Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

HỆ GIÁ TRỊ VÀ VIỆC GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.07 KB, 21 trang )

HỆ GIÁ TRỊ VÀ VIỆC GIÁO DỤC
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THƠNG VIỆT NAM
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXI


Trần Ngọc Thêm*

Dẫn nhập
30 năm Đổi mới đã đem lại cho Việt Nam một số thành tựu trên lĩnh vực kinh tê, nâng cao
mức sống của nhân dân và làm thay đổi bộ mặt của đất nước.
Bên cạnh việc phát triểnkinh tê, ngay từ tháng 1/1993, Hội nghị Trung ương 4 khóa VII
của Đảng CSVN đã đề ra chủ trương coi “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tê - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” .
Tiêp sau đó, Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII họp tháng 7/1998 đã ra Nghị quyêt về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc. Hội nghị Trung
ương 9 khóa XI họp tháng 6/2014 ra Nghị quyêt 33 “Xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Dù coi trọng văn hóa như vậy, các nghị quyêt trên đều thừa nhận rằng trong suốt thời gian
qua, văn hóa phát triển không tương xứng với kinh tê. Nêu trọng tâm của văn hóa là con
người và mục tiêu cơ bản của phát triểnvăn hóa là phát triển con người thì thực tiễn cho thấy
rằng sau gần 30 năm, bình diện văn hóa - con người ở Việt Nam khơng những khơng phát
triển (đi lên) mà còn đi xuống. Hàng loạt sự kiện diễn ra trong các năm qua như việc cướp
hoa ở Hà Nội năm 2008; tranh giành đồ ăn tại nhà hàng buffet ở TP. HCM năm 2012, “hôi
bia” tại Đồng Nai năm 2013; các vụ xung đột tại các lễ hội và Công viên nước Hồ Tây năm
2015, hiện tượng cảnh báo người Việt ăn cắp vặt xảy ra thường xun ở nước ngồi, v.v. cho
thấy văn hóa ứng xử của người Việt đã chạm đáy. Điều nguy hiểm nhất nằm ở chỗ sự sa sút
đạo đức, lối sống không chỉ diễn ra trong dân chúng mà cả trong một bộ phận không nhỏ cán
bộ đảng viên. Cùng với năm tháng, “bộ phận không nhỏ” này ngày càng đông lên. Những
**GS.TSKH., Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng
Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG-HCM.



phát ngôn của họ ngày càng tỏ ra thiêu văn hóa một cách thơ thiển; những hành vi vơ trách
nhiệm của họ ngày càng trắng trợn; các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy cơng
trình, chạy dự án, chạy tội... ngày càng cơng khai...
Ngun nhân thì có nhiều, các nghị quyêt đã nhiều lần chỉ ra, song dường như càng chữa
càng hỏng. Sở dĩ có tình trạng như vậy một phần là vì chưa xác định đúng nguyên nhân gốc,
phần khác là các giải pháp mang tính nửa vời, thiêu hệ thống và thiêu đồng bộ. Nguyên nhân
gốc của các nguyên nhân là trong quá trình phát triển đã diễn ra sự xung đột ngày càng gay
gắt giữa hệ giá trị (HGT) nông nghiệptruyền thống với HGT công nghiệp, giữa HGT nông
thôn truyền thống với HGTđô thị, giữa HGT làng xã khép kín với HGT hội nhập. Do vậy,
việc nghiên cứu và xây dựng HGT Việt Nam mới trở thành vấn đề quan trọng.
Từ cuối năm 2012 trở lại đây, công việc này được tập trung thực hiện một cách hệ thống
trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước KX.04.15/11-15 “Hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” do chúng tôi làm chủ nhiệm [x. Trần
Ngọc Thêm (cb) 2015]. Dưới đây là một số kêt quả và đề xuất cho lĩnh vực giáo dục.
1. Xu hướng giá trị và kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng HGT định hướng
1.1. Xu hướng giá trị của các khu vực văn hóa thế giới
1.1.1. Lịch sử nhân loại chủ yêu diễn ra ở cựu lục địa Á-Âu, nơi mà chúng tôi chia thành
ba khu vực cơ bản ứng với ba loại hình văn hóa: phương Tây ứng với loại hình văn hóa trọng
động, trọng dương; Đơng Nam Á ứng với loại hình văn hóa trọng tĩnh, trọng âm; và khu vực
chuyển tiêp còn lại (từ Tây Nam Á qua Ấn Độ lên Xi-bê-ri và Đơng Bắc Á) ứng với loại hình
văn hóa trung gian. Đên lượt mình, khu vực chuyển tiêp này lại chia thành hai tiểu khu vực
là Đông Bắc Á ứng với loại hình văn hóa trung gian trọng thê tục và Tây Nam Áứng với loại
hình văn hóa trung gian trọng tâm linh [x. Trần Ngọc Thêm 2013: 85-90].
Xét theo quy mô chủ thể với bốn cấp độ: cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội, có thể thấy
HGT truyền thống của các nền văn hóa phương Tây có xu hướng tập trung khơng chỉ ở cấp
độ cá nhân (như lâu nay nhiều người vẫn nghĩ) mà còn ở cả cấp độ xã hội; trong khi các nền
văn hóa Đơng Bắc Á thì tập trung chủ yêu ở cấp độ gia đình; còn các nền văn hóa Đơng
Nam Á thì tập trung chủ u vào cấp độ tập thể làng xã. Xu hướng giá trị này giúp xã hội
Đông Nam Átruyền thống ổn định nhưng không khuyên khích phát triển. Muốn phát triển,



cần chú trọng phát huy cấp độ dưới cùng là cá nhân và cấp độ trên cùng là xã hội như các
nền văn hóa phương Tây đã làm.
1.1.2. Xét ba khu vực phương Tây, Đông Bắc Á và Đông Nam Á theo ba loại hoạt động
nhận thức, tổ chức, ứng xử, có thể thấy sự biên động của các giá trị truyền thống cốt lõi ở
khu vực phương Tây diễn ra ở mức độ nhỏ nhất, với cách thức nhẹ nhàng nhất; ở khu vực
Đơng Bắc Á có mức độ biên động tương đối lớn nhưng diễn ra thuận tiện. Riêng ở khu vực
Đơng Nam Á có mức độ biên động mạnh nhất, cách thức biên động khó khăn và chậm chạp
nhất.
1.1.3. Trên cơ sở những nhận xét vừa nêu, có thể rút ra quy luật chung là: Nền văn hóa
nào càng khác biệt nhiều so với phương Tây thì sự biến động HGT diễn ra càng mạnh và
càng gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở của quy luật này là quá trình tồn cầu hố và hội nhập quốc tế hiện nay chủ yếu do
phương Tây chi phối. Nền tảng của các quá trình này là ba trụ cột đơ thị hóa, cơng nghiệp
hóa và hiện đại hóa cũng đều xuất phát từ phương Tây. Bởi vậy, việc tiêp nhận những giá trị
tinh hoa mà phần lớn do phương Tây đề xuất là xu hướng không thể đảo ngược được. Các
quốc gia phương Đông như Nhật Bản và bốn con Rồng, trước khi tham gia chi phối quá trình
tồn cầu hoá và hội nhập cùng các nước phát triển thì cũng đều đã tiêp nhận các giá trị này
(Nhật Bản thời Minh Trị gọi việc này là “Thoát Á nhập Âu”).
1.1.4. Sự khác biệt so với phương Tây chi phối sự biên động của HGT thể hiện trên hai
phương diện: loại hình văn hóavà phương thức tổ chức xã hội.
Về loại hình văn hóa thì Đơng Nam Á thuộc loại hình văn hóatrọng tĩnh (trọng âm), trái
ngược với phương Tây trọng động (trọng dương), cịn Đơng Bắc Á thuộc loại hình văn hóa
trung gian ở giữa; do vậy sự chuyển đổi HGT ở Đơng Bắc Á khá thuận tiện, cịn ở Đơng
Nam Á thì khó khăn nhất.
Về phương thức tổ chức xã hội thì các nước theo định hướng XHCN (như Trung Quốc,
Việt Nam...) có phương thức tổ chức xã hội khác hẳn các quốc gia Đơng Á cịn lại nên sự
chuyển đổi HGT ở những nước này gặp nhiều khó khăn hơn.
Việt Nam vừa thuộc khu vực Đông Nam Á là nơi có loại hình văn hóa trọng tĩnh điển

hình, lại vừa thuộc nhóm nước có phương thức tổ chức xã hội khác biệt nên quá trình chuyển
đổi HGT ở Việt Nam gặp khó khăn nhiều hơn cả.


1.2. Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng HGT định hướng
1.2.1. Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có
quá trình chủn đổi HGT mang tính nửa tự phát (lồng trong quá trình cơng nghiệp hóa và
đơ thị hóa). Sự chuyển đổi HGT mang tính tự giác chủ yêu chỉ có ở Đơng Nam Á và Trung
Quốc. Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đều đã chủ động xây dựng HGT định hướng từ
ngay trong nửa sau của TK XX (sớm nhất là Indonesia từ năm 1945). Trung Quốc cơng bố
phiên bản HGT đầu tiên của mình năm 1981 dưới thời Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, thành
cơng trong xây dựng HGT chỉ thấy rõ ở các quốc gia Đông Nam Á.
1.2.2. Tìm hiểu về việc xây dựng HGT định hướng cốt lõi ở các quốc gianày và hiệu quả
của chúng, có thể rút ra năm nhận xét sau:
(1) Các giá trị cốt lõi mà các quốc gia Đông Nam Á đưa ra khơng cầu tồn, trừu tượng, xa
lạ, mà rất gần gũi với các yêu cầu của cuộc sống.
(2) Các quốc gia Đông Nam Á đặc biệt chú ý đặt trọng tâm vào các giá trị văn minh hiện
đại mà họ còn thiêu (vd như Tuân thủ hiến pháp và Pháp quyền của Malaysia; Công nghiệp
và Sự từ chức của Philippines…).
(3) Những giá trị truyền thống được nêu ra thì phải là các giá trị đang có nguy cơ phai
nhạt mà họ thấy cần giữ lại (chẳng hạn, trong bối cảnh niềm tin tơn giáo đang phai nhạt thì
Indonesia khẳng định Thượng đế tối cao và duy nhất).
(4) Các giá trị định hướng cốt lõi do các quốc gia Đơng Nam Á nêu ra thường có số lượng
vừa phải (5 ở Indonesia, Malaysia, Singapore; 9 ở Philippines; riêng Thái Lan có số lượng
nhiều nhất là 12). Khi tổ chức lại với nhau, chúng tạo thành hệ thống đơn giản, gọn gàng, dễ
nhớ, dễ thực hiện.
(5) Các phiên bản HGT định hướng cốt lõi của Trung Quốc thường luôn cầu tồn, nên đều
rất phức tạp, khó nắm bắt, khó thực hiện nên khó thành cơng.
2. HGT Việt Nam truyền thớng; những biến động trong hiện tại, và ý nguyện của dân
chúng

2.1. HGT Việt Nam truyền thống


2.1.1. Trên cơ sở chắt lọc những giá trị cốt lõi đã được đề xuất trong các cơng trình nghiên
cứu của chúng tôi và một số tác giả khácvà tiên hành kiểm chứng qua một cuộc điều tra khảo
sát trên phạm vi cả nước với quy mô 5.604 phiêu, chúng tôi thu được bốn giá trị phổ biến
đạt trên 50% số phiêu trả lời (x. Bảng 1).
Bảng 1. Các giá trị Việt Nam truyền thống phổ biên đạt trên 50%
STT Những giá trị phổ biến
1
2
3
4

Hạnh phúc (gia đình)
Việc làm (ổn định)
Cơng bằng (xã hội)
Giàu có (nhiều tiền)

Tinh thần

Vật chất

+

Sớ %
82,9
75,4
53,4
52,2


+
+
+

2.1.2. Cuộc điều tra cũng cung cấp 9 giá trị đặc thù đạt trên 50% số phiêu trả lời; nêu số
này lấy xuống trên 40% thì có14 giá trị, nêu lấy xuống trên 30% thì có18 giá trị. Các giá trị
này là hệ quảnăm đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam truyền thống là Tính trọng âm,
Tính cộng đồng làng xã, Tính ưa hài hịa, Tính kết hợp, và Tính linh hoạt (x. Bảng 2).
Bảng 2. Các giá trị Việt Nam truyền thống đặc thùđạt trên 30%
Đặc trưng
Giá trị
I- Tính trọng âm Lịng hiếu khách
(5)
Tính trọng nghĩa tình
Sức chịu đựng, tính nhẫn nhịn
Tính ưa ổn định
Tính hiêu hịa, bao dung
II- Tính cộng Tình đồn kết
Lịng biết ơn
đồng làng xã (5)
Tính trọng thể diện
Tính dân chủ làng xã
Tính tập thể
III- Tính ưa hài Tính vui vẻ, lạc quan
hịa (2)
Tính thực tế
IV- Tính kết hợp
Khả năng quan hệ tốt
(2)

Khả năng kết hợp tốt
V- Tính linh hoạt Tính sáng tạo, biên báo
(2)
Khả năng thích nghi cao
VIPhẩm Lịng u nước
chấttổng hợp (2)

Sớ %
66,3
53,6
49,5
44,1
43,0
68,3
57,6
53,9
50,7
37,6
52,0
41,9
39,7
35,1
40,8
39,7
70,8


Lịng nhân ái, thương người

61,9


Xét theo khơng gian, mỗi vùng miền cũng có những giá trị đặc thù riêng: người miền Bắc
nổi tiêng về tính tập thể, khả năng quan hệvà sự sáng tạo biên báo; người miền Trung nổi
tiêng về sự cần cù và nghị lực; người miền Nam vượt trội về tính trọng nghĩa, tính bộc trực
thẳng thắn và tính mở thoáng.
2.2. Những tật xấu phổ biến trong giai đoạn hiện tại
HGT Việt Nam truyền thống đã biên động nhiều từ khi tiêp xúc với phương Tây. Bên
cạnh việc tiêp nhận những giá trị mới, mỗi lần biên động lại làm nảy sinh ra các tật xấu. Các
tật xấu này bắt đầu được nói đênnhiều từ những năm đầu TK XX, rồi xuất hiện đa dạng hơn
sau năm 1945 (được Hồ Chí Minh nêu ra và phê phán trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc”). Từ
sau Đổi Mới đên nay, khi mà sự xung đột giữa tính nơng nghiệp - nơng thơn trong truyền
thống và tính cơng nghiệp - đô thị mà Việt Nam đang hướng tới trở nên nghiêm trọng thì các
tật xấu càng trở nên phong phú và đa dạng.
Trong văn hóa Việt Nam, “tật xấu” được phân hóa thành bốn loại: thói, tật, bệnh, tệ nạn
(hay nạn). Trong đó tệ nạn là thói xấu gây tác hại lớn trên phạm vi rộng. Trong 15 tệ nạn đưa
ra khảo sát,có 5 tệ nạn trầm trọng nhất chiêm trên 30% số phiêu trả lời là: tham nhũng
(66,6%); quan liêu, cửa quyền (57,6%); hối lộ (42,4%); bạo hành, cướp giật (37,7%); và cờ
bạc, số đề (33,6%).
Trong 34 tật xấu thuộc ba loại cịn lại được điều tra, có 11 tật xấu chiêm trên 50% số phiêu
trả lời; nêu số này lấy xuống trên 40% thì có 15 tật xấu, nêu lấy xuống trên 30% thì có 22 tật
xấu. Các tật xấu này được trình bày ở cột 3-4 trong bảng 6 (x. mục 2.3 ở dưới).
2.3. Đánh giá chung và ý nguyện của dân chúng
So sánh các giá trị và phi giá trị (tật xấu) ở Việt Nam hiện nay qua sự đánh giá của người
dân thì thấy các phi giá trị ln có số lượng vượt trội (x. Bảng 3).
Bảng 3. So sánh số lượng giá trị và phi giá trị (tật xấu)
Tỷ lệ %
Số lượng
Giá trị
Phi giá trị


Trên
50%
9
11

Trên
40%
14
15

Trên
30%
18
22


Điều này phù hợp với kêt quả khảo sát về niềm tin: Mức độ tin tưởng của dân chúng vào
những mục tiêu chung (như khả năng xây dựng thành công CNXH trong TK XXI, khả năng
trở thành nước công nghiệp vào năm 2020) ở mức dưới trung bình là 43,1%. Còn niềm tin
vào việc đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu (như an toàn thực phẩm; an toàn giao thông,
thân thể; chất lượng y tê, giáo dục) là cái sát sườn nhất thì chỉ có 16,4% là mức rất thấp.
Để khắc phục tình trạng báo động về sự suy thoái HGT, sự khủng hoảng nghiêm trọng về
niềm tin, không còn cách nào khác là phải xây dựng một HGT mới bằng cách loại bỏ các tật
xấu trong xã hội và thay vào đó là những giá trị tinh hoa nhân loại cần tiêp thu. Theo khảo
sát của chúng tôi, trong số 21 giá trị đưa ra để lựa chọn những giá trị tinh hoa nhân loại cần
tiêp thu, có 9 giá trị đạt trên 50% số phiêu trả lời; nêu lấy xuống trên 40% thì con số này là
12 giá trị, cịn nêu lấy xuống trên 30% thì con số này là 15 giá trị.
Bảng 4 chứa các giá trị tinh hoa nhân loại cần tiêp thu trong sự đối chiêu với những tật
xấu trầm trọng tương ứng cần loại bỏ.
Bảng 4. 15 giá trị cần tiêp thu đối chiêu với những tật xấu cần loại bỏ

Những giá trị cần tiếp thu

%

Những tật xấu tương ứng cần loại bỏ

%

Ý thức pháp luật

76,7

Tính trung thực, thẳng thắn

76,2

Bệnh thiếu ý thức pháp luật
Bệnh giả dới, nói khơng đi với làm

68,2
81,0

Tật ăn cắp vặt
Bệnh thành tích

33,5
75,1

Tinh thần trách nhiệm


75,4

Bệnh phong trào

49,7

Bệnh vơ cảm
Thói dựa dẫm

42,0
56,3

Bệnh tự ti, thiếu bản lĩnh…
Bệnh hình thức
Bệnh bè phái, khơng hợp tác được

32,6
57,0
52,3

Bệnh nói xấu sau lưng
Bệnh sớng bằng quan hệ

58,2
53,6
59,8
57,6

Bản lĩnh cá nhân


69,6

Tính chun nghiệp

68,1

T.thần hợp tác, làm việc nhóm

58,4

Tính trọng lẽ cơng bằng

57,9

Tính khoa học

55,9

Tinh thần dân chủ

53,2

Bệnh đới phó
Nạnquan liêu, cửa quyền

Lịng trung thành

49,8

Thói khơn vặt, láu cá


35,2

Lịng tự trọng

44,9

Bệnh sỹ diện, háo danh, chém gió

55,5

Tính phân tích, rành mạch

41,3

Bệnh sùng ngoại
Tật ham vui, thích "tám"

32,7
44,1


Tính ngun tắc

32,0

Thói tùy tiện

38,1


Tinh thần sẵn sàng từ chức

31,3

Tính dám mạo hiểm

31,1

Bệnh hám lợi
Bệnh lề mề, chậm chạp

50,3
44,0

3. Mô hình HGT định hướng cớt lõi Việt Nam
3.1. Mơ hình HGT định hướng cớt lõi tồn diện
3.1.1. Với một số điều chỉnh về tên gọi và phân nhóm, có thể đề xuất mơ hình HGT định
hướng cốt lõi tồn diện gồm 35giá trị. 35 giá trị này chia làm hai nhóm: Nhóm phổ biến có 6
giá trị và nhóm đặc thù có 29 giá trị. 29 giá trị đặc thù này có thể được sắp xêp quanh bốn
đặc trưng bản sắc mới, phù hợp với yêu cầu của văn hóa Việt Nam hiện đại: (a) Tính cộng
đồng xã hội (thay cho “tính cộng đồng làng xã” truyền thống); (b) Tính hài hịa thiên về
dương tính (thay cho “tính trọng âm” và “tính ưa hài hịa”); (c) Tác phong cơng nghiệp (thay
cho “tính kêt hợp”); và (d) Tính linh hoạt trong nguyên tắc (thay cho “tính linh hoạt” truyền
thống) (x. Bảng 5).
Bảng 5. Mơ hình đề xuấtHGT định hướng cốt lõi tồn diện
Tinh thần
Vật chất
1. Hạnh phúc. 2. Dân chủ. 3.Cơng bằng. 4. 5. Việc làm
Pháp quyền
6. Giàu mạnh

Giá
trị
truyền
thống
Tinh hoa nhân loại
được bảo tồn:
được bổ sung:
7. Tình đồn kêt
11. Tinh thần trách nhiệm
[I-Tính
8. Tính trọng thể diện
12. Bản lĩnh cá nhân
cộng đồng
9. Lịng biêt ơn
13. Tinh thần hợp tác
làng xã]
10. Tính tập thể
14. Lịng tự trọng
15. Tính ưa ổn định
16. Tính bao dung
[II-Tính
17. Tính trọng nghĩa tình
20. Tinh thần sẵn sàng từ chức
trọng âm]
18. Sức nhẫn nhịn
21. Tính dám mạo hiểm
19. Lịng hiêu khách
[III-Ưa hài 22. Tính lạc quan
hịa]
23. Tính thực tê

26. Tính chuyên nghiệp
[IV-Tính
24. Khả năng quan hệ tốt
27. Tính khoa học
kêt hợp]
25. Tính kêt hợp
28. Tính phân tích

1- GIÁ TRI
PHỔ BIẾN
2- GIÁ TRI
ĐẶC THÙ
2A
-Tính
cộng
đồng xã hội

2B
- Tính hài hịa
thiên về dương
tính

2C- Tác phong
cơng nghiệp


[V-Tính
linh hoạt]

29. Tính sáng tạo

30. Khả năng thích nghi cao

[VI- Giá trị 33. Lòng yêu nước
t.hợp I+II]
34. Lòng nhân ái

31. Tính ngun tắc
32. Lịng trung thành

2D- Tính linh
hoạt
trong
ngun tắc

35. Tính trung thực

2E
- Giá trị tổng
hợp

3.2. HGT định hướng cốt lõi trọng điểm
Để đưa HGT định hướng cốt lõi vào đời sống, trong mỗi giai đoạn, cần chọn ra một số giá
trị cấp bách làm mục tiêu cụ thể trước mắt, tạo thành HGT định hướng cốt lõi trọng điểm.
3.2.1. Theo kinh nghiệm quốc tê (x. mục 1.2), số lượng các giá trị đưa vào HGT định
hướng cốt lõi trọng điểm cần giới hạn ở mức vừa phải để đảm bảo dễ nhớ và dễ vận dụng.
Về nội dung, chủ yêu tập trung vào những giá trị nhân loại cần tiêp nhậnđể giúp khắc phục
những tật xấu trầm trọng. Những giá trị truyền thống đặc trưng chỉ nên chọn những giá trị
quan trọng đang có nguy cơ phai nhạt hoặc cần nhấn mạnh một cách đặc biệt.
Căn cứ vào kêt quả điều tra của chúng tôi và vào nhu cầu thực tê của xã hội, trong giai
đoạn trước mắt (khoảng 15-20 năm tới), chúng tôi thấy trong số 35 giá trị định hướng cốt lõi

tồn diện có thể chọn ra 10 giá trị thỏa mãn cả ba yêu cầu nêu trên. Chúng được rút ra từ hai
lĩnh vực giá trịxã hội và cá nhân và có thể chia thành 5 nhóm như sau (x. Hình 1).
3.2.2. Mười giá trị này đều là những phẩm chất có tỷ lệ lựa chọn cao (đều trên 40%) và có
khả năng đại diện cho một loạt giá trị cùng loại. Phối hợp lại với nhau, chúng tạo thành một
hệ thống cho phép loại trừ các tật xấu trầm trọng và đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tê hiện nay.


Hình 1.HGT định hướng cốt lõi trọng điểm giai đoạn 2015-2030
(1) Dân chủ và Pháp quyền là hai giá trị xã hội phổ biên
Dân chủ, theo cách diễn đạt của A. Lincoln, “là chính quyền của dân, do dân và vì dân”.
Theo “Từ điển bách khoa triêt học” của Liên Xơ, dân chủ là hình thức tổ chức xã hội “thừa
nhận dân là gốc của chính quyền, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự do” [ФЭC 1983: 145].
Trong mối quan hệ giữa “dân chủ” với “tự do”, tự do mới chỉ là điều kiện của dân chủ, có tự
do chưa chắc đã có dân chủ. Thiêu dân chủ, tự do có nguy cơ dẫn đên vơ tổ chức, mất kiểm
soát. Nhưng nêu có dân chủ thì sẽ đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng, đảm bảo được các
quyền tự do cơ bản và quyền con người. Bởi vậy mà dân chủ là giá trị xã hội quan trọng hàng
đầu, phổ biên ở mọi xã hội hiện đại.
Dân chủ hiện đại sẽ thay thê một cách hiệu quả cho “dân chủ làng xã” vốn là một giá trị
của văn hóa truyền thống Việt Nam mà nayđang phát triển quá đà, trong nhiều trường hợp đã
dẫn đên bệnh vơ chính phủ. Dân chủ là một trong ba đặc trưng của thể chê chính trị Việt
Nam hiện đại, nhưng lại là đặc trưng duy nhất chưa được thực hiện một cách đầy đủ (x. mục
3.1.3). Có thực hiện được dân chủ thực sự thì mớikiểm soát được quyền lực; khắc phục được
nạn quan liêu, cửa quyền (57,6%). Bởi vậy, “dân chủ” là giá trị có ý nghĩa quyêt định.


Pháp quyền là giá trị đã được Nguyễn Ái Quốc nói đên từ năm 1919, được Đảng CSVN
khẳng định là mục tiêu xây dựng Nhà nước từ năm 1991.
Song Việt Nam thuộc loại hình văn hóâm tính, trọng tình: “Một bồ cái lý không bằng
một tý cái tình”. Thiêu truyền thống pháp luật trở thành căn bệnh mãn tính, là một trong ba

tật xấu đứng đầu của người Việt Nam (chiêm 68,2%).
Với tính linh hoạt truyền thống,từ phía dưới có tình trạng người dân thiêu ý thức pháp
luật; từ phía trên có tình trạng pháp luật chưa đủ, chất lượng chưa cao, thực thi chưa nghiêm.
Tình trạng người cầm quyền đứng trên pháp luật tồn tại từ thời phong kiên: “Lễ không xuống
đến thứ dân, pháp không lên đến người quân tử”. Những lời nhà Nho Việt Nam TK XIX
Nguyễn Đức Đạt (1825-1887) viêt trong cuốn “Nam Sơn tùng thoại” ( 南南南南) đên nay vẫn
còn nguyên giá trị: “Vua là để chê ngự quan, còn pháp luật là để ngăn cấm vua… Nhược
bằng vua muốn lấy gỗ thì bề tơi phá rừng, vua muốn lấy cá thì bề tơi tát cạn ao ngòi” [Phan
Đăng Thanh và đtg 1998: 201-202]. Việc nhiều quan chức ngày nay “ăn bẩn không từ một
thứ gì” hẳn là có ngun nhân ở đấy.
Bởi vậy, “pháp quyền” phải được coi là giá trị quan trọng thứ hai.
Hai giá trị dân chủ và pháp quyền có liên quan chặt chẽ với nhau. Dân chủ là cách tổ chức
xã hội từ dưới lên, pháp quyềnlà cách tổ chức xã hội từ trên xuống. Dân chủ là cơ sở để thực
hiện pháp quyền. Một nền pháp quyền đầy đủ sẽ là công cụ hữu hiệu để thực thi dân chủ,
khắc phục hiệu quả nạn tham nhũng, khôi phục niềm tin của nhân dân.
(2) Nhân ái và Yêu nước là hai giá trị con người truyền thống điển hình.
Lịng nhân ái, “thương người như thể thương thân”, là một giá trị truyền thống lâu đời
của người Việt, nhưng nay trong xu hướng chủ nghĩa duy vật chất lên ngôi, giá trị này đang
có nguy cơ phai nhạt. Phát huy giá trị “nhân ái” là để loại trừ hàng loạt tật xấu như bệnh nói
xấu sau lưng (58,2%), bệnh vơ cảm (42%), thói ích kỷ… và khơi phục lịng tử tế vốn có
trong mỗi con người, khun khích những việc làm tử tế, lối sống tử tế trong quan hệ với
đồng loại.
Yêu nước là phẩm chất đứng đầu trong các giá trị truyền thống của người Việt (70,8%).
Nhấn mạnh giá trị này không chỉ là cần thiêt trong bối cảnh bảo vệ chủ quyền biển đảo mà
cịn vì cần mở rộng nội hàm của giá trị này. Yêu nước không chỉ thể hiện trong đấu tranh bảo
vệ chủ quyền đất nước, mà phải thể hiện trong cả cuộc sống hàng ngày, phải khắc phục tật


xấu mỗi khi nguy cơ đe dọa sự tồn vong chung qua đi là người Việt lại có khuynh hướng
quay lưng lại với nhau. “Yêu nước” có liên quan đên “ý thức quốc gia”, “tinh thần dân tộc”,

nhưng không chứa nét nghĩa khép kín, hẹp hịi có thể có trong các khái niệm này.
(3) Trung thực và Bản lĩnh là hai giá trịcon người thời hội nhập mà người Việt Nam cịn
thiêu.
Tính khéo léo truyền thống của người Việt khi vượt khỏi lũy tre làng đã trở thành bệnh giả
dối. “Bệnh giả dối, nói khơng đi với làm” hiện đang là tật xấu nghiêm trọng nhất, dẫn đầu tất
cả các tật xấu của người Việt (chiêm 81%). Để hội nhập với thê giới, nay khơng cịn là lúc đề
cao cái khéo cái khơn của văn hóa truyền thống Bắc Hà, mà ngược lại, nên khuyên khích lối
sống thật thà, bộc trực của người Nam Bộ. Đất nước và dân tộc chỉ có thể ngẩng cao đầu
chừng nào tính trung thực trở thành bản chất, chừng nào mỗi người Việt, từ cán bộ lãnh đạo
cho đên dân thường, chấm dứt được căn bệnh “nghĩ một đằng nói một nẻo, nói một đằng làm
một nẻo”.
Để có thể trung thực nhìn thẳng vào sự thật, cần phải có bản lĩnh. Bản lĩnh khơng phải là
một giá trị xa lạ đối với người Việt. Song với truyền thốngvăn hóa cộng đồng, người Việt vốn
chỉ quen với bản lĩnh tập thể, bản lĩnh chống ngoại xâm. Bản lĩnh tập thể hàm chứa thói dựa
dẫm (56,3%), bệnh tự ti, thiêu ý thức cá nhân (32,6%). Chính nó gây nên bệnh phong trào
(49,7%) và hàng loạt hội chứng bất lợi. Trong thời hội nhập, nêu mỗi người khơng có bản
lĩnh cá nhân dựa trên tâm thiện và trí sáng để có chính kiên trước mỗi sự việc, để khơng a
dua theo đi người khác, thì xã hội sẽ không thể nào phát triển.
Nêu mỗi cá nhân và cả dân tộc không đủ trung thực và bản lĩnh để nhìn thẳng vào những
tật xấu của mình và khắc phục, mà vẫn cịn ưa được nịnh, thích được khen, vẫn chưa thoát
khỏi lối nghĩ “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, thì mãi mãi vẫn sẽ chỉ là một dân tộc chưa
trưởng thành, dù có tự hào về “lịch sử bốn nghìn năm”.
(4) Trách nhiệm và Hợp tác là hai giá trịcon người trong quan hệ với đồng loại mà người
Việt Nam còn thiêu.
Trong ứng xử với các mối quan hệ mà con người là sự tổng hòa, rất cần có ý thức trách
nhiệm. Có trách nhiệm, chúng ta sẽ khắc phục được hàng loạt tật xấu trầm trọng như bệnh
thành tích (75,1%), bệnh phong trào (49,7%), bệnh vô cảm (42%)...


Cùng với ý thức trách nhiệm, còn rất cần phải xây dựng tinh thần hợp tác. Có tinh thần

hợp tác, chúng ta sẽ khắc phục được hàng loạt tật xấu sinh ra bởi mặt trái của tính cộng đồng
như thói đố kỵ, bệnh bè phái, không hợp tác được với nhau (52,3%), bệnh nói xấu sau lưng
(58,2%)...
(5) Tính khoa học và Sáng tạo là hai giá trịcon người trong thời đại công nghiệp và kinh
tê tri thức mà người Việt Nam cịn thiêu.
Người Việttruyền thống sống bằng cảm tính của lối ứng xử làng xã, sự hời hợt nông cạn
của tầm nhìn tiểu nơng, sự chắp vá tùy tiện và tùy hứng của truyền thống trọng văn chương
thơ phú, mắc bệnh đối phó nặng (59,8%) trong mọi suy nghĩ và việc làm. Để tồn tại và phát
triển trong thời đại công nghiệp và kinh tê tri thức, cần thay tất cả những tật xấu đó bằng tính
khoa học. Tính khoa học không đồng nhất với bản thân khoa học mà là phẩm chất về sự tính
toán kỹ càng; tính logic chặt chẽ, hệ thống lớp lang trong cách nghĩ, cách nói, cách làm.
Cùng với tính khoa học cần phát huy tính sáng tạo. Nhờ linh hoạt mà người Việttruyền
thống đã rất sáng tạo, nhưng sự sáng tạo ấy thiên về biên báo, gắn liền với tật xấu khôn vặt,
láu cá (35,2%). Để nâng lên mức sáng tạomột cách bài bản ở tầm phát minh, cần xây dựng
một môi trường sống và làm việc thoát khỏi mọi sự cảm tính, hời hợt, tùy tiện, đối phó. Đó là
lý do vì sao những người Việt tài năng, dù trong lĩnh vực nghệ thuật như Đặng Thái Sơn hay
khoa học như Ngô Bảo Châu (và nhiều người khác), đều chỉ đạt được thành công vang dội
khi đã ra khỏi môi trường Việt Nam.
4. Hệ thống giải pháp chung và trong lĩnh vực giáo dục
Để hiện thực hóa được HGT định hướng cốt lõi trọng điểm nêu trên, cần xây dựng một hệ
thống giải pháp đồng bộ theo năm nhóm:thể chê, tổ chức, tuyên truyền, hành động, và phát
triển. Hệ thống giải pháp này có thể được cụ thể hóa riêng cho từng giới, từng ngành, từng
lĩnh vực, từng vùng miền. Khi cụ thể hóa cho từng giới, từng ngành, từng lĩnh vực, từng
vùng miền, vai trị và vị trí của các giá trị và nhóm giá trị trong HGT định hướng cốt lõi
trọng điểm có thể thay đổi, tạo nên cấu trúc mới.
4.1. Nhóm giải pháp về thể chế
Việc xây dựng HGT là một bộ phận quan trọng của phát triển văn hóa, và phát triển văn
hóa là giải pháp chìa khóa để đưa đất nước phát triển bền vững. Bởi vậy, để đưa HGT định
hướng vào cuộc sống, phải bắt đầu từ việc chung nhất là cải cách thể chê, khắc phục những



khiêm khuyêt hệ thống đã và đang cản trở sự phát triển đất nước nói chung và giáo dụccon
ngườinói riêng.
Đối với đất nước nói chung, cần điều chỉnh một cách cơ bản và hoàn chỉnh bốn khái niệm:
(1) Chủ nghĩa xã hội cần hiểu như một mơ hình dự báo khoa học; mà khoa học, nhất là các
mơ hình dự báo, khơng bao giờ là những tín điều xơ cứng mà ln là những tư tưởng sống
động, nó phải ln được bổ sung, điều chỉnh và phát triển theo thời gian và không gian.
Ngay ở Việt Nam sau Đổi mới, từ Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991 đên Cương lĩnh
xây dựng đất nước năm 2011, các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội cũng đã có sự thay đổi. Cần
nhận diện chủ nghĩa xã hội theo các đặc trưng chứ không phải theo tên gọi, cần thẳng thắn
thừa nhận rằng nhiều đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang mơ ước xây dựng đã
và đang được hiện thực hóa ở một số quốc gia dân chủ - xã hội ở Bắc Âu [Trần Ngọc Thêm
2014: 34-37]. (2) Dân chủ là một trong ba đặc trưng của thể chê chính trị Việt Nam nhưng
cũng là cái luôn luôn bị vi phạm. (3) Nhà nước pháp quyền là cái ta đã chủ trương xây dựng
từ lâu nhưng cho đên nay, quyền lực nhà nước vẫn không được giám sát một cách hiệu quả;
tình trạng cửa quyền, lạm quyền, tiêm quyền vẫn phổ biên ở nhiều nơi. (4) Tư duy về phát
triển: chúng ta đang bước vào thời kỳ phát triển và hội nhập nhưng vẫn sống, tư duy và quản
lý xã hội bằng văn hóa để ổn định, trong khi cái ta cần là văn hóa để phát triển [x. Trần Ngọc
Thêm 2015].
Để đưa HGT định hướng vào cuộc sống, giáo dụccon người là lĩnh vực trung tâm và
quan trọng nhất. Luật giáo dục Việt Nam (2005) xác định mục tiêu “đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện”, song đáng tiêc rằng việc này mới chỉ dừng lại ở một lời tuyên bố.
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam thực chất chủ yêu mới chỉ đáp ứng được (phần chính)
nhu cầu đào tạo tri thức và đào tạo nghề nghiệp. Việc phát triển đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ
và giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh; việc hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân một cách tồn diện khơng thể chỉ giao cho nhà trường. Ngay
cả bộ ba “gia đình - nhà trường - xã hội” cũng chưa đủ. Con người Việt Nam phát triển toàn
diện phải là sản phẩm phối hợp hiệu quả của năm bộ phận là cá nhân, gia đình, nhà trường,
nhà nước và xã hội theo một HGT định hướng cốt lõi nhất định. Mà việc này thì chưa được
đề cập đên ở bất kỳ đâu trong hệ thống các thể chê, chính sách của Việt Nam.



Bởi vậy, cần sớm bổ sung hệ thống luật pháp nói chung (hoặc hồn thiện Luật giáo dục
nói riêng) để bao quát được nhiệm vụ quan trọng này.
4.2. Nhóm giải pháp tổ chức
Để triển khai thực hiện Nghị quyêt 33 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, ngày
31/12/2014 Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động (Nghị quyêt số 102/NQ-CP).
Theo đó thì việc “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước” được giao về cho 7 bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh thành và các tổ
chức có liên quan theo chức năng của từng đơn vị; trong đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
được phân cơng chủ trì, là đầu mối triển khai, tổng hợp, đánh giá tồn bộ cơng việc.
Trong khi đó, việc xây dựng văn hóa và con người là cơng việc mang tính tổng hợp rất
cao, khơng thể giao cho bất cứ bộ nào, lại càng không thể xem là phép cộng những công việc
của các bộ. Bởi vậy mà sau 15 năm thực hiện Nghị quyêt Trung ương 5 khóa VIII, việc “xây
dựng nền văn hóa tiên tiên đậm đà bản sắc dân tộc chưa đạt yêu cầu”1. Nêu tiêp tục cách làm
này với Nghị quyêt Trung ương 9 khóa XI thì chắc chắn chúng ta sẽ lại thất bại một lần nữa.
Do vậy, để thực hiện công việc xây dựng văn hóa - con người, trong đó có việc hiện thực
hóa HGT, cần phải có một tổ chức siêu bộ (thuộc Chính phủ hoặc Trung ương Đảng) đảm
nhiệm công việc này. Đã đành là để tinh giảm biên chê, cần hạn chê tối đa việc đẻ ra những
tổ chức mới. Đã đành là có tổ chức chưa chắc đã làm được việc. Đã đành là không phải tổ
chức mà là con người thực hiện mới là quan trọng. Song nêu khơng có tổ chức chun trách,
sẽ khơng có những con người chuyên trách lo việc này (mà với những người kiêm nhiệm
những công việc lâu nay đã quá bộn bề thì rõ ràng là khơng thể trơng chờ gì); việc coi “văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” vẫn sẽ chỉ dừng lại ở những lời tuyên bố.
Cùng một HGT định hướng cốt lõi trọng điểm, nhưng việc hiện thực hóa HGT cần được
tổ chức một cách cụ thể, chặt chẽ và bài bản; cấu trúc của HGT cần điều chỉnh sao cho phù
hợp với từng loại đối tượng. Ví dụ, với HSSV cần đưa nhóm “Trung thực và Bản lĩnh” lên
hàng đầu; với công chức thì quan trọng hàng đầu là “Trách nhiệm và Hợp tác”; với đội ngũ
chuyên viên, công nhân, nông dân, v.v. thì quan trọng hàng đầu là “Tính khoa học và Sáng
tạo”; với giới quan chức thì quan trọng hàng đầu là “Dân chủ và Pháp quyền”; với tất cả mọi

người đều cần chăm sóc các giá trị “Nhân ái và Yêu nước”.
1Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, ngày 21-10-2013.


Trong lĩnh vực giáo dục, cấu trúc của HGT định hướng cốt lõi trọng điểm cần tập trung
chủ yêu vào việc xây dựng các giá trị con người theo thứ tự: (1) Trung thực và Bản lĩnh; (2)
Trách nhiệm và Hợp tác; (3) Tính khoa học và Sáng tạo; (4) Nhân ái và Yêu nước.
Mỗi bộ phận trong bộ năm “cá nhân - gia đình - nhà trường - nhà nước - xã hội” phải có
những trách nhiệm rất cụ thể trong việc xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện.
Cá nhân khơng chỉ là một đối tượng tiêp nhận giáo dục giá trị từ gia đình, nhà trường, xã
hội một cách thụ động mà phải thực hiện hai nghĩa vụ: Thứ nhất là tự mình có trách nhiệm
giáo dục giá trị cho mình; ngay từ tuổi mẫu giáo mỗi đứa trẻ đã phải được dạy để có ý thức
rằng cuộc đời mình là do cá nhân mình quyêt định, tuyệt đối không ỷ lại dựa dẫm vào bất kỳ
ai. Tự học luôn là việc học hiệu quả nhất. Hơn thê nữa, mỗi người cịn phải có trách nhiệm
thứ hai là, với tiêng nói riêng của mình, có trách nhiệm tác động trở lại từng yêu tố, làm cho
toàn hệ thống mỗi ngày một hoàn thiện hơn. Cộng đồng phải tơn trọng tối đa và khun
khích phát huy bản lĩnh cá nhân của mỗi em nhỏ (câu chuyện Obama và em học sinh).
Gia đình phải là bộ phận đầu tiên và cuối cùng chịu trách nhiệm về việc giáo dục nhân
cách và HGT cho con em mình, vĩnh viễn chấm dứt thái độ dựa dẫm vô trách nhiệm “Trăm
sự nhờ thầy cô”. Cần từ bỏ tâm lý bao cấp, lúc nào cũng coi con là đứa trẻ để làm thay chúng
trong mọi việc, nhưng đồng thời cũng cần phê phán những bậc cha mẹ vô trách nhiệm, coi
đứa trẻ như người lớn thu nhỏ mà thiêu sự quan tâm chăm sóc thích hợp về thể chất và tinh
thần đối với từng lứa tuổi. Cần tuyên chiên với tình trạng cha mẹ trẻ mải mê kiêm tiền, dùng
đồng tiền thay thê cho mọi trách nhiệm (thuê người giúp việc, thuê gia sư, thuê thày cô giáo
dạy kèm, dạy thêm, đóng tiền cho nhà trường xong là yên tâm...).
Mỗi cấp nhà trường trong hệ thốnggiáo dục quốc dân có những nhiệm vụ cụ thể riêng
trong việc giáo dục nhân cách và HGT cho học sinh - sinh viên. Xã hội với hệ thốngtruyền
thông đại chúng và các tổ chức dân sự phải luôn coi việc giáo dục nhân cách và HGT là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu. Cùng với sự trưởng thành của con người, mối tương quan
giữa vai trò của cá nhân và các thành tố còn lại sẽ thay đổi dần: vai trò của cá nhân sẽ tăng

dần, trong khi vai trị của gia đình, nhà trường và xã hội sẽ giảm dần. Riêng vai trò của nhà
nước luôn ổn định là tạo điều kiện giúp cho mỗi con người khẳng định và phát huy bản lĩnh
cá nhân theo đúng hướng; giúp cho nhà trường, xã hội (và cả gia đình) thực hiện tốt chức
năng của mình (x. Hình 2).


Hình 2. Mơ hình phổ quát về cặp giá trị “cộng đồng - cá nhân”
4.3. Nhóm giải pháp tuyên truyền
Để triển khai hiện thực hóa HGT định hướng cốt lõi trọng điểm, trên cơ sở những cải cách
thể chê đã triển khai và những biện pháp tổ chức phù hợp, nhiệm vụ trung tâm sẽ là tuyên
truyền, phổ biên để mỗi thành viên xã hội, mỗi bộ phận trong hệ thống giáo dục hiểu rõ và tự
nguyện thực hiện.
Trước hêt, cần biên soạn HGT định hướng cốt lõi trọng điểm nói chung và từng giá trị,
từng cặp giá trị trong đó nói riêng dưới dạng dễ hiểu, hấp dẫn thành nhiều phiên bản với mức
độ chi tiêt khác nhau, dưới nhiều thể loại khác nhau (tranh, ảnh, logo, khẩu hiệu, ca dao, mẩu
truyện, các tác phẩm văn chương nghệ thuật...) và trên nhiều chất liệu khác nhau (giấy, vải,
gỗ, đồ lưu niệm...).
Trong lĩnh vực giáo dục, văn hóaViệt Nam vốn có truyền thống coi trọng cộng đồng khiên
cho vai trị cá nhân thường bị xem nhẹ. Hoạt động tuyên truyền xây dựng HGT phải làm sao
để mỗi đứa trẻ, ngay từ tuổi tiền mẫu giáo phải ý thức được rằng cuộc đời mình là do mình
qut định, tụt đối khơng ỷ lại dựa dẫm vào bất kỳ ai.
Có nước như Phillipin lấy môn giáo dụcgiá trị thay cho môn học giáo dục đạo đức.
Cần tuyên truyền để thay đổi một cách căn bản nhận thức về vai trò gia đình của các bậc
cha mẹ. Mọi tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tham gia giáo dục giá trị: đồn thanh niên,
hội sinh viên tác động vào thanh thiêu niên và những người sắp làm cha mẹ; hội phụ nữ tác


động vào các bà mẹ; hội người cao tuổi tác động vào thê hệ ông bà; các tổ chức tôn giáo tác
động vào tồn bộ khối giáo dân của mình...
Phổ biên việc giáo dục giá trị rộng rãi trên các kênh truyền thông; thành lập các trang web,

kêt nối với mạng xã hội; tuyên truyền quảng cáo trên các pano, áp-phích, ở các bên xe, bên
hơng xe bt; in trên áo thun, đồ lưu niệm, v.v.. Xây dựng những phim ngắn, mỗi phim thể
hiện một hoặc một cặp giá trị, tải lên mạng, phát thường xuyên trên các kênh truyền hình,
chiêu trong rạp trước phim chính, v.v.. Tổ chức các tháng giá trị, ngày giá trị, lễ hội giá trị...
Tổ chức các cuộc thi sáng tác xây dựng giá trị ở nhiều loại hình nghệ thuật, trong phạm vi
nhiều giới, v.v.. Vận động và khuyên khích mọi cơ quan, doanh nghiệp tham gia tuyên
truyền, phổ biên, giới thiệu rộng rãi HGT.
4.4. Nhóm giải pháp hành động
Việc xây dựng HGT phải được tiên hành đồng bộ với việc loại trừ các phi giá trị (tật xấu).
Loại trừ các tật xấu đên lượt mình lại chia làm hai loại: đối với các tật xấu mang tính xã hội
thì loại trừ theo cách giáo dục, khuyên răn; đối với các tật xấu thuộc loại vi phạm pháp luật
thì loại trừ theo cách cưỡng chê. Như vậy, việc tuyên truyền phải đi đôi với những hành động
cụ thể, mang tính khuyên khích động viên, nhắc nhở khuyên răn hoặc phối hợp với các
ngành chức năng để thực thi pháp luật một cách nghiêm túc.
Bên cạnh việc triển khai hiện thực hóa HGT định hướng cốt lõi trọng điểm chung trong
tồn dân, có thể khun khích các ngành, các giới, các đơn vị... có đặc thù riêng căn cứ vào
hệ giá trị định hướng cốt lõi toàn diện và HGT định hướng cốt lõi trọng điểm chung để cụ thể
hóa thành những HGT định hướng cốt lõi trọng điểm cho ngành/ giới/ đơn vị mình. Những
ngành đặc thù cần căn cứ vào HGT định hướng chung để xây dựng những bộ giá trị đạo đức
nghề nghiệp thích hợp, khắc phục hiện tượng ở nhiều ngành có tính đặc thù rất rõ mà vẫn
hồn tồn khơng có khái niệm đạo đức nghề nghiệp. Cần chú ý là chỉ giới hạn việc xây dựng
HGT định hướng cốt lõi đặc thù ở những ngành/ giới/ đơn vị có đặc thù riêng; tránh tình
trạng xây dựng tràn lan theo phong trào, tránh rơi vào hội chứng phong trào như một tật xấu
mà ta đang chống.
Để góp phần xây dựng nhân cách và đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, Bộ
Giáo dục cần bổ sung mơn học về văn hóa dân tộc vào chương trình giáo dục từ cấp PTCS
trở lên. Môn học này cùng các môn học làm người như ngữ văn, lịch sử, giáo dục công dân,


v.v. phải được xem là những môn học quan trọng chứ không phải môn học phụ mà các

trường chỉ dạy một cách đối phó. Việc giáo dục giá trị cần lấy làm nội dung chính cho mơn
giáo dục cơng dân ở các cấp phổ thơng và tích hợp vào mơn học về chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh ở bậc đại học. Với nội dung giáo dục giá trị, có thể xây dựng các sách
giáo khoa, sách tham khảo sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ, (theo kiểu sách “Quốc văn
giáo khoa thư” trước đây hoặc theo cách mà thầy giáo Trần Tuấn Anh ở Trường THCS Bạch
Đằng, Q.3 và thầy giáo Hoàng Quốc Liêm ở Trường THCS Lê Anh Xuân, Q.Tân Phú, TP.
HCM đang dạy môn giáo dục công dân một cách đầy sáng tạo và hiệu quả [x. Trần Tuấn Anh
2008, 2015; Hoàng Quốc Liêm 2014]).
Việc giáo dục ý thức trách nhiệm trong quá trình hình thành nhân cách ở con em và thê hệ
trẻ cần tiên hành đồng thời với những quy định từ phía nhà nước bắt buộc mỗi người dân
phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong cơng việc hệ trọng này. Chẳng hạn,
trước khi đăng ký kêt hôn, mỗi đơi nam nữ phải xuất trình chứng chỉ kiên thức về trách
nhiệm gia đình, trách nhiệm làm cha mẹ (dù có ý định sinh con hay khơng cũng cần phải
biêt) do những trung tâm, đơn vị được phép đào tạo về lĩnh vực này cấp. Khi đăng ký khám
thai, người mẹ và cha phải xuất trình chứng chỉ hiểu biêt về tâm sinh lý trẻ nhỏ và kỹ năng
nuôi dạy con cái. Khi đưa con đên trường học ở mỗi cấp, cha mẹ phải xuất trình chứng chỉ
hiểu biêt về tâm sinh lý trẻ em và kỹ năng giáo dục con cái ở lứa tuổi tương ứng, đồng thời
phải ký giấy cam kêt phối hợp chặt chẽ với nhà trường.
Cần tuyên truyền để đoạn tuyệt với thái độ phó thác, đùn đẩy vô trách nhiệm: “Trăm sự
nhờ thầy/ cô”... cũng như quan niệm ngược lại, coi việc giáo dục trẻ em là độc quyền của cha
mẹ (kiểu: “Tôi đẻ nó ra nên tơi có quyền muốn làm gì thì làm!”). Việc giáo dục trẻ em không
chỉ là trách nhiệm của cha mẹ, gia đình mà cịn là của cả nhà nước và tồn xã hội với cơng
dân của mình. Những bậc cha mẹ nào không đạt chuẩn, vi phạm những quy định bắt buộc
trong việc giáo dục con cái có thể bị hàng xóm và các cơng dân khác tố giác, bị pháp luật
truy tố và có thể bị lâm thời tước quyền ni dạy con cái.
4.5. Nhóm giải pháp phát triển
Việc hiện thực hóa HGT định hướng cốt lõi phải được tiên hành đồng thời với việc tiêp
tục nghiên cứu đi sâu, mở rộng, điều chỉnh. Mỗi giá trị trong HGT định hướng cốt lõi trọng
điểm nói riêng và HGT định hướng cốt lõi nói chung cần được nghiên cứu sâu, giải thích kỹ.



Ví dụ, “u nước” khơng chỉ hiểu một cách giản đơn là chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền,
mà còn là gây dựng ý thức cộng đồng xã hội, là giữ vệ sinh chung, là làm cho quê hương
mình ngày càng thêm đẹp... “Giàu mạnh” khơng chỉ là tích lũy của cải, mà cịn là rèn lụn
bản lĩnh và trí ṭ; khơng chỉ là thu vào, mà cịn là biêt sẻ chia...
Việc giáo dục giá trị áp dụng vào lĩnh vực giáo dục, nhất là giáo dục ở một nền văn hóa
âm tính đặc thù như Việt Nam và ở một quốc gia mà hệ thống luật pháp, chuẩn mực còn
thiêu và yêu một cách trầm trọng như Việt Nam có rất nhiều điều cần được nghiên cứu kỹ để
có giải pháp thích hợp (VD: như sự kém hiệu quả của việc dạy lịch sử; sự khuôn mẫu, thiêu
sáng tạo của hệ thốnggiáo dụcViệt Nam nói chung, v.v., đều có nguyên nhân từ đặc thù văn
hóatruyền thống).
Xây dựng HGT là cơng việc lâu dài. Theo thời gian, tình hình và bối cảnh thê giới, đất
nước sẽ có những thay đổi, vì vậy HGT định hướng cốt lõi cũng cần có những thay đổi tương
ứng. Việc hiện thực hóa HGT định hướng cốt lõi trọng điểm chỉ là một bộ phận của việc hiện
thực hóa HGT định hướng cốt lõi nói chung, rộng ra nữa là xây dựng HGT Việt Nam mới.
Việc xây dựng HGT Việt Nam mới đên lượt mình lại là một bộ phận của việc xây dựng văn
hóacon người nói chung, chúng cần được liên tục nghiên cứu và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Quốc Liêm 2014: Dạy GDCD bằng… dụng cụ thí nghiệm. />2. Phan Đăng Thanh và đtg 1998: Mấy vấn đề về quản lý nhà nước và củng cố pháp quyền
trong lịch sửViệt Nam, tập II. – H.: NXB Chính trị Quốc gia.
3. Trần Ngọc Thêm (cb) 2015: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.
– Tp.HCM: NXB ĐHQG.
4. Trần Ngọc Thêm 2013: Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng. – NXB Văn hóa Văn nghệ Tp. HCM, (tái bản 2014).
5. Trần Ngọc Thêm 2014: Tổng quan những bài học lý luận và thực tiễn trong quá trình xây
dựng và phát triển văn hóa từ đổi mới đến nay. – in trong: Phùng Hữu Phú & Đinh Xuân
Dũng (đcb) 2014: Văn hóa sức mạnh nội sinh của phát triển. – H.: NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật, 2014, tr. 26-55.
6. Trần Ngọc Thêm 2015: Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Văn hóa ổn định rất khác với văn hóa
phát triển. -An ninh thê giới số 86, tháng 3-2015, tr. 8-9. />


chuyen-cuoi-thang/Giao-su-Tran-Ngoc-Them-Gd-Trung-tam-Van-hoa-Ly-luan-va-ungdung-Van-hoa-on-dinh-rat-khac-voi-van-hoa-phat-trien-343661/
7. Trần Tuấn Anh 2008, 2015: Người thầy cảm động. - Khi thầy mang clip đánh nhau vào lớp
dạy.
/>8. ФЭC 1983: Философский энциклопедический словарь (Гл. Ред.: Л.Ф. Ильичев,
П.Н. Федосеев, С.М. Ковалев, В.Г. Панов).–М.: “Сов. Энциклопедия”, 840с



×