Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng trên ứng dụng Shopee tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.3 KB, 9 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRÊN ỨNG DỤNG SHOPEE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Mộng Nghi, Hồng Công Đạt, Văn Thị Hồng Điệp
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Thành

TĨM TẮT
Thời đại Cơng nghiệp 4.0, internet phát triển mạnh mẽ dẫn đến các hoạt động kinh doanh
qua mạng cũng phát triển không kém. Đặc biệt, phải kể đến các ứng dụng giao dịch, mua
hàng trên điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến như ứng dụng trực tuyến
Shopee đang đứng đầu bảng xếp hạng về số lượt truy cập. Trong đại dịch COVID-19 vừa
qua, chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của thương mại điện tử và hành vi người tiêu
dùng đang có xu hướng thay đổi từ mua hàng truyền thống đến mua hàng trực tuyến. Thị
trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam rất năng động và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nên
nhóm tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm xác định các nhân tố và mức độ tác động đến
hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng trên ứng dụng Shopee. Dữ liệu được thu
thập gồm 389 mẫu khảo sát người tiêu dùng mua sắm tại ứng dụng và kết quả cho thấy có 4
nhân tố tác động đến hành vi bao gồm: (1) Sự tin cậy; (2) Nhận thức sự hữu ích; (3) Trải
nghiệm cơng nghệ mới và (4) Chất lượng hệ thống. Nghiên cứu đã đề xuất ra các giải pháp
giúp nâng cao hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng qua ứng dụng Shopee.
Từ khóa: ứng dụng Shopee, hành vi mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng, thương mại
điện tử.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển
nhanh nhất ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Với mức tăng trưởng cao và liên tục từ
năm 2015 trở lại đây, nhiều ý kiến cho rằng, năm 2020 này quy mô thị trường thương mại
điện tử của Việt Nam có khả năng lên tới 13 tỷ USD với 68/97 triệu người sử dụng internet
(Nguyễn Hiến, 2020). Hoạt động bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam là một thị trường khá năng
động, khơng chỉ các trang website trong nước mà cịn có sự xâm nhập sâu rộng và hoạt


động rất hiệu quả từ các trang thương mại điện tử nước ngoài vào như Shopee, Lazada,
Tiki hay qua các kênh mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội Email, Zalo, acebook,…
Không chỉ dừng lại ở đó, số lượng người tiêu dùng sử dụng điện thoại thơng minh để mua
hàng trực tuyến đang có xu hướng gia tăng, do vậy các trang website thương mại điện tử đã
thiết kế ứng dụng di động để người tiêu dùng có thể mua sắm trực tiếp trên ứng dụng đó với
mức chiết khấu hấp dẫn (Lê Kim Dung, 2020). Người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận
nhanh chóng, đa dạng sự lựa chọn và tiện lợi hơn trong việc mua hàng trực tuyến. Tuy

2476


nhiên, việc mua hàng trực tuyến vẫn còn gặp nhiều cản trở lớn về lòng tin vào giao dịch mua
bán trực tuyến còn thấp, giao hàng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng nhận không giống
quảng cáo, đặc biệt là chênh lệch khoảng cách số giữa các địa phương còn rất cao (Báo
cáo Chỉ số thương mại điện tử 2019). Vì vậy, “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi
mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng trên ứng dụng Shopee tại Thành phố Hồ Chí
Minh” sẽ mơ tả nhận diện những mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và đặc điểm trong hành
vi mua hàng của người tiêu dùng thơng qua ứng dụng Shopee. Từ đó, nhóm tác giả sẽ đề
xuất những kiến nghị và đưa ra những giá trị thực tiễn nhằm nhằm đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng và các doanh nghiệp kinh doanh và thiết kế ứng dụng.

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Mua hàng trực tuyến
Ngày nay thương mại điện tử phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc trong đó mua sắm trực
tuyến là một hình thức phổ biến và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hành vi của tiêu dùng,
đặc biệt trong thời kỳ COVID-19 vừa qua. Theo nghiên cứu của (Li và Zang, 2002) hành vi
mua sắm trực tuyến là quá trình mua sản phẩm dịch vụ qua internet. Mua sắm trực tuyến và
mua sắm truyền thống cả hai hình thức này đều dựa trên quá trình mua sắm gồm 5 bước:
nhận biết nhu cầu, tìm kiếm các thông tin về sản phẩm, đánh giá các phương án thay thế,
quyết định mua và đánh giá sau khi mua (Comegys và cộng sự, 2006). Mang lợi nhiều lợi

ích khơng chỉ cho người tiêu dùng có thể đánh giá thơng tin, tham khảo những bình luận
hay đánh giá nhận xét của những người tiêu dùng trước đó, so sánh giá cả, so sánh các
cửa hàng trực tuyến trên các thương mại điện tử hay ứng dụng điện thoại mà còn giúp cho
doanh nghiệp tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, năm bắt được một số thông tin và
nhận biết nhu cầu của họ.
2.2 Hành vi người tiêu dùng
Hành vi tiêu dùng bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các
hành động đó. Solomon Micheal (1992) cũng đã ủng hộ và bổ sung định nghĩa về hành vi
người tiêu dùng nói trên ơng cho rằng, hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá
nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm (dịch
vụ), những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn
của họ. Năm 2006, Phillip Kotler đã đưa ra mơ hình hành vi mua của người tiêu dùng mô tả
mối quan hệ giữa ba yếu tố: các kích thích, hộp đen ý thức và những phản ứng đáp lại các
kích thích của người tiêu dùng (Trần Minh Đạo, 2012). Xác định hành vi của người tiêu dùng
như một lĩnh vực nghiên cứu tập trung vào các hoạt động của người tiêu dùng và phân tích
đơn giản “tại sao mọi người mua” (Blackwell, Miniard & Engel, 2001). Vì vậy, việc nắm bắt
nhu cầu người tiêu dùng là một q trình khó khăn, khi hành vi thay đổi liên tục.
2.3 Các nghiên cứu liên quan
Để kiểm tra các yếu tố dự đoán về hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng,
Joongho Ahn và cộng sự (năm 2001) đã xây dựng mơ hình chấp nhận sử dụng thương mại
điện tử. Mơ hình có đề cập đến sự nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích phải
được nâng cao, trong khi nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ và giao dịch trực
tuyến phải được giảm đi. Tuy nhiên nghiên cứu này gặp hạn chế về cỡ mẫu, mơ hình giải
thích đã thiếu một số yếu tố quan trọng của người tiêu dùng như giới tính, thu nhập,..

2477


Vào năm 2005, Cheung và cộng sự dựa trên nền tảng mơ hình chất lượng dịch vụ EUC và
SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1985) đề xuất ra mơ hình sự thỏa mãn của

khách hàng với mua hàng trực tuyến bao gồm 03 yếu tố chính:
1. Chất lượng dịch vụ;
2. Chất lượng hệ thống;
3. Chất lượng thông tin.
Về chất lượng dịch vụ gồm 05 yếu tố tác động:
1. Yếu tố vơ hình;
2. Tin cậy;
3. Khả năng đáp ứng;
4. Đảm bảo;
5. Yếu tố đồng cảm.
Chất lượng thông tin trong nghiên cứu của này của tác giả đã cho rằng có 04 yếu tố:
1. Sự chính xác;
2. Nội dung;
3. Định dạng;
4. Sự kịp thời của thơng tin.
Cịn chất lượng thơng tin được tác giả nhận định bị tác động bởi 04 yếu tố:
1. Sự chỉ dẫn;
2. Tính dễ sử dụng;
3. Thời gian đáp ứng nhanh;
4. Bảo mật.
Kế thừa từ mơ hình chấp nhận công nghệ TAM. Lim Yi Jin và cộng sự (2014) đã đề xuất mơ
hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu cũng đã kết luận ra rằng nhận
thức về tính hữu ích được cảm nhận và sự tin tưởng là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần làm ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến tích cực của người tiêu dùng.
Lan Zongjun (2019) đưa ra được mơ hình riêng gồm 06 giả thuyết các yếu tố:
1. Yếu tố nhân khẩu học;
2. Nhận thức sự hữu ích;
3. Chất lượng dịch vụ;
4. Mức độ phổ biến;
5. Tính truyền miệng;

6. Nhận thức rủi ro tác động đến việc mua sắm trực tuyến.

2478


Tác giả đã dựa trên thuyết hành vi và thuyết mua hàng trực tuyến cùng với nền tảng các yếu
tố từ những nhà nghiên cứu trước như Theodoridis (2010), Xie Hairong và Wu Sayian
(2000).
Izzal Asnira Zolkepli và cộng sự (năm 2020) dựa trên sự kết hợp của ba mơ hình chấp nhận
công nghệ TAM, lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT Unifified Theory of Acceptance and Use of Technology) và lý thuyết về hành vi có kế hoạch
(TPB - Theory of Planned Behaviour) để đề xuất ra mơ hình ảnh hưởng các yếu tố tác động
đến hành vi sử dụng ứng dụng di động giá trị nhận thức bao gồm các nhân tố:
1. Giá trị chức năng;
2. Giá trị xã hội;
3. Giá trị cảm xúc;
4. Trải nghiệm cơng nghệ mới;
5. Giá trị có điều kiện tác động đến trung gian xếp hạng và chi phí để đánh giá mức độ
của việc sử dụng ứng dụng di động đến hành vi.
Qua các nghiên cứu trên, nhóm tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu về ứng dụng trực
tuyến là một chủ đề khá mới mẻ tại Việt Nam vì chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này.
Và đa số các nghiên cứu về hành vi mua hàng trực tuyến đều kế thừa từ các lý thuyết như
hành vi có kế hoạch (TPB), mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM, thuyết Hành động hợp lí
(TRA) để xác định hành vi đối tượng nghiên cứu.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu và xây dựng thang đo
Để đo lường biến phụ thuộc “hành vi mua hàng trực tuyến trên ứng dụng Shopee”, nhóm tác
giả đã khảo sát trực tiếp thông qua các mục hỏi trên thang đo likert 5 mức độ với 30 biến
quan sát dựa trên 6 thang đo độc lập (Nhận thực sự hữu ích; Nhận thức sự rủi ro; Chất
lượng thơng tin; Chất lượng hệ thống; Trải nghiệm công nghệ mới; Sự tin cậy) và một thang

đo phụ thuộc (hành vi mua hàng trên ứng dụng Shopee). Trong bài nghiên cứu này nhóm
tác giả tập trung phân tích định lượng theo phương pháp phi xác suất và lấy mẫu thuận tiện.
Các dữ liệu sau thu nhập và thống kê sơ bộ thì tiến hành kiểm định độ tin cậy (Cronbach
Alpha) nhằm phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một
nhân tố và loại những biến có hệ số tin cậy thấp, tiếp theo là phân tích các nhân tố khám
phá EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm nhân tố khác nhau nhằm
phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai
nhân tố từ ban đầu. Từ đó, tiến hành phân tích hồi quy đa biến để thống kê ước lượng giá trị
của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị của các biến độc lập đã cho và kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu.
3.2 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố từ ứng dụng Shopee đến hành vu mua hàng trực
tuyến của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh
Mơ hình của nhóm tác giả kế thừa từ các nghiên cứu có liên quan như đã nêu ở trên thiết kế
cụ thể cách nghiên cứu theo hướng mô tả (descriptive research) và đưa ra giả thuyết là:
- Giả thuyết thứ nhất H1: nhận thức về sự hữu ích (HI) có mối quan hệ thuận chiều (+).

2479


- Giả thuyết thứ hai H2: nhận thức rủi ro (RR) có mối quan hệ thuận chiều (+).
- Giả thuyết thứ ba H3: chất lượng thơng tin (TT) có mối quan hệ thuận chiều (+).
- Giả thuyết thứ tư H4: chất lượng hệ thống (HT) có mối quan hệ thuận chiều (+).
- Giả thuyết thứ năm H5: trải nghiệm công nghệ mới (TN) có mối quan hệ thuận chiều
(+).
- Giả thuyết thứ sáu H6: sự tin cậy (TC) có mối quan hệ thuận chiều (+).

Hình 1. Mơ hình đề xuất của nhóm tác giả

4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
4.1 Độ tin cậy của thang đo

Để xem xét độ tin cậy của dữ liệu nhóm tác giả đã sử dụng hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha)
để đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo nhằm loại bỏ các biến quan sát không đủ độ
tin cậy theo 02 tiêu chí: hệ số tương quan biến tổng < 0,3 (Nunnal & Burnstein (1994) và Hệ
số Cronbach's Alpha > 0,6 (Hoàng Trọng và cộng sự, 2008).
Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần thuộc thang đo về các nhân tố
đều lớn hơn 0,6 đồng thời hệ số tương quan biến tổng của các yếu tố nhỏ cũng đều lớn hơn
0,3. Do đó ta sử dụng 06 nhân tố này vào phân tích nhân tố khám phá (EFA).
4.2 Phân tích nhân tố khám phá
EFA dùng để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến (Hair và cộng sự, 1998).
Với 6 nhóm nhân tố độc lập gồm 26 biến quan sát ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Hành vi
mua hàng qua ứng dụng trực tuyến Shopee, được đưa vào phân tích nhân tố khám phá
dùng phương pháp trích (Pricipal components với phép quay (Varimax) đồng thời loại bỏ các
biến quan sát có trị số Factor loading < 0,5 ra khỏi thang đo, trị số của KMO phải đạt giá trị
0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO ≤ 1), Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test <
0,05), xác định số lượng nhân tố với Eigenvalue ≥ 1, Tổng phương sai trích (Total Variance
Explained) ≥ 50% cho thấy mơ hình EFA là phù hợp.

2480


Bảng 1. Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha và EFA
Biến
quan
sát

1

HI4

0,835


HI5

0,792

HI3

0,765

4

HI1

0,735

5

HI2

0,622

6

HT4

0,690

HT2

0,689


HT5

0,642

9

HT1

0,620

10

HT3

0,597

11

RR3

0,744

RR1

0,720

RR2

0,663


14

RR4

0,639

15

TT1

0,737

TT4

0,703

TT3

0,689

18

TT2

0,659

19

TC4


0,792

TC1

0,728

21

TC3

0,605

22

TC2

0,569

Stt

Các khái
niệm

1
2
Nhận thức
sự hữu ích

3


7
Chất lượng
hệ thống

8

12
13

16
17

20

23
24
25

Nhận thức
rủi ro

Chất lượng
thơng tin

Sự tin cậy

Trải
nghiệm
cơng nghệ

mới

Nhân tố
2

3

4

5

6

Croabach’s
Alpha

0,834

0,755

0,763

0,760

0,736

TN2

0,801


TN3

0,661

TN1

0,592

Eigenvalues

6.870

2.562

1.560

1.350

1.309

1.080

Phương sai trích (%)

27.479

10.248

6.242


5.402

5.238

4.319

Cummulative

58.927

Sig.

0,000

KMO

0,868

0,672

Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp và phân tích

2481


Qua 02 lần chạy EFA vì lần 01 biến TN4 có hệ tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 nên đã bị loại ra khỏi
mơ hình. Kết quả lần cuối (Bảng 1) cho thấy 25 biến quan sát được nhóm thành 06 nhân tố
đều thỏa mãn tiêu chuẩn như sau: Kiểm định KMO và Bartlett trong có hệ số KMO là 0,868 >
0,5 với mức ý nghĩa thống kế Sig. là 0,000 (<0,05) cho thấy phân tích nhân tố khám phá là
phù hợp. Theo tiêu chuẩn Egienvalues = 1.080 >1, tổng phương sai trích là 58.927% > 50%

nên giải thích được 58.927% sự biến thiên của dữ liệu, như vậy việc giải thích yếu tố khá tốt.
4.3 Hồi quy
Phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các biến độc lập đến hành vi
mua hàng và kiểm tra hệ số phóng đại VIF xem có hiện tượng đa cộng tuyến khơng (Hồng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Bảng 2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến bằng phương pháp Enter
Hệ số chưa chuẩn
hóa

Hệ số chuẩn
hóa

Mơ hình

Thống kê cộng tuyến
t

B

Độ lệch
chuẩn

(Hằng số)

0,511

0,181

HI


0,176

0,035

RR

0,023

TT

Sig.

Beta

Độ chấp
nhận

Hệ số phóng đại
phương sai

2.822

,005

0,195

4.995

0,000


0,839

1.192

0,038

0,026

0,594

0,553

0,653

1.531

0,038

0,043

0,040

0,895

0,371

0,634

1.577


HT

0,171

0,046

0,167

3.710

0,000

0,631

1.584

TN

0,171

0,038

0,190

4.474

0,000

0,709


1.411

TC

0,339

0,040

0,372

8.444

0,000

0,657

1.523

Adjusted R Square

0,505

Durbin Wastson

2.036
Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp và phân tích

Kết quả hồi quy của mơ hình cho thấy giá trị R2 (R Square) bằng 0,513, điều này nói lên độ
thích hợp của mơ hình là 51,3% hay nói cách khác là 51,3% sự biến thiên của biến hành vi
mua hàng (HV) được giải thích bởi 06 nhân tố. Giá trị R2 điều chỉnh phản ánh chính xác sự

phù hợp của mơ hình so với tổng thể, R2 điều chỉnh = 0,505 (hay 50,5%). Thống kê F có giá
trị Sig. = 0,000 < 0,05, mơ hình sử dụng là phù hợp với tập dữ liệu và các biến đều đạt được
tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance > 0,0001). Ngoài ra, chỉ số Durbin Watson từ kết quả cho
thấy DW = 2.036, điều này chứng tỏ khơng có hiện tượng tự tương quan của các biến độc
lập. Hệ số phóng đại VIF đều < 10, điều này chứng tỏ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến
xảy ra. Từ kết quả xem xét mức ý nghĩa các biến độc lập trong mơ hình hồi quy ta thấy có 2
biến khơng có mức ý nghĩa so với hành vi mua hàng đó là biến nhận thức rủi ro (Sig. = 0,553
> 0,05) và biến chất lượng thông tin (Sig. = 0,371 > 0,05) nên không được chấp nhận.

2482


Hành vi mua hàng qua ứng dụng Shopee = 0,195  nhận thức hữu ích + 0,167
 chất lượng hệ thống + 0,190  trải nghiệm công nghệ mới + 0,372  sự tin cậy

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua phân tích dữ liệu bằng SPSS sự tác động của các nhân tố đến hành vi mua hàng trực
tuyến của người tiêu dùng trên ứng dụng mua hàng trực tuyến Shopee theo thứ tự giảm dần
như sau: sự tin cậy (β1 = 0,372 với 37,6%), nhận thức sự hữu ích (β2 = 0,195 với 19,7%), trải
nghiệm cơng nghệ mới (β3 = 0,190 với 19,2%) và chất lượng hệ thống (β4 = 0,167 với 4,0%),
04 biến này đều có Sig. = 0,000 < 5% nên chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết.
Trong đó nhân tố Sự tin cậy đóng vai trị quan trọng nhất và Chất lượng thông tin đứng thứ 4
(thấp nhất) với mức tác động đến biến phụ thuộc. Qua đó giúp cho doanh nghiệp kinh doanh
và thiết kế ứng dụng nắm bắt được thị hiếu, hành vi khách hàng góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
5.2 Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu, để nâng cao hiệu quả kinh doanh đáp ứng nhu cầu mua hàng trực
tuyến trên ứng dụng Shopee, doanh nghiệp nên tập trung vào các nhân tố tác động đến
hành vi mua của người tiêu dùng.

Thứ nhất, mua hàng trực tuyến có nhiều rủi ro hơn so với mua hàng trực tiếp nên phải tạo
được lòng tin từ họ, các khâu chọn lọc hàng hóa trước khi bán và giao để đáp ứng được sự
tin cậy của người tiêu dùng hay cung cấp các chính sách đổi trả nhanh chóng đơn giản, dịch
vụ chăm sóc người tiêu dùng để tạo cảm giác tin cậy cho người tiêu dùng từ đó gia tăng
hành vi mua của người tiêu dùng.
Thứ hai, sản phẩm ứng dụng phải chứng minh được cho người tiêu dùng sự hữu ích để gia
tăng hành vi mua như cung cấp chi tiết đầy đủ thông tin sản phẩm cũng như dịch vụ ngoài ra
giá cả hợp lý là cung cấp nhận thức sự hữu ích về kinh tế cho người tiêu dùng.
Thứ ba, doanh nghiệp nên tập trung hệ thống R&D (nghiên cứu và phát triển) để không
ngừng cập nhật đổi mới ứng dụng của mình về mặt cơng nghệ, chức năng bằng cách nắm
bắt những nhu cầu hay xu hướng sử dụng ứng dụng hay tiêu dùng của giới trẻ nhằm đáp
ứng sự thích tị mị và trải nghiệm cái mới của người tiêu dùng và dẫn đến hành vi mua hàng
tăng lên.
Cuối cùng là hệ thống, doanh nghiệp phải có hệ thống bảo mật an tồn, nâng cao chất
lượng hệ thống nhằm đáp ứng sự tin tưởng của người tiêu dùng gia tăng hành vi mua hàng,
cải thiện cập nhập các hệ thống giao diện hình ảnh, màu sắc hay cách trình bày sản phẩm
mới theo từng mùa hay từng sự kiện để thu hút được thị giác người tiêu dùng từ đó gia tăng
hành vi mua hàng của người tiêu dùng trên Shopee.

2483


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Cheung, C. M. K., & Lee, M. K. O. (2005). Consumer satisfaction with internet
shopping. Proceedings of the 7th International Conference on Electronic Commerce ICEC ’ 5.

[2]


Izzal Asnira Zolkepli et al ( 2020) Mobile consumer behavior on apps usage: The
effects of perceived values rating and cost.

[3]

Joong-Ho Ahn el at (2001). On the Explanation of Factors Affecting E-Commerce
Adoption.

[4]

Lan Zongjun (2019). Factors Study of LAZADA Consumer Shopping Effectiveness in
Malaysia. IOSR Journal of Business and Management (IOSR-JBM). e-ISSN: 2278487X, p-ISSN: 2319-7668. Volume 21, Issue 12. Ser. III (December. 2019), PP 19-27.

[5]

Lim Yi Jin et al (2014) Perceived usefulness and trust towards consumer behavior: A
perspective of consumer online shopping.

[6]

Nguyễn Hồng Quân và Nguyễn Thị Kim Ngân (2019). Sự hài lòng đối với các website
của các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong lĩnh vực điện tử: Nghiên cứu tại thị
trường Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 269 tháng
11/2019.

2484




×