Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chuyen de phuong phap day mon khoa hoc lop 5 nam 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.76 KB, 4 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5
Năm học: 2017 - 2018
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiếp cận với nội dung chương trình. Đang sử
dụng dạy học theo phương pháp đổi mới trong quá trình dạy học. Như chúng ta đã biết
chương trình mới rất khác chương trình cũ, cụ thể là kênh chữ và kênh hình đóng vai trị chủ
yếu trong việc cung cấp kiến thức. Học sinh dựa vào câu lệnh, tranh ở Sách giáo khoa để
hình thành cho bài học. Chính vì vậy học sinh dựa vào quan sát, bằng nhữmg đồ dùng trực
quan, thí nghiệm, trị chơi để rút ra kiến thức mới. Vì vậy để tiết học đạt hiệu quả giáo viên
cần nghiên cứu kĩ bài dạy, sắp xếp các hoạt động cho phù hợp, đảm bảo đúng mục tiêu bài
học. Với phân môn khoa học lớp 5, rất quan trọng và cần thiết đối với các em trong đời
sống. Chính vì vậy, mỗi thầy cơ chúng ta cần dạy như thế nào để có chất lượng. Để có chất
lượng, ta cần lưu ý những điểm sau:
A. Mục tiêu:
* Một số kiến thức cơ bản ban đầu:
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sinh sản, cơ thể người, phịng tránh một số
bệnh thơng thường.
- Sự sinh sản ở động vật và thực vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu, dạng năng lượng thường gặp
trong đời sống.
* Một số kĩ năng ban đầu:
- Ứng xử thích hợp trong một tình huống có liên quan đến sức khoẻ bản thân, gia đình,
cộng đồng…
- Quan sát một số thí nghiệm, thực hành đơn giản, gắn liền với đời sống, sản xuất.
- Đặt câu hỏi trong q trình học tập, diễn đạt bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ…
- Phân tích, so sánh, rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn
giản trong tự nhiên.
* Một số thái độ và hành vi:
- Tự giác thực hiện các qui tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp.


- Tích cực tham gia bảo vệ mơi trường xunh quanh.
B. Nội dung và mức độ cần đạt:
Môn khoa học đã tích hợp các nội dung của Khoa học. Môn học được xây dưng trên cơ
sở nối tiếp về những kiến thức về tự nhiên của môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1, 2, 3. Nội
dung đươc cấu trúc đồng tâm mở rộng xoay quanh theo từng chủ đề như:
- Con người và sức khoẻ.
- Vật chất và năng lượng.
- Thực vật và động vật.
- Riêng lớp 5 có thêm chủ đề: Mơi trường và tài ngun thiên nhiên. Hoc sinh nhận ra được
tự nhiên, con người và xã hội là một thể thống nhất có mối quan hệ qua lại. Trong đó con người
với những hành động của mình vừa là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội, vừa là tác động mạnh mẽ
đến tự nhiên và xã hội. Điều này không chỉ giúp cho việc tích hợp nội dung giáo dục mơi trường,
giáo dục dân số mà cịn làm cho mơn học có giá trị thực tế và hấp dẫn đối với các em.


C. Phân bố nội dung chương trình:
- Thời lượng 2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết
* Phân bố nội dung chương trình:
+ Chủ đề và các mạch nội dung
1. Con người và sưc khoẻ: (19 tiết + 2 tiết ôn tập chủ đề)
1.1- Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người. (7 tiết)
1.2 - Vệ sinh phòng bệnh. (7 tiết)
1.3 - An toàn trong cuộc sống. (5 tiết)
2. Vật chất và năng lượng: (25 tiết + 2 tiết ơn tập và kiểm tra học kì I + 2 tiết ôn tập chủ đề)
2.1 - Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng. (11 tiết)
2.2 - Sự biến đổi của chất. (5 tiết)
2.3 - Sử dụng năng lượng. (9 tiết)
3. Thực vật và động vật: (10 tiết + 1 tiết ôn tập chủ đề)
3.1 Sinh sản của thực vật. (4 tiết)
3.2 Sinh sản của động vật. (6 tiết)

4. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: (7 tiết + 1tiết ôn tập chủ đề+ 1 tiết ôn tập
và kiểm tra cuối năm)
4.1 Môi trường và tài nguyên. (2 tiết)
4.2 Mối quan hệ giữa môi trường và con người. (5 tiết)
D. Phương pháp dạy học:
I. Phương pháp quan sát:
- Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp có
mục đích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống mà khơng có sự
can thiệp vào quá trình diễn biến của sự vật, hiện tượng đó.
- Trong dạy học giáo viên chúng ta thường sử dụng phương pháp quan sát:
- Cho học sinh xem tranh, đồng thời câu lệnh của giáo viên phải phù hợp từng nội dung
bức tranh.
VD dạy bài: Phòng bệnh viêm gan A.
- Cho học sinh hoạt động nhóm đơi, quan sát hình 2, 3, 4, 5. Nêu tác dụng của việc làm
từng hình đó đối với việc phịng tránh.
- Từ đó giáo dục thực tế cho học sinh trong cuộc sống, cụ thể là phòng tránh các bệnh
truyền nhiễm.
VD bài: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
- Chúng ta sử dụng phương pháp quan sát.
- Thực hành thí nghiệm.
- Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy - Mơ
hình tua-bin hoặc bánh xe nước .
Qua bài học, Học sinh biết tác dụng của năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong tự
nhiên. Kể những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
Từ những phương pháp giáo viên có thể rút ra kết luận cho bài học .
II. Phương pháp thí nghiệm:
- Phương pháp thí nghiệm địi hỏi tác dụng lên sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu qua
các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
- Phương pháp này ở tiểu học rất đơn giản. Giáo viên phải chuẩn bị vật liệu, vật mẫu,
thành thạo các bước thí nghiệm tránh gây nghi ngờ cho học sinh.



Giáo viên phải:
- Xác định mục đích thí nghiệm.
- Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm.
VD bài: Dung dịch
- Cho học sinh thí nghiệm: úp đĩa lên một cốc nước muối nóng trong khoảng 1 phút rồi
nhấc đĩa ra.
- Dự đoán em những giọt nước đọng trên đĩa có mặn như nước muối trong cốc khơng?
Các nhóm tiến hành thí nghiệm
- Báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Từ đó giáo viên rút ra kết luận.
* Khi tổ chức cho hoc sinh tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần lưu ý cho học sinh dự
đoán kết quả và giải thích lý do đưa ra dự đốn đó, tiến hành thí nghiệm. Như vậy kích thích
được trí tị mò, sự ham hiểu biết của học sinh. Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm
trước khi tiến hành, vận dụng những hiểu biết đã có để đưa ra dự đốn, thấy được sự gắn bó
của thí nghiệm với kiến thức khoa học.
III. Trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là trị chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh.
- Trò chơi giúp giờ học nhẹ nhàng, thoải mái, giúp học sinh nhanh nhẹn, tiếp thu tích cực hơn.
VD: Trị chơi tiếp sức “ghép chữ vào hình” (bài: Sự sinh sản của thực vật có hoa).
- Giáo viên chia thành 2 đội cử ra 7 học sinh chơi tiếp sức gắn các tấm thẻ rời có ghi sẵn
các chú thích (hạt phấn, vịi nhuỵ, ống phần, đầu nhuỵ…) (tuỳ theo học sinh lớp học.
* Giáo viên chú ý trò chơi tránh việc quá thiên về phân định thắng thua.
IV. Phương pháp đóng vai:
- Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử.
- Ưu điểm của phương pháp này là học sinh thực hành những kĩ năng ứng xử trong mơi
trường an tồn, gây hứng thú và chú ý đối với học sinh, tạo đièu kiện cho học sinh phát huy
tính tích cực và sang tạo, khích lệ sự thay đổi thái độ hành vi của học sinh, có thể thấy ngay

tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm trong vai diễn.
* Tóm lại: Nếu trong day học, chúng ta sử dụng tốt các phương pháp đáp ứng cho từng
bài dạy. Ngoài việc học sinh tiếp thu tốt nội dung bài học, còn rèn thêm cho học sinh những
kĩ năng áp dụng trong cuộc sống hằng ngàycủa các em để trở thành nhân cách sống trong
nhà trường, gia đình và xã hội.

Ngày 9 tháng 2 năm 2017
Người viết

Nguyễn Văn Đạm




×