Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GA lop 3 ap dung TTTC chieu Tuan 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.88 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 9 Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2017 TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN Tiết 2 I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. - Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì? (BT2). - Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT3). II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên bài tập đọc - bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ : 5’. Nhóm trưởng gọi hai bạn làm bài tập hai tiết trước. - HS và GV nhận xét. B. Bài mới : 28’ 1. GV giới thiệu bài: - Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Kiểm tra tập đọc (5 em).10’ - Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (ôn bài khoảng 2 phút). - HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. - GV nhận xét, đánh giá. - Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. 15’ Bài tập 2: (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu - nêu cách làm. + HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài trước lớp. ? BT2 thuộc dạng mẫu câu nào? - GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. a. Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường? b. Câu lạc bộ thiếu nhi là gì? Bài tập 3: (Cặp đôi)1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nhắc lại các câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu. - GV treo bảng phụ ghi tên các câu chuyện đã học. - HS suy nghĩ, chọn nội dung( kể chuyện nào, một đoạn hay cả câu chuyện), hình thức (kể theo trình tự hay kể theo lời một nhân vật). Kể theo cặp. - Một số HS thi kể. GV và cả lớp nhận xét, đánh giá. C. Cũng cố, dặn dò:5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập. CHÍNH TẢ ÔN TẬP - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 3) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. - Đặt được 2 - 3 câu theo mẫu Ai là gì? (BT2)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3). II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài tập đọc; 4 tờ giấy A4. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ : 5’. Nhóm trưởng gọi hai bạn làm bài tập hai tiết trước. - HS và GV nhận xét. B. Bài mới : 28’ 1. GV giới thiệu bài: - Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Kiểm tra tập đọc (5 em).10’ - Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (ôn bài khoảng 2 phút). - HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. GV nhận xét, đánh giá. - Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. 15’ Bài tập 2: (Nhóm đôi)- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập ở VBT. - Làm bài cá nhân vào vở rồi trao đổi kết quả theo cặp. - Cử dại diện đọc các câu đã viết. - Lớp theo dõi, nhận xét. GV chốt lời giải đúng. VD: Mẹ em là công nhân xí nghiệp che Tây Sơn. Chú em là bộ đội. Tuấn là một người anh rất yêu thương em. Bài tập 3: (Cá nhân)- 2 HS đọc yêu cầu bài tập, mẫu đơn. - GV giải thích thêm: + Nội dung phần kính gửi em chỉ cần viết tên xã. GV giải đáp những thắc mắc của HS ( nếu có ) - HS điền vào đơn in sẵn ở VBT. - Gọi 5 HS đọc nội dung lá đơn trước lớp. - GV nhận xét nội dung lá đơn, cách trình bày đơn. C. Cũng cố, dặn dò:5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét, yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để biết viết 1 lá đơn đúng thủ tục khi cần thiết. TOÁN THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE I. Yêu cầu cần đạt: Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản. - Các bài tập cần làm.Bài 1,2,3. - Bài 4( dành cho HS khá ,giỏi.) II. Đồ dùng dạy - học: Ê ke, thước mét, bìa giấy. III. Các hoạt động dạy - học: A.Bài cũ : 5’. - Lớp trưởng kiểm tra 2 H làm BT số 4 trang 42. - GV nhận xét đánh giá. B. Bài mới : 28’ 1. GV giới thiệu bài: - Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành vẽ góc vuông. - GV gọi một số HS lên bảng dùng ê ke để vẽ góc vuông. - Cả lớp nhận xét, GV hướng dẫn thêm cách vẽ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Thực hành kiểm tra và vẽ góc vuông Bài 1: (Cá nhân) - HS đọc yêu cầu bài. Dùng e kê vẽ góc vuông biết đỉnh và cạnh cho trước. - Gọi 3 HS lên vẽ , GV cùng cả lớp nhận xét cho điểm. Bài 2: (Cặp đôi)Yêu cầu HS quan sát, tưởng tượng, có thể dùng ê ke để kiểm tra góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông rồi đếm số góc vuông có trong mỗi hình. - HS dùng ê- ke để kiểm tra số góc vuông có trong mỗi hình. Trao đổi, kiểm tra theo cặp. - Hình 1 có 4 góc vuông - Hình 2 có 2 góc vuông. Bài 3: (Cá nhân) HS quan sát hình 1,2,3,4 ở SGK, để ghép thành như hình A và B ở SGK. - HS thực hành ghép các miếng bìa đã cắt sẵn. Hình 1 + 4 = hình A Hình 3 + 2 = hình B Bài 4 (HSNK): Cho học sinh dùng giấy thực hành gấp. C. Củng cố, dặn dò. 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục on tập. Thứ tư ngày 01 tháng 11 năm 2017 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (TIẾT 1) I. Yêu cầu cần đạt: - Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh. - Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu. II. Đồ dùng dạy - học: Sử dụng các hình trong SGK; Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ Lớp trưởng kiểm tra: Nêu vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe. - HS và Gv nhận xét. 2. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. (Nhóm 4)10’ - HS quan sát hình ở SGK T36 theo nhóm 4, nói cho nhau nghe tên từng cơ quan trong các hình. - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. VD: Chỉ và nói tên cơ quan trong từng hình: + Cơ quan hô hấp + Cơ quan tuần hoàn + Cơ quan bài tiết nước tiểu + Cơ quan thần kinh Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. 20’ Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu. Cách tiến hành: chơi theo đội. - Bước1: Tổ chức: + Chia lớp thành 4 nhóm. + Cử 3-5 em làm giám khảo. - Bước2: Phổ biến cách chơi và luật chơi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + HS nghe câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông. - Bước3: Chuẩn bị: + Cho các đội hội ý trước khi vào chơi.+ GV hội ý ban giám khảo. - Bước4: Tiến hành: + GV lần lượt đọc câu hỏi và điều khiển cuộc chơi. - Bước5 : Đánh giá tổng kết: Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội: VD các câu hỏi như: ? Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? ? Cơ quan hô hấp có chức năng gì? ? Chúng ta cần làm gí để bà vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp? ? Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nà? ? Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì? ? Chúng ta cần làm gí để bà vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn? C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.- GV dặn HS về nhà xem lại bài. Thủ công ÔN TẬP CHƯƠNG I: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH(Tiết 1) I. Mục tiêu: - Ôn tập,củng cố được kiến thức, kĩ năng của HS qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học -Gấp được ít nhất 2 sản phẩm đã học *Đối với hS khéo tay:Có thể làm được 3 sản phẩm .Các sản phẩm có tính sáng tạo II. Chuẩn bị: - Các mẫu của bài: Con ếch, tàu thuỷ, lá cờ sao 5 cánh, bông hoa,... Giấy màu, kéo, hồ dán, bông hoa mẫu. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5 phút) - Cả lớp hát một bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 1: Ôn tập. (20’) (Nhóm 4) - GV đọc đề: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt dán một trong những hình đã học ở chương 1 - GV nêu mục đích và yêu cầu bài kiểm tra - Trước khi kiểm tra, GV nêu yêu cầu, HS nêu tên các bài đã học ở chương I - HS nêu các bài đã học: + Gấp con ếch + Gấp tàu thủy 2 ống khói + Gấp, cắt, dán ngôi sao + Gấp, cắt, dán bông hoa - Cho HS quan sát 5 mẫu bài đã học - Hướng dẫn HS lựa chọn mẫu mà mình định làm - HS chọn bài nào mình thấy làm đẹp nhất và theo quy trình nhớ nhất - Yêu cầu HS làm bài kiểm tra *Đối với hS khéo tay:Có thể làm được 3 sản phẩm .Các sản phẩm có tính sáng tạo - GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động 3: Đánh giá. 5’ - HS trình bày sản phẩm. - Đánh giá sản phẩm theo quy định - GV nhận xét, động viên, khen ngợi . Hoạt động5: Củng cố, dặn dò. (5p) - HS tự nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và KN thực hành của HS. - GV dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ : VỆ SINH CÁ NHÂN BÀI 2: ĂN UỐNG SẠCH SẼ. I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nêu được những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ. - Kĩ năng: Thực hiện ăn uống sạch sẽ. - Thái độ: - Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống, có thói quen rửa tay trước khi ăn. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1:10’. Những việc cần làm để ăn sạch . (Nhóm đôi) Mục tiêu: Nói được những việc cần làm để ăn sạch, thực hiện rửa tay trước khi ăn. - GV chia nhóm êu cầu HS thảo luận. + Trước khi ăn chúng ta nên làm gì? Vì sao? - Nhóm làm việc và lên báo cáo. - GVKL: Để ăn sạch chúng ta cần phải : + Rửa tay trước khi ăn; trước khi dọn mâm bát hoặc nấu nướng, chế biến thức ăn... + Rửa sạch rau ,quả. Đối với một số loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn. + Thức ăn phải được đậy cẩn thận không để ruồi,dán, chuột,... bò hay đậu vào. + Bát, đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ. Hoạt động 2: 10’.Những việc cần làm để uống sạch. (Nhóm 4) Mục tiêu: Phân biệt được nước uống hợp vệ sinh và nước uống không hợp vệ sinh. - Nói được những việc cần làm để uống sạch . - Cách tiến hành. - Kể tên những đồ uống các em thường dùng hằng ngày và ghi mọi ý kiến ccủa các em lên bảng. - GV cho cả lớp thảo luận. - Theo em các loại đồ uống nào nên uống ,các loại đồ uống nào không nên uống? Vì sao? - Nước đá như thế nào là sạch? Như thế nào là không sạch? - các loại kem và nước mía như thế nào là hợp vệ sinh? - GVKL: Nước uống trong mỗi gia đình cần được lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm ,đun sôi để nguội .Trong trường hợp nước bị đục các gia đình cần phải lọc theo hướng dẫn của y tế và nhất thiết phải đun sôi trước khi uống. - Bạn nào uống nước hợp vệ sinh? Tại sao? - Bạn nào chưa uống nước hợp vệ sinh ? tại sao? Hoạt động 3: 10’. Lợi ích của ăn uống sạch sẽ. (Cả lớp) - MT: Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống. - Cách tiến hành. - Tại sao chúng ta cần phải ăn uống sạch sẽ? - GVKL: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được một số bệnh đường ruột như tiêu chảy ,giun sán.....

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hoạt động 4: 5’. Cũng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học, nhắc HS giữ vệ sinh ăn uống mọi lúc, mọi nơi. Thứ năm ngày 02 tháng 11 năm 2017 Lớp học môn đặc thù Thứ sáu ngày 07 tháng 11 năm 2014 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh. - Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ Lớp trưởng kiểm tra: Nêu tên các cơ quan đã học. - HS và Gv nhận xét. 2. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Vẽ tranh. (Nhóm 4) - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. Yêu cầu HS nêu nội dung để vẽ vận động. - Bước 2: Thực hành . Nhóm trưởng điều khiển nhóm của mình vẽ - GV theo dõi chung và nhắc nhở để HS tất cả đều được tham gia. - Bước 3: Trình bày và đánh giá. Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình cử đại diện nêu ý tưởng. Các nhóm khác bình luận góp ý. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV dặn HS về nhà xem lại bài. TỰ HỌC HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. III. Các hoạt động dạy - học: A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học. B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Luyện đọc: - Tự luyện đọc các bài tập đọc học thuộc lòng chưa thuộc. + HS luyện đọc. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. * Nhóm 2: Các bài tập khác: HS tự hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt trong tuần. + Xác định các bài tập cần hoàn thành. + Hoàn thành các bài tập. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. Bài 1: Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu dưới đây: a. Giữa mùa hè, mặt sông giống như tấm gương khổng lồ. b. Mùa đông, lá bàng như tấm thiếp màu đỏ báo tin mùa xuân sắp đến. c. Tiếng ve sầu kêu ran như khúc ca mùa hè. Bài 2. Nối ô chữ bên trái với ô chữ thích hợp ở bên phải: Những cánh buồm trắng bên sông tựa như bàn tay nhỏ xíu vẫy gọi mọi người. Trông xa, lá buồm căng phồng như những bông tuyết nở trên mặt nước. Lá cờ trên đỉnh cột buồm bay phấp ngực người khổng lồ. phới trông như Bài 3:: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch chân dưới đây. a. Nha Trang là quê hương tôi. b. Chúng em là học sinh gương mẫu. c. Quê hương tôi là nơi ông bà tôi, cha mẹ tôi đã sinh ra và lớn lên ở đó. Bài 4- HSKG: Đặt 3 câu theo mẫu Ai – là gì? a. Nói về một người thân trong gia đình. b. Nói về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến. c. Nói về một người bạn ở lớp em. * Nhóm 3: Luyện viết: - HS tự luyện viết đoạn văn kể về người hàng xóm của em của em. + HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn. + HS trao đổi với bạn. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá C. Cũng cố – dặn dò: 3’ - Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP (soạn viết tay).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng thuộc và ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại. - Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m; m và mm). - Biết làm các phép tính với các số đo độ dài. - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài (3a,b), bài 4a. HS khá giỏi làm cả II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ. 5’ - GV yêu cầu 3 học sinh nêu các đơn vị đo độ dài đã học. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập. 25’ Bài 1: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Số? 579 m = … hm … dam … m 597 cm = … m … dm … cm 750 m = … hm … dam … m 790 cm = … m … dm … cm 705 m = … hm … dam … m 709 cm = … m …dm … cm - HS nêu cách làm. HS tự làm vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài. Bài 2: Tính (theo mẫu)(a,b) a. 7 hm x 6 = 42 hm b. 42 hm : 6 = 7 hm c. 42 hm : 7 hm = 6 (lần) 9 km x 4 = ……… 32 km : 4 = ……… 32 m : 4 m = ……… 23 m x 4 = ……… 96 m : 3 = ……… 36 km : 6 km = ……… - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn mẫu. HS tự làm vào vở rồi chữa bài. BÀI 3: Một ngày sửa được 2hm đường. Hỏi 3 ngày sửa được bao nhiêu mét đường? - HSđọc, phân tích bài toán rồi tự giải và chữa bài. Giải: Đoạn đường sửa được trong 3 ngày là: 2 hm x 3 = 6 hm = 600 m Đáp số: 600 m Bài 4-HSKG: Ba ngày sửa được 600 mét đường. Hỏi mỗi ngày sửa được mấy héc tô mét dường? - HSđọc, phân tích bài toán rồi tự giải và chữa bài. Giải: 600 m = 6 hm. Mỗi ngày sửa được là: 6 hm : 3 = 2 hm Đáp số: 2 hm 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - HS nhắc lại cách tìm số bị chia. - Dặn về nhà luyện tập thêm. LUYỆN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP VỀ SO SÁNH. CÂU “AI LÀ GÌ?’’ I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng nhận biết các sự vật được so sánh với nhau, nối ô chữ tạo hình ảnh so sánh, đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm thuộc kiểu câu Ai là gì? thông qua luyện tập làm các bài tập. - HS trung bình, yếu làm bài 1,2; HS khá giỏi làm cả. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1. Giới thiệu bài. 2’ - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’ Bài 1: Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu dưới đây: a. Giữa mùa hè, mặt sông giống như tấm gương khổng lồ. b. Mùa đông, lá bàng như tấm thiếp màu đỏ báo tin mùa xuân sắp đến. c. Tiếng ve sầu kêu ran như khúc ca mùa hè. - Hs nêu yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn mẫu. - HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở sau đó chữa bài. - GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 2. Nối ô chữ bên trái với ô chữ thích hợp ở bên phải: Những cánh buồm trắng bên sông bàn tay nhỏ xíu vẫy gọi mọi người. tựa như Trông xa, lá buồm căng phồng như những bông tuyết nở trên mặt nước. Lá cờ trên đỉnh cột buồm bay phấp ngực người khổng lồ. phới trông như - 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào phiếu bài tập sau đó chữa bài. GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 3:: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch chân dưới đây. d. Nha Trang là quê hương tôi. e. Chúng em là học sinh gương mẫu. f. Quê hương tôi là nơi ông bà tôi, cha mẹ tôi đã sinh ra và lớn lên ở đó. - Hs nêu yêu cầu bài tập.. - HS trao đổi theo cặp làm bài rồi trình bày kết quả. - GV chấm bài, cùng HS nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 4- HSKG: Đặt 3 câu theo mẫu Ai – là gì? d. Nói về một người thân trong gia đình. e. Nói về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến. f. Nói về một người bạn ở lớp em. - Hs nêu yêu cầu bài tập.. - HS trao đổi theo cặp làm bài rồi trình bày kết quả. - GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắctrong bài làm. - Dặn về nhà luyện đọc thêm. TỰ HỌC HỌC SINH TỰ ÔN LUYỆN: TOÁN, TIẾNG VIỆT, THỦ CÔNG I. Yêu cầu cần đạt: Toán: - Ôn về tìm thành phần chưa biết của phép tính, nhân-chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số. Tiếng việt: - Luyện tập về so sánh. Thủ công: Cho HS tự hoàn thành các bài thủ công chưa hoàn thành ở buổi sáng chương phối hợp gấp cắt dán..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> III. Các hoạt động dạy - học: A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học. B. Hướng dẫn các nhóm tự học: 25’ * Nhóm 1: Toán: - Ôn về tìm thành phần chưa biết của phép tính, nhân-chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số. - Vận dụng làm bài tập theo nhóm: Bài 1: Tính X: X x 4 = 36 X : 5 = 41 X + 27 = 52 X - 28 = 57 5 x X = 45 48 : X = 6 48 + X = 96 72 - X = 35 - Cả nhóm làm bài vào vở nháp rồi nêu miệng kết quả. Bài 2: Đặt tính rồi tính: 80 : 4 65 : 7 24 x 6 35 x 3 = 96 : 3 67 : 6 12 x 7 40 x 5 = - Cả nhóm làm bài vào vở nháp rồi chữa bài. * Nhóm 2: Tiếng việt: Luyện tập về so sánh. - HS tìm và viết lai các câu có hình ảnh so sánh đã học trong SGK. - Cho biết trong mỗi câu đó sự vật náo được so sánh với nhau, tìm từ so sánh trong câu. *Nhóm 3: Thủ công-Mục tiêu: Cho HS tự hoàn thành các bài thủ công chưa hoàn thành ở buổi sáng: Gấp cắt dán lá cờ đỏ sao vàng và bông hoa. - GV theo giõi giúp đỡ nhóm còn lúng túng. - GV nhận sét, tuyên dương nhóm có ý thức tự học tốt. C. Cũng cố – dặn dò: 3’ Nhận xét tiết học. Dặn về nhà luyện tập thêm TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRÒ CHƠI HỌC TOÁN: “VỀ ĐÚNG NHÀ MÌNH” I. Mục tiêu: - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Về đúng nhà mình”. Thông qua trò chơi luyện cho học sinh học nhớ tên gọi các thành phần trong phép tính. - Thông qua trò chơi rèn luyện phát triển trí tuệ cho HS- Luyện trí nhớ, rèn tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý. II. Chuẩn bị.- Chuẩn bị: các miếng bìa có ghi tên gọi các thành phần trong phép cộng, trừ, nhân, chia. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 5’ - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học, ổn định tổ chức lớp. - Phổ biến luật chơi, cách chơi. Hoạt động 2: Tổ chức chơi trò chơi . 25’ - Cách chơi : Mỗi lần cho 10 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo một miếng bìa trước ngực ghi tên gọi các thành phần trong phép cộng, trừ, nhân, chia. đã chuẩn bị ở trên, rồi tập hợp thành hàng dọc, vừa đi vừa hát: “ trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai”. Khi nghe giáo viên hô: “Mưa to rồi, mau về nhà thôi” thì lập tức các “ chú thỏ” phải về đúng nhà của mình ( Tức ngôi nhà có phép tính mà tên gọi các thành phần của nó mình đang đeo)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Luật chơi: Ai nhanh nhất được phong tặng: “ Chú thỏ nhanh nhất”, còn ai chậm thì bị phạt biểu diễn một trò vui. - HS thực hành chơi. Hoạt động 3 :Cũng cố - dặn dò: 5’ - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về tập chơi trò chơi với các bạn. HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ : VỆ SINH CÁ NHÂN BÀI 2: ĂN UỐNG SẠCH SẼ. I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nêu được những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ. - Kĩ năng: Thực hiện ăn uống sạch sẽ. - Thái độ: - Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống, có thói quen rửa tay trước khi ăn. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1:10’. Những việc cần làm để ăn sạch . Mục tiêu: Nói được những việc cần làm để ăn sạch, thực hiện rửa tay trước khi ăn. - GV chia nhóm phát tranh cho học sinh. + Bức tranh nghĩ gì? + Việc làm đó có tác dụng gì? - Nhóm làm việc và lên báo cáo. - GVKL: Để ăn sạch chúng ta cần phải : + Rửa tay trước khi ăn; trước khi dọn mâm bát hoặc nấu nướng, chế biến thức ăn... + Rửa sạch rau ,quả. Đối với một số loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn. + Thức ăn phải được đậy cẩn thận không để ruồi,dán, chuột,... bò hay đậu vào. + Bát, đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ. Hoạt động 2: 10’.Những việc cần làm để uống sạch. Mục tiêu: Phân biệt được nước uống hợp vệ sinh và nước uống không hợp vệ sinh. - Nói được những việc cần làm để uống sạch . - Cách tiến hành. - Kể tên những đồ uống các em thường dùng hằng ngày và ghi mọi ý kiến ccủa các em lên bảng. - GV cho cả lớp thảo luận. - Theo em các loại đồ uống nào nên uống ,các loại đồ uống nào không nên uống? Vì sao? - Nước đá như thế nào là sạch? Như thế nào là không sạch? - các loại kem và nước mía như thế nào là hợp vệ sinh? - GVKL: Nước uống trong mỗi gia đình cần được lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm ,đun sôi để nguội .Trong trường hợp nước bị đục các gia đình cần phải lọc theo hướng dẫn của y tế và nhất thiết phải đun sôi trước khi uống. - Bạn nào uống nước hợp vệ sinh? Tại sao? - Bạn nào chưa uống nước hợp vệ sinh ? tại sao? Hoạt động 3: 10’. Lợi ích của ăn uống sạch sẽ. - MT: Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống. - Cách tiến hành. - Tại sao chúng ta cần phải ăn uống sạch sẽ?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - GVKL: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được một số bệnh đường ruột như tiêu chảy ,giun sán.... Hoạt động 4: 5’. Cũng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học, nhắc HS giữ vệ sinh ăn uống mọi lúc, mọi nơi. LUYỆN TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng kể về người hàng xóm và viết lại những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) thông qua làm các bài tập 1,2. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập. 28’ Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu - GV nhắc 1 số điểm lưu ý: Em có thể kể 5- 7 câu theo sát gợi ý đó. Củng có thể kể kỷ hơn với nhiều câu hơn về đặc điểm, hình dáng, tính tình, tình cảm người đó với gia đình em. - 1 HS khá, giỏi kể mẩu 1 vài câu. GV nhận xét, rút kinh nghiệm. - Nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể. - HS viết xong, GV mời 5-7 em đọc bài. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết tốt nhất. - GV đọc một số bài viết mẫu cho HS tham khảo. - Hướng dẫn HS về nhà luyện viết lại hay hơn. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết. - Dặn về nhà luyện viết thêm. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG(T1) I. Mục tiêu: - Giúp HS: Biết ứng xử lịch sự nơi công cộng. - Có thói quen giữ vệ sinh nơi công cộng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh vở TH kĩ năng sống lớp 3. III. Hoạt động dạy học: 2. Nguyên tắc ứng xử chung. * Mục tiêu: HS biết ứng xử lịch sự nơi công cộng. Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu nội quy chung. 15’ * Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi + Theo em , nội quy là gì? + Vì sao cần thực hiện theo nội quy chung? - HS trả lời. Gv kết luận.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Bài tập: - 1 HS đọc nội dung Bt - HS thảo luận nhóm hoàn thành BT - Đại diện nhóm trình bày kết quả- Các nhóm khác nhận xét,bổ sung. - GV kết luận đúng sai. - HS thực hành xây dựng nội quy lớp, nhóm của em. + HS thực hành theo nhóm rồi nêu kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách ứng xử khi gặp người quen: 15’ - HS thảo luận nhóm hoàn thành BT + Khi đi chơi,nếu gặp người quen em sẽ làm gì? - Đại diện nhóm trình bày kết quả GV kết luận: Chào hỏi khi gặp người quen,người thân là một phép lịch sự cơ bản.Em hãy luôn thể hiện mình là người lịch . Hoạt động 3: Kết luận. 5’ - GV kết luân chung. Cho HS đọc và ghi nhớ bài học * Nhắc HS luyện tập: + Thực hành vứt rác đúng nơi quy định + Thực hành Chào hỏi khi gặp người quen,người thân + Nhờ bố mẹ đánh giá những việc em đã làm ở trên.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản. - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2. HS khá giỏi làm cả II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ. 5’ - GV yêu cầu 3 học sinh trả lời góc nà là góc vuông, góc nào không vuông - GV nhận xét cho điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập. 25’ Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu. - GV nêu tác dụng của ê ke: Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông: Cho HS dùng ê ke kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật (SGK) có là góc vuông hay không. Sau đó đánh dấu góc vuông. VD: Hình chữ nhật: Có 4 góc vuông lf góc đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C và đỉnh D. - HS làm tượng tự với các hình còn lại Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu. - GV nêu tác dụng của ê ke: Dùng ê ke để vẽ góc vuông: HS nêu cách làm - GV hướng dẫn mẫu - Vẽ góc vuông có đỉnh là A, có cạnh là AB và AC. - HS tự vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM và ON vào vở. M B. .  O. N. C Bài 3: HSKG nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu. - HS suy nghĩ làm bài. - Gọi Hs nêu kết quả. GV nhận xét, chữa bài. a. Có tất cả 20 góc vuông. b. HS nêu miệng. Bài 4: - HSKG nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu. HS thực hành gấp trên giấy để tạo góc vuông. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lưu ý khi vẽ góc vuông. - Dặn về nhà luyện tập thêm. LUYỆN TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU BÀI “CÂY THÔNG”. VIẾT VỀ NGƯỜI THÂN I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng đọc hiểu và viết về người thân thông qua làm các bài tập 1,2 trang 52,53 và bài tập làm văn tiết 9 trang 53 vở luyện tập Tiếng Việt 3 tập 1..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’ Bài 1: trang52. Gọi Hs đọc bài văn. - GV đọc cả bài, hướng dẫn HS đọc. - HS luyện đọc thầm bài, suy nghĩ về nội dung bài văn. - HS đọc lại bài . Bài 2: trang 53. Hs nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu - HS trao đổi theo cặp trả lời. - HS nhận xét, GV nhận xét, chốt ý. a. Thẳng tắp. b. Lá cây c. Trên đồi d. Xanh tốt e. Vì cây cho gỗ và nhựa Bài tiết 9: trang 53. Hs nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu. - HS chọn đề để làm. - GV nhắc 1 số điểm lu ý: Em có thể viết 4- 5 câu theo sát gợi ý đó. Củng có thể kể kỷ hơn với nhiều câu hơn về đặc điểm, hình dáng, tính tình, tình cảm người đó với em. - 1 HS khá, giỏi kể mẩu 1 vài câu. GV nhận xét, rút kinh nghiệm. Nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể. - HS viết xong, GV mời 5-7 em đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết tốt nhất. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết. - Dặn về nhà luyện viết thêm. LUYỆN CHỮ LUYỆN VIẾT :TIẾNG RU. I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách trình bày một trang luyện viết dạng bài thơ “ Tiếng ru”. - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết. 2. Hướng dẫn luyện viết. 28’ - GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại + HS nêu nội dung bài thơ. + Trong bài thơ có những chữ nào, từ nào cần viết hoa? Hs trao đổi theo cặp tìm và viết ra giấy nháp. - GV hướng dẫn HS tập viết đúng một số chữ hoa: C, P, M, N, S, B + Trong bài có những dấu câu nào? - GV nhắc HS lưu ý khi viết các dấu câu: dấu gạch nối, chấm phẩy, chấm gỏi, chấm than + Trong bài có những chữ nào em thấy khó viết? - HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Mùa vàng, nhân gian, đất bồi, biển sâu. - GV hướng dẫn cách trình bày bài bài thơ lục bát. Nhắc HS viết hoa các chữ đầu câu. - GV đọc , HS luyện viết bài vào vở. - GV chấm một số bài và nhận xét. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết. - Dặn về nhà luyện viết thêm..

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

×