Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
LỜI NĨI ĐẦU
Cùng với q trình phát triển kinh tế xã hội, ngành Thuế Việt Nam đã có
những bước tiến vượt bậc. Thuế thực sự là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước, góp phần thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội. Hệ thống chính sách
thuế dần được hoàn thiện, cơ chế quản lý thuế đang từng bước được cải cách
cho phù hợp với quá trình phát triển đất nước và đáp ứng được yêu cầu hội nhập
với khu vực và quốc tế.
Hiện nay, trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, số lượng
doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời quy mơ, hình thức, cách thức
hoạt động của các doanh nghiệp cũng đa dạng và phức tạp hơn. Do đó cơ chế
quản lý cũ đã khơng cịn phù hợp, địi hỏi phải chuyển sang cơ chế quản lý mới,
tiên tiến hơn mà đa phần các nước trên thế giới đã áp dụng, đó là cơ chế người
nộp thuế tự khai, tự nộp thuế.
Để thực hiện mơ hình quản lý theo chức năng thì cơng tác tuyên truyền,
hỗ trợ người nộp thuế là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của toàn bộ lộ
trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Cơng tác này
có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và
tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan
thuế và người nộp thuế.
Tuyên truyền và hỗ trợ nằm trong một thể thống nhất, cùng một mục đích
truyền tải đến đối tượng được tuyên truyền, hỗ trợ. Tuy nhiên mục đích, nội
dung, phương pháp, đối tượng, cách thức tiến hành giữa tuyên truyền và hỗ trợ
có khác nhau. Trong khi tuyên truyền luôn đi trước một bước trong hai hoạt
động thì hỗ trợ là hoạt động kế tiếp nhằm cung cấp, chuyển tải, giải đáp vướng
mắc, giúp đỡ, xử lý các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Hỗ trợ đi
vào bản chất bên trong của vấn đề, nắm được mấu chốt, cốt lõi của vướng mắc
1
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
để tháo gỡ, hoặc tìm ra mâu thuẫn của chủ thể cần hỗ trợ để giúp đỡ, xử lý nó
trở nên minh bạch, rõ ràng.
Hỗ trợ người nộp thuế tức là hướng dẫn, giải thích, tư vấn cho người nộp
thuế hiểu rõ các vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ thuế đã được quy định.
Nếu như hoạt động tuyên truyền thường được thực hiện theo ý muốn chủ quan
của cơ quan thuế thì hoạt động hỗ trợ người nộp thuế thường được thực hiện
theo nguyện vọng và yêu cầu từ phía người nộp thuế. Khi người nộp thuế có
vướng mắc trong q trình kê khai, tính thuế, quyết tốn thuế, chính sách thuế
hoặc các vấn đề có liên quan khác, họ có thể đề nghị cán bộ thuế tư vấn.
Trên cơ sở nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, là một chun viên
cơng tác tại Phịng Tun truyền – Hỗ trợ, với những kiến thức đã tiếp thu được
sau khi tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế, tôi mạnh
dạn chọn đề tài “Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế ” để làm tiểu
luận cuối khố học.
1.
Mơ tả tình huống
Đã từ lâu, Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế Cục Thuế tỉnh
Thanh Hóa trở thành địa điểm liên hệ thường xuyên khi các doanh nghiệp có
vướng mắc xảy ra. Vào những lúc cao điểm, cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ
trợ phải nhận, giải quyết, hướng dẫn đến cả chục lượt điện thoại và cơng văn
hướng dẫn chính sách, chưa kể có những người nộp thuế cịn lên nhờ hỗ trợ trực
tiếp tại Phòng. Tại bộ phận một cửa trong những ngày cuối cùng của hạn nộp hồ
sơ khai thuế thường xảy ra tình trạng q tải.
Tại phịng Tuyên truyền - Hỗ trợ, các hình thức hỗ trợ người nộp thuế
đang được áp dụng:
- Hỗ trợ trực tiếp, qua điện thoại
- Hỗ trợ bằng văn bản.
2
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
- Tại bộ phận một cửa tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính về
thuế.
Tình huống 1:
Ngày 20/5/2014 phịng Tuyên truyền - Hỗ trợ nhận được công văn hỏi về
việc hướng dẫn nộp thuế TNDN của “Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa”. Cơng văn có nội dung như sau:
“Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo
QĐ số 2204/QĐ-UBND ngày 27/6/2013 của Chủ tịch UBND tình Thanh Hóa.
Chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 23/11/2013. MST:
2801969505
Quỹ bảo lãnh tính dụng cho DNNVV tỉnh Thanh Hóa hoạt động theo Điều
lệ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ số 2277/QĐ-UBND ngày 02/7/2013
và các văn bản sau:
- Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín
dụng cho các DNNVV; Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 của Thủ
tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động
của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV ban hành kèm theo Quyết định số
193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001;
- Thông tư số 93/2004/TT-BTC ngày 29/9/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn
một số nội dung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín
dụng cho các DNNVV.
Nghĩa vụ nộp thuế của Quỹ bảo lãnh tín dụng được thực hiện tại Thơng tư số
93/2004/TT-BTC ngày 29/9/2004 của Bộ Tài chính quy định “Hoạt động bảo lãnh
tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng thuộc đối tượng khơng chịu thuế GTGT. Các
laọi thuế, phí, lệ phí khác phát sinh trong q trình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín
dụng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật”.
3
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thanh Hóa áp dụng chính sách
miễn giảm thuế của Nhà nước:
- Thơng tư số 82/2006/TT-BTC ngày 13/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện ưu đãi về thuế TNDN đối với Quỹ bảo lãnh tính dụng cho DNNVV.
- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNDN.
Sau khi nghiên cứu các văn bản, chính sách miễn giảm thuế của Nhà nước,
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thanh Hóa đề nghị Cục Thuế hướng dẫn
về việc nộp thuế TNDN:
- Trường hợp 1: Tại khoản 2.1, mục 2, phần II thông tư 82/2006/TT-BTC
ngày 13/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế TNDN đối
với Quỹ bảo lãnh tính dụng cho DNNVV quy định “Quỹ bảo lãnh tín dụng mới
thành lập tại địa bàn không thuộc danh mục B hoặc danh mục C được miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số
thuế phải nộp trong 03 năm tiếp theo; trường hợp đáp ứng thêm điều kiện sử dụng
nhiều lao động theo quy định tại khoản 2, Điều 33, Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
được sưa đổi bổ sung tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày
06/8/2004 của Chính phủ thì thời gian gảm 50% số thuế phải nộp là 05 năm tiếp
theo”.
- Trường hợp 2: Theo quy định tại mục 9, Điều 4 Nghị định số
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thực hiện Luật thuế TNDN thì Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thanh Hóa
thuộc đối tượng được miễn thuế TNDN.
Để có cơ sở hoạt động đúng luật và thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước,
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thanh Hóa kính đề nghị Cục Thuế Thanh
Hóa hướng dẫn về việc thực hiện thuế TNDN.”
4
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
Tình huống 2
Ngày 30/7/2014, người nộp thuế xơng vào phịng với thái độ rất nóng nảy và
nhất quyết địi gặp Trưởng phòng để làm rõ một việc. Người nộp thuế là chị Lê Hà
Vy hiện đang làm kế toán tại cơng ty TNHH Ngọc Sáng, có địa chỉ ở huyện Như
Xuân tỉnh Thanh Hóa. Đơn vị nơi chị Vy đang làm việc hiện đang thực hiện kê khai
thuế qua mạng. Nhưng vì lý do bị lỗi nên ngày hơm qua không nộp được tờ khai,
nay chị Vy muốn lên bộ phận một cửa để xin nộp bản giấy. Nhưng vì chưa hết hạn
nộp tờ khai qua mạng và cũng không phải do lỗi đường truyền nên bên bộ phận
một cửa khơng thực hiện thu bản giấy. Vì vậy, chị Vy đề nghị được gặp Trưởng
phịng để trình bày và giải quyết cho việc nộp giấy.
2.
Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Tình huống 1
Khi nhận được cơng văn trên cần phải giải quyết vấn đề sau: Đọc kỹ công
văn hỏi, xác định nội dung câu hỏi và các văn bản, vấn đề liên quan để xem đơn
vị có cơng văn hỏi vướng mắc ở đâu. Xác định rõ thu nhập được miễn thuế và
không được miễn thuế của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
tỉnh Thanh Hóa. Những văn bản liên quan đến nội dung câu hỏi gồm có: Thơng
tư số 82/2006/TT-BTC ngày 13/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu
đãi về thuế TNDN đối với Quỹ bảo lãnh tính dụng cho DNNVV; Nghị định số
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thực hiện Luật thuế TNDN.
Tình huống 2
Giảm bớt sự căng thẳng của người nộp thuế, hướng dẫn, giải thích rõ cho
người nộp thuế biết trong trường hợp này cần phải làm những gì. Vì chị Vy chưa
biết vì lỗi gì mà chưa thể gửi được tờ khai nên cần phải hỏi rõ và sẽ hỗ trợ để chị
Vy gửi được tờ khai qua mạng.
- Mục đích sử lý tình huống:
5
Nguyễn Văn Tuấn – Phịng Tun truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
Để thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với người nộp thuế. Vai
trị của thuế mang tính tồn diện trên nhiều lĩnh vực. Song những vai trị đó
khơng mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía con
người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những
công việc cụ thể của công tác quản lý thuế.
Để tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho người nộp thuế qua công
tác tổ chức thực hiện, tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, cùng với việc tăng
cường tính pháp chế của các Luật thuế.
Để đảm bảo công bằng giữa từng đối tượng người nộp thuế, áp dụng
chính sách thuế thống nhất và thuận tiện cho một đối tượng nộp thuế, thực hiện
đơn giản, công khai, dân chủ trong công tác quản lý thu thuế.
Để cơ quan, cán bộ thuế thực hiện tốt công tác thu thuế đảm bảo thu đúng,
thu đủ, chống thất thu cho ngân sách nhà nước. Bảo đảm cho luật thuế đựơc thi
hành nghiêm chỉnh và bảo vệ lợi ích chính đáng cho người nộp thuế.
3.
Phân tích ngun nhân và hậu quả của tình huống
* Ngun nhân
Chính sách thuế có nhiều thay đổi làm cho cơng tác tuyên truyền hỗ trợ
không kịp thời; người nộp thuế được hướng dẫn chưa kịp hiểu hết thì lại có văn
bản khác thay thế dẫn đến việc nắm rõ hết các chính sách về thuế thu nhập
doanh nghiệp của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
Thanh Hóa là khó khăn.
Cơng ty TNHH Ngọc Sáng là doanh nghiệp nhỏ, chủ DN đồng thời là
người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nên việc hiểu, nắm
vững pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng cịn nhiều hạn chế bất cập.
Từ đó dẫn đến việc ký hợp đồng kế toán cho DN cũng khơng có tính pháp lý
cao, chi phí trả lương thấp, khơng nắm được trình độ của kế tốn. Bên cạnh đó,
kế tốn ở lĩnh vực này trình độ rất thấp, ít am hiểu về pháp luật thuế nên việc
báo cáo, nộp hồ sơ khai thuế đến cơ quan thuế thường hay sai sót và trễ hạn.
6
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
Công ty cũng khơng có những người làm chun mơn về tin học, do đó những
lỗi phát sinh thường khơng sử lý được.
* Hậu quả
Từ những nguyên nhân trên, không những chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế
- xã hội mà nó cịn làm mất uy tín về sự quản lý thuế của Cơ quan Thuế, làm
giảm lòng tin của nhân dân, của người nộp thuế với cán bộ công chức ngành
thuế, gây bất bình trong các tầng lớp nhân dân. Mặt khác nó cịn ảnh hưởng xấu
đến đời sống xã hội và các chính sách về pháp luật thuế.
4.
Xây dựng phương án và lựa chọn phương án xử lý tình huống
Với hai tình huống trên thì người nộp thuế sẽ được hỗ trợ qua hai hình
thức: hỗ trợ bằng văn bản đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa tỉnh Thanh Hóa và hỗ trợ trực tiếp cho chị Lê Hà Vy – làm kế tốn cho Cơng
ty TNHH Ngọc Sáng. Với hai hình thức hỗ trợ bằng văn bản và trực tiếp thì có
những ưu điểm và nhược điểm sau:
Hỗ trợ bằng văn bản:
- Ưu điểm
+ Thơng tin chính xác hơn.
+ Tính pháp lý cao hơn.
- Nhược điểm
+ Nhiều thủ tục hành chính.
+ Thường mất nhiều thời gian.
Hỗ trợ trực tiếp:
- Ưu điểm
+ Người nộp thuế tiếp nhận đầy đủ thông tin.
+ Có thể mở rộng các vấn đề cần hỏi.
7
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
+ Cán bộ thuế được xem đầy đủ hồ sơ, vấn đề vướng mắc được người nộp
thuế hỏi.
- Nhược điểm
+ Người nộp thuế phải đến trực tiếp.
+ Cán bộ thuế không có thời gian chuẩn bị.
+ Người nộp thuế phải chờ đợi (nếu có nhiều người).
5.
Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án được lựa chọn
Tình huống 1
Các bước tiến hành của hình thức hỗ trợ bằng văn bản:
- Đọc kỹ cơng văn hỏi của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa tỉnh Thanh Hóa.
- Xác định nội dung câu hỏi liên quan đến việc miễn thuế, ưu đãi thuế.
- Tra cứu tài liệu là Thông tư số 82/2006/TT-BTC ngày 13/9/2006 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế TNDN đối với Quỹ bảo lãnh tính
dụng cho DNNVV; Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNDN và soạn thảo văn
bản trả lời có nội dung như sau:
“Tại Khoản 2, Mục I Thơng tư 82/2006/TT-BTC ngày 13/9/2006 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế TNDN đối với Quỹ bảo lãnh tín
dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định:
“2. Ưu đãi về thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này chỉ áp dụng đối với
hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ bảo lãnh tín
dụng.”
Tại khoản 2.1, Mục II Thơng tư 82/2006/TT-BTC (nêu trên) quy định thời
gian miễn, giảm thuế: “2.1. Quỹ bảo lãnh tín dụng mới thành lập tại địa bàn
khơng thuộc danh mục B hoặc danh mục C được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp
trong 03 năm tiếp theo; trường hợp đáp ứng thêm điều kiện sử dụng nhiều lao
động theo quy định tại khoản 2, Điều 33, Nghị định số 164/2003/NĐ-CP được sưa
8
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
đổi bổ sung tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/8/2004
của Chính phủ thì thời gian gảm 50% số thuế phải nộp là 05 năm tiếp theo.”
Tại Khoản 9, Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của
Chính phủ quy định chi tiế và hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN, hướng dẫn thu
nhập được miễn thuế:
“9.... thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao
của các quỹ tài chính Nhà nước: Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm
tiền gửi, Quỹ bảo hiểm Y tế, Quỹ hỗ trợ học nghề, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ trợ giúp
pháp lý Việt Nam, Quỹ viễn thơng cơng ích, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ
bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa ...”
Căn cứ các quy định trên, đối với quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa được thành lập theo Quyết định số 2204/QĐ-UBND ngày 27/6/2013
của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ
ngày 23/11/2013 thì áp dụng chính sách thuế TNDN như sau:
- Kỳ tính thuế TNDN năm 2013: Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa được miễn thuế TNDN theo quy định tại Thông tư 82/2006/TT-BTC
ngày 13/9/2006 đối với thu nhập từ hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải tổ chức hạch tốn riêng doanh thu, chi phí
và thu nhập của các hoạt động đó và thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN theo quy định.
- Từ kỳ tính thuế năm 2014 trở đi: Quỹ được miễn thuế TNDN đối với thu
nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo Điều 4 Nghị
định số 218/2003/NĐ-CP ngày 26.12.2013.”
- Trình lãnh đạo ký và gửi cho Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa để được biết và thực hiện theo đúng văn bản quy phạm
pháp luật đã nêu.
Tình huống 2.
9
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
Trong tình huống này, trước hết phải tìm cách “hạ hỏa” vì chị Vy đang
bức xúc vấn đề được cho là do cán bộ bên bộ phận một cửa gây ra. Vì vậy,
người đang trực tiếp đối thoại với chị Vy nên kìm nén khơng để bị cuốn theo có
thể gây thêm căng thẳng. Có thể sử dụng một số hành động như: mời uống
nước, nhờ người khác cùng vào cuộc …
Sau khi ổn định được tâm lý, hỏi rõ nguyên nhân của việc không nộp
được tờ khai qua mạng của chị Vy. Lý do chị đưa ra là sau khi trình ký, đến bước
nộp tờ khai thì trên trang thông báo lỗi cấu trúc tệp
tờ khai không hợp lệ. Vì lý do chủ quan là khơng nộp được qua mạng thì lên nộp
trực tiếp tại cơ quan thuế nên chị Vy cũng khơng gọi điện lên phịng Tun
truyền - Hỗ trợ để được trợ giúp.
Xác định được nguyên nhân, cán bộ thuế giải thích cho chị Vy hiểu lỗi
này là do phần mềm Cut PDF Write gây ra. Để xử lý tình huống này chị Vy có
thể gỡ bỏ bộ cài đặt cũ, tải bộ khác về và cài đặt lại sau đó tiến hành kết xuất tờ
khai và nộp qua mạng bình thường. Ngồi ra, để đỡ được thời gian đi lại của
người nộp thuế và thời gian của cán bộ thuế, chị Vy có thể tải bộ cài đặt điều
khiển máy tính từ xa có tên là TeamViewer, khi nào cần sự trợ giúp từ phía cơ
quan thuế có thể gọi điện và cán bộ thuế sẽ trợ giúp cho chị Vy bằng cách dùng
phần mềm điều khiển máy tính từ xa này.
Trong hai tình huống trên tuy chưa thể hiện được hết các kỹ năng của cán
bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ. Song để thực hiện được những kỹ năng trên đòi
hỏi cán bộ thuế phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ khi giải đáp chính sách
bằng văn bản; nắm bắt được tâm lý người nộp thuế, biết kiểm soát cảm xúc, sử
dụng kỹ năng chào hỏi, giới thiệu khéo léo, biết lắng nghe, nhiệt tình, tận tụy và
ln có thái độ chừng mực khi phải hỗ trợ trực tiếp với người nộp thuế.
6.
Kiến nghị
Thực hiện Luật Quản lý thuế, một trong những yêu cầu của ngành thuế,
cũng là yêu cầu của công tác tuyên truyền hỗ trợ là làm cho người nộp thuế nhận
thức đầy đủ về vai trị, nghĩa vụ của mình đối với công tác thuế, vấn đề hết sức
đơn giản nhưng nó thay đổi cả một quan niệm, về cách phục vụ của ngành. Lúc
10
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
này người nộp thuế thốt hẳn vai trị bị quản lý như trước đây, mà đã trở thành
người bạn đồng hành với cơ quan thuế.
Để người nộp thuế tự giác thi hành và thi hành đúng, đủ các quy định về
lĩnh vực thuế, ngoài việc các đối tượng nộp thuế tự tìm hiểu và nghiêm túc thực
hiện thì Ngành thuế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thuế. Công tác
tun truyền khơng chỉ có tác dụng đối với người nộp thuế, nhằm ngăn ngừa
giảm dần các sai phạm mà người nộp thuế thường mắc phải, mà còn thuận lợi
ngay cả cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Thực tế
cho thấy những hành vi sai phạm về thuế của người nộp thuế không phải đều là
cố ý, mà một phần là do người nộp thuế khơng được truyền tải đầy đủ thơng tin
về chính sách thuế; khơng hiểu rõ về nội dung chính sách thuế cùng quy trình kê
khai, nộp thuế. Nhằm hạn chế những sai sót này, cơng tác tun truyền cần được
đẩy mạnh hơn nữa với nhiều hình thức đa dạng, đảm bảo tính thuyết phục cao.
Có thể sử dụng một số biện pháp sau:
- Thống nhất, chuẩn hóa về nguyên tắc, nội dung, trình tự thực hiện cơng
tác tun truyền, hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác của cơ quan thuế và hướng dẫn, giúp đỡ người nộp thuế thực hiện quyền và
nghĩa vụ về thuế.
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ trong việc thực hiện đúng công tác
tuyên truyền, hỗ trợ.
- Ngành thuế phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức
tuyên truyền, giải thích, giáo dục về thuế (Như hệ thống phát thanh truyền hình
trong chương trình Khoa học giáo dục, các chuyên mục hỏi đáp chính sách thuế
và phát sóng định kỳ trong tuần hay trong tháng).
- In, phát hành các ấn phẩm về thuế đặt tại trụ sở cơ quan thuế, các cơ
quan chính quyền địa phương.
11
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
- Đặt những panơ, áp phích ở những nơi cơng cộng có nhiều người qua lại
để tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế.
- Phát hành các báo, tạp chí chuyên ngành với trang mục: tìm hiểu pháp
luật thuế, thơng báo các văn bản chính sách thuế mới ban hành trên các số báo
hàng tuần để người nộp thuế nắm bắt chính sách kịp thời.
- Duy trì thường xuyên các cuộc hội thảo, gặp gỡ người nộp thuế trên địa
bàn, trong nội bộ ngành hoặc liên ngành và bao gồm nhiều thành phần như cơ
quan thuế, các cơ quan hữu quan, các hộ kinh doanh ... để nghe phản ánh các
vướng mắc khó khăn nhằm kịp thời tháo gỡ cho người nộp thuế
- Xây dựng kế hoạch phát triển công tác tuyên truyền ngắn, trung và dài
hạn.
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ tuyên truyền mạnh về số lượng và trình
độ. Tập trung đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên
truyền bằng việc đào tạo bổ sung các kỹ năng hỗ trợ như : Kỹ năng viết, kiến
thức về thuế, kinh tế - tài chính ...
- Cơng tác tun truyền, giải thích về quyền lợi, trách nhiệm của người
nộp thuế không thể chỉ làm trong từng đợt theo kiểu chiến dịch là xong mà cần
phải thường xuyên tuyên truyền, tìm hiểu và giải đáp thắc mắc của nhân dân.
- Mở các dịch vụ tư vấn thuế cho người nộp thuế. Để hỗ trợ, phục vụ theo
yêu cầu của người nộp thuế. Những khách hàng của Dịch vụ tư vấn thuế là
người dân và các cơ sở kinh doanh thiếu kiến thức về thuế. Nội dung chính trả
lời về Luật thuế, thủ tục kê khai và các thắc mắc khác của người nộp thuế để họ
hiểu và có thể tự mình kê khai thuế chính xác và đóng thuế đầy đủ. Qua tư vấn
thuế, cơ quan thuế có cơ hội tiếp xúc với người nộp thuế, cổ vũ tinh thần đóng
thuế, làm cho người dân hiểu và tin tưởng vào cơ quan thuế, đồng thời tăng
cường trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo các
Luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh.
- Chú trọng công tác đào tạo, giáo dục cán bộ.
12
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
Chú trọng tới công tác đào tạo cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, giáo
dục nâng cao ý thức phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn
về bồi dưỡng cán bộ về chính sách thuế nghiệp vụ thuế thường xun, có quy
mơ, chất lượng. Hàng kỳ, lãnh đạo Chi cục có thể tổ chức một số cuộc hội nghị
chuyên đề về thuế để tăng cường công tác học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn
nhau. Sắp xếp lại cán bộ sao cho phù hợp với công việc cũng như phù hợp về
trình độ chun mơn sẽ phát huy được tối đa năng lực làm việc của họ.
Đồng thời phải tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận
thức của cán bộ thuế trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền do dân và
vì dân. Cán bộ thuế phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có đủ năng lực
tuyên truyền hỗ trợ và kiểm tra kiểm soát đối với các đối tượng sản xuất kinh
doanh.
13
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
KẾT LUẬN
Thuế là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý các hoạt động kinh tế,
chính sách thuế được áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế, các ngành
nghề, các tầng lớp dân cư, các khu vực. Khoản thu của thuế mang tính chất bắt
buộc khơng hồn trả trực tiếp. Từ các khoản thu về thuế Nhà nước xây dựng các
cơng trình phúc lợi như : Đường giao thơng, cầu cống, trường học, bệnh viện,
thực hiện các chính sách xã hội, giúp đỡ người nghèo.
Thực hiện Luật Quản lý thuế, một trong những yêu cầu của ngành thuế,
cũng là yêu cầu của công tác tuyên truyền hỗ trợ là làm cho người nộp thuế nhận
thức đầy đủ về vai trị, nghĩa vụ của mình đối với cơng tác thuế, vấn đề hết sức
đơn giản nhưng nó thay đổi cả một quan niệm, về cách phục vụ của ngành. Lúc
này người nộp thuế thốt hẳn vai trị bị quản lý như trước đây, mà đã trở thành
người bạn đồng hành với cơ quan thuế.
Qua hai tình huống trên chúng ta thấy rằng thơng qua cơng tác chun
mơn thì mỗi cán bộ phải là một hỗ trợ viên cho nhân dân về các luật thuế. Trong
công tác phải đi sâu, đi sát nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tun
truyền giải thích để dân hiểu những việc mình làm, công khai với dân. Nếu
người nộp mà thông hiểu chính sách thuế thì sẽ hiểu được việc làm của cán bộ
thuế, qua đó việc thu nộp sẽ thuận lợi hơn nhiều. Ngược lại cán bộ thuế hiểu và
giải quyết tốt những khúc mắc của người kinh doanh sẽ góp phần động viên
người dân tin tưởng vào chính sách của Nhà nước.
Cũng qua sự việc này có thể rút ra kết luận là trong mọi trường hợp các cơ
quan Nhà nước khi tuyển dụng cán bộ cần chú trọng tới năng lực, trình độ
chun mơn, phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc. Bên cạnh việc đảm bảo
thực thi pháp luật cũng phải quan tâm đến việc tuyên truyền phổ biến pháp luật
và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, có như vậy sẽ làm giảm
số lượng vi phạm pháp luật, thuận lợi cho công tác quản lý.
14
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
Việc quản lý, động viên người nộp thuế thực hiện tốt luật thuế, khơng
những mang ý nghĩa kinh tế mà cịn tạo ra sự cơng bằng xã hội, góp phần xây
dựng xã hội ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giảng dạy,
hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô giáo trường Ngiệp vụ thuế,
Học viện Hành chính… nên tơi đã phần nào tiếp thu được nhiều kiến thức quan
trọng trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước nói chung và ngành thuế nói
riêng cũng như được rèn luyện các kĩ năng làm việc, điều đó giúp tơi ngày càng
nâng cao được trình độ chun mơn và năng lực công tác. Qua đây, tôi xin chân
thành cảm ơn các thầy, cô giáo và Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá đã quan
tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành tốt chương trình học tập của mình.
Trong khn khổ tiểu luận này, tơi mong được đóng góp ý kiến của mình
nhằm nâng cao kỹ năng về tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế. Rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
15
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/ QH 11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội.
- Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý
thuế ngày 20/11/2012 của Quốc Hội.
- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội.
- Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá
trị gia tăng ngày 19/06/2013 của Quốc Hội.
- Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính Phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế Giá trị gia tăng.
- Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.
- Thơng tư 82/2006/TT-BTC ngày 13/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện ưu đãi về thuế TNDN đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định
chi tiế và hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN
- Và một số tài liệu tham khảo khác.
16
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Kỹ năng trong công tác hỗ trợ người nộp thuế
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Mơ tả tình huống...............................................................................................2
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống................................................................5
3. Phân tích ngun nhân và hậu quả của tình huống.......................................6
4. Xây dựng các phương án và lựa chọn phương án xử lý tình huống.............7
5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án được lựa chọn.................................8
6. Kiến nghị..........................................................................................................11
KẾT LUẬN............................................................................................................14
17
Nguyễn Văn Tuấn – Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT – Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa