Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

van 8 tuan 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.02 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 2 Tiết: 5, 6. Ngày soạn: 24/08/2017 Ngày dạy: 28/08/2017 Văn bản: TRONG LÒNG MẸ (Trích: Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng -. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Có được những kiến thức sơ giản về thể loại văn hồi kí. - Thấy được đặc điểm của thể loại văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1.Kiến thức: - Khái niệm thể loại hồi kí. - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” - Ngôn ngữ miêu tả tâm trạng tinh tế. - Hiểu được ý nghĩa giáo dục: Những thành kiến cổ hủ nhỏ nhen độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng. 2. Kỹ năng: - Bước đầu biết đọc - hiểu một văn bản hồi kí. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. 3.Thái độ: - Giáo dục hs những tình cảm nhỏ nhen, cổ hủ không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng. C. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh - Lớp 8A1 - Vắng: (P;………………..….……; KP;…………………………….) - Lớp 8A2 - Vắng: (P;…………..…………….; KP;……..…..………….………) 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Do hoàn cảnh sống của mình, Nguyên Hồng sớm thấm thía nỗi cơ cực và gần gũi những người nghèo khổ. Những ngày thơ ấu là tập hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng - Nhân vật chính - Tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo . . . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu chung (?) Cho biết vài nét về tác giả Nguyên Hồng? (?) Trong lòng mẹ được trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? - Hs: Trả lời. - Gv: giải nghĩa từ hồi kí, định nghĩa thể loại hồi kí.. NỘI DUNG BÀI DẠY I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: Nguyên Hồng (1912-1982) là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác về thể loại tiểu thuyết, kí và thơ. 2.Tác phẩm: - Xuất xứ: Trích chương IV tập Những ngày thơ ấu. - Thể loại: Hồi kí là thể văn ghi chép lại những biến cố xảy ra trong quá khứ mà tác.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn Đọc – Hiểu văn bản: - Giáo viên hướng dẫn HS đọc - Nhận xét Cho HS tìm hiểu những chú thích Sgk/15 (?) Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? - Phần 1: . . . người ta hỏi đến chứ ?”: Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng; ý nghĩ và cảm xúc của bé Hồng về người mẹ bất hạnh. - Phần 2: Còn lại: cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh . (?) Trong khi nói chuyện về mẹ với bé Hồng, người cô có vẻ mặt, giọng nói như thế nào? (?) Tại sao bà cô lại không phải là lo lắng hỏi, nghiêm nghị hỏi, hay âu yếm hỏi? (?) Người cô lại có những hành động gì, ánh mắt như thế nào? Hành động ấy chứng tỏ điều gì ở người cô này? Giọng nói ngọt, bình thản mà mỉa mai, con mắt long lanh chằm chặp đưa nhìn chú bé  Chứng tỏ muốn kéo đứa cháu đáng thương vào trò chơi ác độc đã dàn tính sẵn (?) Khi chú bé đã im lặng cúi đầu, khoé mắt đã cay cay, lòng đã thắt lại; người cô có hành động, cử chỉ gì? Bà ta muốn gì khi nói rằng mẹ chú đang phát tài và nhất là cố ý phát âm hai tiếng “em bé” ngân dài thật ngọt ?  Bà cô thật là cay nghiệt, cao tay trước chú bé đáng thương và bị động. (?) Cuộc đối thoại chưa ngừng, người cô vẫn tiếp tục hành động, bà cô lại tiếp tục làm gì? Khi thấy cháu tức tưởi, phẫn uất đến đỉnh điểm - Hạ giọng, vỗ vai, nhìn vào mặt nghiêm nghị, tỏ vẻ thương xót  Đến đây sự giả dối, thâm hiểm mà trơ trẽn của người cô đã phơi bày toàn bộ. (?) Qua cuộc đối thoại em thấy nhân vật bà cô là người như thế nào TIẾT 2 (?) Mới đầu nghe bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ không thì bé Hồng có ý nghĩ, cảm xúc gì? - Trong ký ức chú bé sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ . (?) Vì sao ban đầu chú cúi đầu không đáp và sau đó lại cũng đã cười và đáp lại? (?) Sau lời hỏi thứ hai của người cô, chú bé. giả vừa là người kể vừa là người chứng kiến II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN : 1. Đọc – tìm hiểu nghĩa từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 2 phần b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. c.Phân tích c1. Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng: - Cười hỏi, giọng nói ngọt ngào - Hỏi luôn, giọng vẫn ngọt - Liền vỗ vai cười  cười rất kịch. - Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ.  Lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ .. c2.Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh: + Thái độ của bé Hồng khi đối thoại với người cô: - Cúi đầu không đáp, sau đó cười và đáp lại - Lòng chú bé thắt lại, khoé mắt đã cay cay. - Cười dài trong tiếng khóc” để hỏi lại  Thể hiện sự kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng. - Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, muốn cắn, nhai nghiến cho kì nát vụn những cổ tục đày đoạ mẹ mình.  Tâm trạng đau đớn, uất ức đến cực điểm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> như thế nào? Sau lời hỏi thứ ba? (?) Khi nghe bà cô tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình thì bé Hồng có phản ứng gì? (cổ họng nghẹn ứ . . .) Phản ứng đó thể hiện điều gì xảy ra trong tâm trạng của chú? - Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp cuả mẹ mình. (?) Khi nhìn thấy mẹ đang ngồi trên xe, bé Hồng đã phản ứng như thế nào? Phản ứng đó thể hiện điều gì? (Khát khao mãnh liệt – Mẹ như dòng suối đột ngột hiện ra giữa sa mạc khô cằn – GV bình chi tiết này).. => Là chú bé bản lĩnh, rất yêu thương, tin tưởng mẹ.. + Cảm giác khi gặp lại và được nằm trong lòng mẹ: Khi nhìn thấy mẹ trên xe: - Đuổi theo gọi, bối rối - Thở hồng hộc, đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại - Oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Khi nằm trong lòng mẹ: - Thấy gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, da mịn - Cảm giác bao lâu đã mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. - Hơi ấm từ quần áo, hơi thở mẹ thơm tho, (?) Nhân vật “Tôi” diễn tả cảm xúc của mình êm dịu lạ thường. khi nằm trong lòng mẹ như thế nào? Theo em - Không còn nhớ mẹ đã hỏi gì. đó là cảm giác gì? Có thể nói về cảm giác đó - Không mảy may nghĩ ngợi gì. của cậu bé Hồng bằng những mĩ từ nào? + Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa  Trong lòng của bé Hồng lúc này là một thế con khi ở trong lòng mẹ được Nguyên Hồng giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng dịu dàng kỷ niệm và ăm ắp tình mẫu tử những rung động vô cùng tinh tế. Nó tạo ra  Cảm giác sung sướng đến cực điểm của một không gian của ánh sáng, màu sắc, của một tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Nó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi 3. Tổng kết: sinh, một thế giới dịu dàng kỷ niệm và ăm ắp a.Nghệ thuật: Tạo dựng được mạch truyện tình mẫu tử. tự nhiên chân thật. Kết hợp kể chuyện với - Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, đặc biệt là miêu tả biểu cảm. Khắc họa nhân vật qua phần cuối này, là bài ca chân thành và cảm lời nói, hành động. động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. b. Nội dung: Ghi nhớ/ SGK/21 (?) Qua văn bản trích giảng, em hiểu thế nào *Ý nghĩa văn bản: Tình mẫu tử là mạch là hồi ký? nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong Giáo viên gọi học sinh đọc phần chú thích ở tâm hồn con người. SGK/3. HOẠT ĐỘNG: 3 Hướng dẫn tự học III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học bài, đọc một vài đoạn văn ngắn trong *Bài cũ: - Học thuộc lòng ý nghĩa văn bản. đoạn trích. - Phân tích tâm trạng của Hồng khi gặp lại - Tìm hiểu thêm về tình yêu thương của hs với mẹ. bố, mẹ trong gia đình. *Bài mới: Chuẩn bị: “Trường từ vựng”. E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. Tuần: 2 Tiết: 7. Ngày soạn: 27/08/2017 Ngày dạy: 30/08/2017.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tiếng việt: TRƯỜNG. TỪ VỰNG. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một trường từ vụng gần gũi. - Biết cách sử dụng các từ cùng trường tự vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm trường từ vựng. 2. Kỹ năng: - Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng. - Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc - hiểu và tạo lập văn bản. 3.Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ cùng trường để thống nhất chủ đề khi nói, viết tránh lệch lạc. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, thuyết giảng, phân tích ví dụ… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh - Lớp 8A1 - Vắng: (P;………………..….……; KP;…………………………….) - Lớp 8A2 - Vắng: (P;…………..…………….; KP;……..…..………….………) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị bài về nhà của học sinh. 3. Bài mới: Từ bài cũ dẫn vào bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về trường từ vựng. - Cho học sinh đọc đoạn văn sgk / 21 - chú ý các từ in đậm. (?) Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng là người, động vật hay sự vật? (?) Nét chung về nghĩa của nhóm từ trên là gì? (nét nghĩa chung là chỉ bộ phận của cơ thể người) (?) Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng. Vậy theo em, trường từ vựng là gì? - GV cho hs làm BT nhanh – Cho hs thảo luận nhóm theo bàn. 1phút Bài tập nhanh: - Cho nhóm từ: cao, thấp, lùn, lòng khòng, gầy, béo, xác ve, bị thịt….Nếu dùng nhóm trường từ vựng để miêu tả người thì trường từ vựng của nhóm từ trên là gì? (Hình dáng của con người ) - Em cho Vd về trường từ vựng? HS tự trả lời. Lưu ý các khía cạnh khác của trường từ vựng. VD: Cho từ: mắt -Trường từ vựng mắt có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào? + Bộ phận: lòng đen, con ngươi, lông mi,. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Thế nào là trường từ vựng Ví dụ: sgk/21 - Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng…  Nét nghĩa chung: Chỉ bộ phận của cơ thể người. => Trường từ vựng. 2. Ghi nhớ: Sgk /21. * Lưu ý: - Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. - Một trường từ vựng bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> lông mày… + Họat động : trông, nhìn, ngó, dòm + Cảm giác: chói, quáng, hoa… + Đặc điểm: đờ đẫn, mù, tóet … (?) Chỉ rõ từ lọai của mỗi trường từ vựng? Rút ra nhận xét - GV cho hs quan sát sơ đồ trường từ vựng của từ “ Ngọt” (?) Từ “ Ngọt” là từ có một nghĩa hay nhiều nghĩa? Vì sao? (?) Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau không? - Đọc VD d/sgk. (?) Các từ in đậm biểu thi hành động của ai? ( người hay vật) (?) Tác dụng của cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong cuộc sống hằng ngày? (?) Trường từ vựng và cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ khác nhau ở điểm nào? + TTV: Có nét chung về nghĩa…có thể khác nhau về từ loại. Vd “ cây” bộ phận, hình dáng. + CĐKQNTN: có quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng hay hẹp…cùng từ loại. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập. - Cho học sinh thảo luận nhóm sau đó cử đại diện lên bảng làm. - 1/23: Nhớ lại văn bản Trong lòng me, tìm từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” - 2/23: Đặt tên trường từ vựng cho dãy từ cho sẵn ( một bên là bảng phụ - HS điền song song ở bảng đen). - 3/23: Chỉ ra các từ in đậm thuộc trường từ vựng nào?. - 5/23: Các từ lưới, lạnh, phòng thủ đều thuộc từ nhiều nghĩa, căn cứ các nghĩa của từ để xác định mỗi từ có thể thuộc những trường từ vựng nào đó. Phụ đao học sinh yếu, kém. Tìm trường từ vựng chỉ màu sắc, chỉ loại hoa, chỉ tính cách…. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. - Tác dụng của cách chuyển trường từ vựng: Tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ.. II. LUYỆN TẬP: Bài 1/23 - Người ruột thịt: Tôi, thầy tôi, mẹ tôi, cô tôi, anh em tôi. Bài 2/23 a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản c. Hoạt động của chân d.Trạng thái tâm lý. b. Dụng cụ để đựng. e. Tính cách. f. Dụng cụ để viết. Bài 3/23 - Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm: thuộc trường từ vựng chỉ thái độ của con người. Bài 5/23: Mẫu: a/Lưới: - Trường dụng cụ đánh bắt thuỷ sản: lưới, nơm, câu, vó. - Trường đồ dùng các chiến sĩ, lưới chắn B40, võng, tăng, bạt. - Trường các hoạt động săn bắn của con người: lưới, bẫy, bắn… b/Lạnh:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học - Nắm vững trường từ vựng trên cơ sở tính nhiều nghĩa của từ tiếng việt - Tìm các trường từ vựng “ trường học” và “ bóng đá”. - Trường thời tiết và nhiệt độ: lạnh, nóng, ấm. - Trường tính chất thực phẩm: lạnh (đồ lạnh, thịt trâu lạnh), nóng (thực phẩm nóng sốt hoặc có hàm lượng đạm cao) - Trường tính chất tâm lý hoặc tình cảm con người lạnh (tính anh ấy lạnh) ấm (ở gần chị ấy thấy lòng ấm lại) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Bài cũ: Học thuộc ghi nhớ. Lấy thêm các VD minh họa. - Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc một trường từ vựng. - Bài mới: Sọan bài: “Bố cục của văn bản”. E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………. Tuần: 2 Tiết: 8. Ngày soạn: 28/08/2017 Ngày dạy: 31/08/2017 Tập làm văn:. BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1.Kiến thức: - Nắm được bố cục văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục. 2. Kỹ năng: - Sắp xếp các nội dung các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định. - Vận dụng kiến thức về bố cục trong đọc hiểu văn bản. 3.Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc khi xây dựng văn bản kể cả về nội dung lẫn hình thức. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, tích hợp văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ, trực quan, thuyết giảng, học theo góc… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh - Lớp 8A1 - Vắng: (P;………………..….……; KP;…………………………….) - Lớp 8A2 - Vắng: (P;…………..…………….; KP;……..…..………….………) 2. Kiểm tra bài cũ: - Chủ đề của vb là gì? Khi nào một vb được đánh giá là có tính thống nhất chủ đề? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Các em đã được học bố cục và mạch lạc trong văn bản. Vậy các em hãy cho biết bố cục một văn bản gồm mấy phần (HS trả lời). Bài học hôm nay sẽ ôn lại cho các em kiến thức về bố cục của văn bản cũng như cách sắp xếp ý ở thân bài sao cho hợp lý. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về I. TÌM HIỂU CHUNG: bố cục của văn bản 1. Bố cục của văn bản - Gọi hs đọc vb ở mục I sgk /24 a. Phân tích ví dụ: (?) Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng Chỉ ra các phần đó? Nhịệm vụ từng phần? + Phần 1: từ đầu đến danh lợi  Giới thiệu ông Chu b. Kết luận: - Bố cục 3 phần: Văn An. + Phần 2: tiếp theo đến vào thăm  Công lao, uy tín + Mở bài: Nêu chủ đề vb + Thân bài: Có nhiều ý nhỏ trình bày, và tính cách của ông CVA làm sáng tỏ chủ đề. + Phần 3: còn lại  tổng kết chủ đề của vb - Tình + Kết bài: Tổng kết chủ đề cảm của mọi người đối với ông CVA (?) Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong vb?  Các phần đều hướng tới chủ đề (?) Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát: Bố cục của vb gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? Các phần của vb quan hệ với - Ghi nhớ: 1,2 sgk/25 nhau ntn? - HS trả lời - Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/25 - Tìm hiểu cách bố trí, sắp xếp nội dung phần 2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản thân bài của vb. - Nội dung phần thân bài thường được (?) Phần thân bài vb Tôi đi học kể về những sự sắp xếp theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiện nào? kiểu văn bản, chủ đề văn bản, ý đồ giao (?) Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào? - Sắp xếp theo hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu tiếp của người viết. trường đầu tiên của tác giả theo trình tự thời gian. - Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự thời gian, không - Liên tưởng, đối chiếu với những suy nghĩ, cảm gian, sự phát triển của sự việc hay một xúc trong quá khứ và hiện tại. (?) Phân tích những diễn biến tâm trạng của cậu bé mạch suy luận, dòng tình cảm..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hồng ở vb trong lòng mẹ của Nguyên Hồng? (?) Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh …, em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết? (?) Phân tích trình tự sắp xếp các sự việc ở phần thân bài trong vb Người thầy đạo cao đức trọng? - Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao. Các sự việc nói về CVA là người đạo đức, được học trò kính trọng. (?(?) Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào? Các ý trong phần thân bài thường được sắp xep theo trình tự nào? (Hs đọc ghi nhớ sgk) HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập (?) Nêu yêu cầu của bài tập 1? - Gv gợi ý: Trước hết tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện chủ đề. Sau đó phân tích các triển khai chủ đề. - HS về nhà làm những bài còn lại. - Xây dựng bố cục bài văn theo yêu cầu của giáo viên. HOẠT ĐÔNG 3: Hướng dẫn tự học - Đọc ghi nhớ để hiểu rõ bố cục nội dung các phần của văn bản. Làm bài tập 2 để củng cố. - Đọc bài mới, tìm hiểu trước các cách xây dựng đoạn văn.. - Ghi nhớ 3: sgk/25. II. LUYỆN TẬP Bài tập 1: a. Trình bày theo thứ tự không gian: nhìn từ xa – đến gần – đến tận nơi – đi xa dần b. Trình bày ý theo thứ tự thời gian: về chiều, lúc hoàng hôn. - Các ý trong đoạn trích được sắp xếp theo cách diễn giải, ý sau làm rõ bổ sung cho ý trước. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Bài cũ: - Nắm khái niệm bố cục văn bản, nội dung của từng phần. - Cách sắp xếp nội dung của phần thân bài. - Bài mới: Soạn bài mới: “Tức nước vỡ bờ ”. E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×