BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
----
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN: LUẬT DÂN SỰ 1
Chủ đề: BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Giảng viên: TS. Đồn Thị Phương Diệp
Nhóm sinh viên thực hiện:
1
Vũ Thị Huyền Vy
33201025035
2
Trần Thị Nhung
33201025316
3
Nguyễn Thị Thu Hằng
33201025122
4
Lê Thị Mi Na
33201025063
5
Hồ Quang Thái
33201025029
Hồ Chí Minh, Tháng 09 năm 2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 2
I. BẢO VỆ CHIẾM HỮU- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ........................................................... 3
1.1. Chiếm hữu và quyền chiếm hữu ............................................................................................... 3
1.1.1. Chiếm hữu ............................................................................................................................. 3
1.1.2. Quyền chiếm hữu .................................................................................................................. 3
1.2. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và khơng có căn cứ pháp luật ................................................ 4
1.3. Bảo vệ chiếm hữu .................................................................................................................... 4
II. BẢO VỆ CHIẾM HỮU-MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN ....................................................... 5
2.1. Bảo vệ chiếm hữu từ góc độ người chiếm hữu ........................................................................ 5
2.1.1. Suy đốn có lợi cho người chiếm hữu khi có tranh chấp...................................................... 5
2.1.2. Bảo vệ người chiếm hữu khỏi mọi sự quấy nhiễu đến từ bên ngoài, xâm phạm đến tình trạng
chiếm hữu đang tồn tại ................................................................................................................... 6
2.1.3. Xác lập sở hữu theo thời hiệu ............................................................................................... 6
2.2. Bảo vệ Chiếm hữu từ góc độ người đi kiện địi tài sản............................................................ 7
2.3. Bảo vệ người thứ ba ngay tình ................................................................................................. 8
III. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CHIẾM HỮU ......... 10
3.1. Cụ thể hóa quy định về bảo vệ quyền chiếm hữu .................................................................. 10
3.2. Biện pháp bảo vệ người thứ ba ngay tình .............................................................................. 11
3.3. Hồn thiện pháp luật và thiết chế đăng ký tài sản.................................................................. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 13
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo vệ quyền sở hữu luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều chủ thể trong xã hội
bởi nó gắn liền với thực thi quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân trong đời sống xã hội cũng như
trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Không biết từ lúc nào, quyền sở hữu ở Việt Nam được
phân tích về mặt nội dung gồm ba quyền năng cấu thành gồm: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
Quan niệm ấy được những người soạn thảo Bộ luật Dân sự (Viết tắt là BLDS) năm 2005 và năm
2015 thấm nhuần và trở thành tư tưởng chủ đạo được quán triệt trong quá trình xây dựng các quy
tắc của bộ luật liên quan đến quyền sở hữu. Chế độ pháp lý về sở hữu ở Việt Nam trở nên đặc thù
và điều này khiến cho việc cải cách pháp luật dân sự trong khung cảnh hội nhập, đặc biệt về phần
liên quan đến tài sản, là việc không đơn giản. Trở ngại chính đối với việc cải cách là sự khác biệt
lớn giữa Việt Nam và các nền văn hoá pháp lý tiêu biểu trong cách hiểu về nội dung của quyền sở
hữu, từ đó ảnh hưởng đến cách định vị chế định chiếm hữu trong pháp luật tài sản. So với BLDS
năm 2005 thì nội dung về chiếm hữu trong BLDS năm 2015 đã được quy định rộng hơn, có nhiều
điểm mới hơn. Với mong muốn hiểu rõ hơn về quyền chiếm hữu cũng như đưa ra các lý luận xoay
quanh việc bảo vệ quyền chiếm hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam, nhóm tác giả chọn đề tài
“Bảo vệ quyền chiếm hữu trong BLDS năm 2015” là đề tài nghiên cứu trong tiểu luận của mình.
2
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
I. BẢO VỆ CHIẾM HỮU- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Chiếm hữu và quyền chiếm hữu
1.1.1. Chiếm hữu
Theo Nguyễn Thị Quế Anh (2013), luật La Mã phân biệt các trường hợp chiếm hữu căn cứ
vào cơ sở thực tế làm xuất hiện chiếm hữu, cụ thể:
Thứ nhất: Người chiếm hữu vật trên cơ sở thỏa thuận với chủ sở hữu là người thực hiện việc
kiểm soát thực tế đối với vật, họ là người nắm giữ corpus (tạm gọi là yếu tố vật chất) của vật.
Những người chiếm hữu vật này thừa nhận rằng họ không phải là chủ sở hữu, họ chỉ thực hiện
việc chiếm hữu dựa trên ý chí của những người khác. Những người chiếm hữu này gọi là người
chiếm giữ thực tế, còn việc chiếm hữu vật trong trường hợp này được gọi là chiếm hữu tự nhiên.
Thứ hai: Người chiếm hữu vật không trên cơ sở thỏa thuận với chủ sở hữu (qua việc chuyển
giao quyền của một người không phải là chủ sở hữu hoặc thông qua các hành vi trái pháp luật)
những người này cũng nắm giữ corpus của vật, ngoài ra họ cịn có ý chí chiếm giữ vật như của
mình. Điều này có nghĩa là họ chiếm hữu vật theo ý chí của họ. Loại chiếm hữu này được gọi là
chiếm hữu luật định.
Tóm lại, chiếm hữu tự nhiên là sự chiếm hữu vật thực tế nhưng khơng có ý chí coi vật đó
như là của mình; chiếm hữu luật định là sự chiếm hữu vật thực tế kết hợp với ý chí của người
chiếm hữu coi vật đó như là của mình. Ý chí chiếm hữu thường xuất hiện ở những người như: chủ
sở hữu, người lầm tưởng rằng mình là chủ sở hữu, người mua phải tài sản từ kẻ gian tự xưng mình
là chủ sở hữu, kẻ trộm tuy biết tài sản khơng phải là của mình nhưng cố ý lấy trộm về cho mình.
Khoản 1 Điều 179 BLDS năm 2015 quy định chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối
tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản, bên cạnh đó khoản
2 Điều 179 BLDS năm 2015 cũng nêu rõ chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm
hữu của người không phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu
không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231,
232, 233 và 236 của BLDS năm 2015.
BLDS năm 2015 cũng đã chia việc chiếm hữu gồm: Chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu khơng
ngay tình, chiếm hữu liên tục và chiếm hữu công khai. Việc phân chia như vậy nhằm mục đích
suy đốn về tình trạng và quyền của người chiếm hữu.
1.1.2. Quyền chiếm hữu
Nội dung quyền chiếm hữu bao gồm:
Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được quy định tại Điều 186 BLDS năm 2015 theo đó chủ
sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình
nhưng khơng được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản được quy định tại
Điều 187 BLDS năm 2015, theo đó người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản thực hiện việc
chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
3
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự được quy định tại
Điều 188 BLDS năm 2015, cụ thể:
- Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không
bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài
sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
- Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm
hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
1.2. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và khơng có căn cứ pháp luật
Theo khoản 1 Điều 165 BLDS năm 2015, Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu
tài sản trong trường hợp sau đây:
- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy
định của pháp luật;
- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản
bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chơn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định
của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều
kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 BLDS năm 2015
là chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật.
1.3. Bảo vệ chiếm hữu
Bảo vệ việc chiếm hữu được quy định tại Điều 185 BLDS năm 2015, cụ thể: Trường hợp
việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi
xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khơi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt
hại hoặc yêu cầu Tịa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi,
khơi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.
Sự suy đốn về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 BLDS
năm 2015 cũng là căn cứ để bảo vệ việc chiếm hữu, cụ thể:
- Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu khơng
ngay tình thì phải chứng minh.
- Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đốn là
người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người
chiếm hữu khơng có quyền.
4
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
- Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, cơng khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và
được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên
quan.
Điều 236 BLDS năm 2015 có quy định người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng
có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản,
30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm
hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Như vậy, đây có thể nói là
căn cứ để bảo vệ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp việc chiếm hữu này khơng có căn
cứ pháp luật.
II. BẢO VỆ CHIẾM HỮU-MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
2.1. Bảo vệ chiếm hữu từ góc độ người chiếm hữu
2.1.1. Suy đốn có lợi cho người chiếm hữu khi có tranh chấp
Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự với hình thức được thể hiện là sự nắm
giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hay gián tiếp đều mong muốn đạt đến cuối cùng là sự đảm
bảo trọn vẹn quyền và lợi ích trong quan hệ dân sự đương thời. Cho nên, việc bắt đầu q trình sẽ
đi từ suy đốn đến các biện pháp thực thi hiệu lực và hiệu quả cao nhất để đảm bảo mục đích đặt
ra.
Căn cứ để bảo vệ người chiếm hữu có thể thấy về tình trạng chiếm hữu ngay tình của người
chiếm hữu ở BLDS 2015 có điểm thay đổi hơn so với BLDS 2005 đó là ở Điều 180 BLDS 2015
chỉ yêu cầu người chiếm hữu chứng minh mình “có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài
sản đang chiếm hữu”. Sự thay đổi này, phần nào củng cố hơn sự bảo vệ chiếm hữu đối với người
chiếm hữu. Tuy nhiên, về suy đoán tình trạng và quyền của người chiếm hữu thì ở khoản 1 Điều
184 BLDS 2015 “Người chiếm hữu được suy đốn là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm
hữu khơng ngay tình thì phải chứng minh”. Đặc biệt trong trường hợp khi có tranh chấp về quyền
đối với tài sản thì cũng nhờ vào suy đốn nên người chiếm hữu cũng là người có quyền đó (khoản
2 Điều 184 BLDS 2015): Tức có nghĩa người chiếm hữu khi được suy đốn là chiếm hữu ngay
tình thì hiển nhiên khai thác giá trị lợi ích của tài sản mình đang chiếm hữu mà không cần quan
tâm đến việc phải chứng minh mình là người được quyền chiếm hữu đối với tài sản đó; Vì điều đó
đã được suy đốn khẳng định, việc chứng minh để loại bỏ quyền chiếm hữu của người chiếm hữu
trong trường hợp này là công việc của người đi kiện: chẳng hạn A là chủ sở hữu chiếc laptop, A
có cho B mượn laptop của mình để làm việc nhưng sau một khoảng thời gian không thấy B trả lại
cho mình (A biết B đã đem bán laptop cho C). Vậy trong trường hợp này nếu A muốn lấy lại laptop
từ C thì A phải chứng minh laptop đó là của mình (có thể dựa trên các căn cứ về giấy tờ mua
bán…) và C trong trường hợp này dĩ nhiên là người chiếm hữu ngay tình đối với chiếc laptop mà
B bán cho mình. Đặc biệt, cũng nhờ vào suy đoán mà người chiếm hữu được nhận hoa lợi lợi tức
mà không cần chứng minh sự ngay tình của người chiếm hữu.
5
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
2.1.2. Bảo vệ người chiếm hữu khỏi mọi sự quấy nhiễu đến từ bên ngồi, xâm phạm đến tình
trạng chiếm hữu đang tồn tại
Tình trạng chiếm hữu của mình đối với tài sản là hệ quả của việc thực hiện quyền sở hữu
hợp pháp của một người nào đó (có thể là chính mình hoặc một người khác) đối với tài sản. Vấn
đề bảo vệ chiếm hữu cũng đang là vấn đề đáng chú ý hiện nay, trong thời điểm mà áp dụng quyền
chiếm hữu để khai thác tối đa lợi ích mà tài sản mang lại. Trong những trường hợp sẽ đi vượt quá
ranh giới an toàn của chế độ “tự bảo vệ” chiếm hữu của mình; nên việc sử dụng biện pháp bảo vệ
đối với người chiếm hữu là rất cần thiết khi họ xét thấy có ai đó đang xâm phạm đến sự chiếm
hữu đang tồn tại của mình thì có thể kiện ra tịa để xin tịa yêu cầu người đó dừng ngay hành vi
xâm phạm lại. Thực tế có thể thấy ở trường hợp khi hai bất động sản liền kề nhau trong tình
huống: ơng A đào móng để xây nhà (đất nhà A nằm cạnh nhà B) trong q trình đào móng A đã
đào sát vào vách tường nhà B làm cho móng nhà B bị lún xuống. Trong trường hợp này B có
quyền yêu cầu A ngưng việc đào móng sát nhà mình và tìm biện pháp khác, trước hết là theo cơ
chế “tự bảo vệ” trên hình thức thực hiện “thỏa thuận” giữa A và B để giải quyết vấn đề. Nếu
trường hợp mà thỏa thuận giữa A và B đã xong mà A không thực hiện theo cơ chế tự bảo vệ thì
B được quyền đưa đơn lên tịa để xin tịa yêu cầu A ngưng ngay việc ảnh hưởng đến việc chiếm
hữu đang tồn tại của B.
Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu
cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khơi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài
sản và bồi thường hiệt hại hoặc yêu cầu Tịa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc
người đó chấm dứt hành vi, khơi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.
Biện pháp bảo vệ người chiếm hữu theo cách bảo vệ mà luật pháp dành cho chủ sở hữu. Điều cần
nhấn mạnh là suy cho cùng người chiếm hữu được bảo vệ khơng phải vì nhà chức trách tin chắc
rằng đó là chủ sở hữu đích thực của tài sản. Đơn giản, việc chiếm hữu đó là một phần của cuộc
sống xã hội đang diễn ra một cách bình yên; sự bình n đó cần được duy trì, bởi nó hàm chứa ít
rủi ro xung đột, khủng hoảng xã hội so với tình cảnh mà người xâm hại, quấy nhiễu việc chiếm
hữu tạo ra bằng hành vi xâm hại, quấy nhiễu của mình.
2.1.3. Xác lập sở hữu theo thời hiệu
Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả
pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định (Điều 149 BLDS 2015).
Về Người chiếm hữu ngay tình bởi tình trạng suy đốn, thêm vào là chiếm hữu liên tục,
công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền đối với tài sản theo quy định của BLDS 2015 cụ
thể như trong trường hợp xác lập quyền sở hữu với việc chiếm hữu của người không phải là chủ
sở hữu quy định tại Điều 236 BLDS 2015 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu,
được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật, chẳng hạn: trường hợp của ông A (là người vơ gia
cư, lang thang đây đó…) Vào ngày 22/10/1990 (thơng báo từ cổng thông tin về dự báo thời tiết
là có tình hình mưa gió lớn), ơng A đi kiếm nơi trú tạm thì ghé thấy căn nhà bỏ hoang nên vào
trú tạm, sau thời gian cơn bão qua đi, A suy nghĩ xét thấy chỗ này còn tốt hơn mình đi lang thang
và từ lúc ơng A đến trú ngụ đến giờ không ai đến làm phiền hay xảy ra tranh chấp gì về việc A
ở trong ngơi nhà, thời gian A sống ở đây luôn được mọi người quan tâm tạo cho công ăn việc
6
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
làm. Mãi đến thời gian về sau 22/10/2000 thì A có thể xác lập quyền sở hữu đối với ngôi nhà mà
A đang chiếm hữu (với bất động sản là 10 năm) theo căn cứ của BLDS 2015. Như vậy, thì việc
xác lập sở hữu theo thời hiệu sẽ không diễn ra nếu thiếu một trong các yếu tố được quy định tại
điều 236 BLDS 2015, bao gồm chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình; chiếm
hữu cơng khai “được thực hiện một các minh bạch, không giấu giếm, tài sản đang chiếm hữu
được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản
của chính mình”; chiếm hữu liên tục “được thực hiện trong một khoảng thời gian mà khơng có
tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một
bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác,
kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu”.
Tuy nhiên trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác "chiếm hữu tài
sản thuộc sở hữu nhà nước, khơng có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, cơng khai, dù
thời gian chiếm hữu là bao lâu” thì người chiếm hữu tài sản đó cũng khơng thể trở thành chủ sở
hữu hợp pháp được. Như vậy, ngồi trường hợp này thì việc xác lập sở hữu theo thời hiệu là thời
hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Việc xác lập sở hữu theo thời hiệu cho những người chiếm hữu ngay tình, liên tục và cơng
khai, sẽ khơng tránh khỏi những trường hợp khi có tranh chấp xảy ra thì vấn đề giải quyết tính
thời hiệu để xác lập quyền sở hữu sẽ như thế nào? Tính thời hiệu của việc xác lập quyền sở hữu
sẽ bị hoãn bởi các sự kiện sau: thứ nhất, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho
chủ thể có quyền khởi kiện, quyền u cầu khơng thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu;
thứ hai, chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu
cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; thứ
ba, chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục
đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
Như vậy, khoảng thời gian mà xảy ra các sự kiện vừa nêu trên sẽ khơng được tính vào thời
hiệu khởi kiện của vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết dân sự. Khi các sự kiện này chấm
dứt thì việc xác lập sở hữu theo thời hiệu sẽ được tính tiếp bằng cách cộng khoảng thời gian tính
vào thời hiệu trước khi xảy ra sự kiện vào khoảng thời gian bắt đầu từ lúc sự kiện chấm dứt. Về
hiệu lực của việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu phát sinh một cách đương nhiên. Người
trước đây là chủ sở hữu tài sản sẽ bị bác đơn kiện đòi lại tài sản, một khi có đủ bằng chứng cho
thấy bị đơn của vụ kiện đáp ứng đầy đủ các điều kiện để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.
Tuy nhiên, một cách hợp lý, người chiếm hữu cũng có thể từ chối việc xác lập quyền sở hữu theo
thời hiệu.
2.2. Bảo vệ Chiếm hữu từ góc độ người đi kiện địi tài sản
Trong những tình huống ngồi ý muốn khi tài sản khơng cịn nằm trong tay chủ sở hữu,
chủ sở hữu biết nếu biết được tài sản của mình đang nằm trong quan hệ chiếm hữu với một
người cụ thể thì pháp luật trên thế giới cho phép chủ sở hữu có 2 biện pháp để địi lại tài sản là
kiện đòi bảo vệ quyền sở hữu và kiện đòi bảo vệ quyền chiếm hữu.
7
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Đối với việc kiện đòi bảo vệ quyền sở hữu, chủ sở hữu và người chiếm hữu phát sinh tranh
chấp về quyền, lúc đó chủ sở hữu muốn bảo vệ quyền của mình phải chứng minh. Khi tài sản
tranh chấp thuộc loại vật quyền phải đăng ký, chủ sở hữu chỉ cần trình ra chứng cứ đăng ký tài
sản, thì có thể dễ dàng để đòi lại tài. Tuy nhiên đối với tài sản tranh chấp không thuộc loại cần
đăng ký, chủ sở hữu muốn kiện đòi tài sản phải quay ngược lại về quá khứ đến thời điểm quyền
sở hữu của mình được xác lập để chứng minh mình là chủ sở hữu, việc này trên thực tế không
khả thi và lúc đó chủ sở hữu sẽ rất khó khăn để địi lại tài sản của mình.
Đối với việc kiện đòi bảo vệ quyền chiếm hữu, lúc này phát sinh tranh chấp về tình trạng
chiếm hữu giữa chủ sở hữu và người chiếm hữu. Lúc này chủ sở hữu không cần đưa ra bằng chứng
chứng minh quan hệ pháp lý của sự chiếm hữu mà chỉ cần chứng minh tình trạng chiếm hữu của
mình bị chấm dứt trái với ý chí và tình trạng chiếm hữu của mình đã từng tồn tại. Pháp luật thế
giới với việc xem chiếm hữu là tình trạng đã giúp chủ sở hữu có thể kiện đòi tài sản từ người chiếm
hữu.
BLDS 2015 cùng với việc trao cho người chiếm hữu 2 suy đoán theo điều 184 từ đó người
chiếm hữu khơng cịn phải chứng minh quyền của mình để được bảo vệ như các BLDS trước đó,
đã cho thấy hiệu quả bảo vệ dưới góc độ người chiếm hữu, đồng thời yêu cầu người nào phản đối
phải chứng minh. Trong những tình huống ngồi ý muốn, chủ sở hữu khơng cịn chiếm hữu tài
sản, biết được tài sản của mình đang bị một người khác chiếm hữu, chủ sở hữu có thể kiện địi tài
sản theo Điều 166 BLDS 2015 “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi
lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ
pháp luật”. Người đi kiện địi tài sản có thể tranh chấp về tình trạng cũng có thể là tranh chấp về
quyền đối với người chiếm hữu nhưng như Điều 166 BLDS 2015 quy định, chỉ cho phép chủ sở
hữu được kiện địi tài sản, mà khơng cho phép kiện địi khơi phục quyền chiếm hữu, mặc dù đã
tách Quyền chiếm hữu ra thành một chương riêng. Như vậy khi chủ sở hữu làm mất tài sản, biết
được người khác đang chiếm hữu tài sản của mình, khi kiện địi lại tài sản phải chứng minh mình
là chủ sở hữu đích thực, việc này rất khó thực hiện trong tình hình thực tế ở Việt Nam. Xét ví dụ
như A mua lại một cái máy cày cũ từ B mà không biết máy cày này do B lấy cắp của C, máy cày
này sau đó bị D lấy cắp, lúc này, BLDS 2015 chỉ cho phép C là chủ sở hữu ban đầu đi kiện lại A
để đòi lại tài sản thông qua việc kiện bảo vệ quyền sở hữu mà không cho phép A là người chiếm
hữu ngay tình được đi kiện D để địi khơi phục tình trạng chiếm hữu. Và khi C là chủ sở hữu đi
kiện địi lại tài sản, việc xuất trình các giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu trong tình trạng luật
thực định Việt Nam chưa xây dựng chế độ đăng ký vật quyền hoàn thiện như hiện nay là rất khó
khăn.
Như vậy, rõ ràng rằng BLDS 2015 đã khơng thể tạo điều kiện cho người chiếm hữu đi kiện
bảo vệ tình trạng chiếm hữu của mình như trong tình huống này, A là người chiếm hữu ngay tình
đang bị thiệt hại nhưng không được bảo vệ.
2.3. Bảo vệ người thứ ba ngay tình
Mặc dù BLDS 2015 đã có những quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình, tuy
nhiên, quy định về bảo vệ bên thứ ba ngay tình trong BLDS năm 2015 cịn khá sơ lược và thiếu rõ
ràng gây ra sự khó khăn trong việc hiểu và vận dụng quy định.
8
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Thứ nhất, theo điều 167 BLDS 2015 chủ sở hữu có quyền địi lại động sản khơng phải đăng
ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình. Trong thực tế sẽ có những trường hợp, chủ sở hữu
bị trộm tài sản rồi đem bán cho người thứ ba (ngay tình). Nếu tranh chấp xảy ra giữa chủ sở hữu
và người thứ ba ngay tình thì vấn đề đặt ra là, nếu chủ sở hữu chứng minh được quyền sở hữu và
bảo vệ quyền sở hữu của mình một cách quá mạnh mẽ, thì người thứ ba ngay tình sẽ là người chịu
thiệt hại, trong khi người thứ ba ngay tình ở đây hồn tồn khơng biết tài sản mình mua là đồ lấy
cắp. Sự thiệt hại của người thứ ba ngay tình thể hiện ở hai điểm sau: Người thứ ba ngay tình đang
chiếm hữu và khai thác tài sản một cách hịa bình, nhưng họ ln ở trong một trạng thái khơng an
tồn về pháp lý, chừng nào quyền sở hữu theo thời hiệu chưa được xác lập thì chủ sở hữu vẫn có
thể địi lại tài sản từ họ; Bên cạnh đó người thứ ba ngay tình muốn địi bồi thường thiệt hại, phải
tìm đến kẻ trộm. Trong thực tế, nhất là khi mua bán động sản, ta khơng dễ gì tìm lại người bán nếu
người đó khơng phải là người quen. Do đó, việc địi bồi thường cũng không hề đơn giản một chút
nào. Chưa kể đến việc người thứ ba ngay tình phải chứng minh được lỗi là của người bán.
Do vậy tình trạng như trên không phù hợp với nhu cầu được vận hành ổn định của các quan
hệ dân sự, cũng như lẽ công bằng, cho nên các nhà làm luật đã đặt ra các hạn chế đối với việc địi
lại tình trạng chiếm hữu để bảo vệ người thứ 3 ngay tình.
Thứ hai, theo khoản 1 điều 166 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác
đối với tài sản có quyền địi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi
về tài sản khơng có căn cứ pháp luật”, ta thấy rằng dù người chiếm hữu là ngay tình, chừng nào
quyền sở hữu do thời hiệu chưa được xác lập thì kể cả khi thời gian chiếm hữu đã tương đối dài
và tình trạng chiếm hữu của anh ta là ổn định, anh ta ln có thể bị chủ sở hữu địi lại tài sản. Điều
236 BLDS 2015 quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Điều này có nghĩa là một người mua một mảnh
đất về xây nhà, kinh doanh buôn bán ổn định nhưng chưa đủ 30 năm, vẫn có thể bị đòi lại tài sản;
một người chiếm hữu một động sản, thì sau 9 năm tình trạng chiếm hữu của anh ta vẫn bấp bênh.
Đáng nói là khi anh ta bị địi lại tài sản, anh là có một quyền lợi bị thiệt hại, thì chính anh ta lại
phải tự mình tìm để kiện địi bồi thường người đã chuyển giao tài sản cho mình bằng cách chứng
minh thiệt hại và lỗi của người đó. Điều này thật là bất cơng đối với người thứ ba ngay tình. Trong
khi luật pháp các quốc gia khác trên thế giới quy định một thời hạn để kiện địi tài sản, thì luật Việt
Nam lại bảo vệ quyền sở hữu một cách tuyệt đối. Sự bảo vệ tuyệt đối này không chỉ đem lại bất
cơng, mà cịn làm giảm ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản của chủ sở hữu.
Như vậy, chế định bảo vệ chiếm hữu trong BLDS Việt Nam vẫn cịn tồn tại sự bất cơng và
khó thực thi. Sự bảo vệ chưa thể giúp cho các mối quan hệ dân sự được vận hành một cách ổn
định, gây nguy hại đến niềm tin của các chủ thể đối đối với sự bảo vệ của luật pháp, khiến cho nền
kinh tế cứ vướng mắc vào tranh chấp quyền lợi mà không thể phát triển nhanh.
Thứ ba, khoản 2 điều 133 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng
một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó
mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó khơng bị vơ hiệu”. Khó khăn liên quan đến việc
9
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
áp dụng quy định nêu trên trước hết chính là phải hiểu thuật ngữ “chuyển giao” như thế nào cho
đúng? Liệu việc đưa tài sản vào trong giao dịch thế chấp hay cầm cố có được xem như là việc
chuyển giao tài sản hay khơng? Hiện nay, vẫn có nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này, trong
đó có quan điểm cho rằng việc cầm cố hay thế chấp tài sản không phải là “chuyển giao” tài sản.
Hệ quả của quan điểm này là không thể áp dụng những quy định mới của BLDS 2015 về người
thứ ba ngay tình để bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ như các tổ chức tín dụng, ngân hàng khi họ
bất đắc dĩ trở thành người nhận bảo đảm ngay tình. BLDS 2015 chỉ đưa ra các khái niệm “Người
chiếm hữu tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình” và “Chiếm hữu ngay tình”.
Vậy người thứ ba ngay tình ở đây, ngoài người nhận chuyển giao tài sản ngay tình, có thể là
người nhận tài sản đảm bảo ngay tình hay khơng? Ta thấy phạm vi bảo vệ quyền lợi cho người thứ
ba ngay tình trong BLDS 2015 chưa thực sự tạo hành lang pháp lý vững chắc và hiệu quả.
Từ những nhận định nêu trên, vấn đề bảo vệ người thứ ba ngay tình nên được quan tâm sửa
đổi hoàn thiện hơn trong các Bộ luật tiếp theo để khắc phục những hạn chế tồn đọng, tạo ra sự ổn
định trong giao dịch dân sự, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các chủ thể khi tham gia giao dịch
trên tinh thần trung thực, ngay thẳng.
III. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CHIẾM HỮU
Qua các phân tích ở trên, dưới góc độ của bài nghiên cứu, chúng tơi xin có một số kiến nghị
về chế định bảo vệ chiếm hữu nhằm bổ sung thêm các quy định pháp luật trong BLDS 2015.
3.1. Cụ thể hóa quy định về bảo vệ quyền chiếm hữu
Rõ ràng, việc coi quyền chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu kéo theo
sự đồng nhất giữa bảo vệ quyền sở hữu và bảo vệ quyền chiếm hữu trong BLDS hiện hành của
chúng ta trong thời gian qua đã tỏ ra bất cập. Chế định pháp luật này vơ hình chung đã đặt lên vai
người đi kiện (nguyên đơn) nghĩa vụ rất nặng nề là họ phải chứng minh được quyền sở hữu của
mình đối với tài sản tranh chấp, trong điều kiện pháp luật Việt Nam hiện nay việc này không hề
đơn giản, nhất là đối với bất động sản (nhà, đất) khơng có giấy tờ chứng nhận mà trong đa số trường
hợp, lỗi không phải do người dân mà do chính cơ quan hành chính Nhà nước do có sự chồng chéo
giữa các văn bản quy phạm pháp luật chưa có sự đồng bộ thống nhất giữa các quy định. Chính vì
tình trạng cung cấp, xác minh, đánh giá chứng cứ gặp rất nhiều khó khăn mà thời hạn tố tụng bị
kéo dài, dẫn đến số lượng án tồn đọng ngày càng tăng, nhiều bản án thiếu khách quan vì khơng
phản ánh đúng bản chất của vụ việc, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khơng được bảo đảm.
Hiện nay khơng có quy định nào quy định cụ thể về thời hiệu kiện đòi lại tài sản mà thời
hiệu kiện đòi tài sản được áp dụng theo quy định về thời hiệu được quy định tại khoản 22 Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
“Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp
pháp luật khơng có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau: Tranh chấp
về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp
về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì khơng áp dụng thời hiệu khởi kiện;
Tranh chấp không thuộc các trường hợp trên thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ
ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời
10
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác”.
Theo quy định trên thì việc khởi kiện địi lại tài sản khơng được áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Trước đó, theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 có quy định thời hiệu khởi kiện là
hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm hại. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2015 đã bỏ quy định này bởi cả về mặt lý luận và thực tiễn thì việc bảo vệ
quyền lợi của chủ sở hữu đối với tài sản của mình là vĩnh viễn. Do đó, quyền khởi kiện đòi lại tài
sản cũng là vĩnh viễn. Như vậy, khi quyền sở hữu tài sản bị xâm phạm, chủ sở hữu tài sản bị mất
quyền sở hữu đối với tài sản của mình thì khi đó chủ sở hữu tài sản có quyền khởi kiện địi lại tài
sản đó của mình từ chủ thể đang thực tế chiếm hữu tài sản đó trái pháp luật bất kì lúc nào mà không
gia hạn về mặt thời gian, trừ trường hợp việc chiếm hữu tài sản đó đã được xác lập quyền sở hữu
đối với tài sản theo thời hiệu.
Cần bổ sung quy định bảo vệ quyền chiếm hữu trong các trường hợp người chiếm hữu đòi
lại tài sản trong trường hợp nào và trường hợp nào khơng được địi lại tài sản. Với những quy định
cụ thể về việc đòi lại tài sản thì người chiếm hữu sẽ có căn cứ pháp lý đủ mạnh để tự bảo vệ quyền
chiếm hữu của mình. Cũng như có quyền u cầu địi lại tài sản khi bị người khác xâm phạm hoặc
gây thiệt hại. Ngoài ra, sẽ hạn chế việc lợi dụng quyền chiếm hữu để xâm phạm đến quyền và lợi
ích của người khác trong các quan hệ dân sự.
3.2. Biện pháp bảo vệ người thứ ba ngay tình
Cho rằng một mặt, vẫn phải bảo vệ chủ sở hữu, nhưng mặt khác cũng phải bảo vệ quyền lợi
của người thứ ba ngay tình nhằm đảm bảo sự ổn định của các quan hệ dân sự tránh gây nhiều xáo
trộn, đồng thời nhằm thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển trong điều kiện của nền kinh tế thị trường,
nên chăng cần tham khảo quy định của pháp luật các nước điển hình trên thế giới: trong trường
hợp tài sản bị chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đánh mất hoặc bị lấy cắp, thì có quyền địi
lại vật từ người chiếm hữu ngay tình trong một thời hạn nhất định (có thể cân nhắc quy định từ 23 năm kể từ ngày mất), nhưng người này có quyền kiện lại người đã chuyển giao vật cho mình bồi
thường thiệt hại.
Cần có khái niệm rõ về người thứ ba ngay tình trong các văn bản quy phạm pháp luật đặc
biệt là trong BLDS để hiểu rõ được quyền từ đó xây dựng quy định để bảo vệ người thứ ba ngay
tình trong các quan hệ pháp luật với chủ sở hữu. Ngòai ra, để góp phần bảo vệ hợp lý quyền lợi
của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, pháp luật cần phân chia trường hợp tài
sản phải đăng ký quyền sở hữu mà người thứ ba ngay tình căn cứ vào tình trạng đăng ký để xác
lập giao dịch thì giao dịch của người thứ ba khơng bị vơ hiệu.
3.3. Hồn thiện pháp luật và thiết chế đăng ký tài sản
Việc đăng ký tài sản rất quan trọng, một mặt là cơ sở để chủ sở hữu bảo vệ quyền lợi của
mình và đối kháng với người thứ ba khi có tranh chấp phát sinh; mặt khác tạo điều kiện rất thuận
lợi cho Toà án trong việc xác định chứng cứ để xét xử các tranh chấp. BLDS cần đưa ra những
nguyên tắc chung về đăng kỳ tài sản, giá trị pháp lý của việc đăng ký… Sau đó, cần ban hành Luật
về đăng ký tài sản (hoặc nếu chưa có điều kiện thì trước mắt cần ban hành Luật về đăng ký bất
động sản) như kinh nghiệm của Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới, nhằm pháp triển hoá các
11
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
quy định về đăng ký tài sản còn đang nằm rải rác ở các văn bản pháp luật chuyên ngành. Hệ thống
cơ quan đăng ký tài sản cũng phải được tổ chức và hoạt động có hiệu quả, phù hợp với chủ trương
cải cách hành chính và phải tạo thuận lợi nhất cho người dân.
12
BẢO VỆ CHIẾM HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân Sự 2015.
2. Đỗ Văn Đại và các cộng sự. (2020). Giáo trình Luật Dân Sự Đại Học Luật Hồ Chí Minh,
nhà xuất bản Hồng Đức.
3. Nguyễn Thị Quế Anh. (2013). Nghiên cứu khái luận về quyền chiếm hữu. Tạp chí khoa
học ĐHQGHN, tập 29, số 2 (2013), 1-6.
4. Nguyễn Huy Tử Quân. (2018). Chế định chiếm hữu trong bộ luật dân sự năm 2015. Truy
xuất
từ
/>5. Trần Lê. (2017). Chiếm hữu một chế định mới của Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015. Truy
xuất từ />6. Nguyễn Văn Dương. (2020). Chiếm hữu là gì? Quy định về quyền chiếm hữu trong Bộ
luật Dân sự 2015. Truy xuất từ />7. Lê Minh Trường. (2021). Quyền chiếm hữu là gì? Quy định về nội dung quyền chiếm
hữu. Truy xuất từ />8. Nguyễn Ngọc Điện. (2013). Quyền sở hữu và quyền chiếm hữu - Bài học về tình huống
luật xa rời cuộc sống. Truy xuất từ
/>9. Ánh sáng luật. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự. Truy
xuất từ />10. Lê Mai Anh. (2021). Các quy định về người thứ ba ngay tình trong Bộ luật Dân sự. Truy
xuất từ />11. Nguyễn Thị Hồng Thúy. (2021). Bảo vệ người thứ ba ngay tình theo Bộ luật Dân sự
2015 và thực tiễn áp dụng. Truy xuất từ />12. Nguyễn Ngọc Điện. (2010). Xây dựng lại chế định chiếm hữu bằng chất liệu khoa học phù
hợp. Truy xuất từ />
13