Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

4 DE KTGK 1 DOC HIEU LOP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.18 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Điểm. PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Bài kiểm tra Đọc môn: Tiếng Việt – Lớp 5 Họ và tên:…………………………….. Lớp …. Trường tiểu học .......................... Nhận xét của giáo viên ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. Cho văn bản sau:. Chim họa mi hót Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như là rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. Theo Ngọc Giao I. Đọc thầm và làm bài tập (20 phút) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất: Câu 1: a, Sự xuất hiện của chim họa mi vào buổi nào? A. Buổi sáng B. Buổi chiều C. Buổi trưa D. Buổi tối b, Khi hót chim họa đậu ở nơi nào? A. Trong bụi tầm xuân ở vườn B. Bên hiên nhà C. Ở bụi cây trước nhà D. Trong nhà Câu 2: Trong câu: “ Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm”. Tác giả quan sát chim họa mi bằng giác quan nào? A. Thị giác B. Thính giác C. Xúc giác D. Vị giác Câu 3: Trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót”. Chiều nào cũng vậy là trạng ngữ chỉ: A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Cả 2 ý trên đều đúng Câu 4: Từ “ nhạc sĩ giang hồ” thay thế cho từ nào? A. Bụi tầm xuân B. Nhà C. Chim họa mi D. Trong vườn Câu 5: Xác định TN, CN, VN trong câu sau: Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. ........................................................................................................................................................... II. Đọc thành tiếng(5 điểm): GV cho HS đọc hai đoạn của đoạn văn trên. --- Hết ---.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Điểm. PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Bài kiểm tra Đọc môn: Tiếng Việt – Lớp 5 Họ và tên:…………………………….. Lớp …. Trường tiểu học .......................... Nhận xét của giáo viên ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ĐỌC THẦM: Đất Cà Mau Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải vây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi cát. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng cây đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo lên cầu bằng thân đước… Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “ sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “Hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật Hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. Theo MAI VĂN TẠO. I. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất: 1. Đất ở Cà Mau như thế nào? A. Đất nhiều phù sa. B. Đất cứng chắc chắn. C. Đất xốp, phập phều. 2. Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? A. Cây cối đứng riêng lẻ chống chọi với dông gió. B. Cây cối mọc tươi tốt ra nhiều hoa trái. C. Cây cối quây quần thành chòm; rễ dài cắm sâu trong lòng đất. 3. Người Cà Mau dựng nhà như thế nào? A. Nhà quây quần thành làng. B. Nhà dựng dọc theo bờ kênh. C. Nhà dựng san sát trên đê 4.. Người Cà Mau có tính cách như thế nào? A. Người Cà Mau giàu nghị lực B. Người Cà Mau thông minh. C. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Từ nào đồng nghĩa với “ bảo vệ”? A. Giữ gìn. B. Kết đoàn. C. Xây dựng. 6. Những từ “ ăn, xơi “ là từ: A. Đồng nghĩa không hoàn toàn. B. Đồng nghĩa hoàn toàn 7. Thành ngữ nào nói về chủ đề thiên nhiên? A. Lên thác xuống ghềnh B. Chia ngọt xẻ bùi. C. Bốn biển một nhà. 8. Từ “ chân, mặt” trong câu thơ dưới đây được hiểu theo nghĩa nào? Buồn trông nội cỏ rầu rầu. Chân mây mặt đất một màu xanh. A. Nghĩa chuyển. B. Nghĩa gốc. II. Đọc thành tiếng(5 điểm): GV cho HS đọc hai đoạn của đoạn văn trên. --- Hết ---.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Điểm. PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Bài kiểm tra Đọc môn: Tiếng Việt – Lớp 5 Họ và tên:…………………………….. Lớp …. Trường tiểu học .......................... Nhận xét của giáo viên ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ĐỌC THẦM. Chuyện một khu vườn nhỏ Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây. Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy cứ như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xoè ra thành chiếc lá nâu to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng…Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn! Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng : Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông: - Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ! Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa: - Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu? Theo VĂN LONG. I. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI HỌC, KHOANH VÀO Ý TRẢ LỜI ĐÚNG. 1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì? A. Để nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây. B. Để hóng gió. C. Để ngắm cảnh. 2. Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì? A. Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn Độ. B. Cây quỳnh , cây hoa mai, cây hoa giấy , cây đa Ấn Độ. C. Cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ. 3. Cây đa Ấn Độ có đặc điểm gì nổi bật? A. Cây đa Ấn Độ lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. B. Cây đa Ấn Độ liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. C. Cây đa Ấn Độ thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra. 4. Vì sao bé Thu lại chưa vui dù ban công có nhiều cây như vậy? A. Vì cái Hằng bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. B. Vì cái Hằng bảo ban công nhà Thu có ít cây. C. Vì cái Hằng bảo ban công nhà Thu không có hoa đẹp. 5. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? A. Vì bé Thu muốn nói ban công có chim về đậu tức là vườn rồi. B. Vì bé Thu muốn khoe với Hằng là ban công có chim đến đậu. C. Vì bé Thu muốn chỉ cho Hằng thấy một loài chim đẹp. 6. Em hiểu “ Đất lành chim đậu” là như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có người đến sinh sống làm ăn. B. Nơi có thiên nhiên tươi tốt sẽ có chim về đậu. C. Cả hai ý trên đều đúng. 7. Đại từ “ tôi” trong câu “ Tôi đồng ý với các bạn” thuộc ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ hai ( chỉ người nghe). B. Ngôi thứ nhất ( chỉ người nói). C. Ngôi thứ ba ( chỉ người được nhắc tới). 8. Từ nào là quan hệ từ trong câu “ Ông ơi , đúng là có chú chim bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!” A. Đây. B. Ơi. C. Và. 9. Cặp quan hệ từ “ Vì…nên…” trong câu “ Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? A. Biểu thị quan hệ tương phản. B. Biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả. C. Biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả. 10. Cặp từ quan hệ “ Tuy…nhưng…” trong câu “ Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Minh vẫn luôn học giỏi” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? A. Biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả. B. Biểu thị quan hệ tương phản. C. Biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả. II. ĐỌC THÀNH TIẾNG(5 ĐIỂM): GV cho HS đọc hai đoạn của đoạn văn trên. --- Hết ---.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Điểm. PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Bài kiểm tra Đọc môn: Tiếng Việt – Lớp 5 Họ và tên:…………………………….. Lớp …. Trường tiểu học .......................... Nhận xét của giáo viên ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ĐỌC THẦM: Phong cảnh đền Hùng Đền Thượng nằm chót vót trên đĩnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo ở chính giữa. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng , ăn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn xa xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng thứ 18 theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn..Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp vua Hùng đánh giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, Thề với vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 vị Vua Hùng. Những cánh hoa đại cổ thụ toả hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. Theo ĐOÀN MINH TUẤN. I. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI HỌC, KHOANH VÀO Ý TRẢ LỜI ĐÚNG. 1. Đền Hùng ở đâu? A. Ở núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Lạng Sơn. B. Ở núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. C. Ở núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh phú Thọ 2. Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3.Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. A. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. B. Đứng ở đây, nhìn xa xa, phong cảnh thật là đẹp. C. Trước đền thượng có một cột đá cao đến năm giang, rộng khoảng ba tất. 4. Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó. A. Cây tre trăm đốt. B. Thánh Gióng. C. Cây khế. 5. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. A. Nhắc nhở mọi người dân Việt hướng về cội nguồn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> B. Nhắc nhở mọi người dân Việt dù đi đâu cũng nhớ ngày giỗ Tổ là ngày mùng mười tháng ba. C. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? A. Vì cuộc sống thanh bình. B. Người công dân. C. Nhớ nguồn. 7. Hai câu “ Nền văn hoá chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống Đồng Đông Sơn đa dạng khônmg chỉ hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn” được liên kết với nhau bằng cáh lặp lại từ nào? A. Trống Đồng, Đông Sơn. B. Trống Đồng. C. Đông Sơn. 8. Việc lặp lại các từ trong các trường hợp trên có tác dụng gì? A. Để người đọc dễ dàng hiểu được chủ đề của bài văn. B. Để liên kết các câu với nhau trong một đoạn văn, một bài văn. C. Để nghe êm tai, dễ nhớ nội dung đoạn văn, bài văn. II. ĐỌC THÀNH TIẾNG(5 ĐIỂM): GV cho HS đọc hai đoạn của đoạn văn trên. --- Hết ---.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×