Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TIEU LUAN QUAN TRI TAC NGHIEP TOYOTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH


TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP
Đề tài 01:
GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG
QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TOYOTA

Giảng viên

: TS. ĐẶNG THỊ THANH LOAN

Lớp

: QTKD K23A (2020 – 2022)

Học viên

: Trần Hoàng Anh

Số thứ tự

: 01

BÌNH ĐỊNH 2021


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐỒN Ơ TƠ TOYOTA ......................... 2
2. MƠ HÌNH JUST-IN-TIME (JIT) VÀ SẢN XUẤT TINH GỌN ....................... 3
2.1. Khái niệm ......................................................................................................... 3
2.2. Lợi ích của hệ thống JIT ................................................................................. 4
3. CƠNG CỤ KANBAN ......................................................................................... 5
4. PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG JIT VÀ CÔNG CỤ KABAN TRONG DÂY
CHUYỀN SẢN XUẤT CỦA TOYOTA ................................................................ 6
4.1. Hệ thống sản xuất của Toyota .......................................................................... 6
4.2. Những phương thức Toyota sử dụng để phát triển JIT .................................... 7
5. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 12


LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất kinh danh và công tác điều hành, quản trị tác nghiệp
là yếu tố trực tiếp tác động đến kết quả hoạt động sản xuất và sức cạnh tranh của
Doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thời gian cung cấp chúng.
Với nền kinh tế thị trường tồn cầu hóa và phát triển nhanh chóng như hiện nay, các
Doanh nghiệp ln trong tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt thì việc
nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản trị tác nghiệp là điều kiện tất yếu. Do vậy,
việc nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác
điều hành sản xuất tác nghiệp khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà cịn có ý
nghĩa về mặt thực tiễn.
Từ các nguyên nhân trên, học viên chọn đề tài “Giới thiệu và phân tích một số
biện pháp trong quản trị tác nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp Toyota” làm đề tài tiểu luận của mình.

1



1.

GIỚI THIỆU KHÁI QT VỀ TẬP ĐỒN Ơ TƠ TOYOTA

Tập đồn Toyota là nhà sản xuất ơ tơ đa quốc gia, có trụ sở chính tại Toyota,
Achi, Nhật Bản, do ông Toyoda sáng lập. Năm 2017, cơ cấu doanh nghiệp của
Toyota bao gồm 364.445 nhân viên trên toàn thế giới. Toyota là cơng ty lớn thứ 6
trên thế giới tính theo doanh thu. Đây cũng là tập đoàn sản xuất ô tô đầu tiên trên thế
giới với hơn 10 triệu xe mỗi năm.
Các dòng xe của Toyota phải kể đến như Toyota Vios, Toyota Corolla Altis,
Toyota Camry, Toyota Fortuner,Toyota Yaris. Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3
hình eclipse lồng vào nhau mang ý nghĩa một thể hiện sự quan tâm đối với khách
hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển
khoa học công nghệ không ngừng.

Nguồn: Internet
Toyota được niêm yết trên thị trường chứng khốn Ln Đơn, Sở giao dịch
chứng khốn New York và Sở giao dịch chứng khốn Tokyo, có giá trị vốn hóa là
185,4 tỉ USD (theo Yahoo Finance, 2020) . Toyota hiện có 63 nhà máy trong số đó
12 nhà máy ở Nhật Bản, 51 nhà máy cịn lại ở 26 nước khác nhau trên toàn thế giới
phải kể đến như Trung Quốc, Pháp, Anh, Indonexia, Việt Nam, Úc, Canada, Mỹ.
Các dòng xe của Toyota rất được ưa chuộng khơng chỉ ở Nhật Bản mà cịn ở nhiều
quốc gia. Trong lĩnh vực ôtô, Toyota là thương hiệu đứng đầu khi đã tăng 2% giá trị
thương hiệu trong năm 2021 lên mức 59,5 tỷ USD, và là thương hiệu Nhật Bản có
giá trị nhất theo báo cáo mới của Brand Finance.
Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công về
mặt thương mại và sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ô tô với chất lượng

2



cao, ít thời gian lắp ráp. Đây là cơng ty dẫn đầu thị trường về doanh số bán xe điện
hybird và xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro.
Để đạt được những thành tựu đạt được nêu trên, thì việc thành cơng nhờ vào
cơng tác quản trị tác nghiệp có hiệu quả là vơ cùng quan trọng đối với Toyota, trong
đó có việc ứng dụng kỹ thuật JIT (Just-In-Time). Tại Toyota, Nhà xưởng nhỏ nhưng
mức độ sản xuất rất lớn, các bộ phận phụ được chuyển đến dây chuyền thông qua hệ
thống JIT và sản xuất tinh gọn, bên cạnh chú trọng khía cạnh con người là những
yếu tố căn bản giúp Toyota thành công, đạt được vị thế cạnh tranh và ưu thế hàng
đầu trong lĩnh vực của mình.
2.

MƠ HÌNH JUST-IN-TIME (JIT) VÀ SẢN XUẤT TINH GỌN

2.1.

Khái niệm

JIT viết tắt từ thành ngữ “Just-In-Time” là một khái niệm trong sản xuất hiện
đại, là một hình thức quản lý dựa trên sự cải tiến không ngừng và giảm thiểu tối đa
sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của cơng ty. Just-In-Time (JIT) được gói gọn
trong một câu: “đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm”.

Trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, mỗi cơng đoạn của quy trình
sản xuất sẽ được hoạch định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩm
đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới. Trong JIT, các quy
trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bị bãi bỏ. Và như vậy, hệ thống chỉ sản xuất
ra những cái mà khách hàng muốn.

3



JIT là một hình thức dựa trên sự cải tiến khơng ngừng và giảm thiểu tối đa sự
lãng phí trong tất cả các bộ phận của công ty.
Các yếu tố chính của hệ thống JIT (12 đặc trưng):
1.

Mức độ sản xuất đều và cố định;

2.

Tồn kho thấp;

3.

Kích thước lơ hàng nhỏ;

4.

Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh;

5.

Bố trí mặt bằng hợp lý;

6.

Sửa chữa và bảo trì định kỳ;

7.


Sử dụng công nhân đa năng;

8.

Đảm bảo mức chất lượng cao;

9.

Lựa chọn người bán hàng tin cậy và nâng cao tinh thần hợp tác của các

thành viên trong hệ thống;
10.

Sử dụng hệ thống “kéo”;

11.

Nhanh chóng giải quyết sự cố trong q trình sản xuất;

12.

Liên tục cải tiến.

2.2.

Lợi ích của hệ thống JIT

- Giảm lượng tồn kho ở tất cả các khâu.
- Giảm nhu cầu về mặt bằng.

- Tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm và lượng sản phẩm làm lại.
- Giảm thời gian phân phối trong sản xuất.
- Có tính linh động cao trong phối hợp sản xuất.
- Tăng mức độ sản xuất và tận dụng thiết bị.

4


- Dịng sản xuất nhịp nhàng và ít gián đoạn, chu kỳ sản xuất ngắn, do các cơng
nhân có nhiều kỹ năng nên họ có thể giúp đỡ lẫn nhau và thay thế trong trường hợp
vắng mặt.
- Có sự tham gia của công nhân trong việc khắc phục các sự cố của q trình
sản xuất, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân.
- Tạo áp lực để xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp.
- Giảm nhu cầu lao động gián tiếp, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
3.

CƠNG CỤ KANBAN

Kanban là một cái thẻ trên đó có các thơng tin chỉ rõ đây là loại sản phẩm gì, số
lượng sản phẩm bao nhiêu, nơi cần chuyển đến. Chuỗi Kanban sẽ kéo q trình xử
lý vật tư. Hiện nay có nhiều kiểu sắp xếp tín hiệu được dùng nhưng vẫn được gọi là
Kanban.
Kanban gồm Kanban vận chuyển, Kanban sản xuất, Kanban cung ứng, Kanban
tạm thời, Kanban tín hiệu.

Nguồn: Internet
Các nguyên tắc:
1. Mỗi thùng hàng phải chứa một thẻ Kanban trên đó ghi tên chi tiết, nơi sản
xuất, nơi chuyển đến và số lượng.

2. Chi tiết luôn được “kéo” bởi công đoạn sau.
3. Không bắt đầu sản xuất khi không nhận được Kanban.
5


4. Mỗi khay, thùng phải đựng đúng số lượng được chỉ định.
5. Không được giao chi tiết phế phẩm cho công đoạn sau.
6. Số lượng Kanban cần được giảm thiểu.
7. Khoảng thời gian giữa các lần giao cần được giảm thiểu.
Ưu điểm của Kanban:
- Ít hỏng hoặc trễ ở khâu vật tư.
- Dễ xác định sự cố.
- Giảm áp lực tồn kho.
- Chuẩn hóa các thùng chứa: Giảm khối lượng, chi phí, khơng giam thừa và lao
động.
4.

PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG JIT VÀ CÔNG CỤ KABAN TRONG

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CỦA TOYOTA
4.1.

Hệ thống sản xuất của Toyota

Nguồn: Internet
Nhà chất lượng Toyota:
- Mái nhà thể hiện mục tiêu: Chất lượng, giá thành, lãng phí và thời gian gia
cơng;
6



- Hai cột chính đỡ mái chính là JIT và Jidoka (Chất lượng từ gốc).
- Cải tiến liên tục: Xây dựng văn hóa tổ chức và hệ thống giá trị buộc cơng
nhân phải cái tiến liên tục các q trình.
- Về khía cạnh con người:
+ Nhân sự được xem như là người lao động có kiến thức có kỹ năng, được đào
tạo bài bản theo quy trình vận hàng của cơng ty.
+ Khuyến khích năng lực lao động và kích thích phát triển trí tuệ
+ Gia tăng quyền lợi cho người lao động tạo động lực thúc đẩy việc gia tăng
năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tiêu chuẩn hóa cơng việc:
+ Hồn thiện nội dung cho từng cơng việc và vị trí, quy trình, thời gian thực
hiện quy trình và chất lượng đầu ra.
+ Tạo được một hệ thống kết nối giữa khách hàng và nhà cung cấp
+ Tạo ra dòng sản phẩm và dịch vụ vừa đơn giản vừa đáp ứng nhu cầu trực tiếp
của người dùng.
+ Mọi cải tiến phải được thực hiện bằng những phương pháp khoa học với
trình độ tổ chức ở mức cơ bản.
- Dùng hệ thống kéo ở xưởng và đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất.
- Chất lượng của mỗi mặt hàng sản xuất sẽ được giữ nguyên từ ngày này sang
ngày khác, từ đầu cho đến cuối trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo hệ thống vận
hành liên tục theo phương thức kéo.
- Các mẫu sản phẩm sẽ được làm với số lượng nhỏ và những mẫu này sẽ được
sản xuất lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày giúp giảm lượng tồn kho và các lãng phí
trong thời gian chờ.
4.2.

Những phương thức Toyota sử dụng để phát triển JIT

a.


Tồn kho JIT
7


- Giảm kích cỡ lơ hàng bằng cách giảm số lần vận hành thiết bị. Từ đó sẽ tạo ra
những lợi ích như nâng cao khả năng hoạt động của máy móc, từ đó đáp ứng nhu
cầu bất ngờ về sản phẩm. Mặt khác, việc giảm tồn kho, tăng chất lượng sản phẩm sẽ
góp phần thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng cao.
- Giảm chỉ phí chuẩn bị sản xuất vì khi phí chuẩn bị sản xuất cao thường dẫn
đến cỡ lơ lớn. Việc giảm chi phí chuẩn bị sản xuất góp phần giảm cỡ lơ và tồn kho
cho nhà máy bằng cách chuẩn bị đầu vào sẵn sàng trước khi dừng máy hay đổi lượt
vận hành.

Nguồn: Internet
b.

Mạng lưới nhà cung cấp JIT

- Mạng lưới nhà cung cấp JIT được hình thành khi nhà cung cấp và người mua
hợp tác với nhau để giảm lãng phí và giảm giá.
- Bốn mục tiêu của mạng lưới nhà cung cấp JIT: Giảm rủi ro, giảm tồn kho,
giảm tồn kho do di chuyển, tăng chất lượng và độ tin cậy.

8


Nguồn: Internet
Lợi ích đạt được khi có mạng lưới nhà cung cấp JIT:
- Tính đa dạng hóa khi khơng tập trung vào một nhà cung cấp vì sẽ gia tăng rủi

ro.
- Tính điều độ vì khơng có một kế hoạch nào thật sự hồn hảo mà sẽ ln biến
động theo thực tế phát sinh.
- Sản phẩm vẫn đạt chất lượng trong điều kiện tài chính bị giới hạn hoặc quy
trình công nghệ chưa được cập nhật nâng cấp.
- Sản lượng sản xuất theo từng lô nhỏ sẽ chuyển bớt gánh nặng chi phí sang
nhà cung cấp.
c.

Mặt bằng JIT

- Giảm khoảng cách:
+ Sắp xếp nhà máy thành nhóm hoặc tổ nhỏ: khi cơng việc bắt đầu thì sản
phẩm sẽ được di chuyển giữa các nhóm trong quy trình dẫn đến thời gian dư thừa là
rất ít;
9


Hình minh họa Sắp xếp nhà máy thành nhóm hoặc tổ nhỏ – Nguồn: Internet
+ Huấn luyện chéo công nhân và sắp xếp máy thành hình chữ U giúp tăng khả
năng linh hoạt của hệ thống, thay đổi dễ dàng bằng việc tăng giảm cơng nhân ở từng
bộ phận.

Hình minh họa Huấn luyện chéo công nhân – Nguồn: Internet
- Tăng độ linh hoạt:
+ Thiết kế trạm gia cơng có khả năng sắp xếp lại theo sản lượng và đặc tính sản
phẩm;
+ Có khả năng sử dụng mơi trường văn phịng hay sản xuất;
+ Góp phần hỗ trợ mơi trường sản xuất kiểu quy trình và sản phẩm.
10



Mặt bằng có thể điều chỉnh theo sản lượng

Nới rộng khoảng di chuyển của công nhân để giảm sản lượng
d.

Nhân lực

- Đào tạo liên tục công nhân để tăng sự linh hoạt và làm việc hiệu quả;
- Tăng sự giao tiếp trong môi trường làm việc để thông hiểu quá trình sản xuất;
11


- Ln duy trì lượng tồn kho tối thiểu nên cần thời gian hồn thành chính xác.
Đặc biệt, trong cơng tác đào tạo nhân viên mới, theo ông Yasumei, Trưởng
trung tâm nghiên cứu giáo dục nhân tài HY (Nhật Bản), cũng là người từng có 30
năm kinh nghiệm làm việc tại Toyota, cho biết Toyota luôn chú ý những điểm sau:
- Tiếp xúc và đối xử bình đẳng với nhân viên, kể cả nhân viên mới. Không phải
là nhân viên mới nên ln có đặc quyền riêng, hãy để họ tham gia tích cực cùng
cũng buổi thảo luận, cuộc họp liên quan tới công việc. Điều này sẽ giúp họ nhận
thức được rằng họ cũng là một thành viên đang làm việc.
- Quan sát thật kỹ năng lực của từng nhân viên, và đưa ra những yêu cầu phù
hợp với năng lực đó. Nghĩa là, đối với từng nhân viên khác nhau mà trách nhiệm
quyền hạn, phạm vi công việc phải được quyết định cho phù hợp.
- Luôn để ý xây dựng mơi trường để nhân viên có thể giao tiếp và đặt câu hỏi.
Không phải quản lý và nhân viên nhiều kinh nghiệm nói khơng đã tốt mà quan trọng
là phải đưa ra những vấn đề chung để cùng giải quyết. Khi đó, người quản lý cũng
nên đứng trên lập trường của nhân viên mới để cùng tham gia. Và quan trọng hơn
nữa là xây dựng môi trường làm việc thật sự thoải mái cho nhân viên.

- Không nên đánh giá nhân viên mới bằng thành quả mà nên đánh giá quá trình
họ thực hiện mà “Chỉ làm việc với một q trình tốt mới có thể sản xuất ra những
sản phẩm chất lượng ổn định”.
5.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, phân tích cho trường hợp của cơng ty Toyota, chúng ta có thể
nhận thấy rằng, việc ứng dụng JIT ở Toyota đã đạt được những thành công nhất
định trong doanh nghiệp, giúp công ty tăng năng suất, tận dụng tối đa các nguồn lực
để mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho sản xuất, kinh doanh. Có thể thấy
rằng, cơng tác quản trị tác nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với cơng ty
Toyota nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Quản trị tác nghiệp có hiệu quả, khoa
học sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng sức cạnh
tranh và vị thế của trên thị trường, nhờ đó phát triển bền vững và lâu dài.
12



×