Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

TRON BO GIAO AN LOP 1 20172018SOAN THEO THONG TU 222016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.15 KB, 45 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO ÁN LỚP 1 CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG, TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BIỂN ĐẢO. TUẦN 1 :. Toán. TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU : - Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình. - Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : SGV, SGK, bộ đồ dùng Toán 1 của học sinh. - Học sinh : SGK, vở, VBT toán, bảng con... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định : - Hát 2. Kiểm tra đồ dùng học tập : - GV yêu cầu HS đem SGK, tập vở và đồ dùng học - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra tập ra để trên bàn cho GV kiểm tra. bàn. - Nhận xét sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : - Tiết toán đầu năm các em cùng học là bài “Tiết học - HS lắng nghe đầu tiên” - Ghi bảng tên bài. - Nối tiếp nhắc lại tên bài 3.2. Các hoạt động : * Hoạt động 1 : Giới thiệu sách toán 1 Mục tiêu :Học sinh biết sử dụng sách toán 1 - Giáo viên giới thiệu sách toán 1 - Học sinh lấy sách toán 1 mở trang có bài “Tiết học đầu tiên” - Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về sách toán : Sau - Học sinh lắng nghe quan sát sách “Tiết học đầu tiên”, mỗi tiết học có 1 phiếu tên của toán bài học đặt ở đầu trang. Mỗi phiếu đều có phần bài học và phần thực hành. Trong tiết học toán học sinh phải làm việc và ghi nhớ kiến thức mới, phải làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên… Khi sử dụng sách cần nhẹ nhàng, cẩn thận để giữ sách lâu bền. - Cho học sinh thực hành mở, gấp sách - Học sinh thực hành mở, gấp sách nhiều lần. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận - Học sinh nhận xét * Hoạt động 2 : Giới thiệu một số hoạt động học toán 1 : Mục tiêu : Học sinh làm quen với 1 số hoạt động học tập toán ở lớp 1 : - Hướng dẫn học sinh quan sát từng ảnh rồi thảo luận - Học sinh nêu được : xem học sinh lớp 1 thường có những hoạt động nào, + Hoạt động tập thể, hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào nhóm, hoạt động cá nhân. trong các tiết toán. - Giáo viên giới thiệu các đồ dùng học toán cần phải - Các đồ dùng cần có : que tính, bảng có trong học tập môn toán. con, bô thực hành toán, vở bài tập toán, sách giáo khoa, vở, bút, phấn… - Giới thiệu qua các hoạt động học thảo luận tập thể, - Học sinh kiểm tra đồ dùng của thảo luận nhóm. Tuy nhiên trong học toán, học cá mình có đúng yêu cầu của giáo viên nhân là quan trọng nhất. Học sinh nên tự học bài, tự chưa. làm bài, tự kiểm tra kết quả theo hướng dẫn của giáo viên. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận - Học sinh nhận xét * Hoạt động 3: Yêu cầu cần đạt khi học toán Mục tiêu : Học sinh nắm được những yêu cầu cần đạt sau khi học toán. - Học toán 1 các em sẽ biết được những gì ? - Học sinh lắng nghe và có thể phát biểu 1 số ý nếu em biết - Chia nhóm, cho HS thảo luận - Thảo luận nhóm 2 - Cho các nhóm trình bày - Các nhóm trình bày - Nhận xét. - Nhận xét. - Chốt ý đúng : + Đếm, đọc số, viết số so sánh 2 số, làm tính cộng, tính trừ. Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính, cách giải bài toán đó. Biết đo độ dài biết xem lịch hàng ngày … + Đặc biệt các em sẽ biết cách học tập và làm việc, biết cách suy nghĩ thông minh và nêu cách suy nghĩ của mình bằng lời. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận - Học sinh nhận xét *Hoạt động 4 : Giới thiệu bộ đồ dùng học toán 1 Mục tiêu : Học sinh biết sử dụng bộ đồ dùng học toán 1 của học sinh - Cho học sinh lấy bộ đồ dùng học toán ra. Giáo viên - Học sinh mở hộp đồ dùng học toán, hỏi : học sinh trả lời : + Trong bộ đồ dùng học toán em thấy có những đồ + Que tính, đồng hồ, các chữ số từ 0 dùng gì ?  10, các dấu >< = + -, các hình   , bìa cài số … + Que tính dùng để làm gì ? + Que tính dùng khi học đếm, làm tính + Yêu cầu học sinh lấy đưa lên 1 số đồ dùng theo + Học sinh lấy đúng đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên yêu cầu của giáo viên - Chia nhóm, cho HS thảo luận - Thảo luận nhóm 4 - Cho các nhóm trình bày - Các nhóm trình bày - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. - Nhận xét. - Yêu cầu HS: + Ví dụ : Các em hãy lấy những cái đồng hồ đưa lên - Thực hiện theo yêu cầu GV xem nào ? + Cho học sinh tập mở hộp, lấy đồ dùng, đóng nắp - Thực hiện theo yêu cầu GV hộp, cất hộp vào hộc bàn và bảo quản hộp đồ dùng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cẩn thận. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận - Học sinh nhận xét 4. Củng cố : - Em vừa học bài gì ? - Tiết học đầu tiên - Học toán cần có những dụng cụ gì ? - Trả lời. - Giáo dục học sinh biết bảo quản đồ dùng học tập, - Học sinh lắng nghe yêu thích học toán… 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học - Lắng nghe và ghi nhớ - Tuyên dương học sinh tích cực hoạt động - Dặn học sinh về xem lại bài - Chuẩn bị bài kế tiếp : Nhiều hơn – Ít hơn. Toán. NHIỀU HƠN - ÍT HƠN I. MỤC TIÊU : * Giúp học sinh : - Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật - Biết sử dụng các từ nhiều hơn - ít hơn để so sánh về số lượng các nhóm đồ vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập… - Học sinh : SGK, vở, VBT, bảng con, sự chuẩn bị bài…. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. Ổn Định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Tiết trước em học bài gì ? - Hãy kể những đồ dùng cần thiết khi học toán - Muốn giữ các đồ dùng bền lâu thì em phải làm gì ? - Nhận xét. Tuyên dương 3. Bài mới : 3.1 Giới thiệu bài : - Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài : “Nhiều hơn Ít hơn” - Ghi bảng tên bài. 3.2. Các hoạt động : * Hoạt động 1 : Giới thiệu nhiều hơn ít hơn Mục tiêu: Học sinh biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật. - Giáo viên đưa ra 1 số cốc và 1 số thìa nói : + Có 1 số cốc và 1 số thìa, muốn biết số cốc nhiều hơn hay số thìa nhiều hơn em làm cách nào ? - Sau khi học sinh nêu ý kiến, giáo viên gọi học sinh lên đặt vào mỗi cốc 1 cái thìa rồi hỏi cả lớp :. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Hát - Tiết học đầu tiên. - 2 học sinh trả lời. - 2 học sinh trả lời.. - HS lắng nghe - Nối tiếp nhắc lại tên bài. - Theo dõi - Cho học sinh suy nghĩ nêu cách so sánh số cốc với số thìa - Học sinh chỉ vào cái cốc chưa có thìa. + Còn cốc nào chưa có thìa ? - Trả lời. - Giáo viên nêu : Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa - Học sinh lặp lại số cốc nhiều hơn số.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói : Số cốc nhiều hơn số thìa - Tương tự như vậy giáo viên cho học sinh lặp lại “ số thìa ít hơn số cốc “ - Giáo viên sử dụng một số bút chì và một số thước yêu cầu học sinh lên làm thế nào để so sánh 2 nhóm đồ vật.. thìa. - Học sinh lặp lại số thìa ít hơn số cốc - Học sinh lên ghép đôi cứ 1 cây thước ghép với 1 bút chì nếu bút chì thừa ra thì nêu : số thước ít hơn số bút chì. Số bút chì nhiều hơn số thước - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV - Học sinh nhận xét kết luận - Cho HS nhắc lại - Vài HS nhắc lại * Hoạt động 2 : Làm việc với sách giáo khoa Mục tiêu: Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh các số lượng - Cho học sinh mở sách giáo khoa quan sát hình. - Mở SGK, quan sát hình Giáo viên giới thiệu cách so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng như sau, chẳng hạn : + Ta nối 1 cái ly chỉ với 1 cái thìa, nhóm nào có đối - HS lắng nghe. tượng thừa ra thì nhóm đó nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn. - Cho học sinh thực hành - Học sinh mở sách thực hành - Học sinh nêu được : + Số nút chai nhiều hơn số chai + Số chai ít hơn số nút chai + Số thỏ nhiều hơn số củ cà rốt + Số củ cà rốt ít hơn số thỏ + Số nắp nhiều hơn số nồi + Số nồi ít hơn số nắp… + Số phích điện ít hơn ổ cắm điện + Số ổ cắm điện nhiều hơn phích cắm điện - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV - Học sinh nhận xét kết luận - Tuyên dương học sinh dùng từ chính xác * Hoạt động 3: Trò chơi nhiều hơn - ít hơn : Mục tiêu: Củng cố khái niệm “ Nhiều hơn – Ít hơn” - Giáo viên đưa 2 nhóm đối tượng có số lượng khác - Học sinh nêu được : nhau. Cho học sinh thi đua nêu nhanh xem nhóm nào + Ví dụ : số bạn gái nhiều hơn số bạn có số lượng nhiều hơn, nhóm nào có số lượng ít hơn. trai, số bạn trai ít hơn số bạn gái + Số bàn ghế học sinh nhiều hơn số bàn ghế giáo viên. Số bàn ghế giáo viên ít hơn số bàn ghế học sinh - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV - Học sinh nhận xét kết luận 4.Củng cố : - Em vừa học bài gì ? - “Nhiều hơn, ít hơn” - Cho HS nhắc lại kiến thức vừa học. - Nhắc lại..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Giáo dục học sinh năm nội dung bài học để vận - HS lắng nghe. dụng so sánh các nhóm đồ vật gần gũi, yêu thích học toán… 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. - Tuyên dương học sinh hoạt động tốt. - Dặn học sinh về tập nhìn hình nêu lại. - Chuẩn bị bài : Hình vuông - Hình tròn.. Toán HÌNH VUÔNG - HÌNH TRÒN. I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập… - Học sinh : SGK, vở, VBT, bảng con, sự chuẩn bị bài… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn Định : - Hát vui 2.Kiểm tra bài cũ : - Tiết trước em học bài gì? - “Nhiều hơn, ít hơn.” - So sánh số cửa sổ và số cửa đi ở lớp học em - HS so sánh. thấy thế nào ? - Số bóng đèn và số quạt trong lớp ta, số lượng - HS so sánh. vật nào nhiều hơn, ít hơn ? - Nhận xét. Tuyên dương 3. Bài mới : 3.1.Giới thiệu bài : - Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài : “Hình - HS lắng nghe vuông - Hình tròn” - Ghi bảng tên bài. - Nối tiếp nhắc lại tên bài 3.2. Các hoạt động: * Hoạt động 1 : Giới thiệu hình Mục tiêu: Học sinh nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn - Giáo viên đưa lần lượt từng tấm bìa hình - Học sinh quan sát trả lời vuông cho học sinh xem rồi đính lên bảng. Mỗi lần đưa 1 hình đều nói : Đây là hình vuông - Giáo viên đính các hình vuông đủ màu sắc - Đây là hình vuông kích thước khác nhau lên bảng hỏi học sinh : Đây là hình gì ? - Giáo viên xê dịch vị trí hình lệch đi ở các góc - Học sinh cần nhận biết đây cũng là độ khá nhau và hỏi Còn đây là hình gì ? hình vuông nhưng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau. + Giới thiệu hình tròn và cho học sinh lặp lại - Học sinh nêu : đây là hình tròn - Đính 1 số hình tròn có đủ màu sắc và vị trí, - Học sinh nhận biết và nêu được tên hình kích thước khác nhau. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. - Học sinh nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> GV kết luận * Hoạt động 2 : Làm việc với Sách Giáo khoa Mục tiêu: Nhận dạng hình qua tranh vẽ, qua bộ đồ dùng học toán 1, qua các vật thật - Yêu cầu học sinh lấy các hình vuông, hình tròn trong bộ thực hành toán để lên bàn - Học sinh để các hình vuông, tròn lên bàn. Cầm hình nào nêu được tên hình đó - Giáo viên chỉ định học sinh cầm hình lên nói -- Ví dụ : tên hình + Học sinh cầm và đưa hình vuông lên - Cho học sinh mở sách Giáo khoa nêu tên nói đây là hình vuông những vật có hình vuông, hình tròn - Học sinh nói với nhau theo cặp : + Bạn nhỏ đang vẽ hình vuông + Chiếc khăn tay có dạng hình vuông + Viên gạch lót nền có dạng hình vuông + Bánh xe có dạng hình tròn + Cái mâm có dạng hình tròn - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. + Bạn gái đang vẽ hình tròn GV kết luận - Học sinh nhận xét * Hoạt động 3 : Thực hành : Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn học sinh cách tô màu - Học sinh đọc yêu cầu - Trong các hình trong bài tập 1, hình nào là - Chú ý hình vuông ? - Hình vuông: câu b, e - Chia nhóm - Cho HS tiến hành tô màu - Nhóm 4 học sinh - Các nhóm tô màu hình vuông vào phiếu - Cho các nhóm trình bày học tập - Đại diện các nhóm lên dán các phiếu - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả học tập lên bảng lớp đúng. GV kết luận - Học sinh nhận xét Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn học sinh cách tô màu - Học sinh đọc yêu cầu - Trong các hình trong bài tập 1, hình nào là - Chú ý hình tròn ? - Hình tròn: câu a, c, e - Chia nhóm - Cho HS tiến hành tô màu - Nhóm tổ - Các nhóm tô màu hình vuông vào phiếu - Cho các nhóm trình bày học tập - Đại diện các nhóm lên dán các phiếu - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả học tập lên bảng lớp đúng. GV kết luận - Học sinh nhận xét Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS làm bài - Học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Học sinh theo dõi - Yêu cầu HS trình bày - HS làm bài nhóm 2.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV kết luận 4. Củng cố : - Em vừa học bài gì ? - Cho HS thi đua nêu tên các vật có dạng hình vuông, hình tròn - Yêu cầu HS trình bày. - Đại diện trình bày - Học sinh nhận xét - Nhận xét.. - “Hình vuông, hình tròn” - Đại diện nhóm tổ thi đua nêu tên - Đại diện trình bày: Ví dụ: + Mặt đồng hồ có dạng hình tròn, quạt treo tường có dạng hình tròn, cái mũ có dạng hình tròn. + Khung cửa sổ có dạng hình vuông, gạch hoa lót nền có dạng hình vuông, bảng cài - Nhận xét. Tuyên dương. chữ có dạng hình vuông … - Giáo dục học sinh vận dụng kiến thức để nhận - Nhận xét. dạng các vật có dạng hình vuông, hình tròn - HS lắng nghe. trong cuộc sống, yêu thích học toán… 5. Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về hoàn thành bài tập (nếu có ) - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ - Xem trước bài hôm sau.. Toán HÌNH TAM GIÁC I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập… - Học sinh : SGK, vở, VBT, bảng con, sự chuẩn bị bài… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định : - Hát 2. Kiểm tra bài cũ : - Tiết trước em học bài gì ? - Hình vuông, hình tròn - Giáo viên đưa hình vuông, hình tròn hỏi : đây - Hình vuông, hình tròn là hình gì vậy ? - Trong lớp ta có vật gì có dạng hình tròn ? - 1 học sinh trả lời - Nhận xét. Tuyên dương 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : - Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài : “Hình - Học sinh lắng nghe tam giác” - Ghi bảng tên bài. - Nối tiếp nhắc lại tên bài 3.2. Các hoạt động : *Hoạt động 1 : Giới thiệu hình tam giác Mục tiêu: Học sinh nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Giáo viên gắn lần lượt các hình tam giác lên bảng và hỏi học sinh : Em nào biết được đây là hình gì ? - Hãy nhận xét các hình tam giác này có giống nhau không - Giáo viên khắc sâu cho học sinh hiểu : Dù các hình ở bất kỳ vị trí nào, có màu sắc khác nhau nhưng tất cả các hình này đều gọi chung là hình tam giác. - Giáo viên chỉ vào hình bất kỳ gọi học sinh nêu tên hình - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV kết luận *Hoạt động 2 : Nhận dạng hình tam giác Mục tiêu: Học sinh nhận ra hình qua các vật thật, bộ đồ dùng,hình trong sách GK. - Giáo viên đưa 1 số vật thật để học sinh nêu được vật nào có dạng hình tam giác. - Học sinh trả lời : hình tam giác - Không giống nhau: Cái cao lên, cái thấp xuống, cái nghiêng qua… - HS lắng nghe. - Học sinh được chỉ định đọc to tên hình : hình tam giác - Học sinh nhận xét. - Học sinh nêu : khăn quàng, cờ thi đua, biển báo giao thông có dạng hình tam giác. - Cho học sinh lấy hình tam giác bộ đồ dùng ra - Học sinh lấy các hình tam giác đặt lên - Giáo viên đi kiểm tra hỏi vài em : bàn. + Đây là hình gì ? + Đây là : hình tam giác - Cho học sinh mở sách giáo khoa, nhìn hình - Học sinh quan sát tranh nêu được : Biển nêu tên chỉ đường hình tam giác, thước ê ke có hình tam giác, cờ thi đua hình tam giác - Cho học sinh nhận xét các hình ở dưới trang 9 - Các hình được lắp ghép bằng hình tam được lắp ghép bằng những hình gì ? giác, riêng hình ngôi nhà lớn có lắp ghép 1 số hình vuông và hình tam giác - Học sinh thực hành : + Hướng dẫn học sinh dùng các hình tam giác, + Học sinh xếp hình xong nêu tên các hình hình vuông có màu sắc khác nhau để xếp thành : cái nhà, cái thuyền, chong chóng,nhà có các hình cây, con cá … - Giáo viên đi xem xét giúp đỡ học sinh yếu - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả - Học sinh nhận xét đúng. GV kết luận *Hoạt động 3: Trò chơi Tìm hình nhanh Mục tiêu: Củng cố việc nhận dạng hình nhanh, chính xác - Mỗi đội chọn 1 em đại diện lên tham gia chơi - Học sinh tham gia chơi trật tự - Giáo viên để 1 số hình lộn xộn. Khi giáo viên hô tìm cho thầy (cô) hình … - Học sinh phải nhanh chóng lấy đúng hình gắn - HS bắt đầu chơi lên bảng. Ai gắn nhanh, đúng đội ấy thắng - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh - Nhận xét. 4. Củng cố : - Em vừa học bài gì ? - “Hình tam giác” - Ở lớp chúng ta có đồ dùng gì có dạng hình - Học sinh trả lời. tam giác ?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Hãy kể 1 số đồ dùng có dạng hình tam giác - Nhận xét. Tuyên dương. - Giáo dục học sinh vận dụng kiến thức để nhận dạng các vật có dạng hình tam giác trong cuộc sống, yêu thích học toán… 5.Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về xem lại bài - Chuẩn bị bài hôm sau “Luyện tập”. - Học sinh kể - Nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Lắng nghe và ghi nhớ. Chính tả. TRƯỜNG EM iết 1) A. MỤC TIÊU : - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn: “ Trường học là… anh em”: 26 chữ khoảng 15 phút. - Điền đúng vần ai, ay; chữ c, k vào chỗ trống. - Làm được bài tập 2, 3 (SGK) B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập… - Học sinh : SGK, VBT, bảng con, sự chuẩn bị bài... C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Ổn định tổ chức. -Hát vui II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Học sinh đem đồ dùng học tập để - Nhận xét. Nhận xét chung ra bàn. III. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Giờ chính tả hôm nay chúng ta sẽ tập chép - Lắng nghe đoạn văn 26 chữ trong bài : “Trường em.” - GV ghi bảng đầu bài - HS nhắc lại 2. Hướng dẫn tập chép : - GV đưa bài tập chép sẵn lên bảng - 3 HS đọc - Tìm những tiếng, từ các em hay viết nhầm. GV - Nêu : trường, ngôi, giáo, nhiều, chốt lại, ghi bảng thiết… - GV đọc từ khó - HS viết bảng con. - Nhận xét, sửa sai - GV hướng dẫn chép bài vào vở - HS chép bài vào vở - GV đi từng bàn, theo dõi, bổ xung cho những - Các em yêu cầu GV giúp đỡ cho em còn lúng túng - Đọc cho HS soát bài - HS soát lỗi bằng bút chì - Cho HS trao đổi vở chữa bài - 2 HS đổi vở chữa bài - GV thu một số bài chữa để nhận xét 5- 6 bài - GV nhận xét cụ thể từng bài - Học sinh lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả : * Bài tập 2 : Điền vần ai hay ay. - Gọi HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn cách làm - Chia nhóm, cho HS làm bài - Cho các nhóm trình bày - Nhận xét. - GV chốt ý kết quả đúng : + gà mái máy ảnh - GV kết luận - Gọi HS đọc bài đã hoàn thành * Bài tập 3 : Điền chữ c hay k - Gọi HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn cách làm - Chia nhóm, cho HS làm bài - Cho các nhóm trình bày - GV nhận xét, chữa bài - GV chốt ý kết quả đúng : + Cá cảnh thước kẻ - Cho HS rút ra quy tắc chính tả - Nhận xét. - GV chốt ý : * Quy tắc chính tả : - k, i, e, ê - c, a, o, ô, u - GV kết luận IV. Củng cố : - Tiết chính tả hôm nay các em học bài gì ? - Cho HS thi viết lại từ khó - Nhận xét. Tuyên dương - Giáo dục học sinh phải viết chữ cẩn thận, viết đúng các nét chữ, trình bày vở sạch đẹp yêu thích học chính tả… V. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Khen những HS học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau: “Tặng cháu” Tiết 1. - HS đọc yêu cầu - Chú ý. - Thảo luận nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét.. - Cá nhân đọc - HS nêu yêu cầu - Chú ý. - Thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày. - HS rút ra quy tắc chính tả - Cá nhân đồng thanh đọc. - “Trường em” - HS thi đua - Lắng nghe. - Lắng nghe và ghi nhớ. Đạo đức. EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (tiết 1) I. MỤC TIÊU : HS biết được : - Trẻ em 6 tuổi có quyền được đi học..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Biết tên trường lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. - Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt. - Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn. * Giáo dục kĩ năng sống: - KN tự giới thiệu về bản thân. - KN thể hiện sự tự tin trước đám đông. - KN lắng nghe tích cực. - KN trình bày suy nghĩ / ý tưởng về ngày đầu tiên đo học, về trường, lớp, thầy giáo, cô giáo, bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : SGV, VBT, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập… - Học sinh : SGK, VBT đạo đức, sự chuẩn bị bài... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn Định : - Hát 2. Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn. - Nhận xét. Nhận xét chung 3.Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : Giờ học đạo đức hôm - HS lắng nghe nay các em sẽ tìm hiểu bài “Em là học sinh lớp 1 (tiết 1)” - Ghi bảng tên bài. - Nối tiếp nhắc lại tên bài 3.2. Các hoạt động : *Hoạt động 1 : Tổ chức “ Vòng tròn giới thiệu ” Mục tiêu: Giúp HS giới thiệu mình và nhớ tên các bạn trong lớp. - GV nêu cách chơi : một em lên trước lớp tự * VD : Tôi tên là Quỳnh, tôi muốn làm quen giới thiệu tên mình và nói muốn làm quen với với các bạn. các bạn. Em ngồi kề sẽ lên tiếp tục tự giới - Bạn ngồi kề lên trước lớp : tôi tên là Gia Bảo. thiệu mình, lần lượt đến em cuối. Tôi muốn làm quen với tất cả các bạn. Lần lượt đến hết. - Cho HS chuẩn bị giới thiệu - HS chuẩn bị giới thiệu - Cho HS trình bày - HS trình bày - Nhận xét. - Nhận xét. - GV hỏi : Tự giới thiệu giúp em điều gì ? - Giới thiệu mình với mọi người và được quen biết thêm nhiều bạn. - Em cảm thấy như thế nào khi được giới - Sung sướng tự hào em là một đứa trẻ có tên thiệu tên mình và nghe bạn tự giới thiệu. họ. - GV nhận xét. Tuyên dương. - Nhận xét. - GV kết luận - Học sinh lắng nghe *Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm Mục tiêu: Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình. Tự hào là một đứa trẻ có họ tên : - Cho Học sinh tự giới thiệu trong nhóm 2 - Học sinh hoạt động nhóm 2 bạn nói về những người. sở thích của mình..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Cho HS trình bày - Hỏi : Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống em không ? - Nhận xét. Tuyên dương * GV kết luận : Mọi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác. Hoạt động 3 : Thảo luận chung Mục tiêu: Học sinh kể về ngày đầu tiên đi học của mình. Tự hào là Học sinh lớp Một : - Giáo viên mở vở bài tập đạo đức, quan sát tranh BT3, Giáo viên hỏi : + Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đi học đầu tiên như thế nào ? + Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm em như thế nào ? + Em có thấy vui khi được đi học? Em có yêu trường lớp của em không ? + Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Một ? - Gọi vài Học sinh dựa theo tranh kể lại chuyện - Nhận xét. Tuyên dương * Giáo viên Kết luận : Vào lớp Một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc biết viết và làm toán nữa. - Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. - Em rất vui và tự hào vì mình là Học sinh lớp Một. Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi ,thật ngoan. 4. Củng cố :. - HS trình bày - Không hoàn toàn giống em. - Nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - HS quan sát + Hồi hộp, chuẩn bị đồ dùng cần thiết. + Bố mẹ mua sắm đầy đủ cặp sách, áo quần … cho em đi học. + Rất vui, yêu quý trường lớp. + Chăm ngoan, học giỏi + Học sinh lên trình bày trước lớp. - Nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Hôm nay học bài gì ? - “Em là học sinh lớp 1 (tiết 1) - Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức vừa - HS nhắc lại theo yêu cầu học. - Giáo dục học sinh ham thích đi học, nắm - Học sinh lắng nghe được tên thầy cô giáo trong trường, phải học tập tốt… 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe và ghi nhớ - Dặn học sinh về xem lại bài - Chuẩn bị “Em là học sinh lớp 1 (tiết 2)” Học vần.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> CÁC NÉT CƠ BẢN A. Mục đích yêu cầu : - Học sinh năm được các nét cơ bản. - Giáo dục kĩ năng: cẩn thận khi viết các nét cơ bản. B. Đồ dùng dạy học : - Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, mẫu các nét cơ bản, phấn màu… - Học sinh : SGK, vở, bảng con… C. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Ổn định : - Hát II. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: - Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn. sinh - Giáo viên nhận xét. Nhận xét chung III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - Giáo viên giới thiệu bài : Hôm nay các em - Học sinh lắng nghe sẽ tìm hiểu tiết học vần qua bài “Các nét cơ bản” - Ghi bảng tên bài. - Nối tiếp nhắc lại tên bài 2. Các hoạt động : * Hoạt động 1 : Giới thiệu tên các nét cơ bản - Giáo viên cho học sinh xem mẫu các nét cơ - HS theo dõi. bản đã viết sẵn. - Giáo viên giới thiệu tên các nét cho HS - Học sinh lắng nghe nghe : 1. Nét ngang : - Cá nhân nhắc lại 2. Nét thẳng (sổ) : | 3. Nét xiên phải : / 4. Nét xiên trái : \ 5. Nét móc xuôi 6. Nét móc ngược 7. Nét móc 2 đầu 8. Nét cong hở phải 9. Nét cong hở trái 10. Nét cong kín 11. Nét khuyết trên 12. Nét khuyến dưới 13. Nét thắt - Tổ chức cho học sinh luyện đọc các nét - Học sinh luyện đọc nhóm 2 - Cho học sinh thi đọc lại các nét cơ bản - Học sinh đọc các nét - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Học sinh nhận xét. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản : - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các nét. - HS viết các nét vào bảng con - Giáo viên theo dõi và sửa chữa. - Học sinh sửa chữa - Cho học sinh tô các nét cơ bản vào vở. - Học sinh tô vở tập tô.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Giáo viên theo dõi và sửa sai cach viết và tư thế ngồi. - Giáo viên thu bài sửa bài tại chỗ cho các em vì đây là bài quan trọng và là bài đầu tiên. - Giáo viên nhận xét cụ thể từng bài, tuyên dương những học sinh viết tốt. IV. Củng cố : - Hôm nay các em học bài gì ? - Cho học sinh thi đua đọc lại các nét cơ bản - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Giáo dục học sinh phải viết đọc và viết đúng các nét cơ bản, trình bày vở sạch đẹp, yêu thích môn học vần… V. Tổng kết, dặn dò : - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về xem và viết lại bài - Chuẩn bị bài kế tiếp.. - Học sinh sửa chữa - Học sinh được chỉ định sẽ nộp bài. - Học sinh lắng nghe - “Các nét cơ bản” - Học sinh thi đua theo tổ - Nhận xét. - Học sinh lắng nghe.. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.. Học vần. Bài 1 : e A. MỤC TIÊU :. - Nhận biết được chữ và âm e. - Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. - HS khá, giỏi luyện nói 4 - 5 câu theo chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, tranh minh họa… - Học sinh : SGK, vở, bộ thực hành ghép chữ, bảng con… C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Ổn định : - Hát vui II. Giáo viên tự giới thiệu bài: - GV kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập - HS thực hiện theo yêu cầu GV của HS. - Gọi HS đọc các nét cơ bản - 2 HS đọc - Gọi HS viết các nét cơ bản - 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con. - Nhận xét.Tuyên dương. III. Dạy học bài mới : 1. Giới thiệu bài: - GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: - HS quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi + Các tranh này vẽ ai và vẽ về gì? + HS trả lời - GV : bè, me, xe, ve là các tiếng giống - Học sinh lắng nghe nhau ở chỗ đều có âm e - GV chỉ chữ e trong bài và cho HS phát âm - HS phát âm đồng thanh e - Hôm nay các em tìm hiểu tiết học vần bài - Học sinh lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> âm “e" - Ghi bảng tên bài. 2. Dạy chữ ghi âm : - GV viết lên bảng chữ e a) Nhận diện chữ: - GV chỉ chữ e trên bảng và nói : chữ e gồm một nét thắt - Chữ e giống hình cái gì ?. - Nối tiếp nhắc lại tên bài - Quan sát - HS theo dõi. - HS thảo luận và trả lời câu hỏi (chữ e giống hình dây vắt chéo) - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý. GV - Học sinh nhận xét kết luận b) Nhận diện âm và phát âm: - GV phát âm mẫu - HS chú ý - GV chỉ bảng cho HS nhìn chữ e - HS chú ý theo dõi - GV sữa lỗi cụ thể cho HS sinh qua cách - HS tập phát âm chữ e nhiều lần phát âm. - GV hướng dẫn HS tìm trong thực tế tiếng, - HS tìm tiếng có âm giống với âm e từ có âm giống với âm e vừa học. c) Hướng dẫn viết trong bảng con: - GV viết trên bảng lớp chữ cái e. Vừa viết - HS viết trên không bằng ngón trỏ cho định GV vừa hướng dẫn quy trình. hình trong trí nhớ. - GV lưu ý các vị trí bắt đầu và kết thúc chỗ - HS viết vào bảng con chữ e. thắt của chữ e - GV nhận xét các chữ của HS và biểu - Nhận xét. dương. Kết luận IV. Củng cố: - Hôm nay các em học bài gì ? - Trả lời : bài “e" (tiết 1) - Cho HS thi viết bảng con chữ e và đọc. - HS thi viết và đọc theo tổ. - GV nhận xét, tuyên dương - Nhận xét. - Giáo dục HS viết âm e phải cẩn thận, trình - Học sinh lắng nghe bày vở sạch đẹp, yêu thích phân môn học vần… V. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe và ghi nhớ - Tuyên dương những HS tích cực. - Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị cho tiết sau.. Tiết 2 I. Ổn định : - Hát vui. II. Kiểm tra kiến thức vừa học: - Gọi HS đọc và viết lại chữ e. - 3 HS đọc và viết lại - Nhận xét. Tuyên dương III. Bài mới Luyện tập: a) Luyện đọc: - GV sữa phát âm - HS lần lượt phát âm, âm e - Nhận xét. - HS phát âm theo nhóm, bàn cá nhân b) Luyện viết: - Nhắc HS ngồi thẳng và cầm bút đúng tư - HS tập tô chữ e trong vở Tiếng Việt.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> thế c) Luyện nói: - Giúp HS : vui và tự tin trong khi quan sát - HS hiểu được rằng xung quanh các em ai tranh, phát biểu ý kiến về các tranh. cũng có “lớp học”. Vậy các em phải đến lớp học tập, trước hết phải học chữ và Tiếng Việt. * GV nêu câu hỏi : - Quan sát tranh các em thấy vật gì ? - Trả lời - Mỗi bức tranh nói về loài nào ? - HS trả lời - Các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì ? - HS trả lời - Các bức tranh có gì là chung ? - Các bạn nhỏ đều học. - Cho các em luyện nói - Thực hiện theo yêu cầu GV. - Nhận xét. - Nhận xét * GV chốt ý : Học là cần thiết nhưng rất vui. - HS lắng nghe. Ai ai cũng phải đi học và phải học hạnh chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học đều và học tập chăm chỉ không ? IV. Củng cố: - Hôm nay các em học bài gì ? - Trả lời : bài “e" (tiết 2) - GV chỉ bảng cho HS đọc. HS tìm chữ vừa - Đại diện tổ thi đua học. - Giáo dục HS viết âm e phải cẩn thận, trình - Học sinh lắng nghe bày vở sạch đẹp, yêu thích phân môn học vần… V. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ - Tuyên dương những học sinh phát âm đúng và viết đẹp - Động viên những HS nhút nhát, vụng về. - Dặn HS học lại bài, xem trước bài tiếp theo Học vần. Bài 2 : b A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:. - Nhận biết được chữ và âm b - Đọc được: be - Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, tranh minh họa…. - Học sinh : SGK, vở, bộ thực hành ghép chữ, bảng con… C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Tiết 1 Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. I. Ổn đinh: - Hát vui. II. Kiểm tra bài cũ - Cho HS đọc chữ e - 2 HS đọc - Gọi 2 đến 3 HS lên bảng chỉ chữ e trong - 2 HS lên bảng..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> các tiếng: bé, mẹ, xe, ve - Nhận xét. Tuyên dương. III. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: - Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? - GV giải thích: bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau ở chổ đều có âm b - GV chỉ chữ b trong bài cho - Hôm nay các em tìm hiểu tiết học vần bài âm “b" - Ghi bảng tên bài. 2. Dạy chữ ghi âm: - GV viết lên bảng chữ b và nói đây là chữ b (bờ) - GV phát âm : bờ a) Nhận diện chữ: - GV lại viết chữ b và nói: chữ e gồm hai nét : nét khuyết trên và nét thắt - So sánh chữ b với chữ e đã học + Giống nhau : nét thắt của e và nét thắt trên của b + Khác nhau : chữ b có thêm nét thắt - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV kết luận b) Ghép chữ và phát âm: - GV : chữ b đi đôi với âm và chữ e cho ta tiếng be - GV viết bảng chữ be và hướng dẫn HS ghép tiếng be trong SGK - GV hỏi về vị trí của b và e trong be - GV phát âm mẫu tiếng be - Gv chữa lỗi phát âm cho HS - GV chỉ bảng cho HS tập phát âm - GV theo dõi chữa lỗi cho HS - Hướng dẫn HS tìm thêm trong thực tế tiếng có âm b c) Hướng dẫn viết trong bảng con: - GV hướng dẫn viết chữ vừa học - GV viết mẫu lên bảng : b trong khung ô li, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết - GV lưu ý sữa chữa cho HS - GV hướng dẫn viết tiếng có chữ vừa học - GV hướng dẫn HS viết vào bảng con (lưu ý nét nối ) - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận IV. Củng cố: - Hôm nay các em học bài gì ?. - Trả lời. - Học sinh lắng nghe - HS phát âm đồng thanh bờ - Lắng nghe - Nối tiếp nhắc lại tên bài - HS theo dõi. - HS phát âm theo : bờ - HS theo dõi. - HS thảo luận và trả lời câu hỏi - Trả lời. - Trả lời. - Học sinh nhận xét - Lắng nghe - Thực hiện theo yêu cầu GV - Trả lời. - HS đọc theo (cá nhân, tổ, lớp) - Chú ý. - HS tập phát âm nhiều lần (HS đọc cá nhân) - Chú ý. - HS theo dõi. - HS viết vào bảng con chữ b. - Chú ý - HS viết - HS viết vào bảng con : be - Học sinh nhận xét - Trả lời : bài âm “b" (tiết 1).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Cho HS thi đọc và viết lại âm b - Nhận xét. Tuyên dương - Giáo dục HS viết âm e phải cẩn thận, trình bày vở sạch đẹp, yêu thích phân môn học vần… V. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị tiết sau. - Đại diện nhóm bàn thi đua - Nhận xét. - HS lắng nghe.. - Học sinh lắng nghe. Tiết 2 I. Ổn định: II. Kiểm tra kiến thức vừa học: - Cho HS đọc lại âm b - Cho HS đọc lại âm b - Nhận xét. Tuyên dương III. Bài mới Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS lần lượt phát âm b và tiếng be - GV theo dõi và sữa lỗi cho HS b) Luyện viết: - GV vừa viết vừa hướng dẫn HS tô - Cho HS tập tô - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận c) Luyện nói: - Chủ đề luyện nói : việc học tập của cá nhân - GV nêu câu hỏi gợi ý thích hợp : + Ai đang học bài ? Ai đang tập viết ? + Bạn voi đang làm gì ? + Bạn ấy có biết đọc chữ không ? + Ai đang kẻ vở ? + Hai bạn gái đang làm gì ? - Các bức tranh này có gì giống nhau và khác nhau ? - Bức tranh này có gì giống và khác nhau? - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận IV. Củng cố : - Hôm nay các em học bài gì ? - GV cho HS thi đọc và viết lại âm b - GV nhận xét, Tuyên dương - Giáo dục HS viết âm b phải cẩn thận, trình bày vở sạch đẹp, yêu thích phân môn học vần… V. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài, xem trước bài kế tiếp. - Hát - 2 HS đọc - 2 HS viết, lớp viết bảng con. - HS vừa nhìn chữ vừa phát âm b, tiếng be - HS theo dõi. - HS tập tô b, be - Học sinh nhận xét - Chú ý. - Chú ý. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Giống nhau : Ai cũng tập trung vào học tập. Khác nhau : các loài khác nhau, các công việc khác nhau. - Học sinh nhận xét - Trả lời : bài âm “b" (tiết 2) - Đại diện tổ thi đọc và viết lại âm b - Nhận xét. - HS lắng nghe.. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Học vần. Bài 3: DẤU SẮC ( / ) A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:. - HS nhận biết được dấu và thanh sắc ( / ) - Đọc được : bé - Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. B. ĐỒ DÙNGDẠY HỌC: - Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, tranh minh họa… - Học sinh : SGK, vở, bộ thực hành ghép chữ, bảng con… C. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Tiết 1 Hoạt động của GV I. Ổn định: II. Kiểm tra Bài cũ: - Cho HS viết chữ b và đọc tiếng be. - Gọi 2 - 3 HS lên bảng chỉ chữ b trong tiếng : bé, bê, bóng, bà, (bảng). - Nhận xét. Tuyên dương III. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi. - Các tranh này vẽ ai ? Và vẽ gì ? - GV giải thích : bé, cá lá, chuối, chó, khế là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh (/ ). GV chỉ dấu ( / ) trong bài, cho HS phát âm - Hôm nay các em tìm hiểu tiết học vần bài âm “b" - Ghi bảng tên bài. a) Nhận diện dấu : - GV lại viết dấu sắc và nói : dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải - GV đưa ra dấu sắc trong bộ chữ cái để HS có ấn tượnng nhớ lâu - GV hỏi : dấu sắc giống cái gì ? - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận b) Ghép chữ và phát âm: - GV nói : các em đã học chữ e và b và tiếng be. Khi thêm dấu sắc vào be ta được tiếng bé - GV viết lên bảng chữ bé và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bé trong SGK - GV phát âm mẫu tiếng bé - GV chữa lỗi phát âm cho HS - GV chỉ bảng cho HS tập phát âm tiếng bé nhiều lần - GV chữa lỗi cho HS qua lần đọc cá nhân.. Hoạt động của HS - Hát vui - 2 HS đọc - 2 HS lên bảng chỉ. - Thảo luận và trả lời câu hỏi - Phát âm đồng thanh các tiếng có thanh sắc (/) - Lắng nghe - Nối tiếp nhắc lại tên bài - Chú ý. - Theo dõi - HS thảo luận và trả lời (cái thước đặt nghiêng) - Học sinh nhận xét - Học sinh lắng nghe - HS thảo luận và trả lời về vị trí của dấu sắc trong tiếng bé: dấu sắc được đặt trên chữ e - HS đọc theo GV: bé - HS sửa lỗi - HS nhìn bảng tập phát âm tiếng bé nhiều lần - HS thảo luận nhóm để tìm các hình ở trang.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận c) Hướng dẫn viết dấu thanh ở bảng : - GV hướng dẫn viết dấu thanh vừa học - GV viết mẫu lên bảng dấu sắc theo khung ô li, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết - GV uốn nắn cho HS viết đúng - GV hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh vừa học: - GV hướng dẫn HS viết vào bảng con tiếng bé. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận VI. Củng cố: - Hôm nay học bài gì ? - Cho HS đọc lại dấu sắc, âm vần vừa mới học. - Giáo dục HS viết âm e phải cẩn thận, trình bày vở sạch đẹp, yêu thích phân môn học vần… V. Dặn dò - Nhận xét. - Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị tiết tiếp theo.. 8 thê hiện tiếng bé (bé, cá, thổi ra các bong bóng be bé, con chó cũng bé nhỏ) - Học sinh nhận xét - HS viết lên mặt bàn bằng ngón trỏ - HS viết bảng con dấu sắc. - Chú ý. - HS viết vào bảng con : bé - Học sinh nhận xét - Trả lời : bài dấu sắc “/" (tiết 1) - HS đọc. - HS lắng nghe.. - Học sinh lắng nghe. Tiết 2 I. Ổn định: II. Kiểm tra kiến thức vừa học: - Gọi HS đọc và viết lại dấu sắc, âm, vần mới học - Nhận xét. Tuyên dương III. Bài mới Luyện tập: a) Luyện đọc: GV cho HS tập phát âm tiếng “bé”. GV theo dõi và sữa lỗi cho HS - Cho HS đọc, phát âm - Nhận xét. Tuyên dương b) Luyện viết: - GV vừa nói vừa hướng dẫn HS viết (/) - Cho HS tập tô - Nhận xét. Tuyên dương. c) Luyện nói: - Bài luyện nói : Bé nói về các sinh hoạt thường gặp của các bé tuổi đến trường - GV đưa ra các câu hỏi gợi ý : + Quan sát tranh các em thấy những gì ? + Các bức tranh này có gì giống nhau ? + Các bức tranh này có gì khác nhau ? + Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao ? - GV phát triển chủ đề luyện nói :. - Hát vui. - 3 HS thực hiện đọc và viết vào bảng con. - HS lần lượt phát âm tiếng “bé” (vừa nhìn chữ vừa phát âm) - HS đọc, phát âm theo cá nhân, nhóm, bàn) - Nhận xét. - Chú ý - HS tập tô trong vở tập viết. - HS quan sát tranh rồi lần lượt thảo luận để trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS chú ý.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Em và bạn em ngoài các hoạt động kể trên còn những họat động nào khác nữa ? + Ngoài giờ học tập em thích làm gì ? + Em đọc lại tên của bài này. - Cho HS tập luyện nói - Cho HS trình bày - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận IV. Củng cố: - Hôm nay học bài gì ? + GV cho HS thi đọc và viết lại dấu (/) + HS tìm dấu thanh và tiếng vừa học - Giáo dục HS viết dấu (/) phải cẩn thận, trình bày vở sạch đẹp, yêu thích phân môn học vần… V. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học lại bài - Chuẩn bị bài tiếp theo.. - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS đọc - HS tập luyện nói theo nhóm đôi - HS trình bày - Học sinh nhận xét - Trả lời : bài dấu sắc “/" (tiết 2) - Đại diện tổ thi đua - Đại diện tổ thi tìm - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. Kể chuyện. Rùa và Thỏ A. MỤC TIÊU : - Kể được một đoạn câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện : Chớ nên chủ quan, kêu ngạo. - HS khá,giỏi kể được 2 - 3 đoạn của câu chuyện. * Giáo dục kĩ năng sống: - Xác định giá trị (biết tôn trọng người khác) - Tự nhận thức bản thân (biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân). - Lắng nghe, phản hồi tích cực. B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, tranh minh họa câu chuyện… - Học sinh : SGK, vở, sự chuẩn bị bài... C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh I. Ổn định : - Hát vui II. Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra - Nhận xét. Nhận xét chung bàn. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em được nghe câu - HS lắng nghe. chuyện “Rùa và thỏ”. - Ghi bảng tên bài. - Nối tiếp nhắc lại tên bài 2. Các hoạt động : a. Giáo viên kể chuyện : - GV kể toàn bộ câu chuyện lần thứ nhất - Học sinh nghe kể toàn bộ câu chuyện - GV kể câu chuyện lần 2 kết hợp tranh để học sinh - Học sinh lắng nghe ghi nhớ chi tiết câu chuyện..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Câu chuyện có những nhân vật nào ? - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV kết luận b. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn theo tranh. - GV gợi ý để HS tự kể : * Tranh 1 : Cho HS quan sát tranh và hỏi : Rùa đang làm gì ? Thỏ nói gì với rùa.. - Các nhân vật: Rùa, Thỏ - Nhận xét.. - Lớp quan sát tranh và trả lời : Rùa đang cố sức tập chạy. Chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy - HS tiếp tục quan sát tranh và trả lời * Tranh 2 : Rùa trả lời thỏ ra sao ? câu hỏi. Thỏ đáp lại như thế nào ? * Tranh 3 : Trong cuộc thi,rùa đã chạy như thế - HS tiếp tục quan sát tranh và trả lời câu hỏi. nào ? Còn thỏ làm gì ? * Tranh 4 : Ai đã đến đích trước ? Vì sao thỏ nhanh - HS tiếp tục quan sát tranh và trả lời câu hỏi. nhẹn mà lại thua rùa ? - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV - Học sinh nhận xét kết luận c. Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện : - HS tập kể chuyện theo nhóm - GV cho HS tập kể chuyện theo phân vai - Các nhóm lên kể theo phân vai : Rùa - Tổ chức các nhóm thi kể theo cách phân vai. và thỏ, người dẫn chuyện. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV - Học sinh nhận xét kết luận d. Tìm hiểu ý nghiã câu chuyện : - Thỏ thua rùa vì chủ quan kiêu ngạo, - Vì sao thỏ thua rùa ? coi thường bạn - Khuyên chớ chủ quan kiêu ngạo như - Câu chuyện này khuyên các em điều gì thỏ sẽ thất bại - Học sinh nhận xét - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét.  Kết luận : Câu chuyện rùa và thỏ khuyên chúng ta - Học sinh lắng nghe không nên như thỏ : không nên chủ quan kiêu ngạo, mà nên học tập rùa dù chậm chạp nhưng nhẫn nại, kiên nhẫn nhất định sẽ thành công. IV. Củng cố : - Thỏ và rùa. - Vừa rồi các em nghe câu chuyện gì ? - Rùa chậm nhưng kiên nhẫn. - Vì sao ta cần học tập rùa ? - Không nên chủ quan,phải nhẫn nại - Câu chuyện khuyên ta điều gì ? như rùa. - Giáo dục học sinh làm việc gì cũng không nên chủ - HS lắng nghe. quan, phải kiên nhẫn làm thì mới đạt kết quả tốt… V. Dặn dò : - Học sinh lắng nghe - Nhận xét tiết học. - Tổng kết, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở những em chưa chú ý. - Về nhà tập kể lại câu chuyện. - Chuẩn bị câu chuyện tuần sau.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Tập đọc. TRƯỜNG EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : Cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường. - Hiểu nội dung bài : Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK - HS khá, giỏi tìm được câu, nói được tiếng có vần ai, ay; biết hỏi đáp theo mẫu về trường lớp của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : SGV, SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói… - Học sinh : SGK, vở, sự chuẩn bị bài… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH I. Ổn định : - Hát vui II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn. - Nhận xét. Nhận xét chung III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - Giáo viên nêu : Sau giai đoạn học âm vần, các - HS lắng nghe em biết chữ, biết đọc, biết viết. Bắt đầu từ hôm nay các em sẽ luyện đọc, viết, nghe, nói theo các chủ điểm : “ Nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước”. - GV treo tranh và hỏi; Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Cả lớp chú ý, trả lời, lắng nghe giới thiệu Trường học có những ai ? Trường học dạy chúng ta điều gì ? Mở đầu chủ điểm nhà trường các em sẽ học bài : “Trường em.” - Ghi bảng tên bài. - Nối tiếp nhắc lại tên bài 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc : - GV đọc mẫu lần 1 : Giọng đọc chậm rãi nhẹ - HS nghe GV đọc nhàng * Hướng dẫn học sinh luyện đọc : - Luyện đọc từ ngữ : Cô giáo, bạn bè, thân - Nêu các từ ngữ khó đọc thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường. + GV ghi từ ngữ lên bảng, gọi HS đọc - 5 HS đọc, lớp đồng thanh - Phân tích tiếng khó, rồi dùng bộ chữ ghép các - Trường : Có tr đứng trước, vần ương đứng từ : “Trường, cô giáo…” sau, dấu huyền trên âm ơ... - Giải nghĩa từ khó : + Ngôi nhà thứ hai : Trường học giống như - HS giải nghĩa một ngôi nhà vì ở đây có những người gần gũi, thân yêu, thân thiết. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. - Học sinh nhận xét GV kết luận * Luyện đọc câu : - Hỏi HS bài có mấy câu. GV đánh dấu câu - HS trả lời - Mỗi câu cho 2 HS đọc, mỗi nhóm đọc 1 câu..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> HS đọc theo nhóm nối tiếp - Nhận xét. Tuyên dương * Luyện đọc đoạn, bài : - Bài tập đọc có mấy đoạn ? - GV ghi tóm tắt 3 đoạn. - Gọi HS đứng lên đọc đọc theo nhóm 3 HS - Thi đọc trơn cả bài. - GV nhận xét, tuyên dương 3. Ôn các vần ai, ay : - Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay. - Phân tích tiếng : Hai, mái, hay ? - Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay. + Gọi HS đọc câu mẫu SGK. + Cho HS tìm tiếng có vần ai, ay. * Giải lao : Cho lớp hát. - Nói câu chứa tiếng có vần ai, ay. - Nhận xét. Tuyên dương IV. Củng cố : - Tiết tập đọc vừa rồi các em học bài gì ? - Cho HS thi đọc lại bài - Giáo dục HS yêu quý trường học, thầy cô, bạn bè… V. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị tiết sau. Tiết 2 I. Ổn định : - Cho lớp hát II. Kiểm tra kiến thức vừa học : - Tiết tập đọc vừa rồi các em học bài gì ? - Gọi HS đứng lên nối tiếp đọc mỗi em một đoạn. - Gọi 1 HS đứng lên đọc cả bài. - Nhận xét, tuyên dương. III. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói : 1. Tìm hiểu bài : - GV đọc mẫu toàn bài lần 2. yêu cầu học sinh đọc lại và trả lời câu hỏi : Đoạn 1 : Trường học được gọi là gì ? Đoạn 2 : Trường học gọi là ngôi nhà thứ hai của em. Vì sao ?. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. - GV gợi ý HS nêu nội dung bài - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng.. - Nhận xét. - 3 đoạn. - Chú ý - Lần lượt 3 - 4 nhóm đứng lên đọc. - HS thi đọc - Nhận xét. - Hai, mái ….dạy - 3 HS phân tích. - Con nai, máy bay. - 2HS đoc câu mẫu ở SGK - HS quan sát bức tranh đọc câu mẫu - HS hát - HS nói câu chứa tiếng có vần ai, ay. - Nhận xét bạn - “Trường em (tiết 1)” - Đại diện nhóm tổ thi đọc - Học sinh lắng nghe - Lắng nghe. - Hát vui - Trường em - 3 HS đọc. - 1 HS đọc. - HS đặt câu hỏi, có thể gọi HS trả lời. - Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. - Vì : + Ở trường có cô giáo hiền như mẹ + Ở trường có nhiều bạn bè thân thiết như anh em. + Trường học dạy em thành người tốt + Trường học dạy em những điều hay. - Nhận xét. - HS nêu nội dung bài - Nhận xét. - HS đọc lại nội dung.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - GV chốt : Ngôi trường là nơi gắn bó thân thiết với các bạn học sinh. - Cho HS đọc lại nội dung bài - Gọi HS nối tiếp đọc các đoạn - GV đọc diễn cảm bài văn. - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp - Cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét. Tuyên dương 2. Luyện nói : Hỏi nhau về trường lớp của mình - Cho HS quan sát tranh : + Bức tranh vẽ cảnh gì ? + Cho HS hỏi, đáp theo các em nghĩ - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV kết luận IV. Củng cố : - Tiết tập đọc hôm nay các em học bài gì ? - Trường học được gọi là gì ? - Vì sao ? - 1 HS nhắc lại nội dung bài. - Cho cả lớp đọc lại bài. - Giáo dục : các em can yêu lớp yêu trường và đối xử tốt với bạn V. Dặn dò : - Nhận xét tiết học - Tuyên dương những em học tốt - Dặn HS về nhà luyện đọc cho lưu loát. - Xem trước bài “Tặng cháu”. - Vài HS đọc lại - 3 HS nối tiếp đọc - Học sinh lắng nghe - 2 HS cùng bàn luyện đọc - Đại diện nhóm thi đọc. - Nhận xét. - Quan sát + Hai bạn đang nói chuyện + HS hỏi, đáp theo các em nghĩ - Học sinh nhận xét - “Trường em (tiết 2)” - Trả lời - 1HS nêu - Nhắc lại theo yêu cầu GV. - HS đọc - Lắng nghe - Lắng nghe và ghi nhớ. Tập viết. TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN A. MỤC TIÊU : - Tô được các nét cơ bản theo vở Tập viết 1, tập 1. - HS khá giỏi có thể viết được các nét cơ bản. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Giáo viên : SGK, mẫu các nét cơ bản viết mẫu, bảng phụ... - Học sinh : SGK, vở tập viết, bảng con, bút, phấn... C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH I. Ổn định tổ chức : - Lớp hát II. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn. sinh - Nhận xét. Nhận xét chung III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu: Tiết tập viết đầu - Học sinh quan sát lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> năm lớp 1 các em cùng học là bài “Tô các nét cơ bản”. - Ghi bảng tên bài. 2. Hướng dẫn, quan sát, nhận xét chữ viết mẫu trên bảng. - Nét ngang được viết như thế nào ? - Những nét nào được viết với độ cao 2 li? - Những nét nào được viết với độ cao 5 li? - Nhận xét. Kết luận 3. Hướng dẫn viết bảng con. - GV : Viết mẫu, hướng dẫn qui trình viết. - Nét ngang : Kéo bút ngang từ trái qua phải, rộng 1 ô, không quá dài và không quá ngắn.. - Nối tiếp nhắc lại tên bài - Viết nét ngang kéo từ trái sang phải. - Nét sổ, nét xiên phải, trái, nét móc ngược, xuôi, nét móc hai đầu, nét cong, - Nét khuyết trên, nét khuyết dưới. - Nhận xét. - Học sinh quan sát. - Học sinh viết bảng con nét ngang.. - Nét sổ : Đặt bút từ dòng kẻ 1 kéo thẳng - Học sinh viết bảng nét sổ. xuống đến dòng 3, cao 2 li. - Nét xiên trái: Đặt bút từ dòng kẻ 1 kéo xiên hơi chéo sang trái đến dòng 3, cao 2 li. - Nét xiên phải : Đặt bút từ dòng kẻ 1 kéo xiên hơi chéo sang phải đến dòng 3, cao 2 li. - Nét móc ngược : Đặt bút từ dòng kẻ 1 kéo thẳng xuống 1 nét sổ đến dòng 3 và hất lên đến dòng 2, cao 2 li. - Nét móc xuôi : Đặt bút từ dòng kẻ 2 kéo lên dòng 1 và kéo thẳng đến dòng 3, cao 2 li.. - Học sinh viết bảng nét xiên trái.. - Học sinh viết bảng nét xiên phải.. - Học sinh viết bảng nét móc ngược.. - Học sinh viết bảng nét móc xuôi.. - Nét móc hai đầu : Đặt bút từ dòng kẻ 2 - Học sinh viết bảng nét móc hai đầu. kéo xiên lên đến dòng 1 và kéo xiên sang phải, cao 2 li, kéo ngược lên đến dòng 2 và kết thúc ở dòng kẻ 2. - Học sinh viết bảng nét cong hở phải. - Nét cong hở phải : Đặt bút từ dòng 1, kéo cong qua trái đến dòng 3, cao 2 li. - Nét cong hở trái : Đặt bút dưới dòng 1 - Học sinh viết bảng nét cong hở trái. kéo cong qua phải đến trên dòng kẻ 3, cao 2 li. - Nét cong kín : Đặt từ dòng 1 kéo cong - Học sinh viết bảng nét cong kín qua trái, qua phải, dừng bút tại điểm đầu, cao 2 li. - Nét khuyết trên : Cao 5 li đặt bút từ - Học sinh viết bảng nét khuyết trên.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> dòng 2 xiên qua phải, vòng qua trái và kéo thẳng xuống đến dòng 1 - Nét khuyết dưới : Cao 5 li, đặt bút từ - Học sinh viết bảng nét khuyết dưới dòng kẻ 6 kéo thẳng xuống đến dòng 1 qua trái, dừng lại ở dòng 5. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý - Học sinh nhận xét đúng. GV kết luận 4. Luyện viết : - Học sinh viết vào vở tập viết - Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên thu vở chữa một số bài. - Nhận xét cụ thể từng bài. Tuyên dương IV. Củng cố : - Hôm nay học bài gì ? - GV hỏi lại HS một số kiến thức vừa học. - Cho HS thi đua viết các nét cơ bản - Nhận xét. Tuyên dương - Giáo dục học sinh phải viết đúng các nét cơ bản, trình bày sạch đẹp, yếu thích viết chữ… V. Dặn dò : - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết đúng, đẹp, ngồi đúng tư thế, có ý thức tự giác học tập. - Dặn HS về nhà tập viết trong vở Tập viết - Xem trước bài tiếp theo. - Nhận xét. - “Tô các nét cơ bảng” - Nhắc lại theo yêu cầu GV. - Đại diện tổ thi đua viết các nét cơ bản. - Học sinh lắng nghe. - Lắng nghe và ghi nhớ. Thủ công GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG I. Yêu cầu cần đạt : - HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (thước kẻ, hồ dán) để học thủ công.. - Biết một số loại vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo, giấy vở học sinh; lá cây. II. Chuẩn bị : - Giáo viên: các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để dạy thủ công như: kéo, hồ dán, thước kẻ… - Học sinh: Vở, dụng cụ để học thủ công… III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định : - Hát vui 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS :.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Nhận xét. Nhận xét chung 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : - Tiết thủ công đầu tiên các em tìm hiểu là bài “Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ thủ công”. - Ghi bảng tên bài. 3.2. Các hoạt động : * Hoạt động 1 : Giới thiệu giấy, bìa: - Giấy, bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như : Tre, nứa, bồ đề… Để phân biệt giấy, bìa GV giới thiệu quyển vở hay quyển sách : Giấy là phần bên trong, mỏng, bìa được đóng phía ngoài dày hơn. Sau đó GV giới thiệu giấy màu để học thủ công, mặt trước là các màu : xanh, đỏ, tím, vàng… mặt sau có kẻ ô. - Nhận xét chung * Hoạt động 2 : Giới thiệu dụng cụ học thủ công : - Thước kẻ : Thước kẻ được làm bằng gỗ hay nhựa, thước dùng để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số - Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng thường dùng loại bút chì cứng. - Kéo : dùng để cắt giấy, bìa, khi sử dụng cần chú ý tránh gây đứt tay - Hồ dán : dùng để dán giấy, dán thành phẩm hoặc sản phẩm. Hồ dán được chế biến từ bột sắn có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa. - GV yêu cầu HS nhắc lại các dụng cụ trên - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV kết luận 4. Củng cố : - Hôm nay các em học thủ công bài gì ?. - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn. - Học sinh quan sát lắng nghe. - Nối tiếp nhắc lại tên bài - HS quan sát quyển sách, vở của GV giới thiệu. - HS quan sát giấy màu để tiến hành học thủ công. - HS lần lượt quan sát từng dụng cụ học thủ công do GV đưa ra giới thiệu. - Cá nhân nhắc lại - Học sinh nhận xét. “Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ thủ công”. - Cho HS thi đua nêu công dụng của: thước kẻ, - Đại diện tổ thi đua nêu kéo, hồ dán. - Nhận xét. Tuyên dương - Nhận xét. - Giáo dục học sinh nắm công dụng của các - HS lắng nghe. dụng cụ trên, biết bảo quản đồ dùng học tập tốt, yêu thích học thủ công… 5. Tổng kết - dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Dặn HS về xem lại bài - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tự nhiên và Xã hội.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> BÀI 1 : CƠ THỂ CHÚNG TA A. Yêu cầu cần đạt : * Sau bài học này, HS biết : - Nhận ra 3 phần chính của cơ thể là: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như : tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng bụng. - Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể. - Rèn luyện thói quen ham thích họat động để cơ thể phát triển tốt. B. Đồ dùng dạy - học : - Giáo viên : SGK, VBT, các hình trong bài 1 SGK. - Học sinh : SGK, VBT, sự chuẩn bị bài… C. Hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định tổ chức : - Hát vui II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Học sinh đem đồ dùng học tập để ra - Nhận xét. Nhận xét chung bàn. III. Bài mới : 1.Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu bài : Tiết tự nhiên và xã hội - Học sinh lắng nghe. đầu tiên chúng ta tìm hiểu là bài “Cơ thể chúng ta” - Ghi bảng tên bài. - Nối tiếp nhắc lại tên bài 2. Hướng dẫn học sinh vào các hoạt động : * Hoạt động 1 : Quan sát tranh (trang 4 SGK) + Mục tiêu : Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. + Cách tiến hành: - GV đưa ra chỉ dẫn : Quan sát các cá hình ở trang - HS quan sát hình ở trang 4 SGK rồi 4 SGK. Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài chỉ và nói tên cac bộ phận bên ngoài của cơ thể. của cơ thể. ▪ Bước 1: - HS hoạt động theo cặp ▪ Bước 2: - Hoạt động của cả lớp - GV cho HS xung phong nói tên các bộ phận của - HS xung phong nói tên các bộ phận cơ thể. của cơ thể. - Động viên các em thi nhau nói. Nếu các em nói được nhiều và chỉ đúng các bộ phận bên ngoài của cơ thể thì tuyên dương các em. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV - Học sinh nhận xét kết luận * Hoạt động 2: Quan sát tranh (trang 5) + Mục tiêu: HS quan sát tranh - HS quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết ▪ Bước 1 : được : - Hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình - HS nói việc làm các bạn nhỏ trong đang làm gì? hình. - Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình - Cơ thể chúng ta gồm ba phần là : các em hay nói với nhau xem cơ thể của chúng ta mình, đầu và tay chân. gồm có mấy phần ? - Chia nhóm, cho HS thảo luận - HS thảo luận theo nhóm 2.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Cho các nhóm trình bày - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV kết luận ▪ Bước 2 : - GV đưa ra yêu cầu : Ai hoặc nhóm nào có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình, và tay chân như các bạn trong hình ? - Cho các nhóm tiến hành tập diễn từng hoạt động của đầu, mình, và tay chân như các bạn trong hình. - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét - Các nhóm chú ý theo dõi. - Các nhóm tiến hành tập diễn từng hoạt động của đầu, mình, và tay chân như các bạn trong hình - Cho các nhóm lên diễn hoạt động trong hình - Đại diện nhóm lên diễn - Nhận xét. Tuyên dương - Nhận xét bạn - GV đưa ra câu hỏi : Cơ thể ta gồm có mấy phần ? - Trả lời cá nhân - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. - Học sinh nhận xét * Kết luận: Cơ thể chúng ta có 3 phần : đầu, mình, - HS lắng nghe. và tay chân. - Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc - Lắng nghe nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. * Hoạt động 3: Tập thể dục + Mục tiêu : Gây hứng thú rèn luyện thân thể + Cách tiến hành: - Một số em biểu diễn. ▪ Bước 1 : GV hướng dẫn cả lớp học bài hát. “Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này là hết mệt mỏi”. ▪ Bước 2 : GV làm mẫu từng động tác, vừa làm - Cả lớp quan sát vừa hát. HS làm theo. (Khi hát “Cúi mãi mỏi lưng, GV cúi gập người rồi đứng thẳng lưng dậy. - “ Viết mãi mỏi tay ”, GV làm động tác tay, bàn tay, ngón tay. - “Thể dục thế này”, GV nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phải. - “Là hết mệt mỏi”, GV đưa chân trái, đưa chân phải.) ▪ Bước 3: GV gọi một HS lên đứng trước lớp, - Thực hiện theo yêu cầu GV. thực hiện các động tác thể dục để cả lớp nhìn theo và cùng làm. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng. GV - Học sinh nhận xét kết luận IV. Củng cố: - Hôm nay học bài gì ? - “Cơ thể chúng ta”. - Cơ thể ta gồm có mấy phần ? - Vài em trả lời - Giáo dục học sinh ham thích họat động để cơ thể - HS lắng nghe. phát triển tốt, thích học môn Tự nhiên và Xã hội… V. Dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Lắng nghe và ghi nhớ - Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> bài 2 “ Chúng ta đang lớn.”. 1. THÔNG TIN VỀ BỘ GIÁO ÁN LỚP 1 : - Giáo án soạn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Nhận xét, đánh giá học sinh theo thông tư 22/2016 của Bộ Giáo Dục. - Trong giáo án có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. - Trong giáo án có lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. - Trong giáo án có lồng ghép giáo dục bảo vệ biển đảo. - Giáo án soạn chi tiết, chuẩn in. - Giáo án không bị lỗi chính tả. - Bố cục giáo án đẹp. - Giáo án được định dạng theo phong chữ Times New Roman - Cỡ chữ : 13 hoặc 14 * Đảm bảo uy tín, chất lượng. 2. HÌNH THỨC GIAO DỊCH NHƯ SAU : - Bên mua giáo án : chuyển tiền qua tài khoản bên bán giáo án theo thoả thuận hai bên chấp nhận. (chuyển qua thẻ ATM) - Bên bán giáo án : sẽ chuyển File giáo án cho bên mua giáo án đúng như hai bên thoả thuận. (gửi qua mail). 3. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ ĐỂ TRAO ĐỔI THÔNG TIN : - Quý thầy, cô muốn mua bộ giáo án thì liên hệ gặp : Quốc Kiệt. - Điện thoại : 01686.836.514 (gọi điện trao đổi để rõ hơn)..

<span class='text_page_counter'>(32)</span>

<span class='text_page_counter'>(33)</span>

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

<span class='text_page_counter'>(36)</span>

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

<span class='text_page_counter'>(38)</span>

<span class='text_page_counter'>(39)</span>

<span class='text_page_counter'>(40)</span>

<span class='text_page_counter'>(41)</span>

<span class='text_page_counter'>(42)</span>

<span class='text_page_counter'>(43)</span>

<span class='text_page_counter'>(44)</span>

<span class='text_page_counter'>(45)</span>

<span class='text_page_counter'>(46)</span>

×