Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

DHTHCK5Le Thi Cam TuKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.68 KB, 3 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI



BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
Ở TIỂU HỌC 1

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ CẨM TÚ
Ngành: Sư phạm Tiểu học – Mầm non
Trường: Đại học Đồng Nai
Lớp: ĐH Tiểu học C – Khóa 5
Giáo viên: ThS. TRẦN DƯƠNG QUỐC HỊA

Năm học: 2017 – 2018


YÊU CẦU 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiên 3 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường Tiểu học
* Nguyên tắc phát triển tư duy
Ví dụ: Tập đọc bài “Mùa thảo quả” (Tiếng Việt 5, Tập 1).
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu:
+ HS đọc thầm và cho biết Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Tìm từ ngữ miêu tả hương thơm của Thảo quả?
+ Từ nào được lặp lại nhiều lần?
- HS làm việc cá nhân sau đó đưa ra câu trả lời của mình.
- GV cho HS xem các hình ảnh về hoa Thảo quả.
- HS quan sát.
 Giáo viên đã chú ý rèn các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái


quát, tổng hợp, ... cho học sinh. Những câu hỏi của GV thì ngắn gọn, súc
tích HS dễ dàng nắm được nội dung câu hỏi và biết thể hiện nội dung trả
lời vấn đề bằng phương tiện ngôn ngữ. Việc nắm được vấn đề và kết hợp
hình ảnh sẽ giúp HS khắc sâu và ghi nhớ nội dung lâu hơn.
* Nguyên tắc giao tiếp
Ví dụ: Bài: Kể chuyện bài: “Kể chuyên đã nghe, đã đọc” (Tiếng Việt 5,
tập 1)
- GV tổ chức kể chuyện theo nhóm 4- 5 HS.
- HS nhận xét cách bạn kể chuyện.
- GV mời 3- 4 HS kể câu chuyện của mình lên trước lớp.
- HS nhận xét nhận xét nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng kể của bạn.
 Giáo viên tổ chức hoạt động kể chuyện nhiều lần nhằm hình thành các
kĩ năng nghe, nói và đọc cho HS. Từ đó, HS có thể vận dụng ngơn ngữ
sáng tạo của mình để kể cho GV và các bạn cùng nghe. Ở bài hể chuyện
này, GV đã chú trọng và xem giao tiếp là hoạt động chủ đạo.
* Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH
Hoạt dộng 1: Luyện đọc.
- GV giới thiệu bài.
- HS đọc bài/ cả lớp đọc thầm (lần 1).
- GV chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn và GV giúp HS hiểu nghĩa của từ (lần 2).
- GV cho HS xem các hình ảnh của các từ chú thích.
- HS quan sát các hình ảnh.
- HS đọc theo nhóm bàn nối tiếp đoạn và nhận xét bạn đọc (lần 3).
- GV mời 2-3 cặp đọc trước lớp.
- GV nhận xét và đọc mẫu toàn bài.


 Giáo viên đã chú ý đến đặc điểm tâm lí HS, đặc biệt là bước chuyển
khó khăn từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập. Hoạt

động quan sát các hình ảnh của các từ chú thích sẽ giúp các em tập trung
chú ý hơn và nắm được giải nghĩa của từ. GV đã nắm chắc chắn về trình
độ tiếng mẹ đẻ vốn có của HS nên tổ chức hoạt động luyên đọc cho HS
nhiều lần nhằm hình thành các kĩ năng nghe, nói và đọc cho HS; điều
chỉnh vốn từ địa phương thành toàn quốc và bổ sung thêm vốn từ mới cho
HS. Bên cạnh đó GV cũng tạo điều kiện để HS hình thành lời nói hồn
chỉnh trong các hình thức học tập khác nhau như: cá nhân, nhóm, lớp, …
* Hầu hết các tiết dạy Tiếng Việt ở tiểu học đều đạt các tiêu chí của 1 tiết
dạy tích cực. Khơng khí các tiết dạy vui vẻ và thoải mái với những hình
ảnh sinh động và lơi cuốn; mọi HS đều tham gia và tự tìm ra tri thức.
YÊU CẦU 2: Những băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận
thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học
- Chưa được dự tiết Chính tả (Lớp 5)
 Giải pháp: Rút kinh nghiệm ở đợt thực tập sư phạm đợt 2 sẽ xin Giáo
viên hướng dẫn dự vài tiết Chính tả để học hỏi thêm về quy trình dạy phân
mơn Chính tả.
- Dạy Chính tả âm – vần học sinh vẫn còn ồn, chưa tập trung chú ý.
 Giải pháp: Cho HS hoạt động cá nhân tìm các từ mà bài tập yêu cầu.
Sau đó, thảo luận nhóm 4-5 HS để tổng hợp các từ tìm được. GV tổ chức
cho các nhóm thi đua xem nhóm nào tìm được nhiều từ và nhanh nhất.
- Giáo viên chưa chú trọng môn Kể chuyện.
 Giải pháp: Môn Kể chuyện cũng là một phân mơn quan trọng. Vì vậy
nên chú trọng để phát triển lời nói và trình độ Tiếng Việt vốn có của HS
- Chưa được chấm vở Tập làm văn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×