để nghiên cứu và chiêm ngưỡng sự

kiện Nhật thực toàn phần, lúc này tại Phan Thiết nói riêng và Việt Nam nói chung
vẫn chưa có sự xuất hiện của resort, do đó các lượt khách quốc tế đã ở trọ hoặc ở
nhà dân, khách sạn. Sau khi kết thúc sự kiện, nhà đầu tư đã nhận ra được tiềm năng
phát triển resort ở Phan Thiết và quyết định đầu tư. Đến năm 1997, resort đầu tiên
đã được đi vào hoạt động tại Việt Nam. Resort này mang tên Coco Beach Resort,
được một cặp vợ chồng người châu Âu đầu tư và khai thác tại bãi biển Mũi Né. Tuy
chỉ được xây dựng với quy mô nhỏ, Coco Beach Resort đã là khu nghỉ dưỡng tiên
phong, mang đến các trải nghiệm thú vị cho người Việt Nam, kéo theo sự mọc
Resort ven biển tại các tuyến điểm Phan Thiết, Hội An, Đà Nẵng,…


Coco Beach Resort. Nguồn: />Đến nay, sự phát triển resort tại Việt Nam đã gần bắt kịp với các nước trên thế giới.
Các resort tại Việt Nam đều mang sự độc đáo riêng của từng khu vực, hay các môn
thể thao và các sự đặc biệt riêng mà các resort có thể khai thác. Có thể nhắc đến các
resort nổi tiếng tại Việt Nam như: Six Senses Ninh Van Bay, Flamingo Đại Lải,
Banyan Tree Lang Co Resort, Intercontinental Da Nang Sun Peninsula,…
1.2 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch và cơ sở hạ tầng
Hiện nay, dưới sự bùng nổ mạnh mẽ của các ngành du lịch nói chung và các mơ
hình kinh doanh lưu trú nói riêng. Resort đang là loại hình lưu trú có xu hướng đột
phá nhất. Do vậy, các lĩnh vực kinh doanh cũng như cơ sở hạ tầng của các loại hình
resort ngày càng trở nên phát triển.
1.2.1 Kinh doanh lưu trú
Có thể nói lưu trú là lĩnh vực kinh doanh “mũi nhọn” đối với kinh doanh resort, vì
phần lớn du khách sẽ dành thời gian đến resort để nghỉ dưỡng, nghỉ ngơi. Do ngày
càng phát triển, nên các loại hình lưu trú resort vì thế cũng ngày càng đa dạng. Các
loại hình resort phổ biến hiện nay có thể kể đến là:


-


Ski Resort: Đây là loại hình khu nghỉ dưỡng phát triển khá mạnh ở châu Âu,
thường nằm cách xa thị trấn và tập trung phát triển các dịch vụ có liên quan
đến trượt tuyết và các bộ môn thể thao mùa đông, cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ cho nhu cầu trượt tuyết và trượt ván (ví dụ như nhà nghỉ/khách sạn/ nhà
gỗ, dịch vụ thuê thiết bị, lớp học trượt tuyết và cáp treo.). Một vài ski resort
tiêu biểu có thể kể đến như là: Avoriaz (Pháp), Lake Louise (Canada),
Niseko (Nhật),…

Niseko
Ski
Resort
Nguồn: />-

All Inclusive Resort: loại hình này bao gồm tất cả dịch vụ khi bạn đặt phòng,
gồm giá phòng, bữa ăn, đồ uống (có cồn và khơng cồn) và các mơn thể thao
dưới nước khơng có động cơ (nếu resort gần bãi biển). Có thể hiểu đơn giản
đây là một kỳ nghỉ sang trọng, nơi du khách có thể trải nghiệm bao nhiêu tùy
thích mà khơng cần lo lắng về chi phí cuối chuyến đi.


Sea Links Beach Resort & Golf.
Nguồn: />-

Golf Resort: là khu nghỉ dưỡng đầy đủ dịch vụ, phục vụ đặc biệt cho mơn thể
thao golf và có một sân golf đủ lớn để du khách trải nghiệm. Khu nghỉ mát
golf thường cung cấp các gói dịch vụ chơi gơn bao gồm chung với giá
phịng, và đây là một mơ hình khép kín nhằm đảm bảo cho du khách sự riêng
tư và thoải mái nhất có thể. Một số golf resort nổi tiếng tại Việt Nam là: The
Grand Hồ Tràm Strip, FLC Hạ Long Bay Golf Club & Luxury Resort, …



FLC Luxury Resort Quy Nhơn
Nguồn: />-

Boutique Resort: là một khu resort mang đậm nét cổ điển. Mặc dù khơng có
định nghĩa chính xác, các boutique resort thường có một số đặc điểm phổ
biến. Kích thước resort này thường sẽ nhỏ, nhưng vẫn đảm bảo không gian
cho du khách. Kiến trúc và thiết kế của resort thường mang nét cổ điển độc
đáo.

Ana Mandara Hue
Nguồn: />

-

Spa Resort: Spa resort là một khu spa được đặt trong một khu nghỉ mát hoặc
resort có cung cấp các dịch vụ spa được quản lý chuyên nghiệp.

Monarque Hotel Đà Nẵng. Nguồn: />-

Retreat Resort: là nơi nghỉ dưỡng, nghỉ mát hoàn hảo, cung cấp nhiều loại
dịch vụ từ spa đến hoạt động giải trí, ăn uống. Mục tiêu của loại hình resort
này là giúp du khách có một trải nghiệm tuyệt vời nhất, đồng thời đánh thức
tất cả các giác quan.


Six Senses Ninh Vân Bay
Nguồn: />.Tuy đa dạng về loại hình, nhưng hầu hết các resort đều có những đặc điểm chung
về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất. Thơng thường, những loại hình resort
truyền thống sẽ bao gồm các loại phòng: Superior (30-35m 2), Delux (40-45m2),

Suite (65- 76m2), có view ban cơng, cửa sổ lớn nhìn thấy được cảnh quan của khu
nghỉ dưỡng. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XIX, các loại hình mới là biệt thự villa và
bungalow bắt đầu xuất hiện. Villa sẽ có khơng gian riêng tư và thống mát trong khi
bungalow phù hợp cho sinh hoạt gia đình. Cuối thế kỷ XX, kiến trúc cao tầng
Condotel được hình thành với tối đa 4 tầng, diện tích khoảng 80-100m 2. Loại hình
này được trang bị đầy đủ tiện nghi, thường phù hợp cho khách lớn tuổi mua để ở
trong nhiều tháng. Sau đó, resort có thể tiếp tục quản để bảo dưỡng, và cho thuê lại.


Diamond Bay Condotel- Resort Nha Trang
Nguồn: />
Bảng so sánh các loại villa tại Six Senses Ninh Vân Bay


Ngồi ra, bên trong mỗi phịng hoặc căn hộ ln có một vài tiện nghi nhất định,
được xem là cơ bản nhất đối với hầu hết các resort. Các tiện nghi có thể kể đến là:
giường ngủ, ghế sofa, tủ đựng quần áo, bàn, ghế, bàn trang điểm, TV, điều hòa,
minibar, bồn tắm, vòi sen, vật dụng trong phòng tắm,…
1.2.2 Kinh doanh ẩm thực
Bên cạnh kinh doanh lưu trú, thì lĩnh vực ẩm thực cũng có vai trị khá quan trọng
trong việc đem lại doanh thu cho resort. Mỗi resort sẽ có những cách kinh doanh,
phục vụ khách cũng như các bố trí nhà hàng khác nhau. Nhưng hầu hết các resort sẽ
chọn những khu vực yên tĩnh, thoáng mát, có hướng nhìn tốt để bố trí nhà hàng. Ngồi
ra, các nhà hàng này sẽ phục vụ hai loại món ăn chính là món Á và món Âu tùy theo
concept của từng resort. Các món ăn ở đây được ví như một “tác phẩm nghệ thuật”
với những cách bày trí tinh tế, đẳng cấp, và thường những resort sẽ sử dụng đặc sản
của địa phương, vùng miền để đem vào chế biến.

Món cánh gà chiên nước mắm được bày trí tinh tế tại Pullman Danang Beach
Resort

Nguồn: />

Loại hình phục vụ và khung cảnh phục vụ tại các resort cũng có những điểm tương
đồng nhất định. Thực đơn buffet thường sẽ được phục vụ vào bữa trưa, còn bữa tối
sẽ là thực đơn alacarte. Các resort sẽ đầu tư vào việc xây dựng thực đơn, ngoài nội
dung độc dáo và đa dạng thì hình thức thiết kế của những thực đơn này cũng sẽ
được chú trọng. Hình thức sang trọng và đầy tính thẩm mỹ sẽ thu hút khách hàng
đồng thời tạo ấn tượng tốt cho du khách.
Bên cạnh đó, các resort cũng sẽ có dịch vụ phục vụ tại phịng đối với những du
khách có nhu cầu. Đối với hình thức này thì giá món ăn sẽ cao hơn 10%, tuy nhiên
du khách sẽ được phục vụ một cách tận tình và chuyên nghiệp tại những villa hoặc
bungalow,… của mình.
1.2.3 Kinh doanh các dịch vụ bổ sung
-

-

-

Dịch vụ spa: Spa gắn liền với sự ra đời và phát triển của resort. Vì đối tượng
chính của resort là những du khách muốn nghỉ dưỡng, cho nền việc kinh
doanh loại hình dịch vụ này là một điều tất yếu đối với hầu hết các resort.
Một resort có những dịch vụ spa chuyên nghiệp sẽ được khách hàng đánh giá
cao hơn, nâng tầm đẳng cấp cho resort đó. Việc kinh doanh dịch vụ spa sẽ
giúp những resort tăng thêm doanh thu. Khi resort cung cấp những dịch vụ
tốt thì du khách sẽ sẵn sàng chi trả thêm tiền để tận hưởng những giá trị tinh
thần tốt nhất. Đầu tư kinh doanh spa thư giãn cũng chính là cách giúp resort
đa dạng nguồn thu lợi nhuận, duy trì doanh thu ổn định kể cả mùa thấp điểm.
Điều này sẽ hỗ trợ resort tăng thêm sự phát triển bền vững trên thương
trường cạnh tranh gay gắt. Các hoạt động chính thường có trong gói dịch vụ

Spa tại các resort thường là: massage, xơng hơi, massage thẩm mỹ, chăm sóc
da, dưỡng da, làm trắng da,… Ngồi ra, Spa cịn có dịch vụ y tế và trị liệu
như: khám bệnh, điều trị bệnh, theo dõi sức khỏe,…
Dịch vụ thể thao: Đa số các resort sẽ có những hồ bơi trong nhà hoặc ngồi
trời, phòng gym với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. Và hầu hết những khu
nghỉ dưỡng sẽ luôn bố trí các sân cầu lơng, sân tennis trong khn viên của
mình. Hơn thế nữa, một vài resort ở những vùng biển sẽ có thêm những hoạt
động thể thao dưới nước cho du khách thỏa sức trải nghiệm. Các dịch vụ thể
thao nước phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến là: mơ tơ nước, lướt sóng, bay
dù, thuyền buồm, lặn,… Hoặc những resort như golf resort sẽ tập trung kinh
doanh vào dịch vụ chơi golf, đầu tư vào cơ sở vật chất xây dựng các sân golf,…
Dịch vụ vui chơi giải trí: Đối tượng chính của resort chính là khách gia đình/
khách đồn. Vì vậy việc khai thác những tiện ích giải trí cũng đóng góp một


-

-

phần nhỏ trong việc tăng doanh thu cho resort. Những dịch vụ vui chơi giải
trí này phần lớn sẽ là: rạp chiếu phim, casino, phòng triển lãm, khu vui chơi
cho trẻ em,… hoặc thậm chí là cơng viên nước (những resort gần các vùng
biển như Vinpearl Resort Phú Quốc,…)
Dịch vụ mua sắm: Các resort thường sẽ bố trí những cửa hàng lưu niệm
nhằm trưng bày và bán những sản phẩm lưu niệm của địa phương. Ngoài ra,
tại những resort cao cấp, thường sẽ có thêm những cửa hàng bán các mặt
hàng cao cấp cho những du khách sang trọng.
Dịch vụ tổ chức sự kiện, tour lữ hành: Nhắc đến resort nói riêng và các loại
hình kinh doanh lưu trú khác nói chung thì việc kinh doanh các dịch vụ
MICE là một điều không thể thiếu. Giống như các khách sạn, thì các resort

sẽ có những phịng họp, hội nghị nhằm tổ chức các cuộc họp, hội thảo cho
những đoàn khách có nhu cầu. Ngồi dịch vụ tổ chức lễ cưới trọn gói truyền
thống thì một vài resort tại Việt Nam đã có những hình thức tổ chức khác
nhau như: tiệc cưới trên núi tại Ana Mandara Villas Dalat, tiệc cưới dưới nước
tại Furama Resort Đà Nẵng và tiệc cưới trên đảo tại Six Senses Ninh Vân
Bay. Các tour lữ hành được tổ chức bởi các resort cũng thu hút đông đảo du
khách tham gia, du khách thường sẽ được trải nghiệm cảnh quan cũng như
những nét văn hóa độc đáo tại từng địa phương của những resort đó.

Tiệc cưới được tổ chức trên núi tại Ana Mandara Villas Dalat
Nguồn: />

1.3 Phân tích SWOT về hoạt động phát triển sản phẩm và dịch vụ trong bối
cảnh dịch vụ COVID 19 (SWOT)
Thuận lợi

Khó khăn

Đối với tình trạng dịch hiện tại thì điểm - Số lượng khách bị hạn chế, vì các lý do
mạnh của các dịch vụ resort hồn tồn
sau:
khơng được phát huy.
+ Ở những nơi đang thực hiện chỉ thị 16,
khách chắc chắn sẽ không thể di chuyển
trong mùa dịch để đi nghỉ dưỡng.
+ Ở những nơi vẫn chưa thực hiện chỉ thị
16, dù khách vẫn được di chuyển nhưng do
tâm lý sợ hãi đối với dịch, để phòng ngừa
cho bản thân khách sẽ hạn chế đi đến
những nơi đông người, tiêu biểu là các khu

resort.
- Các resort phải tốn một phần lớn chi phí để
duy trì nhân sự, các hoạt động bảo trì, bảo
dưỡng.VD: Các hồ bơi tuy khơng được sử
dụng nhưng vẫn được lọc nước hằng ngày,
các sân cỏ, cây cối đều địi hỏi việc chăm
sóc thường xun.
- Hoạt động kinh doanh MICE tại resort bị
ảnh hưởng nặng nề khi không được phát
huy công suất. Đặc biệt là mảng sự kiện.
- Nhận thức của khách du lịch về resort:
Mối nguy hiểm cao.
- Nhận thức của người dân khu vực về
khách du lịch: Mối nguy hiểm cao.


Cơ hội

Thách thức

- Vẫn có thể tiếp cận các đối tượng
- Resort sẽ có nguy cơ phá sản nếu khơng
khách du lịch nội địa, địa phương, đồng có được kế hoạch kinh doanh phù hợp
thời mở một số dịch vụ giải trí daily
trong mùa dịch.
như hồ bơi, ăn uống, bãi biển, event
- Các chủng virus mới xuất hiện hoặc đột
nhỏ.
biến từ chủng cũ.
- Dự đốn sẽ có sự bùng nổ về lượng

khách du lịch mang đến cho resort sau - Dù đã thực hiện chỉ thị 16 tại một vài
vùng dịch nhưng vẫn có khả năng các
khi dịch Covid 19 kết thúc.
nguồn bệnh sẽ lây lan đến các vùng chưa
- Thời điểm vắng khách sẽ tạo cơ hội để có dịch.
nhà quản trị có thể quan tâm đến nhân
- Với tâm lý sợ đến nơi đơng người của
viên của mình nhiều hơn, từ đó nâng
cao đáng kể chất lượng dịch vụ và mang khách, nếu như dịch vẫn chưa hoàn tồn
được dập tắt, thì dù trong trạng thái dừng
lại màu sắc mới cho khách hàng trong
chỉ thị 16 cũng như cho phép các cơ sở
lần ghé thăm tới tại resort.
resort đang đóng hoạt động trở lại bình
thường thì khách sẽ vẫn khơng đến nghỉ
- Có cơ hội đa dạng hóa các mảng kinh
doanh của resort. VD: Phát triển du lịch dưỡng tại các resort đó.
sinh thái, hệ thực vật, khu vực lân cận
- Gây ra thất nghiệp cho nhân viên khi phải
resort,…
cắt giảm nhân sự do tình hình dịch.
- Tận dụng thời gian để bảo trì, nâng cấp
hệ thống resort, chuẩn bị cho việc tiếp
nhận một lượng khách lớn sau dịch.


1.4 Đề xuất giải pháp và kiến nghị
Tiếp tục việc bảo trì - nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ trang thiết bị dụng
cụ cần thiết cho resort.
Tổ chức các khóa đào tạo, rèn luyện cho nhân viên của resort. Ngồi nghiệp vụ

chun mơn thì những kỹ năng mềm như giao tiếp, ngoại ngữ và xử lý tình huống
cũng rất quan trọng trong quá trình phục vụ khách hàng. Vì vậy, thời điểm vắng
khách sẽ tạo cơ hội để nhà quản trị có thể quan tâm đến nhân viên của mình nhiều
hơn, tạo cơ hội họ thể phát triển, từ đấy nâng cao đáng kể chất lượng dịch vụ và
mang lại màu sắc mới cho khách hàng trong lần ghé thăm tới resort.
Nghiên cứu, tìm hiểu về hành vi khách hàng sao cho phù hợp với thị hiếu của khách
hàng và bắt kịp xu hướng thị trường.
Phát triển và đa dạng hóa các gói phịng, dịch vụ, sản phẩm của resort. Điều này
không chỉ giúp khách hàng có được những trải nghiệm mới mà cịn làm tăng cơng
suất phịng tại resort.
Tập trung vào chiến lược marketing trên các phương tiện truyền thông như
Facebook, Youtube, Zalo hay Instagram. Từ việc đăng tải những hình ảnh đẹp và ý
nghĩa về resort, khách hàng sẽ dễ dàng ghi nhớ đến resort nhiều hơn, đặc biệt là
trong mùa vắng khách. Từ đấy khách hàng sẽ bị hấp dẫn và sẵn sàng lựa chọn resort
cho điểm đến tiếp theo của họ.
Giữ liên lạc và thường xuyên đề xuất các gói khuyến mãi qua tin nhắn, mạng xã
hội, email đối với các khách hàng hiện tại. Điều này nhằm duy trì mối quan hệ tốt
đẹp giữa họ và resort, từ đó tạo tiền đề để thúc đẩy họ trở thành khách hàng trung
thành.
Kích cầu du lịch đối với du khách nội địa, song cần phải tuân thủ tốt các quy định
về phòng chống dịch.
Tăng cường liên kết với các OTAs, ưu tiên việc giao dịch và thanh toán các dịch vụ,
sản phẩm của resort trực tuyến.


×