Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

nghe lam vuon on tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.47 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG TRƯỜNG THPT CẨM LÝ. GIÁO ÁN Môn: Nghề Làm Vườn Giáo viên bộ môn: Nguyễn Tiến Vượng Tổ: Tổng hợp (Giảng dạy các lớp: 12A2, 12A6) Tổng số tiết: 21 tiết (Ôn tập). Tháng 7 năm 2011.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ngày soạn: 21/7/2011. Ngày dạy: 26/7/2011. Buổi (chiều). Lớp 12A6. Sỹ số: .............. Ngày dạy: 27/7/2011. Buổi(chiều). Lớp 12A2. Sỹ số:............. Tiết (theo PPCT): Tiết 01,02,03. ÔN TẬP (lý thuyết) I. MỤC TIÊU - Hệ thống những kiến thức đã học trong chương I và chương II môn học nghề làm vườn - Biết và nắm vững các kiến thức của từng chương - Phát hiện những kiến thức con yếu kém của học sinh để bổ sung trong quá trình học tập II. CHUẨN BỊ - HS đọc kỹ mục tiêu chương trình môn học trong SGK, làm cơ sở cho việc ôn tập - Đọc kỹ sơ đồ hệ thống kiến thức môn học và trọng tâm của từng chương III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động1 Hệ thống các kiến thức đã học. A. Phần lý thuyết Chủ đề I- Trình bày đặc điểm, nguyên tắc và các bước tu bổ vườn tạp? Câu 1) Trình bầy đặc điểm của vườn tạp ( Cho biết vì sao phải cải tạo vườn tạp) - Đa số vườn mang tính tự sản, tự tiêu là chủ yếu: + Vườn là nơi cung cấp rau, củ, quả, củi đun, cây thuốc cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình. + Diện tích nhỏ hẹp nên sản phẩm mang tính tự cung tự cấp. + Vườn manh mún, hạn chế việc áp dụng khoa học kĩ thuật và áp dụng các biện pháp cải tạo đất. - Cơ cấu giống cây trồng trong vườn được hình thành một cách tuỳ tiện, tự phát. - Cây trồng trong vườn phân bố, sắp xếp không hợp lí. - Giống cây trồng trong vườn thiếu chon lọc, kém chất lượng, năng suất, phẩm chất kém. Câu 2) Trình bầy nguyên tắc cải tạo vườn tạp a) Bám sát những yêu cầu của một vườn sản xuất Vườn tạp sau khi được cải tạo cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Đảm bảo tính đa dạng sinh học trong vườn. - Bảo vệ đất, tăng cường kết cấu đất, thành phần các chất hữu cơ và sự hoạt động tốt của hệ vi sinh vật đất. - Vườn có nhiều tầng tán. b) Cải tạo, tu bổ vườn - Phải dựa trên những cơ sở thực tế, những điều kiện cụ thể của địa phương, của người chủ vườn và chính khu vườn cần cải tạo. - Không thể tiến hành tuỳ tiện, thiếu căn cứ khoa học cũng như điều kiện cụ thể cho phép. - Trước khi quyết định cải tạo vườn cần điều tra cụ thể về nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương nơi có vườn về đất trồng, khi khậu, nguồn nước, sinh vật..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Rà soát lại về khả năng lao động, cơ sở vật chất, kĩ thuật, nguồn vốn, trình độ chuyên môn. -Tình hình tiêu thụ sản phẩm của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. Trên cơ sở khoa học đó lập kế hoạch cải tạo mới chính xác và hiệu quả. Câu 3) Trình bầy các bước thực hiện cải tạo, tu bổ vườn tạp Quy trình thực hiện cải tạo, tu bổ vườn tạp gồm các bước Xác định hiện trạng, phân loại vườn tạp. Mục đích cải tạo. Điều tra các yếu tố liên quan đến cải tạo vườn. Lập kế hoạch cải tạo vườn. a. Xác định hiện trạng, phân loại vườn - Xác định nguyên nhân tạo nên vườn tạp (do thiết kế sai, do trình độ và khả năng thâm canh kém hay do hướng đầu tư kinh doanh, sản xuất không rõ ràng ). b. Xác định mục đích cụ thể của việc cải tạo vườn - Mục đích cụ thể của cải tạo vườn có nhiều tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình, thực trạng của vườn tạp hiện tại mà chủ vườn lựa chọn. c. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến cải tạo vườn - Các yếu tố thời tiết, khí hậu, thuỷ văn. - Thành phần, cấu tạo đất, địa hình. - Các loại cây trồng có trong vùng, tình hình sâu, bệnh hại cây trồng. - Các hoạt động sản suất, kinh doanh trong vùng có liên quan - Các tiến bộ kĩ thuật đang áp dụng ở địa phương có liên quan ( Giống mới, kĩ thuật mới). - Tình trạng đường xá, phương tiện giao thông. d. Lập kế hoạch cải tạo vườn - Vẽ sơ đồ khu vườn tạp hiện tại. - Thiết kế khu vườn sau cải tạo. - Lên kế hoạch cải tạo cụ thể từng phần của vườn. - Sưu tầm các giống cây có giá trị kinh tế cao, phẩm chất cây giống tốt theo dự kiến ban đầu và phù hợp với mục tiêu đề ra của cải tạo vườn. - Cải tạo đất vườn: dự kiến cải tạo đến đâu thì làm đất tới đó, không cầy bừa, cuốc xới toàn bộ khu vườn. Bón phân hữu cơ, đất phù sa để tăng dinh dưỡng và số lượng các loài vi sinh vật trong đất. VI. Rút kinh nghiệm: KÝ DUYỆT TUẦN ..... ( tiết ................) ................................................................. .... Ngày ..... tháng ..... năm ............ ............................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................ *********************************************************************.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày soạn: 23/7/2011. Ngày dạy:28/7/2011. Buổi (chiều). Lớp 12A6. Sỹ số:............. Ngày dạy:28/7/2011 Buổi(sáng). Lớp 12A2 Sỹ số:............. Tiết (theo PPCT): Tiết 04,05,06. ÔN TẬP (lý thuyết) I. MỤC TIÊU - Hệ thống những kiến thức đã học trong chương III môn học nghề làm vườn - Biết và nắm vững các kiến thức của chương - Phát hiện những kiến thức con yếu kém của học sinh để bổ sung trong quá trình học tập II. CHUẨN BỊ - HS đọc kỹ mục tiêu chương trình môn học trong SGK, làm cơ sở cho việc ôn tập - Đọc kỹ sơ đồ hệ thống kiến thức môn học và trọng tâm của chương III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động1 Hệ thống các kiến thức đã học. A. Phần lý thuyết Câu 1. trình bày kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi? 1. Kỹ thuật trồng a) Mật độ và khoảng cách trồng - Mật độ tuỳ loại đất, địa thế, giống - Khoảng cách hàng và cây: 4m x 4m , 4m x 5m, 6m x6m tương ứng mật độ 625, 500, 278 cây/1ha b) Chuẩn bị hố trồng - Kích thước hố: dài x rộng x sâu + ở đồng bằng: 60cm x 60cm x 60cm + ở đất đồi: 80cm x 80cm x 80cm; 100cm x 100cm x 100cm. + vùng có mực nước ngầm cạn: rộng 60 – 80cm, cao 20 – 30cm - Bón lót: 40 – 50kg phân chuồng hoai, 0,5 – 0,7kg lân, 0,2 – 0,3kg KCl, 0,5 – 1kg vôi bón cho 1 hố c) Thời vụ trồng - Vùng Bắc Bộ: trồng tháng 2 – 3, hoặc 9 – 10 - Vùng Bắc Trung Bộ: trồng tháng 10 – 11 - Các tỉnh phía Nam: trồng đầu và cuối mùa mưa d) Cách trồng Đào chính giữa hố đặt gốc sao cho cổ rễ cao hơn mặt đất 3 – 5cm e) Tưới nước, tủ gốc giữ ẩm Giữ ẩm cho gốc để đảm bảo cho rễ phát triển, dùng rơm rạ hoặc cỏ khô tấp gốc. 2. Kỹ thuật chăm sóc a) Bón phân - Bón phân ở thời kỳ cây chưa có quả (1 – 3 năm tuổi): Phân chuồng 30kg, supe lân: 200 – 300g, Urên 200 – 300g, KCl 100 – 200g. Bón chia thành 4 lần: + Lần 1: phân chuồng + toàn bộ phân lân.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Lần 2: 30% Ure + Lần 3: 40%Ure + 100%Kali + Lần 4: Ure 40% - Bón thời kì cây cho quả: + Bón cho cây 1 cây/năm: phân chuồng 30-50kg, supe lân 2kg, Phân Ure 1-1,5kg, kali 1kg. + Bón làm 3 lầm trong năm b) Phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính - Sâu vẽ bùa: Sâu trưởng thành đẻ trứng nở sâu non đục vào mô lá tạo thành các đường ngoằn ngèo màu trắng trên lá. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm khi các đợt lộc mới ra, dùng các loại thuốc sau: Decis 2,5 EC 0,1 – 0,15%; Trebon 0,1 – 0,15%; Polytrin 50 EC 0,1 – 0,2%... - Sâu đục cành: sâu đục thân để lại lỗ, tuồn ra mụn cưa. Phòng trừ: vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa cành, dùng vợt bắt xén tóc, phát hiện sâu non bắt và diệt, sau thu hoạch quét vôi diệt trứng, bơm thuốc vào chỗ sâu đục. - Nhện hại: hại lá bánh tẻ, lá non. Phòng trừ chăm sóc cây khoẻ phun thuốc: Ortus 3 SC, Pegasus 500 ND, Comite 73EC.. - Rệt muội: hút hựa lá non làm chồi lá biến dạng, rệp tiết ra nhựa làm cho kiến và muỗi đen phát triển. - Bệnh loét: hại cành non, lá, quả. Vết bệnh sần sùi, màu nâu vàng, xung quanh có viền vàng. Phòng trừ: trồng cây sạch bệnh, vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, cắt bỏ cành bị bệnh, dùng thuốc trừ bệnh như Boocđô 1%, Zincopper 50 WP. - Bệnh chảy gôm: Hại thân cành vết nứt dọc thân làm chảy ra dịch vàng gây chế cây từ từ. Phòng trừ: trồng giống sạch bệnh, vệ sinh vườn, cắt cành bị bệnh, phu thuốc Boocdô 1% hoặc Aliette 80 WP. - Bệnh vàng lá: lá màu vàng, quả vẹo, tép khô nhạt, có thể dẫn đến chết cây. Phòng trừ: trồng cây sạch bệnh, phun thuốc Basa 50 EC, Rengent 800 WG…, cắt bỏ cành bị bệnh, chăm sóc cây phát triển tốt c) Các khâu chăm sóc khác - Làm cỏ, tưới nước, giữ ẩm: Thường xuyên làm sạch cỏ, tưới tiêu hợp lý, tấp rơm rạ để giữ ẩm, chú ý tiêu nước về mùa mưa, kiểm tra độ ẩm thường xuyên … - Tạo hình, cắt tỉa: Tạo cây có độ cao vừa phải, cắt cành nhỏ, yếu, cành bị sâu bệnh … - Thời kỳ cây đã cho quả: tỉa cành khô, cành tăm, cành sâu, cành vượt … Câu 2. Trình bày kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn? 1. Nhân giống Nhân giống chủ yếu bằng phương pháp chiết và ghép: - Ghép gốc: lấy cây nhãn nước, nhãn thóc làm gốc - Cành lấy để ghép: cành bánh tẻ - Sử dụng kiểu ghép đoạn cành: mỗi đoạn 4 – 5 cm có mầm ở gốc cuống lá - Thao tác ghép nhanh 2. Trồng ra vườn sản xuất.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Thời vụ trồng: ở đồng bằng sông Hồng trồng vào tháng 3-4 hoặc 9- 10. Miền núi phía Bắc tháng 4 -5. Tỉnh phía Nam trồng vào đầu mùa mưa - Mật độ: đất đồi 8 x 8m hoặc 7 x 7m; đất bằng 7 x 6m hoặc 6 x 6m - Đào hố và bón phân lót + vùng đồng bằng kích thước hố: 60 x 60 x60cm + vùng đồi: rộng 90 – 100cm, sâu 80cm Bón lót: 30 – 50kg phân chuồng, 0,5 – 1kg supe lân, 0,2 – 0,3kg kali - Cách trồng: + Vùng đồi: trồng chìm, trồng sao cho rễ thấp hơn mặt bầu, cắm cọc dùng dây cố định cây, trồng xong tưới nước để giữ ẩm + Vùng đồng bằng mực nước ngầm thấp: trồng nổi hoặc nửa chìm, mặt bầu cao hơn mặt hố 5 – 6cm. 3. Cách trồng a) Trồng xen Trồng xen các cây họ đậu, có thể trồng rau, cây ăn quả ngắn ngày khác b) Bón phân - Thời kì cây 1- 3 năm + Cây 1 năm: phân chuồng 30kg, Ure 0,2kg, supe lân 1kg, KCl 0,2kg + Cây 2 – 3 năm: phân chuồng 40kg, đạm ure 0,3kg, supe lân 1,2kg, KCl 0,3kg. - Phân chuồng bón tập trung một lần vào cuối năm tháng 10 - 11 - Phân vô cơ thúc sau mỗi đợt lộc - Bón thời kì cho thu hoạch quả: Phân chuồng 30 – 70kg; Ure 0,3 – 1,5kg; supe lân 0,3 – 1,5kg; KCl 0,3 – 2,0kg. Bón chia thành 3 lần + Lần 1: bón vào thàng 2 – 3: 30% đạm + 30% Kali + 10 – 20% lân + Lần 2: bón vào tháng 6 – 7: 40% đạm + 40% Kali + Lần 3: bón vào tháng 8 – 10 với toàn bộ phân hữu cơ. 80 – 90% phân lân. c) Cắt tỉa cành tạo hình - Cắt tỉa cành tạo cho cây có thân hình vững chãi - Để lại cành khoẻ có thể cành cấp 1 hay cấp 2 hoặc cấp 3 - Cách tỉa cành ở thời kì cây đã cho quả + Vụ xuân: tháng 2 – 3 + Vụ hè: tháng 5 – 6 + Vụ thu: cuối tháng 8, đầu tháng 9 d) Tưới nước, làm cỏ cho cây - Tưới nước vào thời kì ra hoa, quả phát triển - Làm cỏ thường xuyên quanh gốc cây cho ra hết mép tán 4. Phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại Chăm sóc cây sinh trưởng tốt, vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa cành bị sâu, bệnh, phát hiện sớm để tiêu diệt. a) Một số loại sâu hại chính - Bọ xít: đẻ trứng tháng 3 – 4 nở hại lộc, hoa, rung để gom và đốt bọ xít trưởng thành, dùng thuốc Dipterex 0,3%, Sherpa 0,2 – 0,3% để diệt trừ. - Câu cấu xanh: sâu non gặm lá, dùng thuốc diệt Polytrin 0,2%,, Supracid 0,2% ….

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Rệp hại hoa, quả non: dùng thuốc diệt như Sherpa 0,2%, Trebon 0,1 - 0,2% … - Sâu đục thân: hại lộc non, dung thuốc trừ Decis 0,2 – 0,3%, Polytrin 0,2% b) Một số loại bệnh hại chính - Bệnh tổ rồng: do virut gây hại lá non, do nhện mang mầm bệnh, trồng chăm sóc cây khoẻ mạnh, diệt nhện. - Bệnh sương mai: Hại hoa, dùng loại thuốc sau để trừ Zineb 0,4%, Viben C 0,3%. VI. Rút kinh nghiệm: KÝ DUYỆT TUẦN ..... ( tiết ................) ................................................................. .... Ngày ..... tháng ..... năm ............ ............................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................ ********************************************************************* Ngày soạn: 22/7/2011. Ngày dạy: 29/7/2011. Buổi (chiều). Lớp 12A6. Sỹ số:............. Ngày dạy: 30/7/2011. Buổi(chiều). Lớp 12A2. Sỹ số:............. Tiết (theo PPCT): Tiết 07,08,09. ÔN TẬP (lý thuyết) I. MỤC TIÊU - Hệ thống những kiến thức đã học trong chương III môn học nghề làm vườn - Biết và nắm vững các kiến thức của chương - Phát hiện những kiến thức con yếu kém của học sinh để bổ sung trong quá trình học tập II. CHUẨN BỊ - HS đọc kỹ mục tiêu chương trình môn học trong SGK, làm cơ sở cho việc ôn tập - Đọc kỹ sơ đồ hệ thống kiến thức môn học và trọng tâm của chương III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động1 Hệ thống các kiến thức đã học. A. Phần lý thuyết Chủ đề - Trình bày kĩ thuật trồng rau Câu 1 Nêu ý nghĩa của việc trồng rau - Là loại thực phẩm vô cùng quan trọng của con người và không không có loại thực phẩm nào thay thế được. - Rau có chất lượng cao có giá trị dinh dưỡng cao và không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người =>sản xuất rau an toàn là một yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều chủng loại rau có chất lượng cao của xã hội..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 2) Trình bầy tiêu chuẩn của rau an toàn - Rau xanh tươi, không héo úa, nhũn nát. - Dư lượng NO3- đối với từng loại rau đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế. - Dư lượng kim koại nặng trong từng loại rau theo quy định của ngành bảo vệ thực vật Việt Nam. - Không có hoặc có tối thiểu vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật. - Rau có giá trị dinh dưỡng. Câu 3) Nêu điều kiện cần thiết để sản xuất rau an toàn a. Đất sạch - Những loại đất thích hợp cho trồng rau: Đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất phù sa ven sông, làm sạch cỏ dại, không có mầm mống sâu, bệnh hại. - Độ pH trung tính ( nếu chua cần bón vôi khử chua ). - Có hàm lượng kim loại nặng tới ngưỡng cho phép. - Không có hoặc có tối thiểu vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng, người và gia súc. b. Nước tưới sạch - Nguồn nước tưới cho rau là nguồn nước tưới sạch. - không dùng nước thải công nghiệp, nước thải thành phố, bệnh viện, nước rửa chuồng chăn nuôi chưa xử lí. c. Phân bón phải qua chế biến - Bón phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh chức năng, phân N.P.K tổng hợp. - Phân chuồng dùng bón lót phải được ủ hoai mục và phối hợp với N.P.K theo tỉ lệ, liều lượng thích hợp với từng loại rau. - Nghiêm cấm sử dụng phân chuồng tươi để bón cho rau. d. Phòng trừ sâu, bệnh hại trên rau theo quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp - Biện pháp sinh học: Sử dụng các loài thiên địch để ăn các loại sâu, nhện hại. - Biện pháp canh tác: + Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh; giống sạch sâu, bệnh. + Áp dụng nhiều hệ thống trồng trọt để tạo nên một quần thể đa dạng. +Bón phân cân đối, có chế độ tưới tiêu thích hợp. + Vệ sinh vườn. - Biện pháp thủ công: Vợt, bắt, ngắt, nhổ, bẻ, cưa - Biện pháp hoá học: Chỉ sử dụng khi sâu, bệnh phát triển mạnh, cần chặn đứng dịch hại. + Dùng đúng thuốc, dùng những loại thuốc được phép dùng trong sản xuất rau an toàn. + Sử dụng đúng nồng độ, đúng liều lượng. + Phun đúng lúc, đúng chỗ. + Người phun phải mặc bảo hộ lao động, phun xuôi theo chiều gió. Chủ đề Trình bày vai trò, giá trị kinh tế và đặc tính sinh học của cây rau Câu 4)Trình bầy giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế của cây rau 1. Giá trị dinh dưỡng - Là loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể nhiều muối khoáng, axít hữu cơ và các chất thơm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Nhiều vitamin: A,B1,B2,C,E,PP; chất khoáng: Ca,P,Fe. - Là nguồn dược liệu quý: tỏi, gừng, hành tây. 2. Giá trị kinh tế - Đem lại hiệu quả kinh tế cao (1ha rau có thể gấp 3-4 lần trồng lúa ). - Là loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao, có thị trường xuất khẩu lớn (> 40 nước trên thế giới nhập khẩu rau của nước ta). - Là nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến. - Ngoài tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào việc tổ chức, sắp xếp lại lao động trong sản xuất Nông nghiệp mở rộng thêm ngành nghề, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Câu 5)Trình bầy các cách phân loại cây rau - Phân loại theo đặc điểm thực vật, phân loại theo mùa vụ sản xuất, giá trị sử dụng , gía trị dinh dưỡng. - Những cây rau có bộ phận sử dụng giống nhau xếp vào cùng một loại: + Rau ăn rễ, củ: Cà rốt, cải củ, củ đậu. + Rau ăn thân, thân củ: Khoai tây, su hào. + Rau ăn lá: Cải bắp, cải bẹ, cải xanh. + Rau ăn nụ hoa: Hoa thiên lí, súp lơ. + Rau ăn quả: Dưa chuột, bí ngô, cà chua, cà, đậu côve. Câu 6)Trình bầy ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đên sự sinh trưởng và phát triển của cây rau a. Nhiệt độ - Rau chịu rét: Là loại rau có khả năng chịu rét trong một thời gian dài, đồng hoá mạnh ở nhiệt độ 15- 20oC ( hành, tỏi). - Loại rau chịu rét trung bình: Là loại rau có khả năng chịu rét trong một thời gian ngắn, nhiệt độ thích hợp cho đồng hoá (15 – 20 oC), nhiệt độ trên 30oC quá trình đồng hoá và dị hoá bằng nhau, /40oC cây sinh trưởng kém (Rau cần, cải bắp, xà lách). - Loại rau ưa ấm: Không chịu được rét, nhiệt độ thấp(10 – 15 oC) cây sinh trưởng phát triển kém, làm tỉ lệ rụng hoa, rụng quả cao. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình đồng hoá 20 – 30oC (Cà chua, dưa chuột). - Loại rau chịu nóng : Là loại cây chịu được nhiệt độ cao, cây đồng hoá mạng ở nhiệt độ 30oC, ở nhiệt độ 40oC chúng vẫn sinh trưởng bình thường. - Trong mỗi thời kì sinh trưởng, phát triển cây rau yêu cầu nhiệt độ là khác nhau. + Thời kì nẩy nầm: Loại rau chịu rét yêu cầu nhiệt độ 10 – 15 oC để hạt nẩy nầm, thích hợp nhất là 18 – 20oC còn lạị các giống đều nẩy mầm tốt ở nhiệt độ 25 – 30 oC, nhiệt độ đất quá thấp hạt giống không nẩy mầm được. - Thời kì cây con: Yêu cầu nhiệt độ thấp hơn thời kì nẩy mầm, thích hợp cho nhều loại rau là 18 -20oC - Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng: Cần nhiệt độ cao hơn. + Đối với loại rau chịu rét, chịu rét trung bình nhiệt độ thích hợp thời kì này 17 – 18oC. Nếu lớn hơn cản trở quá trình hình thành, phát triển..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Rau thích ấm: 20- 30oC, nếu thấp hơn sinh trưởng kém. - Thời kì sinh trưởng sinh thực: Thích hợp 20oC; nếu nhiệt độ ,quá cao quá thấp gây hiện tượng rụng hoa rụng quả. b. Ánh sáng - Nhu cầu phụ thuộc vào các loại nhóm rau: + Cây rau ăn lá: Rau diếp, xà lách cần dâm mát, tránh ánh sáng trực xạ. + Nhóm cây rau ăn quả: Bí ngô, đậu đũa ưa thích ánh sáng mạnh. + Cải bắp, cải củ, hành yêu cầu ánh sáng trung bình. + Cải cúc rau diếp, rau ngót, mùi tây ưa thích ánh sáng yếu hơn. c. Nước - Có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng: + Là thành phần cơ bản của nguyên sinh chất trong tế bào. + Tham gia vào quá trình TĐC, quá trình quang hơp và quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng. - Thiếu nước cây sinh trưởng, năng suất và chất lượng kém. - Thừa nước: Cây mềm, nồng độ đường, các chất hoà tan giảm, thừa do úng cây chết. - Các thời kì sinh trưởng khác nhau, cây rau có nhu cầu nước khác nhau: + Thời kì nẩy mầm: Cần có 1 khối lượng nước nhất định (hạt hành tỏi cà rốt cần lượng nước bằng khối lượng của hạt, hạt dưa chuột cầnkhối lượng nước bằng 50% khối lượng của hạt). + Thời kì cây con: Độ ẩm thích hợp ( 70 – 80% ). + Thời kì sinh trưởng: Yêu cầu độ ẩm cao ( 80 – 85% ), đối với cây rau ăn quả thời kì quả phát triển cần độ ẩm đất ( 85 – 95% ). + Thời kì sinh trưởng sinh thực: Cần độ ẩm thích hợp ( 65 – 70% ), thời kì này độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa. - Độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của rau ( dưa bí hành tỏi yêu cầu 45 – 55%; các cây họ cà yêu cầu độ ẩm cao hơn 55 – 65%). d. chất dinh dưỡng - Đạm: Có tác dụng đẩy mạnh quá trình quang hợp, thúc đẩy thân lá phát triển, kéo dài tuổi thọ của lá; quyết định tới năng suất phẩm chất của rau ăn lá, cũng như thúc đẩy sự phát triển thân lá của các loại rau ăn lá khác. + Thiếu cây sinh trưởng kém còi cọc, thân ,lá nhỏ bé, thời gian ra nụ, hoa, quả kéo dài, thiếu nhiều gây rụng nụ, hoa, quả; lá chuyển sang màu vàng dẫn đến làm giảm năng suất ,chất lượng. + Thừa đạm: Làm cho thời gian sinh trưởng thân, lá kéo dài, thân, lá mềm yếu, chứa nhiều nước, giảm chất lượng, dư nhiều NO3- ảnh hưởng đến sức khoẻ. - Phốt pho: Có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ, vận chuyển dinh dưỡng, ra nụ, hoa và quá trình chín của quả, hạt. + Cần thiết cho thời kì cây con của các loại rau lấy hạt, rau ăn quả. + Thiếu lân cây sinh trưởng kém, quả hạt chín chậm, lá màu xanh tím, cây rễ bị chết. - Kali: Có tác dụng thúc đẩy quá trình quang hợp ,quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây, tham gia vào quá trình tổng hợp tinh bột, prôtêin, lipít, tinh bột..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Tăng sức chống chịu của cây. + Cần nhiều cho các loại rau, rưa, cải. - Canxi: Có tác dụng đối với sự sinh trưởng, giảm tác hại của các ion H + trong đất, trung hoá các axít trong cây. + Các loại cây cần ít canxi: Cà chua, khoai tây. + Một số loại rau cần nhiều canxi: Hành, dưa, cà rốt. + Hầu hết các loại cây sinh trưởng tốt ở pH = 6 – 6,8. - Các nguyên tố vi lượng: Cần lượng nhỏ nhưng rất quan trọng: + Thiếu ảnh hưởng đến quá trình TĐC. + Thúc đẩy quá trình sinh trưởng , phát triển, làm tăng năng suất, chất lượng của rau. + Thiếu: Cây sinh trưởng, phát triển kém, làm giảm năng suất, chất lượng của rau. VI. Rút kinh nghiệm: ................................................................. .... KÝ DUYỆT TUẦN ..... ( tiết ................) Ngày ..... tháng ..... năm ............ ............................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................ ********************************************************************* Ngày soạn: 25/7/2011. Ngày dạy: 30/7/2011. Buổi (sáng). Lớp 12A6. Sỹ số:............. Ngày dạy: 31/7/2011. Buổi(chiều). Lớp 12A2. Sỹ số:............. Tiết (theo PPCT): Tiết 10,11,12. ÔN TẬP (lý thuyết) I. MỤC TIÊU - Hệ thống những kiến thức đã học trong các chương IV, V, VI môn học nghề làm vườn - Biết và nắm vững các kiến thức của từng chương - Phát hiện những kiến thức con yếu kém của học sinh để bổ sung trong quá trình học tập II. CHUẨN BỊ - HS đọc kỹ mục tiêu chương trình môn học trong SGK, làm cơ sở cho việc ôn tập - Đọc kỹ sơ đồ hệ thống kiến thức môn học và trọng tâm của từng chương III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động1 Hệ thống các kiến thức đã học. A. Phần lý thuyết Chủ đề Trình bầy nguyên nhân gây hư hỏng sản phẩm rau, quả và nguyên tắc chung về bảo quản, chế biến sản phẩm rau quả Câu 1) Nêu nguyên nhân gây hư hỏng sản phẩm rau, quả a. Nguyên nhân cơ học.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Do va chạm khi vận chuyển hoặc tác động của con người gây ra trước và sau thu hoạch làm cho quả bị giập, sứt mẻ, lá rau bị rách, vỏ quả bị cào xước, hạt bị giập, vỡ tạo điều kiện cho vi sinh vật thâm nhập làm cho sản phẩm thối nhanh. b.Nguyên nhân sinh hoá - Sản phẩm rau quả sau khi thu hoạch vẫn tiếp tục quá trình biến đổi sinh hoá dưới tác dụng của enzim làm cho sản phẩm chuyển hoá thành dạng khác nên rút ngắn thời gian sử dụng làm cho quả bị chín nẫu, hạt mọc mầm lá rau bị thối. c. Nguyên nhân sinh học - Do côn trùng bám trên bề mặt và chui vào bên trong sản phẩm để phá hại. - Do sinh vật sống trong không khí, nước, đất xâm nhập vào sản phẩm để sinh sống, phát triển làm cho sản phẩm bị phá hại. Câu2) Trình bầy nguyên tắc chung về bảo quản, chế biến sản phẩm rau quả a. Nhẹ nhàng, cẩn thận - Khi tiến hành thu hoạch rau qủa phảỉ cẩn thận, nhẹ tay, không vứt, ném quả vào sọt, rổ tránh tổn thương cơ học gây hư hỏng sản phẩm. - Khi vận chuyển áp dụng các biện pháp tránh va chạm mạnh bằng cách lót rơm, lá đệm: bọc quả, xếp vào các sọt, thùng gỗ hoặc nhựa có đục lỗ. b) Sạch sẽ - Phải rửa sạch vỏ quả, bề mặt củ, mặt lá và dụng cụ chứa; cắt bỏ lá úa trước khi sử dụng và cất trữ, không để rau quả tiếp xúc với đất. c) Khô ráo - Rau, hoa, quả nên giữ cho bề mặt luôn khô ráo. Phơi khô hoặc sấy khô giữ được lâu hơn khi còn tươi. d) Mát và lạnh - Rau quả cất giữ ở nhiệt độ thấp ít bị hư hỏng và kéo dài thời gian bảo quản. e) Muối mặn, để chua - Ở môi trường mặn các vi sinh vật không sống và hoạt động được nên dùng muối để muối. Chủ đề - Trình bầy một số phương pháp bảo quản, sơ chế và chế biến rau quả Câu 3)Trình bầy phương pháp bảo quản Lạnh - Là phương pháp đơn giản. - Rau, hoa, quả tươi được rửa sạch, lau khô cho vào túi nilông, buộc kín rồi cho vào tủ lạnh hoặc kho lạnh ở nhiệt độ từ 2 – 8oC giữ được vài tháng đối với quả, 4 – 5 ngày đối với rau lá mỏng. Câu 4)Trình bầy phương pháp Muối chua - Dựa trên kĩ thuật lên men lactic. - Vi khuẩn lactic phát triển trong điều kiện yếm khí với nồng độ muối từ 1,2 – 2,5% đối với rau cải bẹ, 3 – 5% đối với dưa chuột cà chua. - Vi khuẩn lactic sẽ biến một phần đường trong rau quả thành axít lactic. Khi lượng axít lactic đạt đến nồng độ từ 0,6 – 1,2% có tác dụng kìm hãm sự hoạt động của cácvi sinh vật gây thối rữa..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Tuỳ thuộc vào độ mặn, nhạt của nước khi muối chua mà thời gian bảo quản dài hat ngắn, ở nồng độ 3 – 5% dưa muối giữ được 7 ngày, muốn kéo dài thời gian áp dụng biện pháp bổ sung muối từ từ khi rau bắt đầu chuyển sang màu xanh vàng. * Một số hiện tượng cần được xử lí: + Rau quả muối dễ bị khú - Biện pháp cho thêm nước cứng làm cho rau cứng hơn. + Rau, quả muối bị biến màu - Bảo quản trong điều kiện yếm khí. Câu 5)Trình bầy phương pháp Sấy khô - Nhằm làm giảm lượng nước trong sản phẩm bằng nhiệt đảm bảo không cho vi sinh vật hoạt động. - Rau quả trước khi sấy cần làm sạch vỏ cắt bỏ gốc, rễ, chỗ bị sâu, bệnh, giập nát, úa vàng và gọt vỏ. Sau đó thái từng đoạn dài khoảng 5cm với rau, thành lát mỏng đối với rau dạng thân củ quả, một số quả vỏ mỏng không cần bóc vỏ. * Phơi nắng: Là phương pháp sấy bằng năng lượng mặt trời. + Rải một lớp mỏng rau,quả.được cắt hoặc thái lên phên, nong, nia, đặt ở nơi cao và có nhiều ánh nắng. + Khi sản phẩm khô hẳn là được. + Chuối, mít, xoài chỉ cần phơi khô se mặt. * Sấy ở lò thủ công và máy sấy: Sấy khi sản phẩm có số lượng lớn bằng lò sấy một tầng, nhiếu tầng, sấy gián tiếp và máy sấy. - Lò sấy một tầng và nhiều tầng được cấu trúc nhu sau: + Phía dưới là bếp than, phía trên là một tầng hoặc nhiều tấng giàn sấy. +Xung quanh lò sấy kín, trên nóc ống thông gió thoát hơi nước ra ngoài. - Lò sấy gián tiếp là loại lò gồm một buồng kín có nhiều tầng để xếp hoặc treo sản phẩm cần sấy. + Đáy lò có 1 tấm sắt ép hết diện tích đáy không có khe hở. + Dưới tấm sắt là hầm đốt, có ống thoát khí để duy trì sự cháy. + Than củi cháy đốt nóng tấm sắt làm nung nóng lớp không khí phía trên. + Không khí nóng bốc lên làm khô sản phẩm, hơi nước thoát ra ngoài. + Nhiệt độ sấy tốt khoảng 70 – 75oC sấy cho quả và 60 – 65oC sấy rau. Câu 6)Trình bầy phương pháp chế biến quả bằng Đường - Dùng đường để chế biến quả thành các sản phẩm như nước quả, xỉrô quả, mứt quả. a.Nước quả - Là nước được chiết xuất từ dịch của các loại quả như dứa, táo, chuối, đu đủ bằng máy cán ép. - Tiến hành lọc bằng thiết bị riêng biệt để loại trừ vẩn đục, kết tủa. - Thanh trùng trong nồi hấp hoặc đun sôi ở nhiệt độ 80o – 85oC trong 15- 20 phút. - Sản phẩm được đóng chai hoặc đóng hộp và đem bảo quản trong kho lạnh. b. Xirô quả - Chiết suất nước quả bằng cách ngâm đường để tạo ra sản phẩm dưới dạng xirô. c. Mứt quả - Là sản phẩm được chế biến từ quả với đường. - Quá trình làm phải tiến hành vừa ngâm tẩm, vừa cô đặc..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> * Mứt quả ướp đường + Lựa chọn quả, rửa sạch rồi ngâm với nước vôi tôi 10 – 12 giờ. + Vớt ra rửa sạch bằng nước lã. + Đem trần bằng nước phèn chua đún sôi, rồi vớt ra để ráo nước. + Cho đường vào chảo, đổ nước khuấy tan và nấu thành xỉrô đặc. + Bỏ quả đã chần bằng phèn chua vào chảo đun với nước xỉrô đặc sôi thật kĩ. + Bắc ra để nguội rồi lại đun sôi. + Tiếp tục làm khi nước đường sánh lại bám vào quả cho thêm vani và chất nhuộm màu ta thu được sản phẩm. * Mứt quả nghiền - Cách làm tương tự như mứt ướp đường nhưng quá trình nấu lâu hơn và đánh cho quả nhuyễn tạo nên một hỗn hợp sánh, đặc, nhuyễn và khô, trong. - Khi nấu phải khuấy đều, nhẹ cho đường không bị cháy. * Mứt quả đông - Làm từ xỉrô quả ngâm đường. - Sau khi quả ngâm thành xirô vớt ra, cho chất tạo đông vào xỉrô theo tỉ lệ nhất định - Đun sôi rồi cho quả vào, để nguội. - Cho vào lọ hoặc đóng hộp để sử dụng. Câu 7)Trình bầy phương pháp Đóng hộp - Là phương pháp chế biến quả hoặc nước quả cùng với dung dịch đường, chứa trong hộp làm bằng sắt lá được tráng thiếc hoặc lọ thuỷ tinh. - Chú ý: + Nguyên liệu cho hộp phải đồng đều về độ chín, kích thước, đảm bảo đủ khối lượng, loại bỏ tạp chất. Dung dịch nước rót vào hộp phải đúng nồng độ. + Phải gắn thật kín nắp hộp hoặc chai để chống vi sinh vật xâm nhập phá hại. + Tiến hành thanh trùng ở nhiệt độ 80 – 100oC đảm bảo cho đồ hộp không bị hỏng. VI. Rút kinh nghiệm: KÝ DUYỆT TUẦN ..... ( tiết ................) ................................................................. .... Ngày ..... tháng ..... năm ............ ............................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................ ********************************************************************* Ngày soạn: 26/7/2011. Ngày dạy: 31/7/2011. Buổi (sáng). Lớp 12A6. Sỹ số:............. Ngày dạy: 01/8/2011. Buổi(chiều). Lớp 12A2. Sỹ số:............. Tiết (theo PPCT): Tiết 13,14,15.. ÔN TẬP (thực hành) I. MỤC TIÊU.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Hệ thống những kiến thức đã học trong các chương II môn học nghề làm vườn về phương pháp nhân giống - Phát hiện những kỹ năng thực hành còn yếu kém của học sinh để bổ sung trong quá trình ôn tập II. CHUẨN BỊ - HS đọc kỹ chương trình trong SGK, làm cơ sở cho việc ôn tập thực hành - Chuẩn bị các vật dụng cần thiết phục vụ cho buổi thực hành với nội dung thực hành ghép mắt III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động1 Hệ thống các kiến thức đã học Câu 1) Trình bầy quy trình kĩ thuật ghép mắt chữ T, những điểm cần chú ý khi thực hiện quy trình ghép mắt chữ T? I. Quy trình thực hành: - Bước1: Chọn cành, xử lí cành để lấy mắt ghép + Chọn cành nhỏ 6 – 8 tháng tuổi (cành bánh tẻ ), còn đầy đủ lá. Nằm ở giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng. +Dùng kéo cắt hết phiến lá, để lại cuống lá. - Bước 2: Cách mở gốc ghép + Cách mặt bầu gốc ghép (15cm). + Dùng mũi dao rạch 1 đường ngang khoảng 1cm và rạch xuống phía dưới một đoạn dài khoảng (2cm )tạo hình chữ T. + Lấy mũi dao tách vỏ 2 bên hình chữ T theo chiều dọc từ trên xuống để mở hai môi chữ T ra. - Bước 3: Cách lấy mắt ghép + Trên cành đã chọn, dùng dao cắt lấy một miếng mắt ghép mỏng dài (1,5 – 2 cm ) còn cuống lá phía trong có một lớp gỗ mỏng. - Bước 4: Luồn mắt ghép vào gốc ghép + Luồn mắt ghép vào vết mở chữ T trên gốc ghép. + Luồn từ trên xuống cho ngập mắt vào chữ T. + Vuốt chặt 2 môi chữ T để cho 2 lớp tượng tầng của mắt ghép và gốc ghép áp sát vào nhau. - Bước 5: Buộc dây + Lấy dây nilông buộc vết ghép từ dưới lên trên. + Buộc chặt, đều tay và trừ lại cuống lá của mắt ghép. II. Khi thực hiện quy trình ghép cần chú ý: - Mắt ghép còn cuống lá. - Mắt ghép, 2 môi chữ T mở không bị giập nát. - Kích thước, vị trí của chữ T mở đúng quy định. - Luồn mắt ghép từ trên xuống cho ngập mắt vào chữ T. - Vuốt chặt 2 môi chữ T để cho 2 lớp tượng tầng của mắt ghép và gốc ghép áp sát vào nhau. - Buộc chặt kín, đều tay đúng yêu cầu và trừ lại cuống lá của mắt ghép..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Câu 2) Trình bầy quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ, những điểm cần chú ý khi thực hiện quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ? I. Quy trình thực hành: - Bước1: Chọn cành, xử lí cành để lấy mắt ghép + Chọn cành nhỏ 6 – 8 tháng tuổi (cành bánh tẻ ), còn đầy đủ lá. Nằm ở giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng. + Dùng kéo, dao cắt hết cuống lá, cắt bớt phần ngọn non và phần già ở gốc cành. - Bước 2: Mở gốc ghép + Trên gốc ghép cách mặt bầu (15cm – 20cm). + Dùng dao ghép ấn ngang vào thân gỗ một góc 30o ( không quá sau vào gỗ). + Đặt dao lên phía trên cắt vát xuống, lấy một lát vỏ có dính lớp gỗ mỏng hình lưỡi gà dài (2 – 3cm) ra khỏi cây gốc ghép - Bước 3: Cắt mắt ghép + Trên cành đó chọn đặt dao cách vết cuống lá 1cm. + Ấn lưỡi dao 1 góc 30o vào cành. + Đặt dao lên phía trên mắt, cắt vát xuống để lấy được một lớp mắt ghép có dính 1 ít gỗ mỏng, dài chừng 2cm. - Bước 4: Đưa mắt ghép vào gốc ghép + Đặt mắt ghép vào vết đã mở trên gốc ghép. + Chỉnh cho hai mặt cắt khít vào nhau. + Nếu mắt ghép dài hơn có thể cắt bớt 1 trong 2 đầu của mắt ghép. - Bước 5: Buộc dây + Lấy dây nilông buộc vết ghép buộc từ dưới lên trên. + Buộc chặt, đều tay và kín. II. Khi thực hiện quy trình ghép cần chú ý: - Mắt ghép cắt hết cuống lá. - Mắt ghép có dính 1 ít gỗ mỏng - Kích thước, vị trí và góc mở gốc ghép đúng quy định. - Tượng tầng của mắt ghép và gốc ghép khÝt nhau. - Buộc chặt kín, đều tay đúng yêu cầu và buộc từ dưới lên trên. 2. hoạt động 2: Học sinh thực hiện các thao tác thực hành Thực hành ghép mắt chữ T bằng các dụng cụ và đọan cành cây đã chuẩn bị. Thực hành ghép mắt nhỏ có gỗ bằng các dụng cụ và đọan cành cây đã chuẩn bị. IV. Rút kinh nghiệm: KÝ DUYỆT TUẦN ..... ( tiết ................) ................................................................. .... Ngày ..... tháng ..... năm ............ ............................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................ ********************************************************************* Ngày soạn: 28/7/2011..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ngày dạy: 02/8/2011. Buổi (chiều). Lớp 12A6. Sỹ số:............. Ngày dạy: 04/8/2011. Buổi (sáng). Lớp 12A2. Sỹ số:............. Tiết (theo PPCT): Tiết 16,17,18. ÔN TẬP (thực hành) I. MỤC TIÊU - Hệ thống những kiến thức đã học trong chương II môn học nghề làm vườn về phương pháp nhân giống - Phát hiện những kỹ năng thực hành còn yếu kém của học sinh để bổ sung trong quá trình ôn tập II. CHUẨN BỊ - HS đọc kỹ chương trình trong SGK, làm cơ sở cho việc ôn tập thực hành - Chuẩn bị các vật dụng cần thiết phục vụ cho buổi thực hành với nội dung thực hành ghép mắt và chiết cành III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động1 Hệ thống các kiến thức đã học Câu 1) Trình bầy quy trình kĩ thuật ghép mắt cửa sổ, những điểm cần chú ý khi thực hiện quy trình ghép mắt cửa sổ? I. Quy trình thực hành: - Bước1: Chọn cành để lấy mắt ghép + Là cành bánh tẻ đã hoá gỗ cứng, nằm ở giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng. + Chọn những cành đã rụng lá, chỉ còn dấu vết cuống lá. + Nếu cành còn lá, dùng dao cắt hết cuồng lá. + Đường kính (6 – 10mm). - Bước 2: Mở gốc ghép +Trên gốc ghép cách mặt bầu (15 – 20cm). + Dùng mũi dao rạch hai đường thẳng song song cách nhau 1cm, dài 2cm. + Chặn một đường ngang ở phía dưới. + Dùng mũi dao tách lật lớp vỏ lên phía trên rồi cắt bỏ mảnh vỏ đó đi. - Bước 3: Lấy mắt ghép + Dùng dao tách lấy một mảnh vỏ có mắt ngủ trên cành ghép. + Diện tích mắt ghép bằng diện tích cửa sổ đã mở trên gốc ghép. - Bước 4: Đặt mắt ghép + Đưa mắt ghép vào cửa sổ đã mở trên gốc ghép. + Nếu mắt ghép có diện tích to hơn ta cắt bớt cho mắt ghép nhỏ lại. + Nếu mắt ghép có diện tích nhỏ hơn đặt mắt ghép về một phía và sát với phần dưới của sổ. - Bước 5: Buộc dây + Dùng dây nilông buộc chặt vết ghép cho tượng tầng mắt ghép và gốc ghép áp sát vào nhau. + Buộc chặt, đều, trùm kín hết mắt ghép, buộc từ dưới lên. II. Khi thực hiện quy trình ghép cần chú ý: - Buộc chặt kín đúng yêu cầu..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Mắt ghép, cửa sổ mở không bị giập nát. - Mắt ghép, cửa sổ đặt khít vào nhau. - Kích thước, vị trí của cửa sổ mở đúng quy định. Câu 2) Trình bầy quy trình kĩ thuật chiết cành, những điểm cần chú ý khi thực hiện quy trình chiết cành? 2. hoạt động 2: Học sinh thực hiện các thao tác thực hành Thực hành ghép mắt cửa sổ bằng các dụng cụ và đọan cành cây đã chuẩn bị. Thực hành chiết cành bằng các dụng cụ và đọan cành cây đã chuẩn bị. - Học sinh nghiêm túc thực hiên thao tác trên đoạn cành đã chuẩn bị HĐ 3. Giáo viên nhắc nhở, nhận xét về ý thức tham gia buổi ôn tập IV. Rút kinh nghiệm: KÝ DUYỆT TUẦN ..... ( tiết ................) ................................................................. .... Ngày ..... tháng ..... năm ............ ............................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................ ********************************************************************* Ngày soạn: 30/7/2011 Ngày dạy: 04/8/2011. Buổi (chiều). Lớp 12A6. Sỹ số:............. Ngày dạy: 05/8/2011 Buổi (chiều). Lớp 12A2. Sỹ số:............. Tiết (theo PPCT): Tiết 19,20,21. THI THỬ Cấu trúc đề thi ĐỀ THI LÝ THUYẾT MÔN LÀM VƯỜN ( Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề ) Đề I Câu 1 : ( 2.5 điểm ) Hãy phân tích hoặc trình bầy nguyên nhân gây hư hỏng sản phẩm rau quả? Câu 2 : ( 3 điểm ) Muốn trồng rau sạch cần đảm bảo những điều kiện gì và cho biết nội dung các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại? Câu 3 : ( 4,5 điểm ) Em hãy cho biết vì sao phải cải tạo vườn tạp hiện nay? Khi cải tạo vườn tạp cần đảm bảo những nguyên tắc gì? Đề II Câu 1: ( 2.5 điểm ) Khi cải tạo vườn tạp cần đảm bảo những nguyên tắc gì? Câu 2 : ( 3 điểm ) Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây rau và cho biết sự ảnh hưởng của nhiệt độ hoặc nước hoặc chất dinh dưỡng?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Câu 3 : ( 4.5 điểm ) Muốn trồng rau sạch cần đảm bảo những điều kiện gì và cho biết nội dung các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại? Đề III Câu 1: ( 2.5 điểm ) Khi cải tạo vườn tạp cần đảm bảo những nguyên tắc gì? Câu 2 : ( 3 điểm ) Trình bầy phương pháp bảo quản muối chua, sấy khô hoặc chế biến mứt quả? Câu 3 : ( 4.5 điểm ) Muốn trồng rau sạch cần đảm bảo những điều kiện gì và cho biết nội dung các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại? Đề IV Câu 1: ( 2.5 điểm ) Khi cải tạo vườn tạp cần đảm bảo những nguyên tắc gì? Câu 2 : ( 3 điểm ) Trình bầy vai trò của cây rau ( giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế ), ý nghĩa của việc trồng rau và các cách phân loại rau? Câu 3 : ( 4.5 điểm ) Muốn trồng rau sạch cần đảm bảo những điều kiện gì và cho biết nội dung các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại? Đề V Câu 1: (2.5 điểm ) Trình bầy tiêu chuẩn rau an toàn? Câu 2 : ( 3 điểm ) Trình bầy các nguyên tắc chung về bảo quản, chế biến sản phẩm rau, quả? Câu 3 : ( 4.5 điểm) Trình bầy các bước cải tạo, tu bổ vườn tạp? ĐỀ THI THỰC HÀNH MÔN LÀM VƯỜN ( Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề ) Đề I I. Lý thuyết thực hành ( 4,0 điểm ). 1. Trình bày quy trình ghép mắt chữ T? 2. Những điểm cần chú ý khi thực hiện quy trình ghép mắt chữ T? II. Thực hành ( 6,0 điểm ). Thực hành ghép mắt chữ T bằng các dụng cụ và đọan cành cây đã chuẩn bị. Chú ý: *Phần lý thuyết thực hành: Thí sinh viết tường trình ra giấy. * Phần thực hành: Thí sing làm trên đoạn cành ghép và nộp sản phẩm. Đề II I. Lý thuyết thực hành ( 4,0 điểm ). 1. Trình bày quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ? 2. Những điểm cần chú ý khi thực hiện quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ? II. Thực hành ( 6,0 điểm ). Thực hành ghép mắt nhỏ có gỗ bằng các dụng cụ và đọan cành cây đã chuẩn bị. Chú ý: *Phần lý thuyết thực hành: Thí sinh viết tường trình ra giấy. * Phần thực hành: Thí sing làm trên đoạn cành ghép và nộp sản phẩm. Đề III I. Lý thuyết thực hành ( 4,0 điểm ). 1. Trình bày quy trình ghép mắt cửa sổ?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2. Những điểm cần chú ý khi thực hiện quy trình ghép mắt cửa sổ ? II. Thực hành ( 6,0 điểm ). Thực hành ghép mắt cửa sổ bằng các dụng cụ và đọan cành cây đã chuẩn bị. Chú ý: *Phần lý thuyết thực hành: Thí sinh viết tường trình ra giấy. * Phần thực hành: Thí sing làm trên đoạn cành ghép và nộp sản phẩm. *Chú ý: + Trình bầy đầy đủ các bước của quy trình ra giấy thi được( 4 điểm ). +Thực hiện đủ các thao tác và đẻ lại sản phẩm đúng ( 6 điểm ). + Mỗi học sinh chuẩn bị 1 đoạn cành làm gốc ghép dài ( 35cm ), đường kính rộng từ (1 – 2 cm ) + 1 đoạn cành để lấy mắt ghép cùng giống ( Tốt nhất cành bòng, bưởi, gioi là loại cành rễ bóc vỏ ). + Mỗi học sinh chuẩn bị một dao nhọn bằng sắt + 2 sợi dây nilông trắng bản mỏng rộng (1- 1,5cm ), dài ( 45 – 50cm )..

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×