Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vận tải biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.02 KB, 22 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Trong những năm qua, cơng tác quản lý và cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực thuế đã được đổi mới, đạt được nhiều kết quả và ngày càng được
hoàn thiện theo hướng hiện đại, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế, đáp
ứng yêu cầu về hội nhập, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên, cơng tác quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế ở
nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế: quản lý thuế chưa đáp ứng
yêu cầu đặt ra và địi hỏi của người dân, trình độ kiến thức và khả năng đáp ứng
yêu cầu công việc của cán bộ thuế nói chung và cán bộ thuế làm cơng tác kiểm
tra thuế nói riêng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc. Đặc biệt trong điều
kiện hiện nay, ngành thuế đã thực hiện cơ chế quản lý mới. Đối tượng nộp thuế
tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế, và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, từng
bước xoá bỏ cơ chế chuyên quản, khác hẳn với cơ chế quản lý trước đây, cơ chế
quản lý mới là phương thức quản lý dựa trên sự tuân thủ, tự nguyện chấp hành
pháp luật của người nộp thuế thì vai trị của cơng tác kiểm tra thanh tra thuế lại
càng quan trọng và cấp bách trong công tác quản lý thuế.
Được sự phân công công tác của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Thái Bình, tơi
được cơng tác tại Đội kiểm tra - Chi cục thuế huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là
địa bàn ven biển, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và
đóng góp tỷ trọng lớn vào nguồn thu Ngân sách nhà nước trong tổng số doanh
nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện. Công tác quản lý thuế đối với doanh
nghiệp vận tải biển hiện nay còn nhiều khó khăn vướng mắc do tính đa dạng và
phức tạp của hoạt động vận tải biển, yêu cầu cán bộ làm công tác kiểm tra thuế
phải không ngừng học hỏi nâng cao hiểu biết để về lĩnh vực này. Chính vì thế,
tơi đã lựa chọn đề tài: “Kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vận tải biển”
làm đề tài nghiên cứu trong tiểu luận kiểm tra viên thuế của mình.

1




1.

Mơ tả tình huống
1.1. Hồn cảnh xảy ra tình huống
Cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là hoạt động không thể

thiếu được trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý
thuế nói riêng. Cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Thái
Thụy luôn được ban lãnh đạo quan tâm chú trọng và ngày càng phát huy hiệu
quả.
Sau đây là một tình huống kiểm tra thực tế năm 2014 tại Chi cục thuế
huyện Thái Thụy – Cục thuế tỉnh Thái Bình:
Căn cứ kế hoạch kiểm tra năm 2014, Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện
Thái Thụy ra Quyết định số 128/QĐ - CCT ngày 10/04/2014 về việc kiểm tra
thuế tại Công ty cổ phần Vận tải biển A (theo mẫu số 03/KTTT ban hành kèm
theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013). Ngày
14/04/2014, Quyết định kiểm tra được gửi tới Công ty cổ phần Vận tải biển A
(chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định). Nội dung kiểm
tra: Thuế GTGT, thuế TNDN; Thời kỳ kiểm tra: Năm 2013; Thời gian kiểm tra:
05 ngày làm việc thực tế; Thành phần đoàn kiểm tra: 03 người (01 Trưởng đoàn
và 02 thành viên).
Những đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần Vận tải biển A như sau:
- Mã số thuế: 1000666868
- Ngành nghề kinh doanh: Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương.
- Địa điểm : Số nhà 189, khu 9, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình
- Ngày thành lập: 02/02/2006
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo phương pháp khấu

trừ.
- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
- Các ưu đãi về thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định:
2


+ Hết thời gian hưởng ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế TNDN (Miễn thuế
2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo).
+ Doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng thuế suất ưu đãi 20% trong
thời gian 10 năm.
(Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐCP ngày 11/12/2008 của Chính phủ).
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 như sau:
Đơn vị tính: đồng
STT

Chỉ tiêu

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2

Gíá vốn hàng bán

3

Số kê khai
16.700.232.565

15.600.121.223

Lợi nhuận gộp về bán hàng hoá & cung
cấp dịch vụ

1.100.111.342

4

Doanh thu hoạt động tài chính

5

Chi phí tài chính

7

Chi phí quản lý KD

8

Lợi nhuận thuần từ SXKD

9

Tổng thu nhập chịu thuế TNDN

10

Thuế TNDN phải nộp trong kỳ (20%)


11

Thuế TNDN đã nộp

12

Lợi nhuận sau thuế

3.020.133
100.203.565
450.008.800
552.919.110
552.919.110
110.583.822
110.583.822
442.335.288

3


Bảng tổng hợp thuế GTGT phát sinh trên tờ khai thuế GTGT năm
2013 như sau:

Đơn vị tính:

đồng
Tháng
năm


Thuế GTGT đầu

Thuế GTGT đầu

Thuế GTGT phải nộp
vào
ra
Thuế GTGT còn khấu trừ kỳ trước chuyển sang: 0 đồng

01/2013

84.219.221

122.323.516

38.104.295

02/2013

39.767.349

99.207.883

59.440.534

03/2013

90.730.225

129.179.764


38.449.539

04/2013

89.443.132

146.664.909

57.221.777

05/2013

108.892.161

171.917.074

63.024.913

06/2013

156.564.169

205.412.208

48.848.039

Quý 3/2013

317.131.113


351.429.036

34.297.923

Quý 4/2013

409.902.815

423.888.866

13.986.051

1.296.650.185

1.650.023.256

353.373.071

Cộng

Căn cứ vào Quyết định kiểm tra nêu trên, Đoàn kiểm tra đã tiến hành
kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong thời gian 05 ngày làm việc thực tế.
1.2.

Nội dung tình huống

Ngày 17/04/2013, Đồn kiểm tra công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở
doanh nghiệp (lập Biên bản công bố theo mẫu số 05/KTTT ban hành kèm theo
Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013) và tiến hành kiểm

tra tại doanh nghiệp, đã phát hiện các hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong
việc tính, kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNDN năm 2013 như sau:
1. Doanh nghiệp bỏ sót không kê khai thuế GTGT của 01 chuyến vận
chuyển cát, bên thuê vận chuyển là Công ty TNHH thương mại B: Ký kiệu
AA/13P, số 000036, tổng giá thanh toán là 220.000.000 đồng (đã bao gồm thuế
GTGT), ngày 05 tháng 04 năm 2013.
2. Hóa đơn đầu vào mua dầu cho tàu ghi sai mã số thuế người mua (Công
ty CP vận tải biển A), bên bán là Công ty CP xăng dầu C: Ký hiệu hóa đơn:
4


XD/13P, số 0000018, ngày 12/06/2013, tổng giá trị hợp đồng là 110.000.000
đồng (đã bao gồm thuế GTGT): Mã số thuế người mua ghi trên hóa đơn là
1000666888. Đơn vị đã thực hiện kê khai hóa đơn này trên Bảng kê hóa đơn,
chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT (Kèm theo tờ khai thuế
GTGT mẫu 01/GTGT, kỳ tính thuế tháng 06/2013).
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
2.1. Mục tiêu xử lý tình huống
Qua việc thực hiện kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm của doanh
nghiệp, đặt ra yêu cầu cho Đoàn kiểm tra phải xử lý tình huống như thế nào
nhằm mục tiêu:
+ Đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế đơn vị phải nộp theo Luật thuế,
chống thất thoát các khoản thu ngân sách nhà nước. Đảm bảo tính nghiêm minh
của pháp luật. Khắc phục các kẽ hở trong công tác quản lý thuế, từ đó rà sốt,
hồn thiện lại các quy trình quản lý thuế, tăng cường cơng tác quản lý thuế của
cơ quan thuế.
+ Nâng cao hình ảnh, uy tín của cơ quan quản lý thuế, người cán bộ thuế
nói chung và cán bộ làm công tác kiểm tra thuế nói riêng.
+ Nâng cao ý thức chấp hành chính sách thuế, thực hiện cơ chế tài chính,
cơng tác hạch tốn kế toán của người nộp thuế theo quy định của pháp luật, từ

đó góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế.
2.2

. Phân tích tình huống

Tình huống 1: Doanh nghiệp bỏ sót khơng kê khai thuế GTGT của 01
chuyến vận chuyển cát từ cảng Hải Phòng đến cảng Đồng Nai cho Công ty
TNHH thương mại B: Ký kiệu AA/13P, số Hóa đơn 000036, ngày 05/04/2013,
tổng giá thanh tốn là 220.000.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT).
Qua việc thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp lưu tại Cơ
quan thuế, so sánh đối chiếu doanh thu đã kê khai thuế GTGT của 12 tháng
trong năm 2013 so với doanh thu chính và thu nhập khác trên Báo cáo kết quả
5


hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013, phát hiện sự chênh lệch giữa doanh
thu kê khai thuế GTGT và doanh thu, thu nhập khác trên quyết toán thuế TNDN
như sau:
Doanh thu kê khai thuế GTGT trong 12 tháng năm 2013 là 16.500.232.565
đồng.
Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh chính và thu nhập khác trên Báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 là 16.700.232.565 đồng.
Doanh thu kê khai thuế GTGT trong 12 tháng thấp hơn doanh thu hoạt
động sản xuất kinh doanh chính và thu nhập khác trên Báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh năm 2013 là: 200.000.000 đồng, Đoàn kiểm tra nghi
ngờ doanh nghiệp kê khai thiếu thuế Giá trị gia tăng tương ứng với chênh lệch
doanh thu kê khai thiếu trên Tờ khai thuế GTGT trong 12 tháng là: 20.000.000
đồng. Đồn kiểm tra đã u cầu đơn vị giải trình chênh lệch trên, Giám đốc và
kế toán doanh nghiệp đã kiểm tra lại và thành khẩn giải trình việc kê khai thiếu
Hóa đơn: Ký kiệu AA/13P, số Hóa đơn 000036, ngày 05/04/2013, tổng giá trị

hợp đồng là 220.000.000 đồng là do kế tốn cịn thiếu kinh nghiệm, sơ xuất
khơng kiểm tra kỹ và khơng đối chiếu lại Quyển hóa đơn so với Tờ khai thuế
GTGT tháng 04/2013 trước khi nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 04/2013.
Đoàn kiểm tra đã kiểm tra, đối chiếu lại: Hợp đồng kinh tế, biên bản giao
nhận, biên bản thanh lý hợp đồng và các hồ sơ giấy tờ cần thiết khác có liên
quan đến Hóa đơn ký kiệu AA/13P, số Hóa đơn 000036, ngày 05/04/2013, tổng
giá trị hợp đồng là 220.000.000 đồng là đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp chưa
thực hiện kê khai thuế GTGT đầu ra 20.000.000 đồng đối với hóa đơn trên trên
Tờ khai thuế GTGT tháng 04/2013. Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải biển A
đã tự giác khai báo và cam kết thực hiện nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào Ngân
sách nhà nước trước ngày Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra thuế.
Tình huống 2: Hóa đơn đầu vào mua dầu cho tàu, bên bán là Cơng ty CP
xăng dầu C: Ký hiệu hóa đơn XD/13P, số 0000018, ngày 12/06/2013, tổng giá
trị hợp đồng là 110.000.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT): Mã số thuế người

6


mua ghi sai trên hóa đơn là 1000666888. Đơn vị đã thực hiện kê khai hóa đơn
này trên Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 012/GTGT (Kèm theo tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT, kỳ tính thuế tháng
06/2013).
Qua kiểm tra Hóa đơn ký hiệu XD/13P, số 0000018, ngày 12/06/2013, tổng
giá thanh toán là 110.000.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT); Hợp đồng kinh tế,
biên bản giao nhận dầu, biên bản thanh lý hợp đồng ngày 12/06/2013 doanh
nghiệp đã cung cấp đầy đủ và hợp lệ. Tuy nhiên thông tin mã số thuế người mua
ghi sai trên hóa đơn là 1000666888 (Mã số thuế đúng: 1000666868).
Đoàn kiểm tra nhận thấy thuế giá trị gia tăng đầu vào của Hóa đơn trên
(10.000.000 đồng) khơng đủ điều kiện được khấu trừ trên Tờ khai thuế GTGT
tháng 06/2013; Chi phí xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
không hợp lệ 100.000.000 đồng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm

2013 tăng lên tương ứng 20.000.000 đồng.
Nguyên nhân và hậu quả xảy ra các vi phạm trong tình huống
3.1. Nguyên nhân dẫn đến các vi phạm trong tình huống
3.

- Thứ nhất: Do trình độ hiểu biết của kế tốn cịn thấp, đặc biệt là các kế
tốn trẻ cịn thiếu kinh nghiệm, thiếu sự cẩn thận và kỹ năng cần thiết của kế
tốn. Khơng thường xun cập nhật chính sách pháp luật thuế nên khơng lường
trước được những sơ xuất của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ
gây thiệt hại với doanh nghiệp mà còn làm thất thu Ngân sách nhà nước.
- Thứ hai: Do Giám đốc doanh nghiệp thường tập trung lớn vào công việc
kinh doanh nhằm tăng doanh thu mà thiếu sự kiểm soát trong hoạt động của
doanh nghiệp.
- Thứ ba: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay thường ít quan tâm và xây
dựng quy chế làm việc cho nhân viên nói chung và đội ngũ kế tốn nói riêng dẫn
đến quy trình làm việc khơng chặt chẽ, thiếu sự cẩn thận tỷ mỹ gây ra những vi
phạm không đáng có.

7


- Thứ tư: Một phần do công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức
pháp luật thuế và công tác kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế đối
với người nộp thuế chưa thực sự phát huy hiệu quả.
3.2.

Hậu quả xảy ra các vi phạm trong tình huống

Các hành vi vi phạm trong tình huống nêu trên dẫn tới hậu quả nghiêm
trọng, làm thất thu Ngân sách nhà nước và gây sự mất công bằng giữa các tổ

chức kinh tế, các doanh nghiệp. Cụ thể số thuế giá trị gia tăng chênh lệch tăng
phát hiện qua việc thực hiện kiểm tra như sau:
Thán

Thuế GTGT đầu vào

Đơn vị tính: đồng

Thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT phải nộp

g
năm

Số kê khai

Số kiểm tra

Số kê khai

Số kiểm tra

Kê khai

Kiểm tra

Chênh lệch

Số khấu trừ kỳ trước chuyển sang: 0 đồng

84.219.

84.219

122.323.5

122.323.

38.104.2

38.104.

01/13

221
39.767.

.221
39.767

16
99.207.8

516
99.207.

95
59.440.5

295

59.440.

-

02/13

349
90.730.

.349
90.730

83
129.179.7

883
129.179.

34
38.449.5

534
38.449.

-

03/13

225
89.443.


.225
89.443

64
146.664.9

764
166.664.

39
57.221.7

539
77.221.

20.000.0

04/13

132
108.8

.132
108.8

09
171.917.0

909

171.917.

77
63.024.91

777
63.024.9

00

05/13

92.161
156.56

92.161
146.56

74
205.412.2

074
205.412.

3
48.848.03

13
58.848.0


10.000.0

06/13
Quý

4.169
317.131.

4.169
317.131

08
351.429.0

208
351.429.

9
34.297.92

39
34.297.9

00

3/13
Quý

113
409.902.


.113
409.902

36
423.888.8

036
423.888.

3
13.986.05

23
13.986.0

-

4/13

815
1.296.650.

.815
1.286.650

66

866
1.670.023.25


1
353.373.07

51
383.373.07

-

Cộng

185

.185

1.650.023.256

6

1

1

30.000.000

Giải thích chênh lệch: Thuế GTGT phải nộp năm 2013 (kiểm tra) tăng so
với số đơn vị kê khai: 30.000.000 đồng, trong đó: Số tiền thuế GTGT phải nộp
tăng 20.000.000 đồng do: doanh nghiệp bỏ sót khơng kê khai thuế GTGT của 01
chuyến vận chuyển cát từ cảng Hải Phòng đến cảng Đồng Nai cho Công ty


8


TNHH thương mại B: Ký kiệu AA/13P, số Hóa đơn 000036, ngày 05/04/2013,
tổng giá thanh toán là 220.000.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT).
Số tiền thuế GTGT phải nộp tăng 10.000.000 đồng do doanh nghiệp đã kê
khai Hóa đơn đầu vào khơng đủ điều kiện khấu trừ: Ký hiệu hóa đơn XD/13P, số
0000018, ngày 12/06/2013, tổng giá trị hợp đồng là 110.000.000 đồng (đã bao
gồm thuế GTGT), ghi sai mã số thuế người mua. Căn cứ Khoản 14, Điều 14,
Mục 1, Chương III, Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ tài
chính quy định về việc cơ sở kinh doanh khơng được tính khấu trừ thuế GTGT
đầu vào đối với trường hợp: “Hóa đơn khơng ghi hoặc ghi khơng đúng một
trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác
định được người mua”.
Cụ thể thuế thu nhập doanh nghiệp chênh lệch tăng phát hiện qua việc thực
hiện kiểm tra như sau:

Đơn vị tính: đồng

ST
T

Chỉ tiêu

Số kê khai
Số kiểm tra
Chênh lệch
16.700.232.56 16.700.232.56

1


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

5
15.600.121.22

2

Gíá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng hoá & cung

3

3
4
5
7
8
9

cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý KD
Lợi nhuận thuần từ SXKD
Tổng thu nhập chịu thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp trong kỳ (thuế

1.100.111.342
3.020.133

100.203.565
450.008.800
552.919.110
552.919.110

10
11
12

suất 20%)
Thuế TNDN đã nộp
Lợi nhuận sau thuế

110.583.822
110.583.822
442.335.288

5
15.500.121.22 (100.000.000
3

)

1.200.111.342 100.000.000
3.020.133
100.203.565
450.008.800
652.919.110 100.000.000
652.919.110 100.000.000
130.583.822

110.583.822
522.335.288

20.000.000
80.000.000

Giải thích chênh lệch: Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 (kiểm tra)
tăng so với số đã kê khai là 20.000.000 đồng là do: Doanh nghiệp đã hạch toán
9


khoản chi không đủ điều kiện được trừ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh
doanh năm 2013 (Hóa đơn ký hiệu XD/13P, số 0000018, ngày 12/06/2013, giá
chưa thuế GTGT là 100.000.000 đồng, ghi sai mã số thuế người mua) dẫn đến
Thu nhập chịu thuế TNDN năm 2013 tăng 100.000.000 đồng, tương ứng thuế
TNDN phải nộp trong kỳ giảm 20.000.000 đồng.
Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27
tháng 07 năm 2012 quy định về một trong các điều kiện cần và đủ để xác định
khoản chi được trừ đối với doanh nghiệp là: “Khoản chi có đủ hố đơn, chứng từ
hợp pháp theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ Khoản 10, Điều 18, Chương VI, Thông tư 123/TT-BTC ngày 27
tháng 07 năm 2012: “Doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra,
thanh tra kiểm tra phát hiện: Tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng
ưu đãi thuế so với đơn vị tự kê khai (kể cả trường hợp doanh nghiệp chưa kê
khai để được hưởng ưu đãi thuế) thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp theo quy định đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp do
kiểm tra, thanh tra phát hiện”
Yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn phương án nào để giải quyết tình huống
một cách hiệu quả nhất nhằm chống thất thu Ngân sách nhà nước, nâng cao hình

ảnh uy ín của cơ quan quản lý thuế nói chung và cán bộ làm cơng tác thanh tra
kiểm tra nói riêng. Đồng thời xử lý như thế nào để có tính răn đe đối với doanh
nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ kế tốn doanh nghiệp, doanh
nghiệp khơng tiếp tục tái phạm và làm gương cho các doanh nghiệp khác trong
việc thực thi các chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung vầ chính sách
pháp luật Thuế nói riêng.

4. Xây dựng các phương án giải quyết tình
4.1. Các phương án giải quyết tình huống

10

huống và lựa chọn phương án


Đoàn kiểm tra đã lấy ý kiến các thành viên và thảo luận các phương án kiến
nghị xử lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp và báo cáo lãnh đạo Chi cục
thuế huyện Thái Thụy để xin ý kiến xử lý tình huống. Đồn kiểm tra đã đưa ra
các phương án xử lý như sau:
Phương án 1: Truy thu số tiền thuế thiếu, khơng tính tiền chậm nộp và
khơng xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
+ Truy thu số tiền thuế Giá trị gia tăng 30.000.000 đồng, trong đó:
* 20.000.000 đồng do doanh nghiệp bỏ sót chưa kê khai hóa đơn Ký kiệu
AA/13P, số Hóa đơn 000036, ngày 05/04/2013, tổng giá thanh toán là
220.000.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT) trên Tờ khai thuế GTGT tháng
04/2013, dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp tháng 04/2013;
* 10.000.000 đồng do doanh nghiệp đã kê khai hóa đơn khơng đủ điều kiện
khấu trừ thuế GTGT đầu vào, ký hiệu XD/13P, số 0000018, ngày 12/06/2013,
tổng giá thanh toán là 110.000.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT), dẫn đến
thiếu số thuế GTGT phải nộp tháng 04/2013;

+ Truy thu số tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp 20.000.000 đồng: do doanh
nghiệp đã hạch tốn chi phí dầu khơng hợp lệ 100.000.000 đồng dẫn đến giảm
thu nhập chịu thuế TNDN 100.000.000 đồng tương ứng thiếu số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp năm 2013 là 20.000.000 đồng.
Như vậy, tổng số tiền thuế truy thu theo phương án 1 là: 50.000.000 đồng.
Phương án 2: Truy thu số tiền thuế thiếu, tính tiền chậm nộp và tiền
phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
+ Truy thu số tiền thuế Giá trị gia tăng 30.000.000 đồng, trong đó:
* 20.000.000 đồng do doanh nghiệp bỏ sót chưa kê khai hóa đơn ký kiệu
AA/13P, số Hóa đơn 000036, ngày 05/04/2013, tổng giá thanh toán là
220.000.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT) trên Tờ khai thuế GTGT tháng
04/2013, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp tháng 04/2013;

11


* 10.000.000 đồng do doanh nghiệp đã kê khai hóa đơn không đủ điều kiện
khấu trừ thuế GTGT đầu vào, ký hiệu XD/13P, số 0000018, ngày 12/06/2013,
tổng giá thanh toán là 110.000.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT).
+ Truy thu số tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp 20.000.000 đồng: do doanh
nghiệp đã hạch tốn chi phí dầu khơng hợp lệ 100.000.000 đồng dẫn đến giảm
thu nhập chịu thuế TNDN 100.000.000 đồng tương ứng thiếu số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp năm 2013 là 20.000.000 đồng.
+ Tính tiền phạt chậm nộp, tổng số tiền là 4.985.000 đồng, cụ thể:
Chênh lệch
Chỉ tiêu

thuế phải nộp
sau kiểm tra


Thuế GTGT tháng 04/2013
Thuế GTGT tháng 06/2013
Thuế TNDN năm 2013
Cộng

20.000.000
10.000.000
20.000.000
50.000.000

Xử lý chậm nộp tiền thuế
tính đến ngày 23/04/2014
Số ngày
Số tiền
chậm nộp
338
275
23

(0,05%/ngày)
3.380.000
1.375.000
230.000
4.985.000

Giải thích:
Truy thu 20.000.0000 đồng thuế GTGT phải nộp tháng 4/2013: số ngày
chậm nộp tính từ ngày 21/05/2013 đến ngày 23/04/2014 là 338 ngày.
Truy thu 10.000.000 đồng thuế GTGT phải nộp tháng 06/2013: số ngày
chậm nộp tính từ ngày 23/07/2013 đến ngày 23/04/2014 là 275 ngày (do ngày

20/07/2013 là ngày thứ 7, hạn nộp thuế GTGT tháng 06/2013 là ngày
22/07/2013).
Truy thu 20.000.000 đồng thuế TNDN phải nộp năm 2013: số ngày chậm
nộp tính từ ngày 01/04/2014 đến ngày 23/04/2014 là 23 ngày.
Áp dụng mức 0,05%/ngày để tính tiền chậm nộp tiền thuế dựa trên các căn
cứ:
+ Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày của
Chính Phủ về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định
12


hành chính thuế quy định: “Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm
nộp đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền phạt”.
+ Căn cứ Khoản 1, Điều 41, Mục 3, Chương IV, Thông tư 166/2013/TTBTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định: “Đối với trường hợp khai
thiếu thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thì áp dụng tính tiền chậm nộp tiền
thuế theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu tính cho thời gian
chậm nộp. Trường hợp, quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người nộp thuế phải
nộp tiền thuế truy thu vào ngân sách nhà nước theo thời hạn ghi trên quyết định
xử phạt hoặc quyết định xử lý truy thu thuế mà người nộp thuế chưa nộp thì
người nộp thuế bị tính tiền chậm nộp tiền thuế theo mức 0,07%/ngày tính trên
số tiền thuế chậm nộp”.
+ Xử phạt vi phạm hành chính là: 5.000.000 đồng
Số tiền phạt vi phạm hành chính = 50.000.000 đồng * 10% = 5.000.000
đồng. Căn cứ Khoản 2, Điều 13, Mục 2, Chương I, Nghị định 98/2007/NĐ-CP
98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính Phủ quy định: “Mức xử
phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này là 10% tính trên
số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm
cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế”. Cụ thể:
Tình huống 1: Doanh nghiệp bỏ sót khơng kê khai thuế GTGT: Ký kiệu
AA/13P, số Hóa đơn 000036, ngày 05/04/2013, tổng giá thanh toán là

220.000.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT). Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 13,
Mục 2, Chương I, Nghị định 98/2007/NĐ-CP 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6
năm 2007 của Chính Phủ quy định: “Hành vi khai sai của người nộp thuế làm
giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được
miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ
số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế
lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế”.

13


Tình huống 2. Hóa đơn đầu vào mua dầu cho tàu ghi sai mã số thuế người
mua: Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 13, Mục 2, Chương I, Nghị định
98/2007/NĐ-CP 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính Phủ quy
định: “ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền
thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm, nhưng người nộp thuế đã ghi
chép kịp thời, đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ
thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ”.
Như vậy, theo phương án 2 tổng số tiền truy thu là 59.985.000 đồng (trong
đó: số tiền thuế truy thu là 50.000.000 đồng, tiền chậm nộp tiền thuế là
4.985.000 đồng, tiền phạt vi phạm hành chính là 5.000.000 đồng).
Phương án 3: Truy thu số tiền thuế thiếu, tính tiền chậm nộp và tiền
phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Thơng tư số 166/2013/TT-BTC có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
+ Truy thu số tiền thuế 50.000.000 đồng và xử lý chậm nộp tiền thuế là
4.985.000 đồng (như phương án 2).
+ Xử phạt vi phạm hành chính: 10.000.000 đồng.
Số tiền phạt vi phạm hành chính = 50.000.000 đồng * 20% = 10.000.000
đồng. Căn cứ Khoản 2, Điều 12, Mục 1, Chương 2, Thông tư số 166/2013/TTBTC quy định: “ Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1

Điều này là 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn,
số thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế”.
Như vậy, theo phương án 3 tổng số tiền truy thu là 64.985.000 đồng (trong
đó: số tiền thuế truy thu là 50.000.000 đồng, tiền chậm nộp tiền thuế là
4.985.000 đồng, tiền phạt vi phạm hành chính là 10.000.000 đồng).
Phương án 4: Truy thu số tiền thuế thiếu, tính tiền chậm nộp và tiền phạt
vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 108, Luật Quản lý thuế số
78/2006/QH11 ngày ngày 29 tháng 11 năm 2006;

14


+ Truy thu số tiền thuế 50.000.000 đồng và xử lý chậm nộp tiền thuế là
4.985.000 đồng (như phương án 2).
+ Xử phạt vi phạm hành chính bằng 2 lần số tiền thuế trốn (khơng kê khai
hóa đơn ký kiệu AA/13P, số Hóa đơn 000036, ngày 05/04/2013, tổng giá thanh
tốn là 220.000.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT) trên Tờ khai thuế GTGT
tháng 04/2013, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp tháng 04/2013). Số tiền phạt vi
phạm hành chính = 20.000.000 đồng *2= 40.000.000 đồng.
Căn cứ Điều 108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày ngày 29 tháng
11 năm 2006 quy định: “Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế,
gian lận thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần
số tiền thuế trốn”.
Như vậy, theo phương án 4 tổng số tiền truy thu là 94.985.000 đồng (trong
đó truy thu tiền thuế thiếu là 50.000.000 đồng, tiền chậm nộp tiền thuế là
4.985.000 đồng, xử phạt vi phạm hành chính 40.000.000 đồng).
4.2.

Phân tích và lựa chọn phương án xử lý tối ưu nhất


Phương án 1: Đoàn kiểm tra xét thấy việc kiến nghị xử lý như vậy là chưa
được vì doanh nghiệp đã có hành vi vi phạm làm giảm số thuế GTGT phải nộp,
hạch toán sai chế độ quy định làm giảm số thuế TNDN phải nộp cho Nhà nước
là vi phạm quy định pháp luật thuế.
Nếu chỉ kiến nghị truy thu số thuế phát hiện thì chưa mang tính chất răn đe,
ngăn ngừa để doanh nghiệp khơng tái phạm những lần sau đồng thời chưa thể
hiện được tính nghiêm minh của pháp luật. Về mặt quản lý Nhà nước nếu áp
dụng phương án này thì đồn kiểm tra chưa thực hiện đúng những quy định của
pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm, không cương quyết đấu tranh với việc
người nộp thuế vi phạm luật thuế, dễ nảy sinh tiêu cực, dẫn đến cán bộ vi phạm
pháp luật. Nên đoàn kiểm tra quyết định loại bỏ phương án này.
Phương án 3: Tuy ở thời điểm kiểm tra thì Thơng tư 166/2013/TT-BTC
ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành
15


chính thuế đang có hiệu lực thi hành nhưng vì thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
trước ngày 15/12/2013 nên theo Tiết a, Khoản 3, Điều 42, Mục 3, Chương
IV,Thơng tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy
định:“Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế đã xảy ra trước
ngày 15 tháng 12 năm 2013 áp dụng theo quy định của pháp luật có hiệu lực thi
hành tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm”. Đoàn kiểm tra xét thấy việc áp
dụng phương án này là khơng đúng theo quy định, Đồn khơng lựa chọn phương
án này để xử lý tình huống, tuy nhiên Đoàn kiểm tra vẫn đưa ra nhằm nhắc nhở
doanh nghiệp lưu ý về sự thay đổi mức xử phạt vi phạm hành chính thuế hiện hành
đang áp dụng là 20% trên số thuế thiếu (không áp dụng 10% như quy định cũ), qua
đó doanh nghiệp ý thức rõ về hành vi vi phạm của mình, tránh trường hợp tái
phạm.
Phương án 4: Đồn kiểm tra khơng lựa chọn phương án này vì những lý do
sau đây:

Đối với Cơng ty cổ phần Vận tải biển A thì đây là một bài học trong việc
chấp hành pháp luật của Nhà nước. Do thiếu kiểm soát trong việc hạch toán, kê
khai thuế mà doanh nghiệp đã thực hiện không đúng quy định của luật thuế, hậu
quả về kinh tế là bị truy thu toàn bộ số thuế phát hiện cộng thêm 02 lần số tiền
phạt trốn thuế. Đây là một hình thức phạt nặng đối với doanh nghiệp, và khả
năng thực hiện quyết định truy thu thuế và tiền phạt không cao. Đồng thời xét cả
quá trình từ khi thành lập doanh nghiệp đến nay Công ty luôn chấp hành tốt
những quy định về kê khai, nộp thuế. Với quan điểm của ngành thuế là thu thuế
nhưng phải biết nuôi dưỡng nguồn thu, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp phát triển, việc xử lý vi phạm pháp luật thuế cần mang tính giáo
dục thuyết phục là chính, nhằm giúp cho người nộp thuế hiểu rõ hơn về chính
sách thuế để thực hiện tốt việc tự tính tự khai tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
Mặt khác, đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ lại vi phạm lần đầu mức
phạt như vậy sẽ là gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp và khơng khả thi.

16


Đồn kiểm tra khơng lựa chọn phương án này để xử lý tình huống, tuy nhiên
Đồn kiểm tra vẫn đưa ra nhắc nhở răn đe doanh nghiệp.
Phương án 2: Sau khi cân nhắc giữa các phương án, Đoàn kiểm tra lựa
chọn phương án 2 trình lãnh đạo Chi cục Thuế Thái Thụy ký quyết định xử lý.
Đây là phương án tối ưu nhất vì theo phương án này Nhà nước thu được đủ số
tiền thuế, mức phạt đưa ra đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, mang
tính răn đe giáo dục và cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện khắc phục
ngay hành vi vi phạm của mình, có tính khả thi cao nhất. Đồng thời xét thấy
trong thời gian Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, khi
phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thuế, Giám đốc và kế toán doanh nghiệp
đã thành khẩn cung cấp hồ sơ, tài liệu, giải trình lý do dẫn đến các hành vi vi

phạm chủ yếu là do trình độ của kế tốn cịn non kém, do Giám đốc doanh
nghiệp tập trung công việc kinh doanh, thiếu kiểm soát trong việc hạch toán, kê
khai thuế. Giám đốc doanh nghiệp cam kết nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào
ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế.
5.

Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án được lựa chọn
Ngày 23/04/2014, sau 05 (năm) ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố
quyết định kiểm tra tại trụ sở Cơng ty CP Vận tải biển A, Đồn kiểm tra đã kết
thúc thời gian kiểm tra tại đơn vị theo Quyết định số 128/QĐ - CCT ngày
10/04/2014 về việc kiểm tra thuế tại Công ty cổ phần Vận tải biển A của Chi cục
trưởng Chi cục Thuế huyện Thái Thụy, và lập các Biên bản xác nhận số liệu chi
tiết về các nội dung đã kiểm tra.
Ngày 24/04/2014, Công ty cổ phần vận tải biển A đã thực hiện nộp tổng số
tiền 54.985.000 đồng (số tiền thuế thiếu là 50.000.000 đồng, số tiền chậm nộp
tiền thuế là 4.985.000 đồng) vào Ngân sách nhà nước nhằm khắc phục hậu quả
của hành vi vi phạm dẫn đến thiếu số thuế phải nộp.
Sau khi doanh nghiệp thực hiện khắc phục hành vi vi phạm, ngày
25/04/02014 Đoàn kiểm tra lập Biên bản kiểm tra thuế (theo mẫu số 04/KTTT
ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013)
17


(Biên bản kiểm tra được ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc
kiểm tra).
Ngày 28/04/2014, tại trụ sở công ty Biên bản kiểm tra được Trưởng đồn
kiểm tra và Giám đốc Cơng ty cổ phần Vận tải biển A ký vào từng trang, đóng
dấu (bao gồm cả dấu giáp lai và dấu cuối biên bản). Biên bản kiểm tra bao gồm
các nội dung chính sau: Các căn cứ pháp lý để lập biên bản, kết luận về từng nội
dung đã thực hiện kiểm tra, xác định hành vi vi phạm, mức độ vi phạm; xử lý vi

phạm theo thẩm quyền (truy thu số tiền thuế thiếu 50.000.000 đồng, tiền chậm
tiền thuế là 4.985.000 đồng); kiến nghị biện pháp xử lý khơng thuộc thẩm quyền
của Đồn kiểm tra: kiến nghị Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Thái Thụy về
mức xử phạt vi phạm hành chính 5.000.000 đồng).
Ngày 29/04/2014, Trưởng đoàn kiểm tra (Đội trưởng Đội kiểm tra thuế
Chi cục thuế huyện Thái Thụy) trình Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Thái
Thụy về kết quả kiểm tra (chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản
kiểm tra với người nộp thuế). Sau khi xem xét thông qua, ngày 02/05/2014 Chi
cục trưởng Chi cục thuế huyện Thái Thụy ký Quyết định số 135/QĐ – CCT về
việc xử phạt vi phạm hành chính qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế theo mẫu
số 20/KTTT (ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày
6/11/2013của Bộ Tài chính) xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP
VTB A số tiền 5.000.000 đồng. Ngày 05/05/2014, Quyết định số 135/QĐ – CCT
ngày 02/05/2014 của Chi cục trưởng Chi cục thuế Thái Thụy về việc xử phạt vi
phạm hành chính qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế được gửi tới Công ty

cổ phần VTB A và công ty đã thực hiện nộp đủ số tiền phạt vi phạm hành chính
5.000.000 đồng vào Ngân sách nhà nước. Đoàn kiểm tra kết thúc kiểm tra theo
Quyết định số 128/QĐ - CCT ngày 10/04/2014 của Chi cục trưởng Chi cục thuế
huyện Thái Thụy về việc kiểm tra thuế tại Công ty cổ phần Vận tải biển A.
6.

Kiến nghị và đề xuất

Trong q trình kiểm tra tơi nhận thấy công tác quản lý thuế đối với doanh
nghiệp vận tải biển hiện nay nói chung và các doanh nghiệp vận tải biển hoạt
18


động trên địa bàn huyện Thái Thụy nói riêng cịn nhiều khó khăn vướng mắc do

trình độ hiểu biết về pháp luật thuế của người nộp thuế còn chưa cao, đặc thù
của hoạt động vận tải biển rất đa dạng và phức tạp vì thế tơi xin đưa ra các kiến
nghị và đề xuất sau:
- Kính đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục thuế sớm ban hành Quy trình
kiểm tra thuế thay thế cho Quy trình kiểm tra thuế (ban hành kèm theo Quyết
định số 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế). Vì đối với cán bộ làm cơng tác kiểm tra thuế thì Quy trình kiểm tra là
cẩm nang xuyên suốt trong quá trình cơng tác, đồng thời với những thay đổi
trong chính sách pháp luật quản lý thuế mới thì Quy trình kiểm tra thuế hiện tại
khơng cịn phù hợp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế cũng như làm
tốt cơng tác hỗ trợ người nộp thuế góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật
thuế của người nộp thuế; quan hệ giữa cơ quan thuế, công chức thuế và người
nộp thuế ngày càng thân thiện và là người bạn đồng hành trong việc thực thi các
chính sách, pháp luật thuế trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để răn đe, phòng ngừa, phát hiện
và xử lý kịp thời các sai phạm, đảm bảo tính nghiêm minh trong việc thực hiện
pháp luật thuế, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của
người nộp thuế; tăng cường số cán bộ ngành thuế có đủ năng lực, trình độ
chun môn và phẩm chất tư cách đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao làm
công tác thanh, kiểm tra. Thường xun có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công chức ngành thuế.

KẾT LUẬN
Qua tình huống kiểm tra cụ thể nêu trên cho thấy vai trị của cơng tác kiểm
tra, thanh tra thuế trong cơng tác quản lý thuế nói chung ngày càng quan trọng,
đặc biệt là trong cơ chế quản lý thuế hiện nay người nộp thuế tự tính, tự khai, tự
nộp và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách pháp luật thuế của
19



mình. Cơng tác kiểm tra thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế đơn vị phải nộp
theo Luật thuế, chống thất thoát các khoản thu ngân sách nhà nước. Đảm bảo
tính nghiêm minh của pháp luật. Khắc phục các kẽ hở trong cơng tác quản lý
thuế, từ đó rà sốt, hồn thiện lại các quy trình quản lý thuế, tăng cường công tác
quản lý thuế của cơ quan thuế. Nâng cao hình ảnh, uy tín của cơ quan quản lý
thuế, người cán bộ thuế nói chung và cán bộ làm cơng tác kiểm tra thuế nói
riêng. Nâng cao ý thức chấp hành chính sách thuế, thực hiện cơ chế tài chính,
cơng tác hạch tốn kế tốn của người nộp thuế theo quy định của pháp luật, từ
đó góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế.
Nếu khơng thực hiện kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật thuế tại
Công ty cổ phần Vận tải biển A thì một phần nguồn thu Ngân sách nhà nước đã
bị thất thốt. Điều đó càng khẳng định được vai trị của cơng tác kiểm tra thuế
đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp vận tải biển trên
địa bàn huyện Thái Thụy là hết sức quan trọng, cán bộ kiểm tra phải không
ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết để đáp ứng yêu cầu công việc trong lĩnh vực
này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Tổng cục thuế đã quan tâm, các
thầy cô giáo giảng dạy Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế 2014
(từ ngày 05/09/2014 – 17/10/2014 tại Hà Nội) đã giúp cho các học viên như
chúng tơi có điều kiện học tập, nâng cao trình độ hiểu biết và trau dồi các kỹ
năng cần thiết nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu công việc đặt ra hiện nay,
góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp vững bền./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày ngày 29 tháng 11 năm 2006; và Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số: 21/2012/QH13 ngày
20/11/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2013;


20


-

Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008, có hiệu lực thi

-

hành từ 01/01/2009;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008;
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ;
Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính Phủ quy
định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế;
- Thơng tư số 28/2007/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính;
- Thơng tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính;

-

Thơng tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ tài chính;
Thơng tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012, có hiệu lực từ ngày

-

10/09/2012;
Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính;
Quy trình kiểm tra thuế (ban hành kèm theo Quyết định 528/QĐ-TCT ngày 29


-

tháng 05 năm 2008 về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế);
Chế độ kế tốn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ (ban hành theo Quyết định

-

48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính);
Hệ thống các chuẩn mực kế toán.
Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Kiểm tra viên thuế - Nhà xuất bản tài chính
2014.

MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU.....................................................................................................1
1.

2.

Mơ tả tình huống...........................................................................................2
1.1.
Hồn cảnh xảy ra tình huống...............................................................2
1.2.
Nội dung tình huống............................................................................4
Xác định mục tiêu xử lý tình huống..............................................................5
2.1.
Mục tiêu xử lý tình huống....................................................................5
2.2.
Phân tích tình huống............................................................................5
21



Nguyên nhân và hậu quả xảy ra các vi phạm trong tình huống....................7
3.1.
Nguyên nhân dẫn đến các vi phạm trong tình huống...........................7
3.2.
Hậu quả xảy ra các vi phạm trong tình huống.....................................8
4. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống và lựa chọn phương án......10
4.1.
Các phương án giải quyết tình huống..................................................10
4.2.
Phân tích và lựa chọn phương án xử lý tối ưu nhất.............................15
Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án được lựa chọn.......................................17
Kiến nghị và đề xuất............................................................................................19
3.

5.
6.

KẾT LUẬN.........................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................21

22



×