Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Một số biện pháp giáo dục quốc phòng an ninh 18 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 24 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giáo dục quốc phòng và an
ninh hiệu quả qua mơn Địa Lí lớp 9 tại trường THCS Giàng Chu Phìn.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến được áp dụng
trong môn Địa Lí khối lớp 9 trong trường THCS Giàng Chu Phìn.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ ngày 25 tháng 08 năm
2018 đến ngày 28 tháng 03 năm 2019.
4. Tác giả:
Họ và tên: Đinh Thị Lâm
Năm sinh: 17/06/1989
Nơi thường trú: Thơn Đề Lảng, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc.
Trình độ chun mơn: Cao Đẳng Sư Phạm Sinh-Địa
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường THCS Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà
Giang.
Địa chỉ liên hệ: Thơn Đề Lảng, xã giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh
Hà Giang
Điện thoại: 0379 739 678
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tên đơn vị: Trường THCS Giàng Chu Phìn.
Địa chỉ: Xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

1


MỤC LỤC
PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ (LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI):…………………………….4
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:………………………………………..4
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:……………………………………………5
III. Phương pháp nghiên cứu: ……………………………………………………5
PHẦN B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SÁNG KIẾN):……………...6


I. Cơ sở lí luận của vấn đề:………………………………………………...……..6
II. Thực trạng của vấn đề:………………………………………………………..7
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:........................................10
IV. Hiệu quả của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:……………………………....19
PHẦN C - KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:………………………………………...20
I. Kết luận: …………………………………………………………………….....20
II. Kiến nghị - Đề xuất:…………………………………………………………..20
PHẦN D - TÀI LIỆU THAM KHẢO:…..……………………………………..22

2


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
- THCS: Trung học cơ sở.
- CNTT: Công nghệ thông tin.

3


PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ (LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI)
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Giáo dục quốc phòng và an ninh là một bộ phận quan trọng trong nền giáo
dục nước ta, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng
con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa có sự phát triển toàn diện.
Thực tế cho thấy, Hà Giang là một tỉnh cực Bắc của Tổ Quốc, có đường biên
giới với Trung Quốc dài 274 km, nơi có Cơng viên địa chất tồn cầu cao ngun đá
Đờng Văn hùng vĩ với bốn huyện vùng cao phía Bắc, trong số đó có huyện Mèo
Vạc, một huyện vùng cao hội tụ đầy đủ sự tinh hoa của vẻ đẹp thiên nhiên đất trời
với bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, một vùng đất nhiều tiềm năng phát
triển. Tuy nhiên, song song với những thuận lợi đó là khơng ít khó khăn của sự

khắc nghiệt thiên nhiên, của những hệ quả phát triển trong xã hội hiện đại và sự
phức tạp của vùng đất biên cương Tổ Quốc gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề
an ninh quốc phịng của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.
Vì vậy, việc giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh là nhiệm vụ hết
sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, nhiệm vụ cấp bách trong xu thế
phát triển của xã hội hiện đại ngày nay với nhiều vấn đề nóng bỏng gây ảnh hưởng
đến an ninh và quốc phòng đất nước. Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm góp
phần xây dựng, phát triển tư duy, bời dưỡng phát triển kĩ năng sống, nhân cách con
người Việt Nam yêu nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội, niềm tự hào và tự tôn đối với
truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỉ
luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ Quốc, yêu đờng bào. Mặt khác, giáo dục quốc
phịng và an ninh còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Trong những năm qua, việc giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường THCS
Giàng Chu Phìn đã được quan tâm và tích hợp vào một số mơn, đặc biệt là bộ mơn
Địa Lí. Với tư cách là một giáo viên, một công dân đang sinh sống và giảng dạy
dưới mái trường của một nước Xã Hội Chủ Nghĩa, tôi luôn băn khoăn và nhận thức
4


sâu sắc về trách nhiệm của mình về vấn đề giáo dục quốc phòng và an ninh khi
thực tế cho thấy nhận thức của các em học sinh về vấn đề an ninh quốc phịng chưa
cao, tuy đã có nhiều em thực hiện tốt về vấn đề này bằng những việc làm nhỏ như
có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, học tập tốt, có tinh thần đồn kết, u tổ quốc bằng
những việc làm nhỏ khi cịn đang ngời trên ghế nhà trường. Song bên canh đó, cịn
có tình trạng học sinh cho rằng vấn đề giữ gìn, bảo vệ an ninh quốc phịng là của
các chú cơng an và bộ đội, những việc làm của các em như tảo hôn, vượt biên trái
phép sang làm thuê Trung Quốc hay việc thường xuyên vi phạm nội quy của
trường, của lớp…. Thực trạng đó đã làm hạn chế về nhận thức cũng như hành
động, gây ảnh hưởng đến các nội quy, quy định của tập thể, ảnh hưởng đến an ninh

và quốc phịng. Vì vậy vấn đề tìm ra những biện pháp để giáo dục quốc phòng và
an ninh trong trường Trung Học Cơ Sở đạt hiệu quả rất cần thiết và cấp bách.
Vì những lí do trên, năm học 2018 - 2019 bản thân tôi trên cơ sở kinh
nghiệm giảng dạy của mình cũng như một số đờng nghiệp, tôi mạnh dạn nghiên
cứu đề tài: “Phương pháp giáo dục quốc phịng và an ninh hiệu quả qua mơn
Địa Lí lớp 9 tại trường THCS Giàng Chu Phìn”
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 trường THCS Giàng Chu Phìn.
III. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã phải nghiên cứu trong một
thời gian khá dài và đã lựa chọn ra một số phương pháp sau:
- Đối với hoạt động nội khóa:
+ Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu liên quan.
+ Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đề.
+ Sử dụng phương pháp điều tra lấy ý kiến.
+ Sử dụng phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
+ Sử dụng phương pháp đóng vai.
+ Sử dụng phương pháp trị chơi.
5


- Đối với hoạt động ngoại khóa:
+ Tổ chức tham quan thực địa.
+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quốc phòng và an ninh.
+ Tổ chức các câu lạc bộ yêu quê hương, đất nước.
PHẦN B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
(NỘI DUNG SÁNG KIẾN)
I. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về
Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác giáo dục quốc phịng và an ninh

trong tình hình mới; thực hiện Luật Giáo Dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng
6 năm 2003; Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 2 năm 2014 của chính
phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;
Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định hướng dẫn lờng ghép nội dung giáo
dục quốc phịng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở ngày 14 tháng 12
năm 2016; Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 1 năm 2017 của Bộ
Giáo Dục về hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học,
trung học cơ sở cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở pháp lý để
thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường học.
Đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ từ một nền kinh tế nông nghiệp
nay chuyển sang nền kinh tế cơng nghiệp, hồn thiện phát triển về mọi mặt của đời
sống xã hội. Tuy nhiên, kéo theo sự phát triển đó là những vấn đề như ô nhiễm môi
trường, cướp bóc, ý thức kém của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ ngày nay…
Gây ảnh hưởng đến quốc phòng và an ninh đất nước. Trước sự phát triển đó địi hỏi
ngành Giáo dục - Đào tạo phải đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích hợp
giáo dục quốc phịng và an ninh ngay cho học sinh khi cịn đang ngời trên ghế nhà
trường nhằm mục đích đào tạo con người mới, có nhân cách đạo đức tốt, năng động
6


sáng tạo, những chủ nhân tương lai của đất nước, phù hợp xu thế phát triển đi lên
của đất nước.
Với mục tiêu giáo dục là “giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính
năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”;
Để đạt được mục tiêu đó, ngay khi cịn ngời trên ghế nhà trường học sinh
phải luyện khả năng suy nghĩ, hoạt động một cách tự chủ, năng động và sáng tạo.
Trau dời nhân cách, đạo đức, ln có niềm tự hào và tự tôn đối với truyền thống

đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh
thần đoàn kết, yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào. Giáo viên cần từng bước áp dụng
phương tiện dạy học tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học, giáo dục, truyền tải
cho các em học sinh có tinh thần yêu nước, yêu Tổ Quốc, đảm bảo thời gian tự học
và tự nghiên cứu cho học sinh để các em biết tiếp thu và ứng dụng hiệu quả những
điều đã học vào thực tế.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Về phía Giáo Viên
Từ trước đến nay, trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu truyền tải các nội
dung tích hợp giáo dục quốc phịng và an ninh bằng phương pháp thuyết trình, ngắn
gọn, qua loa. Có thể nói một số khơng ít giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp,
có hiểu biết sâu sắc về nội dung và ý nghĩa của việc giáo dục quốc phịng và an
ninh trong trường học. Tuy nhiên, cũng khơng ít giáo viên còn ít quan tâm tới việc
phát huy tinh thần yêu nước, yêu Tổ Quốc, có ý thức tổ chức kỉ luật cho học sinh
khi thực hiện tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh trong bộ môn.
Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, tích hợp
lờng ghép một số nội dung, phương pháp dạy học Địa lí tuy đó có một số cải tiến,
chú ý tới việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức,
7


hình thành nhân cách đạo đức của con người Việt Nam yêu nước. Nhưng đó chỉ là
những câu hỏi do giáo viên nêu ra và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến
đó trong một thời gian ngắn, qua loa. Về mặt hình thức, các giờ học đó có vẻ sinh
động vì học sinh tích cực hoạt động, có nhận thức về vấn đề an ninh quốc phịng.
Song những giờ học như vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một cách tích
cực, nhận thức sâu sắc được vấn đề bởi hoạt động của học sinh ở đây mới chỉ là
việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên chứ bản thân học sinh chưa có nhu
cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tịi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra
trong bài học ở ngồi thực tế.

Ngun nhân của những tờn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan
điểm:
- Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường học có ý nghĩa như thế nào?
- Chưa có sự triển khai đồng bộ trong các khâu: Bồi dưỡng giáo viên; cơ sở
vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá; trong đó chế độ thi cử cịn
chia ra các mơn “chính phụ” hay việc chỉ là nội dung tích hợp nên khơng quan
trọng…là những trở ngại lớn.
- Nhiều giáo viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào
chuyên môn, chưa chú trọng trong việc rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, đạo đức
của học sinh vì quan niệm đấy chỉ là nội dung tích hợp.
Nhìn chung, việc sử dụng tích hợp nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh
trong trường học đã được đưa vào thực hiện ở hầu hết các trường. Tuy nhiên không
phải trường nào cũng thực sự giáo dục có chất lượng. Chúng ta cần nhìn thẳng vào
vấn đề: Hầu hết các giáo viên có tích hợp, có lờng ghép nội dung giáo dục quốc
phịng và an ninh trong mơn học nhưng chưa thường xun, cịn qua loa, nên vai
trò và chức năng của chúng bị hạn chế rất nhiều. Vì vậy, người giáo viên khơng chỉ
là người am hiểu và có kiến thức về giáo dục quốc phòng an ninh mà vai trò của
người giáo viên trong việc đưa ra các phương pháp dạy học phù hợp, thường xuyên
đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, tạo cho học sinh
8


hứng thú, u thích mơn học và tiếp thu được nội dung vấn đề tốt nhất là hết sức
quan trọng và cấp bách.
Đối với trường THCS Giàng Chu Phìn những năm trước giáo viên đã có
nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy, có kiến thức về nội dung quốc phòng
an ninh. Tuy nhiên do giáo viên giảng dạy bộ mơn Địa lí chưa được đào tạo chun
sâu về nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh mà chỉ thơng qua các đợt tập huấn
hay tự tìm tịi kiến thức và cịn thiếu sự hỡ trợ của các đờ dùng dạy học nên kết quả
dạy và học còn chưa cao. Từ năm 2015 đến nay đã được đổi mới phương pháp, chất

lượng giáo dục được nâng cao do có bổ sung một vài đồ dùng do nhà trường hỗ trợ
và đồ dùng tự sáng tạo của giáo viên, đặc biệt có sự phát triển của cơng nghệ thơng
tin phục vụ cho việc dạy và học sinh động hơn, đưa ra những kiến thức sát thực tế,
gây hứng thú cho học sinh, đặc biệt ở mơn Địa lí 9.
2. Về phía học sinh:
Tổng số học sinh khối 9 là 52 em, 100% học sinh là dân tộc thiểu số, có
SGK, vở ghi đầy đủ. Do nhận thức hạn chế, hủ tục địa phương lạc hậu nên học sinh
chưa đầu tư thời gian thích đáng cho việc học tập, vẫn cịn tình trạng học sinh bỏ
học giữa chừng, tảo hơn, bỏ học vượt biên trái phép sang làm thuê Trung Quốc, ý
thức tổ chức kỉ luật kém.... Phần vì thiếu hiểu biết về hậu quả của những việc làm
đó, phần vì các em học mang tính chất đối phó, qua loa, coi nhẹ nội dung quốc
phòng và an ninh, coi đây là một vấn đề to lớn chỉ dành cho các bộ phận bộ đội,
công an thực hiện, không dành cho học sinh, chưa nắm rõ hiểu biết quốc phòng và
an ninh trong thời nay để làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống. Nói
như vậy có nghĩa là học sinh chưa hiểu được vai trị, vị trí, tầm quan trọng của nội
dung. Một phần nữa là vì nhiều phụ huynh chưa quan tâm và cũng có cùng quan
niệm với các em.
Vì những lý do trên nên có thể khẳng định kết quả học tập, giáo dục quốc
phòng và an ninh trong môn Địa lý ở trường THCS nhìn chung cịn chưa cao.
9


III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Trước tiên, để việc tích hợp giáo dục quốc phịng và an ninh dễ tiếp thu và
đạt hiệu quả giáo viên phải chuẩn bị những việc sau đây:
- Có kế hoạch lờng ghép tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh theo đặc
trưng của từng bài dạy.
- Chọn lựa trò chơi và thủ thuật phù hợp với từng bài dạy.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học (bảng phụ, bút lơng, thẻ bìa, mơ hình, hình ảnh,

video tư liệu…)
- Sử dụng trình chiếu Powerpoint phải chuẩn bị thật kĩ các hiệu ứng, phù
hợp
- Tổ chức cho học sinh chơi và học tập có hiệu quả, tạo sự hưng phấn cho
học sinh mà vẫn bám sát vào nội dung và tiết kiệm thời gian, đảm bảo giờ dạy.
2. Khảo sát, điều tra nhận thức của học sinh:
Để nắm rõ về mức độ nhận thức của các em học sinh về những vấn đề quốc
phòng và an ninh, Đầu năm học 2018 – 2019, sau một tháng học tập bộ môn, tôi đã
tiến hành khảo sát, điều tra với một loạt các câu hỏi trắc nghiệm được tiến hành
trên 52 học sinh kết quả thu được vẫn còn những hạn chế nhất định, nhiều em vẫn
lầm tưởng rằng vấn đề quốc phòng và an ninh là một việc làm to lớn, các em chưa
hiểu biết được chính những việc làm, những hành động nhỏ như có ý thức tổ chức
kỉ luật tốt, có ý thức bảo vệ môi trường, đi học đầy đủ, không bỏ học đi làm th
Trung Quốc…cũng chính là góp phần bảo vệ quốc phịng và an ninh của q hương
nói riêng, cúa đất nước nói chung, kết quả cụ thể như sau:
Lớp 9
năm học 2018 - 2019
Tổng số: 52
%

HS có hiểu biết
16
30,8

3. Những yêu cầu đối với học sinh:
10

HS biết vận

HS chưa hiểu


dụng
10
19,2

biết
26
50


Trường THCS Giàng Chu Phìn là một ngơi trường vùng cao với 100% các
em là dân tộc thiểu số có điều kiện, hồn cảnh khó khăn. Đối với các em, việc các
em có đủ điều kiện theo học được ở trường là một vấn đề lớn, khi tham gia học các
kiến thức cơ bản của mơn học, các em cịn được tiếp cận với nhiều nội dung tích
hợp giáo dục, trong đó có giáo dục quốc phịng và an ninh. Với mục tiêu cụ thể khi
các em được giáo dục, hồn thành chương trình phải đạt những u cầu chủ yếu sau
đây đối với nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh:
- Có ý thức tổ chức kỉ luật tốt trong trường học cũng như ở địa phương.
- Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.
- Phát triển tư duy, có kĩ năng sống tốt, phù hợp với cuộc sống.
- Nhận thức sâu sắc những vấn đề an ninh, chính trị ảnh hưởng đến sự phát
triển của quê hương, đất nước.
- Có tinh thần u đờng bào, u Tổ Quốc.
- Ln có niềm tự hào và tự tôn đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại
xâm của dân tộc Việt Nam
Giáo dục quốc phòng và an ninh là một nội dung tích hợp nhỏ nhưng có vai
trị to lớn trong việc rèn luyện học sinh. Những đòi hỏi trên tưởng chừng như rất
đơn giản nhưng địi hỏi phải có thời gian thấm nh̀n, đây cũng là một vấn đề lớn
đối với những người lái đò trực tiếp giảng dạy.
4. Vai trò của giáo viên giảng dạy:

Giáo viên là những người lái những con đò tri thức, đạo đức. Để đạt được
hiệu quả giảng dạy cao nhất, trước hết người thầy nên tạo mối quan hệ vui vẻ, hồ
nhã, biết cách tìm hiểu và tiếp cận đối tượng, biết cách gây được sự chú ý của học
sinh để tạo ra hứng thú.
Tiếp đến, người giáo viên cần phải xác định được mục đích và nhiệm vụ
giáo dục, hồn cảnh tâm lí và đạo đức của học sinh những đặc điểm nhân cách của
chính bản thân, hệ thống các phương pháp giáo dục và giảng dạy trong q trình
giao tiếp. Hơn nữa phải biết tơn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp. Phải có quan
11


điểm chỉ đạo định hướng cho hành vi, hành động tiếp xúc của họ nhằm đảm bảo kết
quả của quá trình nhận thức.
Để tạo động cơ học tập tích cực cho học sinh, giáo viên nên kết hợp khéo
léo, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, có sự đổi mới, sử dụng các tình
huống thách đố, những trị chơi hấp dẫn lôi cuốn các em vào các hoạt động trên lớp
vừa mang tính chất u cầu trình độ nhận thức cao, vừa phù hợp với trình độ để các
em có thể cảm nhận được sự tiến bộ của mình trong học tập và rèn luyện.
5. Quá trình thực hiện:
5.1. Đối với các hoạt động nội khóa:
Tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể chọn lựa cách thức,
phương pháp thể hiện cho phù hợp. Sau đây là một số cách thức mà bản thân tôi
thường áp dụng qua nột số các tiết học nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách hiệu
quả nhất:
5.1.1. Ở bài Dân số và sự gia tăng dân số:
Phương pháp sử dụng đối với bài này là sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp vấn đề kết hợp với phương pháp sử dụng đờ dùng trực quan.
Mục đích: Giúp học sinh nhận thức rõ về việc phát triển dân số phải gắn với
quốc phịng và an ninh.
Sau khi tìm hiểu về nội dung kiến thức bài học, giáo viên đưa ra nội dung

giáo dục quốc phòng và an ninh ở cuối bài: Giáo viên cho học sinh quan sát một số
hình ảnh về hậu quả của gia tăng dân số quá nhanh kéo theo nhiều vấn đề như ô
nhiễm môi trường, an ninh trật tự…Từ đó giáo viên phân tích cho học sinh thấy sự
cần thiết phải phát triển gắn với quốc phòng và an ninh.
Khi thực hiện phương pháp trên đạt hiệu quả, học sinh hứng thú khi tiếp cận
với các hình ảnh trực quan, từ đó học sinh đã có ý thức tuyên truyền cho người thân
về việc kế hoạch hóa gia đình, về bảo vệ mơi trường, nâng cao ý thức giữ gìn vệ
sinh mơi trường xung quanh sạch sẽ.
Một số hình ảnh sử dụng trực quan:
12


5.1.2. Ở bài Giao thơng vận tải và bưu chính viễn thông:
Phương pháp sử dụng đối với bài này là sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp vấn đề kết hợp với phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
Mục đích: Giúp học sinh nhận thức rõ về việc phát triển giao thơng vận tải
và bưu chính viễn thơng gắn với quốc phịng và an ninh.
Sau khi tìm hiểu về nội dung kiến thức bài học, giáo viên đưa ra nội dung
giáo dục quốc phòng và an ninh ở cuối bài: Giáo viên cho học sinh quan sát một số
hình ảnh tắc đường, khói bụi của các phương tiện giao thơng, hình ảnh về hậu quả
của tai nạn giao thơng…sau đó phân tích cho học sinh thấy được những vấn đề trên
đều ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng quốc gia. Tiếp theo giáo viên đưa ra cho
học sinh một số thơng tin về an ninh mạng, phân tích cho học sinh về hậu quả của
bưu chính viễn thơng khi khơng đảm bảo vấn đề an ninh, quốc phịng.
Khi thực hiện phương pháp trên đạt hiệu quả, tôi thấy học sinh rất hứng thú
khi tiếp cận với các hình ảnh trực quan, kết quả nhận thức lớn của học sinh đó là
việc các em học sinh tham gia giao thơng đúng luật lệ, sử dụng các dịch vụ điện
thoại, trang mạng đúng theo quy định dưới sự quản lí của phụ huynh và nhà trường.
Những hình ảnh giáo viên có thể đưa ra giáo dục học sinh
13



5.1.3. Ở bài Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên – môi trường
biển đảo:
Phương pháp sử dụng đối với bài này là sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp vấn đề kết hợp với phương pháp đóng vai:
Mục đích: Giúp học sinh nhận thức rõ về việc phát triển kinh tế biển đảo
phải gắn với quốc phịng và an ninh.
Sau khi tìm hiểu về nội dung kiến thức bài học, giáo viên đưa ra nội dung
giáo dục quốc phòng và an ninh ở cuối bài: Giáo viên cho học sinh quan sát một số
hình ảnh về các ngư dân đánh bắt cá bị nước ngoài bắt do đánh bắt cá lấn sang
vùng biển của nước ngoài, hình ảnh về ơ nhiễm mơi trường biển và hình ảnh 2 q̀n
đảo Hồng Sa và Trường Sa …sau đó phân tích cho học sinh thấy được những vấn
đề trên đều ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng quốc gia, khẳng định chủ quyền của
Việt Nam đối với hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Phương pháp đóng vai: Sau khi đã phân tích cho học sinh nhận thức rõ vấn
đề trên, giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai thành một người lính Hải Qn hoặc
đóng vai thành một người mang tên Biển Cả để trả lời câu hỏi: “Bạn sẽ đưa ra
thơng điệp gì đối với thế hệ trẻ tương lai trong việc phát triển và bảo vệ môi trường

14


biển đảo trong tương lai?”. Từ đó học sinh sẽ đưa ra những suy nghĩ của bản thân
các em nhằm góp phần bảo vệ quốc phịng và an ninh.

Phương pháp đóng vai: Sau khi đã phân tích cho học sinh nhận thức rõ vấn
đề trên, giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai thành một người lính Hải Qn hoặc
đóng vai thành một người mang tên Biển Cả để trả lời câu hỏi: “Bạn sẽ đưa ra
thơng điệp gì đối với thế hệ trẻ tương lai trong việc phát triển và bảo vệ môi trường

biển đảo trong tương lai?”. Từ đó học sinh sẽ đưa ra những suy nghĩ của bản thân
các em nhằm góp phần bảo vệ quốc phịng và an ninh.
Khi thực hiện phương pháp trên đạt hiệu quả, học sinh rất hứng thú, tích cực
trong hoạt động, bên cạnh đó các em học sinh nâng cao thêm ý thức bảo vệ mơi
trường nói chung và mơi trường biển đảo nói riêng. Ln tự hào về hai Q̀n đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
5.1.4. Ở các bài tìm hiểu về địa lí địa phương của tỉnh Hà Giang:
Phương pháp sử dụng đối với các bài này là sử dụng phương pháp đóng vai
và phương pháp trị chơi.
Mục đích: Giúp học sinh nhận thức rõ về việc bảo tờn, giữ gìn và phát huy
các nét đẹp cả tự nhiên và văn hóa dân tộc, thực hiện tốt các quy định của trường,
15


địa phương cũng chính là bảo vệ quốc phịng và an ninh cho quê hương, đất nước.
Phương pháp đóng vai: Giáo viên cử một đến hai học sinh đóng vai thành 1
người hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về những nét đẹp trong văn hóa truyền
thống của dân tộc Mơng.
Phương pháp trị chơi: Giáo viên chọn hai đội chơi, mỗi đội chơi gồm bảy
đến tám học sinh, các đội chơi thi đối đáp, lần lượt kể tên những địa danh du lịch
nổi tiếng của địa phương hay kể tên các trị chơi, lễ hội văn hóa dân gian của dân
tộc Mông.
Khi thực hiện phương pháp trên học sinh rất hứng thú, tích cực và đạt hiệu
quả, từ đó học sinh ln thể hiện tình u q hương, đất nước, có ý thức tổ chức kỉ
luật tốt trong trường học như thực hiện tốt các nội quy của lớp, trường: Đi học đầy
đủ, đúng giờ, có tinh thần đồn kết…
5.2. Đối với các hoạt động ngoại khóa:
Đây là một trong những hoạt động mang lại hiệu quả lớn đối với nội dung
giáo dục quốc phòng và an ninh, trong hoạt động này tôi đã thực hiện hiệu quả một
số phương pháp sau:

5.2.1. Tở chức tham quan thực địa:
Mục đích: Giúp học sinh thấu hiểu được sự gian nan, vất vả của cha ơng ta
ngày xưa đánh giặc, từ đó ln tự hào về truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân
tộc ta.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan hai địa điểm lưu giữ lại dấu ấn của
cha ông ngày xưa đánh giặc, đó là bệ pháo ở thơn Tìa Cua Si và thơn Hố Qng
Phìn. Trong q trình tham quan thực địa, giáo viên luôn là người hướng dẫn, quản
lí học sinh như một người hướng dẫn viên. Sau mỗi đợt tham quan, giáo viên cho
học sinh viết bài thu hoạch nêu cảm tưởng và suy nghĩ về những gì đã thấy.
Phương pháp này đạt hiệu quả cao do đã tạo hứng thú cho học sinh, tác động
trực tiếp đến sự cảm nhận của học sinh, học sinh sẽ được tái hiện lại lịch sử đấu
tranh chống ngoại xâm của cha ơng ngay trước mắt. Từ đó, đã có nhiều em học
16


sinh luôn ý thức được việc thực hiện học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt chính là thể
hiện lịng u nước, u Tổ Quốc.
Hình ảnh bệ pháo ở thơn Tìa Cua Si

5.2.2. Tở chức các c̣c thi về an ninh quốc phịng.
Mục đích: Giúp học sinh có thêm những hiểu biết về vấn đề quốc phịng và
an ninh. Bời dưỡng thêm tinh thần yêu nước cho học sinh.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia các hôi thi: Vẽ tranh về quê hương,
đất nước, thi bài viết tìm hiểu về biên giới và các chú bộ đội, thi rung chuông
vàng…

Hiệu quả của phương pháp này là trau dồi thêm cho học sinh tinh thần yêu
quê hương, đất nước, luôn phấn đấu rèn luyện để xứng đáng với những gì mà cha
ơng ta để lại.
17



5.2.3. Tở chức các câu lạc bợ.
Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được yêu quê hương đất nước từ những
việc làm nhỏ nhất, đó cũng chính là góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
Giáo viên thành lập các câu lạc bộ bạn gái, câu lạc bộ phòng chống tảo hôn,
câu lạc bộ bảo vệ môi trường, câu lạc bộ phòng chống thiên tai…
Câu lạc bộ Bạn Gái

Câu lạc bộ phịng chống tảo hơn

Phương pháp này đạt hiệu quả cao do đã tạo hứng thú cho học sinh, sau khi
tham gia các câu lạc bộ, đã có nhiều em học sinh thực hiện tốt, không bỏ học giữa
chừng, không tảo hôn, không bỏ học đi làm thuê Trung Quốc…
18


IV. Hiệu quả của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thực tế giảng dạy và tích hợp giáo dục quốc phịng và an ninh trong
mơn học, tối đạt được kết quả như sau :
- Học sinh tích cực, yêu thích mơn học hơn.
- Học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật tốt hơn trong việc thực hiện các nội quy,
quy định của lớp, trường và của địa phương.
- Có tinh thần đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Có ý thức bảo vệ các giá trị đời sống, tránh xa những cám dỗ trong xã hội.
- Nâng cao ý thức hơn trong việc góp phần bảo vệ quốc phịng, an ninh của
quê hương, đất nước.
Qua khảo sát đầu năm kết quả như sau:
Lớp 9
năm học 2018 - 2019

Tổng số: 52
%
Lớp 9
năm học 2018 - 2019
Tổng số: 52
%

HS có hiểu biết

HS biết vận

HS chưa hiểu

dụng
10
19,2

biết
26
50

HS biết vận

HS chưa hiểu

dụng
18
34,6

biết

10
19,2

16
30,8
Kết quả học kì I:
HS có hiểu biết
24
46,2

Giáo dục quốc phịng và an ninh trong bộ mơn Địa Lí là nội dung tích hợp
nhỏ nhưng mang lại hiệu quả to lớn, sau một thời gian áp dụng sáng kiến, đã có
những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động của học sinh lâu dài, đi sâu
vào tiềm thức của những thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai quả đất nước. Nâng
cao ý thức trong công cuộc bảo vệ và giữ nước trong xã hội phát triển hiện đại ngày
nay.
PHẦN C - KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
19


Với đề tài sáng kiến “Phương pháp giáo dục quốc phịng và an ninh hiệu
quả qua mơn Địa Lí lớp 9 tại trường THCS Giàng Chu Phìn” đã giúp bản thân
tơi có thể truyền tải tới học sinh những bài học sinh động, bổ ích về các vấn đề
quốc phịng và an ninh trong tình hình phát triển ngày nay. Giúp các em có sự nhận
thức đúng đắn hơn về vấn đề quốc phòng và an ninh. Vấn đề giáo dục quốc phịng
và an ninh khơng chỉ của riêng một cá nhân, của một địa phương hay một quốc gia,
vì vậy với đề tài này, có thể áp dụng rộng rãi với tất cả học sinh các khối lớp trong
toàn trường. Với ý nghĩa sâu sắc nhất là nâng cao nhận thức, phát triển tư duy, phát
triển kĩ năng sống, nhân cách con người Việt Nam yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,

niềm tự hào và tự tôn đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân
tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỉ luật, đồn kết, yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào.
Để đạt được những kết quả trên địi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị
kĩ càng, phối kết hợp các phương pháp một cách khéo léo, am hiểu nội dung để có
thể đưa ra những bài học, những nội dung giáo dục giúp học sinh hứng thú, thêm
u thích mơn học và đạt kết quả tốt nhất.
II. Kiến nghị - Đề xuất:
1. Đối với học sinh
Cần phải tích cực, tự giác, chủ động trong việc học tập và rèn luyện.
Học sinh cần tập trung theo dõi các hoaït động, chỉ dẫn của giáo viên trong
giờ học và nghiêm túc thực hiện theo đúng u cầu. Có như thế thì việc học mới
tiến bộ và đạt hiệu quả cao.
Học sinh cần phát huy tính năng động, nhạy bén, tránh rụt rè, nhút nhát.
2. Đối với giáo viên:
Đầu tư kiến thức vào nội dung bài dạy. Sưu tầm tranh ảnh, vật thật, máy
chiếu… để lôi cuốn học sinh vào nội dung hơn.
Để giảng dạy tốt, giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh trước hết phải có
kiến thức sâu rộng. Cho nên, việc có ý thức tự trau dời, tích luỹ kiến thức qua việc
tự học, tự nghiên cứu, nhằm làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn phải được coi
20


trọng.
Tạo khơng khí thoải mái trong giờ học, để giúp học sinh say mê, u thích
mơn học.
Cần đổi mới phương pháp dạy học như lồng ghép với các môn khác như
Lịch sử, Địa lý, Giáo Dục Công Dân…tránh sự nhàm chán, khơ cứng của bộ mơn.
Cần tích cực áp dụng CNTT và sử dụng các loại tranh ảnh, các đoạn phim tư
liệu vào trong quá trình giảng dạy, nhằm thu hút sự chú ý, tạo ra hứng thú học tập
và hiểu bài nhanh hơn của các em.

3. Đối với các ngành có liên quan:
Cần đầu tư đầy đủ các thiết bị cần thiết tối thiểu cho mơn học.
Có kế hoạch bảo vệ những di tích lịch sử, địa danh của địa phương.
Cần kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục quốc
phòng và an ninh cho học sinh.
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi nghiên cứu và áp
dụng. Rất mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các đờng chí, đồng nghiệp, ban
giám hiệu nhà trường./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
( kí và ghi rõ họ tên )

Đinh Thị Lâm

PHẦN D - TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


1. Sách Luật biên giới quốc gia – Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
2. Sách Hồng Sa, Trường Sa lãnh thổ Việt Nam nhìn từ cơng pháp quốc tế – Nhà
xuất bản tri thức.
3. Sách Địa Lí lớp 6,7,8,9 - Nhà xuất bản Giáo Dục.
4. Các trang web tham khảo tài liệu:
o/
/>
22


CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

( Xác nhận, đánh giá, xếp loại )
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
( Xác nhận, đánh giá, xếp loại )
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

23


24



×