Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ THÁCH THỨC TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.7 KB, 12 trang )

MỘT SỐ THÁCH THỨC TRONG GIẢNG DẠY
CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
HIỆN NAY


Nguyễn Thị Thu Trang

TĨM TẮT
Giai đoạn học phổ thơng là giai đoạn cực kỳ quan trọng không chỉ ở chỗ học tập
kiến thức mà cịn là giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ thơng qua xã hội hóa
từ mơi trường nhà trường. Trong đó, các mơn khoa học xã hội có ý nghĩa rất lớn
trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức dân tộc và kỹ năng sống. Mặc dù có
tầm quan trọng như thế nhưng các mơn khoa học xã hội bị gia đình, nhà trường và
học sinh xem nhẹ trong nhiều năm qua. Đặc biệt trong những năm gần đây, dưới
tác động của nền kinh tế thị trường, tư tưởng xem nhẹ các môn khoa học xã hội
càng trở nên trầm trọng. Bằng chứng là tỷ lệ thí sinh thi rớt môn lịch sử từ năm
2010 đến nay năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011, nhiều trường đại học có trên
98% bài thi mơn sử dưới điểm trung bình, thậm chí có trường chỉ một thí sinh đạt
điểm trung bình mơn sử. Tâm lý sợ học, coi thường các môn khoa học xã hội trong
học sinh đã trở nên phổ biến và trầm trọng.
Từ khóa: khoa học xã hội, trường phổ thông, thách thức giảng dạy
Trong chương trình giáo dục đào tạo bậc phổ thơng ở Việt Nam, các mơn khoa học xã hội
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong khối kiến thức của sinh viên. Việc giảng dạy, học tập các
môn khoa học này không chỉ trang bị những tri thức khoa học cần thiết mà còn yêu cầu quan
trọng là trang bị thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận, ý thức hệ nhằm đào tạo
một đội ngũ nguồn nhân lực mới chất lượng cao có tri thức, có nhân cách đáp ứng u cầu
của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
 ThS., Trường Đại học Tơn Đức Thắng.


Luật Giáo dục Việt Nam cũng xác định mục tiêu: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển


tồn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất
và năng lực công nhân, đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Để thực hiện được
mục tiêu đó, ngay từ bâc học phổ thông, học sinh phải được trang bị đầy đủ các kiến thức từ
tự nhiên đến xã hội. Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử
Việt Nam đã viết: “Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch
sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu
nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con
người, giữ gìn bản sắc dân tộc…”.
Để học sinh u thích các mơn khoa học xã hội, khơng có cách nào khác, chúng ta phải:
“Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương
pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức”. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đổi mới nội dung, phương
pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội cụ thể là vấn đề cấp bách hiện nay.
1. Một số thách thức trong giảng dạy các môn Khoa học Xã hội trong nhà trường
phổ thông hiện nay
- Nội dung sách giáo khoa
Đổi mới sách giáo khoa là một trong những nội dung quan trọng trong đổi mới chất lượng
dạy và học ở nước ta hiện nay. Mặc dù các môn khoa học xã hội đã có nhiều đổi mới nhưng
nội dung sách giáo khoa vẫn còn chưa phù hợp với thực tế giảng dạy. Nội dung chương trình
vẫn cịn nặng, chủ yếu là lý thuyết mà ít có thực hành. Số lượng bài vừa phải nhưng nội dung
trong một tiết học quá nhiều, do đó, trong giờ học chủ yếu là thầy thuyết giảng mà khơng cịn
thời gian để thảo luận hay trao đổi với lớp. Cụ thể, trong môn địa lý, nội dung sách giáo khoa
q ơm đồm, có những phần khơng cần thiết phải đưa vào học vì đã có trong chương trình
của một số mơn khác nhưng Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn đưa vào sách. Số tiết thực hành là
có nhưng cịn q ít, chưa đủ thời lượng để học sinh thực hành những gì đã học. Thầy
Nguyễn Văn Sáng, giáo viên Trường chuyên Quang Trung, Bình Phước cho biết: “Trong
mơn địa lý, kiến thức thiên văn là rất hay nhưng lại rất khó, cả thầy và trị đều rất thích học
mơn này. Tuy nhiên, do thời lượng lý thuyết và cả thực hành dành cho phần này quá ít nên
học chủ yếu là để “cưỡi ngựa xem hoa”. Qua phần này, cả thầy và trò đều thở phào nhẹ



nhõm. Nếu như số tiết cho phần này nhiều hơn và có các thiết bị để học sinh thực hành thì
hiệu quả dạy và học sẽ cao hơn”.
Tương tự như mơn địa lý, mơn ngữ văn chương trình phong phú, đa dạng, đáp ứng tổng
thể môn ngữ văn; tuy nhiên, chương trình vẫn cịn nặng, rườm rà trong biên soạn như bài
Tiếng Việt, bài Kỹ năng làm văn. Trong p hần đọc hiểu tác phẩm văn học, vẫn còn một số

tác phẩm khó, bài đọc thêm nhiều, một số bài kiến thức đối với thầy cịn khó, huống chi
với học trị. Ví dụ: bài Hầu Trời của Tản Đà trong giáo khoa lớp 10, Đàn ghi-ta của Lorca
trong giáo khoa lớp 12. Chương trình đọc thêm nặng do tiết học ít mà nội dung nhiều, hệ
thống câu hỏi nặng so với học trò, nặng về kiến thức và cả dung lượng. Đối với mơn lịch
sử, chương trình sử lớp 12 giảm tải phù hợp nhưng tư liệu lịch sử về các sự kiện lịch sử hầu
như khơng có. Lịch sử lớp 10 và 11 quá dàn trải trong thời lượng 1 tiết (nhất là lớp 10 rất khó
dạy). Chương trình khơng hấp dẫn, khơng có câu hỏi mở trong sách giáo khoa.
- Phương pháp giảng dạy
Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy nhưng phương pháp giảng dạy
các môn khoa học xã hội phổ biến hiện nay vẫn là thuyết giảng. Nhiều bài học vẫn theo kiểu
“Thầy đọc trò chép”, trước là đọc và chép sách, nay là đọc và chép trên slide của powerpoint
nên học sinh cảm thấy nhàm chán, mất hứng thú, mất động cơ học tập. Hai là vẫn “thầy” là
trung tâm chứ chưa phải “trò” là trung tâm, chưa làm cho học sinh phải luôn “động não”,
chưa hướng vào rèn luyện kỹ năng (cả nhóm kỹ năng tư duy và kỹ năng thực hành).
Để tăng sự hấp dẫn của môn học đối với người học, thầy cơ có thể sử dụng các phương
pháp như sắm vai, xem các phim tư liệu về các cuộc kháng chiến, mời các nhân chứng lịch
sử nói chuyện với các em, hoặc tổ chức cuộc thi tìm hiểu về các vùng địa lý Việt Nam, thi về
kiến thức văn học… Qua những hoạt động cụ thể này, những kiến thức của các môn học sẽ
dễ dàng đi vào lòng của học sinh, các bạn sẽ thấy nhẹ nhàng và hứng thú khi học các môn
khoa học xã hội.
- Với các môn khoa học tự nhiên, học sinh chỉ cần nắm khái niệm, nhớ công thức, vận
dụng các quy luật để giải các bài toán. Những học sinh thơng minh cảm thấy rất hứng thú khi
tự mình tìm ra đáp án nhất là khi giải những bài toán khó. Ngược lại, các mơn khoa học xã

hội lượng thơng tin các bạn phải ghi chép và nhớ rất nhiều đặc biệt khi nó lại là những trang
giấy với tồn chữ là chữ. Ví dụ như mơn Lịch sử, học sinh phải nhớ tất cả các ngày, tháng,


năm của các sự kiện lịch sử mà những sự kiện này bạn không được chứng kiến dù chỉ trên
mô hình. Các bạn phải nhớ các địa danh, các diễn biến của các cuộc chiến đấu… từ đó hình
thành tâm lý chán học, sợ học môn Lịch sử.
Em Trần Thanh Quang (Lớp 12 Sử, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định),
giải nhất môn Lịch sử cũng cho rằng: “Qua nói chuyện với các bạn ở chun ban khác,
khơng phải các bạn không đam mê Lịch sử hay không muốn tìm hiểu mơn Sử mà các bạn
khơng muốn học thuộc một khối lượng kiến thức lịch sử khổng lồ như trong sách giáo khoa
hiện nay. Cách dạy Lịch sử truyền thống đọc - chép, nhồi nhét từ sách giáo khoa khơng tạo
được hứng thú như học tốn học hay ngoại ngữ và các môn tự nhiên khác”.
Với phương pháp giảng dạy và thi cử như hiện nay, không chỉ ở các trường phổ thông mà
cả các trường đại học, khi sinh viên học các mơn lý luận chính trị cũng có những biểu hiện
tương tự. Trong thi cử, phần lớn học sinh, sinh viên đều có chung tâm lý là học thuộc lịng tất
cả nội dung mà thầy cơ đã cho chép ở trên lớp. Tất nhiên, thầy cô giáo khơng mong đợi học
sinh, sinh viên mình sẽ trả bài cho mình theo cách như vậy, nhưng trong vị thế của mình, khi
khơng được trang bị phương pháp học các mơn này thì học sinh chỉ cịn cách duy nhất là học
thuộc từng từ, từng chữ để thi hết môn. Đó là một trong những lý do điểm thi mơn lịch sử
trong các kỳ thi đại học trong những năm qua ln ln ở mức thấp.
Xã hội, gia đình vẫn cịn đánh giá thấp đối với các mơn khoa học xã hội. Đất nước chúng
ta đã trải qua thời kỳ dài xây dựng và phát triển đất nước, trong quá trình ấy, các ngành nghề
thuộc các khối kinh tế, kỹ thuật, y học,… luôn được đánh giá cao và cho đến hiện nay sự xếp
hạng ấy cũng không hề thay đổi. Đây là cách đánh giá hoàn toàn khách quan do thị trường
lao động quy định. Bởi lẽ, một đất nước có tỷ lệ nghèo đói cao và muốn xóa đói giảm nghèo,
chúng ta phải đầu tư phát triển kinh tế, nghiên cứu các công nghệ để ứng dụng vào đời sống,
xây dựng cơ sở hạ tầng và để có nguồn nhân lực này nhà nước đã giao chỉ tiêu đào tạo cho
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và chỉ tiêu tuyển sinh lúc nào cũng
nhiều hơn các ngành khoa học xã hội.

Đáp ứng nhu cầu của thị trường, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các
trường từ bậc đại học đến trung học chuyên nghiệp, từ các trường công lập đến tư thục đều
chủ yếu đào tạo các ngành kinh tế, kỹ thuật, xây dựng, y tế,… Các ngành khoa học xã hội chỉ
tập trung một số ít trường đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh không nhiều.


Thực tế cuộc sống cũng cho thấy, sinh viên học các ngành học như kế tốn - tài chính, xây
dựng, ngân hàng, điều dưỡng,… Cơ hội có việc làm sau khi ra trường luôn luôn cao hơn các
ngành khoa học xã hội. Họ có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, tập đồn trong và
ngồi nước trong khi các ngành khoa học xã hội chủ yếu yếu làm việc trong các cơ quan nhà
nước, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, cao đẳng mà chỉ tiêu tuyển dụng các cơ quan
này không nhiều. Tương tự như vậy, sinh viên các ngành khoa học xã hội cũng có thể đi làm
trong các cơng ty ở các vị trí quản lý nhân sự, thư ký, chăm sóc khách hàng… nhưng mức độ
cạnh tranh với các ngành kinh tế ở các vị trí này cũng khá là gay gắt và cơ hội không nhiều.

Biểu đồ1. Nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo
theo ngành nghề đào tạo năm 2014
Căn cứ chỉ tiêu tăng trưởng GDP của thành phố năm 2015 là 9,5%-10%, căn cứ chương
trình việc làm thành phố giai đoạn 2001-2015 và ứng dụng các phương pháp dự báo phân
tích nhu cầu nhân lực; dự kiến năm 2015 tồn thành phố có nhu cầu 265.000 chỗ làm việc
trống, trong đó 120.000 chỗ làm việc mới. Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những
ngành nghề Cơ khí, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Kinh doanh, Dịch vụ - Phục vụ, Y tế Chăm sóc sức khỏe, Du lịch, Tư vấn - Bảo hiểm, Điện tử, Điện - Điện cơng nghiệp - Điện
lạnh, Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng - Bảo hiểm, …


Theo kế hoạch dự báo, đến năm 2020, TP. HCM sẽ có tổng cộng 22 Khu cơng nghiệp và
Khu chế xuất tập trung với tổng diện tích 5.918 ha, dự kiến giai đoạn (2011-2015) cần
khoảng từ 280.000-300.000 chỗ làm/năm, tăng khoảng 3-3,5% mỗi năm. Các ngành nghề
chiếm đến 80% nhu cầu nhân lực của TP. HCM vẫn là những ngành rất quen thuộc gồm du
lịch, nhà hàng - khách sạn, luật, kiểm toán, bảo hiểm, nhân sự, giáo dục - đào tạo, bán hàng,

maketting, dầu khí, cơng nghệ thơng tin, điện tử - viễn thông.
Từ thực tế cuộc sống và đánh giá của xã hội, gia đình cũng khơng mấy xem trọng các mơn
khoa học xã hội. Gia đình là mơi trường xã hội hóa đầu tiên trong việc dạy dỗ và hình thành
nhân cách của cá nhân. Ngay từ khi con còn nhỏ, các bậc phụ huynh đều mong muốn sau này
con mình trở thành bác sỹ, kỹ sư. Đến bậc học phổ thơng, phần lớn các gia đình đều định
hướng cho con chọn các nghề nghiệp đang được xã hội đánh giá cao và dễ tìm kiếm việc làm
sau khi ra trường. Với nhận thức đó, các bậc phụ huynh đầu tư cho con học các môn khoa
học tự nhiên như nhờ thầy/cô kèm tại nhà, cho đi học thêm, học phụ đạo… Nhiều bậc phụ
huynh tỏ ra rất thất vọng khi con chọn thi khối C trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học. Dù
khơng nói ra nhưng trong suy nghĩ, họ cho rằng con mình học yếu và đó như là một sự lựa
chọn khơng thể thay thế. Trong đợt tư vấn tuyển sinh nguyện vọng 2, một phụ huynh đã chia
sẻ: “Con Bác thi khối A vào ngành tài chính ngân hàng nhưng thiếu 2 điểm nên mới chuyển
xuống ngành xã hội học. Thật là tiếc cho nó, Bác chỉ thích nó học ngân hàng thơi, nó học
giỏi mà học ngành xã hội thì uổng lắm, học ngành này thì học vậy thơi chứ ra trường khơng
biết có ai nhận làm khơng”.
Học sinh thiếu động lực và ít hứng thú khi học các mơn khoa học xã hội. Xuất phát từ
nhu cầu thực tiễn cuộc sống, từ sự giáo dục của gia đình, phần lớn học sinh thường có tư
tưởng xem nhẹ các mơn khoa học xã hội. Chính suy nghĩ này làm học sinh có thái độ học
vẹt, học qua loa các mơn khoa học xã hội và chủ yếu tập trung vào các môn khoa học tự
nhiên. Trong năm cuối cấp, nếu môn nào được thầy cô giáo kiểm tra bài miệng rồi thì các
bạn khơng tập trung nghe thầy cơ giáo giảng bài trên lớp, về nhà cũng không ôn bài cũ, chỉ
có những bạn có dự định thi tuyển sinh khối C, thì các bạn mới học hành nghiêm túc. Một
giáo viên cho biết: “Ở trường phổ thông, các môn như Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý…
học sinh không thích và cũng khơng xem trọng những mơn này. Năm nào cũng vậy, sau khi


cơng bố các mơn thi tốt nghiệp mà khơng có các mơn đó thì đến giờ học các bạn lơ là, ngồi
chơi đánh caro, không mấy bạn chăm chỉ học bài. Đó là thực tế rất buồn”.
Về nhu cầu chọn ngành nghề, theo số liệu khảo sát tại 47 trường THPT trên địa bàn thành
phố năm 2014 cho thấy: Đa số học sinh THPT có xu hướng quan tâm tìm hiểu về các khối

ngành Kỹ thuật Công nghệ và Kinh tế - Tài chính. Tuy vậy so năm 2013, năm 2014 tỷ lệ học
sinh có nhu cầu chọn nhóm ngành Kinh tế - Tài chính giảm từ 30,43% năm 2013 xuống
25,77% năm 2014; nhu cầu học sinh chọn nhóm ngành Kỹ thuật Cơng nghệ có xu hướng
tăng so năm 2013 từ 31,24% năm 2013 lên 31,33% năm 2014; đáng chú ý là nhóm ngành Sư
phạm - Quản lý giáo dục tăng từ 10,80% năm lên 16,59 vào năm 2014… cho thấy tình trạng
học sinh chủ yếu thích đăng ký theo học các khối ngành kinh tế đã giảm hẳn so với mọi năm,
thay vào đó là nhu cầu tăng trong các nhóm ngành Kỹ thuật Cơng nghệ, Sư phạm - Quản lý
giáo dục, Y - Dược, Khoa học xã hội - Nhân văn.
Cũng giống như môn lịch sử, kết quả thi những năm qua luôn luôn ở mức thấp nhất so với
các môn khác, PGS.TS. Hà Minh Hồng cho biết: “Nhiều giáo viên THPT cho biết mỗi tuần
một tiết môn Sử. Nếu kết quả cơng bố khơng có mơn sử thi tốt nghiệp thì việc dạy học rất lơ
là, chủ yếu tập trung cho các mơn tốt nghiệp. Đó là hậu quả của bệnh thành tích. Mơn Sử là
mơn khó trong các môn xã hội do phải nhớ nhiều sự kiện, mốc thời gian. Thí sinh khơng
được trang bị có hệ thống ngay từ đầu năm thì thời gian ngắn ngủi cịn lại dù có học thuộc
lịng cũng khó mà hiệu quả”.
Em Phùng Thị Bích Phương (Lớp 12 Sử, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam
Định) chia sẻ: “Có nhiều lý do khiến các bạn khơng thích mơn Sử. Thứ nhất là từ chính các
bạn, ban đầu khơng có niềm hứng thú với mơn học; bên cạnh đó, chính phụ huynh cũng
khơng định hướng theo lịch sử. Thêm vào đó, sách giáo khoa Lịch sử quá nhiều thông tin, số
liệu khó nhớ, lời lẽ khơ khan, khó nhớ. Cách dạy và cách học thụ động, học vẹt và thầy cô
bắt ép học thuộc”.
Bảng 1. Thống kê xu hướng chọn nghề của học sinh THPT
trên địa bàn TPHCM năm 2014
TT
1
2

Ngành nghề
Kỹ thuật công nghệ
Khoa học tự nhiên


2013
31,24
3,10

2014
31,33
2,17


3
4
5
6
7
8

Khoa học xã hội - Nhân văn
Sư phạm - Quản lý giáo dục
Nông - Lâm – Ngư
Kinh tế - Tài chính
Y - Dược
Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao

4,75
10,80
0,25
30,43
7,15
12,28


5,50
16,59
0,09
25,77
7,83
10,72

2. Một số giải pháp tăng cường tính hiệu quả trong giảng dạy các môn khoa học xã
hội trong nhà trường phổ thông
- Về vấn đề dạy học
Dạy học là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật. Dạy học là một khoa học, vì vậy
địi hỏi các thầy cơ phải nắm vững kiến thức cơ bản nhất của môn học, đặc biệt là các môn
khoa học xã hội, thầy cô không chỉ truyền lại cho học sinh những kiến thức khoa học mà còn
là những cảm xúc rung động, những kinh nghiệm sống, những tấm gương đạo đức… với tất
cả sự hấp dẫn, lôi cuốn người học.
Dạy học phải phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi học sinh. Muốn vậy, người thầy
phải sử dụng các phương pháp mới như phương pháp lấy người học làm trung tâm, trong q
trình dạy học gắn liền với dân chủ hóa trong giáo dục, xóa bỏ tình trạng áp đặt trong dạy học.
Phải tạo ra cho người học sự tự do, sự sáng tạo trong học tập, tránh tình trạng “thầy đọc, trò
chép”, “thầy chiếu, trò chép”.
Dạy học bằng cách tạo ra những tình huống lơi cuốn sự chú ý của người học, buộc người
học phải suy nghĩ độc lập, có những nhận xét, phê phán, đánh giá hoặc thảo luận nhóm,…
tạo cơ hội cho người học giải quyết vấn đề, rút ra những bài học bổ ích nhằm hình thành tính
năng động một cách tự nhiên. Ngồi ra, trong dạy học cần chú trọng động viên, khích lệ, gợi
mở, tạo mọi điều kiện giúp đỡ học sinh phát huy tính tích cực, chủ động học tập, hoạt động
dã ngoại và vui chơi giải trí.
Đối với các mơn như Địa lý, Lịch sử thay vì học trong lớp, giáo viên có thể cho các em
học thực tế bên ngoài một số tiết học nhằm thay đổi bầu khơng khí, tạo hứng thú cho việc
học các mơn này. Bên cạnh đó, nhà trường cũng có thể mời “nhân chứng sống” đó là các vị

lão thành cách mạng đã từng chứng kiến hoặc tham gia kháng chiến để kể cho học sinh nghe
diễn biến các cuộc chiến tranh của dân tộc. So với việc thuyết giảng các diễn biến lịch sử


theo cách truyền thống thì việc học sinh được trực tiếp nghe sẽ tạo nên niềm yêu thích và dễ
nhớ bài hơn rất nhiều.
Hiện nay, phần lớn các trường phổ thông đã áp dụng một số phương pháp mới trong giảng
dạy như đặt vấn đề, thảo luận nhóm… Các phương pháp này giúp người học phát huy tính
sáng tạo, suy nghĩ độc lập, khả năng tương tác… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hoặc
giáo viên chưa đủ kinh nghiệm hoặc giáo viên thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức giảng dạy
theo phương pháp này, đơi khi kết quả cịn tệ hơn so với phương pháp thuyết giảng. Bởi lẽ,
nếu giáo viên chỉ đưa chủ đề cho các nhóm và để các nhóm tự thảo luận mà khơng có giới
hạn về thời gian cũng như sự quan sát hoặc hướng dẫn học sinh thảo luận thì kết quả khơng
được như mong đợi ngược lại học sinh càng nhàm chán môn học này hơn.
Giáo viên nên ứng dụng phương pháp bản đồ tư duy (Mindmap) vào trong giảng dạy các
môn khoa học xã hội.Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một
phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi
nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân
nhánh.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau. Bằng
cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng
các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theomột bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự
nhiên và dễ hiểu. Với một bản đồ tư duy, một danh sách dài những thơng tin đơn điệu có thể
biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp
nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta, việc nhớ và gợi lại thông tin sau
này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.


Hình 1. Lợi ích của phương pháp Bản đồ tư duy (Mindmap)
Các mơn khoa học xã hội thường có rất nhiều nội dung nhỏ trong một nội dung lớn, đặc

biệt môn Lịch sử, học sinh phải nhớ rất nhiều sự kiện với nhiều ngày tháng khác nhau. Do
vậy, bản đồ tư duy sẽ giúp các bạn hệ thống lại toàn bộ nội dung của bài học và các bạn sẽ
cảm thấy dễ nhớ và ấn tượng với các dấu mốc lịch sử. Dưới đây là một ví dụ về tóm tắt nội
dung bài học môn Lịch sử bằng bản đồ tư duy.

Hình 2. Tóm tắt nội dung bài học lịch sử bằng bản đồ tư duy


- Đổi mới cách học
Thái độ, động cơ học tập của học sinh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc dạy và học
các mơn nói chung, các mơn khoa học xã hội nói riêng. Đổi mới cách dạy chỉ thực hiện thành
công nếu dựa trên cơ sở đổi mới phương pháp học tập của học sinh. Người thầy như một
nghệ sĩ âm nhạc, bản nhạc có hay hay khơng phụ thuộc rất lớn vào người xem. Do đó, chúng
ta cần cung cấp cho học sinh kỹ năng tư duy phản biện để có thể tự chủ trong việc học của
mình. Học sinh phải chủ động chuẩn bị bài trước khi đến lớp và đặt trước những câu hỏi
hoặc nêu những suy nghĩ, những sáng kiến của mình ra trước lớp để cả lớp cùng nhau giải
quyết. Khi học sinh được thực sự tham gia vào tiết học, làm chủ tiết học, các em sẽ cảm thấy
rất hứng thú và đặc biệt là nhớ được toàn bộ những nội dung đã học một cách tự nhiên mà
khơng phải gị ép bộ não nhớ từng từ, từng chữ.
Gia đình và xã hội cần thay đổi cách nhìn và có các chính sách phù hợp cho các nghề
nghiệp thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn
Trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Nhà nước cần có các chiến lược đẩy mạnh phát
triển các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Đảm bảo cơ hội việc làm sau khi ra trường
của các sinh viên khối ngành khoa học xã hội là yếu tố quan trọng làm thay đổi nhận thức
của các bậc phụ huynh và học sinh trong việc học các mơn này. Ngồi ra, nhà nước cũng cần
có các chính sách hỗ trợ như miễn giảm học phí; cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp
loại giỏi; đầu tư trang thiết bị cho giáo dục; nâng cao trình độ cho giáo viên,… để chất lượng
dạy và học của các ngành khoa học xã hội và nhân văn ngày càng tốt hơn, đáp ứng được nhu
cầu của thị trường lao động khó tính như hiện nay.
- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá đối với học sinh

Có thể nói việc chọn hình thức thi, ra đề thi giữ vị trí rất quan trọng trong việc kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo sư Phan Trọng Luân có viết: “…đề thi là lực nắn
cách dạy, cách học. Đề thi là cái kích cho cỗ máy giáo dục. Ra đề thi sáng tạo thì tự nhiên sẽ
diệt trừ tận gốc mọi phao thi, mọi trò luyện thi. Trong nhà trường sẽ học sáng tạo, dạy thông
minh. Thực học sẽ được phục hưng. Hư học sẽ bị đẩy lùi…” (Tạp chí Giáo dục số 155,
2007).
Đối với các môn khoa học xã hội, học sinh có thể thi với nhiều phương pháp khác nhau,
ngồi hình thức thi tự luận, chúng ta cũng có thể cho các bạn thi trắc nghiệm hoặc thi viết


cảm nhận.Ví dụ như mơn Lịch sử, đây là mơn học có nhiều mốc thời gian để nhớ, nhớ chi
tiết đến ngày, giờ, tháng năm đó là chưa kể đến các sự kiện và các địa danh. Do đó, trong đề
thi chúng ta không nhất thiết ra nhiều sự kiện với nhiều mốc lịch sử, thay vào đó, học sinh
chỉ cần nhớ các nội dung chính, các sự kiện và cảm nhận của học sinh đối với những sự kiện
ấy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thiệu Tống 2002, Suy nghĩ về Văn hóa – Giáo dục Việt Nam, Nxb Trẻ
2. Lê Hải Yến, Đổi mới phương pháp giảng dạy
3. Nguyễn Hữu Vọng 2010, Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập các mơn lý luận
chính trị theo chương trình đào tạo tín chỉ,
4. Nhiều tác giả 2007, Những vấn đề giáo dục hiện nay: quan điểm và giải pháp, Nxb Tri
Thức
5. Phân tích thị trường lao động năm 2014, dự báo nhu cầu nhân lực năm 2015 tại TP.HCM
6. Trần Kim Hương, Bản đồ tư duy – Phương pháp dạy và học hiệu quả



×