Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ôn tập CPQT chương 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.01 KB, 25 trang )

I. Câu hỏi lý thuyết
1. Phân biệt quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự.

Quan hệ ngoại giao

Quan hệ lãnh sự

Khái
niệm

Ngoại giao là hoạt động chính thức của
chủ thể LQT mà trước tiên và chủ yếu là
các QG, nhằm mục đích thực hiện
đường lối, chính sách đối ngoại của QG,
phát triển quan hệ hịa bình giữa các
QG, bảo vệ quyền, lợi ích của QG và
cơng dân của QG đó bằng các biện pháp
hịa bình, cũng như góp phần giải quyết
các vấn đề quốc tế chung.

Là một bộ phận thuộc chức năng đối
ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ quyền
lợi của nước cử lãnh sự trong phạm vi
khu vực lãnh sự, góp phần thúc đẩy và
phát triển quan hệ kinh tế, thương mại,
văn hóa, khoa học và quan hệ hữu nghị
giữa nước cử và nước tiếp nhận lãnh sự;
đồng thời quản lý về mặt đối ngoại với
những người nước ngoài tại nước mình
theo quy định của luật pháp nước mình
và luật quốc tế về lãnh sự.



Chủ
thể

Chủ thể LQT:
 Quốc gia
 Tổ chức quốc tế liên chính phủ
 Thực thể đặc biệt

Mục
đích

Thực hiện đường lối, chính sách đối
ngoại của QG, phát triển quan hệ hịa
bình giữa các QG, bảo vệ quyền, lợi ích
của QG và cơng dân của QG




Quốc gia
Thực thể đặc biệt

Bảo vệ quyền lợi của nước cử lãnh sự
trong phạm vi khu vực lãnh sự, góp
phần thúc đẩy và phát triển quan hệ kinh
tế, thương mại, văn hóa, khoa học và
quan hệ hữu nghị giữa nước cử và nước
tiếp nhận lãnh sự


2. Chứng minh rằng luật ngoại giao và lãnh sự là ngành luật độc lập trong hệ thống
LQT.
Luật ngoại giao và lãnh sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế,
bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ
về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại nhà nước cùng các thành
viên của các cơ quan này, đồng thời cũng điều chỉnh các vấn đề về quyền ưu đãi và
miễn trừ của tổ chức quốc tế liên Chính phủ cùng thành viên của nó. Sở dĩ Luật ngoại
giao và lãnh sự là ngành luật độc lập trong hệ thống LQT vì:
 một là, nó có đối tượng điều chỉnh cụ thể, rõ ràng bao gồm: quan hệ ngoại
giao, quan hệ lãnh sự, phái đoàn đại diện thường trực của các quốc gia tại các
tổ chức quốc tế liên chính phủ và các cơ quan, phái đoàn của các tổ chức quốc
tế liên chính phủ tại lãnh thổ các quốc gia;
 hai là, luật ngoại giao và lãnh sự có những nguyên tắc đặc thù riêng bên cạnh
các nguyên tắc cơ bản của LQT,
 ba là, nguồn của luật ngoại giao và lãnh sự bao gồm cả ĐƯQT và TQQT.
3. Phân biệt cấp ngoại giao và hàm ngoại giao.


Cấp ngoại giao

Hàm ngoại giao

Khái niệm

Cấp ngoại giao là cấp của người đứng Hàm ngoại giao là chức danh
đầu cơ quan đại diện ngoại giao
nhà nước phong cho công chức
ngành ngoại giao cơng tác đối
ngoại cả trong và ngồi nước


Chủ thể cấp

Các quốc gia thỏa thuận với nhau về Do mỗi quốc gia quy định trong
cấp ngoại giao.
pháp luật quốc gia.

Cơ cấu,
chức

tổ Theo Công ước Viên 1961 về quan hệ
ngoại giao, người đứng đầu cơ quan
đại diện ngoại giao gồm ba cấp:
 Cấp đại sứ hoặc Đại sứ của
Giáo hoàng, do ngun thủ
quốc gia hoặc Giáo hồng bổ
nhiệm.
 Cấp cơng sứ hoặc Cơng sứ của
Giáo hồng, do ngun thủ
quốc gia hoặc Giáo hoàng bổ
nhiệm.
 Cấp đại biện do Bộ trưởng Bộ
ngoại giao bổ nhiệm.

Tùy theo pháp luật quốc gia.
Theo Điều 5 Pháp lệnh về hàm,
cấp ngoại giao năm 1995 về
hàm, cấp ngoại giao, như sau:
 Hàm ngoại giao cao cấp:
Hàm Đại sứ, Hàm Công
sứ, Hàm Tham tán.

 Hàm ngoại giao trung
cấp: Hàm Bí thư thứ
nhất, Hàm Bí thư thứ hai.
 Hàm ngoại giao sơ cấp:
Hàm Bí thư thứ ba, Hàm
Tùy Viên.

Người
được Cấp ngoại giao là cấp của người đứng Nhân viên ngành ngoại giao.
bổ nhiệm
đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở
nước ngồi.
Khơng gian

Ở nước ngồi

Ở trong và ngồi nước

Hệ quả khi
nhân
viên
ngoại giao thôi
làm nhiệm vụ

Cấp ngoại giao vẫn giữ nguyên sau
khi người đứng đầu cơ quan đại diện
ngoại giao thơi làm nhiệm vụ trừ khi
các quốc gia có quyết định khác.

Hàm ngoại giao vẫn giữ cho dù

nhân viên ngoại giao chuyển
sang ngành khác hoặc hết tuổi
công tác.

4. Phân biệt cấp ngoại giao, hàm ngoại giao, chức vụ ngoại giao.



5. Phân tích các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức vụ ngoại giao.
 Khởi đầu:
 Cấp đại sứ, cơng sứ:
 Kể từ lúc trình quốc thư (thư ủy nhiệm) tại lễ trình quốc thư
 Kể từ khi thơng báo đã đến và trao bản sao quốc thư
=> Hoặc nước tiếp nhận sẽ chọn 1 trong 2 và thống nhất áp dụng
 Cấp đại biện: kể từ khi thông báo đã đến và trao thư ủy nhiệm do Bộ
Trưởng Bộ ngoại giao của nước mình cho Bộ Trưởng Bộ ngoại giao
hoặc Bộ khác của nước tiếp nhận.
Ủa ủa chị đại sứ công sứ đại biện là cấp ngoại giao mờ ???
 Kết thúc:
 Bị tuyên bố persona non grata
 Hết nhiệm kỳ công tác, mà không được tiếp tục bổ nhiệm


Bị triệu hồi về nước
Từ trần
Từ chúc (khi nước nhận đại diện nhận được thông báo)
Khi quan hệ ngoại giao của hai nước bị cắt đứt
Khi một trong hai nước khơng cịn là chủ thể của LQT
6. Những loại thuế phí nào sau đây được miễn cho cơ quan đại diện ngoại giao:
VAT; thuế, phí sử dụng đất; thuế thu nhập từ hoạt động cho thuê nhà; thuế thu

nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ của cơ quan đại diện ngoại giao; thuế xuất
khẩu, nhập khẩu; phí, lệ phí hải quan.
Theo Điều 23, 34 Công ước Vienna 1961 các loại thuế phí được miễn cho cơ quan đại
diện ngoại giao:
 Thuế, phí sử dụng đất.
 Thuế xuất nhập khẩu
 Phí, lệ phí hải quan
7.
7. So sánh quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao và quyền ưu đãi
và miễn trừ dành cho viên chức lãnh sự.






Quyền
ưu đãi
và miễn
trừ

Viên chức ngoại giao

Viên chức lãnh sự

Quyền bất khả xâm phạm về
thân thể
Quyền bất xâm phạm về nơi ở,
tài liệu, thư tín, tài sản
Quyền miễn trừ về tài phán:

+ Đối với Hình sự: miễn trừ
tuyệt đối (Điều 31 CƯ Vienna
1961)
Quyền được miễn trừ thuế, lệ
phí
Quyền ưu đãi hải quan
Quyền tự do đi lại
Các quyền ưu đãi miễn trừ
khác: Viên chức ngoại giao
không bắt buộc phải ra làm
chứng, nước tiếp nhận phải
miễn cho viên chức ngoại giao
mọi nghĩa vụ lao động...

Về các quyền bất khả xâm phạm đối với hành
lý riêng, quyền tự do đi lại, quyền được bảo
vệ và tơn trọng, quyền được miễn thuế và lệ
phí, viên chức lãnh sự cũng được hưởng
tương tự viên chức ngoại giao (Đ 34,40,49,50
Công ước Vienna 1963)
Quyền miễn trừ về tài phán:
+ Đối với Hình sự: viên chức lãnh sự khơng bị
bắt hay bị tạm giam chờ xét xử, trừ trường
hợp phạm tội nghiêm trọng và theo quyết định
của cơ quan tư pháp có thẩm quyền (Điều 41
CƯ Vienna 1963)
Các quyền ưu đãi và miễn trừ khác tại Đ
40,41,42,43,44 Công ước Vienna 1963,

9. Phân tích về quyền miễn trừ tài phán của viên chức ngoại giao, từ đó so sánh với

quyền miễn trừ tài phán của viên chức lãnh sự.
 Quyền miễn trừ tài phán của viên chức ngoại giao:
 Đối với hình sự: viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối.
 Đối với dân sự, hành chính được quyền miễn trừ, trừ các trường hợp:


a) Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ
Nước tiếp nhận, nếu như viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó khơng trên
danh nghĩa Nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.
b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là
người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách
cá nhân chứ không phải nhân danh Nước cử đi.
c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà
viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng
chính thức của họ.
Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước
tiếp nhận khơng miễn trừ cho người đó đối với pháp luật Nước cử đi.
Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của các viên chức ngoại giao và của
những người được quyền miễn trừ theo Điều 37. Việc từ bỏ này bao giờ cũng phải rõ
ràng.
Nếu một viên chức ngoại giao hay một người được hưởng quyền miễn trừ xét xử
theo Điều 37 đứng ra phát đơn kiện, người đó sẽ khơng cịn được quyền viện dẫn
quyền miễn trừ xét xử đối với mọi đơn phản kiện có liên quan trực tiếp đến đơn kiện
trước. Ví dụ: viên chức ngoại giao là nguyên đơn vụ kiện tranh chấp tài sản thì
khơng được hưởng quyền miễn trừ xét xử để từ chối tham gia tố tụng nếu viên chức
ngoại giao đó rút đơn khởi kiện nhưng bị đơn có yêu cầu phản tố.
Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vụ kiện về dân sự hoặc hành chính
khơng được coi như bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp
thi hành án. Về việc này cần phải có sự từ bỏ riêng.
 So sánh:


Quyền miễn trừ tài phán của viên chức ngoại giao Quyền miễn trừ tài phán của viên
chức lãnh sự
– Hình sự: Viên chức ngoại giao được hưởng một
cách tuyệt đối quyền miễn trừ xét xử về hình sự ở
nước nhận đại diện. Chỉ có Chính phủ nước cử đại
diện mới có quyền khước từ quyền này đối với viên
chức ngoại giao. Tuy nhiên, việc khước từ này cần
phải thể hiện rõ ràng bằng văn bản.
– Dân sự: quyền miễn trừ và xét xử về dân sự cịn
hạn chế. Họ khơng được hưởng quyền miễn trừ xét
xử về dân sự khi tham gia với tư cách cá nhân và các
vụ tranh chấp liên quan đến:




– Hình sự: Viên chức lãnh sự được
quyền miễn trừ xét xử về hình sự
trong khi thi hành cơng vụ, trừ
trường hợp phạm tội nghiêm trọng;

– Dân sự và hành chính: được
hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân
sự và xử phạt vi phạm hành chính,
trừ trường hợp liên quan đến vụ
kiện dân sự về một hợp đồng mà
Bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ viên chức lãnh sự ký kết với tư cách
cá nhân hoặc về tai nạn giao thông
nước nhận đại diện.

xảy ra tại nước tiếp nhận lãnh sự mà
Việc thừa kế.
Hoạt động thương mại hoăc nghề do một nước thứ ba đòi bồi thường
nghiệp mà viên chức ngoại giao tiến thiệt hại.
hành ở nước nhân đại diện, ngoài chức


năng chính thức của mình.

– Hành chính: Viên chức ngoại giao được hưởng
quyền miễn trừ về xử phạt hành chính. Trong mọi
trường hợp, họ không bị xử phạt về vi phạm hành
chính. Viên chức ngoại giao khơng bắt buộc phải
làm chứng tại cơ quan hành pháp và tư pháp của
nước nhận đại diện; chính quyền nước sở tại, về
nguyên tắc, khơng được áp dụng bất kỳ biện pháp
hành chính nào đối với họ.

II. Nhận định
1. Cơng nhận chính phủ de facto đồng nghĩa với việc thiết lập quan hệ ngoại giao.
 Nhận định: Sai.
 Giải thích: cơng nhận de facto là hành vi cơng nhận chính thức nhưng chưa đầy đủ ,
chưa toàn diện, thể hiện sự chưa tin tưởng hoàn toàn vào sự tồn tại hợp pháp của thực
thể mới xuất hiện, thể hiện việc các bên còn dè dặt, miễn cưỡng và đôi khi thể hiện sự
miệt thị của quốc gia cơng nhận. Cơng nhận de facto có thể, nhưng không luôn luôn
dẫn tới thiết lập quan hệ ngoại giao. Thiết lập quan hệ lãnh sự chủ yếu là lĩnh vực
kinh tế, thương mại (trang 20 sách của thầy)/.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước
ngoài.
 Nhận định: Đúng.

 Giải thích: Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở
nước khác, có trụ sở trên lãnh thổ quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với
quốc gia đó, được thành lập theo thoả thuận giữa hai quốc gia. Cơ quan này đại diện
cho quốc gia về tất cả các lĩnh vực trong quan hệ với nước nhận đại diện và quan hệ
với cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở nước nhận đại diện. Giáo
trình trang 490 , 497
3. Cấp ngoại giao là cấp của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao do Quốc
gia cử đại diện cử sang làm nhiệm vụ tại nước nhận đại diện.
 Nhận định: Sai.
 CSPL: Điều 4, Điều 9 CƯ Vienna 1961.
 Giải thích: Việc cử người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao phải được sự chấp
thuận của nước tiếp nhận đại diện cho phép thi hành nhiệm vụ.
4. Cấp ngoại giao do nguyên thủ quốc gia hoặc giáo hoàng quyết định.
 Nhận định: Sai.
 CSPL: điểm c Khoản 1 Điều 14 CƯ Vienna 1961.
 Giải thích: Khơng phải tất cả các cấp ngoại giao đều do nguyên thủ quốc gia hoặc
giáo hoàng quyết định. Cấp đại biện do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm.


5. Hàm ngoại giao là chức danh phong cho công chức ngành ngoại giao để thực
hiện công tác đối ngoại ở trong nước và nước ngoài do quốc gia cử đại diện và
nước nhận đại diện thỏa thuận cấp.
 Nhận định: Sai.
 Giải thích: Hàm ngoại giao là do pháp luật quốc gia quy định chứ không phải thông
qua sự thỏa thuận giữa nước cử và nước tiếp nhận đại diện.
6. Chức vụ ngoại giao được bổ nhiệm cho viên chức ngoại giao.
 Nhận định: Sai.
 Khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh cấp, hàm ngoại giao 1995
 Giải thích: Người được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại giao có thể là cơng chức, viên
chức ngành ngoại giao và cũng có thể là công chức, viên chức của các ngành khác

được nhà nước điều động. Ví dụ: tùy viên thương mại, tùy viên văn hóa, quân đội,
cảnh sát, an ninh,...
 Bổ nhiệm cho viên chức ngoại giao để công tác tại CQ đại diện ngoại giao ở nước
ngoài.
7. Chức vụ ngoại giao chỉ được bổ nhiệm cho viên chức ngành ngoại giao.
 Nhận định sai
 Điều 12 Pháp lệnh cấp, hàm ngoại giao năm 1995
 Giải thích: Những người được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại giao có thể là cơng chức
của ngành ngoại giao và cũng có thể là cơng chức của các ngành khác được điều động
đến công tác trong đại sứ quán hoặc trong phái đoàn đại diện thường trực của quốc
gia tại tổ chức quốc tế liên chính phủ. như quân sự, kinh tế, thương mại, văn hóa. Ví
dụ: Tùy viên lục qn, Tùy viên hải qn, Tùy viên không quân…
Mấy chị viên chức ngoại giao (điểm d Điều 1 CƯ Vienna 1969) với viên chức
ngành
8. Theo pháp luật Việt Nam, người có hàm ngoại giao khi được điều động sang làm
việc tại ngành khác sẽ không còn giữ hàm ngoại giao.
 Nhận định sai.
 CSPL: Điều 7 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995.
 Giải thích: “Người mang hàm ngoại giao khi được điều động sang công tác tại cơ
quan, tổ chức khác hoặc nghỉ hưu thì được ngữ nguyên hàm, cấp ngoại giao mang
khi đó như một vinh dự của ngành ngoại giao”. Do đó, hàm ngoại giao vẫn giữ cho
dù nhân viên ngoại giao chuyển sang ngành khác hoặc hết tuổi công tác.
9. Theo pháp luật Việt Nam, người có Hàm Tham tán không được bổ nhiệm chức
vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
 Nhận định sai.
 CSPL: Điều 10 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995.
 Giải thích: “Người mang hàm ngoại giao có hàm từ Tham tán trở lên có thể được cử
giữ chức vụ người đứng đầu Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngồi; khi hết thời hạn cơng tác về nước thì giữ hàm ngoại giao đã được
phong trước đó.”. Do đó người có Hàm Tham tán có thể được bổ nhiệm chức vụ Đại

sứ đặc mệnh toàn quyền.
10. Số lượng thành viên cơ quan đại diện ngoại giao phải do hai bên Quốc gia cử đại
diện và nước tiếp nhận đại diện thỏa thuận.
 Nhận định sai
 CSPL: Khoản 1 Điều 11 Công ước Viên 1961 về Quan hệ ngoại giao.
 Giải thích: “1. Khi khơng có thoả thuận cụ thể về số lượng cán bộ nhân viên của cơ
quan đại diện, Nước tiếp nhận có thể yêu cầu giữ con số đó trong giới hạn mà nước
đó cho là hợp lý và bình thường, căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện của Nước tiếp nhận


và các nhu cầu của cơ quan đại diện.” Do đó, khơng phải mọi trường hợp số lượng
thành viên cơ quan đại diện ngoại giao phải do hai bên Quốc gia cử đại diện và nước
tiếp nhận đại diện thỏa thuận. Nếu hai bên Quốc gia khơng có thỏa thuận cụ thể về số
lượng cán bộ nhân viên của cơ quan đại diện thì Nước tiếp nhận có thể u cầu giữ
con số tron trong giới hạn mà nước đó cho hợp lý.
11. Quốc gia cử đại diện phải hỏi ý kiến của nước tiếp nhận đại diện trước khi cử
thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao sang làm việc.
 Nhân định sai
 CSPL: Điều 7 Công ước Viên 1961 về Quan hệ ngoại giao.
 Giải thích: “Ngồi các trường hợp đã quy định ở các Điều 5, 8, 9, 11 Nước cử đi
được tự do cử các thành viên của cơ quan đại diện. Đối với các tuỳ viên quân sự, hải
quân hoặc không quân, Nước tiếp nhận có thể u cầu được thơng báo trước họ tên
những người này để chấp nhận.” Do đó, Quốc gia cử đại diện không cần phải hỏi ý
kiến của nước tiếp nhận đại diện trước khi cử thành viên của cơ quan đại diện ngoại
giao sang làm việc nếu không có yêu cầu của Nước tiếp nhận.
12. Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao là công dân của Quốc gia cử đại diện
được xem là cán bộ ngoại giao.
 Nhận định sai
 CSPL: điểm đ Điều 1 Công ước Viên 1961 về Quan hệ ngoại giao.
 Giải thích: Theo điểm đ Điều 1 quy định: “"Các cán bộ ngoại giao" là các thành viên

của cơ quan đại diện có hàm ngoại giao;” Do đó, nếu thành viên của cơ quan đại
diện ngoại giao có hàm ngoại giao thì mới được xem là cán bộ ngoại giao.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 8 quy định: “Cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện
không thể là công dân của Nước tiếp nhận, trừ khi có sự đồng ý của nước này. Tuy
nhiên, Nước tiếp nhận có thể huỷ bỏ sự đồng ý đó bất cứ lúc nào”. Như vậy, cán bộ
ngoại giao có thể khơng phải là cơng dân của Quốc gia cử đại diện.
13. Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao là công dân của Quốc gia cử đại diện.
 Nhận định: sai
 CSPl: điều 8 CUV về ngoại giao 1961
 Giải thích: Căn cứ theo điều 8 thì theo nguyên tắc, viên chức ngoại giao phải là công
dân nước cử đại diện nhưng công dân nước nhận đại diện hoặc cơng dân nước thứ ba
có thể được bổ nhiệm làm viên chức ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao nước
cử nếu được nước nhận đại diện đồng ý. Đối với nhân viên hành chính - kỹ thuật và
nhân viên phục vụ thì khơng cần phải có sự đồng ý của nước cử đại diện.
14. Đoàn ngoại giao là một cơ quan của Quốc gia cử tại nước nhận đại diện.
 Nhận định: Sai
 Giải thích: vì đồn ngoại giao khơng phải 1 tổ chức, hay không phải là một cơ quan
mà là 1 cơ cấu bao gồm tổng thể các thành viên viên chức ngoại giao nhất định có
tính chất hoạt động khơng thường xun trang 149 sách thầy, trang 512 giáo trình
15. Đồn ngoại giao có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của người đứng đầu Cơ quan đại
diện ngoại giao.
 Nhận định: Sai
 Giải thích: Đồn ngoại giao khơng phải là 1 tập hợp cố định, chỉ tập hợp khi có những
nghi thức ngoại giao nhất định (như chúc mừng, chia sẻ, chiêu đãi ngoại giao).
16. Đối với viên chức ngoại giao mang quốc tịch của quốc gia tiếp nhận hoặc có nơi
cư trú thường xuyên ở nước này thì chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và
quyền bất khả xâm phạm đối với những hành vi chính thức trong khi thi hành
các chức năng của họ.
 Nhận định: Sai





CSPl: Điều 38 CUV về ngoại giao 1986
Điều 38
1. Trừ phi được Nước tiếp nhận cho hưởng thêm các quyền ưu đãi và miễn trừ,
viên chức ngoại giao có quốc tịch Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường
xuyên ở Nước này chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm
phạm đối với những hành vi chính thức trong khi thi hành các chức năng của họ.
Giải thích: thì nếu được nước tiếp nhận cho hưởng thêm các quyền ưu đãi hay miễn
trừ thì sẽ được hưởng.

17. Viên chức ngoại giao không được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao
khi quá cảnh qua lãnh thổ của một quốc gia thứ ba.
 Nhận định: sai
 CSPl: điều 40 CUV về ngoại giao 1986
 Giải thích: Viên chức ngoại giao được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ khi quá
cảnh qua lãnh thổ của quốc gia thứ 3: những quyền miễn trừ đối với nhân thân (viên
chức ngoại giao, hay các thành viên gia đình); thư tín, túi ngoại giao cũng được miễn
trừ.
18. Viên chức ngoại giao là người có quốc tịch hoặc có nơi thường trú tại nước nhận
đại diện thì khơng được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
 Nhận định: sai
 CSPl: Điều 38 CUV về ngoại giao 1986
 Giải thích: Viên chức ngoại giao là người có quốc tịch hoặc có nơi thường trú tại nước
nhận đại diện thì vẫn được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao nhưng hạn
chế hơn, còn nếu được nước nhận đại diện tiếp nhận thì sẽ được hưởng nhiều (hay đầy
đủ) quyền ưu đãi và miễn trừ của VCNN
19. Viên chức ngoại giao có thể tự mình từ bỏ quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
 Nhận định: sai

 Theo quy định tại Điều 32 Công ước Vienna 1961 đối với quyền miễn trừ về
tài phán thì viên chức ngoại giao khơng thể tự mình từ bỏ quyền này mà nước
cử đi mới có thể từ bỏ quyền miễn trừ tài phán của viên chức ngoại giao.
20. Hồ sơ, tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao bị trộm cắp ra bên ngồi trụ sở
thì khơng cịn tính bất khả xâm phạm nửa.
 Nhận định: sai
 Theo Điều 24 Công ước Vienna 1961 hồ sơ và tài liệu của cơ quan đại diện là
bất khả xâm phạm bất cứ vào lúc nào và bất kỳ để ở đâu.
21. Giao thông viên ngoại giao luôn được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân
thể và không bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào.
 Nhận định: sai
 Theo quy định tại đoạn 6 Điều 27 Cơng ước Vienna 1961 thì ngay sau khi giao
thơng viên trao túi ngoại giao do mình phụ trách cho người nhận thì quyền
miễn trừ bất khả xâm phạm về thân thể và không bị bắt hoặc bị giam giữ dưới
bất kỳ hình thức nào sẽ khơng được áp dụng nửa.
22. Người nhận trách nhiệm vận chuyển túi ngoại giao chỉ có thể là giao thơng viên
ngoại giao.
 Nhận định: sai
 Theo quy định tại Đoạn 7 Điều 27 Cơng ước Vienna 1961 túi ngoại giao có thể
được giao cho người chỉ huy máy bay dân dụng, máy bay này sẽ hạ cánh tại


một sân bay được phép đến. Người chỉ huy này phải mang theo giấy tờ chính
thức ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao. Nhưng người đó khơng được coi
là giao thơng viên ngoại giao.
23. Thư tín, túi ngoại giao, giao thông viên ngoại giao khi quá cảnh tại nước thứ ba
thì khơng cịn được nhận sự bảo hộ và quyền bất khả xâm phạm nửa.
 Nhận định: sai
 Theo quy định tại Điều 40 Công ước Vienna 1961: thư tín khi quá cảnh ở nước
thứ ba phải được bảo hộ như ở nước tiếp nhận; nước thứ ba phải cho túi ngoại

giao và giao thông viên ngoại giao quyền bất khả xâm phạm và sự bảo hộ như
nước tiếp nhận khi quá cảnh tại nước này.
24. Trong trường hợp vì lý do chiến tranh, quá trình vận chuyển bị gián đoạn, túi
ngoại giao bị lưu giữ tại quốc gia thứ ba thì quốc gia này khơng có nghĩa vụ phải
đảm bảo quyền bất khả xâm phạm cho túi ngoại giao nói trên.
 Nhận định: sai
 Theo quy định tại đoạn 4 Điều 40 Cơng ước vienna 1961 thì nước thứ ba có
nghĩa vụ phải bảo hộ, đảm bảo quyền bất khả xâm phạm của túi ngoại giao,
khi túi ngoại giao phải ở trên lãnh thổ nước thứ ba vì những lý do bất khả
kháng.
25. Cơ quan đại diện ngoại giao được phép sử dụng mọi phương tiện thông tin liên
lạc để truyền tải thông tin với Quốc gia cử đại diện.
 Nhận định: sai
 Theo quy định tại đoạn 1 Điều 27 Công ước Vienna 1961 cơ quan đại diện
ngoại giao được phép sử dụng mọi phương tiện thông tin liên lạc để truyền tải
thông tin. Tuy nhiên, chỉ khi nào được nước tiếp nhận đồng ý, cơ quan đại
diện mới được đặt và sử dụng máy phát tin bằng vô tuyến điện.
26. Cơ quan đại diện ngoại giao được phép dùng mọi phương tiện thông tin liên lạc
để truyền thông tin với Quốc gia cử đại diện.
 Sai.
 Điều 27 CƯ Vienna 1961
 Đối với máy phát tin bằng vô tuyến điện, chỉ được đặt và sử dụng khi được nước tiếp
nhận đồng ý.
27. Việc thỏa thuận lập quan hệ ngoại giao giữa hai Nước bao gồm thỏa thuận lập
quan hệ lãnh sự.
 Sai.
 Điều 2.2 CƯ Vienna 1963
 Việc thỏa thuận lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước bao hàm luôn cả thỏa thuận lập
quan hệ lãnh sự nhưng nếu có tun bố khác thì việc thỏa thuận này không bao hàm
thỏa thuận thành lập quan hệ lãnh sự.

28. Cắt đứt quan hệ ngoại giao đồng nghĩa với cắt đứt quan hệ lãnh sự
 Sai.
 Điều 2.3 CƯ Vienna 1963
 Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao không nhất thiết kéo theo việc cắt đứt quan hệ lãnh
sự.
29. Cơ quan lãnh sự không được thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện
ngoại giao.
 Điều 17 CƯ Vienna 1963: Viên chức lãnh sự trong trường hợp nước tiếp nhận đồng ý
và không ảnh hưởng đến quy chế lãnh sự vẫn được phép hoạt động ngoại giao.
30. Cơ quan đại diện ngoại giao không được thực hiện chức năng lãnh sự.
 Sai.


Điều 3.2 CƯ Vienna 1961, Điều 3 CƯ Vienna 1963.
Không một điều khoản nào của CƯ này có thể được giải thích như có ý ngăn cấm cơ
quan đại diện ngoại giao thi hành các chức năng lãnh sự.
Các chức năng lãnh sự cịn có thể do cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện phù hợp
với những quy định của Công ước.
31. Khi khuyết người đứng đầu cơ quan lãnh sự, một viên chức ngoại giao có thể
tạm thời thay thế.
 Sai.
 Điều 15 CƯ 1963, Điều 22 Luật cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài
 Khi khuyết thiếu người đứng đầu CQ đại diện, người đứng đầu cơ quan đại diện chỉ
định một thành viên cơ quan đại diện có chức vụ kế tiếp tạm thời đứng đầu và báo cáo
ngay cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Có thể là người khơng phải viên chức ngoại giao
hoặc viên chức lãnh sự.
32.
32.
32.
32.




32.
32. Các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao có thể mở rộng hoặc thu hẹp hơn so với
phạm vi quy định của Công ước Viên 1961 nếu như nước cử và nước thỏa thuận
với nhau.
 Đúng
 CSPL: Điều 32, 37,38,39 CUV 1961
Trong một số trường hợp liên quan tới thành viên gia đình của viên chức ngoại giao
đó thì các nước có thể thỏa thuận với nhau
38. Trong trường hợp có hỏa hoạn hoặc một tai biến cần có những biện pháp bảo vệ
khẩn cấp thì chính quyền của nước sở tại có thể vào trụ sở cơ quan đại diện nước
ngoài và coi như người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao đã mặc nhiên đồng
ý.
Sai
Điều 22 CUV 1961
Trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài là bất khả xâm phạm và khơng được phép vào nếu
khơng có sự cho phép đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. Trong
trường hợp cần thiết thì nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp
thích đáng để ngăn chặn việc xâm phạm hoặc làm hư hại trụ sở cơ quan đại diện, việc
phá rối trật tự hoặc làm tổn hại đến phẩm cách của cơ quan đại diện. Tính chất tuyệt
đối trang 515 gtr trừ k3 Điều 41 CƯ 1961 e nghĩ K3 Điều 41 chỉ quy định về việc
không được sử dụng sai trụ sở thôi chứ không liên quan đến quyền bất khả xâm phạm
á
39. Thời điểm bắt đầu chức vụ của đại sứ đặc mệnh tồn quyền là sau khi trình
quốc thư.
Sai
Đ 13 CUV 1961 trang 509 gtr bắt đầu với tư cách người đứng đầu, sau khi trình quốc
thư mới làm việc với tư cách đại diện, có thể bắt đầu kể từ khi đã thông báo là đã đến

và đã trao một bản sao y thư ủy nhiệm mà không bắt buộc là chỉ sau khi trình quốc
thư.
Trên thực tế bổ nhiệm thường đồng nghĩa với cử và hai hành vi này thường đi
song song với nhau. Tuy nhiên, quyết định bổ nhiệm một ĐSĐMTQ dù đã có hiệu


lực vẫn chưa thể làm cho người được bổ nhiệm đó trở thành ĐSĐMTQ được, cho
đến khi vị đó được cấp cho Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước (Quốc thư) và được
cử sang nước sở tại trình Quốc thư lên Ngun thủ quốc gia của nước đó (Điều 13
Cơng ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao)
40. Viên chức ngoại giao được miễn trừ thuế giá trị gia tăng trên dịch vụ sử dụng.
Sai
Đ 34 CUV 1961
Viên chức ngoại giao được miễn mọi thứ thuế và lệ phí của nhà nước, địa phương hay
thành phố đánh vào người hoặc hiện vật trừ thuế thơng thường được tính gộp vào giá
hàng hóa hoặc cơng dịch vụ,gọi là thuế gián thu.
41. Viên chức ngoại giao là công dân của quốc gia cử đi đại diện hoặc là công dân
của nước thứ ba.
Sai
Viên chức ngoại giao là người đứng đầu cơ quan đại diện hay một cán bộ ngoại giao
của cơ quan đại diện.và là người được nước cử đi giao cho nhiệm vụ hoạt động tư
cách đó thì là cơng dân của quốc gia đó chứ khơng phải cơng dân của quốc gia thứ ba.
Có thể là cơng dân của nước tiếp nhận nếu được sự đồng ý (Điều 8 CƯ Vienna 1961)

42. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao tất yếu dẫn đến việc thành lập cơ quan đại diện
ngoại giao.
Sai
Đ 2 CUV 1961
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các nước và việc thành lập các cơ quan đại diện
ngoại giao thường trú được tiến hành theo sự thỏa thuận giữa các bên với nhau.

VN có QHNG với 186 QG nhưng chỉ có 69 CQĐDNG
43. Tuyên bố bất tín nhiệm mà nước tiếp nhận đưa ra đối với một viên chức ngoại
giao là tuyên bố trục xuất viên chức ngoại giao đó khỏi nước tiếp nhận.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 9, Khoản 3 Điều 31, Điều 43, 44 CUV 1961.
Giải thích:
Tuyên bố bất tín nhiệm mà nước tiếp nhận đưa ra đối với một viên chức ngoại giao là
không phải là tuyên bố trục xuất viên chức ngoại giao đó khỏi nước tiếp nhận. Vì
khơng được có bất cứ một biện pháp xử lý nào đối với viên chức ngoại giao trừ
trường hợp Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 31 CƯV 1961. Thay vào đó, ngay cả những
trường hợp tuyên bố bất tín nhiệm, nước tiếp nhận phải dành sự giúp đỡ cần thiết để
VCNG được rời khỏi lãnh thổ nước tiếp nhận.
44. Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở của một cơ quan đại diện ngoại giao là tuyệt
đối và khơng có ngoại lệ.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 22 CƯV 1961, khoản 3 Điều 41
Giải thích:
Ngoại lệ: sử dụng trụ sở che giấu tội phạm đang bị nước tiếp nhận truy nã.
45. Viên chức ngoại giao nếu là công dân của nước nhận đại diện hoặc thường
trú ở đó sẽ có những hạn chế hơn so với viên chức ngoại giao là công dân nước
cử đại diện.
Nhận định: Đúng
CSPL: Khoản 1 Điều 38, Khoản 4 Điều 39 CƯV 1961


Viên chức ngoại giao có quốc tịch nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở
nước đó chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm đối với
những hành vi chính thức trong khi thi hành các chức năng của họ, trừ phi được Nước
tiếp nhận cho hưởng thêm các quyền ưu đãi và miễn trừ.
46. Viên chức ngoại giao không được hưởng quyền miễn trừ về tài phán trong

mọi trường hợp.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 31 CƯV 1961 khoản 1 Điều 38
Giải thích: Viên chức ngoại giao được hưởng một cách tuyệt đối quyền miễn trừ tài
phán về hình sự. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ tài phán về hành chính, dân sự
(trừ trường hợp trong Khoản 1 Điều 31 CƯV 1961),
47. Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nước tiếp nhận có
thể từ bỏ các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho một viên chức ngoại giao nước
ngồi.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 32 CƯV 1961
Giải thích: Nước cử đi sẽ có quyền từ bỏ các bỏ các quyền ưu đãi và miễn trừ dành
cho một viên chức ngoại giao. Trong trường hợp thuộc Khoản 3 Điều 32 thì quyền ưu
đãi và miễn trừ đương nhiên bị hủy bỏ đối với mọi đơn phản kiện có liên quan trực
tiếp đến đơn kiện trước đó.
48. Quốc gia cử đại diện có thể cử một người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại
giao kiêm nhiệm tại nhiều quốc gia tiếp nhận đại diện.
Nhận định: Đúng
CSPL: Khoản 1 Điều 5 CƯV 1961
Giải thích: quốc gia cử đại diện có thể bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện
tùy theo trường hợp tại một hoặc nhiều nước, trừ khi trong số các nước tiếp nhận có
nước phản đối một cách rõ ràng.
“Nếu Nước cử đi bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện tại một hay nhiều
nước khác thì Nước cử đi có thể lập một cơ quan đại diện ngoại giao do một đại biện
lâm thời phụ trách tại mỗi nước, nơi mà người đứng đầu cơ quan đại diện khơng có
trụ sở thường trú”.
49. Nhân viên hành chính kỹ thuật nếu khơng phải là cơng dân của nước nhận
hoặc khơng có nơi thường trú ở đó được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 43 CƯ Vienna 1963. Khoản 2 Điều 37 CƯ Vienna 1961

Theo khoản 1 Điều 43 CƯ Vienna 1963 thì nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ
quan lãnh sự thì sẽ được hưởng quyền miễn trừ tài phán về các hành vi thực hiện khi
thực hiện các chức năng lãnh sự.
Vậy nên nhân viên hành chính kỹ thuật khơng phải là cơng dân của nước nhận hoặc
khơng có nơi thường trú ở đó sẽ khơng được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự
nếu hành vi thực hiện không khi không thực hiện chức năng lãnh sự.
Quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính khơng áp dụng cho các hành vi ngoài
việc thi hành các chức năng của họ.
50. Thành viên trong gia đình của nhân viên phục vụ trong cơ quan đại diện
ngoại giao cũng sẽ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ như nhân viên
phục vụ đó nếu họ khơng phải là cơng dân nước tiếp nhận hoặc có nơi thường
trú ở đó.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 37 CƯ Vienna 1961.


Theo khoản 3, 4 điều 37 Cư Vienna 1961 thì thành viên trong gia đình của nhân viên
phục vụ trong cơ quan đại diện ngoại giao không được hưởng các quyền ưu đãi miễn
trừ như nhân viên phục vụ đó nếu họ không phải là công dân nước tiếp nhận hoặc có
nơi thường trú ở đó.
Thành viên trong gia đình của nhân viên phục vụ không thuộc các đối tượng được
hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ: thành viên gia đình của viên chức ngoại giao; các
nhân viên hành chính kỹ thuật; nhân viên phục vụ; người phục vụ riêng.
51. Cơ quan lãnh sự không thể thi hành chức năng lãnh sự tại một nước khác
nếu khơng có sự thỏa thuận giữa những quốc gia hữu quan.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 7 CƯ Vienna 1963.
Theo điều 7 thì cơ quan lãnh sự đặt ở nước nhận có thể thực hiện chức năng lãnh sự ở
quốc gia khác mà chỉ đặt ra nghĩa vụ thông báo cho các quốc gia hữu quan, trừ khi có
sự phản đối rõ ràng của một trong những nước liên quan. Vậy nên nếu khơng có quốc

gia nào phản đối thì khơng cần sự thỏa thuận mà đã mặc nhiên chấp nhận.
52. Cơ quan lãnh sự chỉ có thể quan hệ trực tiếp với chính quyền địa phương của
nước tiếp nhận tại khu vực lãnh sự đã được ấn định.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 6, 7 CƯ Vienna 1963. Điểm b Điều 38 CƯ 1963, gtr 528
Trong hoàn cảnh đặc biệt và được nước tiếp nhận đồng ý, viên chức lãnh sự có thể
thực hiện chức năng của mình ngồi khu vực lãnh sự.
Theo điều 7 thì cơ quan lãnh sự đặt ở nước nhận có thể thực hiện chức năng lãnh sự ở
quốc gia khác mà chỉ đặt ra nghĩa vụ thông báo cho các quốc gia hữu quan, trừ khi có
sự phản đối rõ ràng của một trong những nước liên quan.
Được liên lạc với chính quyền trung ương nếu trong chừng mực luật, quy định và tập
quán của nước tiếp nhận hoặc các điều ước quốc tế có liên quan cho phép.
53. Một quốc gia có thể đặt nhiều cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ một quốc gia
khác.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 4, 5 Điều 4 CƯ Vienna 1963.
Theo các điều khoản này thì một quốc gia có thể đặt nhiều cơ quan lãnh sự trên lãnh
thổ một quốc gia khác và phải được sự đồng ý của quốc gia này.
54. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là những quyền và ưu đãi đặc biệt mà
nước nhận đại diện, trên cơ sở phù hợp luật pháp quốc tế dành cho các cơ quan
đại diện ngoại giao và viên chức ngoại giao.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 37 CƯ Vienna 1961.
Theo điều này thì thành viên gia đình của viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính
kỹ thuật và gia đình của họ, nhân viên phục vụ cũng sẽ được hưởng các quyền ưu đãi
và miễn trừ ngoại giao do nước đại diện dành cho họ.
III. Bài tập
1. Tháng 4/2017, một người phụ nữ Việt Nam tên Đoàn Thị Hương, một người phụ
nữ Indonesia, hai người đàn ông Triều Tiên đã ám sát công dân Triều Tiên nghi
là anh cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Trong đó,

hai người phụ nữ đã bị bắt, hai nghi can Triều Tiên đã lẩn trốn trong Đại sứ
quán Triều Tiên tại Kuala Lumpur. Nhà chức trách Malaysia không thể vào
trong Đại sứ quán Triều Tiên để bắt người. Đại sứ quán Triều Tiên tại Malaysia
có vi phạm ngun tắc khơng lạm dụng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao,
lãnh sự không?


Đại sứ quán Triều Tiên tại Malaysia vi phạm nguyên tắc lạm dụng quyền ưu đãi và
miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, vì:
Theo khoản 1 Điều 41 CƯ Vienna 1961 thì Đại sứ quán Triều Tiên ở Malaysia được
hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao và có nghĩa vụ tơn trọng luật lệ của
Malaysia. Bên cạnh đó, Đại sứ quán Triều Tiên cũng không được can thiệp vào công
việc nội bộ của Malaysia.
Việc Kim Jong Nam bị ám sát xảy ra trên lãnh thổ của Malaysia, nên đây thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan chức trách tại Malaysia, đây được xem như là cơng việc
có tính chất nội bộ của Malaysia. Như vậy, việc Đại sứ quán Triều Tiên cho 2 nghi
phạm lẩn trốn là hành vi xâm phạm vào công việc nội bộ của Malaysia. Malaysia
cũng khơng thể bắt giữ các nghi phạm vì Đại sứ quán Triều Tiên là nơi bất khả xâm
phạm (Điều 22 CƯ Vienna 1961).
2. Nước A, B là quốc gia cử đại diện, nước C là nước tiếp nhận đại diện. Nước A cử
ông X và nước B cử ông Y làm Tùy viên quân sự và có bảo trước nhưng nước C
khơng chấp nhận ơng X mà khơng nói lý do. Nước A tiếp tục cử ông Y sang nước
C làm Tùy viên quân sự nhưng nước C tiếp tục không đồng ý, lần này trả lời với
lý do nước C không tiếp nhận Tùy viên quân sự.
Hỏi:
 Lần thứ nhất từ chối mà không đưa ra lý do, C có vi phạm luật ngoại
giao, lãnh sự hay khơng?
Theo điều 9 CƯ Vienna 1961 thì nước C có thể vào bất cứ lúc nào và không
cần phải nếu lý do về quyết định của mình, báo cho nước A rằng ông Y - Tùy
viên quân sự là người không được hoan nghênh.

 Lần thứ nhất từ chối C có vi phạm luật ngoại giao, lãnh sự hay không?
Theo điều 11.2 CƯ Vienna 1961 thì nước C đã có hành vi phân biệt đối xử
giữa nước A và nước B trong việc tiếp nhận Tùy viên quân sự của nước B mà
không tiếp nhận Tùy viên quân sự của nước A.
3. Ông chủ WikiLeaks, Julian Assange bị Thụy Điển cáo buộc quấy rối tình dục
liên quan đến hai phụ nữ, trốn trong đại sứ quán Ecuador tại Anh từ tháng
06/20112, do lo sợ Anh, Thụy Điển, Mỹ sẽ hợp tác dẫn độ Assange về Mỹ xử lý do
liên quan đến việc tiết lộ thông tin mật. Trong vụ việc này, mặc dù biết Assange
đang trốn ở đâu, nhưng chính phủ Anh không thể vào trong đại sứ quán
Ecuador để bát giữ người.
a. Hành vi của Đại sứ quán Ecuador có phù hợp với Vienna 1961?
 Hành vi của Đại sứ quán Ecuador là không phù hợp với Vienna 1961.
Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 22 Vienna 1961 thì trụ sở là bất khả xâm
phạm, tài sản trong trụ sở, kể cả phương tiện giao thông của cơ quan này
không thể bị khám xét, trưng dụng, tịch biên hoặc áp dụng biện pháp đảm bảo
thi án. Tuy nhiên, quyền quyết bất khả xâm phạm về trụ sở ko cho phép cơ
quan đại diện ngoại giao sử dụng trụ sở của mình để che chở cho những tội
phạm đang bị truy nã.
Pháp luật quốc tế chỉ cho phép cư trú lãnh thổ, cư trú ngoại giao ( cho phép
người bị truy nã cư trú trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của
quốc gia khác) là trái với chủ quyền quốc gia, nếu cho phép cư trú thì đây là
hành vi cho phép cư trú bất hợp pháp, vượt quá chức năng của cơ quan ngoại
giao đã được ghi nhận trong Vienna 1961 và là hành vi lạm dụng quyền được
ưu đãi ngoại giao từ phía nước sử tại. Vì vậy, đại sứ quán Ecuador cho phép
Julian Assange cư trú là không phù hợp với Vienna 1961 mặc dù trên thực tế
trường hợp của Julian Assange vẫn được cho phép cư trú chính trị trong đại sứ
quán Ecuador tại Anh.


b. Nếu ông Julian Assange trốn vào trong nhà riêng của đại sứ đặc mệnh

toàn quyền Ecuador tại Anh và nhà riêng này không nằm trong phạm vi
của Đại sứ qn Ecuador thì chính quyền Anh có được phép vào nhà
riêng của vị đại sứ Ecuador để bắt người không?
Theo Khoản 1 Điều 30 Vienna 1961 thì nhà riêng của đại sứ đặc mệnh toàn
quyền Ecuador tại Anh cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được
bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện. Vì vậy, chính quyền Anh không được
phép vào nhà riêng của vị đại sứ Ecuador để bắt người khi chưa được sự đồng
ý.

4. Năm 1967, Sao Boonwaat là đại sứ của Myanmar ở Ceylon (ngày nay là Sri
Lanka). Ngày 14/10/1967, Sao Boonwaat đã bắn vợ mình là Shirley Boonwaat vì
cho rằng bà ngoại tình với nam ca sĩ nổi tiếng người địa phương Rex de Silva tại
trụ sở Đại sứ quán Myanmar, Sao Boonwaat khơng cho phép họ vào vì cho rằng
đây là trụ sở ngoại giao.
 Chính quyền Sri Lanka có thể vào trụ sở để bắt giữ Sao Boonwaat
khơng? Có thể xét xử hình sự đối với vị đại sứ này khơng?
 Theo Điều 29 CƯV 1961 Chính quyền Sri Lanka không thể vào trụ sở
để bắt giữ Sao Boonwaat. Họ khơng thể bị bắt giữ dưới bất kì hình
thức nào.
 Chính quyền Sri Lanka khơng thể xét xử hình sự đối với vị đại sứ này.
Theo Khoản 1, 3 Điều 31 CƯV 1961 thì Sao Boonwaat được hưởng
một cách tuyệt đối quyền miễn trừ xét xử về hình sự ở nước nhận đại
diện. Chỉ có Chính phủ nước cử đại diện mới có quyền khước từ quyền
này đối với viên chức ngoại giao.
 Nếu khơng, Sri Lanka có thể thực hiện hành động gì để trừng phạt Sao
Boonwaat?
 Sri Lanka có thể thực hiện biện pháp từ chối việc thừa nhận Boonwaat
tiếp tục là đại sứ (là thành viên của cơ quan đại diện) theo Khoản 2
Điều 9 CƯV 1961. Khi đó, chức năng của Boonwaat sẽ chấm dứt theo
Điểm b Điều 43 CƯV 1961.

5. Ngày 27/1/2011, Raymond Davis, nhân viên Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.
Lahore (Pakistan) lái xe ô tô đi địa phương. Cho rằng bị theo dõi và đe dọa bởi 2
người đi xe máy, Davis dừng xe và rút súng bắn hai người này tử vong, sau đó
chụp ảnh và gọi điện thoại về Tổng lãnh sự quán cầu cứu. Khi bị cảnh sát
Pakistan bắt giữ, Davis nói mình là “nhà ngoại giao” và địi được hưởng quyền
miễn trừ. Cảnh sát Pakistan không chấp nhận yêu cầu và họ đã tạm giam Davis
để chờ xét xử theo lệnh của Tịa án. Phía Mỹ quả quyết rằng Davis được hưởng
quyền miễn trừ ngoại giao, nhưng phía Pakistan lại không rõ ràng trong việc
công nhận hay phủ nhận quy chế này dành cho Davis. Cuối cùng, Raymond
Davis được Tòa án TP. Lahore trả tự do sau khi gia đình của hai nạn nhân tuyên
bố tha thứ để đổi lấy khoản bồi thường gần 2 triệu USD. (theo Baoquocte.vn)
Hãy cho biết những vấn đề pháp lý liên quan đến Luật ngoại giao và lãnh sự qua
vụ việc nói trên và quan điểm của mình về vấn đề này.
Những vấn đề pháp lý liên quan đến luật ngoại giao và lãnh sự qua vụ việc nói trên là:
 Theo điểm d khoản 1 Điều 1 CUV 1963 thì “viên chức lãnh sự” có nghĩa là
bất cứ người nào, kể cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự, được ủy nhiệm thực
hiện các chức năng lãnh sự trên cương vị đó. Và Davis là viên chức lãnh sự thì


nước tiếp nhận phải đối xử với viên chức lãnh sự bằng sự tơn trọng thích đáng
và thi hành mọi biện pháp thích hợp để ngăn ngừa bất kỳ sự xâm phạm nào
đối với thân thể, tự do và phẩm cách của họ theo Điều 40 CUV 1963.
 Việc Davis có bị bắt hay tạm giam chờ xét xử trong trường hợp nghiêm trọng
thì phải có quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền. Trong trường hợp
trên Davis đã bị cảnh sát Pakistan bắt giữ khi chưa có quyết định của cơ quan
tư pháp có thẩm quyền theo khoản 1 Điều 41 CUV 1963.
 Viên chức lãnh sự được hưởng các quyền miễn trừ về các quyền bất khả xâm
phạm đối với hành lý riêng, quyền tự do đi lại, quyền được bảo vệ và tôn
trọng, quyền được miễn thuế và lệ phí, viên chức lãnh sự cũng được hưởng
tương tự viên chức ngoại giao (Đ 34,40,49,50 Công ước Vienna 1963) và Các

quyền ưu đãi và miễn trừ khác tại Đ 40,41,42,43,44 Công ước Vienna 1963.
Trường hợp Davis nhận mình là “nhà ngoại giao” (Nhà ngoại giao là người
tiếp xúc trực tiếp với đối tác nước ngoài. Các nhà ngoại giao khơng chỉ nói
chuyện với các cơ quan chính thức của nước sở tại mà cịn với nhiều người và
nhiều tổ chức.) chưa đủ căn cứ chứng minh, tuy nhiên Davis là viên chức lãnh
sự nên có thể được hưởng các quyền miễn trừ nêu trên.
6. Ngày /9/2012, tại ít nhất 24 thành phố ở Trung Quốc, hơn 60.000 người dân nước
này đã tuần hành phản đối việc Nhật Bản quốc hữu hóa quốc đảo Điếu
ngư/Senkaku. Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh đã bị hàng trăm người biểu
tình Trung Quốc bao vây từ ngày 11/9. Số người này ngày càng tăng và đến chiều
ngày 15/9 đã tăng lên hàng ngàn người. Trong cuộc biểu tình trước đại sứ quán
Nhật ở Bắc Kinh, người biểu tình đã giương cao các khẩu hiệu mang đầy tính
khiêu khích, ném gạch đá, chai nhựa vào cổng sứ quán. Cảnh sát chống bạo động
đã phải nỗ lực dùng lá chắn và dùi cui để đẩy lùi đám đông trở lại khi họ tìm
cách tiến ngày một sát vào tịa nhà Đại sứ quán Nhật Bản. Khu nhà ở của đại sử
Nhật bản tại Trung Quốc, nằm cách toàn nhà sứ quán vài km, cũng bị những
người biểu tình tấn cơng, một số tấm kính cửa sổ tại đây bị đập vỡ và gây hư hại
thiết bị liên lạc. Tòa lãnh sự quán Nhật Bản tại Thượng Hại cũng bị đập phá cửa
sổ, ném trứng, cà chua về phía tịa nhà và sơn bẩn lên tường. Ngồi ra, những
người biểu tình cịn làm hỏng những chiếc xe đậu gần lãnh sự quán. (theo
Vietbao)
Hãy cho biết những vấn đề pháp lý liên quan đến Luật ngoại giao và lãnh sự qua
vụ việc nói trên và quan điểm của mình về vấn đề này.
Những vấn đề pháp lý liên quan đến luật ngoại giao và lãnh sự qua vụ việc nói trên là:
 Theo quy định tại Điều 22 CUV 1961 thì Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh và
khu nhà ở của đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc là bất khả xâm phạm, khơng
thể bị lục sốt, trưng dụng, tịch thu hoặc đem xử lý. Tuy nhiên, Đại sứ quán
Nhật Bản tại Bắc Kinh đã bị biểu tình trước đại sứ và bị người biểu tình
giương cao các khẩu hiệu mang đầy tính khiêu khích, ném gạch đá, chai nhựa
vào cổng sứ quán. Còn tại khu nhà ở của Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc thì

bị hư hại khi những người biểu tình tấn cơng, một số tấm kính cửa sổ tại đây
bị đập vỡ và gây hư hại thiết bị liên lạc.
 Theo đó Nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích
đáng để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc làm hư hại trụ sở của cơ quan đại diện,
việc phá rối sự yên tĩnh hoặc làm tổn hại đến phẩm cách của cơ quan đại diện.
Tuy nhiên, lượng người biểu tình từ ngày 11/9 đến ngày 15/9 không giảm mà
càng ngày càng tăng hàng ngàn người chứng tỏ Trung Quốc chưa thực hiện
hết khả năng của mình để ngăn chặn người biểu tình gây hư hại cho trụ sở của
cơ quan đại diện.


7.
7. Ngày 26/8/2013, Ngoại trưởng Brazil Antonio Patriota đã xin từ chức sau khi
một quan chức ngoại giao của nước này dùng quyền miễn trừ ngoại giao đưa
một chính trị gia người Bolivia đang bị truy nã đào thoát sang Brazil. Tùy viên
kinh tế Brazil Eduardo Saboia thừa nhận đã lái chiếc xe ngoại giao đưa ơng
Roger Pinto đào thốt khỏi Bolivia. Mặc dù Văn phòng của Tổng thống Brazil
Dilma Rousseff đã đưa ra thông báo về việc từ chức của ông Patriota những
Bolivia vẫn lên án Brazil vi pham các thỏa thuận quốc tế. (Theo Baoquocte.vn)
Hãy cho biết những vấn đề pháp lý liên quan đến luật ngoại giao và lãnh sự qua
vụ việc nói trên và quan điểm của mình về vấn đề này.
9. Sau khi sự việc ám sát công dân Triều Tiên Kim Chol (được cho là anh Kim Jong
Nam), đại sứ Triều Tiên tại Malaysia, ông Kang Chol đã liên tục chỉ trích cuộc
điều tra của chính phủ Malaysia. Phía Triều Tiên cho rằng, cuộc điều tra của
Malaysia “thiếu minh bạch”, “đầy lỗ hổng” và “cấu kết với các thế lực bên
ngoài”. Đồng thời, Triều Tiên cũng cho rằng Malaysia đã khám nghiệm tử thi
công dân TT mà khơng có sự nhất trí của TT. Theo tời Straits Times, Ngoại
trưởng Malaysia Anifah Aman tuyên bố vào chiều 4/3 khẳng định đã triệu tập
đại sứ TT Kang Chol, nhưng khơng ai trình diện. “Vì lý do này, Bộ Ngoại giao đã
gửi công văn đến Đại sứ qn TT chiều nay, thơng báo với chính phủ CHDCND

TT rằng ngài Kang Chol khơng cịn là nhân vật được chấp nhận tại Malaysia.
Ơng ấy phải rời Malaysia trong vịng 48 tiếng kể từ thời điểm cuộc triệu tập này,
tức là 6h chiều ngày 4/3/2017”, thông báo của Bộ trưởng Bộ ngoại giao viết.
TT sau đó cũng yêu cầu Đại sứ Malaysia phải rời khỏi nước này trong vòng 48
giờ bắt đầu từ 10h sáng ngày 5/3, đáp trả việc Malaysia trục xuất đại sứ nước
này. (Theo Vnexpress)
Hãy cho biết những vấn đề pháp lý liên quan đến luật ngoại giao và lãnh sự qua
vụ việc nói trên và quan điểm của mình về vấn đề này.

10.



Tối 7/3, ơng Đồn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND Quận 1 dẫn đầu đồn liên
ngành tiếp tục đi kiểm tra tình trạng lấn chiếm vỉa hè trái phép tại các tuyến
đường trung tâm TPHCM. Tại đường Tơn Đức Thắng (phường Bến Nghé), đồn
phát hiện nhiều ô tô đậu trên vỉa hè. Ngay lập tức, ơng Hải u cầu đồn đến
kiểm tra và lập biên bản. Đáng nói, trong số các ơ tơ đậu sau quy định có 2 chiếc
loại 7 chỗ mang biển số ngoại giao…. Đoàn kiểm tra niêm phong 2 xe ô tô biển số
ngoại giao trước một khách sạn 5 sao trên đường Tôn Đức Thắng. Sau hơn 10
phút không thấy tài xế ra trình diện, ơng Hải u cầu đoàn kiểm tra thực hiện
niêm phong tất cả các phương tiện và cẩu đi. Sau khi đoàn tiến hành niêm phong
xong, 1 phụ nữ giới thiệu là nhân viên của sứ qn đến giải thích nhưng ơng Hải
kiên quyết xử lý, “Em có biết là thời gian qua thành phố đang quyết liệt vấn đề
lấn chiếm vỉa hè hay không. Tại sao em làm ở cơ quan Nhà nước mà không thực
hiện”- ông Hải truy vấn. Người phụ nữ cho biết có nắm thơng tin nhưng lỗi do
tài xế, cơ cho biết sẽ về báo cáo với lãnh đạo để xử lý (Theo Vietnamnet)
Hãy cho biết những vấn đề pháp lý liên quan đến luật ngoại giao và lãnh sự qua
vụ viện nói trên và quan điểm của mình về vấn đề này.
Trong trường hợp trên cần lưu ý những vấn đề:

Theo đoạn 3 Điều 22 Công ước Vienna 1961 quy định phương tiện đi lại của cơ quan
đại diện không thể bị khám xét, trưng dụng, tịch thu hoặc đem đi xử lý




Đoạn 3 Điều 37 Cơng ước Vienna 1961 có quy định các nhân viên phục vụ của cơ
quan đại diện không phải là công dân nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường
xuyên ở nước này được hưởng những quyền miễn trừ đối với những hành vi trong khi
thi hành chức năng của họ. Do đó, để xử lý cần xác định lái xe là công dân nước nào
và khi có hành vi vi phạm có đang trong thời gian thi hành chức năng của họ hay
không.

11.
Vào khoảng tháng 8/2015, giới trẻ HN chia sẻ nhiều bức ảnh “check-in” địa điểm
“nhà ma” tại số 300 Kim Mã. Nơi đây đã được người dân địa phương thêu dệt
nên các giai thoại ma quái trong nhiều năm qua do vắng người ở. Để tìm hiểu kỹ
hơn về việc này, PV Infonet đã đến UBND phường Kim Mã để xác minh. Qua
trao đổi trực tiếp ơng Đặng Thành Cơng - Phó chủ tịch UBND phường Kim Mã
cho biết: “Căn nhà này nằm trên địa bàn phường Kim Mã nhưng lại là Đại sứ
quán Bungari (đã được ký kết với chính phủ VN) nên về địa giới hành chính
UBND Phường khơng thể can dự vào được”. Ơng Cơng hướng dẫn PV đến Cục
Ngoại giao Đoàn, bởi sau khi ký kết căn nhà trên đã thuộc quyền quản lý của
Bungari. “Căn nhà này thuộc quyền quản lý của Đại sứ quán Bungari nên về
nguyên tắc không ai được xâm phạm vùng quản lý của nước khác” - Phó Chủ
tịch UBND Phường Kim Mã cho biết
(Theo Infonet).
Hãy cho biết những vấn đề pháp lý liên quan đến luật ngoại giao và lãnh sự
qua vụ việc nói trên và quan điểm của mình về vấn đề này.
 Theo quy định tại Điều 22 Công ước Vienna 1961 thì trụ sở của cơ quan đại

diện là bất khả xâm phạm. Nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi
biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc phá rối trật tự hoặc làm tổn hại đến
phẩm cách của cơ quan đại diện. Do đó trong tình huống trên viêc thêu dệt nên
những câu chuyện khơng hay, hay hành động chụp ảnh của các bạn trẻ đã phần
nào làm tổn hại đến phẩm cách của cơ quan đại diện. UBND phường Kim Mã
có trách nhiệm ngăn chặn những hành vi trên.
12.
12.
12.
12. Ông A là một viên chức ngoại giao của quốc gia M công tác tại cơ quan đại diện
ngoại giao của quốc gia M đặt tại quốc gia N. Vợ ông là bà B là cơng dân của
quốc gia N. Hỏi bà B có thể được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao
không?
Đáp án C. “Bà B không được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao như ơng A
vì bà là vợ của viên chức ngoại giao nhưng lại là công dân của quốc gia N”
CSPL: Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Công ước Viên 1961 về Quan hệ ngoại giao quy
định: “1. Các thành viên gia đình của viên chức ngoại giao cùng sống chung với
người đó, nếu khơng phải là công dân Nước tiếp nhận, được hưởng những quyền ưu
đãi và miễn trừ nêu trong các Điều từ 29 đến 36.”
16. Ơng C cơng tác tại cơ quan lãnh sự của quốc gia P đặt tại quốc gia Q với tư cách
là một viên chức lãnh sự. Năm 2012, ông C đã thực hiện một hành vi phạm tội
nghiêm trọng theo luật pháp của quốc gia Q. Hỏi ông C có thể viện dẫn quyền
miễn trừ lãnh sự khơng?
Đáp án C. “Ơng C khơng thể viện dẫn quyền miễn trừ vì viên chức lãnh sự có thể bị
truy tố và xét xử trong trường hợp phạm trọng tội.”
CSPL: Căn cứ Khoản 1 Điều 40 Công ước Viên 1963 về Quan hệ lãnh sự quy định
Sự bất khả xâm phạm về thân thể viên chức lãnh sự “1. Viên chức lãnh sự không bị


bắt hay bị tạm giam chờ xét xử, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng và theo quyết

định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền.”
17. Quốc gia Georgie có một công đồng dân cư thiểu số sống tại vùng miền bắc là
người gốc từ quốc gia láng giềng Ruski. Người dân của miền này muốn tách khỏi
Georgie và gia nhập Ruski và điều này vấp phải sự phản ứng quyết liệt của
Georgie. Sau khi các cuộc biểu tình bùng nổ và chính quyền Georgie đã sử dụng
đến vũ lực để chấm dứt vào giữa năm 2016, Ruski đã đưa quân đội của mình vào
lãnh thổ Georgie với danh nghĩa để “bảo vệ dân tộc Ruski và ủng hộ quyền tự
quyết định của họ theo luật pháp quốc tế”. Với sự chênh lệch về lực lượng, sau
vài ngày giao tranh, quân đội Ruski tiến sát cửa ngõ thủ đô Georgie, sau đó ra
lệnh rút quân và Georgie tiếp tục kiểm sốt lãnh thổ của mình.
Vào ngày 14 tháng 02 năm 2017, Georgie đã gửi đơn kiện trước Tịa án Cơng lý
quốc tế của LHQ (ICJ), cáo buộc rằng Ruski đã vi phạm chủ quyền của mình, vi
phạm ngun tắc khơng can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và
nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Georgie lập luận rằng
các nguyên tắc nói trên đã được khẳng định trong Tuyên bố của LHQ về các
nguyên tắc LQT điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm
1970 và là những nguyên tắc jus cogens của LQT. Trái lại, Ruski cho rằng hành
vi của mình là hợp pháp nhằm bảo vệ quyền tự vệ của dân tộc, một quy tắc cũng
đã được ICJ xác nhận trong vụ việc Tây Sahara.
Hãy cho biết:
1. Quan điểm và lập luận của các bên liên quan có phù hợp với LQT khơng?
Tại sao?
 Quan điểm và lập luận của Georgie đưa ra là phù hợp với LQT.
 Quan điểm và lập luận của Ruski là khơng phù hợp với LQT. Vì khơng thể áp
dụng nguyên tắc các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết trong trường hợp
này được. Vì khơng thỏa cả 03 điều kiện:
 Yếu tố dân tộc: được hiểu là toàn bộ dân cư sống trong một phạm vi lãnh thổ
của một quốc gia xác định => Do đó, yếu tố dân tộc được đồng nhất với quốc
gia. Vì vậy, chỉ có bán đảo Crimea thơi thì chưa đủ tạo thành một quốc gia
(dân tộc).

 Yếu tố quyền tự quyết: không phải dân tộc thuộc địa, không bị phân biệt
chủng tộc, khơng có sự thống trị của nước ngồi.
 Khơng có cơ quan lãnh đạo phong trào đấu tranh.
=> Do đó, hành vi này khơng phù hợp với LQT.
Cũng trong thời điểm diễn ra vụ tranh chấp, Georgie đã tuyên bố persona
non grata đối với đại sứ đặc mệnh tồn quyền của Ruski tại Georgie.
Đồng thời, ơng Makarov, một viên chức ngoại giao của Ruski bị bắt giữ vì
lý do làm gián điệp cho Ruski.
Hãy cho biết:
2. Việc làm này có dẫn đến việc chấm dứt quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia nói
trên khơng?
Việc làm này không dẫn đến việc chấm dứt quan hệ ngoại giao giữa hai quốc
gia mà chỉ có ý nghĩa chấm dứt chức năng ngoại giao của đại sứ đặc mệnh
toàn quyền của Ruski tại Georgie theo Điều 9 CƯ Vienna 1961.
3. Việc bắt giữ ơng Makarov có phù hợp với Cơng ước Viên 1961 về quan hệ ngoại
giao không?
Việc ông Makarov bị bắt giữ vì lý do gián điệp là khơng phù hợp với LQT. Vì
theo Điều 29 CƯ Vienna 1961 thì viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất


khả xâm phạm về thân thể và không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kỳ
hình thức nào.
Biết rằng, Ruski đã đệ trình tuyên bố chấp nhận thẩm quyền bắt buộc
Tòa ICJ vào ngày 01 tháng 01 năm 1975, một cách vơ thời hạn và khơng
có bảo lưu nào. Georgie chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Tư pháp Quốc
tế thông qua tuyên bố sau đây, vào ngày 13 tháng 12 năm 2009: “Cộng
hòa Georgie chấp nhận thẩm quyền của Tịa án Cơng lý Quốc tế trong tất
cả các trường hợp, ngoại trừ các tranh chấp liên quan đến các điều ước
đa phương về kinh tế. Đối với những tranh chấp này, Cơng hịa Georgie
u cầu một sự chấp nhận của bên tranh chấp”

4. Hãy cho biết, trong trường hợp này, Tịa án Cơng lý Quốc tế có thẩm quyền
phân xử khơng?
Tịa án Cơng lý Quốc tế có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này
(Chương 2 Quy chế ICJ).
18. Montrovia và Nicobar là hai quốc gia láng giềng có quan hệ ngoại giao với nhau
từ năm 1970. Vào tháng 01/2018, Montrovia bổ nhiệm ông Xavier là người có
quốc tịch của quốc gia Palavia làm trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của
Montrovia tại Nicobar.
1. Tháng 7/2009, ông Xavier bị nghi ngờ đã thực hiện các hành động tiếp tay cho
tổ chức Youth Heroes là tổ chức đối lập chống lại chính phủ của quốc gia
Nicobar. Nicobar đã tước bỏ các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao của ông
này và trục xuất ông về nước. Hỏi hành động như trên của Nicobar có đúng
khơng?
Hành động như trên của Nicobar là khơng phù hợp với LQT. Vì các quyền ưu đãi và
miễn trừ ngoại giao là do Montrovia từ bỏ chứ Nicobar khơng có quyền tước bỏ. Tuy
nhiên, hành vi trục xuất ông Xavier của Nicobar là phù hợp vì theo luật pháp quốc tế,
các nhà ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao tại quốc gia sở tại nhưng
có thể bị tước quyền ở lại quốc gia đó nếu vi phạm pháp luật hoặc có hành động thù
địch.
Năm 2010, quan hệ giữa hai quốc gia trở nên rất căng thẳng do những xung đột
trên vùng lãnh thổ đang tranh chấp. Cuối tháng 11/2010, trong một cuộc biểu
tình chống đối quốc gia Nicobar, một số kẻ q khích đã bao vây, tấn cơng vào
trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao của Nicobar đặt tại thủ đô của Montrovia,
đồng thời cuộc tấn công đã hủy hoại tài sản của cơ quan này. Vào thời điểm cuộc
tấn công xảy ra, nhà chức trách của Montrovia đã không có bất kỳ một phản
ứng nào và hầu như để mặc cho sự việc diễn ra.
2. Quốc gia Montrovia có vi phạm LQT vì những hành vi nói trên khơng? Vì
sao?
Hành vi để mặc và khơng phản ứng trước sự tấn công vào cơ quan đại diện ngoại giao
Nicobar của nhà chức trách Montrovia là vi phạm PLQT. Căn cứ theo Điều 22 CƯ

Vienna 1961 thì trụ sở của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm và nước tiếp nhận có
nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc
làm hư hại trụ sở của cơ quan đại diện, việc phá rối trật tự,... Tuy nhiên, trước sự tấn
công của các đối tượng biểu tình vào cơ quan đại diện của Nicobar, nhà chức trách
Montrovia vẫn khơng có bất kỳ biện pháp ngăn chặn nào là đã vi phạm quy định tại
Điều 22 nói trên.
Ngày 10/12/2010, một nhóm vũ trang từ lãnh thổ Nicobar đã vượt biên giới, tấn
công vào một đơn vị biên phòng của Montrovia. Đáp trả hành động nói trên,
Montrovia đã ném bom thành phố Sim City của Nicobar với mục tiêu là các


trung tâm thương mại, đài truyền hình và các nhà máy điện của Nicobar, gây
nhiều thiệt hại về người.
3. Hành vi của Montrovia có phù hợp với pháp luật quốc tế không? Tại sao?
Hành vi trên của Montrovia là không phù hợp với PLQT, cụ thể là không phù hợp với
Điều 51 HCLHQ về quyền tự vệ hợp pháp. Để được xem là tự vệ hợp pháp thì phải
thỏa mãn 4 điều kiện: có sự tấn cơng (Mặc dù Nicobar đã tấn công Montrovia trước,
tuy nhiên trong trường hợp này thì mối đe dọa khơng tạo ra nguy cơ chắc chắn, rõ
ràng và việc sử dụng vũ lực chưa chắc chắn xảy ra => khơng được chấp nhận vì chưa
xuất hiện hành vi tấn công vũ trang); báo cáo HĐBALHQ (Montrovia chưa báo cáo
với HĐBA); HĐBA chưa áp dụng các biện cần thiết; hành vi tự vệ không ảnh hưởng
đến quyền hạn trách nhiệm của HĐBA.

19. Ông X là một viên chức ngoại giao của quốc gia A công tác tại cơ quan đại diện
ngoại giao của quốc gia này đặt tại quốc gia B. Bà Y vợ ông là công dân của quốc
gia B. Cho rằng công việc sẽ tiến triển thuận lợi, ông X đã tuyên bố khước từ mọi
quyền ưu đãi và miễn trừ mà ông được hưởng theo Công ước Viên 1961. Hỏi:
a. Tuyên bố của ông có đúng không? Tại sao?
Tuyên bố của ông X là không đúng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 CƯ 1961,
chỉ có nước cử đại diện với tư cách là chủ thể của quyền này mới có thể từ bỏ

quyền miễn trừ về tài phán của những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn
trừ. Vì những quyền ưu đãi, miễn trừ này nhằm đảm bảo cho cơ quan đại diện
ngoại giao và các nhà ngoại giao thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ
của họ với tư cách là đại diện cho các nước cử đại diện.

b. Bà Y có thể được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo chồng
không?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 CƯ Vienna 1961, do bà Y là công dân nước tiếp nhận
(Quốc gia B) nên bà Y không được hưởng quyền ưu đãi và mễn trừ ngoại giao
theo chồng là ông X.
c. Giả sử ông X sau đó đã phạm một tội nghiêm trọng về hình sự thì ơng X
có thể bị Tòa án quốc gia B xét xử về tội phạm đó khơng?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 CƯ Vienna 1961 thì ơng X được hưởng quyền miễn
trừ tài phán về hình sự. Vì vậy, Tịa án QG B khơng thể xét xử về tội phạm đó.
d. Giả sử ông X thực hiện chức năng của một viên chức lãnh sự của quốc gia
A thì ơng có thể bị xét xử nếu thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng
như trên không?
Theo Điều 41 CƯ Vienna 1963, ông X có thể bị xét xử nếu thực hiện hành vi
phạm tội nghiêm trọng
20. A và B thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1999. Cơ quan đại diện ngoại giao
của quốc gia A đặt tại thủ đô của quốc gia B.
1. Quốc gia A có thể đặt cơ quan lãnh sự tại QG B khơng? Có thể đặt ở đâu
và vì sao?
 Căn cứ khoản 1 Điều 4 CƯ Vienna 1963, chỉ khi QG B đồng ý thì QG A mới
có thể thành lập một cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ QG B.
 Nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự do QG A quyết định nhưng phải được QG B
chấp thuận (khoản 2 Điều 4).


2. Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia A nói trên có phải là lãnh thổ

của quốc gia này không? Tại sao?
Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao của QG A không phải là lãnh thổ của QG
A. Điểm i Điều 1 CƯ Vienna 1961, trụ sở cơ quan đại diện là tòa nhà hoặc bộ
phận của tòa nhà và đất đai thuộc các nhà đó, khơng kể người sở hữu là ai,
được dùng vào mục đích của cơ quan đại diện, kể cả nhà ở của người đứng
đầu cơ quan đại diện. Vì vậy, trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao QG A
không phải là lãnh thổ của QG A mà vẫn thuộc lãnh thổ QG B nhưng trụ sở
của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm nên QG B khơng được vào trụ sở
nếu khơng có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện.
3. Trong các chức năng của một cơ quan đại diện ngoại giao, chức năng nào là chức
năng quan trọng nhất, vì sao?
Chức năng quan trọng nhất của cơ quan đại diện ngoại giao là bảo vệ quyền
lợi của nước cử đi và của công dân nước cử đi tại nước tiếp nhận trong phạm
vi cho phép của luật quốc tế. Đây là chức năng cực kỳ quan trọng, phần lớn tại
các nơi mà nhà nước đặt cơ quan đại diện ngoại giao đều có cộng đồng dân cư
của nước cử đi, việc bảo vệ quyền lợi cho họ là điều tất yếu trong việc gắn
trách nhiệm của nhà nước trong đối với cơng dân thơng qua chế định quốc
tịch.

4. Ơng X được quốc gia C tiến cử làm đại diện ngoại giao thay mặt cho quốc gia
này tại quốc gia B. Hỏi việc tiến cử này có đúng khơng? Ơng X là người có quốc
tịch của quốc gia A được cử làm đại sứ đặc mệnh tồn quyền cơng tác cơ quan
đại diện ngoại giao của quốc gia A tại quốc gia B.
Điều 6 CƯ Vienna 1961, QG C vẫn có thể tiến cử ông X làm người đại diện
ngoại giao thay mặt cho QG C tại QG B, nếu QG B không phản đối việc này.
5. Bạn gái ông X là bà Y là công dân của quốc gia B. Hỏi bà Y có thể được hưởng
quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao không? Tại sao?
Bà Y không được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao căn cứ theo
khoản 1 Điều 37 CƯ 1961.
6. Cho rằng công việc sẽ tiến triển thuận lợi, ông X đã tuyên bố khước từ mọi

quyền ưu đãi và miễn trừ mà ông được hưởng. Tun bố của ơng như vậy có
đúng khơng? Tại sao?

7. Ông X tham gia trong một hợp đồng mua bán nhà do ông đứng tên và phát sinh
tranh chấp với một công dân của quốc gia B. Trong trường hợp này ơng có thể
viện dẫn quyền miễn trừ tài phán hay không? Tại sao?
Theo khoản 1 Điều 31 CƯ 1961, ông X không được hưởng quyền miễn trừ tài
phán vì vụ kiện liên quan đến BĐS tư nhân nằm trên lãnh thổ QG B. Căn cứ
tại khoản 3 Điều 32, nếu ông X đứng ra phát đơn kiện thì ơng cũng khơng
được quyền viện dẫn quyền miễn trừ tài phán đối với mọi đơn phản kiện có
liên quan trực tiếp đến đơn kiện trước đó.
8. Tháng 10/2011, trên đường đi công tác tại quốc gia B, ông A (X) thấy 2 người đi
theo xe mình và đã dùng súng bắn chết 2 người này vì lý do nghi ngờ họ đang
định ám sát mình. Ơng A (X) có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khơng?


Căn cứ Điều 31, ông X được hưởng quyền miễn trừ tài phán về hình sự của
QG B. Do đó, ông X không bị truy cứu TNHS.
9. Năm 2012, ông X trở về quốc gia A và đã thực hiện một hành vi phạm tội nghiêm
trọng theo luật pháp của quốc gia A. Hỏi ơng X có thể viện dẫn quyền miễn trừ
ngoại giao khơng? Tại sao?
Ơng X khơng được viện dẫn quyền miễn trừ ngoại giao. Theo khoản 4 Điều
31, quyền miễn trừ tài phán của ông X không được miễn trừ đối với pháp luật
tại nước cử đi là QG A. Do đó, ơng X khơng thể viện dẫn quyền miễn trừ
trong tình huống trên.
10. Năm 2014, ơng A(X) được điều chuyển công tác tại cơ quan lãnh sự của quốc gia
A đặt tại thành phố M của quốc gia B. Hỏi ông sẽ được hưởng quyền ưu đãi và
miễn trừ ngoại giao theo Công ước nào?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×