Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Văn hóa công sở tại cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.58 KB, 17 trang )

z

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn



BÀI TIỂU LUẬN NHĨM:

“Tìm hiểu văn hóa cơng sở tại cơ
quan Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn”.
Mơn học: Văn hóa cơng sở
(có danh sách nhóm kèm theo)
Lớp: K61-Quản trị văn phòng

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2018.


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 2

MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hoá hiện nay, bên cạnh sự giao thoa giữa các nguồn
lực, cơng nghệ kỹ thuật cịn có sự giao thoa giữa các dịng văn hóa đa dạng, ảnh
hưởng tới phong cách, thái độ làm việc của các cơ quan, tổ chức. Từ đó, nhu cầu của
con người cũng chuyển sang chú trọng tới các mặt thuộc về giá trị văn hố. Có nhiều
thuật ngữ dùng để nói về các giá trị văn hóa trong các cơ quan, tổ chức như: văn hóa
tổ chức, văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa cơng sở; các thuật ngữ này đều có sự
tương đồng vì chúng đều được xây dựng và phát triển từ khái niệm “văn hóa”, tuy
nhiên giữa chúng cũng có sự khác biệt nhất định. Trong đó, văn hóa cơng sở là tổng
hịa những giá trị hữu hình và vơ hình do cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức đó


tạo ra hoặc lựa chọn, chúng biểu hiện trong tồn bộ hoạt động của cơ quan và từ đó
tạo nên bản sắc riêng của chính cơ quan đó. Có thể nói: “Văn hóa cơng sở có vai trị
quan trọng trong hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức”, nó là một yếu tố góp phần
vào sự ổn định trong hoạt động của cơ quan; nó giúp cơ quan tạo nên bản sắc riêng
trong toàn bộ hoạt động của họ; nó góp phần giúp cơ quan, tổ chức thực hiện được
những mục tiêu chung và nó cũng được coi là một “thước đo” để đánh giá, nhìn nhận
một cơ quan, tổ chức.
Trong phần nội dung chính của bài tiểu luận dưới đây, chúng tơi sẽ trình bày
vấn đề về “Tìm hiểu văn hóa cơng sở tại cơ quan Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn ” nhằm mục đích tìm hiểu, làm rõ thực trạng và sau đó đánh giá, nhận xét
văn hóa cơng sở của một cơ quan, tổ chức cụ thể theo những tiêu chí nhất định. Từ đó,
chúng ta sẽ có sự nhìn nhận thực tế, cụ thể và khách quan về văn hóa cơng sở trong
các cơ quan, tổ chức hiện nay.
Nội dung của bài tiểu luận chúng tơi trình bày theo ba phần như sau:
• CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
• CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HĨA CÔNG SỞ TẠI BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 3

• CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN
THIỆN VĂN HĨA CÔNG SỞ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
1.1.


Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Bộ Canh nông, thành
lập ngày 14/11/1945, thuộc Bộ Kinh tế quốc gia, bộ trưởng đầu tiên là ông Cù Huy
Cận. Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, đến giai đoạn thực hiện việc đổi
mới tổ chức các cơ quan hành chính Nhà nước, Chính phủ đã thu gọn các Bộ từ mơ
hình quản lý đơn ngành sang mơ hình quản lý nhà nước nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
có chức năng gần giống nhau nhằm giảm bớt sự chồng chéo, chia cắt giữa các Bộ. Để
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong các lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp,
Thuỷ lợi và phát triển nông thôn; từ ngày 03/10 – 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của
Quốc hội khố IX thơng qua Nghị quyết về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm và Bộ Thuỷ lợi. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XII (tháng
8/2007) đã quyết định hợp nhất Bộ Thuỷ sản vào Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn.
1.2.

Trụ sở chính

Trụ sở làm việc chính của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay
được đặt tại số 2 đường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội.


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 4

Hình 1: Cổng chính
của




quan

Bộ

NN&PTNT tại số 2, Ngọc
Hà, Ba Đình, Hà Nội (ảnh
tự chụp)

1.3.

Vị trí và chức năng

Căn cứ vào nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính Phủ về
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn là cơ quan của Chính
phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm
nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phịng, chống thiên tai, phát triển nơng thơn;
quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.”

1.4.

Biểu trưng (Logo)

1.4.1. Quốc Huy
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan
nhà nước cấp Trung ương (thuộc Chính phủ) nên có sử dụng
logo là hình quốc huy Việt Nam. Quốc huy Việt Nam hình
trịn, nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh tượng trưng
cho lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam và tiền đồ xán

lạn của nước Việt Nam. Bông lúa vàng bao quanh tượng
trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho cơng nghiệp và chính giữa dải lụa
phía dưới là dòng chữ tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. (Theo công
văn 1790/BNV-TCBC của Bộ Nội vụ (ban hành 24/05/2013) gửi các cơ quan hành
chính nhà nước về việc sử dụng thống nhất và đồng bộ mẫu quốc huy)
1.4.2. Biểu trưng riêng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 5

Biểu trưng của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn có bố cục hình trịn, 3/4 hình trịn màu xanh lam nhạtmàu chủ đạo của logo, thể hiện sự vững vàng, bình an. Hình
tượng “cây lúa nước” ở trung tâm là biểu tượng của ngành
nông nghiệp. Hình răng cưa ở viền là tượng trưng cho nền
hiện đại hóa nơng nghiệp (áp dựng cơng nghệ kỹ thuật trong
phát triển nông nghiệp) và màu nâu là màu tượng trưng cho
đất. Chữ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tiếng Việt) được sắp xếp hợp lý
trong tổng thể của bố cục. Logo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mang biểu
tượng khúc triết về ý tưởng nội dung, mạch lạc và giản dị trong hình tượng, dễ nhận
biết và nó là biểu trưng cho Việt Nam khi giao dịch quốc tế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2.1. Trình độ nhận thức, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên
Trình độ nhận thức là mức độ nhận thức hay ý thức cá nhân của mỗi người.
Văn hóa bắt nguồn từ con người, để hoàn thiện được văn hóa ta phải nâng cao nhận
thức của con người. Do đó để bước đầu xây dựng văn hóa cơng sở, mỗi cán bộ, nhân
viên đểu phải nhận thức được rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
mình nói chung và sau đó ý thức được quyền, chức trách, nhiệm vụ chun mơn tại vị
trí cơng việc mình đảm nhận nói riêng.


2.1.1. Nhận thức về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn được quy định rõ ràng tại Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Từ quy định trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành các quyết định quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực
thuộc (các cục, tổng cục, các vụ, văn phịng Bộ,...). Do đó, mọi hoạt động của cơ quan
đơn vị đều được thực hiện theo các quy định đã ban hành. Hơn nữa, Bộ cũng ban hành
thông tư hướng dẫn, văn bản chỉ đạo… về những vấn đề thuộc thẩm quyền và chức
năng của mình. Qua khảo sát thực tế, các văn bản trên đều được thông báo, triển khai
tới toàn bộ cán bộ, nhân viên trong cơ quan qua các cuộc họp, hội nghị; ngoài ra cịn
được đăng tải trên cổng thơng tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
( nên chúng tôi thấy rằng từ lãnh đạo Bộ đến thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc và toàn bộ cán bộ, nhân viên của từng phịng ban đều có nhận
thức rõ ràng về vị trí chức năng nhiệm vụ của cơ quan mình.
2.1.2. Nhận thức về chức trách, nhiệm vụ của bản thân


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 6

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có ban hành một bộ quy chế công vụ
bao gồm các quy chế con như: quy chế làm việc; quy chế tiếp công dân; quy chế quản
lý công sở; quy chế quản lý hoạt động đối ngoại; quy chế chế độ họp, quy chế thường
trực, bảo vệ tại cơ quan Bộ; quy chế cung cấp thông tin cho cơng dân,... trong đó, có
quy chế về văn hóa công sở. Bộ quy chế công vụ trên quy định rõ ràng nhiệm vụ, chức
trách của từng cán bộ, nhân viên đảm nhận từng vị trí cơng việc cụ thể khác nhau
trong cơ quan. Tương tự bộ quy chế công vụ trên cũng được thơng báo, triển khai tới
tồn bộ cán bộ, nhân viên trong cơ quan qua các cuộc họp, hội nghị; ngồi ra nó cũng
được đăng tải trên cổng thơng tin điện tử của Văn phịng Bộ Nơng nghiệp và Phát

triển nơng thơn ( vì thế qua khảo sát thực tế tại Bộ chúng
tôi thấy rằng các cán bộ, nhân viên trong cơ quan đều ý thức được quyền, chức trách,
nhiệm vụ chun mơn tại vị trí cơng việc mình đảm nhận, hồn thành tốt những nhiệm
vụ được giao xứng đáng với sự tin tưởng của nhà nước và nhân dân.
Một biểu hiện cụ thể là: Khi đi khảo sát thực tế tại Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn, chúng tơi có đến Phịng Hành chính để chào hỏi và xin phép Trường
phòng cho tham quan Bộ và chụp ảnh để làm tư liệu. Song Trưởng phịng và Phó
trưởng phịng đi họp nên chỉ gặp được chị chun viên. Chúng tơi có nói chuyện và
xin phép nhưng chị ấy khơng đồng ý vì chị ấy chỉ là nhân viên khơng có quyền quyết
định. Tuy nhiên sau đó chị ấy có cho số điện thoại của bác Trưởng phịng để chúng tơi
chủ động liên lạc. Qua đó, ta thấy cán bộ nhân viên đã nhận thức được chức trách cuả
mình, khơng tự vượt quyền, thể hiện sự chuyên nghiệp trong giải quyết công việc.
2.1.3. Ý thức làm việc
Các quy chế cụ thể trong Bộ quy chế công vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tuy quy định về các lĩnh vực cụ thể nhưng chúng lại có liên quan chặt
chẽ với nhau. Nếu bộ quy chế đó được cán bộ, nhân viên trong cơ quan tuân thủ và
thực hiện nghiêm túc nó sẽ góp phần rất lớn vào việc xây dựng nên các chuẩn mực
văn hóa cơng sở tại cơ quan.
Cán bộ, nhân viên có tuân thủ và thực hiện nghiêm túc quy chế hay khơng, nó
sẽ biểu hiện qua ý thức làm việc. Ý thức làm việc sẽ quyết định trực tiếp tới hành vi
của con người, nó quyết định sự tận tâm làm việc hay không, sự tự giác làm việc của
từng cá nhân trong cơ quan. Bộ Nông nghiệp là cơ quan quan lý nhà nước nên chế độ
làm việc tuân theo các quy định của nhà nước nói chung và quy chế làm việc của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thơn nói riêng. Qua khảo sát thực tế, chúng tơi nhận
thấy đội ngũ các bộ, nhân viên có ý thức tương đối nghiêm túc khi chấp hành nội quy,
quy chế làm việc của cơ quan
Ví dụ: Các cán bộ đi làm tương đối đúng giờ; trong giờ làm việc tương đối
nghiêm túc, trang phục đúng quy định gọn gàng, lịch sự ,…Song bên cạnh đó vẫn cịn
một số cán bộ, nhân viên cịn làm việc riêng trong giờ như bn chuyện chưa tập
trung với cơng việc, có một số thì đi ra ngoài tự do nhận, mua đồ ăn…



Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 7

2.1.4. Đạo đức nghề nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan nhà nước, trực tiếp tiếp xúc
và phục vụ nhân dân, nhận bổng lộc từ thuế của dân; do đó từng cán bộ công chức,
viên chức cần đề cao, chú trọng tới lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của mình. Lương
tâm nghề nghiệp ở đây là việc các cán bộ , nhân viên của Bộ phải làm đúng chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, liêm chính, tận tụy, hết mình vì cơng việc và
phục vụ nhân dân.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy tuy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn
khơng có ban hành một văn bản quy chế cụ thể nào về đạo đức công vụ của công
chức, viên chức làm việc tại Bộ nhưng lồng ghép trong các văn bản quy chế khác đã
ban hành có những điều khoản quy định cụ thể về thái độ làm việc và các quy định
nguyên tắc giao tiếp với từng đối tượng để cho các bộ, nhân viên có hướng đi đúng
đắn trong từng hành động của mình, đó là những yếu tố tạo nên giá trị đạo đức nghề
nghiệp. Cụ thể, trong quy chế văn hóa cơng sở, Bộ có quy định về các chuẩn mực,
nguyên tắc trong giao tiếp với nhân dân nhưng vô cùng khái quát và sơ sài, tuy nhiên
khơng vì đó mà chúng tơi vội vàng kết luận Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
không chú trọng hay có thái độ kém khi giao tiếp với nhân dân. Trên thực tế, thì ngồi
quy chế văn hóa cơng sở thì Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn cịn có ban hành
các quy chế cụ thể khác như: quy chế tiếp công dân; quy chế cung cấp thông tin cho
công dân,.... và cán bộ, nhân viên của Bộ ln có thái độ cởi mở, phục vụ nhân dân
hết lịng.
Ví dụ: Khi đến khảo sát vì thiết kế khn viên khá phức tạp nên khó tìm được
vị trí Phịng hành chính, do đó chúng tơi có hỏi chị làm tại Phòng văn thư – lưu trữ
giúp. Thái độ của chị rất gần gũi, nhiệt tình chỉ dẫn, không kiêu ngạo, hách dịch; các
bác bảo vệ làm đúng chức trách của mình như hướng dẫn khách đến cơ quan đỗ xe ở
đâu và dắt xe giúp phụ nữ…

Qua khảo sát thực tế tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng tôi
nhận thấy các cán bộ, nhân viên trong cơ quan đều có nhận thức rõ ràng về chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan cũng như chức trách, nhiệm vụ cụ thể của bản thân. Đồng thời,
ý thức làm việc và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên cũng được chú trọng và
đề cao. Mọi cán bộ, nhân viên đều phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có ý
thức xây dựng hình ảnh đẹp về cơ quan, hình ảnh gương mẫu, tận tụy của cơng chức,
viên chức tại cơ quan hành chính nhà nước trong mắt nhân dân.

2.2. Phương pháp tổ chức, điều hành hoạt động của cơ quan
Bất cứ một cơ quan, tổ chức nào muốn hoạt động thì đều phải xây dựng, thiết
lập cơ cấu tổ chức, bộ máy làm việc và đồng thời phải có phương pháp tổ chức, điều
hành chúng sao cho hợp lý và hiệu quả. Nếu “đức trị” là dùng đạo đức để quản trị,
“pháp trị” là dùng pháp luật để quản trị thì theo Thuyết Z (lý thuyết quản trị văn hóa)


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 8

thì áp dụng văn hóa cũng được coi là một phương pháp quản trị, điều hành. Do đó,
văn hóa cơng sở có ảnh hưởng nhất định đến phương pháp tổ chức, điều hành hoạt
động của một cơ quan. Ngược lại, nếu tìm hiểu, phân tích phương pháp tổ chức, điều
hành hoạt động của một cơ quan ta sẽ thấy được phần nào văn hóa cơng sở của chính
cơ quan đó. Phương pháp quản lý, điều hành bộ máy hoạt động của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn được thể hiện qua các yếu tố sau:
2.2.1. Tính hợp lí và hiệu quả của cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ
Theo tại Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
thì cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay bao
gồm: Lãnh đạo Bộ (Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và 5 Thứ trưởng là: Hồng Văn
Thắng, Hà Cơng Tuấn, Lê Quốc Doanh, Vũ Văn Tám và Trần Thanh Nam) và 27 đơn
vị trực thuộc (các Vụ, Cục, Tổng Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, trung tâm tin học,

các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị truyền thông). Trong đó, các Thứ trưởng sẽ giúp
Bộ trưởng quản lý, giúp việc cho Bộ trưởng ở từng lĩnh vực cụ thể theo sự phân công
của Bộ trưởng. Tiếp đến là các đơn vị trực thuộc giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước. Mỗi đơn vị trực thuộc đều mang những vị trí, chức năng, nhiệm vụ
khác nhau tuy nhiên đều có mục đích chung là giúp cho bộ máy tổ chức của Bộ vận
hành trôi chảy. Ở mỗi đơn vị trực thuộc thì lãnh đạo đơn vị sẽ có cách phân chia cơng
việc sao cho hợp lý, công bằng, đúng người đúng việc để sao cho mỗi cá nhân phát
huy được tối đa năng lực, thế mạnh của bản thân vì sự nghiệp phát triển chung của Bộ.
Qua thực tế, chúng tôi thấy cơ cấu tổ chức bộ máy làm việc của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nơng thơn được xây dựng hợp lý qua đó đạt được những hiệu quả nhất định
trong các hoạt động.
Nhờ có sự hợp lý và hiệu quả trong cơ cấu tổ chức bộ máy mà Bộ nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã đạt được những thành tựu nhất định. Cụ thể, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn được đánh giá có sự thay đổi mạnh mẽ khi 3 năm liền
chỉ ở vị trí thứ 13, năm 2017 có sự đột phá khi tăng 6 bậc lên vị trí thứ 7 trong bảng
xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) các Bộ và cơ quan ngang Bộ,
UBND các tỉnh, TP Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm
2017.
2.2.2. Tiêu chuẩn và cách thức tuyển dụng nhân sự của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nơng thơn
Nhân sự là yếu tố chính góp phần vào sự phát triển và hoạt động của cơ quan,
tổ chức. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan nhà nước nên việc tuyển
dụng nhân sự phải tuân theo quy chế, quy định chung của Nhà nước. Những tiêu
chuẩn chung về tuyển dụng công chức, viên chức và lao động hợp đồng là công dân
Việt Nam, đang sinh sống trên đất nước Việt Nam; có đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị
vững vàng, có bằng cấp chun môn phù hợp. Về cách thức tuyển dụng gồm: thi tuyển


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 9


theo quy định của Nhà nước, theo chỉ tiêu đặt ra và chọn từ cao xuống thấp; có chế độ
tuyển thẳng những sinh viên tài giỏi theo chính sách trọng dụng nhân tài của Nhà
nước ta hiện nay. Ngoài ra, nhân sự của các cán bộ Văn phịng hay cán bộ của phịng
ban cịn có thể thông qua bổ nhiệm hoặc luân chuyển cán bộ. Hằng năm, cán bộ, nhân
viên của cơ quan được tạo điều kiện thuận lợi để được đi đào tạo, bổ sung, nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn.
Tuy nhiên, trên thực tế, cơng tác tuyển dụng chưa thực sự mang tính khách
quan, còn gặp nhiều vấn đề hạn chế như: hiện tượng “con ông cháu cha”; tuyển dụng
công chức, viên chức trái ngành đào tạo và tương quan giữa khối lượng công việc với
số lượng nhân viên là chưa hợp lý vì có những đơn vị, phịng ban thừa nhân sự gây
lãng phí ngân sách nhà nước.

2.2.3. Quy chế làm việc, chương trình và kế hoạch hoạt động của Bộ
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quy chế làm việc theo
Quyết định số 484 /QĐ-BNN-VP ngày 12 tháng 3 năm 2012. Quy chế làm việc là
công cụ quản lý hữu hiệu để điều hành hoạt động của cơ quan; nó áp dụng đối với cán
bộ, cơng chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với Bộ. Theo đó, quy chế đưa nêu ra cụ
thể trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của các cấp từ Lãnh đạo
Bộ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cho đến cơng chức, viên chức, người lao động. Đó
chính là cơ sở để phân công công việc hợp lý, rõ ràng, cụ thể giúp cho sự vận động
của bộ máy, của quy trình cơng việc diễn ra trơi chảy. Quy chế rất phân công một cách
rõ ràng phần công việc cụ thể đến từng Lãnh đạo, phòng ban. Theo quy chế đó, các
phịng sẽ phân cơng cơng việc đến từng cán bộ, nhân viên để có thể thực hiện một
cách đúng quy trình, đảm bảo tiến độ.
Mỗi đơn vị trực thuộc Bộ đều xây dựng kế hoạch theo tuần, tháng, quý của
riêng đơn vị đó. Mỗi kế hoạch hoạt động đều được trình lên lãnh đạo một cách rõ ràng
bằng văn bản, tờ trình hoặc đơi khi có thể qua trao đổi hay hỏi ý kiến trực tiếp. Sau đó,
những kế hoạch sẽ được chuyển xuống cho các phòng ban thực hiện cho đúng quy
trình và tiến độ cơng việc. Về việc xây dựng chương trình và đề án hoạt động, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đề cập rất rõ ràng trong chương IV và
chương V của Quy chế làm việc.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá các hoạt động của Bộ
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng, căn bản trong quá trình quản lý và
sử dụng cán bộ, nhân viên; được tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước khi
xem xét đề bạt, chuyển công tác đối với cán bộ, công chức. Tại Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, hằng năm, vào dịp cuối năm, các cán bộ công chức, viên chức,
người lao động cũng được làm phiếu đánh giá, phân loại dựa trên những tiêu chí mà


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 10

Nhà nước quy định. Mục đích của hoạt động kiểm tra, đánh giá là nhằm cung cấp
thông tin cho công tác quản lý, làm cơ sở cho các quyết định quy hoạch, đào tạo, bố trí
sử dụng, tuyển chọn, đề bạt, lương, thưởng đối với cán bộ, công chức. Việc kiểm tra,
đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực,
trình độ của cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động. Đánh giá đúng, chính
xác kết quả làm việc của cán bộ, công chức là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề
bạt, sử dụng đúng với năng lực, sở trường, từ đó chủ động trong việc đào tạo, bồi
dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, hoạt động kiểm đánh giá cán bộ,
công chức sẽ cung cấp thông tin phản hồi để cán bộ, công chức biết rõ về năng lực và
việc thực hiện công việc của họ hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu tự hoàn
thiện bản thân và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cần áp dụng các phương
pháp kiểm đánh giá cán bộ, cơng chức tiên tiến; đổi mới quy trình đánh giá cán bộ,
công chức, đảm bảo dân chủ, công bằng, cơng khai, chính xác và trách nhiệm đối với
việc đánh giá cán bộ, công chức.
2.3.

Phong cách giao tiếp, ứng xử và trang phục của cán bộ, nhân


viên
Trong số các biểu hiện của văn hóa cơng sở thì phong cách giao tiếp ứng xử và
trang phục công sở là biểu hiện được bộc lộ ra bên ngoài trực tiếp, thường xuyên và dễ
nhận biết nhất. Phong cách giao tiếp và ăn mặc của các cơ quan, tổ chức là đóng vai
trò rất quan trọng, nếu hành vi ứng xử hoặc phong cách ăn mặc của cá nhân khơng
đúng đắn thì sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của tồn bộ cơ quan, tổ chức.
2.3.1. Phong cách giao tiếp và ứng xử
Giao tiếp trong cơ quan nhà nước nói chung và trong các cơ quan Bộ nói riêng
gồm hai loại: Giao tiếp thơng thường và Giao tiếp hành chính. Trong đó, giao tiếp
thơng thường là những giao tiếp mang tính cá nhân, khơng bị ràng buộc bởi những
quy định mang tính pháp lý nhưng vẫn phải tuân theo các chuẩn mực giao tiếp chung
của xã hội (giao tiếp bạn bè hoặc những cuộc giao tiếp mang tính chất riêng tư ở cơ
quan). Giao tiếp hành chính là hoạt động giao tiếp chính thức (có căn cứ pháp lý)
nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan, đây là hoạt động giao tiếp chủ yếu giữa cán bộ, công chức với công dân hoặc
giữa cán bộ, công chức với nhau nhằm thực hiện cơng vụ nhà nước. Ngồi ra, giao
tiếp hành chính cịn được hiểu là giao tiếp trong lĩnh vực hành chính.
Về văn bản quy chế thì tại mục 2, chương II của Quy chế văn hóa cơng sở Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định rõ các nguyên tắc chuẩn mực giao
tiếp cơ bản trong cơ quan của cán bộ, nhân viên. Ngoài ra, trong Quy chế tiếp cơng
dân, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn cịn quy định rõ ràng, cụ thể các nguyên
tắc giao tiếp giữa cán bộ, công chức với công dân.


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 11

Cách xưng hơ: Thể hiện mối quan hệ thứ bậc trong cơ quan và thể hiện thái độ
của các bên tham gia giao tiếp. Tùy vào hồn cảnh cụ thể mà xưng hơ phù hợp. Tại Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo quy định thì xưng hơ theo vị trí, chức danh.
Tuy nhiên trong thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn có truyền thống kính

trọng người lớn tuổi nên thường xưng hơ theo tuổi tác (Ví dụ: Phó chánh văn phịng ít
tuổi hơn Trưởng phịng hành chính thì có thể xưng “em” và hô “anh”)
Thái độ giao tiếp: Khi giao tiếp thái độ giữa các bên sẽ thể hiện qua nét mặt, cử
chỉ, hành vi và ngữ điệu giao tiếp. Do đó, khi tham gia giao tiếp cán bộ, nhân viên nên
có thái độ thân thiện, cởi mở, nhiệt tình và có sự khiêm tốn nhất định. (Ví dụ: Khi lãnh
đạo giao nhiệm vụ cho nhân viên thì nhân viên nên thể hiện thái độ lắng nghe, tôn
trọng qua ánh mắt, nụ cười và sau đó có thể đáp lại như: “vâng, tôi đã hiểu” )
Ngôn ngữ giao tiếp: Thể hiện phần nào thái độ và phẩm chất của cán bộ, nhân
viên khi giao tiếp. Nên sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, lịch sự, tránh dùng những từ ngữ
khiếm nhã, thiếu tôn trọng, tục tĩu khi giao tiếp. Đồng thời, cán bộ, nhân viên phải chú
ý đến vị trí đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để lựa chọn ngôn ngữ sao
cho phù hợp.
Trên thực tế đi khảo sát và tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy: Nhìn chung phong
cách giao tiếp và ứng xử của cán bộ, nhân viên trong cơ quan tự tin, thoải mái, lịch sự
và nghiêm túc. Giữa lãnh đạo với lãnh đạo là sự hỗ trợ luôn tôn trọng lắng nghe và
phối hợp nhịp nhàng với nhau. Giữa lãnh đạo với nhân viên là quan hệ cấp trên - cấp
dưới nên cấp dưới luôn tôn trọng làm theo sự chỉ đạo của cấp trên, cấp trên luôn lắng
nghe sự tham mưu của cấp dưới đối với các vấn đề chuyên môn. Lãnh đạo đối xử
công bằng giữa các nhân viên, thưởng phạt rõ ràng. Giữa nhân viên với nhân viên là
sự tôn trọng, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau cả trong cơng việc và cả ngồi cuộc sống (Ví
dụ: giờ nghỉ trưa, các cán bộ, nhân viên đi ăn cùng nhau nói chuyện rất vui vẻ, thoải
mái; sau giờ làm họ thường xuyên rủ nhau đi chơi thể thao, đi chợ cùng nhau,...). Cuối
cùng với khách bên ngồi cơ quan thì niềm nở, nhiệt tình, tơn trọng, ln tạo khơng
khí gần gũi, thân thiện khi khách đến cơ quan; từ nhân viên bảo vệ đến những chun
viên trong văn phịng đều có những cử chỉ, nét mặt thân thiện, thoải mái khi tiếp
khách. Điều này gây được thiện cảm cho người bên ngồi, làm họ có cảm giác tự
nhiên, dễ chịu và cởi mở hơn khi đến những văn phòng của cơ quan nhà nước. Đối với
khách hay đối tác, cán bộ, nhân viên của Bộ luôn tỏ rõ thái độ chuyên nghiệp, chủ
động, nhiệt tình giúp đỡ. Ngồi ra, khi giao tiếp qua điện thoại chúng tôi nhận thấy
phong cách giao tiếp qua điện thoại của cán bộ, nhân viên của cơ quan cũng khá tốt,

lịch sự, nhã nhặn và cung cấp thông tin ngắn gọn, đầy đủ.
2.3.2. Trang phục công sở
Giao tiếp không chỉ thể hiện qua lời ăn tiếng nói mà cịn thể hiện qua trang
phục hằng ngày. Trang phục làm việc ngồi việc thể hiện tính cách của chủ thể cịn thể
hiện cách nhìn nhận, ý thức của họ về vị trí, cơng việc mình đang đảm nhận; đồng thời
thể hiện thái độ tôn trọng của họ đối với hình ảnh của cơ quan, tổ chức.
Trong Quy chế văn hóa cơng sở của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
có các điều khoản quy định rõ ràng về trang phục thường ngày, lễ phục và quy định về


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 12

cách đeo thẻ, phù hiệu của cán bộ, nhân viên khi đến cơ quan, tổ chức làm việc của cả
nam và nữ.
Trên thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy cán bộ, nhân viên của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn khi đến làm việc ở cơ quan ăn mặc gọn gàng, lịch sự
và theo đúng quy định trong quy chế. Tuy nhiên, về việc đeo thẻ tên hoặc phù hiệu thì
các cán bộ, nhân viên chưa thực hiện đồng bộ, một số cá nhân cịn qn khơng đeo và
đeo chưa đúng cách theo quy định trong quy chế.

2.4.

Phương tiện, cảnh quan và môi trường làm việc của Bộ

Khi nói đến văn hóa cơng sở, thì ngồi các yếu tố liên quan đến con người
(trình độ nhận thức, phương pháp quản lý hay phong cách giao tiếp) thì các yếu tố bên
ngồi thuộc về môi trường tự nhiên như: cảnh quan xung quanh môi trường làm việc
hay các phương tiện làm việc (cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, phương tiện đi
lại) đều là những yếu tố quan trọng hình thành nên văn hóa văn hóa cơng sở của cơ
quan, tổ chức vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần làm việc và hiệu quả công

việc của các cán bộ, nhân viên trong cơ quan.
2.4.1. Phương tiện làm việc
Các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều được trang
bị đầy đủ cơ sở vật chất để đáp ứng cho hoạt động chung của cơ quan. Mỗi phòng làm
việc sẽ được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất như máy in, máy
photocopy, máy fax, túi đựng văn bản, văn phòng phẩm... cần thiết cho hoạt động văn
phịng. Ngồi ra mỗi nhân viên đều được trang bị một bàn làm việc bao gồm điện
thoại, máy tính, tủ cá nhân... từ đó mỗi cán bộ, nhân viên đều có thể tự sắp xếp bàn
làm việc, phòng làm việc khoa học và hợp lý. Khi các bộ nhân viên đi công tác làm
việc bên ngoài sẽ di chuyển bằng phương tiện của cơ quan và theo sự sắp xếp của cấp
trên.
Ngồi ra, cịn một số điều khoản quy định về biển tên, cách bài trí phịng làm
việc và phịng họp,... đều được quy định rõ ràng trong văn bản Quy chế văn hóa cơng
sở của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.4.2. Cảnh quan và mơi trường làm việc
Trụ sở chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nằm ở địa chỉ số 2
Ngọc Hà, Ngọc Hồi, Ba Đình, Hà Nội. Đây là vị trí trung tâm của Thành phố Hà Nội
vô cùng thuận lợi, gần các cơ quan “đầu não” (Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Văn phịng Chủ Tịch Nước, Bộ Tự Lệnh Vệ Trung Đoàn 600
và một số trụ sở cơ quan Nhà nước khác). Là vị trí trắc địa, trung tâm của Thành phố
đông dân cư, sầm uất, tập trung những nét văn hóa riêng của Thành phố. Là nơi đơng
dân cư nhưng khơng ồn ào vì xung quanh đều là trụ sở của những cơ quan Nhà nước.


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 13

Trụ sở Bộ được xây dựng khép kín và lối kiến trúc cổ với tường rào cao xây
dựng xung quanh khuôn viên. Trụ sở Bộ có một cổng chính tại số 2 Ngọc Hà. Mỗi tòa
nhà được thiết kế là nơi làm việc của mỗi đơn vị bộ phận chuyên môn khác nhau. Từ
cổng vào là phòng bảo vệ và khu vực tiếp dân, hai bộ phận này được bố trí vị trí làm

việc ngay gần cổng thuận tiện trong việc hướng dẫn và tiếp cơng dân. Tiếp đến là tịa
nhà A2 – tịa nhà làm việc của Lãnh đạo Bộ và Văn phòng Bộ cùng các phòng ban
trực thuộc Văn phòng Bộ. Tiếp là các tòa nhà A 3,4,5,6... là văn phòng làm việc của
các vụ, cục, tổng cục và các trung tâm chuyên môn khác ..v.v.
Do khuôn viên làm việc rộng và nhiều các tòa nhà làm việc khác nhau nên nhà
để xe cho cán bộ công nhân viên của Bộ được thiết kế mỗi tịa nhà lại có những khu
vực để xe riêng. Mặt khác, vì gần Vườn Bách thảo Hà nội nên khơng khí ở đây vơ
cùng trong lành. Xung quanh khuôn viên Bộ cũng được trồng rất nhiều cây cảnh, ở
các sảnh tòa nhà hay hành lang các tòa nhà ln được bày trí những cây hoa, cây xanh
với kích thước phù hợp. Việc xây dựng được môi trường cảnh quan nhiều cây xanh có
vai trị vơ cùng quan trọng trong việc tạo không gian làm việc thân thiện môi trường,
thống đãng, trong lành, kích thích tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN
THIỆN VĂN HĨA CƠNG SỞ
3.1. Ưu điểm
Thứ nhất, việc ban hành các văn bản quy chế về văn hóa cơng sở theo quy định
của nhà nước thì Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn đã thực hiện rất tốt. Cụ thể,
văn bản quy chế văn hóa cơng sở của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có quy
định rõ về các nội dung cơ bản như:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Trang phục, giao tiếp của công chức, viên chức
Chương III: Bài trí cơng sở
Những nội dung trên bám sát với nội dung quy chế văn hóa cơng sở của nhà
nước quy định (căn cứ vào Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 về Quy
chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ
ban hành).
Văn bản quy chế văn hóa cơng sở là những ngun tắc, chuẩn mực cơ bản để
chúng ta xem xét, soi chiếu sau đó đánh giá, nhận xét các giá trị văn hóa cơng sở của
một cơ quan nào đó; tuy nhiên nếu chỉ đánh giá dựa trên văn bản quy chế văn hóa

cơng sở thơi thì chưa đủ, vì văn hóa cơng sở khơng chỉ biểu hiện qua: trang phục, giao
tiếp hay bài trí cơng sở mà nó cịn biểu hiện ra ở nhiều mặt khác. Do đó, khi đánh giá
ngồi quy chế văn hóa cơng sở, ta nên tìm những văn bản quy chế khác của cơ quan
để làm căn cứ đánh giá (vì trong một số trường hợp trong những văn bản quy chế khác
có lồng ghép những điều khoản quy định có liên quan đến văn hóa cơng sở); điều đó
sẽ giúp ta có sự nhìn nhận khách quan và đầy đủ hơn.


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 14

Thực tế đi khảo sát, ngồi văn bản quy chế văn hóa cơng sở trên thì Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn cịn ban hành nhiều các văn bản quy chế về các lĩnh
vực khác, sau đó họ tập hợp tất cả các văn bản quy chế đó lại xây dựng nên một Bộ
quy chế có tên là “Bộ quy chế cơng vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” (
gồm 13 quy chế cụ thể: quy chế phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí; quy chế
làm việc; quy chế tiếp công dân; quy chế tiếp nhận, xử lý và quản lý văn bản; quy chế
quản lý văn bản đối ngoại; quy chế quản lý hoạt động đối ngoại; quy chế chế độ họp;
quy chế công tác lưu trữ; quy chế văn hố cơng sở; quy chế thường trực, bảo vệ tại cơ
quan Bộ; quy chế quản lý công sở; quy chế tổ chức lễ tang; quy chế cung cấp thông tin
cho công dân.). Điều này cho thấy được sự tư duy khoa học trong phương pháp quản
lý, tổ chức điều hành của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn; nó giúp
cho các cán bộ, nhân viên dễ dàng tìm kiếm, theo dõi, nắm bắt các nội dung quy chế
một cách tập trung, có hệ thống thay vì phải tìm kiếm những quy chế riêng lẻ, vụn vặt.
Đây là một “điểm sáng” trong phương pháp quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn mà phần lớn ở các cơ quan nhà nước khác chưa có được.
Thứ hai, về thực trạng văn hóa cơng sở tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn như đã phân tích rõ ràng ở trên; sau khi khảo sát thực tế chúng tơi nhận thấy:
Trình độ nhận thức của cán bộ, nhân viên về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
nói chung và chức trách, nhiệm vụ của bản thân nói riêng là khá tốt. Phương pháp
quản lý, điều hành, tổ chức cơ cấu bộ máy làm việc phù hợp, khoa học và đạt nhiều

thành tựu. Phong cách giao tiếp, ứng xử cũng như trang phục làm việc tuân thủ theo
đúng quy định của cơ quan. Và cuối cùng, phương tiện làm việc tại cơ quan được
trang bị đầy đủ, cảnh quan mơi trường xung quanh có nhiều cây xanh, khơng khí
thống mát, trong lành.
Nhìn chung, văn hóa cơng sở tại Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn được
thực hiện khá tốt so với các cơ quan nhà nước khác.

3.2. Một số hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được ở trên, việc thực hiện văn hóa cơng sở tại
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn vẫn cịn một số những hạn chế cần khắc phục
như:
Thứ nhất, về phong cách giao tiếp, ứng xử như giao tiếp qua thư điện tử (email,
gmail) còn hạn chế và chưa được chú trọng. Thực tế, sau khi tìm hiểu sơ qua về Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn qua Cổng thông tin điện tử của Bộ, chúng tơi đã
có được địa chỉ email của Trưởng và Phó phịng hành chính, sau đó chúng tơi có gửi
thư điện tử với nội dung muốn đến khảo sát văn hóa cơng sở tại cơ quan Bộ. Tuy
nhiên, 3-5 ngày sau chúng tôi không hề nhận được thư phản hồi, do đó phải liên lạc
trực tiếp qua điện thoại. Theo thơng tin đã tìm hiểu thì Trưởng và Phó phịng hành
chính của Bộ đã có tuổi nên việc sử dụng thư điện tử không được quan tâm, chú trọng.
Lãnh đạo chưa thực sự gần gũi với nhân viên, rất hiếm khi trực tiếp xuống các
phòng ban để trực tiếp chỉ đạo công việc hoặc thăm hỏi, động viên các nhân viên của
mình.
Thứ hai, về trang phục làm việc, nhìn chung trang phục công sở của cán bộ
công chức, viên chức, người lao động tại Bộ khá lịch sự, đáp ứng yêu cầu mà Quy chế


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 15

về văn hóa cơng sở đưa ra. Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng đi dép lê, dép tông hay bỏ sơ
vin, không đeo thẻ tên... trong phịng làm việc. Chỉ khi có việc cần ra ngồi thì mới

chỉnh đốn lại trang phục cho phù hợp với yêu cầu.
Thứ ba, về phương tiện và cảnh quan mơi trường làm việc thì trụ sở chính của
Bộ đặt tại số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội được xây dựng từ khá lâu nên cơ sở hạ tầng
có dấu hiệu xuống cấp. Các nhà làm việc được bố trí riêng rẽ, tuy vẫn nằm trong
khn viên chính của Bộ nhưng lại khơng có sự liên kết với nhau. Việc đặt tên các nhà
làm việc cũng không theo thứ tự (A1,A2,A3,A4 rồi đến A6 mà khơng có A5; nhà B
cũng chỉ có B4,B5,B6,B9)
Khu vực bãi đỗ xe theo như sơ đồ thì có chia ra thành bãi đỗ xe ô tô riêng và
bãi đỗ xe máy riêng. Tuy nhiên trên thực tế khảo sát được thì tình trạng đỗ xe tại Bộ
khá lộn xộn. Vẫn cịn khá nhiều ơ tơ, xe máy đỗ sai vị trí, đỗ ngay trước các nhà làm
việc làm chắn lối đi và gây mất mĩ quan nơi làm việc.
Các trang thiết bị phục vụ cho q trình làm việc đã khá cũ. Chỉ có một phần
nhỏ các trang thiết bị được nâng cấp, sửa chữa cịn theo như quan sát trên thực tế thì
phần lớn các trang thiết bị đều đã cũ do được sử dụng từ rất lâu và thậm chí cịn một
số trang thiết bị có dấu hiệu hư hỏng nhưng chưa được thay mới.
Cuối cùng, về ý thức tuân thủ quy định của cơ quan: việc đưa ra quy định về
văn hóa cơng sở bằng cách ban hành Quy chế về văn hóa cơng sở đã được Bộ thực
hiện, tuy nhiên việc quy chế tác động đến toàn bộ cán bộ cơng chức, viên chức và
người lao động trong Bộ thì lại chưa hoàn toàn. Việc phổ biến tại một số đơn vị cịn
mang tính chất hình thức, chung chung, có vi phạm cũng chỉ phê bình hoặc tự kiểm
điểm chứ chưa có chế tài xử phạt mang tính răn đe, nghiêm khắc.

3.3. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa cơng sở tại Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa cơng sở đối với hoạt động của cơ
quan, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục được những hạn chế nêu
trên đồng thời phát huy được những ưu điểm vốn có, từ đó hồn thiện được việc thực
hiện văn hóa cơng sở của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thứ nhất, cần phải nâng cao nhận thức, ý thức của cán bộ, công chức trong cơ
quan bằng cách: triển khai, phổ biến các quy chế về văn hóa cơng sở một cách sinh

động, thường xun hơn thay vì chỉ triển khai hình thức qua loa, nhàm chán. Ngồi ra,
có thể tổ chức các lớp đào tạo cán bộ, công chức ngắn hạn hoặc dài hạn về các kỹ
năng, nghiệp vụ cịn thiếu sót (như kỹ năng giao tiếp hành chính,....)
Thứ hai, cần quản lý chặt việc tuân thủ quy chế của cán bộ, công chức bằng
cách : ngồi việc triển khai các quy định thì cũng nên đặt ra các chế tài xử phạt cụ thể,
rõ ràng và nghiêm khắc hơn; đồng thời nên gắn nó với lợi ích của từng cá nhân hoặc
lợi ích của tập thể chung như: cuối tháng hay cuối năm nên tổ chức đánh giá và bình
xét những cá nhân, đơn vị tập thể thực hiện tốt văn hóa cơng sở và sau đó có thể có
chế độ thưởng phụ cấp thêm. Đồng thời, phê bình và tự phê bình các cá nhân, đơn vị
tập thể còn vi phạm quy chế văn hóa cơng sở; đối với những trường hợp vi phạm
nghiêm trọng ảnh hưởng tới hoạt động, hình ảnh của cơ quan, tổ chức thì có thể áp
dụng chế độ cảnh cáo, trừ lương, cắt giảm thi đua,...


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 16

Thứ ba, bản thân người lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị là những người có
tầm ảnh hưởng lớn do đó họ phải gương mẫu, tiên phong trong việc tuân thủ, chấp
hành quy định, quy chế của cơ quan. Từ đó mới có thể truyền động lực tới các cán bộ,
nhân viên trong cơ quan để mọi người học tập và noi gương.
Thứ tư, lãnh đạo cũng nên thường xuyên tiếp xúc với nhân viên để tạo mối
quan hệ gần gũi, đồng thời qua đó dễ dàng nắm bắt tình hình làm việc của cơ quan, dễ
dàng kiểm tra, giám sát, đôn đốc công việc khi cần thiết, không nên tạo khoảng cách
lớn, xa vời với nhân viên. Hằng năm, nên tổ chức các cuộc du lịch, tham quan, dã
ngoại cho các cán bộ, công chức trong cơ quan để gắn kết quan hệ đồng nghiệp giữa
các cán bộ, công chức với nhau, đồng thời gắn kết mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân
viên hơn,...
Thứ năm, về phương tiện làm việc, cơ sở vật chất thì cơ quan nên sửa chữa và
mua mới những trang thiết bị đã cũ và hỏng để cán bộ, cơng chức có điều kiện thuận
lợi và đầy đủ nhất trong khi làm việc.


KẾT LUẬN
Để xây dựng được các giá trị văn hóa cơng sở trong các cơ quan, tổ chức thì
phải nỗ lực, cố gắng trải qua một q trình lâu dài kế thừa, học hỏi và tích lũy mà
trong ngày một, ngày hai khơng thể có được. Một lần nữa, chúng tơi khẳng định :
“Văn hóa cơng sở có vai trị quan trọng đối với mọi cơ quan, tổ chức”, nó là “kim
chỉ nam”, là xu hướng cho sự phát triển của mỗi cơ quan, tổ chức; nó có ảnh hưởng
lớn và góp phần vào sự định hình phong cách làm việc, giao tiếp, ứng xử của mỗi cán
bộ, nhân viên trong cơ quan. Và điều quan trọng là nó giúp các cơ quan, tổ chức tạo
nên sự khác biệt, dấu ấn và bản sắc riêng trong mọi hoạt động của cơ quan.
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa cơng sở, do đó họ ln dành sự
quan tâm lớn đến vấn đề xây dựng văn hóa cơng sở tại cơ quan Bộ. Bên cạnh đó, họ
khơng ngừng nỗ lực, cố gắng nâng cao ý thức của cán bộ, nhân viên để ngày một hoàn
thiện hơn bản sắc, dấu ấn riêng của cơ quan mình nói riêng, đồng thời xây dựng hình
ảnh đẹp về văn hóa cơng sở của cơ quan nhà nước nói chung.
Tuy nhiên, do thời gian đi khảo sát thực tế còn giới hạn cùng với trình độ nhân
sự trong nhóm cịn nhiều hạn chế nên trong q trình làm đề tài: “Tìm hiểu văn hóa
cơng sở tại cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ” mặc dù đã rất cố


Văn hóa cơng sở_Bộ NN&PTNT_K61-QTVP 17

gắng nhưng chắc chắn vẫn khơng tránh khỏi những hạn ché, thiếu sót nhất định. Vì
vậy, nhóm mong muốn nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của thầy giáo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Bài giảng môn “Văn hóa cơng sở” của ThS. Nguyễn Hồng Duy

2.

Bộ quy chế công vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.

Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

( />4.

Cổng thông tin điện tử của Văn phịng Bộ Nơng nghiệp và Phát triển

nơng thơn ( />5.

Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 về Quy chế văn hóa

cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành



×