Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THBK5 VuThiTrang KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.44 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Giảng viên hướng dẫn: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Trang
Lớp: Đại học Tiểu học B – Khóa: 5

Đồng Nai, tháng 12 năm 2017


Trong 4 tuần kiến tập vừa qua, em đã có cơ hội học tập kinh nghiệm giảng dạy ở trường
Tiểu học Quang Vinh, thời gian tuy không dài nhưng em đã được dự giờ và học hỏi được
rất nhiều từ các tiết dạy mẫu của quý thầy cô tại trường. Sau đây em xin trình bày một số
tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học về việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học.
I. Các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt và các yêu cầu để đánh một tiết học tích cực
1. Các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt
a. Nguyên tắc phát triển tư duy
Để đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy thì cần thực hiện tốt nguyên tắc phát triển
tư duy, phát huy tính tích cực , chủ đạo của học sinh. Đối với, phần lớn các thầy cô đã đặt
các em vào trạng thái tư duy không bắt buộc, liên tục tổ chức các hoạt động kích thích tư
duy của các em.
Trong 3 tiết em được dự giờ: Học vần (ON – AN) ở khối lớp 1, tập đọc bài “Nắng
Phương Nam” ở khối lớp 3; các cô luôn chú trọng rèn thao tác tư duy cho học sinh: so
sánh, phân tích, tổng hợp,...đồng thời giáo viên luôn kết hợp giải nghĩa cho học sinh hiểu.
Khi dạy vần “ON” trong tiết học vần, giáo viên tổ chức cho học sinh phân tích cấu
tạo của vần “ON” gồm âm “O” đứng trước, âm “N” đứng sau và so sánh vần “ON” với
vần “OI” giống và khác nhau như thế nào. Đối với tiếng khóa “CON”, giáo viên đặt ra
câu hỏi cho học sinh “Muốn có tiếng “CON” ta phải thêm âm gì nào?” để học sinh suy


nghĩ trả lời; giáo viên cũng đưa ra hình ảnh “MẸ CON” cho học sinhquan sát, rút ra từ
khóa. Phần luyện đọc từ ứng dụng, giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 để lập ra 2 từ
(từ các tiếng giáo viên đã cho học sinh) có chứa vần “ON, AN”, yêu cầu học sinh gạch
chân vần vừa học, sau đó đọc trong nhóm; ngồi các từ trong sách giáo khoa giáo viên
cũng đưa thêm một từ có chứa vần vừa học. Cách làm này khơi gợi sự hứng thú , nhu cầu
tư duy cho học sinh.
Trong tiết tập đọc, giáo viên tiến hành gợi mở đó là cho học sinh xem tranh để nêu
lên chủ đề của tuần đó là “Bắc – Trung – Nam”, xem tranh để nêu tên bài “ Nắng phương
Nam”, hướng dẫn học sinh những chỗ cần ngắt giọng, hạ giọng, nhấn giọng để tìm ra


cách đọc hay hơn. Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung của bài tập đọc thơng
qua các câu hỏi. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh “Các em có thấy câu nào dài mà các
em khơng biết ngắt nghỉ khơng?” sau đó giáo viên có mời một số học sinh có thể ngắt
nghỉ được những câu mà các bạn vừa nêu, sau đó giáo viên chốt cách ngắt nghỉ nào là
đúng nhất. Lấy ví dụ 3 câu: Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy?// (Câu hỏi nhấn giọng ở các từ
gạch chân), Hà Nội đang rạo rực/ trong những ngày giáp Tết.//, Những dịng suối hoa/
trơi dưới bầu trời xám đục/ và làn mưa bụi trắng xóa.//. Thêm vào đó, giáo viên cũng cho
học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ trong phần chú giải.
b. Nguyên tắc phát triển lời nói
Trong tiến trình dạy học giáo viên luôn tổ chức các hoạt động giúp học sinh trau
dồi vốn ngôn ngữ và đặt các em vào các tình huống kích thích phát triển lời nói, hình
thành cho các em 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Giáo viên lấy giao tiếp làm đích
đến, đặt ra nhiều câu hỏi từ dễ đến khó khơi gợi học sinh trả lời những câu hoàn chỉnh.
Trong tiết học vần, giáo viên đã tổ chức kiểm tra bài cũ giúp học sinh mở rộng vốn
từ bằng cách yêu cầu cả lớp viết những từ có chứa vần đã học (ưu, ươu) sau đó cho học
sinh đọc – ghép từ thành câu, các bạn khác lắng nghe và nhận xét. Quá trình dạy bài mới,
giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh phân tích từ mới, tiếng khóa, từ khóa. Giáo viên
cho học sinh đọc với nhiều hình thức như: đọc cá nhân, đọc theo bàn, theo dãy, theo
tổ,...giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc nhiều hơn.

Cuối cùng ở tiết tập đọc, giáo viên thể hiện rõ nguyên tắc này ở phần luyện đọc, ở
phần này học sinh được rèn về cách phát âm, cách ngắt nghỉ, cách đọc biểu cảm. Giáo
viên tổ chức luyện đọc cho học sinh: đọc từng câu theo hàng, đọc nối tiếp nhau theo
đoạn,...Trong q trình đọc của học sinh, giáo viên ln chú ý đến việc sửa lỗi sai, ví dụ
như tư “tủm tỉm” giáo viên sẽ sửa cho học sinh đó ngay lập tức và yêu cầu học sinh phát
âm lại.
c. Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh tiểu
học


Dạy Tiếng Việt phải chú ý đặc điểm tâm lí học sinh, đặc biệt là bước chuyển khó
khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Giáo viên ln
tổ chức các trị chơi học tập, cho học sinh “học mà chơi, chơi mà học”. Đồng thời, giáo
viên cũng thường xuyên khen ngợi để khích lệ tinh thần học tập của các em.
Ở tiết học vần, giáo viên dạy vần “ON” theo hướng từ trên xuống, cịn vần “AN”
thì dạy ngược từ từ khóa lên. Đối với từ khóa các em được tiếp nhận thơng qua hình ảnh ,
hình ảnh đầy hấp dẫn và thu hút sự chú ý ở học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1.
Đối với tập đọc, giáo viên đã linh hoạt thay đổi nhiều hình thức luyện đọc: đọc
từng câu theo hàng, đọc nối tiếp nhau theo đoạn, đọc cá nhân,...Giáo viên tổ chức thi đọc
theo nhóm, kết thúc phần thi lớp vỗ tay khen ngợi các bạn.
II. Một số băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy
học Tiếng Việt ở trường tiểu học
1. Trong các tiết dạy em thấy thầy cô sử dụng chữ viết thường để viết bảng , em
thắc mắc là chỉ lớp 1 mới viết chữ in thường hay tất cả các khối lớp khi viết
bảng đều phải dùng chữ in thường không.
2. Ở những tiết học tập viết , giáo viên chỉ yêu cầu học sinh lấy vở tập viết ra viết
bài chứ không hướng dẫn cách viết cho học sinh. Nên em không biết quy trình
dạy 1 tiết tập viết là như thế nào.
Trải qua quá trình học tập , em thấy rất vui vì đã học được rất nhiều điều bổ ích. Trên đây
là một số tiết về môn Tiếng việt mà em đã rút kinh nghiệm được cho bản thân cũng như

một số băn khoăn. Mong thầy đọc, góp ý và giải đáp giúp em.
Em xin chân thành cảm ơn!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×