Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tuan 6 Hoa 8 Tiet 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.98 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần : 6 Tiết : 11. Ngày soạn : 21/9/2017 Ngày dạy : 25/9/ 2017. BÀI 8: BÀI LUYỆN TẬP 1 I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải : 1. Kiến thức : Hệ thống hóa kiến thức về các khái niệm cơ bản : Chất , đơn chất , hợp chất , nguyên tử , nguyên tố hoá học ( kí hiệu hoá học và nguyên tử khối ) và phân tử ( phân tử khối ). 2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng tính toán và làm bài tập. 3. Thái độ : Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống. 4. Năng lực cần hướng đến - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực tính toán. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực giải vận dụng kiến thức hóa học của đời sống. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên và học sinh a. Giáo viên: - Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản đã học. - Một số bài tập vận dụng. b. Học sinh: Ôn lại toàn bộ kiến thức chương I. 2. Phương pháp: Đàm thoại – Thông báo tái hiện – Làm việc cá nhân – Hợp tác nhóm nhỏ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp (1’) Lớp Sĩ số Tên HS vắng học 8A4 8A5 2. Kiểm tra bài cũ: (15’) Câu 1(6đ).Tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi: a. 1H, 1N và 3O. b. 2Na và 1O. c. 1C và 2O Câu 2 (2đ). Cho biết số proton, số electron của nguyên tử Clo:. 17 +. Câu 3 (2đ): Cho các chất sau đây, chất nào là đơn chất? Chất nào là hợp chất? a. Nước do H và O tạo ra. b. Khí Oxi do O tạo ra. c. Kim loại đồng do Cu tạo ra. d. Khí cacbonic do C và O tạo ra. Đáp án: Câu 1:(Mỗi câu đúng đạt 2đ) a. PTK = 1.1 + 1.14 + 3.16 = 63 đvC b. PTK = 2.23 + 1.16 = 62 đvC c. PTK = 1.12 + 2.16 = 44 đvC.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 2:( Mỗi ý đúng đạt 1đ): Số p = 13; Số e = 13; Câu 3: :(Mỗi câu đúng đạt 0,5đ) Đơn chất: Đồng, khí oxi. Hợp chất : Nước, khí cacbonic. 3. Bài mới a.Giới thiệu bài (1’) : Để thấy được mối quan hệ giữa các khái niệm: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, phân tử. Để nắm chắc nội dung các khái niệm này bài học nay các em sẽ làm một số bài tập có liên quan đến các khái niệm. Chúng ta học bài “ Bài luyện tập số 1 ”. b. Các hoạt động chính:. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ (10’) I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ - GV: Theo em chất có ở đâu ? Có mấy loại vật - HS: Chất có ở khắp mọi nơi quanh ta. Ở thể ? Cho ví dụ từng loại ? đâu có vật thể thì ở đó có chất. - GV: Chất được phân chia làm mấy loại ? - HS: Trả lời Kể những đơn chất và hợp chất mà em biết ? - GV: Từ hệ thống câu hỏi trên HS tự lập sơ đồ - HS: Thiết lập mối quan hệ giữa chất, đơn chung về mối liên hệ giữa các khái niệm. chất, hợp chất và lấy một số ví dụ về đơn ? Chất được tạo nên từ đâu ? chất, hợp chất. Và trả lời nhanh các câu hỏi ? Đơn chất và hợp chất khác nhau như thế nào? của GV. ? Nguyên tử là gì ? Nguyên tử tạo thành từ 3 loại hạt nhỏ hơn nữa ,đó là những hạt nào ? Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện ? Nguyên tố hoá học là gì ? - GV: Phân tử là gì ? Phân tử khối? - HS: Trả lời. - GV: Cho HS tính phân tử khối của một số - HS: Tính toán trả lời chất?VD: + Cacbonđioxit : CO2 + Cacbonđioxit : CO2 = 12+(16x2) = 44 đvC + Khí Mêtan : CH4 + Khí Mêtan : CH4 = 12+(1x4) = 16 đvC + Axit nitric HNO3 + Axit nitric: HNO3= 1+14+(16x3) = 63 đvC + KaliPemanganat KMnO4 + Kali Pemanganat : KMnO4 = 39 +55 + (16x4)= 158 đvC. Hoạt động 2. Bài tập (16’) II- BÀI TẬP : - GV: Cho HS làm BT1/SGK 30 - HS: Làm BT1 SGK/30: Bài tập 1 SGK/31: a. - Vật thể nhân tạo : chậu - Vật thể tự nhiên : thân cây ( gỗ,tre,nứa ) - Chất : Nhôm,chất dẻo, xenlulôzơ - GV: Nhận xét. b. - Dùng nam châm hút Sắt - Cho hỗn hợp còn lại vào nước ,dùng phương pháp gạn lọc tách riêng nhôm và gỗ. - GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm làm BT2 - HS: Thảo luận nhóm SGK/31 Bài tập 2 SGK/31: a. - Trong hạt nhân có 12 p - Trong nguyên tử có 12e b) - Khác nhau + Canxi : 20p, 20e, số lớp elà 4.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - GV: Gọi HS nhận xét và bổ sung. - GV: Hướng dẫn HS làm BT3/SGK31. - GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng làm BT4/SGK31. + Magiê: 12p , 12e, số lớp e là 3 - Giống nhau : Số e ở lớp ngoài cùng là 2 - HS: Lắng nghe Bài tập 3 SGK/31: a. - Phân tử khối của hợp chất X2O là: 2.31= 62đvC b. - Nguyên tử khối của X: X= (62-16):2=23 đvC Vậy, X là Natri, kí hiệu là Na. - HS: Làm Bài tập 4 SGK/ 31: a- Nguyên tố hoá học,hợp chất . b- Phân tử,liên kết với nhau ,đơn chất. c- Đơn chất, nguyên tố hoá học . d- Hợp chất,phân tử,liên kết với nhau e- Chất,nguyên tử,đơn chất .. 4. Dặn dò (2’) - Về nhà hoàn thành các bài tập trong SGK/30,31. - Đọc trước bài: Công thức hoá học IV. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×